NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI CÁC TRANH CHẤP VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN 75 1.1.. Thực trạng áp dụng và thi hà
Trang 1Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 838 0107
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
THỪA THIÊN HUẾ, năm 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 70
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 70
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 71
3 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 71
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 72
5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 72
6 Câu hỏi và giải thuyết nghiên cứu 73
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 73
8 Kết cấu của luận văn 75
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI CÁC TRANH CHẤP VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN 75
1.1 Sự cần thiết phải hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án 75
1.2.Khái niệm và đặc điểm về hòa giải các tránh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án 77
1.2.1 Các khái niệm cơ bản về hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án 77
1.2.2 Đặc điểm của hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án 78
1.3 Nội dung của pháp luật về thủ tục hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền
sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án 79
1.3.1 Nguyên tắc hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án 79
1.3.1.1 Nguyên tắc hòa giải là một thủ tục tố tụng dân sự, xuyên suốt trong quá trình tố tụng Tòa án 79
Trang 41.3.1.2 Nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình 80
1.3.1.3 Nguyên tắc nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội 80
1.3.2 Trình tự, thủ tục hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án 81
1.3.2.1 Hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm 81
1.3.2.2 Thủ tục hòa giải tại phiên tòa sơ thẩm 82
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền
sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án 82
1.4.1 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án 83 1.4.2 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án 83 Kết luận Chương 1 84
Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI CÁC TRANH CHẤP THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẢM BẢO
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN 84
2.1 Tổng quan về tình hình hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
84
2.2 Thực trạng áp dụng và thi hành pháp luật về thủ tục hòa giải các tranh chấp thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An 85
2.2.1 Thực trạng về thủ tục hòa giải các tranh chấp thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng trước khi mở phiên Tòa sơ thẩm 85
Trang 52.2.2 Thực trạng về thủ tục hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại phiên Tòa sơ thẩm 88
2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong việc áp dụng và thi hành pháp luật
về thủ tục hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An88
Kết luận Chương 2 89
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ HÒA GIẢI CÁC TRANH CHẤP THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN 89
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả về hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án 89
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền
sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án 90
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện về hòa giải các tranh chấp
về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An 91
Kết luận Chương 3 91
KẾT LUẬN 92
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất, luôn gắn liền với tài sản nói riêng, các bên tham gia vào quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất với những mục đích và lợi ích khác nhau Xuất phát từ nhu cầu về lợi ích khác nhau mà việc phát sinh mâu thuân dẫn đến tranh chấp trong thế chấp quyền sử dụng đất là điều khó tránh khỏi Điều này đòi hỏi nhu cầu về giải quyết tranh chấp trong thế chấp quyền sử dụng đất ngày càng tăng Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành có bốn phương thức giải quyết tranh chấp bao gồm thương lượng, hòa giải, Trọng tài thương mại và Tòa án
Trong trường hợp các bên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là Tòa
án, thì theo quy định của pháp luật Tố tụng hiện hành, các đương sự sẽ có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp bằng một thủ tục hòa giải trong tố tụng Đối với tranh chấp trong thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng cũng không ngoại lệ, Tòa án phải tạo điều kiện cho các đương sự thỏa thuận với nhau về vụ án Đây không chỉ là một thủ tục bắt buộc mà nó còn là nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật Tố tụng dân sự
Tuy nhiên, những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hòa giải trong Tố tụng tại Tòa án vẫn còn những vướng mắc nhất định Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng và thực thi pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An vẫn tồn tại nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giải quyết tranh chấp bằng hòa giải tại Tòa án tỉnh Nghệ An
Xuất phát từ nhu cầu lý luận và thực tiễn trên, tác giải chọn đề tài: “Hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng- Qua thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An” làm luận văn
tốt nghiệp của mình
Trang 72 Tình hình nghiên cứu đề tài
Là một chế định quan trọng của pháp luật Tố tụng dân sự, liên quan đến hòa giải tại Tòa án đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những mức độ khác nhau đề cập đến vấn đề này
Ngoài ra, còn có một số bài viết về thực tiễn hòa giải các vụ việc dân sự của các tác giả được đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Tạp chí Kiểm sát, Báo Công lý
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu và làm rõ các khía cạnh liên quan đến hòa tài tại Tòa án nhân dân một cách chung nhất hoặc đề cập đến một số khía cạnh riêng về hòa giải trong tố tụng giải quyết tranh chấp thương mại, lao động và dân sự nói chung mà chưa có công trình nghiên cứu nào giải quyết vấn đề hòa giải tại Tòa án về tranh chấp thế chấp quyền
sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng
3 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
3.1- Cơ sở phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin
3.2- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện thành công luận văn, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
Thứ nhất, phương pháp diễn dịch, quy nạp: nhằm làm sáng tỏ những vấn đề
lý luận về hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án
Thứ hai, phương pháp liệt kê, phân tích: nhằm làm rõ những quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành về hòa giải tại Tòa án
Thứ ba, phương pháp điều tra, thống kê: nhằm làm rõ thực trạng áp dụng và
thực thi pháp luật về hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng qua thực tiễn áp dụng tại Tòa án tỉnh Nghệ An
Trang 8Thứ tư, phương pháp đánh giá, bình luận: để đánh giá những quy định của pháp
luật hiện hành về hòa giải tại Tòa án và thực tiễn hòa giải tại Tòa án tỉnh Nghệ An qua hai khía cạnh ưu điểm và hạn chế
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1- Đối tượng nghiên cứu
Trong nội dung nghiên cứu của đề tài, luận văn tập trung nghiên cứu các đối tượng sau:
Những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy định hòa giải tại Tòa
án như: Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng- Qua thực tiến áp dụng tại Tòa án tỉnh Nghệ An
Thực tiễn áp dụng và thực thi pháp luật về hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
4.2- Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn, không gian nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứu những vấn
đề lý luận về hòa giải tại Tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
và thực tiễn áp dụng, thực thi pháp luật về hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến năm 2016
5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
5.1- Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
Trang 9Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng, thực thi pháp luật về hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
5.2- Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Nhằm thực hiện được mục đích nghiên cứu đề tài, luận văn có các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trình bày và phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành về hòa giải tại Tòa án Đồng thời đánh giá những quy định ấy qua khía cạnh ưu điểm và hạn chế;
Thứ hai, thống kê và đánh giá thực tiễn áp dụng, thực thi pháp luật về hòa giải
các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An;
Thứ ba, đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng, thực thi pháp luật về hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
6 Câu hỏi và giải thuyết nghiên cứu
6.1- Câu hỏi nghiên cứu
6.2- Giả thuyết nghiên cứu
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1- Ý nghĩa lý luận của luận văn
Dưới góc độ hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án, luận văn nêu bật được những hạn chế về hòa giải tại Tòa án của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 làm cơ sở cho việc hoàn thiện chế định này trong thời gian sắp tới
7.2- Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Trong nội dung nghiên cứu của đề tài, luận văn đã chỉ ra được những thành công, hạn chế của hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo
Trang 10thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An Đồng thời chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó, làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng và thực thi pháp luật về hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa
án nhân dân tỉnh Nghệ An trong thời gian sắp tới
Trang 118 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có phần mở đầu, nội dung, kết luận và tài liệu tham khảo Trong đó, nội dung luận văn được chia thành ba chương như sau:
Chương 1 Những vấn đề lý luận về hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân
Chương 2 Thực trạng pháp luật về hòa giải các tranh chấp về thế chấp
quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả về hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI CÁC
TRANH CHẤP VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.1 Sự cần thiết phải hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án
Trong dân gian đã có câu "vô phúc đáo tụng đình"; song lại có câu "dĩ hòa vi quý” Trong tố tụng dân sự, pháp luật cũng đề cao nguyên tắc hòa giải Vì vậy, từ lâu hòa giải đã được ưu tiên dùng để giải quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội và trở thành thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự
Nếu như tranh chấp bị xem là biểu hiện tiêu cực phá vỡ sự hòa thuận các mối quan hệ trong xã hội thì hòa giải lại được xem như mặt tích cực, giữ gìn các mối quan hệ công cộng Hòa giải tạo điều kiện cho các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án mà không cần phải thông qua phiên Toà xét xử
Quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất trước hết đó là một quan hệ pháp luật dân sự được điều chỉnh bởi luật tư, cho nên khi giải quyết loại tranh chấp này cần
Trang 12phải ưu tiên giải quyết dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên Như vậy mới phù hợp với tính chất của một quan hệ pháp luật dân sự
Việc hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án là hết sức cần thiết, hòa giải giúp cho các bên có thể thỏa thuận được với nhau về những bất đồng, mâu thuẫn trong vụ tranh chấp nhằm giải quyết các tranh chấp một cách êm đẹp Đồng thời, hòa giải đảm bảo tối đa quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án Việc Bộ Luật Tố tụng dân sự quy định hòa giải các vụ việc dân sự (bao gồm các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng) là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân Trong đó, Tòa án đóng vai trò là trung gian hòa giải không can thiệp vào nội dung giải quyết vụ án, các đương sự tự quyết định toàn bộ các vấn đề của vụ án
Hòa giải thành giúp Tòa án giải quyết vụ án mà không phải mở phiên tòa, tiết kiệm thời gian, tiền của cho cơ quan Nhà nước và nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật của nhân dân Rõ ràng, đây là điều cần thiết nhằm giảm đi gánh nặng cho Tòa án khi không phải xét xử
Bên cạnh đó, hòa giải giúp Tòa án xác định rõ tình tiết, sự kiện, yêu cầu của các bên tranh chấp từ đó giải quyết đúng đắn vụ án Khi có tranh chấp xảy các bên đưa tranh chấp đến Tòa án để giải quyết, Tòa án tiến hành hòa giải nhưng hòa giải không thành thì việc tiến hành hòa giải đó cũng mang lại ý nghĩa rất lớn giúp Tòa
án có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về nội dung tranh chấp, tại sao tranh chấp đó lại xảy ra,nguyên nhân chính do đâu Qua việc hòa giải thì Tòa án cũng hiểu rõ tâm tư nguyện vọng cũng như vướng mắc của các bên để từ đó có thể xác định phương hướng giải quyết vụ án đúng đắn hơn khi đưa vụ án ra xét xử
Ngoài ra, hòa giải thành là một sự bảo đảm cho việc thi hành nghiêm chỉnh, nhanh gọn các quyết định của Tòa án Khi các tranh chấp thế chấp quyền sử dụng đất được Tòa án thụ lý giải quyết thì Tòa án cấp sơ thẩm buộc phải tiến hành hòa giải theo thủ tục luât định, khi hòa giải thành thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, theo đó các đương sự tự nguyện chấp hành quyết định của Tòa án một cách nghiêm túc
Việc hòa giải thành cũng phần nào tránh được trường hợp khi các vụ tranh chấp hợp đồng thương mại được đưa ra xét xử, bản án của Tòa án thường không dễ dàng được các đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chấp nhận và thi hành nghiêm túc, ngay cả khi nó đã có hiệu lực pháp luật Thực tế cho
Trang 13thấy đa số các bản án phải có sự can thiệp mạnh mẽ, dứt khoát của cơ quan thi hành án thì mới được thực hiện một cách đúng đắn
Các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất thường là những tranh chấp
có giá trị lớn, chủ yếu xảy ra trong các hợp đồng tín dụng, các bên đều muốn có quan hệ làm ăn với nhau lâu dài, có uy tín trước sau Điều đó khi có tranh chấp xảy
ra càng cần phải áp dụng phương pháp hòa giải giữa các bên, để họ cùng nhau đi đến thống nhất một giải pháp hữu hiệu, tránh hậu quả bất đồng mà phải đưa vụ án
ra xét xử dẫn đến mâu thuẩn bất đồng gay gắt hơn
Hơn bao giờ hết hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng lại trở nên quan trọng đến thế, nó có ý nghĩa tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật cho các bên đương sự Mặt khác hòa giải có tác dụng tháo gỡ những vướng mắc do sự thiếu hiểu biết pháp luật của các bên đương sự, giúp họ xích lại gần nhau, nhận thức đúng đắn hơn về tranh chấp của mình, cùng nhau giải quyết Việc hòa giải thành còn giảm bớt mâu thuẫn căng thẳng, tăng cường sự đoàn kết, thu hồi nhiều khoản nợ tưởng chừng không thể lấy lại được
Trừ các trường hợp không được hòa giải hoặc hòa giải không được thì việc hòa giải tại Tòa án các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng là điều cần thiết và bắt buộc Hòa giải phải được tiến hành trước khi mở phiên Tòa sơ thẩm sẽ đảm bảo đúng trình tự tố tụng theo quy định của pháp luật
1.2.Khái niệm và đặc điểm về hòa giải các tránh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án
1.2.1 Các khái niệm cơ bản về hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án
Hòa giải trong tố tụng dân sự là việc các đương sự tự mình thương lượng, thỏa thuận về vụ việc sau khi Tòa án đã thụ lý vụ việc và hoạt động tố tụng do Tòa
án trực tiếp tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật
Vậy tranh chấp là gì? Trong khoa học pháp lý, tranh chấp được hiểu là
những bất đồng, xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong một quan hệ pháp luật cụ thể Giải quyết tranh chấp là việc thông qua những biện pháp cần
Trang 14thiết, tích cực nhằm loại bỏ những bất đồng, những xung đột giữa các bên tranh chấp Giúp các bên thống nhất trong việc tìm kiếm tiếng nói chung về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật
Theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở
hữu tài sản khác gắn liền với đất3
Thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định trong Bộ Luật Dân sự, theo đó thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)4
Thế chấp quyền sử dụng đất bảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng là việc tổ chức hoặc cá nhân khi ký hợp đồng vay tiền từ các tổ chức tín dụng đã dùng đất đai thuộc quyền sử dụng của mình thế chấp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả với tổ chức tín dụng đã cho vay
Như vậy hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án là một khái niệm phức hợp, bao gồm tất cả các yếu tố như: hòa giải trong tố tụng, giải quyết tranh chấp, quyền sử dụng đất và thế chấp Từ những yếu tố đó, tác giả rút ra định nghĩa về hòa giải các tranh chấp
về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án
như sau: Hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực
hiện hợp đồng tín dụng là quá trình hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất
1.2.2 Đặc điểm của hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng tại Tòa án
Là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp cơ bản của pháp luật Việt Nam, thì trước hết hòa giải các tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng phải mang những đặc điểm chung của phương thức hòa giải trong tố tụng, đồng thời hoạt động hòa giải các tranh chấp về thế
3 Khoản 16, Điều 3, Luật Đất đai 2013
4 Khoản 1, Điều 317, Bộ Luật Dân sự 2015