Tố tụng dân sự Vấn đề cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh gia chứng cứ tại Tòa án sơ thẩm, Tòa án phúc thẩm

18 589 2
Tố tụng dân sự  Vấn đề cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh gia chứng cứ tại Tòa án sơ thẩm, Tòa án phúc thẩm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để giải quyết các tranh chấp dân sự, Tòa án phải dựa trên việc cung cấp, thu thập nghiên cứu, đánh giá chứng cứ một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện. Từ khi BLTTDS 2004 ra đời, vấn đề liên quan đến chứng cứ đã được qui định khá cụ thể. Tuy nhiên, thực tế áp dụng đã cho thấy vẫn còn nhiêu qui định của pháp luật còn hạn chế, chưa phát huy được hiệu quả trong thực tiễn xét xử. Do vậy, “Vấn đề cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh gia chứng cứ tại TA sơ thẩm, TA phúc thẩm” đòi hỏi phải được quan tâm xác đáng, nhằm hoàn thiện các qui định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế.Đề tài tiến hành phân tích các qui định hiện hành, chỉ ra ưu điểm và hạn chế còn tồn tại của các qui định. Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các qui định của pháp luật về vấn đề này

MỞ ĐẦU Để giải quyết các tranh chấp dân sự, Tòa án phải dựa trên việc cung cấp, thu thập nghiên cứu, đánh giá chứng cứ một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện. Từ khi BLTTDS 2004 ra đời, vấn đề liên quan đến chứng cứ đã được qui định khá cụ thể. Tuy nhiên, thực tế áp dụng đã cho thấy vẫn còn nhiêu qui định của pháp luật còn hạn chế, chưa phát huy được hiệu quả trong thực tiễn xét xử. Do vậy, “Vấn đề cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh gia chứng cứ tại TA sơ thẩm, TA phúc thẩm” đòi hỏi phải được quan tâm xác đáng, nhằm hoàn thiện các qui định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế. NỘI DUNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CUNG CẤP, THU THẬP, NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TẠI TA CẤP SƠ THẨM, PHÚC THẨM 1. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ Trước hết cần phải hiểu về khái niệm chứng cứ: Theo qui định tại Điều 81 BLTTDS 2004: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được ĐS và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho TA hoặc do TA thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này qui định mà TA dùng làm că cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của ĐS là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn VADS”. Theo qui định tại Điều 82 BLTTDS, nguồn CC bao gồm: Các tài liệu đọc, nghe, nhìn được; các vật chứng; lời khai của ĐS, lời khai của người làm chứng; kết luận giám định; biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; tập quán; kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; các nguồn khác mà pháp luật có qui định. 1 Cung cấp CC được hiểu là hoạt động tố tụng cơ bản của các chủ thể CM giao nộp CC do mình thu thập được cho Tòa án, nhằm CM các tình tiết, sự kiện làm cơ sở cho những yêu cầu của mình và phản đối yêu cầu của phía bên kia. Khoản 1 Điều 6 BLTTDS cũng qui định: “ Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp CC, CM như đương sự”. Hoạt động cung cấp CC có đặc điểm: Chủ thể CM – ĐS và cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu bảo vệ lợi ích hợp pháp của người khác – bình đẳng với nhau trong việc đưa ra yêu cầu và có nghĩa vụ cung cấp CC. Người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp CC để CM cho yêu cầu khởi kiện; bị đơn có yêu cầu phản tố có nghĩa vụ cung cấp CC để CM tính không có căn cứ trong yêu cầu của nguyên đơn và tính có cơ sở của yêu cầu phản tố; ĐS khi yêu cầu TA thu thập CC thì phải chỉ rõ việc không thể tự mình thu thập CC. Thu thập CC là hoạt động TTDS của các chủ thể CM trong việc phát hiện , ghi nhận, thu giữ và bảo quản CC theo thủ tục do pháp luật qui định. Bản chất của việc thu thập CC là tìm ra những tình tiết, sự kiện có liên quan đến VVDS nhằm tìm ra sự thật khách quan, tạo cơ sở cho việc giải quyết VVDS. Nghiên cứu CC là việc các chủ thể CM độc lập xem xét, tìm hiểu CC trong hồ sơ VVDS, kiểm tra, xem xét CC tại phiên tòa để xác định mức độ phản ánh chính xác của CC về những tinh tiết, sự kiện cần thiết khác cho việc giải quyết đúng đăn VADS. Nghiên cứu CC được đặt ra khi có các CC đã được thu thập, bước đầu xác định giá trị CM của CC, mức độ phản ánh chính xác của CC, làm tiền đề cho việc đánh giá CC. Hoạt động nghiên cứu CC được thực hiện trong suốt quá trình CM, trong từng giai đoạn TT, và đều phải thực hiện theo đúng những thủ tục, qui định của pháp luật. Đánh giá CC là hoạt động tư duy logic của các chủ thể CM, đặc biệt là TA, được tiến hành trên cơ sở hiểu biết về những tình tiết, sự kiện đã thu thập được, 2 dựa trên cơ sở các qui định của pháp luật, tập quán và niềm tin nội tâm để xác định mức độ tin cậy và giá trị CM của từng CC, hệ thống CC. Việc đánh giá CC được thực hiện trong suốt quá trình TA giải quyết VVDS nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan một cách đúng đắn và toàn diện. 2. Ý nghĩa của hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá CC Cung cấp, thu thập CC là tiền đề cho nghiên cứu và đánh giá CC. Việc cung cấp, thu thập CC đảm bảo tính chính xác buộc ĐS phải có trách nhiệm với yêu cầu của mình, là cơ sở để khẳng định hoặc phủ định những giả thiết đã nêu trong quá trình CM, làm căn cứ đưa ra kết luận của cơ quan tiến hành TT. Nghiên cứu CC sẽ xem xét tính đúng đắn của những CC đã thu thập, đặt trong mối quan hệ tổng hòa giữa các CC với nhau, từ đây có thể xác định được việc có cần thiết hay không phải bổ sung CC,… là một trong những cơ sở để TA xem xét, ra các quyết định như đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết VVDS, chuyển VVDS cho TA khác giải quyết,… Cuối cùng, đánh giá chứng cứ nhằm xác định giá trị chứng minh và phù hợp giữa các chứng cứ, tình tiết đã thu thập được, thông qua đó, TA xác định đối tượng CM, làm rõ bản chất VVDS, là kết quả của quá trình cung cấp, thu thập, nghiên cứu CC. Cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá CC là bốn giai đoạn kéo dài nối tiếp và đan xen nhau, xuyên suốt quá trình nhằm giải quyết VVDS, và chỉ kết thúc khi TA ra phán quyết. II. CÁC QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CUNG CẤP, THU THẬP, NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM, PHÚC THẨM 1. Cung cấp chứng cứ tại TA cấp sơ thẩm, phúc thẩm Chủ thể cung cấp CC: Khoản 1 Điều 6 BLTTDS qui định: “ĐS có quyền và nghĩa vụ cung cấp CC cho TA và CM cho yêu cầu của mình là có căn cứ và 3 hợp pháp. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp CC, CM như đương sự”. Về mặt nguyên tắc, ai là người đưa ra yêu cầu TA giải quyết thì người đó phải có nghĩa vụ cung cấp CC cho TA để chứng minh cho yêu cầu của mình. Như vậy, khi ĐS và các cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích người khác, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước đưa ra yêu cầu, khởi kiện, hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác có nghĩa vụ cung cấp CC để CM cho yêu cầu của mình hay việc bác bỏ yêu cầu là có căn cứ và hợp pháp. Ngoài những chủ thể trên, các cá nhâm cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng hạn cho đương sự, TA, VKS tài liệu, CC mà mình đang giữ khi có yêu cầu và phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp tài liệu chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho chủ thể yêu cầu và nêu rõ lý do (Điều 7 BLTTDS). Về thời điểm và thủ tục cung cấp CC tại TA sơ thẩm, phúc thẩm: Việc giao nộp, cung cấp CC được tiến hành trong suốt quá trình TT. Trước hết, tại TA sơ thẩm: Ngay trong giai đoạn khởi kiện, yêu cầu và thụ lý VVDS, chủ thể có nghĩa vụ cung cấp CC đã phải cung cấp những CC đầu tiên cho TA. Điều 165 BLTTDS qui định: “Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, CC để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”. Có thể thực hiện bằng cách nộp trực tiếp tại TA sơ thẩm hoặc gửi đến TA sơ thẩm qua đường bưu điện. Trường hợp đại diện theo pháp luật của pháp nhân thì phải chứng minh tính hợp pháp của hợp đồng ủy quyền về nội dung, hình thức và phạm vi ủy quyền. Các giấy tờ tài liệu cung cấp phải tuân thủ qui định của pháp luật. TA nhận chứng cứ và lập biên bản giao nhận. Người khởi kiện, yêu cầu có quyền bổ sung CC trong thời hạn nhất định nhưng không quá 30 ngày, TA có thể gia hạn trong trường hợp đặc biệt nhưng không quá 15 ngày (Điều 169 BLTTDS).Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm: Các ĐS có thể tự mình cung cấp bổ sung CC cho TA hoặc TA yêu cầu các ĐS bổ sung các CC cần thiết. ĐS có thể cung cấp CC tại 4 buổi lấy lời khai, phiên hòa giải. Theo yêu cầu của ĐS, TA có thể yêu cầu các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác đang quản lý, lưu giữ CC giao nộp CC cho TA (Điều 94 BLTTDS), nếu các chủ thể này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc giao nộp CC thì phải chịu trách nhiệm về việc đó (Điều 84, 385, 389 BLTTDS), thời hạn giao nộp CC cho TA trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của TA. Bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án phải nộp cho TA văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo nếu có trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, trong trường hợp cần thiết thì TA có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Tuy nhiên, Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP lại hướng dẫn: “Trong quá trình giải quyết VVDS, nếu thấy CC mà ĐS giao nộp chưa đủ cơ sở để giải quyết, thì TA yêu cầu ĐS giao nộp bổ sung CC theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của BLTTDS. Khi yêu cầu ĐS giao nộp bổ sung CC, TA cần phải nêu cụ thể CC cần giao nộp bổ sung”. Theo đó, ĐS có quyền cung cấp CC trong suốt quá trình TT.Tại phiên tòa sơ thẩm: Ở giai đoạn này, ĐS có quyền và nghĩa vụ cung cấp thêm những CC mới nhưng họ phải chủ động đề xuất với HĐXX, chủ tọa phiên tòa không có trách nhiệm phải hỏi về vấn đề này trước khi bắt đầu thủ tục xét hỏi. Khi việc giải quyết VVDS đã vào giai đoạn tranh luận, chuẩn bị tuyên án, ĐS lại cung cấp bổ sung CC, thì Thư kí TA thực hiện việc giao nhận CC và phải ghi vào biên bản phiên tòa.Mọi CC đều phải đưa ra xem xét công khai, trực tiếp tại phiên tòa. Nếu việc xem xét, đánh giá CC đó không thể thực hiện ngày mà cần có thời gian xác minh thêm thì HĐXX có thể tạm ngừng phiên tòa chờ xác minh. Thứ hai, tại TA phúc thẩm: Trong giai đoạn TA cấp phúc thẩm xem xét lại phần bản án có kháng cáo kháng nghị, ĐS, người đại diện của ĐS, cơ quan tổ chức kháng cáo, VKS kháng nghị có quyền bổ sung CC mới hoặc bổ sung thêm cho những CC đã có đầy đủ hơn, việc này có thể thực hiện vào thời điểm nộp đơn kháng cáo (gửi kèm theo đơn kháng cáo) đến TA sơ thẩm hoặc TA phúc thẩm, có thể thực hiện trong giai đoạn TA cấp phúc thẩm thụ lý hồ sơ hoặc có thể ngay tại phiên 5 tòa. Thủ tục được tiến hành tương tự như giai đoạn khởi kiện và chuẩn bị xét xử. Nếu ĐS kháng cáo gửi CC cho TA phúc thẩm thì TA phúc thẩm chuyển cho TA sơ thẩm để TA sơ thẩm tiến hành các thủ tục cần thiết và gửi kèm theo hồ sơ VVDS cho TA phúc thẩm Như vậy, pháp luật TTDS cho phép người khởi kiện cung cấp CC trong bất kì giai đoạn nào của thủ tục TT. Qui định này đảm bảo cho bản án, quyết định của TA được đúng đắn, khách quan, tuy nhiên lại có hạn chế là kéo dài thời gian giải quyết VVDS. 2. Thu thập CC tại TA cấp sơ thẩm, phúc thẩm Chủ thể thu thập chứng cứ: Việc thu thập CC trước hết thuộc về ĐS, người đại điện của ĐS, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ĐS trong hoạt động thu thập CC, người khởi kiện yêu cầu bảo vệ lợi ích người khác, lợi ích công cộng, Nhà nước. Đây là chủ thể chủ yếu trong hoạt động thu thập CC, có quyền và nghĩa vụ thu thập CC để chứng minh cho yêu cầu của mình (Điều 6 BLTTDS) hay việc bác bỏ yêu cầu của người khác là hợp pháp (khoản 1, 2 Điều 79 BLTTDS). Ngoài những chủ thể kể trên, VKS và TA cũng là những chủ thể thu thập chứng cứ. Các trường hợp TA thu thập chứng cứ: Một là, xét thấy tài liệu, CC có trong hồ sơ VVDS chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu chứng cứ (khoản 1 Điều 85 BLTTDS). Hai là, “trong trường hợp do Bộ luật này qui định, Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu chứng cứ” (khoản 2 Điều 85 BLTTDS), qui định này được hiểu là phải căn cứ vào các qui định cụ thể tại các điều của BLTTDS khi qui định về các biện pháp thu thập chứng cứ, về điều kiện áp dụng từng biện pháp để xác định trường hợp nào Thẩm phán có thể chủ động áp dụng biện pháp nào. Đây là điểm tiến bộ của BLTTDS sửa đổi bổ sung năm 2011 so với BLTTDS 2004, đã bỏ đi hai điều kiện là “đương sự không tự mình thu thập 6 được” và “có yêu cầu”, các Thẩm phán có thể chủ động căn cứ vào các qui định của BLTTDS mà quyết định áp dụng biện pháp thu thập thập CC nào cho phù hợp mà không cần chờ “yêu cầu” của đương sự như qui định cũ. Các biện pháp để TA thu thập CC bao gồm: Lấy lời khai của ĐS (Điều 86 BLTTDS), lấy lời khai của người làm chứng (Điều 87 BLTTDS), đối chất (Điều 88 BLTTDS), xem xét, thẩm định tại chỗ (Điều 89 BLTTDS), trưng cầu giám định (Điều 90 BLTTDS) định giá tài sản trong trường hợp các bên thảo thuận mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế (Điều 92), ủy thác thu thập CC (Điều 93 BLTTDS), yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp CC (Điều 94 BLTTDS). Các trường hợp VKS tham gia thu thập CC: Thứ nhất, những VVDS do TA thu thập CC mà có đương sự khiếu nại về việc thu thập CC đó (TA thông báo cho VKS có thẩm quyền để VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm). Thứ hai, VKS xét thấy cần yêu cầu TA xác minh, thu thập CC trên cơ sở khiếu nại của ĐS thì VKS phải đưa ra yêu cầu bằng văn bản và sau khi tiến hành, TA thông báo kết quả bằng văn bản cho ĐS và VKS biết. Trường hợp VKS đã có văn bản yêu cầu nhưng đến thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm VKS vẫn không nhận được văn bản thông báo kết quả xác minh, thu thập CC của TA thì VKS phải tham gia phiên tòa sơ thẩm. Với thủ tục phúc thẩm, trường hợp sau khi xét xử sơ thẩm nếu ĐS kháng cáo vì lí do TA không thu thập CC đầy đủ, thì TA phải thông báo cho VKS ngang cấp biết để VKS chuẩn bị và tham gia phiên tòa phúc thẩm. VKS có thể tham gia hoạt động thu thập CC bằng cách yêu cầu ĐS, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, khoản 4 Điều 85 BLTTDS qui định: “VKS có quyền yêu cầu ĐS, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ , tài liệu, vật chứng để đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm,…” Tại TA phúc thẩm mà VKS có kháng nghị, VKS tham gia hoạt động cung cấp, thu thập CC thông qua việc xuất trình bổ sung CC. Vai trò của VKS trong quá trình thu thập CC: Đối với giai đoạn sơ thẩm, khoản 4 Điều 85 BLTTDS qui định cho phép VKS có quyền yêu cầu ĐS, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu vật chứng để đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, tái thẩm, giám độc thẩm. VKS 7 không trực tiếp tham gia thu thập CC nhưng có quyền tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự, các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do TA tiến hành thu thập CC hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc một bên ĐS là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. VKS còn tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm… (Điều 21 BLTTDS). Khoản 6 Điều 12 Nghị quyết 04/2012/NQ- HĐTP hướng dẫn thêm trường hợp Viện kiểm sát thu thập chứng cứ bằng việc yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ (cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng) chỉ được Tòa án chấp nhận nếu việc thu thập chứng cứ đó được thực hiện theo đúng quy định của BLTTDS và hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Những nội dung cần xác minh khi thu thập CC: Xác định rõ quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các bên ĐS, xác định đầy đủ tư cách ĐS tham gia TT, làm rõ những vấn đề cần phải CM và trọng tâm các vấn đề đó. Điều này đảm bảo cho quá trình thu thập chứng cứ chính xác, đầy đủ, không bỏ xót những thông tin cần thiết cho việc giải quyết VVDS, tránh lan man, dàn trải, gây lãng phí thời gian công sức. Như vậy, việc thu thập chứng cứ chủ yếu thuộc trách nhiệm của người khởi kiện. Tuy nhiên, trường hợp những người này không thể tự mình thu thập CC mặc dù đã áp dụng hết các biện pháp cần thiết thì TA có thể tiến hành thu thập CC, hỗ trợ cho việc thu thập CC của người khởi kiện thông các biện pháp thu thập CC theo qu định của pháp luật. Ngoài ra, VKS cũng là một chủ thể quan trọng của hoạt động thu thập CC tại TA cấp sơ thẩm, phúc thẩm. 3. Nghiên cứu CC tại TA cấp sơ thẩm, phúc thẩm Chủ thể của hoạt động nghiên cứu CC: TA là một trong những chủ thể nghiên cứu CC. TA có trách nhiệm giải quyết VVDS do đó TA có trách nhiệm 8 nghiên cứu CC mà các ĐS và những người khác có liên quan đã cung cấp, làm cơ sở cho việc đưa ra bản án, quyết định của TA. TA xác minh CC thông qua việc nghe các ĐS trình bày, giải thích, thẩm vấn nhân chứng, nghe ý kiến của giám định viên, sự tranh luận của các ĐS. Khi nghiên cứu CC, TA phải xem xét trong mối quan hệ liên quan mật thiết với nhau của cac CC, thực hiện so sánh CC này với CC khác để xác minh mức độ phản ánh sự thật của CC, làm cơ sở cho việc xác định bản chất VVDS. Việc nghiên cứu CC của TA được tiến hành trong nhiều giai đoạn, ví dụ, trong phòng nghị án khi ra bản án, quyết định về VVDS tại cả TA sơ thẩm và phúc thẩm. Việc nghiên cứu CC luôn phải dựa trên các qui định của pháp luật. VKS là chủ thể thứ hai của hoạt động nghiên cứu CC. Tại TA sơ thẩm, khi các ĐS có khiếu nại về việc thu thập CC của TA, VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm và tham gia hoạt động nghiên cứu CC, nghiên cứu hồ sơ VVDS. VKS sau khi nghiên cứu, nếu có căn cứ kháng nghị, VKS thực hiện kháng nghị đối với bản án, quyết định của TA. VKS tham gia phiên tòa phúc thẩm đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VVDS của TA cấp sơ thẩm bị ĐS kháng cáo (trong trường hợp này, kiểm sát viên có quyền tham gia hoạt động nghiên cứu CC thông qua việc hỏi, xem xét vật chứng, nhận xét kết luận giám định,…) ĐS và cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vì lợi ích của người khác, lợi ích công cộng, Nhà nước cũng là một chủ thể của hoạt động nghiên cứu CC. BLTTDS qui định cho ĐS có quyền được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, CC do các ĐS khác xuất trình hoặc do TA thu thập (điểm đ khoản 2 Điều 58 BLTTDS); tại phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, ĐS có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa (Điều 199, 200, 201 BLTTDS), được nghe trình bày của các bên (Điều 221 BLTTDS), được trình bày quan điểm, ý kiến của mình (Điều 197 BLTTDS), được tham gia hỏi tại phiên tòa (Điều 222 BLTTDS) và được tranh luận tại phúc thẩm (chương XIV BLTTDS) tạo cho ĐS có điều kiện nghiên cứu CC, hiểu rõ hơn về VVDS, từ đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ĐS. Ngoài ra chủ thể của hoạt động nghiên cứu CC tại TA cấp sơ thẩm, phúc thẩm còn có người đại diện hợp pháp của ĐS, người bảo vệ quyền và lợi ích của ĐS. 9 Những yêu cầu của việc nghiên cứu CC tại TA cấp sơ thẩm, phúc thẩm: Việc nghiên cứu phải toàn diện, không bỏ sót, nhằm làm sáng tỏ bản chất vụ việc; và được tiến hành một cách kịp thời, khách quan, không phân biệt đối xử CC được cung cấp, thu thập bởi chủ thể này hay chủ thể khác. Nghiên cứu CC phải tiến hành theo trình tự logic: Trước hết là nghiên cứu trong hồ sơ VVDS (các tài liệu trong hồ sơ có đầy đủ so với danh mục tài liệu của hồ sơ hay không; nghiên cứu đơn khỏi kiện để xác định yêu cầu của người khởi kiện, thẩm quyền của TA, thời hiệu khởi kiện; lời khai của ĐS, người làm chứng trong hồ sơ; nghiên cứu CC khác,…). Sau đó là nghiên cứu CC tại phiên tòa (hỏi, tranh luận, kết quả giám định,…) Việc nghiên cứu các CC phải dựa trên thực tế khách quan, và tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của pháp luật tố tụng. Nội dung của nghiên cứu CC tại TA cấp sơ thẩm, phúc thẩm: Phải xác định phạm vi yêu cầu của ĐS và các chủ thể có liên quan; xác định thẩm quyền giải quyết của TA; quan hệ pháp luật giữa các đương sự, từ đó xác định tư cách ĐS, thành phần tham gia phiên tòa, các CC để giải quyết vụ việc đã đúng đắn và đảm bảo đầy đủ đề giải quyết vụ việc hay chưa, nếu chưa đủ thì phải tiến hành thu thập thêm như thế nào. 4. Đánh giá CC tại TA cấp sơ thẩm, phúc thẩm Chủ thể: Tất cả các chủ thể CM đều có quyền đánh giá CC. Trước hết, nó thuộc về TA, cụ thể là HĐXX tại phiên tòa và trong phòng nghị án. Đối với ĐS, người đại diện của ĐS và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ĐS có quyền phát biểu ý kiến đánh giá CC của mình và CC do chủ thể khác thu thập, đánh giá này không có giá trị bắt buộc mà chỉ có giá trị tham khảo đối với TA. Nguyên tắc đánh giá CC: Điều 96 BLTTDS qui định về nguyên tắc đánh giá CC. Theo đó, việc đánh giá CC phải: Khách quan, toàn diện, phải tiến hành đánh giá trong mối quan hệ giữa các CC với nhau, tiến hành so sánh các CC, để xác định giá trị CM của CC. Phải xem xét CC từ tất cả các nguồn khác nhau do 10 [...]... Hoàng Ngọc Thỉnh, Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự, Tạp chí Luật học, Số đặc san 4/2004 2 Phạm Thái Quí, Bàn về chế định chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Số 12/2008 3 Thu thập chứng cứ và trách nhiệm chứng minh trong tố tụng dân sự - một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Tạp chí Kiểm sát, số 24/2010 4 Tưởng Duy Lượng, Thu thập chứng cứ và chứng minh theo... Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2012 Luận văn 1 Vũ Văn Đồng, Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự, luận văn thạc sĩ luật học, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2007 2 Vũ Thị Hải Yến, Vấn đề chứng cứ trong tố tụng dân sự, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2011 3 Nguyễn Minh Hằng, Chế định chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam, luận án thạc sĩ, Hà Nội,... để giải quyết VVDS Việc đánh giá này phải dựa trên cơ sở đánh giá từng CC, nguyên tắc đánh giá CC, kiến thức và niềm tin nội tâm của các chủ thể CM III THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CUNG CẤP, THU THẬP, NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM, PHÚC THẨM 1 Thực tiễn áp dung và một số kiến nghị nhằm... ĐS đến phúc thẩm phúc thẩm mới chịu xuất trình CC, dẫn đến án sơ thẩm bị hủy Trong khi đó khoản 1 Điều 277 BLTTDS qui định bản án sơ thẩm phải bị hủy bất kể do lỗi của ĐS hay TA gây nên áp lực tâm lý lớn cho các Thẩm phán xét xử sơ thẩm Do đó cần bổ sung qui định về thời hạn cung cấp chứng cứ, buộc ĐS có trách nhiệm hơn trong hoạt động này, theo hướng nếu quá thời hạn mà ĐS không giao nộp hoặc giao nộp... dẫn đến nhiều trường hợp án sai, án phải hủy, án tồn đọng không được giải quyết,… Do đó cần phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết cho thẩm quyền, kiểm sát viên, hội thẩm nhân dân, … nâng cao ý thức trách nhiệm và “cái tâm” đối với nghề, từ đó đảm bảo cho việc các qui định của pháp luật về cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá CC nói riêng và các qui định khác nói... thật, tồn tại trong thực tế khách quan Tính liên quan: Sự vật, sự kiện phải liên quan đến vụ việc mà TA giải quyết, có mối quan hệ nội tại, tính nhân quả giữa sự vật, tình tiết dùng để CM với đối tượng CM,… Tính hợp pháp: Phải được rút ra từ nguồn nhất định do pháp luật qui định và phải được thu thập, bảo quan và nghiên cứu đánh giá theo thủ tục pháp luật qui định Hai là, đánh giá tổng hợp CC: Đánh giá... định của pháp luật, hạn chế về nghiệp vụ, dẫn đến sai trong nghiên cứu và đánh giá chứng cứ dẫn đến án sai phải hủy, ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của ĐS; hoặc mặc dù có căn cứ không vô tư khi tiến hành TT, dẫn đến việc nghiên cứu, đánh giá CC không khách quan nhưng cơ quan tiến hành TT lại bao che cho nhau; một số người tiến hành tố tụng hiểu rõ pháp luật nhưng lại không thực hiện hết trách nhiệm,...các chủ thể thu thập, cung cấp, không vọi vàng kết luận về giá trị CM của CC khi chưa kiểm tra, đối chiếu Việc đánh giá CC phải chính xác và dựa trên các qui định của pháp luật Phương pháp đánh giá CC: Có hai phương pháp đánh giá CC: Một là, đánh giá từng CC: đánh giá sự vật, tình tiết có đảm bảo 3 đặc tính của CC hay không, cụ thể: Để được... luật Về cung cấp CC: Thứ nhất, Điều 175 BLTTDS qui định về thời hạn giao nộp CC: Điều 175 BLTTDS qui định về thời hạn giao nộp CC nhưng lại không qui định hậu quả pháp lý về việc ĐS giao nộp CC quá hạn qui định Thêm nữa các qui định khác của BLTTDS từ giai đoạn chuẩn bị xét xử, phiên tòa sơ thẩm, 11 phúc thẩm và các văn bản hướng dẫn như đã phân tích ở trên lại cho phép ĐS cung cấp CC trong bất cứ giai... bản chính trước khi nhận Nếu xét thấy cần phải để vào hồ sơ cả bản chính thì Thẩm 12 phán yêu cầu ĐS nộp bản chính; khi giải quyết xong VVDS, nếu ĐS yêu cầu lấy lại bản chính thì TA trả lại cho họ và chỉ giữ lại bản sao trong hồ sơ1 Về thu thập CC: Một là, về biện pháp thu thập chứng cứ “Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ theo qui định tại Điều 94 BLTTDS thì chỉ được áp dụng biện pháp . gia hạn nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Tuy nhiên, Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP lại hướng dẫn: “Trong quá trình giải quyết VVDS, nếu thấy CC mà ĐS giao nộp chưa đủ cơ sở. tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm… (Điều 21 BLTTDS). Khoản 6 Điều 12 Nghị quyết 04/2012/NQ- HĐTP hướng dẫn thêm trường hợp Viện kiểm sát thu thập chứng cứ bằng việc yêu cầu đương sự, cá. 277 BLTTDS qui định bản án sơ thẩm phải bị hủy bất kể do lỗi của ĐS hay TA gây nên áp lực tâm lý lớn cho các Thẩm phán xét xử sơ thẩm. Do đó cần bổ sung qui định về thời hạn cung cấp chứng cứ,

Ngày đăng: 31/07/2014, 22:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan