1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát tác động thức ăn bột trùn biển (Sipunculus) lên một số chỉ tiêu sinh lý của chuột nhắt trắng (Mus. musculus Var Albino)

36 122 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khảo sát tác động thức ăn bột trùn biển (Sipunculus) lên một số chỉ tiêu sinh lý của chuột nhắt trắng (Mus. musculus Var Albino) Khảo sát tác động thức ăn bột trùn biển (Sipunculus) lên một số chỉ tiêu sinh lý của chuột nhắt trắng (Mus. musculus Var Albino) Khảo sát tác động thức ăn bột trùn biển (Sipunculus) lên một số chỉ tiêu sinh lý của chuột nhắt trắng (Mus. musculus Var Albino) Khảo sát tác động thức ăn bột trùn biển (Sipunculus) lên một số chỉ tiêu sinh lý của chuột nhắt trắng (Mus. musculus Var Albino)

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA THANH PHO HO CHi MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

&w&&&&

BAO CAO NGHIEM THU ĐỀ TÀI CẤP TRƯỜNG

KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG THỨC ĂN BỘTTRÙN

BIỂN (Sipunculus sọ) LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU

SINH LY CUA CHUOT NHAT TRANG (Mus musculus Var Albino)

Trang 3

Trong những năm gần đây ngư dân Việt Nam đã và đang khai thác một số

loài trùn biển từ tự nhiên, trong đó chủ yếu 1a loai Sipunculus nudus (cdn goi là

trùn đậu, thuộc nganh Sipuncula) phuc vu cho nhu cầu xuất khẩu Một số doanh

nghiệp chuyên xuất khẩu mặt hàng này cho biết hàng năm cả nước xuất khẩu

trên 100 tấn trùn biển sống sang các nước Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Hà Lan,

Anh, Trung Quốc -

Hiện nay, trên thế giới và trong nước có rất ít công trình khoa học nghiên

cứu về loài trùn biển Sipunculus nudus Đa số các nghiên cứu này tập trung vào việc phân loại, mô tả đặc điểm sinh học chung và sự phân bố của chúng trong tự nhiên Riêng về giá trị dinh dưỡng chưa được tìm hiểu

Nhằm góp phần nghiên cứu về loài trùn biển này, chúng tôi tiến hành để tài “Khảo sát tác động thức ăn bột trùn biển Sjpunculus sp lên một số chỉ tiêu

sinh lý của chuột nhắt trang Mus musculus Var Albino” v6i cdc mục tiêu như

sau:

- Khảo sát một số thành phần và hàm lượng các acid amin trong mẫu

vách cơ thể trùn biển

-_ Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý trên chuột nhắt trắng khi được sử dụng

Trang 4

TONG QUAN

Trang 5

1.1 GIGI THIEU

Sipuncula là một ngành nhỏ thuộc sinh vật đáy biển Chúng sống trong những khe hẹp, trong vỏ rỗng của những sinh vật khác, đào bới lớp trầm tích

mềm, lớp cát ở mực nước cạn gần bờ hoặc khoan lớp đá vôi

Hiện nay các nhà khoa học đã tìm được khoảng 350 loài sống ở biển, từ

phía bắc Carolina tới Florida và tây bờ biển California.Chúng cũng được tìm

thấy ở phía tay An D6 va Bermuda Ngoai ra Sipuncula sinh sống nhiều ở các tỉnh miễn nam của Trung Quốc và phân bố rộng rãi trong các đại dương từ Bắc

Băng Dương cho tới các vùng biển nhiệt đới

Ở Việt Nam hiện biết 21 loài thuộc ngành Sipuncula lớp Sipunculidea

Trong đáy bùn, đáy cát vùng triều và dưới triều thường gặp các loài thuộc

giống Phascolosoma, Sipunculus và Siphonosoma Tại vùng đá san hô thường

có các loài thuộc giống Aspidosiphon, Cloeosinphon và Lithacrosiphon

Những loài thuộc nganh Sipuncula có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với nhau bởi tính đồng dạng của những loài này

Trang 6

1.2 KHAI QUAT SINH HOC NGANH Sipuncula

Cơ thể Sipuncula được tạo nên bởi thân kéo dài tới vòi và đầu tận cùng

Khúc vòi nằm giữa cơ thể và đầu có khả năng co rút vào bên trong thân Trong

điều kiện co rút, cơ thể các Sipuncula nhỏ lại trông giống như một hạt đậu hình

vỏ sò Vì lẽ đó chúng có tên thông thường là “trùn đậu” (peanut worm)

Cơ thể Sipuncula chia thành hai bên đối xứng nhau, gồm: đoạn trước nhỏ

thường được gọi là vòi (introvert) Đoạn sau to hơn, da nổi 6 vuông do các bó cơ dọc và cơ ngang chéo nhau Vùng thân trưởng thành dài từ 3mm đến hơn

400mm, phổ biến từ 15mm đến 30mm, hình dáng biến đổi từ hình trụ mảnh cho tới hình dạng giống như con suốt quấn chỉ, chai lọ và cũng có thể là hình cầu

Xoang cơ thể rộng không phân ngăn chứa ống tiêu hóa, hậu đơn thận,

tuyến sinh dục, không có hệ thống mạch máu và xoang là hệ thống vận chuyển chất lỏng Sắc tố hô hấp hiện diện trong các tế bào xoang

Cấu trúc biểu bì của Sipuncula đa dạng như núm gai, móc, mai yếm mặt bụng dài từ một phần hai cho đến một phần ba chiều dài cơ thể, vòi có thể phóng ra khỏi đầu hoặc rút vào bên trong cơ thể khi có kích thích Khi đào

hang trong cat hodc bin Sipuncula ép phần vòi thẳng ra và làm dãn nở đầu

nhọn, sau đó phần vòi thụt vào lôi kéo cơ thể trượt về phía trước Sự co rút của

vòi là do các cơ có khả năng co rút kiểm soát, bắt nguồn từ phần vách cuối thân và gắn với đầu Các cơ co rút thường dài, đẹt, trắng

Các cơ co rút liên kết với nhau bởi mô liên kết Có hai hoặc bốn loại cơ

này tổn tại ở hầu hết các loài Đầu và vòi có thể nới rộng là do các cơ co rút

Ngược lại, các cơ này khi co rút sẽ làm tăng áp lực trong khoang cơ thể

Vòi là đoạn kết thúc phần trước của cơ thể, nhỏ hơn phần thân, ở đâu vòi là đĩa

Trang 7

bắt thức ăn và trao đổi khí Vòi có thể thụt vào đoạn sau của thân Vòi Šipuncula thường co din tối đa về hình thể Khi vòi được đo trong điều kiện

thụt vào đoạn sau thì kích thước thường ngắn hơn so với khi được đo trong trạng

thái được duỗi thẳng Mối quan hệ giữa độ dài của vòi và thân thay đổi theo độ

tuổi, vòi dài hơn ở những cá thể non và giảm dẫn ở cá thể trưởng thành

Miệng Sipuncula mé ra ở đầu, ẩn bên trong cơ thể và được bao quanh

bởi các xúc tu Xúc tu có nhiều hình dạng khác nhau tùy loài Bên tong cơ thể thực quản và ruột có cấu trúc cuộn xoắn (double helix) kéo tới phần cuối cơ thể sau mặt bụng, qua ruột già đến giữa mặt lưng hậu môn

Hậu môn là vị trí ở cuối mặt bụng của thân (ngoại trừ các loài như

Onchnesoma, Phascolion) Đối với hầu hết các loài vị trí gần hậu môn là cơ

dạng sợi bắt nguồn từ vách cơ thể kéo dài xuống trung tâm ruột uốn khúc, do đó đảm bảo chính xác hướng của ruột xoắn Trong nhiều loài cơ này chạy dọc tới cuối thân, còn ở một vài loài khác thì nó lại kết thúc ở giữa ruột cuộn xoắn

Đối với hơn một nửa số loài, sợi thần kinh xếp thành lớp theo chiều dài

sợi cơ bên cạnh vách cơ thể được chia thành từng bó dây thần kinh riêng biệt Còn số khác thì chúng lại hình thành từng lớp đồng dạng Ngoài ra chúng còn

có một cặp hạch não ở bên tròng não, nơi tiếp nối với dây thần kinh bụng Khi

có mặt cặp hạch não, hai hoặc bốn sắc tố mắt đơn và một cơ quan cảm nhận hóa chất xuất hiện trên hạch não

Ruột cuộn hình chữ U, với hậu môn ở mặt lưng gần gốc vòi Mặt bụng tôn tại hai hậu đơn thận Hậu đơn thận là nơi tập hợp các giao tử sinh dục từ

khoang cơ thể và lưu giữ chúng cho đến khi giao phối Dựa vào giải phẫu học,

người ta cho rằng hậu đơn thận có chức năng bài tiết, nhưng lại thiếu dữ liệu

Trang 8

Các tuyến sinh dục kéo dài từ khoang phúc mac va thường nằm ở gốc các

cơ co rút Tại đây sự kết hợp giao tử được xúc tiến, sau đó các tế bào phôi sớm đi vào dịch màng bụng và tiếp tục các giai đoạn biệt hóa, trưởng thành

Hầu hết tất cả Sipuncula là động vật phân tính và thiếu giới tính lưỡng

hình Nhưng hiện nay đã tìm thấy được một loài lưỡng tính, một loài sinh sản

đơn tính tùy ý không bắt buộc, hai loài lại có khả năng sinh sản vô tính bởi sự

sinh sản phân đôi (cắt ngang) Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của hầu hết các loài Sipuncula là 20 nhiễm sắc thể với kích thước không ổn định Ngoại trừ Sipunculus nudus số lượng nhiễm sắc thể là 34 và các nhiễm sắc thể có kích thước rất nhỏ

Thức ăn của hầu hết các Sipuncula là vật lắng và một vài thứ được cung

cấp từ hệ thống lọc của xúc tu Các mảnh vụn và các chất lắng cặn được tiêu thụ có thành phần gần giống như vi khuẩn, tảo, động vật không xương sống

1.3 BAC DIEM HINH THAI HOC NGANH Sipuncula

1.3.1 Xúc tu

Theo quy luật chung số lượng xúc tu tăng theo kích thước và độ tuổi của cá thể Như vậy trong cùng một giống những loài có kích thước và độ tuổi lớn

sẽ có nhiều xúc tu hơn loài nhỏ Đối với ŠSipuncwulus xúc tu xếp vòng tròn chung

quanh đĩa miệng Còn Tysanocardia cho thấy phức hợp xúc tu ở miệng,

Golfingia margaritacea có khoảng từ 100 xúc tu trở lên, nhưng hầu hết các Sipunculidea có ít hơn 50 xúc tu Đôi khi vòng xúc tu đẹt và biến hình tạo nên cấu trúc mạng che như ở $ipunculus

Kiểu chung thứ hai được tìm thấy ở lớp Phascolosomatidea: xúc tu được

giới hạn ở khoang miệng, không tỏa tròn, một chớp nhỏ ở vòng đầu có thể hiện

Trang 9

nhau, với 30 xúc tu xếp hình vòng cung; có hai trường hợp ngoại lệ là Apionsoma Trichocephalus không có xúc tu, Antilesoma antollaruwm với hơn 40

xúc tu phát triển rất mạnh

1.3.2 Móc (hooks)

Đây chính là đặc điểm thứ hai để phân biệt giữa Sipunculidea và

Phascolosomatidea Cấu trúc và cách sắp xếp của móc ở phần ngoại biên của

vòi Trong nhóm, các móc có nhiều loại, nhưng nhìn chung chúng rất đơn giản,

không được sắp xếp theo một cách có trật tự, phân tán và không rõ ràng Ở lớp Phascolosomatidea các móc thường có cấu trúc bên trong uốn ngược, đóng

thành dạng vòng chuông bao quanh vòi, trừ một vài lồi khơng hề có móc

Có hay không có sự hiện diện, việc sắp xếp các móc, cũng như kích

thước và hình dạng của móc là một thuộc tính rất quan trọng ở một số loài 1.3.3 Màng hậu môn

Aspidosiphonidea thuộc ngành Sipuncula có màng hậu môn, tổng hợp của gai thịt, sản sinh ra các protein cứng hay các vật liệu có chất đá vôi, bao quanh đâu vòi để tạo thành phần giống như nắp mang có đặc tính đào hang

1.3.4 Thành cơ cơ thể

Các sợi cơ chạy dọc và bao quanh cơ thể là các lớp kế tiếp nhau, có thể

chia ra thành các dải, các bó độc lập tạo thành một hệ thống mạng nối nhau 1.3.5 Gai thịt

Một số tác nhân có thể ảnh hưởng đến việc giải phẫu học cơ quan gai thịt:

đó là độ tuổi, vị trí nơi ở Ví dụ ở độ tuổi trưởng thành gai thịt to, nơi ở là nơi vừa

vặn, có cấu trúc cứng thì thường gai thịt rất to Ngoài ra chúng còn chịu sự tác

Trang 10

1.3.6 Vòng ruột

Vòng ruột có cấu trúc cuộn xoắn, tạo những vòng xoắn hay còn gọi nút thắt vòng xoắn Số nút thắt vòng xoắn gia tăng theo độ tuổi và không đặc trưng cho bất kỳ loài nào Thường số nút vòng xoắn từ 20 đến 30 vòng, nhưng các loài trùn biển có độ tuổi lớn, số vòng xoắn có thể lên tới 100 vòng

1.3.7 Cơ gắn ruột

Sợi cơ mịn, cơ dạng chỉ gắn các vòng xoắn ruột vào thành cơ thể không giống nhau giữa các loài, có thể dao động từ 0 đến 4 hay nhiều hơn Mặc dù cơ

gắn ruột được xem là một trong những đặc tính trong hệ thống phân loại lồi

nhưng khơng phải tất cả các tác giả đều để cập đến chúng Một điều đáng lưu

⁄ nw

Trang 11

VAT LIEU &

PHƯƠNGPHÁP

Trang 12

2.1 VAT LIEU

Trùn biển (Sipunculus nudus) được thu nhận tại vùng ven bờ biển thuộc

huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

Chuột nhat trang Mus musculus var Albino 3 tuan tuéi do Vién Pasteur

Tp.HCM cung cấp

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp phân tích thành phần acid amin trong protid trùn biển Thanh phần acid amin trong protid trùn biển được phân tích theo phương pháp sắc ký lỏng cao áp tại Trung tâm Dịch vụ và Phân tích thí nghiệm TP.HCM

Các điều kiện và thông số vận hành của máy HPLC:

Pha động: gồm pha động A (940ml dung dich CH;COONa + TEA (triethylamin) pha với 60ml acetonitril nguyên chất) và pha động B

Trang 13

2.2.2 Phương pháp bố trí thi nghiệm khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý của

chuột nhắt trắng khi được sử dụng thức ăn bổ sung bột đạm trùn biển Tiến hành các thí nghiệm bổ sung bột đạm trùn biển vào khẩu phần ăn của chuột nhắt trắng và đánh giá hiệu quả tác động dựa vào một số chỉ tiêu

sinh lý của chuột như: khả năng tăng trọng; số lượng hồng cầu, hàm lượng

hemoglobin; hàm lượng protein toàn phan, albumin va globulin trong huyết

thanh, trạng thái sinh lý hoạt động của chuột

Chuột nhắt trắng 3 tuần tuổi, được nuôi ổn định I tuần trước khi tiến

hành thử nghiệm

Bố trí 4 lô thí nghiệm, mỗi lô 6 con, được bố trí khẩu phần ăn như sau: e Lô thí nghiệm 1 (TNI): thức ăn viên do Viện Pasteur TP.HCM cung cấp,

với thành phần gồm bột cá, bột đậu nành

e_ Lô thí nghiệm 2 (TN2): viên cám gạo

e Lô thí nghiệm 3 (TN3): viên cám gạo bổ sung 10% casein (Trung Quốc)

e_ Lô thí nghiệm 4 (TN4): viên cám gạo bổ sung 10% bột đạm trùn biển

Chuột được đánh dấu từng con, sau mỗi 7 ngày tiến hành khảo sát đặc

điểm sinh lý từng con, thời gian theo dõi là 4 tuần và thí nghiệm lập lại 5 lần

2.2.3 Phương pháp định lượng protein huyết thanh bằng phản ứng Biure

# Nguyên tắc

Protein (có các liên kết peptid) tác dụng với CuSO¿ và NaOH tạo thành

phức chất có màu tím hồng So với biểu đồ mẫu để tính lượng protein

® Các bước thực hiện

Bước 1: Dựng đồ thị chuẩn

Trang 14

Cho vào ống nghiém 0,05ml huyét thanh và 0,95ml NaCl 9%, sau đó cho 4ml thuốc thiy Gocnan Tron déu, để 30 phút ở nhiệt độ phòng Đo mật độ quang với bước sóng 550nm Thực hiện tương tự với ống thử không (1ml NaCl 9% và 4ml thuốc thử Gocnan)

# Tính kết quả

So với đồ thị chuẩn tính ra lượng protein trong 100ml huyết thanh

2.2.4 Phương pháp định lượng albumin và globulin trong huyết thanh

# Nguyên tắc

Globulin được kết tủa bằng natrisulphat (Na;SO¿) và được tách riêng bằng ly tâm sau khi bảo hòa dung dịch với ether ethylic

Các bước thực hiện

Cho 0,2ml huyết thanh vào ống ly tâm và 4ml Na;SOx 23%, lắc đều Lập

tức đong ngay 1ml hỗn hợp trên để định lượng protein toàn phần theo mục 2.2.3 Sau đó thêm 1ml ether vào hỗn hợp còn lại Đậy nút, lắc mạnh trong 20

giây Ly tâm 10 phút Globulin ở giữa lớp ether và dung dịch Na;SOa

Ống P: Iml hỗn hợp huyết thanh và Na;SO¿

Ống A: Iml dung dịch Na;SO¿ (dùng pipet xuyên qua lớp bánh globulin xuống lớp Na;SO¿ bên dưới)

Ống T: Iml dung dịch Na;SO„ 23%

Thêm vào mỗi ống trên 3ml thuốc thử Gocnan, lắc đều, để tiếp xúc 30 phút

Đo mật độ quang với bước sóng 550nm

# Tính kết quả

Gọi E là mật độ quang học

Trang 15

Protein toan phan — albumin = globulin (g)/ 100ml

84

Hệ số albumin = hệ số protein toàn phần a

2.2.5 Phương pháp xác định số lượng hồng cầu bằng phòng đếm

® Nguyên tắc

Pha loãng máu ở một tỷ lệ nhất định, sau đó cho máu vào phòng đếm đã

biết rõ kích thước, rồi đếm dưới kính hiển vi ở một thể tích nhất định, từ đó tính

ra số lượng hồng cầu có trong Imm” máu

* Các bước thực hiện

Bước l: sát trùng và chích máu

Bước 2: hút máu và pha loãng trong ống trộn hồng cầu

Hút máu vào ống trộn đến vạch 0,5; tiếp tục hút dung dịch đếm hồng

cầu đến đúng vạch 101 Lắc ống trộn thật đều Bước 3: nhỏ máu vào phòng đếm Bước 4: đếm số lượng hồng cầu

Sau khi cho máu vào phòng đếm chờ vài phút cho hồng cầu lắng xuống Đếm 5 ô vuông lớn (bốn ô ở bốn góc và 1 ô ở giữa) Mỗi ô lớn có 16 ô nhỏ, các ô nhỏ được đếm theo hình zig zag

# Tính kết quả

Diện tích 5 ô vuông lớn 1/5mm 1/5mm 5 = 1/5mmÏ

Thể tích 5 ô vuông lớn 1/5mm” 1/10mm = 1/50mm”

Độ pha loãng máu 1/200

Vậy số lượng hồng cầu trong Imm” máu là A 50.200 = A 10000 Với A là số hồng cầu trên 5 ô lớn

Trang 16

2.2.6 Phương pháp xác định hàm lượng hemoglobin (theo Sahli)

# Nguyên tắc

Dùng HCI 0,1N để chuyển toàn bộ hemoglobin có trong một thể tích

máu nhất định thành hematin chlohydrat màu nâu sẫm, pha loãng bằng nước

cất cho màu nhạt dẫn và so sánh với màu của dung dịch chuẩn

Các bước thực hiện

Bước 1: cho dung dịch HCI 0,1N vào đến vạch 0 của huyết sắc kế

Bước 2: dùng ống hút lấy máu đến vạch 0,02ml, thổi nhẹ máu lắng xuống đáy huyết sắc kế sao cho dung dịch HCI ở phần trên vẫn trong Khuấy đều, giữ yên trong 3 phút

Bước 3: đọc kết quả # Tính kết quả

Kết quả được đọc ở cột g% trên huyết sắc kế

2.3 XỬ LÝ KẾT QUA

Các kết quả ghi nhận đều được xử lý theo chương trình thống kê trong phần mềm Excel và tính toán thống kê độ khác biệt có ý nghĩa (Least

significant difference- LSD) ở mức p = 95% bằng phân tích giá trị phương sai (analysic of variance - ANOVA) theo phần mềm Stagraphic của trường Đại học Michigan - Hoa Ky

concen ante cone mene mre,

fon KH.TỰ NHIỆ \

THU VE VEER

[ 0005: Scene 000513 j ene 9 enna

Trang 17

KET QUA

Trang 18

3.1 Thành phần và hàm lượng các acid amin trong vách cơ thể trùn biển Xét về mặt khối lượng, vách cơ thể trùn biển có thành phần protein rất

cao, do đó trùn biển đã được sử dụng như một nguồn cung cấp đạm bổ sung cho con người Khi lượng protein đầy đủ, chất lượng protein được quyết định bởi tính cân đối của các acid amin, trong đó quan trọng nhất là các acid amin không thay thế

Chúng tôi tiến hành phân tích thành phần và hàm lượng các acid amin

trong protein trùn biển nhằm đánh giá khả năng bổ sung dinh dưỡng cho con

người Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 3 1

Bảng 3.1: So sánh hàm lượng acid amin không thay thế trong protein tràn biển

với tổ hợp chuẩn của FAO (mg/g protein) Thành phần Tính theo Tính theo (% trọng lượng khô) (mg/g protein) Isoleucin 2,56+0,1 35 Leucin 4,76+0,3 64 Lysin 5,30+0,5 72 Methionin + Cystein 2,19+0,1 38 Phenylalanin + Tyrosin | ` 4,46 +0,1 60 Threonin 6,03 + 2,2 81 Tryptophan 0,19 + 0,01 5 Valin 2,75 £0,2 37

Ngoai cdc acid amin khong thay thé, trong protein trin biển còn có các

acid amin thay thế thể hiện ở bảng 3.2

Trang 19

Bảng 3.2: Thanh phan và hàm lượng các acid amin thay thế trong protein ` wd trùn biến Thành phần Tính theo % trọng lượng khô | Tính theo mg/g protein Glutamic acid 11,43 +0,8 154 Serin 2,94 +0,1 40 Aspartic acid 7,96 £06 108 Glycin 7,14 +1,3 96 Histidin 3,63 +0,1 49 Arginin 7,35 +1,3 99 Alanin 5,17 +1,6 69 Prolin 3,64 +0,1 49 Nhận xét:

Qua bảng 3.1 và 3.2, chúng tôi nhận thấy thành phần acid amin trong

protein trùn biển khá đầy đủ, nhất là có đủ § acid amin không thay thé Tuy nhiên, tỷ số cân đối giữa các acid amin cần thiết trong protein trùn biển có sự khác biệt so với mẫu của tổ chức quốc tế (ví dụ tỷ lệ Iysin/arginin ở trùn biển

là 2/3 ; theo đề nghị mức giới hạn tối đa cho tỷ lệ này là 1,2/1)

Đặc biệt, hàm lượng acid glutamic khá cao (11,43%), điều này đã lý giải

việc sử dụng trùn biển trong dân gian la nguyên liệu điều vị (tạo vị ngọt

trong canh thịt) Bên cạnh đó, do thành phần arginin chiếm tỷ lệ cao (7,35%),

khi sử dụng protein trùn biển có thể tăng sức để kháng với nhiễm khuẩn, tăng

chức năng miễn dịch Ngoài ra, protein trùn biển khá giàu lysin, threonin và methionin; đây là các acid amin thường thiếu trong thành phần acid amin của protein ngũ cốc, các loại đậu

Trang 20

3.2 khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý của chuột nhắt trắng khi sử dụng thức ăn bổ sung bột đạm trùn biển

Để có thể đánh giá một cách chính xác giá trị dinh dưỡng của trùn biển đối

với cơ thể động vật và người, chúng tôi tiến hành các thí nghiệm bổ sung bột

đạm trùn biển vào khẩu phần ăn của chuột nhắt trắng và theo dõi hiệu quả tác động dựa vào một số chỉ tiêu sinh lý của chuột như: khả năng tăng trọng, số lượng hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, hàm lượng protein tổng số, albumin và globulin trong huyết tương, trạng thái sinh lý hoạt động của chuột

ở đây, chúng tôi sử dụng đạm casein để so sánh, vì hiện nay casein là

nguồn đạm tốt nhất trong việc cung cấp dinh dưỡng cho mọi đối tượng Đồng thời, có sự tương đồng về thành phần và hàm lượng các acid amin thiết yếu trong bột đạm trùn biển và bột đạm casein, cụ thể được trình bày ở bảng 3.3

Bảng 3.3: So sánh thành phần và hàm lượng các acid amin thiết yếu

Trang 21

3.2.1 Khả năng tăng trọng của chuột nhắt trắng Chuột nhắt trắng 3 tuần tuổi, được nuôi ổn định 1 tuần trước khi thử nghiệm Thời gian theo dõi là 4 tuần, sau mỗi tuần theo dõi trạng thái sinh lý và cân trọng lượng Kết quả thể hiện ở bảng 3.4 và bảng 3.5

Bảng 3.4: Sự biến thiên trọng lượng chuột nhắt trắng theo thời gian

Lô thí nghiệm | Trọng lượng chuột (g) theo thời gian (tuần) LSD

Tuần0 |Tuần! |Tuần2 | Tuần3 | Tuần 4 | (P=095) TNI 23,8 25,8 26,9 29,2 29,6 2id TN2 23,4 22,2 13,5 22,8 22,8 NS TN3 24,5 26,4 28,4 29,5 29,8 4,4 TN4 24,6 29,8 30,3 33,7 32,4 4,3 LSD (p = 0,05) NS 2,4 3,5 5,1 39

Chú thích: NS- non significant —sự chênh lệch không có ý nghĩa thống kê

Trang 22

Bảng 3.5: Trạng thái sinh lý của chuột nhắt trắng

Trang thai sinh ly TNI TN2 TN3 TN4

Lông mượt mượt mượt mượt Ngủ bt bt bt bt Kha nang chay nhay bt bt bt bt Phan bt bt bt bt Chú thích: bt — bình thường Nhận xét:

Qua kết quả được ghị nhận ở bảng3.4, bảng3.5 và biểu đồ 3.1 cho thấy

khi bắt đầu thí nghiệm, trọng lượng chuột ở các nghiệm thức hoàn toàn tương

đương nhau (thể hiện ở tuần 0, LSD =NS) Ở các tuân tiếp theo trọng lượng

chuột ở TNI1 gia tăng rõ nhất từ tuần 3, trọng lượng chuột ở TN2 gia tăng không

đáng kể qua các tuần thí nghiệm (LSD = NS), trong khi đó ở TN3 trọng lượng chuột gia tăng rõ từ tuần 3 Với TN4, sự gia tăng trọng lượng của chuột thể

hiện rõ từ tuần I1

Kết quả trên có thể lý giải rằng ở TN2, nguồn đạm được cung cấp trong

khẩu phần ăn của chuột hoàn toàn là đạm thực vật (chiếm 12% trong cám gạo),

do đó chỉ đáp ứng phần nào cho nhu cầu sinh trưởng của chuột nhắt trắng Còn TNI1, TN3 và TN4, hàm Hiÿng đạm được cung cấp đầy đủ cũng như chất lượng đạm tốt hơn nhiều so với chất lượng đạm ở TN2

Như vậy, bột đạm trùn biển đã có ảnh hưởng tích cực đến chỉ tiêu tăng

trọng của chuột nhắt trắng, đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng và kích thích tăng

tăng trọng của chuột nhắt trắng tương đương đạm casein cũng như nguồn đạm

trong thức ăn viên do Viện Pasteur TP.HCM cung cấp

Trang 23

3.2.2 Các chỉ tiêu sinh lý máu của chuột nhắt trắng 3.2.2.1 Số lượng hồng cầu

Trong điều kiện sinh lý bình thường, số lượng hồng cầu chỉ dao động trong một phạm vi nhất định Một số trường hợp bệnh lý hay chế độ dinh dưỡng không hợp lý có thể làm thay đổi số lượng hông cầu Chính vì vậy số lượng hồng câu là một trong những chỉ tiêu để đánh giá về mặt sinh lý Kết quả số lượng hồng cầu chuột nhắt trắng được ghi nhận ở bảng 3.6

Bảng 3.6: Sự biến thiên số lượng hông cầu chuột theo thời gian

Lô thí nghiệm | Số lượng hồng câu (x 10/mm)) theo thời gian (tuần) | LSD

Trang 24

Nhận xét:

Từ kết quả ở bảng 3.6 và do thi 3.1, ching tôi nhận thấy:

Số lượng tế bào hồng cầu của chuột ở TN1, TN2, TN3 và TN4 khi bắt

đầu thí nghiệm chênh lệch không đáng kể, điều này chứng tỏ chuột thí nghiệm hoàn toàn ổn định, không có hiện tượng stress hay bệnh lý

Sau thời gian thí nghiệm, ở TNI số lượng hồng cầu tăng lên từ tuần 3 (tuần

3 là 918,5x10'/ mnÏ so với tuần 2: 824,3x10/ mmỶ, tuần 1: 804,0 x10” mm’ )

Điều này cũng xảy ra tương tự ở TN3 và TN4 Riêng đối với TN2 thì số lượng

hồng cầu tăng không đáng kể trong suốt thời gian thí nghiệm

Xét về chỉ tiêu số lượng hông cầu, kết quả ở TN1, TN3 và TN4 gần như

tương đương nhau Như vậy chứng tỏ thức ăn có bổ sung thêm đạm động vật có

tác dụng tốt đối với sự tái tạo số lượng hồng cầu Ở TN2, số lượng hồng cầu

tăng lên không đáng kể, có thể do khẩu phần ăn nghèo dinh dưỡng (chỉ có đạm

thực vật, chiếm 12% trong cám gạo), chưa có tác động tích cực trong việc tái

tạo hồng cầu, làm số lượng hông cầu không gia tăng Tuy nhiên, do thời gian theo dõi còn quá ngắn (4 tuần) chưa thấy rõ sự biến động số lượng tế bào hồng cầu ở các nghiệm thức

3.2.2.2 Hàm lượng hemoglobin

Thành phần chủ yếu của hổng cầu là hemoglobin Vì vậy hemoglobin

cũng là một chì tiêu can khảo sát Hàm lượng hemoglobin của chuột thí

nghiệm được trình bày tại bảng 3.7

Trang 25

Bang 3.7: Su bién thién ham lượng hemoglobin ở chuột nhắt trắng theo thời gian Ở các lô thí nghiệm

Lô thí nghiệm | Hàm lượng hemoglobin (g%) theo thời gian (tuần) |LSD

TudnO |Tudni |Tudn2 |Tudn3 |Tudn4 — | =9.05) TNI 13,0 13,1 13,8 14,0 14,2 0,3 TN2 12,8 12,9 13,5 14,1 13,6 0,3 TN3 12,9 13,2 13,9 14,2 14,3 - 0,4 TN4 13,0 13,2 14,0 14,3 14,4 0,3 LSD (p = 0,05) NS 0,2 0,3 0,3 0,4 Số liệu bảng 37 dudc biéu dién béi dé thi 3.2 —®—TNI —8——TN2 TN3 —®-TN4 S Xa ~ E85 & : Bit 29 R7 +t 25 bo 0 af 2 a 4 Tuần Đầ thị 3.3: biểu diễn hàm lượng hemoglobin (%) chuột theo thời gian Nhận xét:

Kết quả ở bảng 3.7 và đồ thị 3.2 cho thấy khi tiến hành các lô thí

nghiệm, chuột được nuôi ổn định ở cùng một điều kiện nên hàm lượng hemoglobin ở các nghiệm thức không có sự sai biét (LSD = NS)

Ở các thí nghiệm TNI, TN3 và TN4 hàm lượng hemoglobin tuy có thay

đổi ở các tuần khảo sát nhưng sự thay đổi này chỉ rõ từ tuần 2 đến tuần 4

Trang 26

Riêng đối với nghiệm thức TN2, hàm lượng hemoglobin tăng lên ở tuần 3, rồi

giảm ở tuân 4 (tuần 3 là 14,1% trong khi đó tuần 4 là 13,6%)

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng

bệnh lý xảy ra khi hàm lượng hemoglobin trong máu thấp hơn bình thường do thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu bất kể lý do gì Như vậy ở TN2 do khẩu phần nghèo dinh dưỡng chỉ sử dụng cám gạo nên việc tái tạo hemoglobin bị giảm ở tuần 4, sau khi đã sử dụng hết những chất dinh dưỡng tổn trữ trong cơ thể (ở gan, lách, ); còn ở các lô TN1, TN3 và

TN4 trong khẩu phần dinh dưỡng được bổ sung thêm đạm động vật nên hàm

lượng hemoglobin tăng lên liên tục Điều này cũng phù hợp với số lượng hồng

cầu đã được khảo sát ở các thí nghiệm TNI1, TN3 và TN4 đều tăng, riêng ở

TN2 số lượng hồng cầu giảm ở tuần 4

Qua các kết quả thu được, một lần nữa cho thấy khẩu phần dinh dưỡng có bổ sung 10% bột đạm trùn biển đã có ảnh hưởng tốt lên số lượng hồng cầu, hàm

lượng hemoglobin, đạt hiệu quả tương đương khi bổ sung 10% bột đạm casein hoặc đạm động vật trong thức ăn viên do Viện Pasteur Tp.HCM cung cấp

3.2.2.3 Hàm lượng protein tổng số, albumin, globulin trong huyết tương chuột nhắt trắng

Các loại protein của huyết tương là albumin, ơœ-, B-, y- globulin,

lipoprotein và fibrinogen Vì albumin chiếm tới 60- 70% protein huyết tương nên albumin đóng vai trò chủ yếu trong việc duy trì áp lực thẩm thấu của máu Protein huyết tương cũng tham gia vận chuyển các chất ít tan hoặc không tan trong nước như acid béo và các hợp chất lipid khác, do các chất này liên kết

với albumin hoặc œ-, j- globulin

Trang 27

lượng nguồn đạm bổ sung trong thí nghiệm Kết quả hàm lượng protein tổng số, Vi vậy các chỉ tiêu nói trên được chúng tôi sử dụng để đánh giá chất

albumin và globulin trong huyết tương của chuột thí nghiệm được ghi nhận ở bảng 3.8, 3.9 và 3 10

Bảng 3.8: Sự biến thiên hàm lượng protein tổng số trong huyết tương chuột

theo thời gian ở các lô thí nghiệm

Lô thí | Hàm lượng protein (mg/100m)) theo thời gian (tuần) |TSD

nghiệm Tuần0O | Tuần I Tuần2 |Tuần3 |Tuần4 |P=005 TNI 8,28 9,01 9,65 |' 9,60 9,48 0,37 TN2 8,24 6,10 6,04 6,34 6,18 0,49 TN3 8,18 8,55 8,74 8,92 8,97 0,35 TN4 8,24 9,03 9,76 9,48 9,51 0,22 LSD p=0,05 NS 0,26 | 0,23 | 0,29 0,26 Dựa vào số liệu được ghi nhận tại bảng 3.8 chúng tôi dựng đồ /hj 3.3 2 Hàm lượng Protein tổng số —e— TN1 _ Oo (mg/100ml) —a— TN2 TN3 —®— TN4

Đô thị 3.3: Sự biến thiên hàm lượng protein tổng số trong huyết tương chuột theo thời gian ở các lô thí nghiệm

Trang 28

Nhận xét:

Qua bảng 3.8 và đồ thị 3.3 cho thấy:

Hàm lượng protein trong huyết tương của chuột nhat trang 6 TN1, TN2,

TN3 và TN4 khi bắt đầu thí nghiệm tương đương nhau, nhưng có sự khác nhau

ở các tuần khảo sát giữa các thí nghiệm

Ở TN2 hàm lượng protein giảm mạnh tại các tuân khảo sát so với tuần 0

Hàm lượng protein ở TNI1 và TN4 trong huyết tương chuột tăng mạnh ở

tuần 1 và tuân 2, sau đó dao động ở tuần 3 và tuần 4

Ở TN3 thì hàm lượng protein tăng một cách đều đặn từ tuần1 đến tuần 4, tuy nhiên ở tuần 4 hàm lượng protein tổng số trong huyết tương vẫn thấp hơn so

vơi TNI và TN4

Từ những kết quả trên cho thấy: khẩu phần dinh dưỡng thiếu đạm động vật ở TN2 đã ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng protein tổng số trong huyết tương Còn các lô TNI1, TN3 và TN4 khẩu phần bổ sung thêm đạm động vật

nên hàm lượng protein trong huyết tương chuột tăng lên đáng kể so với ban

đầu Điều đó chứng tỏ rằng có thể bổ sung đạm trùn biển trong khẩu phần ăn

thay thế cho đạm casein hay các loại đạm động vật khác

Bảng 3.9: Sự biến thiên hàm lượng albumin trong huyết tương chuột theo thời gian ở các lô thí nghiệm

Lô thí | Hàm lượng albumin (mg/100ml) theo thời gian (tuần) | LSD

Trang 29

Từ số liệu được ghi nhận tại bảng 3.9 chúng tôi dựng đề thị 3.4 —==——TNI -#-TN2 TN3 -*®-TN4 Hàm lượng Albumin (mg/100ml) Tuần

Đồ thị 3.4: Sự biến thiên hàm lượng albumin trong huyết tương chuột theo thời gian ở các lô thí nghiệm

Nhận xét:

Dựa vào bảng 3.9 va do thi 3.4, chúng tôi nhận thấy:

Hàm lượng albumin trong huyết tương trước khi thí nghiệm ở các lô gần

như tương đồng nhưng trong thời gian thí nghiệm chúng có sự biến đổi như sau: TN2: qua thời gian khảo sát hàm lượng albumin luôn giảm

TNI và TN4: hàm lượng albumin tăng ở tuần 1 và 2, dao động ở hai tuần kế tiếp

TN3: hàm lượng albumin trong huyết tương tuy có gia tăng từ tuần 1 cho

đến tuần 4, nhưng sự gia tăng không đáng kể, chỉ thể hiện rõ ở tuần 4 so với tuần 0 và tuần 1 Tại mỗi mốc thời gian thí nghiệm hàm lượng albumin luôn thấp hơn so với TN1 và TN4

Trang 30

Bảng 3.10:Sự biến thiên hàm lượng globulin trong huyết tương chuột theo thời gian ở các lô thí nghiệm

Lô thí | Hàm ludng globulin (mg/100ml) theo thoi ian(tuan) | LSD

nghiém Tuần 0 Tuân! |Tuần2 | Tuần3 |Tuần4 |PE0995 TNI 2,22 2,52 2,86 3,10 2,78 0.34 TN2 2a 1,76 1,92 1,94 1,84 0.27 TN3 2,20 2,45 2,60 2,68 2,57 0.23 TN4 2,20 2,45 2,93 2,88 2,76 0.20 LSD p=0,05 | NS 0.35 0.31 0.22 0.25 Dựa vào số liệu ở bảng 3.10 chúng tôi dựng đề thị 3.5 Hàm lượng Globulin (mg/100ml) —®=—TNI = —— TN2 TN3 —e— TN4 2 Đồ thị 3.5: Sự biến thiên hàm lượng globulin trong huyết tương chuột Nhận xét:

Từ kết quả ghi nhận ở bảng 3.10 và đô thị 3.5 cho thấy không có sự biến

động về hàm lượng globulin ở các thí nghiệm tại tuần 0, nói một cách khác là

theo thời gian ở các lô thí nghiệm

Trang 31

hàm lượng globulin trong huyết thanh của chuột ở các lô thí nghiệm là như nhau, nhưng qua thời gian khảo sát có sự thay đổi như sau:

Ở TNI, TN3 và TN4 so với tuân 0, hàm lượng globulin ở tuần 2 và 3 gia tăng rõ ràng, nhưng lại giảm ở tuần 4

Hàm lượng globulin ở TN2 biến động và ở các tuần giảm so với ban đầu Các kết quả trên chứng minh rằng khẩu phần dinh dưỡng có đủ chất

đạm, nhất là đạm động vật là rất cần thiết và bột đạm trùn biển có tác động

tích cực đến các chỉ tiêu albumin và globulin huyết tương chuột nhắt trắng,

tương đương tác động của bột đạm casein

Đánh giá chung

Dựa trên các chỉ tiêu tăng trọng và chỉ tiêu sinh lý máu, chúng tôi nhận thấy bột đạm trùn biển có tác động tích cực đến sinh lý biến dưỡng của chuột

nhắt trắng, đạt hiệu quả tương đương bột đạm casein và bột đạm trong thức ăn

viên của chuột do Viện Pasteur TP.HCM cung cấp

Như vậy protein trùn biển là loại protein có giá trị sinh học khá cao, có

thể sử dụng chúng làm nguồn thực phẩm giàu protein, mặc dù tỷ lệ của các

thành phần acid amin chưa cân đối Tuy nhiên, trong tự nhiên không có loại

thức ăn nào mà protein của nó có thành phần acid amin hoàn toàn giống với thành phần acid amin của protein cơ thể người Do đó cần có sự phối hợp nhiều loại thức ăn khác nhau để tối ưu hóa tỷ lệ thành phần các acid amin cần thiết

Trang 32

KET LUAN

Trang 33

4.1 KẾT LUẬN

Thành phần acid amin trong protein trùn biển có di 8 acid amin không

thay thế với tỷ lệ khá cao (chiếm khoảng 28% so với tổng số acid amin trong

protein)

Dựa trên các chỉ tiêu tăng trọng và chỉ tiêu sinh lý máu, chúng tôi nhận thấy bột đạm trùn biển có tác động tích cực đến sinh lý biến dưỡng của chuột

nhắt trắng, đạt hiệu quả tương đương bột đạm casein và bột đạm trong thức ăn viên của chuột do Viện Pasteur Tp.HCM cung cấp

4.2 ĐỀ NGHỊ

Qua các kết quả nêu trên, chúng tôi nhận thấy trùn biển có nguồn dinh

dưỡng cao, thích hợp là nguồn cung cấp đạm như các loài thủy hải sản Do đó,

cần tiến hành nghiên cứu sử dụng sinh khối trùn biển làm nguồn nguyên liệu giàu đạm trong chế biến thực phẩm, cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho

người dân

Trang 34

TAI LIEU

Trang 35

Tai liệu tiếng Việt

[1] Thái Trần Bái (2001), Động vật học không xương sống, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr 31-32

[2] Lâm Thị Kim Châu, Văn Đức Chín, Ngô Đại Nghiệp (2004), Thực tập lớn Sinh hóa, Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM, tr 44-46

[3] Lương Hữu Đồng (1981), Một số sản phẩm chế biến từ cá và hải sản khác,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 40-45

[4] Bùi Minh Đức, Phan Thị Kim (2002), Dinh dưỡng bảo vệ bà mẹ, thai nhỉ và phòng bệnh mạn tính, Nxb Y học, Hà Nội, tr 16,226,287 [5] Phạm Thị Anh Hồng (2003), Kỹ thuật sinh hóa, Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM, tr 42-176 [6] Nguyễn Đình Huyên, Hà Ai Quốc (1995), Giáo trình sinh hóa (tập 3), Tủ sách Đại học Tổng hợp Tp.HCM, tr 224

[7] Dương Thanh Liêm (2003), Dinh dưỡng và sức khỏe, Bài giảng dành cho học viên Cao học trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, tr 47-60

[8] Phạm Dinh Luu (2002), 7hực tập sinh lý học, trường Đại học Y Dược

Tp.HCM, tr 18-23

[9] Phạm Văn Tất (1992), Sở dụng protein hay axít amin nhằm phục hồi và phong phú hóa sản phẩm, Hội thảo Công nghệ khai thác và sử dụng

protein, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Tp.HCM, tr.17-21

[10] Hoàng Quốc Trương, Nguyễn Ngọc Hiển, Trần Phi Hùng (1991), Động

vật không xương sống, Tủ sách Đại học Tổng hợp Tp.HCM, tr 170-171

[11] Vũ Đình Vinh, Đặng Hạnh Phúc, Đỗ Đình Hồ (1975), Kỹ thuật y sinh

hóa, trường Dai hoc Quan Y, tr 217-230

Trang 36

Tai liệu tiếng Anh

[12] Cutler E.B (1994), The Sipuncula, Comstock publishing Associates a

division of Cornell University dress Ithaca and London, pp 2-50

[13] Frankle R.T., Owen A.L (1993), Nutrition in the community - The art of

delivering services, third edition, Mosby-year Book Inc., pp 125,196-199

[14] Gilbert S.F., Raunio A.M (1997), Embryology: constructing the organism,

Sinauer Associates Inc., United States, pp 167-178

[15] John Wiley, Sons (1988), Practical HPLC method development, LC

resources, Inc Orinda, California, p.101

[16] Rodney F.B (1993), Modern experimental biochemistry, second edition,

Ngày đăng: 04/04/2018, 08:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w