XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên thực tập: LÊ THỊ THANH TUYỀN Tên khóa luận: “Khảo sát bệnh đường hô hấp trên heo sau cai sữa đến 60 ngày tuổi tại trại heo tư nhân h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*************
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN HEO SAU CAI SỮA ĐẾN 60 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI HEO TƯ NHÂN
HUYỆN TÂN UYÊN
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THANH TUYỀN Lớp: DH08TA
Ngành: Chăn nuôi Niên khóa: 2008 – 2012
Tháng 08/2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
*************
LÊ THỊ THANH TUYỀN
KHẢO SÁT BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN HEO SAU CAI SỮA ĐẾN 60 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI HEO TƯ NHÂN
HUYỆN TÂN UYÊN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kĩ sư Chăn nuôi
chuyên ngành Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi
Giáo viên hướng dẫn
TS NGUYỄN VĂN PHÁT
Tháng 08/2012
Trang 3XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: LÊ THỊ THANH TUYỀN
Tên khóa luận: “Khảo sát bệnh đường hô hấp trên heo sau cai sữa đến 60
ngày tuổi tại trại heo tư nhân huyện Tân Uyên”
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn nuôi thú y
ngày… tháng… năm…
Giáo viên hướng dẫn
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Con thành kính ghi ơn: Mẹ, người đã sinh thành giáo dưỡng, động viên
khích lệ tinh thần để con có được ngày hôm nay
Chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn nuôi – Thú y
Toàn thể quý thầy cô
Đã tận tình truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc thầy, TS Nguyễn Văn Phát đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Xin chân thành cảm tạ chú Nguyễn Hữu Nhiệm chủ trại chăn nuôi cùng
toàn thể cô chú, anh chị em trong trại đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập
Xin gửi những lời cảm ơn đến các bạn lớp DH08TA (TA34) đã cùng tôi chia
sẽ những khó khăn trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp
Sinh viên
Lê Thị Thanh Tuyền
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát bệnh đường hô hấp trên heo sau cai sữa đến
60 ngày tuổi tại trại heo tư nhân huyện Tân Uyên” được tiến hành từ ngày
06/02/2012 đến ngày 30/05/2012 trên 671 con heo sau cai sữa Qua quá trình khảo sát, chúng tôi đã ghi nhận được một số kết quả sau:
Nhiệt độ chuồng nuôi trung bình 25,98 – 32,03 0C, ẩm độ trung bình 59,36 – 74,36 % Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi có sự khác biệt lớn trong ngày,
Tỷ lệ heo bệnh hô hấp là 22,88 %, trong đó tỷ lệ ho trung bình là 16,09 %, tỷ
lệ thở bụng là 5,13%, tỷ lệ ho kết hợp với thở bụng chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,66 %
Tỷ lệ ngày con ho, thở bụng, ho kết hợp với thở bụng lần lượt là 3,1%, 0,97% và 0,31 %
Kết quả phân lập vi khuẩn trong 8 mẫu phổi cho thấy tỷ lệ nhiễm
Streptococcus spp là 75 % và Staphylococcus spp là 25 % Trong đó Staphylococcus còn nhạy cảm 100 % với marbofloxacin, norfloxacin, lincomycin/
spectinomycin, doxycyclin Streptococcus spp còn nhạy cảm nhất với norfloxacin
(100 %), tiếp đến là cephalexin (83 %), doxycyclin (67 %)
Qua triệu chứng và bệnh tích khi mổ khám kết hợp bệnh tích vi thể cho
chúng tôi hướng nghi ngờ heo nhiễm bệnh do Mycoplasma hyopneumoniae là chính
Tỷ lệ khỏi bệnh hô hấp là tương đối cao (93,90%), thời gian điều trị trung bình là 5,54 ngày, tỷ lệ tái phát là 14,94 %
Trọng lượng heo cai sữa lúc 30 ngày tuổi trung bình là 8,53 kg/con, trọng lượng lúc 60 ngày tuổi là 19,32 kg/con, tăng trọng tuyệt đối trung bình là 382,2 g/con/ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn 1,57 kg (TĂ/kg TT)
Trang 6MỤC LỤC
Trang tựa i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ii
Lời cảm tạ iii
Tóm tắt iv
Mục lục v
Danh sách các chữ viết tắt ix
Danh mục các bảng x
Danh mục các hình xi
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Giới thiệu tổng quan về trại thực tập 3
2.1.1 Vị trí địa lý 3
2.1.2 Quá trình thành lập và phát triển 3
2.1.3 Chức năng của trại 3
2.1.4 Cơ cấu đàn heo của trại 3
2.1.5 Hệ thống chuồng trại 4
2.2 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng 5
2.2.1 Chế độ dinh dưỡng 5
2.2.1.1 Thức ăn 5
2.2.1.2 Nước uống 7
2.2.1.3 Chăm sóc và quản lý 8
2.2.1.4 Vệ sinh thú y 9
2.2.1.5 Quy trình sử dụng vaccin cho các loại heo ở trại 10
Trang 72.3 Sinh lý cơ quan hô hấp 11
2.3.1 Cấu tạo hệ hô hấp của heo 11
2.3.2 Hoạt động hô hấp của heo 11
2.3.3 Các thể thở của heo 12
2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh hô hấp trên heo 12
2.4.1 Dinh dưỡng 12
2.4.2 Môi trường 13
2.4.3 Chăm sóc quản lý 16
2.5 Một số bệnh có triệu chứng hô hấp trên heo 17
2.5.1 Hội chứng loạn sinh sản – hô hấp (Porcine Respiratory and Reproductive Syndrome = PRRS) 18
2.5.2 Bệnh cúm heo 19
2.5.3 Bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma 20
2.5.4 Bệnh tụ huyết trùng trên heo (Pasteurellosis) 21
2.5.5 Bệnh do Actinobacilluss Pleuropneumoniae (APP) 22
2.5.6 Bệnh do Streptococcus suis Type 2 22
2.5.7 Bệnh viêm teo xoang mũi trên heo 23
2.5.8 Bệnh do kí sinh trùng 24
2.6 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu có liên quan 24
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 26
3.1 Thời gian và địa điểm thực tập 26
3.1.1 Thời gian 26
3.1.2 Địa điểm 26
3.2 Đối tượng khảo sát 26
3.3 Dụng cụ và vật liệu 26
3.4 Nội dung nghiên cứu 26
3.5 Phương pháp tiến hành 28
3.5.1 Khảo sát các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tiểu khí hậu chuồng nuôi và tình hình bệnh 28
Trang 83.5.1.1 Ghi nhận nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi 28
3.5.1.2 Khảo sát quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc 28
3.5.1.3 Khảo sát mật độ chuồng nuôi 28
3.5.1.4 Khảo sát tình hình bệnh hô hấp trên heo trong trại 28
3.5.2 Mổ khám và ghi nhận bệnh tích đại thể trên heo 29
3.5.3 Phân tích bệnh tích vi thể 30
3.5.4 Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn, thử kháng sinh đồ 30
3.5.5 Ghi nhận hiệu quả điều trị 30
3.5.6 Khảo sát sự tăng trọng của heo 31
3.6 Phương pháp xử lý số liệu 31
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
4.1 Tình hình bệnh hô hấp trên heo sau cai sữa đến 60 ngày tuổi trong trại và một số yếu tố ảnh hưởng 32
4.1.1 Kết quả khảo sát tiểu khí hậu chuồng nuôi 32
4.1.2 Kết quả khảo sát mật độ chuồng nuôi 34
4.1.3 Kết quả khảo sát biểu hiện lâm sàng bệnh hô hấp 35
4.1.3.1 Tỷ lệ heo biểu hiện bệnh hô hấp 35
4.1.3.2 Tỷ lệ heo ho và ngày con ho 36
4.1.3.3 Tỷ lệ heo thở bụng và ngày con thở bụng 37
4.1.3.4 Tỷ lệ heo ho – thở bụng và ngày con ho – thở bụng 38
4.1.3.5 Tỷ lệ heo mắc các bệnh khác 39
4.2 Kết quả khảo sát bệnh tích đại thể, bệnh tích vi thể, phân lập vi khuẩn, thử kháng sinh đồ 40
4.2.1 Kết quả khảo sát bệnh tích đại thể 40
4.2.2 Kết quả khảo sát bệnh vi thể 43
4.2.3 Kết quả phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ 43
4.3 Kết quả điều trị bệnh 45
4.4 Kết quả khảo sát sự tăng trọng của heo 47
4.4.1 Trọng lượng trung bình 48
Trang 94.4.2 Tăng trọng tuyệt đối trung bình 48
4.4.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn 49
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50
5.1 Kết luận 50
5.2 Đề nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 56
Trang 10DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TLTBCS: Trọng lượng trung bình sau cai sữa
TTLCS: Tổng trọng lượng lúc cai sữa (30 ngày tuổi) TLTB60: Trọng lượng trung bình lúc 60 ngày tuổi
HSCHTĂ: Hệ số chuyển hóa thức ăn
TSNĐTK: Tổng số ngày điều trị khỏi
TGĐTKTB: Thời gian điều trị khỏi trung bình
APP: Actinobacillus pleuropneumoniae
ppm: parts per million
PRRS: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo của trại 3
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn tập ăn của heo con Microlacta của công ty Vitalac (Pháp) 5
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng thức ăn Jolie 6
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng thức ăn HG2 6
Bảng 2.5 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho nái nuôi con (Maxi Mum 118) 7
Bảng 2.6 Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho heo nái bầu (Maxi Mum 116) 7
Bảng 2.7 Lịch tiêm phòng của trại 10
Bảng 2.8 Các yếu tố môi trường liên quan đến các bệnh trên heo 14
Bảng 2.9 Nhiệt độ tối ưu của chuồng nuôi đối với các nhóm heo 15
Bảng 2.10 Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến tình trạng bệnh 17
Bảng 3.1: Bố trí khảo sát 29
Bảng 4.1 Nhiệt độ, độ ẩm chuồng heo cai sữa 32
Bảng 4.2 Mật độ chuồng nuôi qua các đợt khảo sát 34
Bảng 4.3 Tỷ lệ heo biểu hiện bệnh hô hấp 35
Bảng 4.4 Tỷ lệ heo bị ho và ngày con bị ho 36
Bảng 4.5 Tỷ lệ heo thở bụng và ngày con thở bụng 37
Bảng 4.6 Tỷ lệ heo ho – thở bụng và ngày con ho – thở bụng 38
Bảng 4.7 Tỷ lệ mắc các bệnh khác 39
Bảng 4.8 Tỷ lệ xuất hiện các dạng bệnh tích của heo được mổ khám (n=8) 40
Bảng 4.9 Kết quả phân lập vi khuẩn 43
Bảng 4.10 Kết quả thử kháng sinh đồ 44
Bảng 4.11 Kết quả điều trị khỏi bệnh đường hô hấp 46
Bảng 4.12 Trọng lượng trung bình, tăng trọng tuyệt đối trung bình và hệ số chuyển hóa thức ăn 47
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Tim bị tích casein của heo bị viêm phổi 42 Hình 4.2 Phổi bị hóa gan xám 42 Hình 4.3 Phổi bị hóa gan đỏ 42
Trang 13Vì vậy để ngành chăn nuôi nói chung, ngành chăn nuôi heo nói riêng phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao là một vấn đề mà hiện nay đang được nhiều nhà chăn nuôi quan tâm Trong điều kiện hiện nay, ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của ngành chăn nuôi heo như con giống, dinh dưỡng, chuồng trại, các khâu quản lý chăm sóc,… thì công tác phòng chống bệnh đóng vai trò rất quan trọng và cũng là vấn đề khó khăn, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp Theo Nguyễn Hữu Hiếu (2010) tỷ lệ heo giai đoạn từ 24 – 60 ngày tuổi bị bệnh đường hô hấp là 42% với triệu chứng ho chiếm 32,21%, tỷ lệ thở bụng là 3,16%, ho kết hợp với thở bụng là 0,43% và theo Christensen và Mousing (1992) (trích dẫn Trần Văn Viên, 2009) không có heo nào không bị bệnh đường hô hấp đến khi giết mổ
Các bệnh đường hô hấp có thể do một hoặc một số nguyên nhân kết hợp với nhau hoặc tạo điều kiện cho những nguyên nhân thứ phát gây bệnh (Vandeputte và
cs, 1991, trích dẫn Nguyễn Hữu Hiếu, 2011) hoặc có thể do điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột ngột, chăm sóc, quản lý kém,… Bệnh đường hô hấp làm cho heo còi cọc chậm lớn, tiêu tốn thức ăn cao, tăng chi phí thuốc men điều trị, giảm sản lượng, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế
Trang 14Tuy công tác phòng chống bệnh đã được các trại quan tâm nhiều nhưng bệnh đường hô hấp vẫn tiếp tục xảy ra, đặc biệt là những tháng giao mùa
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi – Thú y, trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Văn Phát chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát bệnh đường hô
trên heo sau cai sữa đến 60 ngày tuổi tại trại heo tư nhân huyện Tân Uyên” 1.2 Mục đích và yêu cầu
Theo dõi các yếu tố khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, độ ẩm)
Theo dõi và ghi nhận tỷ lệ bệnh thông qua triệu chứng lâm sàng
Mổ khám, quan sát bệnh tích và lấy mẫu phân lập vi khuẩn và phân tích bệnh tích vi thể
Ghi nhận hiệu quả điều trị trên đàn heo khảo sát
Ghi nhận tăng trọng của heo
Trang 15Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRẠI THỰC TẬP
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi heo tư nhân huyện Tân Uyên, ở ấp 4, xã Tân Lập, huyện Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương Trại nằm cách thị trấn Tân Uyên khoảng 12 km về hướng
Tây Nam, trại nằm gần hệ thống đường giao thông nên rất thuận tiện cho việc vận
chuyển lưu thông, buôn bán sản phẩm Trại có tổng diện tích khoảng 28 hecta trong
đó có khoảng 3,5 hecta dùng cho chăn nuôi với 5 dãy chuồng có khả năng nuôi
2500 con heo bao gồm heo nái bầu, hậu bị, nái đẻ, cai sữa và heo thịt, phần còn lại
dùng để trồng tràm
2.1.2 Quá trình thành lập và phát triển
Trại được thành lập năm 1995, lúc đó chỉ hoạt động theo quy mô hộ nhỏ - hộ
gia đình Đến năm 2003, trại mới bắt đầu mở rộng quy mô chăn nuôi như hiện nay
2.1.3 Chức năng của trại
Cung cấp heo thịt cho địa bàn huyện, tỉnh và các vùng lân cận
2.1.4 Cơ cấu đàn heo của trại
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo của trại
Đực giống lấy tinh Đực thí tình
4 con
1 con
Heo con theo mẹ 39con
Số liệu đàn cập nhật ngày 30/05/2012
Trang 162.1.5 Hệ thống chuồng trại
Các dãy chuồng được thiết kế giống nhau về phần mái là mái nóc đôi, lợp tôn lạnh, hai bên chuồng là mương thoát nước để dẫn nước thải cũng như nước mưa vào hệ thống hầm Biogas Tất cả các dãy chuồng đều có hệ thống phun nước tự động trên mái và hệ thống quạt công suất lớn nhằm giải nhiệt cho heo đồng thời lưu thông khí tạo độ thông thoáng vào những ngày nắng nóng, riêng chuồng nái đẻ và chuồng cai sữa có thêm hệ thống bạt bao quanh nhằm giữ ấm cho heo vào ban đêm
và những ngày mưa to gió lớn
Chuồng nái đẻ được thiết kế là hệ thống chuồng sàn hiện đại, có tổng cộng
60 ô chuồng được chia làm hai dãy và có thể lắp ráp thêm khi cần thiết Kích thước mỗi ô chuồng là 1,8 m x 2,2 m, được chia làm ba ngăn, một ngăn dành cho heo mẹ
ở giữa là sàn bê tông và hai ngăn cho heo con bằng sàn nhựa ở hai bên, có máng ăn
và núm uống tự động
Khu chuồng nái khô và mang thai có kích thước là 80 m x 8,5 m Được bố trí theo kiểu chuồng sàn gồm 180 ô chuồng được chia làm hai dãy, kích thước mỗi ô chuồng là 0,8 m x 2,2 m, nền chuồng có độ dốc 5 %, có máng ăn và núm uống tự động
Chuồng đực giống, được đặt ở hai đầu của chuồng nái khô và mang thai Gồm có 6 chuồng, mỗi ô chuồng có kích thước là 2,7 m x 3,2 m, có máng ăn và
núm uống tự động
Khu chuồng heo cai sữa là hệ thống chuồng sàn bê tông, gồm 28 ô chuồng được chia làm hai dãy, có lối đi ở giữa khoảng 1 m, mỗi ô chuồng được ngăn cách với nhau bằng hệ thống các thanh sắt chống rỉ, kích thước mỗi ô chuồng là 4,5 m x 5,5 m, mỗi ô có bể nước tắm có kích thước là 1,5 m x 4,5 m, mỗi ô chuồng có hai
máng ăn (một máng cám bột, một máng cám viên và núm uống tự động)
Chuồng heo thịt gồm 2 khu chuồng, mỗi khu chuồng có 22 ô, được chia làm
hai dãy,mỗi ô có kích thước là 6,5 m x 7,5 m Mỗi ô chuồng có bể tắm rộng 1,5 m,
có máng ăn và núm uống tự động Một phần của chuồng thịt được dành để nuôi heo hậu bị
Trang 172.2 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng
2.2.1 Chế độ dinh dưỡng
2.2.1.1 Thức ăn
Thức ăn cho heo con mới tập ăn đến cai sữa là cám Microlacta của công ty
Vitalac (Pháp) được đóng gói và phân phối bởi công ty TNHH Toàn Mỹ Phú Heo
sau cai sữa ăn cám viên Jolie của công ty Guymarc’h –VN và cám bột HG2 của
công ty TNHH Dinh dưỡng Nông nghiệp Coco Heo nái nuôi con và heo nái mang
thai cho ăn thức ăn viên Maxi Mum 116 và Maxi Mum 118 Heo thịt ăn thức ăn bột
theo công thức của trại tự trộn
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn tập ăn của heo con Microlacta của
công ty Vitalac (Pháp)
Trang 18Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng thức ăn Jolie
Trang 19Bảng 2.5 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho nái nuôi con (Maxi Mum 118)
2.2.1.2 Nước uống
Nước uống cho heo được bơm từ giếng khoan lên các bồn chứa, mỗi khu
chuồng đều có các bồn chứa nước, mỗi bồn có thể tích từ 8 đến 12 m3 Từ các bồn
chứa này, nước được dẫn theo các đường ống đến mỗi ô chuồng để heo có thể uống
nước dễ dàng bằng các núm uống tự động
Trang 202.2.1.3 Chăm sóc và quản lý
Nái bầu và nái khô sữa: cho ăn ngày 2 lần sáng 7 giờ, chiều 4 giờ 30 với lượng thức ăn trong ngày từ 3 – 3,5kg/con (tùy theo thể trạng của heo) Buổi sáng kiểm tra sức khỏe đàn heo, ghi lại tình trạng sức khỏe của những heo nghi ngờ bị bệnh và có những biện pháp can thiệp kịp thời Khoảng 9 – 10 giờ sáng hoặc 3 – 4 giờ chiều phối cho heo nái lên giống
Nái đẻ và nuôi con: nái bầu trước ngày đẻ dự kiến khoảng 5 – 6 ngày được tắm rửa sau đó chuyển lên chuồng đẻ, cho ăn giống như nái bầu nhưng với lượng ít hơn (khoảng 2 – 2,5 kg/con) Khi heo đẻ có công nhân đỡ đẻ, heo đẻ gần xong được tiêm một mũi Oligo glucan (0,1ml/kg thể trọng), một mũi Oxytocin (2ml/nái) và khi heo đẻ xong thì tiêm một mũi amoxcilin (0,1ml/kg thể trọng); 24 giờ sau khi heo đẻ tiêm Lutalyse (2ml/nái) để tống hết dịch bẩn ra ngoài và Catosal (0,1ml/kg thể trọng) để tăng cường sức khỏe cho heo mẹ Trong những ngày đầu cho ăn ít hơn khẩu phần bình thường (khoảng 2,5 – 3,5 kg/ ngày) nhằm hạn chế tình trạng sốt sữa
Heo con mới sinh: heo vừa sinh ra được vệ sinh đường hô hấp và giữ ấm bằng bột lăn, sau đó được cho bú sữa đầu Một ngày sau khi đẻ, heo con được bấm răng, cắt đuôi, uống men (E.lac và Coli-200) Khoảng 2 ngày tuổi cho uống bột trứng, 3 ngày tuổi chích sắt và uống Navetcox để ngừa cầu trùng Ngày thứ 7 chích sắt lần 2 và bắt đầu tập ăn Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 16 bắt đầu thiến
Heo cai sữa: tắm rửa sạch sẽ trước khi chuyển chuồng, ngày đầu cho ăn thức
ăn viên Microlacta, 3 ngày sau cho ăn thức ăn viên Microlacta trộn với cám viên Jolie (tỷ lệ 3:1), trộn kèm với men; tăng khối lượng cám Jolie lên dần trong những ngày tiếp theo đến khoảng 10 ngày sau là cho ăn hoàn toàn cám Jolie và bắt đầu cho
ăn cám bột HG2 Heo được cho ăn tự do trong các máng ăn tự động
Những ngày đầu cho uống Glucan C, men Distosu (kích thích tiêu hóa, phòng bệnh tiêu chảy), Toxy-nil plus liquid (vitamin, acid amin thiết yếu hòa tan,…) luân phiên hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, giảm stress
Trang 21Heo thịt cho ăn tự do, theo dõi bệnh, chích thuốc, thường xuyên tắm rửa, sát trùng chuồng trại Sau mỗi lần chuyển heo chuồng trại được chà rửa sạch sẽ và xịt thuốc sát trùng
2.2.1.4 Vệ sinh thú y
Mỗi khu chuồng đều được làm vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, tránh để heo nằm
đè lên phân Việc tắm heo không theo lịch trình định kì vì còn tùy thuộc vào mức
độ vệ sinh của chuồng nuôi Trại tổ chức sát trùng 1 tuần 1 lần và thay đổi thuốc sát trùng liên tục nhằm tránh sự kháng thuốc sát trùng Ngoài ra, việc giữ vệ sinh xung quanh trại rất được chú ý
Sau khi xuất bán hoặc chuyển chuồng từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, chuồng được xịt rửa, làm vệ sinh, phun thuốc sát trùng 2 lần, để trống chuồng 1 tuần trước khi chuyển heo khác đến
Các loại xe ra vào trại đều được sát trùng kĩ lưỡng để tránh lây lan mầm bệnh
từ bên ngoài, mọi người ra vào trại phải vệ sinh thật kĩ, khách tham quan phải tuân thủ quy định của trại
Trang 222.2.1.5 Quy trình sử dụng vaccin cho các loại heo ở trại
Bảng 2.7 Lịch tiêm phòng của trại
Ghi chú (*): là trước khi sinh
Aftopor : vaccin FMD 1 type O Aftopor 2: vaccin FMD 2 type O và A
(Theo phòng kỹ thuật của trại)
Tên vaccine
sử dụng
Liều lượng (ml/con)
Cách thức tiêm
Heo
con
03 tuần tuổi Còi cọc Porcine Circo 2ml/con Tiêm bắp
05 tuần tuổi Dịch tả (lần1) Pestiffa 2ml/con Tiêm bắp
08 tuần tuổi Dịch tả (lần 2) Pestiffa 2ml/con Tiêm bắp
11 tuần tuổi FMD (lần 2) Aftopor 2ml/con Tiêm bắp
Heo
hậu bị
27 tuần tuổi FMD (lần 1) Aftopor 2ml/con Tiêm bắp
28 tuần tuổi Dịch tả (lần 1) Pestiffa 2ml/con Tiêm bắp
29 tuần tuổi FMD (lần 2) Aftopor 2ml/con Tiêm bắp
30 tuần tuổi Dịch tả (lần 2) Pestiffa 2ml/con Tiêm bắp
32 tuần tuổi Parvovirus Porcilis 5ml/con Tiêm bắp Nái
mang
thai
Heo
nọc
6 tháng /lần Parvovirus Porcilis 5ml/con Tiêm bắp
Trang 232.3 Sinh lý cơ quan hô hấp
2.3.1 Cấu tạo hệ hô hấp của heo
Hệ thống hô hấp chia làm 2 phần: đường dẫn khí và phổi Đường dẫn khí phân nhánh trong hệ thống ống dẫn khí và hệ thống ống dẫn này dẫn không khí tới biểu mô của phế nang để trao đổi khí Đường dẫn khí của heo gồm xoang hốc mũi, miệng, vùng hầu, thanh quản, khí quản, phế quản và tiểu phế quản Đường dẫn khí
có tác dụng làm ấm không khí, làm không khí bão hòa hơi nước, làm sạch không khí đồng thời ngăn cản những vật lạ trước khi không khí đi vào phổi Khi đi vào lồng ngực khí quản chia thành hai phế quản gốc, mỗi phế quản gốc đi vào một lá phổi, phế quản gốc chia ống hẹp hơn gọi là tiểu phế quản, tiếp theo tiểu phế quản là tiểu phế quản tận cùng và cuối cùng là vùng chuyển tiếp giữa đường dẫn khí và vùng hô hấp để trao đổi khí Mặt trong của phế quản và tiểu phế quản có lông rung
và chất nhầy làm nhiệm vụ bảo vệ chống vi khuẩn và vật lạ từ ngoài đưa vào (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006)
Mỗi lá phổi nằm trong nửa xoang ngực, được bao bọc bởi màng phổi có cấu tạo bằng lớp mô liên kết, mô đàn hồi và sợi cơ trơn Màng phổi luôn ở trạng thái căng, giúp cho sự co dãn của hai lá phổi được cấu tạo bởi các tế bào trụ giả kép đơn Màng phổi nối tiếp với mô trung gian có cùng cấu tạo và cũng có tác dụng làm căng Mô trung gian này chia nhu mô phổi thành tiểu thùy càng lúc càng nhỏ dần (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006)
2.3.2 Hoạt động hô hấp của heo
Sự hô hấp là toàn bộ hiện tượng hấp thu, vận chuyển và loại thải O2, CO2 gọi
là sự hô hấp bên ngoài Tiếp đến là sự trao đổi khí O2, CO2 giữa các tế bào với nhau trong các mao quản tạo thành hiện tượng hô hấp trong hay sự hô hấp mô bào
Hô hấp của phổi chia làm hai kỳ: kỳ hít vào mang không khí từ ngoài vào phổi và kỳ thở ra đẩy không khí từ phổi ra ngoài Hai kỳ hít vào và thở ra gọi là hiện tượng thông khí bởi sự chênh lệch áp lực giữa các phế nang với không khí của môi trường xung quanh Sự chênh lệch này được thực hiện nhờ lồng ngực dãn ra hay xẹp xuống tương ứng với tăng hay giảm thể tích của phổi Có nhiều lực tham
Trang 24gia vào hiện tượng thông khí phổi: áp lực bên trong phế nang, áp lực của dịch chất bên trong xoang màng phổi, áp lực bên trong xoang màng phổi, chất giảm sức căng
bề mặt của phế nang Khi hít vào, phổi tăng thể tích, áp lực phế nang trở nên âm, không khí sẽ tràn vào phế nang Khi thở ra, thể tích phổi xẹp xuống làm áp lực bên trong phế nang tăng lên không khí sẽ thoát ra ngoài (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006)
Thở thể bụng (Abdominal respiration): khi gia súc thở, thành bụng hoạt động
rõ còn thành ngực hoạt động yếu hay không hoạt động Gia súc thở thể bụng thường trong trường hợp bị viêm màng phổi, khí phế, tràn dịch màng phổi, tích nước xoang ngực, có thể liệt cơ liên sườn, gãy xương sườn (Nguyễn Tất Toàn, 2008)
2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh hô hấp trên heo
Phổi là cơ quan trao đổi khí, thường xuyên tiếp xúc với không khí nên nếu xảy ra những sự tổn thương của phổi thì hay gặp những trường hợp bất lợi như: cai sữa, thay đổi khẩu phần đột ngột, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, bụi trong thức ăn, môi trường không thông thoáng có nhiều khí độc: NH3, H2S, CO2,…cộng với mầm bệnh thì bệnh sẽ xảy ra
2.4.1 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng cho hoạt động sống của cơ thể cũng như sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh Dinh dưỡng kém, heo còi cọc, chậm lớn là tiền đề cho các bệnh khác xảy ra trong đó có các bệnh đường
hô hấp Theo Nguyễn Như Pho (2000) khi thiếu Vitamin A tổ chức biểu mô đường
hô hấp phát triển không bình thường, giảm sức bền vì thế thú dễ bị nhiễm bệnh Sự
Trang 25mất cân đối giữa Ca/P trong khẩu phần làm giảm khả năng hấp thu các chất khoáng
ở đường ruột và làm hệ xương lồng ngực biến dạng làm ảnh hưởng đến chức năng
hô hấp Quá trình chế biến cũng ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp của heo, sự xay nhuyễn thường làm tăng độ bụi trong thức ăn hỗn hợp nên heo hay bị ho hoặc hắt hơi, viêm phổi (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân,1997)
2.4.2 Môi trường
Các yếu tố môi trường:
Nhiệt độ, bụi, khí độc, tiếng ồn, ánh sáng, thiết bị, quần thể, vệ sinh, người chăn nuôi
Sơ đồ 2.1 Sự tương tác của động vật và môi trường
(Theo Moberg, 1985 và Gonyou, 1993) Qua sơ đồ 1 ta thấy, cách thức tác động của môi trường vào quá trình viêm phổi gồm 3 thành phần Thứ nhất, môi trường bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và khả năng gây bệnh của vi sinh vật Thứ hai, môi trường ảnh hưởng đến cơ chế chống lại sự xâm chiếm của mầm bệnh như là cơ chế thanh thải của phổi Cuối cùng, môi trường ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch mà heo dùng để chống lại mầm bệnh
Trang 26Bảng 2.8 Các yếu tố môi trường liên quan đến các bệnh trên heo
Bệnh
Yếu tố môi trường Tác
động chung
Nhiệt
độ
Mật
độ cao
Vệ sinh kém
Quần thể
Các khí độc cao
Bụi nhiều
Theo Nguyễn Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004), nhiệt độ tăng cao làm thyroxin được tiết ra rất ít, thú biếng ăn, chậm lớn, mất nước làm máu cô đặc, sự vận chuyển máu dưới da kém, mất muối, thú thở nhanh, co giật đau cơ Khi nhiệt độ môi trường tăng cao (400- 450C) thì chức năng tế bào bị rối loạn không hồi phục
Trang 27được, gia súc bị cảm nóng, mệt mỏi, tim đập nhanh Khi nhiệt độ môi trường giảm thấp sẽ làm mạch máu co ngoại biên dẫn đến giảm sự truyền nhiệt bên trong ra bên ngoài cơ thể, thú run cơ, rụng lông, sự hấp thu đạm và tổng hợp globulin giảm, từ
đó giảm sức đề kháng heo dễ mắc bệnh hô hấp
Bảng 2.9 Nhiệt độ tối ưu của chuồng nuôi đối với các nhóm heo
50 – 70% Trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cao sẽ làm tăng quá trình đối lưu, vật nuôi dễ bị cảm lạnh dẫn tới việc dễ viêm phổi, viêm phế quản Nếu ẩm
độ không khí dưới 50% làm da và niêm mạc bị khô, nứt dễ bị viêm phổi Đồng thời, lượng bụi trong không khí tăng cao do tăng quá trình phát tán bụi làm vật nuôi dễ mắc các bệnh đường hô hấp Khi ẩm độ lớn hơn hoặc bằng 90%, sự phân hủy các chất hữu cơ trên nền chuồng và vách chuồng tăng Các chất khí như NH3, H2S, CO2
tích tụ làm cho heo mệt mỏi, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh đường hô hấp (Nguyễn Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004)
Trang 28 Các khí trong chuồng nuôi
Khí thải trong chuồng nuôi là do quá trình hô hấp của gia súc và quá trình phân giả chất thải Các khí độc trong chuồng nuôi thường thấy chủ yếu là NH3,
H2S,…
Khí NH 3
Khí NH3 là khí độc gây ô nhiễm không khí thường được thấy với nồng độ cao trong chuồng heo Theo Nguyễn Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004) đối với heo nếu nồng độ amonia (NH3) trên 10 ppm trong không khí chuồng nuôi có thể làm gia tăng tỷ lệ ho, 61 ppm giảm 5% lượng thức ăn heo ăn vào, từ 50 – 100 ppm làm giảm tăng trọng hàng ngày từ 12 – 30 % Nồng độ NH3 ở mức 100 ppm có thể gây hắt hơi, chảy nước bọt, ăn không ngon Nồng độ NH3 cao hơn 300 ppm gây chứng ngứa mũi, miệng, nếu kéo dài tình trạng này có hiện tượng thở không đều, co giật
Khí H 2 S
Khí H2S rất độc, có mùi trứng thối sinh ra từ sự phân hủy phân Khi heo tiếp xúc liên tục với H2S nồng độ khoảng 20 ppm thì heo sẽ sợ ánh sáng, ăn không ngon,
có biểu hiện thần kinh không bình thường, còn nếu heo tiếp xúc liên tục với khí H2S
ở nồng độ 200 ppm có thể gây ra thủy thũng ở phổi, khó thở, bất tỉnh rồi chết (Hồ Thị Kim Hoa, 2009)
2.4.3 Chăm sóc quản lý
Trong chăn nuôi, quá trình chăm sóc quản lý là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đối với sức khỏe vật nuôi Sự chăm sóc quản lý tốt sẽ làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật Mật độ cao, nhập đàn không rõ tình trạng sức khỏe hoặc sức khỏe kém là những nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp trên heo
Trang 29Bảng 2.10 Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến tình trạng bệnh
bệnh đường hô hấp Phương thức sản xuất:
Tuổi nái bình quân thấp
Tuổi cai sữa dưới 21 ngày
Tuổi cai sữa trung bình (21- 28 ngày tuổi)
Tuổi cai sữa cao hơn 28 ngày
Quy mô đàn lớn, mật độ đàn cao
Cách chăm sóc cổ truyền
Xuất nhập liên tục thay vì chuyển từng lô
Nhập đàn không biết nguồn gốc
Sử dụng các đàn mẫn cảm cao
Chuồng trại:
Các thiết bị chiếu sáng và điều hòa nhiệt độ, ẩm độ
Nhốt heo nhiều lứa tuổi trên cùng một lô
Dinh dưỡng:
Thức ăn không đủ chất dinh dưỡng, độ bụi cao
Thức ăn không thêm mỡ
Những khuyết điểm trong điều hành:
Không có hay có nhưng không đúng các biện pháp
phòng bệnh
Thiếu sót trong kiểm soát môi trường
Vệ sinh kém
Ít hiểu biết về các dấu hiệu bệnh
Điều trị không đúng hay không đầy đủ
Cách ly, chăm sóc các gia súc bệnh
+++
++
+ ++
2.5 Một số bệnh có triệu chứng hô hấp trên heo
Hiện nay, đối với ngành chăn nuôi heo thì bệnh hô hấp gây ra những tác hại rất lớn Bệnh phá hủy hệ thống hô hấp, làm tổn hại đến phổi, màng phổi, gây viêm phổi dính sườn, … nguy hiểm hơn là bệnh lây lan rất nhanh qua không khí, chất thải của bệnh Người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát nên bệnh lây lan nhanh và gây thiệt hại đáng kể Những bệnh thường thấy trên đường hô hấp của heo như: hội chứng loạn sinh sản hô hấp (PRRS), bệnh dịch tả heo, bệnh cúm heo, bệnh viêm phổi địa phương, bệnh tụ huyết trùng trên heo, các bệnh do ký sinh trùng, …
Trang 302.5.1 Hội chứng rối loạn sinh sản – hô hấp (Porcine Respiratory and Reproductive Syndrome = PRRS)
Bệnh PRRS gây ra sẩy thai, chậm lên giống, hô hấp khó khăn, tăng tỷ lệ chết trên heo cai sữa, làm cho sức đề kháng của cơ thể heo yếu đi, mở đường cho những
vi sinh vật cơ hội như Pasteurella multocida, Haemophilus parasuis, Streptococcus suis, Actinobacillus pleuronemoniae, Chlamydia psittaci, Lepstospira interrogans, virus giả dại, virus cúm, Enterovirus, Parvovirus,… Bệnh sẽ phát triển nhẹ trong
những trại nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý tốt và phát triển mạnh với những trại nuôi dưỡng, quản lý kém Bệnh phát hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ(1987), sau đó đến Canada (1988), Hà Lan (1991), Pháp (1992),… và gần đây là ở Hàn Quốc, Nhật Bản (theo Trần Thanh Phong, 1996) Ở Việt Nam được phát hiện năm 1997 trên đàn heo nhập
từ Mỹ
Bệnh do virus thuộc họ Togaviridae, có cấu trúc ARN có vỏ bọc, kích thước
45 - 55 nm Virus mọc tốt trong tế bào phế nang heo, tồn tại lâu trong nhiệt độ lạnh,
ở -70 0C đến 20 0C sống hơn một năm, ở 4 0C sống hơn một tháng, ở 48 0C sống hơn một giờ, ở 56 0C sống được 60- 90 phút Virus đề kháng kém với pH acid và chất sát khuẩn (theo Trần Thanh Phong, 1996)
Khi mắc bệnh, trên heo nái sốt cao trên 40 0C, bỏ ăn từ 7 – 14 ngày, sẩy thai, lên giống giả, ho, viêm phổi, mất sữa và viêm vú, có thể cương mạch hay sung huyết ở tai, mũi, đuôi Tỷ lệ chết cao trên heo con mới sinh, tỷ lệ đậu thai thấp, tăng thai gỗ và chết thai trong giai đoạn 3 tuần cuối trước khi sinh Heo nọc sốt bỏ ăn, lờ
đờ, giảm hưng phấn, ho, chất lượng tinh giảm Heo con theo mẹ thì viêm màng tiếp hợp mí mắt, thủy thũng ở mí mắt, da tái xanh, tiêu chảy phân lỏng màu đỏ hay xám,
ho, khó thở, viêm màng não Bệnh làm biến đổi màu da và gia tăng xáo trộn hô hấp
ở heo cai sữa Heo thịt sốt bỏ ăn, ho nhẹ, giảm ăn lên đến 50%, thường kế phát các
bệnh cơ hội khác do Haemophilus, Streptococcus, Mycoplasma,…
Bệnh làm cho đàn heo bị viêm phổi hoại tử và thâm nhiễm đặc trưng bởi những đám chắc đặc trên các tiểu thùy phổi Thùy phổi bị bệnh có màu đỏ xám, có
mủ trên mặt cắt ngang của thùy lồi ra, khô,… Trên vùng da mỏng hay tai bị xuất
Trang 31huyết hay bị thâm tím Có thể sử dụng phương pháp PCR (Polymerase Chaine Reaction) để phát hiện virus trong phổi và huyết thanh trong giai đoạn có virus trong máu Lấy máu heo trong đàn (heo nái; heo hậu bị; heo con 2, 5, 12 tuần tuổi)
đi xét nghiệm huyết thanh bằng phương pháp ELISA (Enzyme Linked Immunosortbent Assay) để đánh giá mức độ nhiễm trong tổng đàn
Khi nghi ngờ có mầm bệnh xuất hiện trong trại cần lấy 10 – 20% mẫu làm xét nghiệm huyết thanh học Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh này, chủ yếu là tăng cường sức đề kháng bệnh, điều trị triệu chứng và bệnh kế phát Để phòng bệnh, phải thực hiện vệ sinh chuồng trại, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi Chích vaccine Porcilis PRRS hoặc Ingelvac PRRS MLV cho heo hậu bị tuần 4 và tuần 8 (Trần Thanh Phong, 1996)
2.5.2 Bệnh cúm heo
Là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virus thuộc họ Orthomyxoviridae,
gây bệnh trên heo có gồm hai giống A và C, có tính hướng phổi Nuôi cấy virus mọc tốt trong môi trường tế bào thận bò, thai heo Heo bị bệnh thường có những biểu hiện như: sốt, ho, khó thở, trọng lượng cơ thể giảm sút nhanh
Thời gian nung bệnh kéo dài từ 2 – 7 ngày Giai đoạn đầu heo đi khập khiễng
về sau năm lì một chỗ Sốt 40,5 – 41,5 0C trong 3 – 4 ngày, lười bú, kém ăn, lông dựng đứng, da tái nhạt Viêm cata đường hô hấp: hắt hơi, chảy nước mũi nhiều có thể có mủ, ho từng tiếng hay từng hồi Trường hợp viêm cuống phổi – phổi thì heo thở nhanh và khó thở (Trần Thanh Phong, 1996)
Heo bệnh cúm có tỷ lệ chết cao, lây lan nhanh Khi mổ khám thấy đường hô hấp trên khô, có nhiều dịch mũi Viêm phổi cata hay viêm phổi cata có mủ, viêm phổi - màng phổi Thể mãn bệnh gây viêm phổi – xẹp có giới hạn với vùng phổi tốt, hạch phổi sưng (Trần Thanh Phong, 1996)
Bệnh cúm heo chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên khi xảy ra bệnh cần nâng cao sức đề kháng và chống nhiễm bệnh thứ phát Để phòng bệnh có hiệu quả thì nhà chăn nuôi phải quản lý tốt các khâu chăm sóc và quản lý: tránh làm thay đổi nhiệt
độ, ẩm độ đột ngột; chuồng trại phải thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa
Trang 32đông; thường xuyên tiêu độc, khử trùng Cho heo vận động nhiều để dễ phát hiện bệnh Khi phát hiện trong đàn có heo nghi bị cúm, phải cách ly nuôi nhốt riêng, điều trị chăm sóc cẩn thận để tránh lây lan cho cả đàn Ngoài ra có thể tiêm vaccine phòng bệnh Theo Trần Thanh Phong (1996) để phòng ngừa hậu quả do bị sốt khi mắc bệnh cúm có thể dùng các kháng sinh như: penicillin, streptomycin, amoxicillin
2.5.3 Bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma
Là bệnh truyền nhiễm do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra ở thể mãn tính, gây viêm phế quản – phổi Heo bị nhiễm MH (Mycoplasma hyopneumoniae) trong
các đàn heo thường mang tỷ lệ cao, nhưng tiến triển bệnh thấp và có tỷ lệ chết thường thấp nếu không kế phát các bệnh bệnh truyền nhiễm khác (Trần Thanh Phong, 1996)
Thời gian ủ bệnh khoảng 1 – 3 tuần lễ, bệnh được ghi nhận vào lúc 2 tuần tuổi (Holmgren, 1974, trích dẫn bởi Trần Văn Viên, 2009) nhưng có triệu chứng khi heo 3 -6 tuần tuổi Bệnh gồm hai thể: thể cấp tính chủ yếu phát sinh ở đàn heo chưa mắc bệnh lần nào, tử số thấp 2-10% nhưng nếu điều kiện chăn nuôi không tốt thì có thể tăng cao 20 – 80% Thể cấp tính thường có những triệu chứng chủ yếu như: thân nhiệt tăng 40 0C, heo kém ăn hay bỏ ăn, da nhợt nhạt, xuất hiện những xáo trộn hô hấp như hắt hơi, khịt mũi, chảy nước mũi nhiều; ho nhiều vào buổi sáng và những lúc vận động; thở nhanh và nhiều, đôi khi thở khó và thở dốc Thể mãn tính có những biểu hiện lâm sàng như: ho kéo dài, gầy còm, da nhợt nhạt, xù lông, có thể tiêu chảy Khi mổ khám bệnh tích, phổi nhục hóa, phế quản và khí quản có nhiều dịch viêm đục, có thể có mủ, có thể viêm màng phổi, viêm phổi dính sườn, sưng hạch phổi (gấp 2- 3 lần bình thường), thủy thũng nhưng không xuất huyết và có thể gặp bệnh tích bao tim tích nước Khi không phụ nhiễm, bệnh tích thường chỉ khoảng 1/10 phổi nhưng khi có phụ nhiễm bệnh tích sẽ mở rộng đến 1/2 - 2/3 phổi Khi nghi heo nhiễm MH có thể dùng kháng sinh và tăng cường trợ lực, trợ sức đồng thời cải thiện điều kiện nuôi dưỡng: spiramycin, tylosin, enrofloxacin; cũng có thể dùng các kháng sinh tiamulin hoặc dynamutilin và tăng cường trợ lực
Trang 33bằng Vitamin C, B-coplex, chăm sóc nuôi dưỡng tốt Đồng thời luôn giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tăng cường dưỡng chất trong thức ăn, sử dụng vaccine để phòng bệnh như vaccine Respisure, Stellamune,… cho những kết quả khả quan (Trần Thanh Phong, 1996)
2.5.4 Bệnh tụ huyết trùng trên heo (Pasteurellosis)
Là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi trùng Pasteurella multocida thuộc họ
Pasteurellaceae gây ra Đây là vi khuẩn gram (-), dạng cầu trực, có giáp mô, khá
bền vững trong môi trường tự nhiên, các chất sát trùng thông thường dễ làm chết vi khuẩn này Bệnh thường xảy ra vào những lúc giao mùa (tháng 4 – 5 và tháng 10 – 11), thường đi cùng với bệnh dịch tả heo, viêm phổi địa phương truyền nhiễm do
Mycoplasma hyopneumonia (Trần Thanh Phong, 1996) Ở thể quá cấp, bệnh xảy ra
rất nhanh (12 – 24 giờ), heo sốt cao 41 – 42 0C, bỏ ăn và nằm im một chỗ, toàn thân
đỏ rực, nếu nặng hơn có thể thấy tím tái ở cuống tai, cổ Thể cấp tính, heo có thể chết sau vài ngày nhiễm bệnh và có những triệu chứng như sốt 40,5 – 41 0C, chảy nước mũi nhiều lúc đầu loãng, lúc sau đặc dần, hầu sưng (thủy thũng) có khi lan rộng ra cổ và cằm; da có thể thấy xuất huyết hay tụ huyết mảng to đỏ sậm ở vùng bụng ngực; con vật lúc đầu bón, lúc sau tiêu chảy Thể mãn tính kéo dài 3 -6 tuần
lễ, heo gầy gò, khó thở, ho nhiều có khi tiêu chảy liên miên và cũng có thể viêm khớp, da bong vảy, đi đứng không vững Thể cấp tính, viêm phổi thùy lớn, phổi bị hóa gan, viêm bao tim tích nước hoặc có khi xuất huyết điểm ở tim, hạch phổi sưng
to, dạ dày ruột viêm cata, lách bình thường hoặc tụ máu Ở thể mãn tính, viêm phổi– màng phổi, màng phổi dính sườn, hạch phổi có hoại tử bã đậu, có thể đi kèm viêm khớp
Để trị bệnh có hiệu quả có thể dùng kháng sinh streptomycin 20mg/kg hay penicillin 50000 UI/kg hay phối hợp cả hai loại kháng sinh, có thể dùng họ sulfamide,… Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, thường xuyên tẩy uế chuồng trại, bồi dưỡng chăm sóc tốt, nhất là những lúc giao mùa Có thể dùng vaccine để phòng bệnh: vaccine keo phèn (5 ml/ heo 3 tháng tuổi) miễn dịch kéo dài 6 tháng, vaccine nhũ hóa (1-2 ml/con) miễn dịch kéo dài 6 tháng (Trần Thanh Phong, 1996)
Trang 342.5.5 Bệnh do Actinobacilluss Pleuropneumoniae (APP)
Actinobacilluss Pleuropneumoniae (APP) là tác nhân gây viêm màng phổi
trên heo là vi khuẩn gram âm, khu trú ở đường hô hấp, có độc tính gây hoại tử mô Bệnh thường gây chết trên heo choai khoảng 5 đến 12 tuần tuổi, tỉ lệ bệnh trong đàn có khi lên đến 90% và 40 – 50% trường hợp heo chết do suy hô hấp Bệnh có triệu chứng gồm 3 thể: quá cấp, cấp tính và mãn tính Ở thể quá cấp, heo bệnh đột ngột, có thể sốt trên 40 0C, ói mửa, tiêu chảy, cơ thể tím tái, heo chết sau
24 – 36 giờ kể từ khi mắc bệnh, đôi khi con vật chết đột ngột mà không có biểu hiện bệnh nào Thể cấp tính, heo có những biểu hiện như thân nhiệt tăng, suy nhược, kém ăn ; nếu vượt qua được 4 ngày đầu thì sống sót nếu không sẽ chuyển sang thể mãn tính dai dẳng Thể mãn tính, heo có biểu hiện sốt nhẹ, kém ăn, hay ho khan, thở bụng, da nhợt nhạt, tăng trọng kém (Trần Thanh Phong, 1996)
Khi nhiễm APP, bệnh gây viêm màng phổi với những ổ bị hoại tử ở các thùy dưới, thùy hoành cách mô, trong lồng ngực chứa nhiều dịch thẩm xuất màu hồng với những sợi fibrin
Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng và dùng kháng sinh định kỳ, dùng Linspec -110 trộn vào thức ăn, mỗi tháng dùng 1 liệu trình khoảng 7 -10 ngày Vấn đề vệ sinh nước uống phải được chú trọng, giữ
ấm cho đàn heo vào những khi thời tiết lạnh, cách li đàn heo bệnh để tránh lây lan Khi heo mắc bệnh, để điều trị có hiệu quả nên cho heo uống chất điện giải kết hợp với các loại kháng sinh như amoxcilin, ampicilin, penicillin,… (Trần Thanh Phong, 1996)
2.5.6 Bệnh do Streptococcus suis Type 2
Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra cho người và
một số loài động vật dẫn đến sự bại huyết và tổn thương định vị ở khớp, viêm màng não, viêm phế quản – phổi Bệnh thay đổi từ 10 – 25% ở thời kỳ sơ sinh, có thể 50% ở thời cai sữa, tử số thấp từ 2 – 5% (Trần Thanh Phong, 1996)
Khi heo mắc bệnh thường có những triệu chứng lâm sàng như: xáo trộn vận động, liệt nhẹ phần sau đối với heo sơ sinh; trên heo cai sữa thì khoảng 10 – 15
Trang 35ngày sau khi cai sữa những heo này thường có những biểu hiện thần kinh, run rẩy, trợn mắt, đầu nghiêng, cử động hơi chèo, có hoặc không có viêm khớp và chết; trên heo nái khi mắc bệnh thì thường thấy chảy dịch âm hộ, có thể sẩy thai, nước tiểu đục, có thể có máu (Trần Thanh Phong, 1996)
Về bệnh tích, khi heo mắc bệnh thì có thể viêm khớp có mủ, viêm phúc mạc
có sợi huyết, sung huyết gan và phổi, viêm ngoại tâm mạc có nhiều thanh dịch và sợi huyết, sung huyết thận và màng não, viêm tử cung, viêm bàng quang có mủ, viêm thận có mủ (Trần Thanh Phong, 1996)
Để phòng và điều trị bệnh có hiệu quả nên dùng các kháng sinh như peniciline, tetracycline,… đồng thời thực hiện tốt vệ sinh chuồng trại, cho heo ăn đầy đủ dưỡng chất, cho kháng sinh phòng bệnh vào những lúc chuyển mùa hay vận chuyển heo
2.5.7 Bệnh viêm teo xoang mũi trên heo
Theo Trần Thanh Phong (1996), đây là bệnh truyền nhiễm của riêng loài heo, biểu hiện bằng chứng viêm mũi kèm theo teo xoang mũi hoặc cong mũi một bên làm mặt méo mó hay xáo trộn đường hô hấp
Bệnh thường gặp trên heo 2 tháng tuổi đến trưởng thành, thân nhiệt bình thường, ngứa mũi, hắt hơi, chảy nhiều nước mũi, trên heo cai sữa thường ho khan
và khó thở hơn heo trưởng thành Xương mặt bị méo mó ở những mức độ khác nhau: hàm dưới nhô ra do hàm trên ngắn lại, mõm nghiêng về một phía, hàm trên bị hõm sâu xuống da nhăn nheo
Bệnh tích thường gặp là bên trong lỗ mũi có nhiều mủ và tế bào bị hủy hoại: vách sụn giữa mũi bị hủy hoại hay bị uốn cong, loa mũi bị hủy hoại mất hoàn toàn hay hủy hoại từng phần, xương hàm trên cong và ngắn lại, đi cùng là các biến chứng ở phổi: xẹp phổi, viêm phổi có bọng mủ, viêm màng phổi - phổi
Để điều trị bệnh này thường dùng sulfadiazine liều 20 mg/kg thể trọng kết hợp với trimethoprime 30 mg/kg thể trọng, dùng 6 – 7 ngày, dùng vitamin A, B, ADE, chăm sóc tốt
Trang 362.5.8 Bệnh do kí sinh trùng
Các kí sinh trùng thường gây bệnh phổ biến gồm: Metastrongyllus spp,
Ascaris suum và những loài Ascaris khác đều gây hội chứng ho và những dấu hiệu
bệnh lý khác như: viêm phổi, viêm phế quản,… (theo Christensen và Mousing,
1992, trích dẫn bởi Nguyễn Hữu Hiếu, 2011)
Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1996), giun phổi
Metastrongyllus spp và giun đũa Ascaris suum tác động lên bộ máy hô hấp bằng
cách phá hủy hoặc kích ứng niêm mạc, tiết độc tố làm suy giảm hệ thống miễn dịch, gây ra những triệu chứng ho, hắt hơi ở heo
2.6 LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Những công trình nghiên cứu liên quan hầu hết đều xoay quanh tình hình ho, thở bụng, ho kết hợp thở bụng trên những heo khảo sát bệnh đường hô hấp Sau đây
là những công trình có liên quan của một số tác giả mà chúng tôi đã ghi nhận được Nguyễn Hữu Hiếu (2011), kết quả “ Khảo sát bệnh trên đường hô hấp và hiệu quả điều trị trên heo sau cai sữa đến 80 ngày tuổi tại trại chăn nuôi heo công nghiệp tỉnh Đồng Nai” ghi nhận được tỷ lệ bệnh hô hấp giai đoạn từ sau cai sữa đến
60 ngày tuổi là 42%, ở giai đoạn từ 61 ngày đến 80 ngày tuổi là 31.32%, tỷ lệ ho, thở bụng, ho kết hợp với thở bụng lần lượt là 32,21%; 3,16%; 0,43% trong giai đoạn thứ nhất và 28,93 %, 1,82 %, 0,57%
Trần Văn Viên (2009), kết quả “ Tình hình bệnh hô hấp heo 28 ngày đến 80 ngày tuổi tại trại chăn nuôi công nghiệp huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai” ghi nhận được tỷ lệ heo có triệu chứng hô hấp là 82,13%, ở giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi
tỷ lệ ho, thở bụng, ho kết hợp thở bụng lần lượt là 63,5%; 5%, 5% ; ở giai đoạn 61 –
80 ngày tuổi tỷ lệ ho, thở bụng, ho kết hợp với thở bụng lần lượt là 3,55%, 4,57%
và 0,5%
Nguyễn Minh Tuấn (2009), kết quả “ Khảo sát các triệu chứng đường hô hấp
và hiệu quả điều trị bệnh này trên heo từ sơ sinh đến 94 ngày tuổi ngày tuổi tại một trại heo công nghiệp tỉnh Đồng Nai” nhận thấy tỷ lệ nhiễm bệnh hô hấp ở giai đoạn
Trang 37từ 26 – 54 ngày tuổi là 34,21%, giai đoạn 54 – 90 ngày tuổi là 32,40 % và giai đoạn
26 – 54 ngày tuổi có trọng lượng đầu kỳ là 7,15 kg/con, cuối kỳ là 17,88 con/kg Lương Văn Pháp (2009), kết quả “ Xác định lứa tuổi và biểu hiện lâm sàng
do Mycoplasma hyopneumoniae trên heo con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại trại
chăn nuôi heo công nghiệp tỉnh Đồng Nai” ghi nhận trong đợt I (26/3/2009 – 20/5/2009) tỉ lệ bệnh hô hấp cao nhất vào tuần thứ VII chiểm tỷ lệ 19%, đợt II (5/5/2009 – 29/6/2009) cao nhất vào tuần thứ IV với tỷ lệ 18,6%
Đỗ Thanh Vũ (2008), kết quả “Khảo sát đường hô hấp và hiệu quả điều trị bệnh trên heo sơ sinh đến 100 ngày tuổi tại một trại chăn nuôi heo công nghiệp” nhận thấy ở giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi tỷ lệ ho, thở bụng, ho kết hợp với thở bụng,
tỷ lệ khỏi bệnh lần lượt là 60,08%; 2,55%; 15,25%; 61,28% và ở giai đoạn 60 đến
100 ngày tuổi là 61,11%, 23,27%, 12,84%, 51,91%
Trang 38Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.2 Đối tượng khảo sát
Heo con từ sau cai sữa (30 ngày tuổi) đến 60 ngày tuổi của trại
3.3 Dụng cụ và vật liệu
Dao mổ, kéo, bao tay, bông gòn, cồn 900
Máy chụp hình, bút lông đánh dấu
Thùng đá bảo quản mẫu
Nhiệt kế, ẩm kế
Cân đồng hồ 100 kg
3.4 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Khảo sát tình hình bệnh hô hấp và một số yếu tố về môi trường
ảnh hưởng đến tiểu khí hậu chuồng nuôi của những lô theo dõi ( nhiệt độ, độ ẩm, mật độ chuồng nuôi)