1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

82 275 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 566,6 KB

Nội dung

Tính liên quan của chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo thể hiện ở mối liên hệ khách quan của những thông tin trong lời khai của bị can, bị cáo với các tình tiết của vụ án cần được xá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM THỊ XUÂN

THU THẬP, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TỪ

LỜI KHAI CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ

MÃ SỐ: 60 38 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS BÙI KIÊN ĐIỆN

HÀ NỘI, 2011

Trang 2

Lời cảm ơn

Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn, được sự hướng dẫn, giảng dạy của thầy cô, em đã hoàn thành Luận văn thạc

sỹ Luật học Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại học Luật Hà nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, TS Bùi Kiên Điện đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn

Tác giả Luận văn

Phạm Thị Xuân

Trang 3

Mục lục

Phần mở đầu 1 Chương 1 Những vấn đề chung về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng

cứ từ lời khai của bị can, bị cáo 6 1.1 Khái niệm thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của

bị can, bị cáo 6 1.2 Đặc điểm thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của

bị can, bị cáo 22 1.3 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo 36 Chương 2 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả 40 2.1 Thực trạng thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo 40 2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo 62 Kết luận 73 Danh mục tài liệu tham khảo 75

Trang 5

1

Phần mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong tố tụng hình sự, chứng cứ là một trong những vấn đề quan trọng vừa mang tính lý luận phức tạp vừa mang tính thực tiễn cao Chứng cứ là căn

cứ để Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án xác định sự thật khách quan của vụ án Quá trình giải quyết vụ án hình sự phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau Tuy nhiên, ở giai đoạn nào thì các chủ thể cũng phải sử dụng những phương tiện để làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong

vụ án được quy định tại Điều 63 BLTTHS: có hành vi phạm tội xảy ra hay không; ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố

ý hay vô ý Để đáp ứng được những đòi hỏi trên, cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ Lời khai của bị can, bị cáo là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng Qua lời khai của bị can, bị cáo chủ thể tiến hành tố tụng sẽ biết được sự tồn tại của nhiều nguồn chứng cứ khác và vì vậy việc phát hiện, thu thập những nguồn chứng cứ này sẽ dễ dàng hơn Ngược lại, nếu lời khai của bị can, bị cáo giả dối, bịa đặt sẽ gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án, làm lạc hướng cơ quan tiến hành tố tụng,

có thể dẫn đến làm oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm Để có được những

thông tin chính xác từ lời khai của bị can, bị cáo thì cơ quan tiến hành tố tụng cần tiến hành thu thập lời khai của bị can, bị cáo một cách toàn diện, đầy đủ, đồng thời phải kiểm tra, đánh giá chính xác, khách quan những thông tin có trong lời khai của bị can, bị cáo Như vậy, hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo là những hoạt động cần thiết,

có ý nghĩa nhất định đối với việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án

Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Bên cạnh những kết quả đạt được, mặt trái của nền kinh tế thị

Trang 6

2

trường cũng đang được bộc lộ rõ nét Tội phạm gia tăng với những hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp Tội phạm, nhất là những đối tượng chuyên sống bằng đầu cơ, buôn lậu, làm ăn phi pháp thường rất gian ngoan, xảo quyệt Riêng tình báo gián điệp thì việc khai báo như thế nào khi bị bắt, là một bài học đã được trang bị kỹ Để thu thập đầy đủ, khách quan lời khai của

họ cũng như kiểm tra, đánh giá chính xác những thông tin có trong lời khai đó không phải là việc dễ dàng Chủ thể tiến hành tố tụng cần chủ động, linh hoạt, vận dụng những biện pháp phù hợp để có được những thông tin chính xác từ lời khai của bị can, bị cáo, phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án

Trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế Nhiều vụ án bị bế tắc ngay từ khâu thẩm vấn do áp dụng không đúng các biện pháp thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo Nhiều trường hợp do kiểm tra, đánh giá không đúng những thông tin có trong lời khai của bị can, bị cáo dẫn đến làm oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm pháp luật tố tụng hình sự trong quá trình thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo vẫn diễn ra khá phổ biến, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng Chính vì vậy, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thu thập, kiểm tra

và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo để từ đó nâng cao hiệu quả của những hoạt động này là việc hết sức cần thiết

Do đó, tác giả chọn đề tài: “Thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cho công tác đấu tranh và phòng, chống tội phạm

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 7

3

Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự là những vấn đề trung tâm, quan trọng của tố tụng hình sự nên được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Có những công trình nghiên cứu chuyên sâu như: Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2003 “Chứng cứ và chứng minh

trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của trường Đại

học Luật Hà Nội do ThS Bùi Kiên Điện chủ nhiệm đề tài; Luận án tiến sỹ

năm 2000 của tác giả Đỗ Văn Đương với đề tài “Thu thập, đánh giá và sử

dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay” Ngoài

ra, cũng có nhiều cuốn sách chuyên khảo đã được công bố về vấn đề

chứng cứ như: “Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” năm 2004 của TS Trần Quang Tiệp; “Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự

Việt Nam” của TS Nguyễn Văn Cừ Ngoài ra, còn có một số bài báo và

tạp chí có đề cập đến nội dung nghiên cứu trên như: “Đánh giá chứng cứ

trong tố tụng hình sự” của TS Bùi Kiên Điện, tạp chí Luật học số 6/1997;

“Hoàn thiện các quy định về thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ” của

TS Hoàng Thị Minh Sơn, tạp chí Luật học số 7 năm 2008; “Kiểm tra lời

khai của bị can” của TS Bùi Kiên Điện, tạp chí luật học số 4/1999

Qua các tài liệu trên có thể thấy liên quan đến vấn đề chứng cứ và hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ được đề cập, nghiên cứu ở nhiều tài liệu, tuy nhiên hầu như chưa có một bài viết nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo trên

cả phương diện lý luận và thực tiễn để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của những hoạt động này là vấn đề cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Trang 8

4

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn gồm những vấn đề cụ thể sau:

- Những kiến thức chung về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

- Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành, chủ yếu là các quy định của BLTTHS năm 2003 về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

- Thực tiễn áp dụng quy định của PLTTHS về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

Với đối tượng trên, đề tài tập trung nghiên cứu PLTTHS về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án từ khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực đến nay Đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của PLTTHS về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo của các

cơ quan tiến hành tố tụng từ khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực đến nay

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác xít, tư tưởng Hồ Chí Minh

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau sẽ được sử dụng để nghiên cứu

đề tài luận văn:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp khảo sát thực tế…

5 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề chung về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo và thực tiễn áp dụng các quy định

Trang 9

5

của PLTTHS về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo, luận văn sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

Với mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:

- Nghiên cứu những vấn đề chung về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của PLTTHS về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

- Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo như khái niệm, đặc điểm của hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

9 Cơ cấu của luận văn

Luận văn gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo

Phần nội dung

Luận văn được kết cấu thành hai chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề chung về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng

cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo và một

số giải pháp nâng cao hiệu quả

Trang 10

6

Chương 1 Những vấn đề chung về thu thập, kiểm tra

và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

1.1 Khái niệm thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

1.1.1 Khái niệm chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

Theo Luật hình sự Việt Nam, “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội,

có lỗi, được quy định trong BLHS và phải chịu hình phạt” [22, tr 121] Tội

phạm trước hết là hành vi của con người, những gì mới chỉ trong tư tưởng, chưa thể hiện ra bằng hành vi thì không phải là tội phạm [23, tr 34] Như vậy, hành vi phạm tội là hành vi đã thực tế xảy ra trong thế giới khách quan và là một hiện tượng thuộc thế giới khách quan Theo quan điểm về nhận thức của chủ nghĩa Mác - LêNin, ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan, con người có khả năng nhận thức thế giới khách quan, tất cả các sự vật, hiện tượng thuộc thế giới khách quan (trong đó có tội phạm) con người đều có thể nhận thức được Hành vi phạm tội khi được thực hiện đều để lại những dấu vết nhất định trong thế giới khách quan, đó có thể là những dấu vết vật chất hoặc là những dấu vết phi vật chất (là những tình tiết của vụ án được phản ánh vào ý thức của những người biết tình tiết đó) [24, tr 150], dựa vào các dấu vết đó, con người mới có thể nhận thức được về hành vi phạm tội với tất cả các dấu hiệu của nó Những dấu hiệu này, trong tố tụng hình sự, khi được cơ quan tiến hành tố tụng thu thập một cách hợp pháp, dùng để xác định sự thật của vụ án, xác định tội phạm và để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự được gọi là chứng cứ Như vậy, chứng cứ là phương tiện

để chứng minh tội phạm, là căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ

án Do ý nghĩa đặc biệt của chứng cứ trong tố tụng hình sự nên những quy định của pháp luật về chứng cứ cũng có vị trí quan trọng trong luật tố tụng hình sự nói chung cũng như luật tố tụng hình sự Việt Nam nói riêng [21, tr 93]

Theo quy định tại Điều 64 BLTTHS năm 2003: “Chứng cứ là những gì có

thật, được thu thập theo trình tự do Bộ luật này quy định mà cơ quan điều tra,

Trang 11

7

Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án” Theo khái niệm này, chứng cứ phải

đảm bảo những thuộc tính sau:

- Tính khách quan: Chứng cứ phải là những gì có thật Những gì có thật được hiểu là những sự vật, hiện tượng đã xảy ra, đã tồn tại trong thế giới khách quan, phản ánh đúng thực tế khách quan Chứng cứ tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người, những gì chỉ do con người tưởng tượng, phỏng đoán hoặc các sự vật, hiện tượng đã bị làm sai lệch, không phản ánh đúng hiện thực khách quan thì không phải là chứng cứ Chứng cứ là phương tiện để xác định sự thật của vụ án Vì vậy, muốn xác định được sự thật khách quan thì chứng cứ phải đảm bảo tính khách quan Đó là thuộc tính không thể thiếu của chứng cứ

- Tính liên quan: Tính liên quan của chứng cứ được thể hiện trong mối liên

hệ giữa chứng cứ với những vấn đề cần chứng minh trong vụ án Nếu một sự vật, hiện tượng trực tiếp hay gián tiếp xác định tình tiết này hay tình tiết khác của đối tượng chứng minh thì sự vật, hiện tượng đó có liên quan đến vụ án Không phải mọi sự vật, hiện tượng có thật nào cũng trở thành chứng cứ trong vụ án, chỉ có những gì mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án mới liên quan đến vụ án và có thể là chứng cứ trong vụ án

- Tính hợp pháp: Tính hợp pháp là thuộc tính về hình thức của chứng cứ Chứng cứ phải được thu thập theo trình tự luật định Không chỉ đảm bảo tính hợp pháp về trình tự thu thập, tính hợp pháp của chứng cứ còn thể hiện ở chỗ chứng cứ phải được thu thập từ những phương tiện chứng minh theo luật định và quá trình chứng minh đó phải được những người có thẩm quyền tiến hành theo đúng những quy định của pháp luật Luật nghiêm cấm những việc làm trái pháp

Trang 12

là một trong những nguồn chứng cứ Hơn bất kỳ người tham gia tố tụng nào khác (người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự …), bị can, bị cáo biết rõ về hầu hết các tình tiết có liên quan đến hành vi phạm tội Vì vậy, lời khai của bị can, bị cáo là những nguồn chứng cứ quan trọng và không thể thay thế Tuy nhiên, thực tế điều tra, truy tố, xét xử cho thấy số lượng bị can,

bị cáo chịu thành khẩn khai báo ngay từ đầu rất ít, phần lớn đều từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối Do đó, khi thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo chủ thể có thẩm quyền cần phải có thái độ khách quan và thận trọng Chỉ những thông tin nào trong lời khai của bị can, bị cáo thỏa mãn ba thuộc tính: Tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp thì mới có thể được

sử dụng làm chứng cứ để chứng minh trong vụ án hình sự

Chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo là những thông tin về tội phạm được phản ánh khách quan trong ý thức của bị can, bị cáo Tuy nhiên, thực tế của công tác điều tra, truy tố và xét xử cho thấy, phần lớn các trường hợp khi tham gia tố tụng, bi can, bị cáo thường đặt cho mình mục đích là làm sao che giấu hoặc làm giảm trách nhiệm hình sự đối với tội phạm mà họ đã thực hiện Do đó, nhiều trường hợp bị can, bị cáo cố tình bịa đặt hoặc khai báo gian dối nhằm đánh lạc hướng điều tra và vì vậy gây khó khăn cho hoạt động điều tra, làm rõ vụ án ở mức độ đáng kể Những thông tin bị xuyên tạc, bóp méo hay bị làm giả theo ý chí chủ quan của bị can, bị cáo thì không còn mang tính khách quan Vì vậy, những thông tin đó không thể là chứng cứ của vụ án Việc sử dụng các thông tin,

Trang 13

9

tài liệu bị bóp méo, xuyên tạc, bị làm giả để chứng minh sẽ làm cho việc chứng minh thiếu chính xác, sự thật khách quan không được xác định Trong bối cảnh

đó vụ án sẽ được giải quyết đúng đắn

Tính liên quan của chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo thể hiện ở mối liên hệ khách quan của những thông tin trong lời khai của bị can, bị cáo với các tình tiết của vụ án cần được xác định như: Người phạm tội, lỗi của người phạm tội, các tình tiết khác có ý nghĩa đối với quyết định hình phạt, các biện pháp tư pháp… Như vậy, không phải tất cả những thông tin trong lời khai của bị can, bị cáo mà cơ quan tiến hành tố tụng thu thập được đều là chứng cứ mà chỉ những thông tin nào liên quan đến vụ án, tức dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án mới

là chứng cứ Ngược lại, nếu thông tin trong lời khai của bị can, bị cáo không làm căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án thì chúng thiếu tính liên quan, vì vậy không thể là chứng cứ

Để xem xét tính hợp pháp của chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo, cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định xem lời khai của bị can, bị cáo có được lưu giữ trong những nguồn tương ứng không, lời khai của bị can, bị cáo có được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định không…

Chủ thể thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Ngoài ra, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân cũng là chủ thể có trách nhiệm chứng minh nên họ cũng là chủ thể của hoạt động thu thập chứng cứ nói chung và chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo nói riêng

Từ những phân tích trên có thể rút ra định nghĩa về chứng cứ từ lời khai của

bị can, bị cáo như sau:

Trang 14

10

Chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo là những thông tin về tội phạm được phản ánh khách quan trong ý thức của bị can, bị cáo, được chủ thể có thẩm quyền thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định

và là một trong những căn cứ để chủ thể có thẩm quyền xác định có hay không

có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án

1.1.2 Khái niệm thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

Để làm rõ khái niệm thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo, trước hết ta cần làm rõ khái niệm thu thập chứng cứ

Vì không trực tiếp chứng kiến đối tượng chứng minh nên Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án chỉ dựa vào các thông tin, tư liệu liên quan đến đối tượng chứng minh được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định để kết luận về các tình

tiết nhằm giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan "Quá trình chứng minh là quá

trình nhận thức, được tạo bởi các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng

cứ do các chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện phù hợp với những quy định của BLTTHS, phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án” [21, tr 132] Như vậy, xét

về nội dung, quá trình chứng minh được hợp bởi các giai đoạn có tính chất khác nhau gồm: Thu thập chứng cứ, kiểm tra chứng cứ và đánh giá chứng cứ Thu thập chứng cứ là giai đoạn đầu trong quá trình chứng minh vụ án hình sự Kết quả của hoạt động thu thập chứng cứ có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giải quyết vụ án hình sự Có thể nói số lượng và chất lượng chứng cứ đã thu thập được đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác điều tra, truy tố, xét xử

Cũng như các hoạt động TTHS khác, hoạt động thu thập chứng cứ cũng được tiến hành bởi những chủ thể nhất định gồm các cơ quan tiến hành tố tụng

và một số cơ quan có thẩm quyền khác Hoạt động thu thập chứng cứ được tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau như: Triệu tập để hỏi những người biết về

vụ án; tiến hành các hoạt động điều tra khác như khám nghiệm hiện trường,

Trang 15

11

khám xét…; yêu cầu các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân cung cấp tài liệu, trình

bày những tình tiết làm sáng tỏ nội dung vụ án

Hoạt động thu thập chứng cứ là một quá trình gồm các hành vi: Phát hiện chứng cứ, ghi nhận chứng cứ, thu giữ và bảo quản chứng cứ Phát hiện chứng cứ

là tìm ra những dấu vết, những thông tin, đồ vật, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ án hay nói cách khác là tìm ra những nguồn lưu giữ thông tin về vụ

án đã xảy ra Ghi nhận chứng cứ là việc lập biên bản mô tả, ghi chép những thông tin, tài liệu, đồ vật từ các đối tượng phản ánh về vụ án Hoạt động thu thập chứng cứ thường được ghi nhận dưới hình thức biên bản tố tụng theo quy định tại Điều 95 BLTTHS Nếu đối tượng phản ánh về vụ án là các vật thì mô tả các đặc điểm, dấu hiệu, dấu vết có liên quan đến diễn biến của vụ án hình sự Nếu đối tượng phản ánh là người thì hoạt động ghi nhận được tiến hành bằng cách yêu cầu

họ trình bày những tình tiết mà họ biết về vụ án [4, tr 170] Ngoài ra, chứng cứ còn

có thể được ghi nhận bằng hình thức khác như ghi âm, chụp ảnh, vẽ sơ đồ, bản kết luận giám định Thu giữ chứng cứ được áp dụng khi chứng cứ thể hiện dưới dạng là vật Khi tiến hành khám xét, điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án Đối với đồ vật cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền Chứng

cứ phải được bảo quản ngay từ khi thu thập theo quy định của BLTTHS, không

để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng Mục đích của việc bảo quản chứng cứ trước hết là bảo vệ giá trị chứng minh của chúng chứ không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ giá trị vật chất hay giá trị kinh tế, nếu chỉ quan tâm đến việc bảo quản chứng cứ theo kiểu bảo quản tài sản thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu chứng minh vụ án hình

sự [19, tr 66]

Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về thu thập chứng cứ như:

“Thu thập chứng cứ là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, thu giữ, bảo quản các thông tin, tư liệu liên quan đến vụ án theo các trình tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng hình sự quy định” [24, tr 89]

Hay định nghĩa khác: “Thu thập chứng cứ là tổng hợp các hoạt động: phát

hiện, ghi nhận, thu giữ, bảo quản chứng cứ” [5, tr.185]

Trang 16

12

Có thể thấy định nghĩa thứ nhất đã phản ánh được một số hoạt động cụ thể mang tính bản chất của thu thập chứng cứ như phát hiện, thu giữ, bảo quản chứng cứ hay nguồn chứng cứ, chủ thể thu thập chứng cứ nhưng hoạt động ghi nhận chứng cứ cũng như nguyên tắc thu thập chứng cứ, biện pháp thu thập chứng cứ, mục đích thu thập chứng cứ lại chưa được đề cập Còn ở định nghĩa thứ hai cũng đã phản ánh được toàn bộ các hoạt động bản chất của thu thập chứng cứ nhưng hoàn toàn chưa đề cập đến các yếu tố chủ thể, nguyên tắc, biện pháp, mục đích của hoạt động thu thập chứng cứ

Như vậy, có thể định nghĩa thu thập chứng cứ như sau:

Thu thập chứng cứ là quá trình phát hiện, ghi nhận, thu giữ, bảo quản chứng cứ do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc

và bằng những biện pháp được pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự

Bị can, bị cáo là nhân vật trung tâm trong vụ án hình sự, là người đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể phải chịu hậu quả pháp lý nghiêm trọng của việc thực hiện tội phạm Ngoài việc cung cấp lời khai như là chứng cứ, việc khai báo của bị can, bị cáo là biện pháp để họ thực hiện quyền bào chữa theo quy định của pháp luật Khai báo là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của bị can, bị cáo Do đó, cần động viên, khuyến khích bị can, bị cáo khai báo trung thực về các tình tiết của vụ án Cần giải thích cho họ biết rằng thành khẩn khai báo là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Bên cạnh đó, khi thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo cần chú ý đến thái độ ăn năn hối cải hay không của họ để có biện pháp thu thập phù hợp Tuyệt đối không được sử dụng biện pháp trái pháp luật để lấy lời khai như mớm cung, bức cung, dùng nhục hình… Việc thu thập đầy đủ những thông tin về vụ án

mà bị can, bị cáo nắm được luôn dành được sự quan tâm của chủ thể tiến hành tố tụng và nó được coi là cơ sở quan trọng để dựng lại sự kiện phạm tội

Trang 17

13

đã xảy ra một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ theo đúng yêu cầu của pháp luật

Khoản 1 Điều 65 BLTTHS quy định: “Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều

tra, Viện kiểm sát và Tòa án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi

và nghe họ trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án” Hoạt động thu thập chứng cứ có thể

được tiến hành bởi hai hình thức: Hình thức chủ động và hình thức bị động ở hình thức chủ động thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án chủ động tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ bằng cách triệu tập người biết về vụ án để nghe họ trình bày, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật và các tài liệu điều tra khác ở hình thức bị động thì người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân

tự mình đưa ra đồ vật, tài liệu hoặc trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án và được cơ quan tiến hành tố tụng ghi nhận Như vậy, hoạt động thu thập chứng cứ

từ lời khai của bị can, bị cáo được tiến hành theo hình thức chủ động, tức là cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập bị can, bị cáo để hỏi và nghe họ trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án

Quá trình thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo bao gồm các hoạt động: Phát hiện, ghi nhận, bảo quản mà không gồm hoạt động thu giữ Hoạt động thu giữ chỉ áp dụng đối với quá trình thu thập chứng cứ có đối tượng phản ánh tội phạm là vật Bằng các biện pháp cụ thể, chủ thể có thẩm quyền phát hiện những thông tin có liên quan đến những vấn đề cần phải chứng minh được quy định tại Điều 63 BLTTHS và những vấn đề khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự Thông qua những biện pháp như hỏi cung bị can, hỏi bị cáo… cơ quan tiến hành tố tụng có thể phát hiện được những thông tin cần thiết

và có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án Tuy nhiên, để được pháp luật thừa

Trang 18

14

nhận thì những thông tin có trong lời khai của bị can, bị cáo phải được ghi nhận dưới những hình thức văn bản tố tụng hình sự do BLTTHS quy định Quá trình ghi chép không được định kiến chủ quan Việc lồng ghép ý chí chủ quan của chủ thể thu thập sẽ làm sai lệch và ảnh hưởng đến quá trình chứng minh Sau khi đã được ghi nhận dưới hình thức biên bản thì cần tiến hành những biện pháp phù hợp để giữ nguyên, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng chúng Các biên bản này được bảo quản theo chế độ bảo quản hồ sơ do Bộ Công an, VKS nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao quy định

Từ những phân tích trên có thể định nghĩa thu thập chứng cứ từ lời khai của

bị can, bị cáo như sau:

Thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo là quá trình phát hiện, ghi nhận và bảo quản các thông tin có trong lời khai của bị can, bị cáo do chủ thể

có thẩm quyền thực hiện bằng những biện pháp được pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án

1.1.3 Khái niệm kiểm tra chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

Kiểm tra chứng cứ là hoạt động tiếp theo của quá trình chứng minh Kiểm tra chứng cứ được tiến hành trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng hình

sự Chủ thể của hoạt động này là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và một số chủ thể khác được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra trong những trường hợp do luật định Khi kiểm tra chứng cứ, các chủ thể có thẩm quyền có trách nhiệm không chỉ kiểm tra các thông tin thực tế đã thu thập mà phải kiểm tra cả nguồn của chúng; không chỉ kiểm tra từng chứng cứ một cách riêng lẻ mà trong tổng hợp các chứng cứ đã thu thập, trong mối quan hệ với các chứng cứ khác đã

Trang 19

15

pháp để khẳng định thông tin, tài liệu thu thập được có được sử dụng làm chứng

cứ không; so sánh, đối chiếu các chứng cứ với nhau để xác định các thuộc tính của chứng cứ này hay chứng cứ khác; tiến hành các hoạt động điều tra mới để thu thập thêm chứng cứ mới cũng như loại bỏ các chứng cứ đã thu thập được…

Để hoạt động điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, toàn diện và nhanh chóng thì cần thu được lời khai chân thật và đầy đủ của bị can, bị cáo Lời khai chân thật là lời khai xuất phát từ động cơ thực sự mong muốn kể hết các tình tiết

về hành vi phạm tội của bản thân và đồng phạm, các tình tiết khác liên quan đến

vụ án mà họ biết được Lời khai chân thật không bị chi phối bởi các ý đồ che giấu hay động cơ tiêu cực nào khác Tuy nhiên, chỉ một số trường hợp bị can, bị cáo chịu thành khẩn khai báo ngay từ đầu, còn phần lớn các bị can, bị cáo sau khi bị phát giác hay bắt giữ đều từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối Tất cả những điều này nói lên sự cần thiết và tầm quan trọng hay nói cách khác đặt ra một nhiệm vụ cho chủ thể tiến hành tố tụng không những phải dùng nhiều biện pháp để thu được lời khai của bị can, bị cáo mà còn phải tiến hành kiểm tra lời khai của bị can, bị cáo một cách cẩn trọng, chu đáo

Thái độ cần thiết đó còn xuất phát từ đòi hỏi của pháp luật hiện hành Theo quy định của Bộ luật hình sự, khi bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối,

họ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo những tội danh tương ứng Ngoài

ra, theo quy định của đoạn 2 Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự thì “trách nhiệm

chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng…” Đồng thời, khi

bị can, bị cáo phủ nhận hoặc khẳng định sự liên quan của mình đối với hành vi phạm tội mà họ bị cáo buộc nhưng cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được bị can, bị cáo là người có tội thì phải coi bị can, bị cáo không có tội và phải đình chỉ điều tra theo điểm b, khoản 2 Điều 164 BLTTHS , đình chỉ vụ án theo Điều 180 BLTTHS Vì vậy, lời khai của bị can, bị cáo, dù có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án nhưng cũng chỉ được coi là một trong các phương tiện chứng minh của quá trình tố tụng hình sự Khi kiểm tra lời

Trang 20

16

khai của họ, kể cả khi họ nhận mình có tội, đòi hỏi phải có thái độ khách quan như đối với các tình tiết của vụ án có ở các phương tiện chứng minh khác đã thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử [10, tr 8] Thái độ cần có nêu

trên được cụ thể hóa tại khoản 2 Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự: “Lời nhận tội

của bị can, bị cáo chỉ được coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo là chứng cứ duy nhất để kết tội” Thực tế trên đòi hỏi chủ thể tiến hành tố tụng cần phải nghiên

cứu, kiểm tra kỹ lưỡng lời khai của bị can, bị cáo

Kiểm tra chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo là một hoạt động phức tạp Trên cơ sở nghiên cứu lời khai của bị can, bị cáo, chủ thể tiến hành tố tụng đánh giá mức độ xác thực của lời khai và xác định những tình tiết mà lời khai của bị can đề cập cần được kiểm tra, xác minh Việc kiểm tra lời khai của bị can phải được tiến hành kịp thời, khách quan, thận trọng và có kế hoạch Trong những trường hợp cần thiết, chủ thể tiến hành tố tụng cần phối hợp với các lực lượng trinh sát để kiểm tra, xác minh Sử dụng lời khai của bị can, bị cáo chưa được kiểm tra, xác minh thường dẫn đến sai lầm trong quá trình xử lý vụ án hình sự, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những trường hợp bỏ lọt tội phạm và làm oan người

vô tội

Như vậy, bản chất của hoạt động kiểm tra chứng cứ từ lời khai của bị can,

bị cáo là việc xác định mức độ tin cậy của những thông tin có trong lời khai của

bị can, bị cáo và nguồn của chúng Tất cả những thông tin có trong lời khai của

bị can, bị cáo thu thập được phải được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án

và cơ quan có thẩm quyền khác kiểm tra một cách khách quan, toàn diện và kỹ lưỡng Những nhận định, phán đoán ban đầu của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán về những thông tin có trong lời khai của bị can, bị cáo dù về hình thức mang tính hợp lý, logic nhưng điều đó không phải là căn cứ để loại bỏ sự cần thiết của việc áp dụng các phương pháp khác nhau để kiểm tra chúng Mọi

Trang 21

17

thông tin có trong lời khai của bị can, bị cáo đã được thu thập, chỉ có thể trở thành chứng cứ sau khi đã được kiểm tra một cách chu đáo, cẩn trọng Để kiểm tra tính xác thực của những thông tin có trong lời khai của bị can, bị cáo, chủ thể

có thể có thẩm quyền có thể áp dụng những biện pháp như yêu cầu bị can, bị cáo giải thích những điểm chưa rõ, những mâu thuẫn trong lời khai; so sánh, đối

chiếu lời khai của bị can, bị cáo với những chứng cứ xác thực khác của vụ án…

Bên cạnh việc xác định tính xác thực của những thông tin có trong lời khai của bị can, bị cáo chủ thể có thẩm quyền còn phải xác định xem lời khai của bị can, bị cáo có được lưu giữ trong những nguồn tương ứng không Chẳng hạn lời khai của bị can phải được thể hiện trong bản tự khai hoặc biên bản hỏi cung; lời khai của bị cáo phải được thể hiện trong biên bản phiên tòa… Ngoài ra chủ thể tiến hành tố tụng cũng phải xác định xem lời khai của bị can, bị cáo có được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định không Thực tiễn điều tra, truy

tố, xét xử cho thấy một số cơ quan tiến hành tố tụng ít coi trọng tính hợp pháp của chứng cứ Nhiều trường hợp để có được lời khai của bị can, điều tra viên đã dùng các biện pháp trái pháp luật như mớm cung, bức cung, dùng nhục hình…

Từ đó dẫn đến sai lầm trong giải quyết thực chất vụ án Trong số đó có những trường hợp xảy ra oan, sai rất nghiêm trọng và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc

Từ những phân tích trên có thể rút ra định nghĩa về kiểm tra chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo như sau:

Kiểm tra chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo là hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm xác định một cách cẩn trọng, toàn diện, khách quan tính xác thực, mức độ tin cậy của những thông tin thực tế có trong lời khai của bị can, bị cáo và nguồn của chúng nhằm phục vụ cho việc giải quyết

vụ án

1.1.4 Khái niệm đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

Trang 22

18

Muốn biết được diễn biến của hành vi phạm tội đã xảy ra như thế nào, cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa vào sự phân tích, nghiên cứu, đánh giá đúng đắn những thông tin, tài liệu… đã thu được Từ những thông tin, tài liệu… đã thu được (những tình tiết đã biết), cơ quan tiến hành tố tụng có thể kết luận về sự tồn tại của những tình tiết cần biết nhưng chưa biết về vụ án [19, tr 69]

Đánh giá chứng cứ là giai đoạn cuối cùng của quá trình chứng minh nhằm rút ra kết luận về vụ án trên cơ sở những thông tin, đồ vật, tài liệu thu thập được trong quá trình tố tụng, là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền nhằm phân tích giá trị chứng minh, làm rõ bản chất của chứng cứ, xem chứng cứ đó thuộc loại chứng cứ gì và có giá trị chứng minh những vấn đề nào trong vụ án Việc đánh giá chứng cứ có ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng chứng cứ làm

cơ sở cho việc nhận định và đưa ra quyết định trong việc giải quyết vụ án

“Đánh giá” hiểu theo nghĩa chung nhất là “nhận thức cho rõ giá trị một

ng-ười hoặc một vật” [16, tr 273] Như vậy, “đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình

sự thực chất là xác định mức độ tin cậy, giá trị của từng chứng cứ cũng như tổng thể của nó và nguồn của chúng, trên cơ sở đó rút ra kết luận phù hợp về vụ án nói chung và các tình tiết cụ thể của vụ án” [9, tr 15]

Mục đích của việc đánh giá chứng cứ là xác định giá trị chứng minh của từng chứng cứ và của tất cả các chứng cứ đã thu thập Các chủ thể đánh giá chứng cứ phải dựa trên việc nghiên cứu tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy

đủ các tình tiết của vụ án với tinh thần trách nhiệm trách nhiệm cao

Đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo là một hoạt động phức tạp Mặc dù mỗi giai đoạn tố tụng hình sự có đặc thù riêng về chủ thể và hành vi tố tụng nhưng hoạt động đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo có thể được tiến hành ở tất cả các giai đoạn tố tụng bởi những chủ thể có thẩm quyền Những thông tin có trong lời khai của bị can, bị cáo sau khi đã được thu thập phải được xem xét từ góc độ các thuộc tính cơ bản của chứng cứ Vì vậy, một

Trang 23

19

thông tin trong lời khai của bị can, bị cáo xác định vấn đề này hay vấn đề khác thuộc đối tượng chứng minh cần được kiểm tra, đánh giá kĩ lưỡng, không chỉ chính thông tin đó mà cả nguồn của nó cũng như các phương pháp đã được áp dụng để thu thập được thông tin đó Sau khi đánh giá các tình tiết thu được từ góc độ tính khách quan, liên quan, hợp pháp của chúng, các chủ thể tiến hành tố tụng có thể xác định được những tình tiết nào là chứng cứ của vụ án, những tình tiết nào không liên quan đến vụ án, trên cơ sở đó loại bỏ những tình tiết không

có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và tiến hành đánh giá giá trị xác thực của từng thông tin trong lời khai của bị can, bị cáo

Khoản 1 Điều 66 BLTTHS quy định: “Mỗi chứng cứ phải được đánh giá

để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án Việc xác định các chứng cứ thu thập được phải đảm bảo đủ để giải quyết vụ án hình sự” Như vậy,

đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo thực chất là việc xác định những thông tin khách quan chứa đựng trong lời khai của bị can, bị cáo có đảm bảo những thuộc tính chung của chứng cứ không và giá trị chứng minh của chúng Chẳng hạn, khi bị can, bị cáo khai rằng: “Vết thương trên cơ thể người bị hại là

do người bị hại xông vào cướp súng và giữa họ đã xảy ra sự giằng co, vật lộn nên súng bị cướp cò” Như vậy, thông tin có thể rút ra từ lời khai của bị can, bị cáo là nguyên nhân của vết thương trên cơ thể người bị hại, cũng như đặc điểm của quá trình hình thành vết thương đó Còn những thông tin trong lời khai đó có đúng hay không thì phải so sánh, đối chiếu với các tình tiết đã thu thập, kiểm tra, xác minh và khẳng định là xác thực Việc xác định những thông tin thực tế có trong lời khai của bị can, bị cáo có đúng hay không không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi các chủ thể tiến hành tố tụng phải có tư duy logic và thái độ hết sức khách quan, tránh suy luận không có căn cứ hoặc lẫn lộn chứng cứ của vụ án với giả định, phỏng đoán tồn tại trong lời khai của bị can, bị cáo Chẳng hạn, nếu bị can, bị cáo khai rằng: “Hôm đó tôi quá say rượu, tôi không thể nhớ mình đã lấy cái gì trên bàn để đánh nạn nhân” ở đây, thông tin có thể rút ra là bị can, bị cáo

Trang 24

tố tụng có quyền suy luận, phán đoán, đưa ra các giả thuyết về vụ án nói chung

và các tình tiết của nó nhưng không được coi các suy luận, phán đoán của mình hoặc của những người tham gia tố tụng khác là chứng cứ của vụ án, chúng là cơ

sở cho các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, thu thập, kiểm tra chứng cứ

như-ng bản thân chúnhư-ng khônhư-ng phải là chứnhư-ng cứ Nhữnhư-ng suy luận, phán đoán đó hoặc các thông tin trong lời khai của bị can, bị cáo chỉ được coi là chứng cứ khi chúng

đã được kiểm tra, xác minh bằng các phương tiện, biện pháp mà pháp luật cho phép, bảo đảm ba thuộc tính chung của chứng cứ [9, tr 18]

Khoản 2 Điều 66 BLTTHS quy định: “ Điều tra viên, Kiểm sát viên,

Thẩm phán và Hội thẩm xác định và đánh giá mọi chứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, sau khi nghiên cứu một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả các tình tiết của vụ án” Như vậy, theo quy định của

BLTTHS thì chủ thể của hoạt động đánh giá chứng cứ nói chung và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị can nói riêng là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm Tuy nhiên, trên thực tế một số chủ thể khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong những trường hợp luật định cũng là chủ thể của hoạt động đánh giá chứng cứ Họ có nghĩa

vụ đánh giá chứng cứ với đầy đủ tinh thần và trách nhiệm của mình trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả các tình tiết vụ

án Những người tham gia tố tụng có quyền đánh giá chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người mà mình có trách nhiệm bảo vệ, nhưng lại không có nghĩa vụ phải đánh giá chứng cứ Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm về đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can,

bị cáo như sau:

Trang 25

21

Đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo là hoạt động tư duy của chủ thể có thẩm quyền trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm xác định tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp và giá trị chứng minh của những thông tin trong lời khai của bị can, bị cáo

Đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo có mối quan hệ rất chặt chẽ với thu thập, kiểm tra chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo Những thông tin trong lời khai của bị can, bị cáo chỉ được đánh giá sau khi đã được thu thập, kiểm tra Việc đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo là biện pháp để kiểm tra những thông tin chứa trong lời khai của bị can, bị cáo có đúng hay không Kết quả của hoạt động thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo có thể trở thành phương tiện để kiểm tra những thông tin có trong lời khai đó và kết quả của hoạt động này, đến lượt mình lại trở thành cơ sở cho việc đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo Tuy nhiên, không nên đồng nhất việc thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo với nhau bởi đó

là những hoạt động có tính chất khác nhau, được tiến hành với những mục đích

cụ thể khác nhau

Trang 26

chủ thể nhất định Điều 10 BLTTHS quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội

phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình là vô tội” Như vậy, trách nhiệm chứng minh

tội phạm thuộc về Nhà nước thông qua các cơ quan tiến hành tố tụng là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan có thẩm quyền khác Do đó, chủ thể của hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ nói chung và chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo nói riêng là các cơ quan tiến hành tố tụng

mà cụ thể là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm Họ có nghĩa

vụ phải thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo với đầy đủ tinh thần trách nhiệm để tìm ra sự thật khách quan của vụ án Điều này

cũng được thể hiện rõ ở khoản 1 Điều 65 BLTTHS: "Để thu thập chứng cứ, Cơ

quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án có quyền triệu tập những người biết về vụ

án để hỏi và nghe họ trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án " và khoản

2 Điều 66 BLTTHS: "Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm xác

định và đánh giá mọi chứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, sau khi nghiên cứu một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả các tình tiết của

vụ án" Như vậy, chủ thể thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của

bị can, bị cáo thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án mà cụ thể là những người được giao nhiệm vụ hay được phân công giải quyết vụ án như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm

Trang 27

23

Tuy nhiên, trên thực tế, những người được giao nhiệm vụ trong các cơ quan khác không là cơ quan tiến hành tố tụng mà chỉ là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng được quyền thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ nói chung và chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo nói riêng Mặc dù không được quy định tại Điều 65, Điều 66 BLTTHS nhưng thông qua các quy định tại Điều 111 BLTTHS có thể thấy Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng là chủ thể có trách nhiệm chứng minh Do đó, họ cũng là chủ thể của hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ nói chung và đánh giá chứng cứ từ lời khai của

bị can, bị cáo nói riêng

Hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo được tiến hành bởi các chủ thể khác nhau với những biện pháp khác nhau tùy theo từng giai đoạn tố tụng Về cơ bản, chứng cứ từ lời khai của bị can do điều tra viên thu thập ở giai đoạn điều tra Trong thời hạn điều tra, điều tra viên khi thực hiện những biện pháp điều tra do BLTTHS quy định họ có quyền sử dụng các phương tiện kĩ thuật hình sự và chiến thuật hình sự để thu thập lời khai của bị can Việc này không được quy định trong BLTTHS nhưng phải phù hợp với quy định của BLTTHS Trong giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử, hoạt động thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo chỉ mang tính bổ sung, được tiến hành bởi Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm

Trong giai đoạn điều tra và trong giai đoạn truy tố việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo được tiến hành độc lập bởi Điều tra viên

và Kiểm sát viên Trong giai đoạn xét xử mà chủ yếu là tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét, đánh giá những thông tin có trong lời khai của bị cáo và toàn bộ chứng

cứ đã thu thập được trong giai đoạn điều tra, chứng cứ đã được bổ sung trước khi

Trang 28

24

mở phiên tòa cũng như tại phiên tòa thông qua việc xét hỏi và tranh luận, hội đồng xét xử tiến hành nghị án, thảo luận, biểu quyết theo đa số từng vấn đề để đưa ra phán quyết cuối cùng nhằm giải quyết vụ án

1.2.2 Đặc điểm về phương pháp

* Phương pháp thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

Tùy từng giai đoạn tố tụng mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khác nhau để thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn có vai trò quan trọng trong việc thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can Trong giai đoạn này, để thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, cơ quan điều tra tiến hành triệu tập và hỏi cung

bị can Hỏi cung bị can là biện pháp được sử dụng để thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can Hỏi cung bị can là một biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng trong quá trình điều tra các vụ án hình sự Khoản 1 Điều 131 BLTTHS quy định:

“Việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định

khởi tố bị can… ” Như vậy, sau khi có quyết định khởi tố bị can thì điều tra viên

tiến hành hoạt động hỏi cung bị can để thu thập lời khai của bị can Thực chất hỏi cung bị can là cuộc đấu tranh về ý chí và lý trí giữa Điều tra viên và bị can

Do đó, để hoạt động này đạt hiệu quả cao, đòi hỏi Điều tra viên phải có trình độ pháp luật, nghiệp vụ cao, có kiến thức sâu rộng về xã hội, tâm lý, có kinh nghiệm dày dạn trong công tác hỏi cung và luôn xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của cuộc hỏi cung, những biện pháp, phương tiện cần sử dụng để đạt được mục đích đề ra Khi tiến hành hỏi cung bị can, Điều tra viên cần bảo đảm và tôn trọng các quyền hạn tố tụng của bị can, không được áp dụng những biện pháp thu thập lời khai trái pháp luật như mớm cung, dụ cung, bức cung và dùng nhục hình Bên cạnh đó, Điều tra viên cần phải tuân thủ những quy định cụ thể của Bộ luật

tố tụng hình sự về thủ tục triệu tập bị can, trình tự tiến hành hỏi cung bị can và việc lập biên bản hỏi cung bị can (các Điều 129, 130, 131, 132 Bộ luật tố tụng hình sự) Mặt khác, Điều tra viên cũng cần phải sử dụng một cách linh hoạt

Trang 29

25

những biện pháp và chiến thuật hỏi cung phù hợp để thu được lời khai đúng đắn, chân thật của bị can, phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án Cụ thể, đối với trường hợp bị can thành khẩn khai báo thì bên cạnh việc ghi chép lại lời khai của

bị can, Điều tra viên cần phải tích cực tiến hành hỏi cung để làm rõ tất cả những tình tiết có liên quan đến hành vi phạm tội của bị can và các đồng phạm khác, những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm, quá trình chuẩn bị và che giấu tội phạm cũng như thu thập những tin tức, tài liệu phục vụ cho việc mở rộng hoạt động điều tra Đối với trường hợp bị can không thành khẩn khai báo thì Điều tra viên cần sử dụng một số thủ thuật hỏi cung nhằm tác động để bị can thay đổi thái độ khai báo của mình như: Giáo dục, thuyết phục bị can để bị can thay đổi về nhận thức; Thuyết phục bị can khai báo bằng cách sử dụng những chứng cứ đã thu thập được; Thuyết phục bị can khai báo bằng cách sử dụng những mâu thuẫn về lợi ích giữa bị can với các đồng phạm khác; Hỏi bất ngờ vào điểm yếu của bị can; phân tích logic lời khai của bị can thông qua việc sử dụng mâu thuẫn để đấu tranh với bị can; phân tích logic những mâu thuẫn về lợi ích giữa bị can và các đồng phạm khác [25, tr 108]

Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát tiến hành thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can để làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh mà cơ quan điều tra chưa làm rõ trong một số trường hợp bằng cách tiến hành hỏi cung bị can trong những trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều

131 BLTTHS

Trong giai đoạn xét xử, tòa án thường dựa vào các chứng cứ mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã thu được từ lời khai của bị can ở giai đoạn điều tra và giai đoạn truy tố Tuy nhiên, ở giai đoạn này để làm rõ sự thật khách quan của vụ

án, tòa án có quyền triệu tập, hỏi và nghe bị cáo trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án thông qua thủ tục hỏi bị cáo được quy định tại Điều 209 BLTTHS Trước hết, bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày

Trang 30

cụ thể như: Hỏi cung bị can, hỏi bị cáo Tùy từng giai đoạn tố tụng mà chủ thể

có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khác nhau để thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

* Phương pháp kiểm tra chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

Việc kiểm tra chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo khi quyết định sử dụng những thông tin mà bị can, bị cáo cung cấp làm cơ sở cho các hành vi tố tụng tiếp theo là công việc cần thiết nhưng phức tạp, đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền phải có thái độ khách quan và khoa học

Trong thực tế điều tra, điều tra viên có thể áp dụng một số biện pháp cơ bản sau đây để kiểm tra, xác minh tính xác thực, mức độ tin cậy của những tình tiết

mà bị can khai báo:

Thứ nhất, lời khai của bị can được kiểm tra bằng cách phân tích tính hợp lý

của những tình tiết mà bị can cung cấp Đây là cách kiểm tra, xác minh đơn giản

và nhanh chóng nhưng đòi hỏi điều tra viên phải có kiến thức sâu rộng về những vấn đề liên quan đến tình tiết mà bị can khai báo Trên cơ sở phân tích những tình tiết đó, điều tra viên có thể phát hiện được những bất hợp lý, những mâu thuẫn trong lời khai của bị can Ví dụ, bị can khai rằng nguyên nhân của vụ cố cố

ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người mà bị can thực hiện là bởi khi anh

ta ngồi trên ghế đá trong công viên đang ngắm trăng (19h ngày cuối tháng âm lịch), người bị hại khi đi trên đường trước mặt anh ta, (qua xác định đó là đường

bê tông, khô) đã nhiều lần dẫm mạnh chân cho bùn đất trên đường bắn vào mặt

bị can Khi bị can nhắc nhở thì anh ta xông vào tấn công bị can, buộc bị can phải

Trang 31

27

chống trả Tính bất hợp lý trong lời khai trên của bị can thể hiện tương đối rõ: Vào lúc 19h ngày cuối tháng âm lịch sẽ không có trăng và trên đường bê tông khô không thể có bùn đất Như vậy, bị can có mặt ở hiện trường không phải với mục đích ngắm trăng và nguyên nhân dẫn đến hành vi gây thương tích cho nạn nhân không phải như lời khai của bị can

Thứ hai, đối chiếu lời khai của bị can với các tài liệu, chứng cứ đã thu được

trong vụ án Những tài liệu, chứng cứ đó có thể là vật chứng, lời khai của người làm chứng, người bị hại, của chính bị can, kết luận giám định đã được kiểm tra, xác minh, bảo đảm tính xác thực của nó Bằng cách này, điều tra viên có thể xác định được mức độ tin cậy của những tình tiết mà bị can cung cấp Chẳng hạn, bị can khai rằng chưa bao giờ có mặt tại hiện trường nhưng kết luận giám định dấu vân tay thu được trên hiện trường lại khẳng định đó là dấu vân tay của chính bị can Khi bị can khai rằng, bị can không biết trong xe máy do một mình bị can sử dụng có ma túy nhưng kết quả của hoạt động khám xét lại chỉ ra rằng gói ma túy

có trọng lượng lớn được tìm thấy dưới lớp vỏ bọc của yên xe bị can đang ngồi… Trong các trường hợp trên, các chứng cứ thu được qua hoạt động trưng cầu giám định, khám xét chính là những chứng cứ chỉ ra sự gian dối trong lời khai của bị can Để biện pháp trên được áp dụng một cách có hiệu quả, đòi hỏi điều tra viên phải có tư duy logic, khoa học và nắm chắc những tài liệu, chứng cứ đã thu được trong vụ án Khi ấy, tính hợp lý, bất hợp lý của những tình tiết có trong lời khai của bị can sẽ được xác định và là cơ sở để đánh giá mức độ tin cậy của những tình tiết đó

Thứ ba, sử dụng loại câu hỏi kiểm tra lời khai của bị can Đó là câu hỏi

đ-ược đặt ra nhằm mục đích kiểm tra lời khai hoặc để thu thập tài liệu làm cơ sở cho việc kiểm tra lời khai của bị can Chẳng hạn, khi bị can khai rằng, chính A là

kẻ chủ mưu vụ án, còn bị can chỉ tham gia trong vụ án với vai trò là người thực hành Trong tình huống trên, điều tra viên có thể hỏi bị can: Dựa trên cơ sở nào anh khẳng định A là kẻ chủ mưu của vụ án này? Với câu hỏi đó, nếu bị can đưa

Trang 32

28

ra những thông tin hợp lý khẳng định tình tiết trên là đúng thì lời khai của bị can

có thể tin cậy được Ngược lại, nếu bị can không đưa ra được hoặc đưa ra những thông tin mâu thuẫn với khẳng định trên của mình thì lời khai của bị can không đáng tin cậy Khi bị can khai rằng, vào thời điểm xảy ra vụ án, bị can không có mặt ở hiện trường mà đang đi du lịch ở thành phố H Khi ấy điều tra viên có thể hỏi bị can về phong cảnh, cuộc sống, tình hình giao thông… ở thành phố H - nơi

bị can nói rằng đã có mặt ở thời điểm xảy ra vụ án và nếu đúng vậy thì bị can phải biết được Căn cứ vào tính chất của những câu trả lời của bị can (biết hay không biết những tình tiết mà bị can nếu có mặt ở thành phố H vào thời điểm đó phải biết), điều tra viên sẽ có cơ sở để kết luận về tình tiết mà bị can đã khai báo trước đó

Thứ tư, tiến hành các biện pháp điều tra phù hợp để thu thập tài liệu, chứng

cứ mới Đây được xem là biện pháp cơ bản nhất trong việc kiểm tra lời khai của

bị can nhưng đòi hỏi chi phí nhiều nhất về thời gian và công sức của Cơ quan điều tra Chẳng hạn, khi bị can khai rằng công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tài sản mà bị can chiếm đoạt được qua việc thực hiện hành vi phạm tội đó đang đ-ược bị can cất giấu tại chỗ ở của mình thì biện pháp điều tra phù hợp nhất trong tình huống trên mà Cơ quan điều tra có thể áp dụng là khám chỗ ở (Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự) Căn cứ vào kết quả của biện pháp điều tra đó (tìm được hay không tìm được vật mà bị can khai là đã cất giấu tại vị trí nhất định trong chỗ ở của bị can), cơ quan điều tra có thể kết luận về tính trung thực, mức độ tin cậy trong lời khai của bị can Hoặc khi bị can khai rằng, để mở được khóa treo ngoài

có độ an toàn cao tại hiện trường, bị can đã dùng một que sắt nhỏ thì trong ờng hợp này biện pháp điều tra phù hợp nhất cần phải được áp dụng đó là thực nghiệm điều tra (Điều 128 Bộ luật tố tụng hình sự) Cơ quan điều tra sẽ tái tạo lại hiện trường, yêu cầu bị can diễn lại hành vi mở khóa như bị can khai đã làm trước đây Kết quả của biện pháp điều tra đó (bị can mở được hay không mở đ-ược khóa bằng cách như đã khai) sẽ là cơ sở để cơ quan điều tra kết luận về lời

Trang 33

trư-29

khai của bị can Việc áp dụng biện pháp này để kiểm tra lời khai của bị can sẽ mang lại hiệu quả cao nếu điều tra viên xác định được một cách khoa học: Với tình tiết mà bị can khai báo, biện pháp điều tra nào trong số các biện pháp điều tra được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, dựa vào tính chất của nó, cần được áp dụng là phù hợp nhất, giúp cơ quan điều tra có cơ sở kiểm tra lời khai của bị can một cách đáng tin cậy nhất

Thứ năm, tìm hiểu động cơ khai báo của bị can Thực tiễn cho thấy, việc bị

can giữ thái độ như thế nào khi khai báo (thành khẩn khai báo hay khai báo gian dối) đều xuất phát từ những động cơ nhất định Thông thường, khi bị can có thái

độ ăn năn, hối hận về hành vi mà mình đã thực hiện hoặc biết rằng cơ quan điều tra đã có đầy đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của mình và muốn giải thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về tinh thần hay muốn được hưởng sự khoan hồng của pháp luật thì lời khai của bị can thường trung thực, đáng tin cậy (trừ trường hợp nhầm lẫn bị động) Khi việc khai báo của bị can bị chi phối, thúc đẩy bởi ý định che giấu hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với hành vi mà bị can hoặc nhân thân, bạn bè anh ta đã thực hiện trong thực tế, trả thù đồng bọn hoặc cơ quan tiến hành tố tụng do những hành vi mà bị can, bị cáo cho rằng bất công với anh ta… thì lời khai của bị can không thể đáng tin cậy Để tìm hiểu động cơ khai báo của bị can chủ thể tiến hành tố tụng cần chú ý quan sát, thăm

dò, đánh giá chính xác những biểu hiện của bị can trong quá trình điều tra [10, tr 11]

Trong giai đoạn truy tố, để kiểm tra lời khai của bị can thì Kiểm sát viên chủ yếu dựa vào hồ sơ vụ án để kiểm tra tính hợp lý của những tình tiết mà

bị can khai báo, xem lời khai của bị can có logic không, có mâu thuẫn với nhau không và có mâu thuẫn với những chứng cứ xác thực khác trong vụ án không…

Thực tế xét xử cho thấy tế bị cáo có thể khai nhận tội tại cơ quan điều tra, nhưng tại phiên tòa lại phản cung vì cho rằng mình đã bị ép cung, mớm cung hoặc bị dùng nhục hình để khai nhận tội Trường hợp này hội đồng xét xử phải

Trang 34

30

xem xét, đánh giá khách quan về từng lời khai mâu thuẫn hoặc đánh giá bản tự kiểm điểm do chính họ viết, tìm ra điểm bất hợp lý của các tình tiết, sự kiện trong các lời khai đó, so sánh, đối chiếu lời khai của bị cáo với lời khai của người tham gia tố tụng khác, của vật chứng, kết luận giám định… để xem có phù hợp không Nếu không có căn cứ vững chắc để buộc tội hay gỡ tội cần yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ

Tóm lại, những tình tiết mà bị can, bị cáo khai báo có thể trở thành phương tiện chứng minh quan trọng giúp chủ thể tiến hành tố tụng tái tạo lại sự kiện phạm tội đã xảy ra Nhưng khi lời khai của bị can, bị cáo không được kiểm tra, xác minh trước khi sử dụng sẽ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho quá trình điều tra, làm rõ sự thật của vụ án như bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm pháp luật Vì vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, chủ thể tiến hành tố tụng cần dành sự quan tâm thỏa đáng để lựa chọn và áp dụng các biện pháp phù hợp để kiểm tra, xác minh lời khai của bị can, bị cáo

* Phương pháp đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

Để đánh giá chứng cứ một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ, cần sử dụng phương pháp đánh giá riêng lẻ từng chứng cứ trước khi đánh giá tổng hợp toàn bộ chứng cứ Hay nói cách khác, mỗi chứng cứ phải được đánh giá riêng và trong mối liên hệ với nhau trên cơ sở thống nhất là đối tượng chứng minh vụ án hình sự Trước hết, chứng cứ được đánh giá độc lập để xác định tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp, xác định chứng cứ đó có xác thực không, có liên quan đến đối tượng chứng minh hay sự kiện chứng minh không

và chứng cứ đó có được xác định bằng nguồn mà pháp luật quy định, được thu thập theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định hay không Sau khi đánh giá xong từng chứng cứ, chủ thể tiến hành đánh giá tổng hợp chứng cứ nhằm xác định đúng đắn giới hạn chứng minh và kết luận các vấn đề của vụ án

Lời khai của bị can, bị cáo là một trong những nguồn chứng cứ Việc đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo cũng được xác định trên cơ sở những phương pháp đánh giá chứng cứ nói chung: Đánh giá riêng lẻ từng chứng cứ và

Trang 35

31

đánh giá tổng hợp toàn bộ chứng cứ

Khi đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo thì đánh giá riêng lẻ từng chứng cứ được hiểu là việc chủ thể tiến hành tố tụng xác định mức độ tin cậy và giá trị chứng minh của từng thông tin trong lời khai của bị can, bị cáo

Để đánh giá mức độ tin cậy và giá trị chứng minh của từng thông tin đó thì chủ thể tiến hành tố tụng có thể tiến hành các phương pháp cụ thể nh ư: Tìm ra trong lời khai của bị can, bị cáo những thông tin cần thiết, từ đó đối chiếu, so sánh những thông tin đó với nhau, với các chứng cứ khác đã thu thập được…

để tìm ra điểm hợp lý, bất hợp lý trong từng thông tin ở đây, phương pháp phân tích đóng vai trò quan trọng Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -

Lênin, phương pháp phân tích được hiểu là: “Phương pháp phân chia cái toàn

thể ra những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành đơn giản hơn” [17,

tr 442] Từng thông tin trong lời khai của bị can, bị cáo cần được đánh giá xem có phù hợp với tình tiết của thực tế không, có mâu thuẫn với nhau không,

có liên quan đến đối tượng chứng minh hay sự kiện chứng minh không… Đánh giá tổng hợp chứng cứ khi đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can được hiểu là việc chủ thể tiến hành tố tụng đánh giá những thông tin trong lời khai của bị can, bị cáo trong mối liên hệ với các chứng cứ khác của vụ án và trên cơ sở đó rút ra các kết luận phù hợp về vụ án nói chung và các tình tiết cụ

thể của nó Trong giai đoạn này phương pháp tổng hợp đóng vai trò quan

trọng Phương pháp tổng hợp được hiểu là: “Phương pháp liên kết, thống nhất

lại các bộ phận, các mặt, các yếu tố đã được phân tích, vạch ra mối liên hệ giữa chúng nhằm nhận thức cái toàn thể trong tính muôn vẻ của nó” [17, tr

443] Chẳng hạn, trong quá trình xử lý vụ trộm cắp tài sản của công dân, các

cơ quan tiến hành tố tụng đã thu thập được những thông tin cụ thể sau:

- Bị can, bị cáo khẳng định mình chưa bao giờ có tại hiện truờng và vào thời điểm xảy ra vụ án anh ta đang ở quán cà phê X;

- Kết luận giám định khẳng định dấu vân tay để lại hiện trường là của bị can, bị cáo;

Trang 36

Từ những chứng cứ đã thu thập, kiểm tra trên có thể khẳng định rằng bị can, bị cáo là thủ phạm của vụ án đó mặc dù anh ta khẳng định tình trạng ngoại phạm của mình Kết luận trên được rút ra không thể chỉ dựa vào một trong những chứng cứ đã nêu trên mà phải dựa trên cơ sở đánh giá tổng hợp các loại chứng cứ khác nhau đã được thu thập, kiểm tra Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc rút ra những kết luận về các vụ án nói chung và nhất là đối với những vụ án mà trong đó các chủ thể tiến hành tố tụng không thu đư-

ợc những chứng cứ trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội của bị can, bị cáo Trong những trường hợp ấy, chỉ bằng phương pháp đánh giá tổng hợp những chứng cứ gián tiếp đã thu được và trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp suy luận, quy nạp logic, các cơ quan tiến hành tố tụng mới có thể rút ra được những kết luận cần thiết đối với việc xử lý vụ án

Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo cần chú ý đến những đặc điểm tâm lý bị can, bị cáo ở lứa tuổi này Bị can, bị cáo là người chưa thành niên thường có xu hướng thổi phồng những tình tiết, sự kiện mà họ đã biết Ngoài ra,

bị can ở lứa tuổi này thường hay tưởng tượng, bịa đặt những tình tiết có liên quan đến sự việc xảy ra và dễ bị tác động bởi những ý kiến của người lớn, trong

đó có chủ thể tiến hành tố tụng về những tình tiết của vụ án Do đó, khi thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo là người chưa vị thành niên chủ thể tiến hành tố tụng cần xác định nguyên nhân của thái độ khai báo và lựa chọn biện pháp phù hợp để có được những thông tin khách quan, chính xác từ lời khai của họ Thực tế cho thấy, biện pháp chủ yếu để thu được lời khai chân thật của bị can, bị cáo là người chưa thành niên là giáo dục, thuyết

Trang 37

33

phục Trong trường hợp họ từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối thì để vạch

trần thái độ khai báo gian dối của bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì chủ

thể có thẩm quyền có thể sử dụng các thủ thuật tác động xúc cảm vì thông

thường các thủ thuật phân tích logic lời khai của bị can, bị cáo tỏ ra kém hiệu

quả bởi nó làm bị can, bị cáo nhớ lại tình tiết bị vạch trần là khai báo gian dối và

cùng với tâm lý không ưa các cơ quan tiến hành tố tụng khiến bị can, bị cáo nhắc

lại một cách ngoan cố những lời khai gian dối vô nghĩa của mình

1.2.3 Đặc điểm về mục đích

Mục đích của hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ nói chung và

chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo nói riêng là nhằm giải quyết đúng đắn,

khách quan vụ án hình sự Tuy nhiên, với mỗi hoạt động cụ thể lại có những mục

đích riêng khác nhau

*Mục đích thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

Kết quả nghiên cứu tình trạng khai báo của bị can, bị cáo có thể chia ra [1, tr 199]:

Tổng số bị can, bị cáo 100%

Bị can, bị cáo thành khẩn khai báo ngay từ đầu 18,7%

Bị can, bị cáo chỉ khai báo sau khi tác động tâm lý 73,1%

Bị can, bị cáo không chịu khai báo 8,2%

Như vậy, hầu hết các bị can, bị cáo thường có thái độ ngoan cố, khai báo

gian dối Tính chung cho cả hai loại là 81,3% Thực tế trên cho thấy tính chất

phức tạp, quyết liệt của hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời

khai của bị can, bị cáo nói chung và thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, bị

cáo nói riêng Làm thế nào để bị can, bị cáo chịu khai và khai đúng là vấn đề

mấu chốt nhất cũng là khúc mắc nhất trong hoạt động thu thập chứng cứ từ lời

khai của bị can, bị cáo Những tình tiết được phản ánh trong lời khai của bị can,

bị cáo có thể rất cần thiết, không có gì thay thế được và nếu bị can, bị cáo không

khai báo, không có được lời khai của bị can sẽ có thể không đảm bảo tính đầy đủ

của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử

Trang 38

34

Với ý nghĩa quan trọng như vậy, hoạt động thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo không chỉ giúp cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng rõ những tình tiết nhất định của vụ án mà qua lời khai của bị can, bị cáo chủ thể tiến hành

tố tụng sẽ biết được sự tồn tại của nhiều nguồn chứng cứ khác và do đó để phát hiện và thu thập những nguồn chứng cứ này chủ thể tiến hành tố tụng đỡ mất sức lực và tốn thời gian một cách không cần thiết

Kết quả của hoạt động thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo trong nhiều trường hợp có tác dụng quyết định đến việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, xác định động cơ, mục đích phạm tội của bị can, bị cáo và những vấn

đề khác cần phải chứng minh trong vụ án Việc thu thập đầy đủ, chính xác, khách quan chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo về toàn bộ sự thật của vụ án, hành vi phạm tội của bị can, bị cáo và đồng bọn cũng như các tin tức, tài liệu khác mà bị can, bị cáo biết có ý nghĩa quan trọng đối với công tác điều tra, truy

tố, xét xử và phòng ngừa tội phạm

*Mục đích kiểm tra chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

Việc kiểm tra chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo nhằm xác định những thông tin trong lời khai của bị can, bị cáo có phù hợp với thực tế không, có phù hợp với quy định kết quả và dấu vết của sự vật, hiện tượng hay không, có đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ không Nếu việc thu thập đầy đủ những thông tin về vụ án mà bị can, bị cáo nắm được luôn dành được sự quan tâm của chủ thể tiến hành tố tụng và nó được coi là cơ sở quan trọng để dựng lại sự kiện phạm tội

đã xảy ra một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ theo đúng yêu cầu của pháp luật thì hoạt động kiểm tra chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo lại được coi là hoạt động cần thiết và có ý nghĩa quan trọng Việc kiểm tra lời khai của bị can,

bị cáo khi quyết định sử dụng những thông tin mà bị can, bị cáo cung cấp làm cơ

sở cho các hành vi tố tụng tiếp theo là công việc cần thiết nhưng phức tạp, đòi hỏi chủ thể tiến hành tố tụng phải có thái độ khách quan và khoa học

*Mục đích đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo

Trang 39

- Việc sử dụng những thông tin có trong lời khai của bị can, bị cáo vào vụ

án có được không? Việc sử dụng đó có mâu thuẫn với pháp luật không?

- Những thông tin trong lời khai của bị can, bị cáo có nằm trong tổng hợp chứng cứ của vụ án không?

- Những thông tin này có liên quan gì đến các chứng cứ khác trong vụ án, tính chất và ý nghĩa của mối liên hệ ấy như thê nào?

- Những thông tin đó cũng như toàn bộ chứng cứ có giá trị như thế nào đối với việc xác định sự thật khách quan của vụ án

- Những thông tin đó phải được tiếp tục sử dụng như thế nào trong vụ án Nếu xác định không đúng ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của việc đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo có thể dẫn đến sai lầm trong việc

ra các quyết định tố tụng Một trong những vấn đề cần chú trọng khi xem xét mục đích của việc đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo là xác định mối liên quan giữa những thông tin trong lời khai của bị can, bị cáo với các chứng cứ khác của vụ án Những thông tin đó phải được xem xét trong mối liên

hệ mật thiết và logic với các chứng cứ khác Đó là điều kiện cần thiết đối với việc xác định chân lý khách quan trong vụ án hình sự

Tóm lại, việc đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo nhằm xác định những thông tin trong lời khai của bị can, bị cáo có đầy đủ các thuộc tính khách quan, liên quan và hợp pháp của chứng cứ hay không, có sử dụng được những thông tin đó không, xác định mối quan hệ của những thông tin đó với đối tượng chứng minh và mối quan hệ của những thông tin đó với các chứng cứ khác

Trang 40

chỉnh việc thực hiện quyền bào chữa của bị can đã quy định: “Trong quá trình

điều tra cũng như xét xử, tuyệt đối không được mớm cung, bức cung hay trấn

áp bị can dưới bất cứ hình thức nào, hoặc dùng lời lẽ dụ dỗ, hứa hẹn để bị can nhận tội Lời thú tội của bị can không kết thúc cuộc thẩm cứu mà còn phải có bằng chứng xác minh mới được dùng làm cơ sở để kết tội Tòa án chỉ dựa trên những sự việc đã xác minh rõ rệt ở phiên tòa mà kết luận, không nên

có định kiến rằng hễ người bị truy tố là nhất định có tội mà đối xử như với người có tội, bị can trước khi tuyên án được coi như vô tội để Tòa án có thái

độ hoàn toàn khách quan”

Như vậy, ngay từ năm 1956, nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo; PLTTHS đã nghiêm cấm sử dụng các biện pháp bất hợp pháp như mớm cung, bức cung hay trấn áp bị can, bị cáo dưới bất kỳ hình thức nào trong việc thu thập lời khai của bị can, bị cáo Đồng thời, phải kiểm tra, xác minh lời thú tội của bị can, bị cáo, so sánh, đối chiếu với những chứng cứ khác của vụ án Không được dùng lời khai của bị can, bị cáo là chứng cứ duy nhất để kết tội

Trong tình hình cách mạng mới, việc ban hành BLTTHS năm 1988 là vấn đề mang tính khách quan và cấp thiết BLTTHS năm 1988 đã quy định về

Ngày đăng: 31/03/2018, 21:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Trương Công Am (1998), Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự , Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự
Tác giả: TS. Trương Công Am
Nhà XB: Nhà xuất bản Công an nhân dân
Năm: 1998
3. Sao Biển (2005), “Lật tẩy một vụ nhận tội thay”, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, tr 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lật tẩy một vụ nhận tội thay”, "Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Sao Biển
Năm: 2005
4. ThS. Nguyễn Văn Cừ (2005), “Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Tác giả: ThS. Nguyễn Văn Cừ
Nhà XB: Nhà xuất bản tư pháp
Năm: 2005
5. Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (1997), Giáo trình luật tố tụng hình sự, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật tố tụng hình sự
Tác giả: Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
7. Nguyễn Đức (2005), “Lưới trời lồng lộng”, Báo Công an nhân dân, tr. 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưới trời lồng lộng”, "Báo Công an nhân dân
Tác giả: Nguyễn Đức
Năm: 2005
8. TS. Bùi Kiên Điện (2008), “Điều tra vụ án hình sự nhìn từ một vụ án”, Vụ án vườn điều từ những góc nhìn, tr. 405 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra vụ án hình sự nhìn từ một vụ án”, "Vụ án vườn điều từ những góc nhìn
Tác giả: TS. Bùi Kiên Điện
Năm: 2008
9. TS. Bùi Kiên Điện (1997), “Đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự”, tạp chí Luật học, (6), tr. 15-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự”, "tạp chí Luật học
Tác giả: TS. Bùi Kiên Điện
Năm: 1997
10. TS. Bùi Kiên Điện (1999), “Kiểm tra lời khai của bị can”, tạp chí luật học, (4), tr. 8 - 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra lời khai của bị can”, "tạp chí luật học
Tác giả: TS. Bùi Kiên Điện
Năm: 1999
11. TS. Đỗ Văn Đương (2006), “Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự”, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự
Tác giả: TS. Đỗ Văn Đương
Nhà XB: Nhà xuất bản tư pháp
Năm: 2006
12. Minh Kiên (2006), “Trót vì tay đã nhúng chàm”, Báo Công an TP. Hồ Chí Minh, (793), tr. 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trót vì tay đã nhúng chàm”, "Báo Công an TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Minh Kiên
Năm: 2006
13. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1998), Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn kiện quốc tế về quyền con người
Tác giả: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1998)
Năm: 1998
14. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2004), Bộ luật Tố tụng hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Tố tụng hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2004)
Năm: 2004
15. Nhà xuất bản Công an nhân dân (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự
Tác giả: Nhà xuất bản Công an nhân dân
Nhà XB: Nhà xuất bản Công an nhân dân (2004)
Năm: 2004
16. Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1994), Từ điển Tiếng việt, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng việt
Tác giả: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1994)
Năm: 1994
17. Nhà xuất bản Sự thật (1986), Từ điển Triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Triết học
Tác giả: Nhà xuất bản Sự thật
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự thật (1986)
Năm: 1986
18. Nhà xuất bản tư pháp (2005), Bộ luật Hình sự năm 1999 và toàn bộ các văn bản hướng dẫn thi hành đến năm 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Hình sự năm 1999 và toàn bộ các văn bản hướng dẫn thi hành đến năm 2005
Tác giả: Nhà xuất bản tư pháp
Nhà XB: Nhà xuất bản tư pháp (2005)
Năm: 2005
19. TS. Hoàng Thị Minh Sơn (2008), “Hoàn thiện các quy định về thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ”, tạp chí Luật học, (7), tr 65 - 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện các quy định về thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ”, "tạp chí Luật học
Tác giả: TS. Hoàng Thị Minh Sơn
Năm: 2008
20. TS. Trần Quang Tiệp (2004), “Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Tác giả: TS. Trần Quang Tiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Năm: 2004
21. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Năm: 2003
22. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), “Từ điển giải thích thuật ngữ luật học”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giải thích thuật ngữ luật học
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Công an nhân dân
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w