1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Thực trạng và giải pháp thu hút FPI ở việt nam hiện nay

20 1,9K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 101 KB

Nội dung

Phần I: Tổng quan về FPI tại Việt Nam Theo khảo sát của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây cho thấy, vào năm 2001 lợi nhuận từ vốn FII thế giới tăng gấp 2 lần vốn FDI. Trong vòng 4 năm, đầu tư gián tiếp toàn cầu đã tăng 2 lần; nước có tỷ trọng đầu tư gián tiếp lớn nhất là Mỹ chiếm 24,5%, tiếp đó là Anh chiếm 10%. Dòng vốn FII đang trỗi dậy mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và đang chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia đang phát triển có tiềm năng, nhằm hạn chế các rủi ro đầu tư. 1. FPI là gì? FPI hay FII: các khoản vốn đầu tư nước ngoài thực hiện qua một định chế tài chính trung gian như các quỹ đầu tư, hoặc đầu tư trực tiếp vào cổ phần các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (còn gọi là đầu tư Portfolio). FPI: hình thức đầu tư quốc tế, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư bằng hình thức mua cổ phần chứng khoán của các công ty ở nước sở tại (ở mức khống chế nhất định) để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Điều 3 Luật Đầu tư của Việt Nam được thông qua năm 2005 và có hiệu lực từ tháng 72006 đã xác định: Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác; thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. FPI theo định nghĩa của IMF: Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment FPI) là hoạt động mua chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) được phát hành bởi một công ty hoặc cơ quan Chính phủ của một nước khác TTTC trong nước hoặc nước ngoài. 2. Hình thức đầu tư gián tiếp tại Việt Nam Nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác của các doanh nghiệp, của Chính phủ và của các tổ chức tự trị được phép phát hành trên thị trường tài chính (TTTC). Nhà đầu tư gián tiếp thực hiện đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán hoặc định chế tài chính trung gian khác trên TTTC. 3. Đặc điểm FPI tại Việt Nam Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán Nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong FDI. FPI là đầu tư tài chính thuần tuý trên TTTC. FPI mang tính đầu cơ nhiều hơn đầu tư. Nhà đầu tư thu lợi nhuận qua lãi suất cố phiếu. Nhà đầu tư được mua cổ phiếu ở VN với tỷ lệ tối đa hiện nay là 49%. 4. Vai trò của FPI đối với nền kinh tế đất nước. Trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội. Góp phần tích cực vào phát triển TTTC nói riêng, hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung Góp phần tăng cường cơ hội và đa dạng hoá phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân. Góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.

Trang 1

Phần I: Tổng quan về FPI tại Việt Nam 2

1 FPI là gì? 2

2 Hình thức đầu tư gián tiếp tại Việt Nam 3

3 Đặc điểm FPI tại Việt Nam 3

4 Vai trò của FPI đối với nền kinh tế đất nước 3

5 Xu thế vận động dòng FPI tại Việt nam 3

Phần II : Đánh giá hoạt động FPI tại Việt Nam 6

1 Đánh giá hoạt động FPI tại Việt Nam trong những năm gần đây 6

1.1 Thực trạng chung 6

1.2 Hoạt động đầu tư cổ phiếu doanh nghiệp 7

1.3 Hoạt động đầu tư trái phiếu nhà nước 7

1.4 Các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 8

3.1 Tác động tích cực 10

3.2 Tác động tiêu cực: 11

Phần III Giải pháp thu hút FPI 13

1.1 Giải pháp phát triển TTCK 13

1.2.Hoàn thiện môi trường đầu tư 14

2.1 Chính phủ tiếp tục các đợt phát hành trái phiếu CP mới 14

2.2.Tạo điều kiện để cổ phiếu các DNVN được niêm yết trên thị trường nước ngoài 15

Trang 3

Phần I: Tổng quan về FPI tại Việt Nam

Theo khảo sát của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây cho thấy, vào năm

2001 lợi nhuận từ vốn FII thế giới tăng gấp 2 lần vốn FDI Trong vòng 4 năm, đầu tư gián tiếp toàn cầu đã tăng 2 lần; nước có tỷ trọng đầu tư gián tiếp lớn nhất là Mỹ chiếm 24,5%, tiếp đó là Anh chiếm 10% Dòng vốn FII đang trỗi dậy mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và đang chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia đang phát triển có tiềm năng, nhằm hạn chế các rủi ro đầu tư.

1 FPI là gì?

- FPI hay FII: các khoản vốn đầu tư nước ngoài thực hiện qua một định chế tài chính trung gian như các quỹ đầu tư, hoặc đầu tư trực tiếp vào cổ phần các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (còn gọi là đầu tư Portfolio)

- FPI: hình thức đầu tư quốc tế, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư bằng hình thức mua cổ phần/ chứng khoán của các công ty ở nước sở tại (ở mức khống chế nhất định) để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư

- Điều 3 Luật Đầu tư của Việt Nam được thông qua năm 2005 và có hiệu lực từ tháng 7/2006 đã xác định: "Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác; thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư"

- FPI theo định nghĩa của IMF: Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment - FPI) là hoạt động mua chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) được phát hành bởi một công ty hoặc cơ quan Chính phủ của một nước khác TTTC trong nước hoặc nước ngoài

Trang 4

2 Hình thức đầu tư gián tiếp tại Việt Nam

- Nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác của các doanh nghiệp, của Chính phủ và của các tổ chức tự trị được phép phát hành trên thị trường tài chính (TTTC)

- Nhà đầu tư gián tiếp thực hiện đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán hoặc định chế tài chính trung gian khác trên TTTC

3 Đặc điểm FPI tại Việt Nam

- Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán

- Nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong FDI FPI là đầu tư tài chính thuần tuý trên TTTC

- FPI mang tính đầu cơ nhiều hơn đầu tư

- Nhà đầu tư thu lợi nhuận qua lãi suất cố phiếu

- Nhà đầu tư được mua cổ phiếu ở VN với tỷ lệ tối đa hiện nay là 49%

4 Vai trò của FPI đối với nền kinh tế đất nước.

- Trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội

- Góp phần tích cực vào phát triển TTTC nói riêng, hoàn thiện các thể chế

và cơ chế thị trường nói chung

- Góp phần tăng cường cơ hội và đa dạng hoá phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân

- Góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế

Trang 5

5 Xu thế vận động dòng FPI tại Việt nam

Dòng FPI đổ vào Việt nam chủ yếu thông qua các quỹ đầu tư nước ngoài, đặc biệt là 3 “làn sóng” đầu tư gián tiếp:

- Làn sóng thứ nhất (quỹ đầu tư mạo hiểm do khung pháp lý đầu tư chưa hoàn thiện và việc tìm dự án đầu tư hết sức khó khăn khiến hầu hết đều thất bại):

Năm 1990 lần đầu tiên VN tiếp cận hình thức đầu tư này bao gồm 7 quỹ đầu tư với số vốn huy động đầu tư từ nước ngoài khoảng 700 triệu USD Vào cuối những năm 1996: tổng cộng 8 quỹ ĐTNN huy động hơn 400 triệu USD vào VN nhưng do hoạt động kém hiệu quả nên 6/8 quỹ giải thể và rút vốn ra khỏi VN, chỉ còn lại 2 quỹ là quỹ đầu tư VEIL và VFF

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997 chỉ còn duy nhất quỹ VEIL

do Công ty Dragon Capital quản lý ( hiện nay VEIL được xem là quỹ đầu tư lớn nhất và cũng là nhà đầu tư lớn nhất vào TTCK VN với tổng tài sản là 133 triệu USD/240 triệu USD FPI hiện nay)

- Làn sóng thứ hai (cơ hội tìm kiếm lợi nhuận do quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang đi vào chiều sâu nhưng các cơ quan quản lý lại

thiếu kinh nghiệm trong việc định đúng giá trị doanh nghiệp): Năm 2002 với sự xuất hiện của quĩ Mekong Enterprise Fund với số vốn 18,5 triệu USD Từ đó đến nay, VN đã tiếp nhận thêm hơn 10 quĩ với tổng số vốn đã vượt qua con số 1 tỉ USD, trong đó mới nhất là quĩ Vietnam Holding có số vốn 112 triệu USD, với 60% được huy động từ các nhà đầu tư Thụy Sĩ

- Làn sóng thứ 3: từ thời điểm tháng 07/2006 Theo thống kê, tính đến ngày 21/09/2006 đã có hơn 20 quỹ đầu tư nước ngoài với tổng số vốn khoảng 2 tỷ USD đang hoạt động tại Việt Nam Nổi bật trong số các các quỹ đầu tư nước ngoài công khai ý định đổ tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây là các quỹ đầu tư của Hàn Quốc

Trang 6

Tập đoàn Citigroup qua chuyến đi khảo sát thị trường cho hơn 20 nhà lãnh đạo cao cấp từ các tổ chức quản lý quỹ đầu tư hàng đầu thế giới tại Hà nội và tp HCM đã đánh giá rất cao tiềm năng của thị trường VN và mong muốn tìm kiếm

cơ hội kinh doanh tại tt VN, họ chú ý nhiều hơn đến chứng khoán nợ của VN (bao gồm tín phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán nợ khác ở thị trường trong nước và ngoài nước), thêm vào đó là sự thành công của đợt phát hành trái phiếu đầu tiên ra quốc tế của VN với tổng trị giá 750 triệu USD năm ngoái

Trang 7

Phần II : Đánh giá hoạt động FPI tại Việt Nam

1 Đánh giá hoạt động FPI tại Việt Nam trong những năm gần đây

1.1 Thực trạng chung

Khi nói đến vấn đề thu hút đầu tư của nước ngoài, chúng ta có khuynh hướng tiếp cận với các dòng vốn quốc tế thông qua các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI nhưng lại không chú ý đến việc thu hút đúng mức các nguồn đầu tư gián tiếp FPI

- Xét trên bình diện bên ngoài có thể thấy việc tiếp nhận làn sóng đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) thứ 3 kể từ khi mở cửa kinh tế và đặc biệt trong thời gian hiện nay tăng lên trông thấy đạt mức 2 tỷ USD Nguyên nhân luồng vốn FPI tăng mạnh là do:

 S&P nâng hạng Hệ số tín nhiệm của Việt Nam từ BB lên BB+

 Tình hình chính trị ổn định;

 Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ tăng cao, liên tục;

 Việt Nam phát hành thành công trái phiếu quốc tế trong năm 2005;

 Tiến trình cổ phần hoá các tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước đang được tiến hành nhanh

- Xét trên bình diện sâu xa thì có thể thấy sự mất cân đối trong tỉ trọng FDI và FPI

So với nguồn FDI thì nguồn vốn FPI vẫn còn quá ít, chỉ bằng 2 - 3% vốn FDI (tỷ lệ này ở nhiều nước là 30 - 40%) Với con số chưa đến 2 tỷ USD vốn FPI, có thể khẳng định là quá nhỏ so với nhu cầu Trong giai 2006 - 2010, nếu chỉ thu hút thêm 2 - 3 tỷ USD nguồn vốn FPI thì tác động của nguồn vốn này vào sự

Trang 8

phát triển kinh tế là hết sức hạn chế.Cho tới nay, dòng vốn FPI vào Việt Nam vẫn chưa thật sự chuyển động

Tính không cân đối này đã làm cho các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không thể chuyển hóa các nguồn đầu tư của mình trên thị trường chứng khoán và do đó không có khả năng huy động thêm vốn trên thị trường chứng khoán cũng như thoát vốn khi cần thiết

Hoạt động của FPI biểu hiện rõ nét nhất là sự tham gia tích cực của nhà đầu

tư nước ngoài vào các doanh nghiệp cổ phần hoá, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như động thái tích cực mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam Việc vận hành những hoạt đông FPI phải kể đến các quỹ đầu

tư nước ngoài có mặt tại Việt Nam Trong thời gian gần đây, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã thâm nhập và tích cực triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trở thành kênh đầu tư vào Việt Nam khá hiệu quả

\1.2 Hoạt động đầu tư cổ phiếu doanh nghiệp

Số liệu cho thấy hiện có khoảng 1.700 nhà đầu tư nước ngoài hiện đang nắm giữ khoảng 30% số lượng cổ phiếu các công ty niêm yết và tỷ lệ không nhỏ trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu ngân hàng niêm yết; 23 quỹ đầu tư chứng khoán với lượng vốn đầu tư ước trên 2 - 3 tỉ USD Nếu trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài hầu như chỉ có mua, không có bán, gần đây đã chuyển sang vừa mua, vừa bán, có phiên bán nhiều hơn mua… Do có nguồn vốn lớn, tính chuyên nghiệp cao , nên các nhà đầu tư nước ngoài đang làm cho các nhà đầu

tư trong nước, nhất là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ bị "cuốn" theo VN-Index

đã vượt ngưỡng 1.000 điểm, gấp 3,3 lần đầu năm 300 điểm; hệ số PE (thị giá so với thu nhập cổ phiếu) đã lên đến trên 38 lần, cao gấp đôi hệ số tương ứng của thị trường chứng khoán các nước

Trang 9

1.3 Hoạt động đầu tư trái phiếu nhà nước

Năm 2005 vừa qua Việt Nam đã phát hành thành công trái phiếu chính phủ với kết quả hết sức khả quan 750 triệu USD trái phiếu đãđược bán hết với lãi suất danh nghĩa là 6,875%/năm; trong đó các nhà đầu tư châu Á nắm giữ 38%, châu Âu 32% và Mỹ là 30% Trong số các nhà đầu tư này, các quỹ đầu tư tài chính là đối tượng quan tâm nhiều nhất đến trái phiếu của Việt Nam (chiếm tới 52%), còn lại là ngân hàng (25%), các công ty bảo hiểm (17%) và các tổ chức tài chính khác (7%)

Có thể nhận thấy hoạt động FPI luôn tích cực theo sát mọi động thái của thị trường tài chính trong nước cũng như các hoạt động liên quan của chính phủ

1.4 Các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Hiện có 19 quỹ đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn lên tới 1,9 tỷ USD, tham gia đầu tư vào thị trường Việt Nam Cho tới nay, có 6 quỹ đầu tư hoạt động với tổng số vốn khoảng 300 triệu USD Dưới đây là những quỹ đầu tư điển hình đạt hiệu quả nhất:

 Vietnam Opportunity Fund (VOF) của Vinacapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 9/2003, đến nay quỹ có quy mô vốn gần 250 triệu USD, đứng đầu về quy mô vốn đầu tư tại Việt Nam VOF hiện đã đầu tư hơn 100 triệu USD vào Việt Nam, trong đó đầu tư 54 triệu USD vào sàn giao dịch thứ cấp phi tập trung (OTC), 17 triệu USD vào khu vực kinh tế tư nhân, 11,9 triệu USD vào bất động sản và 16,9 triệu USD vào 13 công ty niêm yết chứng khoán VOF hiện còn dành hơn 86,1 triệu USD cho những khoản đầu tư mới

 Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF) vào thị trường Việt Nam từ tháng 11/2005 với quy mô vốn khoảng 15,9 triệu USD VEEF tập trung đầu tư vào

Trang 10

những công ty niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Đến giữa quý 3/2006, VEEF đã đầu tư vào 28 công ty Việt Nam

 Mekong Enterprise Fund (MEF) ra đời từ tháng 4/2002 với quy mô vốn 18,5 triệu USD và do Công ty Mekong Capital quản lý Đối tượng đầu tư của MEF là những công ty gia đình vừa và nhỏ, có kết quả kinh doanh tốt và có khuynh hướng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Đến nay, MEF đã đầu

tư vào 10 doanh nghiệp với tổng vốn khoảng 14 triệu USD

 Với quy mô 100 triệu USD, IDG Ventures Vietnam (IDG) đầu tư vào những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao thuộc các ngành công nghệ thông tin, viễn thông, Internet, truyền thông và công nghệ sinh học Đến nay, IDGVV đã đầu tư 5 triệu USD vào 4 doanh nghiệp là PeaceSoft, Isphere, VinaGame và VietnamWorks.com

 Ngoài ra có nhiều quỹ đầu tư với số vốn lớn đang được thành lập và đi vào hoạt động điển hình như : quỹ Vietnam Holdings với 120 triệu USD vốn; 2 quỹ đầu tư của tập đoàn KYPMG – Hàn Quốc với số vốn lần lượt là 40 và 80 triệu USD ; quỹ PPF của Séc dự kiến đăng ký với số vốn 50 – 60 triệu USD

2 Nguyên nhân đối với tình trạng dòng vốn FPI còn hạn chế :

- Chính phủ giới hạn tỷ lệ tham gia góp vốn, mua cổ phần đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện tại chỉ là 30%, với doanh nghiệp niêm yết là 49%, nhà đầu tư chiến lược được nắm giữ tối đa 20% cổ phần trong một doanh nghiệp điều này khó có thể thu hút được nhà đầu tư chiến lược (có vốn, công nghệ, trình độ quản

lý, thị trường tiêu thụ ) tham gia đầu tư vào DN cổ phần, vì tỷ lệ sở hữu ít, trong khi DN Việt Nam qui mô lại nhỏ, nên không mang lại lợi ích cho nhà đầu tư - Những rào cản về tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các công ty

cổ phần trong nước, nếu tỷ lệ này tăng lên 49% thì VN có khả năng thu hút thêm khoảng 300 triệu USD Nhưng hơn thế nữa việc nới lỏng tỷ lệ khống chế này sẽ

Trang 11

góp phần tăng thêm khả năng cạnh tranh trong việc thu hút dòng vốn FPI với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore v.v Tỷ lệ 49% này dựa trên cơ sở tham khảo các cam kết của Trung Quốc trong lộ trình gia nhập WTO Một khi loại bỏ những qui định, những rào cản không cần thiết như đã nêu trên thì chắc chắn một ngày không xa, VN có thể thu hút số vốn FPI gấp 4 lần như hiện nay

- Theo Nghị định 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của

Luật Chứng khoán : đối với công ty đầu tư chứng khoán nước ngoài hoặc quỹ

đầu tư chứng khoán nước ngoài dạng pháp nhân muốn đầu tư vào Việt Nam phải

ủy thác cho công ty quản lý quỹ trong nước hoặc thành lập chi nhánh tại Việt Nam để quản lý vốn đầu tư

- Tiến trình cổ phần hóa chưa mang lại kết quả mong muốn, tốc độ phát triển

DN chậm, đã không lôi cuốn mạnh mẽ và đông đảo các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào tiến trình cổ phần hóa cũng như tham gia vào thị trường chứng khoán

- Quy mô của thị trường chứng khoán còn quá nhỏ bé Cả nước chỉ có không tới 30 DN niêm yết với mức vốn hóa thị trường đạt chỉ mới khoảng 3.600 tỷ đồng trong đó số lượng cổ phiếu giao dịch thật sự chỉ chiếm có 50% do phần lớn

số cổ phần là của nhà nước nắm giữ

- Việt Nam hiện chưa có luật điều tiết các dòng vốn FPI Luật đầu tư nước ngoài hiện có ở Việt Nam chỉ có tác dụng điều tiết các dòng vốn đầu tư trực tiếp

Do vậy cần sớm soạn thảo và ban hành một khuôn khổ pháp lý phù hợp với các dòng vốn FPI, có thể theo phương án mở rộng Luật đầu tư nước ngoài - thêm phần cho đầu tư gián tiếp

3 Đánh giá tác động của hoạt động FPI đối với nền kinh tế Việt Nam

Trang 12

3.1 Tác động tích cực

- Về cơ bản, chúng sẽ có tác động tích cực đến cải thiện sự năng động và nguồn ngoại tệ (cùng với sự bổ sung ngoại tệ từ việc gia tăng dòng kiều hối, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, cũng như dòng khách du lịch quốc tế) của nền kinh tế Việt Nam

- Khi bước vào hội nhập thì chỉ có những doanh nghiệp nào có sức cạnh tranh cao, mạng lưới phân phối, quy mô, kinh nghiệm quốc tế trong quản trị mới có thể đối đầu trực tiếp được, trong khi đó thực lực doanh nghiệp trong nước thì phần lớn chỉ là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, và nhất là kinh nghiệm quốc tế trong quản trị yếu không có đủ sức cạnh tranh Việc đẩy mạnh phát triển dòng vốn đầu tư gián tiếp FPI càng nhiều thì càng tác động hữu hiệu đến các doanh nghiệp nhằm nâng cấp về vốn, quản trị, điều hành, cũng như khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường

- Dòng FPI đổ vào trong nước cũng sẽ làm gia tăng đột biến các hoạt động mua bán, sáp nhập, mở rộng quy mô và chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp, công ty, kể cả các ngân hàng của Việt Nam, tạo ra nhiều nhân tố mới và xung lực mới, cũng như các động thái phát triển mới cho nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính và giá cả thị trường trong nước nói riêng

3.2 Tác động tiêu cực:

- Làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn về kinh tế có nhân tố nước ngoài Nguồn vốn nước ngoài đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán lại là dòng vốn ngắn hạn, đưa vào cũng rất nhanh và rút ra cũng rất nhanh, tính theo phiên trong từng ngày, tùy theo động thái nóng, lạnh của giá cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán hay sự tác động của chính sách quản lý của nhà nước bản địa Tính "đầu cơ" của nguồn vốn này thường cao hơn nhiều so với tính "đầu tư" ("đầu cơ" chỉ nhằm thu lợi nhanh - mua ồ ạt lúc giá cổ phiếu, trái phiếu thấp

Ngày đăng: 30/03/2018, 17:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w