1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

56 224 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 480,5 KB

Nội dung

Trong hệ thống văn bản quản lý nhà nước (QLNN) thì văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) đóng vai trò chủ đạo và chi phối toàn bộ hệ thống. Văn bản QPPL cùng với các loại văn bản khác trong hệ thống văn bản QLNN là công cụ quan trọng để các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội theo thẩm quyền. Như vậy, để quản lý xã hội nhà nước sử dụng các công cụ, trong đó văn bản vừa là công cụ vừa là phương tiện hiệu quả để nhà nước quản lý có hiệu lực, hiệu quả các quan hệ xã hội. Từ ý nghĩa này, có thể khẳng định việc hoàn thiện hệ thống văn bản QLNN trong đó có văn bản QPPL là yêu cầu mang tính cấp thiết đối với tất cả các cơ quan trong bộ máy chính quyền các cấp.Thẩm định dự thảo văn bản QPPL là một giai đoạn trong quy trình xây dựng văn bản QPPL, nhằm mục đích nâng cao chất lượng dự thảo văn bản trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. Thực hiện tốt công tác thẩm định sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập của việc xây dựng và ban hành văn bản QPPL.Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản của công tác thẩm định, bao gồm: khái niệm thẩm định, đối tượng thẩm định, chủ thể thẩm định, nguyên tắc thẩm định, trách nhiệm pháp lý về thẩm định, giá trị pháp lý, vai trò của hoạt động thẩm định dự thảo. Qua đó, không chỉ góp phần luận giải những vấn đề mang tính chất lý luận, mà còn phản ánh sự hạn chế của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) trong giai đoạn hiện tại.Đồng thời, luận văn cũng phân tích nội dung thẩm định dự thảo văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp tỉnh, các tiêu chí cần thẩm định: sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo văn bản; tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản; ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản, tính khả thi của một dự thảo văn bản và kỹ thuật xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thẩm định.Tỉnh .......là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thuộc miền Nam Việt Nam. Công tác quản lý nhà nước tại .......luôn được chú trọng, đặc biệt trong những năm gần đây công tác xây dựng, ban hành các văn bản QPPL của cấp chính quyền tỉnh .......đã và đang dần hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.Để phản ánh thực trạng quá trình tổ chức thẩm định dự thảo văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND tỉnh Long An, đồng thời phân tích những khó khăn, vướng mắc cơ bản trong công tác thẩm định dự thảo văn bản QPPL của Sở Tư pháp tỉnh Long An. Từ đó, đề ra phương hướng để tiếp tục nâng cao chất lượng của công tác thẩm định văn bản QPPL của Sở Tư pháp tỉnh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, luận văn được xây dựng và hoàn thiện trong bối cảnh Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 0172016 và sau 5 năm thực hiện công tác thẩm định dự thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh .......(2010 – 2015). Đồng thời xác định rõ ranh giới giữa quản lý công với luật trong thực thi pháp luật về ban hành văn bản.Chính từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Công tác thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Sở Tư pháp tỉnh …….” để làm luận văn tốt nghiệp cử nhân luật.

Ngày đăng: 02/04/2018, 21:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w