1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh quảng ngãi

130 540 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 5,99 MB

Nội dung

Sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản tỉnh QuảngNgãi đã giải quyết được vấn đề lao động và việc làm cho một bộ phận dân cư và hơn nữa, đồng thời đóng góp một phần không nhỏ vào sự

Trang 3

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Người thực hiện

ĐINH PHÚ GIANG

Trang 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Bố cục của luận văn 4

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 4

8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LY LU N VÊ PHAT TRIÊN NUÔI TRÔNG THUY SAN Â 10 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 10

1.1.1 Khái quát về nuôi trồng thuỷ sản 10

1.1.2 Khái niệm phát triền nuôi trồng thủy sản 15

1.1.3 Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản 17

1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 19

1.2.1 Tăng trưởng quy mô nuôi trồng thuỷ sản 19

1.2.2 Thay đổi cơ cấu sản xuất trong nuôi trồng thuỷ sản một cách hợp lý 20

1.2.3 Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản 20

1.2.4 Phát triển hình thức tổ chức sản xuất phù hợp 20

1.2.5 Tăng trưởng thị trường tiêu thụ sản phẩm 24

Trang 5

1.3.1 Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản 25

1.3.2 Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 25

1.3.3 Lao động nuôi trồng thuỷ sản 25

1.3.4 Giá trị sản xuất nuôi trồng thuỷ sản 25

1.3.5 Hình thức tổ chức nuôi trồng thuỷ sản 26

1.3.6 Năng suất trung bình trên 1 ha nuôi trồng thuỷ sản 26

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG 26

1.4.1 Điều kiện tự nhiên 26

1.4.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản 27

1.4.3 Thị trường lao động của ngành nuôi trồng thủy sản 27

1.4.4 Nguồn vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản 28

1.4.5 Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản 29 1.4.6 Hệ thống cung cấp dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản 30

1.4.7 Quản lý nhà nước và chính sách 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHAT TRIÊN NUÔI TRÔNG THUY SAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUANG NGÃI 33 2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ -XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NGÃI 33

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 33

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế 39

2.1.3 Cơ sở hạ tầng 41

2.1.4 Thị trường lao động 42

Trang 6

2.2.1 Thực trạng phát triển quy mô nuôi trồng thuỷ sản 44

2.2.2 Thực trạng thay đổi cơ cấu sản xuất nuôi trồng thuỷ sản 54

2.2.3 Thực trạng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản 56

2.2.4 Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 59

2.2.5 Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất 62

2.2.6 Thực trạng đóng góp của ngành vào phát triển kinh tế, xã hội 64

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 65

2.3.1 Thành công 65

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 66

2.3.3 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ngãi 68

CHƯƠNG 3 GIAI PHAP PHAT TRIÊN NUÔI TRÔNG THUY SAN TỈNH QUANG NGÃI 71 3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 71

3.1.1 Dự báo những cơ hội và thách thức trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng Ngãi 71

3.1.2 Mục tiêu và quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 75

3.1.3 Mục tiêu và quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030 83

3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NGÃI 87

3.2.1 Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản 87

Trang 7

sản 893.2.4 Hoàn thiện công tác quy hoạch về quy mô, hình thức nuôi trồngthuỷ sản 923.2.5 Giải pháp về bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản và ứng phó vớibiến đổi khí hậu 933.2.7 Tạo lập hệ thống cung cấp dịch vụ, giống nuôi trồng thuỷ sản phục

vụ tốt cho nhu cầu phát triển ngành nuôi trồng thủy sản 963.2.8 Giải pháp về khoa học công nghệ 973.2.9 Tăng cường công tác quản lý và xây dựng các chính sách để pháttriển nuôi trồng thuỷ sản 97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ99

TÀI LIỆU THAM KHAO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÊ TÀI (BAN SAO)

Trang 8

KHCN Khoa học công nghệ

KTTT Kinh tế trang trại

NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thông

2.1 Số cơn bão trung bình hàng năm ảnh hưởng đến Quảng

Trang 9

2.2 tỉnh Quảng Ngãi

2.3 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm trên địa bàntỉnh Quảng Ngãi

2.4

Tổng sản phẩm trong nước ( GRDP) của tỉnh Quảng

Ngãi giai đoạn 2010-2016 ( tính theo giá so sánh năm

2010)

2.5 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn2010-2016

2.6 Dân số tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2016

2.7 Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ngãi giaiđoạn 2010-2016

2.8 Diễn biến sản lượng nuôi theo đối tượng

2.9 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng Ngãi phân theođiạ phương giai đoạn 2020-2016

2.10 Diện tích NTTS theo loại hình và đối tượng giai đoạn2011 - 2016

2.11 Giá trị sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ngãigiai đoạn 2020-2016

2.12 Năng suất nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn2010-2016

2.13 Diễn biến năng suất nuôi thủy sản giai đoạn 2011 - 2016

2.14 Lao động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh QuảngNgãi giai đoạn 2010-2016

2.15 Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản phân theo đối tượng nuôicủa tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2020-2016

2.16 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn2010-2016 phân theo đối tượng nuôi

2.17 Thực trạng phát triển giống thuỷ sản trên địa bàn tỉnhQuảng Ngãi giai đoạn 2010-2016

2.18 Diễn biến nhu cầu thức ăn NTTS công nghiệp

2.19 Sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tỉnhQuảng Ngãi giai đoạn 2011-2016

2.20 Số trang trại nuôi trồng thuỷ sản các địa phương giaiđoạn 2011-2016

3.1 Một số chỉ tiêu quy hoạch NTTS đến năm 2020

3.2 Diện tích NTTS theo địa phương đến năm 2020

Trang 10

3.5 Quy hoạch nuôi thủy sản nước ngọt đến năm 2020

3.6 Các chỉ tiêu quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản đến năm

2030

3.7 Danh mục các dự án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh

Quảng Ngãi quy hoạch đến năm 2030

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Số hiệu

2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn2010-2016

2.2 Dân số tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2016

2.3 Cơ cấu dân số tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2016

2.4 Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn2010-2016

2.5 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn2010-2016

2.6 Giá trị sản xuất nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng Ngãi giaiđoạn 2010-2016

2.7 Năng suất nuôi trồng thuỷ sản trên địa bản tỉnh QuảngNgãi giai đoạn 2010-2016

2.8 Diễn biến sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu tỉnhQuảng Ngãi giai đoạn 2011-2016

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia có bờ biển trải dài từ bắc đến nam với 3.260

km bờ biển và có một diện tích đáng kể đất ngập nước Đây là một trongnhững tiền đề quan trọng giúp Việt Nam trở thành một quốc gia có khả năngphát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản Trong những năm qua, nghề nuôitrồng thủy sản ở Việt Nam đã phát triển mạnh, không những về quy mô màcòn cả chất lượng và năng suất nuôi trồng Đến năm 2015, diện tích nuôitrồng thủy sản được mở rộng lên tới hơn 1.057,3 nghìn hecta, sản lượng đạthơn 3.513,3 nghìn tấn Cũng theo số liệu thống kê, đến đầu năm 2015, sảnlượng từ nuôi trồng thủy sản chiếm tới hơn 53 % sản lượng thuỷ sản của cảnước, đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu và tiêu dùng thực phẩm trongnước

Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung, là một trongnhững địa phương của Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng pháttriển kinh tế thuỷ sản, có chiều dài bờ biển hơn 130 km với 06 cửa biển vàcảng biển nước sâu Dung Quất Biển Quảng Ngãi có các yếu tố thuận lợi nhưnước có độ muối cao, ổn định, nhiệt độ không xuống thấp thuận lợi cho sinhtrưởng và phát triển của các loại sinh vật biển Trong những năm qua, chínhquyền tỉnh Quảng Ngãi đã và đang quan tâm chỉ đạo nhằm phát triển nghềnuôi trồng thuỷ sản Sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản tỉnh QuảngNgãi đã giải quyết được vấn đề lao động và việc làm cho một bộ phận dân cư

và hơn nữa, đồng thời đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh

Trang 12

lượng thuỷ sản toàn tỉnh (171.093 tấn) Bên cạnh đó, ngành nuôi trồng thuỷsản tỉnh Quảng Ngãi chưa tạo được tính chủ động trong việc sản xuất giống.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, bao gồm chủ quan và khách quan

Về chủ quan là do việc triển khai chính sách khuyến khích phát triển kinh tếthuỷ sản của nhà nước còn hạn chế Công tác xây dựng và triển khai quyhoạch phát triển kinh tế còn chậm Một số nguyên nhân khách quan như:thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch trong việc phát triển quy mô nuôi trồng, nguồnnhân lực chưa được quan tâm đào tạo, trình độ kỹ thuật của ngư dân còn hạnchế…

Khắc phục những tồn tại để phát triển nuôi trồng thủy sản phục vụ mụctiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh là rất cần thiết và cấp bách Chính vìthế, việc thực hiện nghiên cứu đề tài “Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnhQuảng Ngãi” nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng nuôi trồng thuỷ sản trên địabàn tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển ngành nuôi trồngthuỷ sản của địa phương

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là đề xuất các giải pháp nhằm phát triểnnuôi trồng thủy sản tại tỉnh Quảng Ngãi theo các định hướng phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương này Để đạt được mục tiêu này, đề tài xác định cácnhiệm vụ cụ thể sau:

- Hệ thống các vấn đề lý luận chung về phát triển nuôi trồng thuỷsản;

- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại tỉnhQuảng Ngãi để nhận diện những tồn tại và nguyên nhân

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnhQuảng Ngãi trong thời gian tới

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Các vấn đề lý luận chung về phát triển nuôi trồng thủy sản?

Trang 13

- Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãigiai đoạn 2010-2016 ?

- Những tồn tại, hạn chế của ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ngãi

và nguyên nhân? Làm thế nào để khắc phục những tồn tạo, hạn chế đó?

- Các giải pháp chủ yếu để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản tỉnhQuảng Ngải trong thời gian tới?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản

tỉnh Quảng Ngãi

+ Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng

Ngãi giai đoạn 2010-2016

- Về không gian: Tỉnh Quảng Ngãi

- Về thời gian: Các giải pháp đưa ra của đề tài có ý nghĩa trong trung

hạn, cụ thể đến năm 2022

5 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Thông tin được sử dụng trong nghiên cứu bằng cách thu thập các số liệuthứ cấp như sau:

- Tổng hợp các nguồn số liệu thông qua Niên giám thống kê tỉnh QuảngNgãi (từ năm 2010-2016), số liệu từ Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi và số liệutừ Tổng cục Thống kê;

- Các nguồn số liệu thông qua báo cáo, tổng kết, dự thảo của các Sở,Ban, Ngành trong tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương;

- Đề án “Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 –

2020, định hướng đến năm 2030” và đề án “ Phát triển kinh tế biển đảo tỉnhQuảng Ngãi đến năm 2020”;

- Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó

Trang 14

+ Phương pháp phân tích, đánh giá:

Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả

những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệmqua các cách thức khác nhau Các số liệu thứ cấp sau khi được thu thập sẽđược tóm tắt, tính toán và trình bày dưới dạng các bảng, hình, đồ thị minhhoạ, nhằm mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đốitượng nghiên cứu

6 Bố cục của luận văn

Luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,các phụ lục và được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nuôi trồng thủy sản

Chương 2: Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnhQuảng Ngãi

Chương 3: Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ngãi

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Về mặt lý luận, luận văn khái quát hóa được các vấn đề lý luận có liênquan đến phát triển nuôi trồng thủy sản của một địa phương, giúp củng cố cơ

sở lý luận cho các nghiên cứu tương tự

- Luận văn là một công trình nghiên cứu chi tiết về thực trạng phát triểnngành nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong những năm gầnđây, đồng thời đề xuất các giải pháp đặc thù đối với địa phương, vì thế là tàiliệu tham khảo hữu ích trong công tác hoạch định và thực thi chính sách pháttriển ngành nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Trang 15

8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Tài liệu nước ngoài:

Các lý thuyết kinh tế liên quan đến phát triển nuôi trồng thủy sản

Kinh tế học là sự nghiên cứu về sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hóa vàcác dịch vụ trong xã hội, có liên quan chặt chẽ với hai thông số chính là đầuvào (lao động, đất đai, nguồn lợi thủy sản…) và đầu ra ( sản phẩm, thịtrường…) Khai thác, quản lý nguồn lợi, phát triển thủy sản bị ảnh hưởngđáng kể bởi nhiều phương cách kinh tế

Tác giả Sung Sang Park (1920) đã phác hoạ ra ba giai đoạn nuôi trồngthuỷ sản cần chú ý đến, đó là: sơ khai, đang phát triển và phát triển cùng vớicác yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng trong từng giai đoạn Trong giai đoạn

sơ khai, các yếu tố tự nhiên và lao động đóng vai trò chủ yếu Giai đoạn tiếptheo là được bổ sung thêm các yếu tố đầu vào vốn được tạo ra từ khu vựccông nghiệp như thức ăn, hoá chất Giai đoạn thứ ba là giai đoạn phát triển,năng suất thuỷ sản tăng lên chủ yếu nhờ vào các thành tựu khoa học và kỹthuật công nghệ

Nhà kinh tế học Roy Hadod Evsey Domar (1940) nhấn mạnh việc nângcao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong nuôi trồng thuỷ sản

Nhà kinh tế học Robert Slow (1956) cho rằng việc tăng khối lượng vốnsản xuất qua đầu tư giúp tăng trưởng sản xuất trong ngắn hạn nhưng khônghiệu quả trong dài hạn

Tại hội nghị Tôm toàn cầu do Liên minh nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu tổchức tại các quốc gia: Singapo (2001), Indonesia (2002), Mexico (2003), TháiLan (2004), Việt Nam (2005) Các đại biểu tham dự các hội nghị nói ttreen đãtập trung vào những vấn đề lớn như thực trạng và dự báo tình hình sản xuất,xuất khẩu tôm của các nước lớn như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, ViệtNam, Mexico và đã đề ra các giải pháp chung nhằm tăng cường các hoạt động

Trang 16

thương mại liên quan đến tôm trên thị trường thế giới Các báo cáo khoa họctrong các hội nghị này chủ yếu phân tích tình hình và dự báo diễn biến thịtrường tôm tại Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu, phân tích xu thế phát triểntrong ngành sản xuất tôm toàn cầu Tuy nhiên, các báo cáo này chưa phân tích

cụ thể thực trạng phát triển tổm và chưa đưa ra chính sách cụ thể cho từngquốc gia có ngành nuôi tôm phát triển

Hội thảo quốc tế về “ Kế hoạch hành động cho phát triển bền vững và

mở rông hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản” năm 2009 tại Hà Nội, các đại biểuViệt Nam đã trình bày các kết quả nghiên cứu cũng như kinh nghiệm của một

số nước về phát triển và mở rộng mô hình hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản.Trong hội nghị này đã đưa ra kinh nghiệm của một số tổ chức phi chính phủtại Việt Nam trong việc hỗ trợ phát triển mô hình hợp tác xã nuôi trồng thuỷsản Tuy nhiên, các báo cáo khoa học trong hội nghị này chưa đề cập mộtcách toàn diện đến việc xây dựng, hoạt động và củng cố nghề nuôi trồng thuỷsản Gần đây nhất là Hội nghị thuỷ sản quốc tế tại Cần Thơ do Viện nghiêncứu nuôi trồng thuỷ sản tổ chức vào đầu năm 2013, tại hội nghị này, nội dungđưa ra thảo luận bao gồm kết quả nghiên cứu đầy đủ cho các lĩnh vực cụ thểnhư giá của tôm sú, chọn giống cá tra, dinh dưỡng và thức ăn, sức tải môitrường sông Tiền và sông Hậu cho việc nuôi cá tra, hệ thống lọc tuần hoàntrong nuôi cá tra, tạo chế phẩm sinh học phòng bệnh tôm sú và cá tra, kết quảnghiên cứu bước đầu về nguyên nhân và tác nhân gây bệnh chết trên tômnước lợ và mô hình nuôi tôm phù hợp trong điều kiện dịch bệnh, tác động củabiến đổi khí hậu trong nuôi tôm quy mô nhỏ

Nghiên cứu trong nước:

- Giáo trình Nuôi trồng thuỷ sản đại cương, Nguyễn Quang Linh, TônThất Chất, Nguyễn Phi Nam, Lê Văn Dân (2006), Nhà xuất bản nông nghiệp,Huế Các tác giả đã nêu ra những kiến thức đại cương, những nguyên lý và

Trang 17

kinh nghiệm nuôi trồng, đồng thời hướng dẫn các quy trình nuôi cho từngloài và đối tượng khác nhau trong các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản khácnhau, đặc biệt là cách nhìn nhận thực tế hiện trạng, điều kiện nuôi trồng thuỷsản ở Việt Nam và hướng giải quyết như thế nào để nâng cao hiệu quả nghềnuôi, đồng thời khẳng định vai trò của nuôi trồng thuỷ sản trong kinh tế hộ vàkinh tế quốc gia ở Việt Nam.

- Giáo trình hệ thống và quản lý nuôi trồng thuỷ sản của tác giả NguyễnQuang Linh (2011)- Đại học nông lâm, Đại học Huế, NXB Nông nghiệp,Thành phố Hồ Chí Minh Trong giáo trình này, tác giả đã đưa ra cái nhìn thực

tế về nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam và hướng giải quyết như thế nào để nângcao hiệu quả trong nuôi trồng thuỷ sản và khẳng định vai trò của một ngành

có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản Việt Nam

- Nghiên cứu về hiện trạng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam và

đề xuất phương pháp xử lý nước thải của KS Trịnh Ngọc Tuấn (2005), Trungtâm nghiên cứu, quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnhthuỷ sản khu vực miền Bắc Trong nghiên cứu ày, tác giả trình bày các biệnpháp, đề xuất các giải pháp hạn chế tác động của ngành khai thác, nuôi trồngthuỷ sản đến môi trường và ngược lại, phân tích các phương án xử lý nướcthải nuôi trồng thuỷ sản

- Dự án VIE 97/030, chương trình phát triển Liên Hợp Quốc về pháttriển nuôi trồng thuỷ sản các tỉnh Bắc Trung Bộ Dự án VIE 97/030 thửnghiệm mô hình với mục đích: Thử nghiệm các mô hình nuôi trồng thuỷ sảnven biển chủ yếu tập trung vào đối tượng chính là con tôm sú theo các hìnhthức nuôi: quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh; Xây dựng vàhướng dẫn các quy trình nuôi trồng thuỷ sản ven biển; Khuyến cáo và phổbiến kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản thông qua các hoạt động nâng cao năng lực

do dự án triển khai

Trang 18

- Giáo trình Kinh tế nông nghiệp của tác giả PGS TS Đặng Phi Hổ(2003), NXB Thống kê Tác giả tập trung chủ yếu ở nội dung về nguồn lựctrong nông nghiệp nói chung, thuỷ sản nói riêng và cách khai thác nguồn lựcnày có hiệu quả

- Báo cáo tóm tắt : “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nuôi trồngthủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của Viện kinh tế và quy hoạch thủysản, 2012 Trong báo cáo quy hoạch đã nêu ra những nội dung chủ yếu : + Vị trí, vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân;

+ Đánh giá thực trạng phát triển ngành thuỷ sản giai đoạn 2001-2011 vàthực hiện quy hoạch trong giai đoạn 2006-2010;

+ Dự báo các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến phát triển ngành nuoitrồng thuỷ sản đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

+ Quy hoạch phát triển các lĩnh vực trong ngành thuỷ sản trong đó cóngành nuôi trồng thuỷ sản;

+ Đề xuất các giải pháp thực hiệ quy hoạch

Với tỉnh Quảng Ngãi, có “Đề án phát triển kinh tế biển, đảo tỉnh QuảngNgãi giai đoạn 2016-2020” và “Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh QuảngNgãi giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030” do Uỷ ban Nhân dântỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo , đã nêu ra mục tiêu, định hướng và một số quyhoạch cụ thể để phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ngãi trong thờigian tới Ngành thủy sản đã trở thành đối tượng được quan tâm, nghiên cứucủa nhiều tổ chức, nhà khoa học Tất cả các công trình, dự án đã công bố nêutrên là những tài liệu có ý nghĩa thực tiễn và lý luận lớn, đã phân tích đánh giátoàn diện về sự phát triển của ngành thủy sản trên các khía cạnh khác nhau.Qua đó, đề ra mục tiêu, giải pháp thực hiện cho việc phát triển ngành thủy sảnnói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng tròn thời gian tới

Trang 19

Tuy nhiên, những đề xuất giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thủy sảntừ những đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội khác nhau, ở từng giai đoạn khácnhau nên khó có thể áp dụng cho các địa phương Đồng thời, các đề án đượcxây dựng của tỉnh Quảng Ngãi còn mang tính bao quát, chưa đi sâu vào việcphân tích thực trạng và nguyên nhân dẫn đến một số tồn tại ở ngành nuôitrồng thuỷ sản của tỉnh trong những năm qua Các đề án, quy hoạch chủ yếumang tính định hướng, mục tiêu mà chưa đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể đểgiải quyết những hạn chế, những vướng mắc mà ngành thuỷ sản của tỉnh đangđối mặt Đối với nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng Ngãi, chưa có một công trìnhnghiên cứu khoa học nào đi sâu nghiên cứu tổng thể , đầy đủ về thực trạng,

giải pháp để phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Vì vậy, việc

nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thủy sảntỉnh Quảng Ngãi là rất thiết thực

Trang 20

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

1.1.1.Khái quát về nuôi trồng thuỷ sản

a.Khái niệm nuôi trồng thuỷ sản

Nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất dựa trên cơ sở kết hợp giữa tàinguyên thiên nhiên sẵn có (mặt nước biển, sông ngòi, ao hồ, ruộng trũng, đầmphá,…) với hệ sinh vật sông dưới nước (chủ yếu cá, tôm và các thủy sảnkhác…) có sự tham gia trực tiếp của con người Hay nói một cách cụ thể hơn,nuôi trồng thủy sản là nuôi các loại động vật (cá, giáp xác, nhuyễn thể ) vàthực vật (rong biển…) trong các môi trường như nước lợ, nước ngọt và nướcmặn

Các đối tượng nuôi chủ yếu hiện nay ở nước ta bao gồm : tôm sú, tômthẻ chân trắng, tôm hùm, tôm càng xanh, cá biển, cá nước ngọt (cá chép, cá

mè, cá rô phi, cá trê, cá lóc, cá ba sa, cá tai tượng, cá trắm cỏ)…

b.Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản

+ Phân theo hình thức nuôi:

- Hình thức nuôi trong ao: Đây là hình thức phổ biến nhất và xuất hiện

sớm nhất ở Việt Nam Từ thời xa xưa, người dân Việt Nam đã biết đào ao thả

cá, sau đó họ xây dựng các mô hình sản xuất tổng hợp vườn- ao- chuồng.Hình thức này được giới hạn trong phạm vi nhất định tùy theo diện tích aonuôi và người dân có thể áp dụng phương thức nuôi khác nhau từ quãng canhđến thâm canh

- Hình thức nuôi trong lồng bè: Tập trung chủ yếu ở các mặt nước lớn

gần các dảo, vịnh hay ven bờ Hình thức này khá phổ biến cả ở các thủy vực

Trang 21

khác nhau (ngọt, lợ, mặn) Hình thức này tùy theo thủy vực như hồ đập, chứahay lưu vực các dòng sông hoặc trên các vịnh, đảo, ven bờ- những nơi có độsâu từ 3m trở lên.

- Hình thức nuôi chắn sáo, đăng quầng: Là hình thức nuôi có giới hạn

bằng các chắn đăng, sáo ở các lưu vực có mặt nước lớn nhưng độ sâu giới hạnnhất định từ 4-6m Trên các thủy vực này, người dân có thể thiết kế các chắnđăng, sao bằng vật liệu rẻ tiền để nuôi cá hay các đối tượng hỗn hợp

- Hình thức nuôi kết hợp các đối tượng đăng quầng trong ao: Đây là

hình thức áp dụng cho các mô hình bán thâm canh hay quảng canh cải tiến,người dân có thể nuôi ghép các đối tượng cá, tôm, cua, nhuyễn thể và rongbiển Hình thức nuôi hỗn hợp này đã mang lại hiệu quả kinh tế, môi trường và

an toàn dịch bệnh hơn Ở các vùng nội đồng hình thức nuôi hỗn hợp các đốitượng cá nước ngọt truyền thống khá phổ biến

+ Phân theo loại hình nuôi:

- Nuôi quãng canh: Đây là hình thức nuôi trồng thủy sản sơ khai nhất,

trong đó con giống, thức ăn hoàn toàn dựa vào tự nhiên, không thả thêmgiống nhân tạo và không cho ăn thêm, không đòi hỏi kỹ thuật hay trang thiết

bị Điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có những lòai hải sản nuôi khác nhau.Trong nuôi quảng canh, người nuôi chỉ đắp đê bao quanh khu vực nuôi thànhnhững ao đầm có diện tích khá lớn rồi lợi dụng nước thủy triều để lấy giống

và thức ăn cho vào ao

Ưu điểm của hình thức này là vốn vận hành không cao vì không phải bỏchi phí mua giống và thức ăn Kích cỡ thuỷ sản thu hoạch lớn, giá bán cao,cần ít nhân lực trên một đơn vị sản xuất, thời gian nuôi không dài vì congiống đã lớn Nhược điểm của hình thức này là năng suất thấp và lãi thấp,thường cần nhiều diện tích lớn, nên khó khăn trong khâu vận hành và quản lý,

Trang 22

đặc biệt với những ao đầm tự nhiên có diện tích lớn, hình dạng phức tạp Hiệnnay mô hình này đang bị hạn chế vì giá đất và công lao động cao.

- Nuôi quãng canh cải tiến: Đây là hình thức dựa trên nền tảng của nuôi

quảng canh truyền thống nhưng có bổ sung thêm giống và thức ăn ở mức độthấp Với hình thức nuôi này, người nuôi có thể thay nước theo thủy triều và

có thể trang bị thêm máy bơm để chủ động trong việc điều chỉnh mực nước

Ưu điểm của hình thức này là chi phí vận hành thấp, có thể bổ sung thêmnguồn giống nhân tạo, giá bán cao, có thể tăng được năng suất đầm nuôi Mặtkhác diện tích nuôi cũng được thu hẹp lại tạo điều kiện thuận lợi cho khâuchăm sóc, quản lý và thu hoạch Nhược điểm của hình thức này phải thườngxuyên bổ sung nguồn giống có kích thước lớn để tránh hao hịt do địch hạitrong ao, năng suất và lãi vẫn còn thấp

- Nuôi bán thâm canh: Là hình thức nuôi có áp dụng các tiến bộ khoa

học kỹ thuật trong quá trình sản xuất con giống, sản xuất thức ăn như dùngphân bón để gia tăng lượng thức ăn tự nhiên trong ao và nguồn giống nuôi từnguồn giống nhân tạo

Ưu điểm của hình thức này là hệ thống ao được xây dựng hoàn chỉnh,kích thước ao nhỏ nên dễ vận hành, quản lý, sản lượng thu hoạch lớn, chi phívận hành thấp, thức ăn tự nhiên vẫn chiếm vị tri quan trọng Nhược điểm củahình thức này là năng suất vẫn còn thấp so với diện tích ao sử dụng

- Nuôi thâm canh: Nuôi thâm canh là hình thức nuôi đòi hỏi phải cung

cấp hoàn toàn về giống thủy sản nhân tạo và thức ăn công nghiệp, thức ăn tựnhiên không đóng vai trò quan trọng mà chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường,mật độ con giống cao, các yêu cầu về kỹ thuật, môi trường nước gần như đảmbảo tuyệt đối, tới ưu theo yêu cầu kỹ thuật

Ưu điểm của hình thức này là ao được xây dựng hoàn chỉnh, cấp và tiêunước chủ động, trang thiết bị máy móc, máy quạt nước, điện, đảm bảo hệ

Trang 23

thống giao thông,… dễ quản lý và vận hành Nhược điểm của hình thức này làchi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp.

- Nuôi siêu thâm canh: Đây là hình thức nuôi chủ yếu trong bể nước

tuần hoàn hay nước chảy tràn, chủ động điều khiển hoàn toàn hệ thống nuôi

+ Phân theo môi trường nuôi

- Nuôi thủy sản nước ngọt: Là hoạt động kinh tế khai thác con giống

trong vùng nước ngợt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ươm nuôi các loàithủy sản (nơi sinh trưởng cuối cùng là nước ngọt) để chúng đạt tới kích cỡthương phẩm Ở đây, mô trường nước ngọt được hiểu là môi trường nước có

độ mặn thấp hơn 0.5 %

- Nuôi thủy sản nước lợ: Là hoạt động kinh tế ươm, nuôi các loại thủy

sản trong vùng nước lợ ở cùng cửa sông, ven biển., “ Nước lợ” được hiểu làmôi trường có độ mặn dao động mạnh theo mùa Đối tượng nuôi chủ yếu làcác loại tôm: Tôm sú, tôm he, tôm bạc thẻ, tôm nương, tôm rảo, tôm thẻ chântrắng, tôm rằn và một số loài cá như cá vược, cá dìa, cá nâu, cá mú, cá kình,

cá đối

- Nuôi thủy sản nước mặn: Là hoạt động kinh tế ươm nuôi các loài thủy

sản mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là biển Hình thức chủ yếu làlồng bè hoặc nuôi trên bãi triều Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm hùm, cá biển (

cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam), nhuyễn thể như nghêu, sò huyết, ốc hương,trai ngọc…

c Đặc điểm của nuôi trồng thuỷ sản

- Tư liệu sản xuất đặc thù:

Đất đai, diện tích mặt nước, con giống thuỷ sản là điều kiện cần thiết chotất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung kinh tế của chúng lại rất khác nhau.Trong nuôi trồng thủy sản, diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu

Trang 24

vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được; không có đất đai,diện tích mặt nước thì không thể tiến hành nuôi trồng thủy sản.

Trong nuôi trồng thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản đạt chất lượng được giữlại làm giống tham gia vào quá trình tái sản xuất Chính do đặc điểm này màtrong quá trình nuôi trồng thuỷ sản phải quan tâm đến việc sản xuất ra các loạigiống tốt Đồng thời, ngành nuôi trồng thuỷ sản phải quan tâm xây dựng một

hệ thống giống quốc gia, hệ thống giống cho từng vùng miền, từng khu vực

- Đối tượng sản xuất đặc thù:

Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thuỷ sản là những cơ thể sống,

là các loại động vật thuỷ sản; chúng sinh trưởng, phát triển và phát dục theocác quy luật sinh học nên con người phải tạo được môi trường sống phù hợpcho từng đối tượng mới có thể thúc đẩy khả năng sinh trưởng và phát triển.Các biện pháp kỹ thuật sản xuất của con người phải phù hợp với quy luật sinhtrưởng, phát triển và sinh sản của động thực vật mới có thể thu được năngsuất và sản lượng cao

- Tính thời vụ:

Trong nuôi trồng thuỷ sản, ngoài sự tác động trực tiếp của con người, cácđối tượng nuôi còn chịu sự tác động của môi trường tự nhiên và mang tínhthời vụ Nhân tố cơ bản quyết định thời vụ là quy luật sinh trưởng và pháttriển của các đối tượng nuôi trồng, những biểu hiện chủ yếu của tính thời vụđược thể hiện:

Tính thời vụ trong nuôi trồng thuỷ sản thường có xu hướng dẫn tới tínhthời vụ trong các yếu tố sản xuất đặc biệt là sức lao động Người lao độngnghề nuôi trồng thuỷ sản có lúc rất bận rộn nhưng có những lúc nhàn rỗi Dođiều kiện lao động thủ công, điều kiện tự nhiên, thời tiết diễn biến phức tạp vàbất thường dẫn tới tính thời vụ trong nuôi trồng thuỷ sản càng gay gắt, từ đó

Trang 25

nảy sinh nên nhiều vấn đề phức tạp trong tổ chức quản lý sản xuất và kinhdoanh.

Cùng một đối tượng nuôi trồng thuỷ sản nhưng ở những vùng có điềukiện thời tiết, khí hậu khác nhau thường có màu vụ sản xuất khác nhau Đốivới mỗi loại đổi tượng nuôi trồng, các giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn

ra trong các khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất nên đòi hỏi thờigian, hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con người tới chúng cũngkhác nhau

Chính vì vậy, trong nuôi trồng thuỷ sản, quá trình tái sản xuất kinh tế xen

kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian lao động không hoàn toàn ănkhớp với thời gian sản xuất, do đó nghề nuôi trồng thuỷ sản mang tính mùa

vụ rất rõ rệt

- Đặc trưng riêng biệt từng vùng miền:

Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp cả nước và tương đối phức tạp

so với các ngành sản xuất khác, ở đâu có nước là ở đó có hoạt động nuôitrồng thuỷ sản, chính vì vậy nên nuôi trồng thuỷ sản phát triển tại mọi vùngđịa lý Thuỷ sản rất đa dạng về giống loài mang tính địa lý có quy luật củatừng vùng, từng nơi Mỗi vùng và quốc gia đều có những điều kiện khí hậu,đất đai, nguồn nước khác nhau nên đặc điểm nuôi trồng thuỷ sản khác nhau.Từ đặc điểm này đòi hỏi các vùng, các địa phương phải nắm bắt rõ điều kiện,thổ nhưỡng của từng vùng đất nuôi trồng thuỷ sản trên đại bàn để phát triểnnuôi trồng hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao Do đó, trong công tác quản lýcần lưu ý đến vấn đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch đồng bộ cho phù hợpvới từng khu vực, từng vùng lãnh thổ

1.1.2 Khái niệm phát triền nuôi trồng thủy sản

a Khái niệm về phát triển

Trang 26

Tăng trưởng và phát triển là hai khái niệm dùng trong kinh tế phát triển,đôi khi được coi như nhau nhưng thực chất chúng có những điểm khác nhau

và có liên hệ chặt chẽ với nhau

Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự gia tăng về quy mô,sản lượng đầu ra của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Hễ sản lượnghàng hoá và dịch vụ một nước tăng lên, cho dù bằng bất cứ cách nào, thì sựgia tăng ấy được xem là tăng trưởng kinh tế Để nhận biết sự tăng trưởng kinh

tế, người ta thường nhìn vào mức tăng của tổng sản lượng nền kinh tế

Phát triển kinh tế mang nghĩa rộng hơn, phát triển kinh tế không chỉ nóiđến sự gia tăng thu nhập, sản lượng mà còn nói đến những thay đổi cơ bảntrong cơ cấu nền kinh tế Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về pháttriển Theo tác giả Bùi Quang Bình: “ Phát triển là một sự vận động đi lên;một quá trình thay dổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế như:kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế trong một thời gian nhất định” Theotác giả Raman Waitz: “ Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăngmức sống con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởngtrong xã hội”

Tăng trưởng là phương tiện cơ bản để có được sự phát triển, nhưng bản

thân nó chỉ đại diện, chưa phản ánh sự tiến bộ Tăng trưởng chưa phải là phát

triển mà chỉ là điều kiện cần cho sự phát triển

Phát triển kinh tế bao hàm tăng trưởng kinh tế Do đó, nguồn gốc dẫnđến tăng trưởng kinh tế cũng là nguồn gốc của phát triển kinh tế Nguồn gốccủa tăng trưởng được khám phá bởi các lý thuyết kinh tế trong đó có sự đồngnhất cao của các nhà kinh tế học về các nguồn lực cơ bản của một quốc giatham gia vào quá trình sản xuất kinh tế bao gồm: lao động, vốn, sản xuất, tàinguyên và công nghệ

b Khái niệm về phát triển nuôi trồng thuỷ sản

Trang 27

Dựa trên cơ sở lý luận về tăng trưởng và phát triển thì phát triển nuôitrồng thủy sản được hiểu là quá trình tăng lên về các yếu tố đầu vào như: diệntích, lao động, con giống, thức ăn, quy mô, nuôi trồng, trình độ thâm canhcũng với các yếu tố đầu ra cũng gia tăng như: năng suất, sản lượng, giá trị,chủng loại, thị trường tiêu thụ theo hướng hiệu quả, bền vững và đáp ứngnhu cầu xã hội

1.1.3 Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản

- Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội

Nuôi trồng thủy sản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung

cấp thực phẩm tiêu dùng cho con người trên toàn thế giới Theo dự báo của tổ

chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới ( FAO), trong bối cảnh sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác trong 30 năm qua hầu như không tăng hoặc giữ nguyên, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển, cùng với sự tăng trưởng không ngừng của dân số toàn cầu sẽ dẫn đến nhu cầu phát triển không thể tránh khỏi của hoạt động nuôi trồng thủy sản).

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành tạo ra thực phẩm, cungcấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tếquốc dân, nuôi trồng thủy sản đã góp phần bảo đảm an ninh lương thực thựcphẩm, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thực phẩm cho người dân, góp phầnchuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn người dân, cung cấp nguồn dinh

dưỡng dồi dào Theo FAO, trong bối cảnh tăng trưởng dân số thế giới và tăng

nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản bình quân đầu người, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển; đến năm 2030, thế giới sẽ cần thêm khoảng 40 triệu tấn thực phẩm thủy sản bổ sung để phục vụ cho mục đích tiêu dùng của con người Chính vì vậy, nuôi trồng thủy sản sẽ là lĩnh vực đáp ứng nhu cầu thực

phẩm thủy sản bổ sung này

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trang 28

Thuỷ sản là một ngành kinh tế giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tếquốc dân Giai đoạn 2001-2011 đóng góp của thuỷ sản vào GDP chung toànquốc dao động trong khoảng 3,1 %-3,72% (giá thực tế) và từ 2,55%-2.6% (giá

so sánh) Năm 2011, ngành thuỷ sản đóng góp vào kim ngạch xuất khẩuchung toàn ngành nông nghiệp khoảng 2,44% và 6,34% tổng kim ngạch xuấtkhẩu toàn quốc Bình quân giai đoạn 2001-2011 ngành thuỷ sản giải quyếtcông ăn việc làm cho khoảng 150.000 lao động/năm (trong đó, lao động khaithác thuỷ sản khoảng 29,55%, lao động nuôi trồng thuỷ sản khoảng 40,52%,lao động chế biến thuỷ sản khoảng 19,35%, lao động hậu cần dịch vụ nghề cákhoảng 10,55%)

Trong xoá đói giảm nghèo, nhờ tăng trưởng, ngành nuôi trồng thuỷ sản

đã đưa được 43 xã ngang ven biển đặc biệt khó khăn ra khỏi danh sách các xãnghèo Cũng trong giai đoạn này, thuỷ sản đã cung cấp thực phẩm cho khoảng

80 triệu người dân Việt Nam Bình quân hàng năm thuỷ sản đap ứng khoảngtừ 39,31%-42,86% tổng sản lượng thực phẩm góp phần quan trọng trong việcđảm bảo an ninh thực phẩm và dinh dưỡng quốc gia

Nuôi trồng thủy sản tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng Trong nhiềunăm liền, ngành thủy sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng danh sáchcác ngành có vị trí xuất khẩu lớn nhất đất nước Ngành thủy sản là một trong

10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản

Các sản phẩm thủy sản ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của dân

cư, thì một bộ phận lớn được cung cấp cho các nhà máy chế biến làm nguyênliệu cho công nghiệp chế biến Có một đặc điểm dễ dàng nhận thấy là thôngqua hoạt động chế biến thì giá trị của sản phẩm thủy sản được nâng tầm Đểcác sản phẩm này thực sự làm hài lòng thị trường quốc tế thì chất lượng sản

Trang 29

phẩm phải được đặt lên hàng đầu Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải đảm bảochât lượng thủy sản từ khâu nuôi trồng

- Giải quyết việc làm và tăng thu nhập

Phát triển nuôi trồng thủy sản góp phần tạo công ăn việc làm cho mộtlượng lớn lao động, một bộ phận dân cư ở các vùng ven biển đã giàu lênnhanh chóng, rất nhiều gia đình đã thoát khỏi xóa đói giảm nghèo nhờ nuôitrồng thủy sản

- Bảo tồn một số loại động vật

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồnmột số loại thuỷ sản có giá trị cao hiện đang bị khai thác quá mức Đồng thời,nuôi trồng thuỷ sản phát triển làm giảm áp lực đối với ngành đánh bắt thuỷsản, hạn chế đánh bắt các cá thể quý hiếm với trữ lượng thấp, các cá thể cònnhỏ

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong quá trình phát triển, nuôi trồng thuỷ sản đã có đóng góp quantrọng trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Cơ cấu sản xuất nông,lâm, thuỷ sản chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệuquả, giá trị gắn với thị trường Phát triển nuôi trồng thủy sản làm chuyển dịch

cơ cấu kinh tế vùng nông thôn, thu hút hàng vạn lao động dư thừa, nông nhàn

ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho dân cưtrong vùng Ngư dân vùng ven biển từ chỗ chỉ biết sản xuất nhỏ lẻ, phân tán,đánh bắt khai thác nguồn lợi hải sản ven bờ nay đã vươn ra ngòai khơi vớicông cụ kỹ thuật hiện đại mà mục tiêu kinh doanh đã mang tính hàng hóa rõrệt

1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1.2.1 Tăng trưởng quy mô nuôi trồng thuỷ sản

Trang 30

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bao hàm tăng trưởng nuôi trồng thuỷ sản.Tăng trưởng nuôi trồng thuỷ sản thể hiện qua việc gia tăng quy mô nuôi trồngthuỷ sản bằng cách tận dụng tài nguyên thiên nhiên như đất đai, mặt nước để

mở rộng diện tích nuôi trồng Đồng thời, quá trình này cũng là quá trình huyđộng nhiều hơn nguồn lực để mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng và giátrị sản xuất Ngoài ra việc gia tăng quy mô còn bao gồm việc gia tăng sốlượng lao động trong nuôi trồng thuỷ sản, việc áp dụng và mở rộng nhiềuphương thức nuôi trồng thuỷ sản khác nhau (ao hồ, lồng bè, nuôi trên cát ) vàtrên nhiều loại mặt nước cho từng đối tượng thuỷ sản

1.2.2 Thay đổi cơ cấu sản xuất trong nuôi trồng thuỷ sản một cách hợp lý

Cơ cấu sản xuất ngành nuôi trồng thuỷ sản là tổng thể các lĩnh vực, các

bộ phận trong nuôi trồng với vai trò, vị trí các thành phần hợp thành theo tỷ lệtương ứng ổn định trong một thời kỳ nhất định Cơ cấu sản xuất luôn vậnđộng cùng với sự thay đổi của những điều kiện khách quan; nên có thể hiểu,thay đổi cơ cấu sản xuất trong nuôi trồng thuỷ sản là sự chuyển dịch vai trò,

vị trí và tỷ lệ hợp thành của các lĩnh vực nuôi trồng, các phương thức nuôitrồng theo hướng hợp lý nhằm tận dụng tốt tiềm năng và tạo ra sự ổn định

1.2.3 Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản

Phát triển kỹ thuật sản xuất là quá trình gia tăng về số lượng, chất lượngcác phương tiện sản xuất như: máy móc thiết bị, cơ sở sản xuất chế biến,…Việc áp dụng công nghệ vào quá trình sản xuất giống, nhằm tạo ra giống sạchbệnh, có khả năng thích ứng cao, tỉ lệ sống cao nhằm tăng năng suất trên mộtđơn vị diện tích

Nuôi trồng thuỷ sản ngoài việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố truyền thốngnhư thời tiết, vốn, lao động, đất đai, cơ sở vật chất, kỹ thuật,… thì các yếu tố

Trang 31

mới như khoa học công nghệ, tổ chức quản lý là không thể thiếu trong quátrình phát triển.

tư cách là cái vỏ vật chất của hình thức vận động của quan hệ sản xuất trong

sự phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Đồngthời nó khẳng định là đơn vị sản xuất hàng hoá tự chủ, tự chịu trách nhiệmtoàn diện của chủ thể với chức năng quản lý kinh doanh Hơn nữa, nó phảnánh tính mở, tính linh hoạt, để đạt mục tiêu sản xuất kinh doanh trong cơ chếthị trường có sự quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, đặt trong môi trườngcạnh tranh theo luật Thực chất nghiên cứu các hình thức tổ chức sản xuấttrong nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng là nghiên cứucác thực thể kinh tế khách quan, các chủ thể kinh tế hiện thực, nó là nhữngđơn vị kinh tế quyết định đến sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn trongquá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Các hình thức tổ chức sản xuất chủ yểu trong nông nghiệp gồm có: hộnông dân, trang trại, hợp tác xã, nông, lâm trường…

a Hộ nông dân:

Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp, do chủ gia đìnhlập nên, lao động và quản lý dựa vào chủ hộ và các thành viên trong gia đình

Trang 32

họ Hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nôngnghiệp và nông thôn đã xuất hiện từ lâu trong nông nghiệp Hộ nói chung, hộnông dân nói riêng bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà (cóthể cùng hay không cùng huyết tộc), có chung một nguồn thu nhập và ănchung, cùng tiến hành sản xuất chung

Hộ nông dân có những đặc trưng như sau:

- Sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố

sản xuất, có sự thống nhất giữa các quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và

sử dụng, tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế

- Hộ là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng.

- Hộ là đơn vị sản xuất và tái sản xuất chứa đựng cácếu tố hay các nguồn

lực của quá trình tái sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật, nguồn thunhập, )

b Trang trại:

Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp sản xuấthàng hoá với hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tư liệu sản xuấtthuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của chủ thể độc lập, sản xuất được tiếnhành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đốilớn, hoạt đọng tự chủ và luôn gắn với thị trường

Các loại hình trang trại trong nền kinh tế gồm có:

- Trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu trong nông nghiệp,

được hình thành từ hộ gia đình sản xuất hàng hoá, có tư cách pháp nhân

- Trang trại uỷ thác cho người nhà, bạn bè quản lý sản xuất kinh doanh

từng việc theo từng vụ hay liên tục nhiều vụ, Chủ trang trại chuyển sang nghềkhác, hoặc đứng ra thành lập vì diện tích nhỏ, quy mô không lớn

Trang 33

Tổ hợp tác là một hình thức tổ chức sản xuất dựa trên cơ sở hợp tác laođộng giữa những người sản xuất, nhưng ở mức dộ thấp thực tiễn sản xuấtkinh doanh trong nông nghiệp khẳng định tính tất yếu, linh hoạt, phù hợp vàmềm dẻo, giản đơn, và rất hiệu quả của các hình thức tổ chức hợp tác khôngdẫn đến pháp nhân.

Trang 34

- Hợp tác xã dịch vụ các khâu của quá tình sản xuất và tái sản xuất hoặc

dịch vụ tổng hợp

- Hợp tác xã sản xuất kết hợp với dịch vụ.

- Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

d Nông, lâm trường:

Nông, lâm trường là đơn vị kinh tế cơ bản tham gia vào mọi hoạt độngkinh tế như sản xuất lưu thông để thoả mãn các nhu cầu của xã hội; tiến hànhkinh doanh tự chủ, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập và có tư cách phápnhân

Nông, lâm trường có tất cả các đặc trưng của doanh nghiệp như là chủthể của kinh tế thị trường, là tổ chức kinh tế tự chủ sản xuất kinh doanh, có tưcách pháp nhân và bình đảng trước pháp luật

Ngoài ra trong nông nghiệp còn có các hình thức tổ chức sản xuất khácnhư : các trạm, trại, công ty, tổng công ty, liên hiệp xí nghiệp nông nghiệp… Phát triển hình thức tổ chức sản xuất trong nuôi trồng thuỷ sản là việcphối hợp các nguồn lực, điều kiện nuôi trồng thông qua việc thiết lập các hìnhthức sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của ngành nuôitrồng thuỷ sản Phát triển tổ chức sản xuất trong nuôi trồng thuỷ sản, chính làphát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với quy mô và trình độngành

Trang 35

1.2.5 Tăng trưởng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong nền kinh tế thị trường phải chú ý đếnquy luật cung cầu, giá cả, quy luật cạnh tranh thì sản xuất mới mang lại hiệuquả bền vững Trong nền kinh tế thị trường, phát triển nuôi trồng thuỷ sảnphải gắn liền với chuyên môn hoá, tập trung hoá và đòi hỏi người sản xuấtphải đạt tới trình độ cao, biết ứng dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật trongsản xuất nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giáthành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường hàng hoá

Sự phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản không chỉ biểu hiện về sự tăngtrưởng quy mô hay về số lượng mà còn thể hiện ở mặt chất lượng của sảnphẩm Tuy nhiên, thực tế không đơn giản vì nó liên quan đến hàng loạt vấn đềkhác như tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhu cầu thị trường, thị hiếu tập quán tiêudùng, thu nhập của người dân và hiệu quả kinh tế mang lại cho người sảnxuất

1.2.6 Gia tăng đóng góp của ngành vào phát triển kinh tế- xã hội

Ngoài tính hiệu quả kinh tế, những lợi ích về mặt xã hội và môi trường

do phát triển nuôi trồng thuỷ sản mang lại cũng là biểu hiện của sự phát triển.Phát triển nuôi trồng thuỷ sản phải đi kèm với bảo vệ môi trường sinh thái vàđảm bảo sự bền vững, tính ổn định Phát triển nuôi trồng thuỷ sản phải chútrọng đến bảo vệ môi trường sinh thái nhằm duy trì đa dạng sinh học và cóđóng góp về mặt xã hội

Cần duy trì và đưa vào nuôi trồng những loài thuỷ sản có giá trị caokhông gây nguy hại cho sức khoẻ con người và môi trường Cần đảm bảo việc

sử dụng an toàn, hiệu quả các loài thuốc trị bệnh và các hoá chất khác Vì vậy,việc chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động nuôi trồngthuỷ sản cho người sản xuất đóng vai trò rất quan trọng

1.3 CÁC TIÊU CHÍ CHỦ YẾU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Trang 36

1.3.1 Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản

Gồm tất cả sản lượng các loại thuỷ sản, sản lượng con giống thuỷ sản thuhoạch được nhờ kết quả của hoạt động nuôi trồng tạo ra, được tính bằng toàn

bộ khối lượng thuỷ sản trên tất cả diện tích nuôi trồng Sản lượng nuôi trồngthuỷ sản là chỉ tiêu định lượng thể hiện quy mô của hoạt động nuôi trồng thuỷsản

1.3.2 Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

Là toàn bộ diện tích đã được sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.Diện tích mặt nước được tính bằng toàn bộ diện tích ao, hồ nước ngọt, cácđầm vực, bãi triều… có khả năng được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản Diệntích mặt nước là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi về quy mô nuôi trồng thuỷ sản

1.3.3 Lao động nuôi trồng thuỷ sản

Là toàn bộ lao động được sử dụng trong suốt các hoạt động nuôi trồngthuỷ sản, là chỉ tiêu định lượng được tính bằng tất cả số lượng lao động hoạtđộng trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản Chỉ tiêu lao động là yếu tố đầu vàoquan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và kết quả của hoạt động nuôitrồng thuỷ sản

1.3.4 Giá trị sản xuất nuôi trồng thuỷ sản

Giá trị sản xuất nuôi trồng thuỷ sản là toàn bộ giá trị của các hàng hoá vàdịch vụ do các tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình tạo ra trong hoạt độngnuôi trồng thuỷ sản sau một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) Giá trị sảnxuất là chỉ tiêu cuối cùng phản ánh kết quả đạt được bằng vật chất của quátrình nuôi trồng thuỷ sản

Trang 37

1.3.5 Hình thức tổ chức nuôi trồng thuỷ sản

Là các phương thức nuôi trồng thuỷ sản được biểu hiện thông qua số lượng,quy mô và trình độ của các tổ chức sản xuất ( hộ cá thể và trang trại) Hình thứcnuôi trồng thuỷ sản thể hiện sự tiến bộ trong việc thay đổi hình thức canh tác nuôitrồng, khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào và quy mô nuôi trồng thuỷ sản

1.3.6 Năng suất trung bình trên 1 ha nuôi trồng thuỷ sản

Là sản lượng thuỷ sản được tính trên 1 ha nuôi trồng Năng suất nuôitrồng thuỷ sản biểu hiện cho sự tiến bộ trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào

để tạo ra sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trên một đơn vị diện tích nuôi trồng( thường là ha)

Năng suất trung bình =

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG

1.4.1 Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến môi trường thuỷ sản vì đây làngành phụ thuộc lớn vào môi trường tự nhiên Các nhân tố tự nhiên là tiền đề

cơ bản để phát triển và phân bố thuỷ sản, vì mỗi loài thuỷ sản chỉ có thể sinhtrưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định Do đối tượngtượng sản xuất của nuôi trồng thuỷ sản là sinh vật nên sự phát triển của cácloài nuôi phụ thuộc nhiều vào những yếu tố môi trường thả nuôi hay nói cáchkhác là nguồn nước nuôi, cụ thể: độ PH, các muối hoà tan (độ cứng, độ kiềm,

độ mặn), các chất khí hoà tan ( O2, CO2, N2 ), độ trong của ao nuôi và đáy ao.Đây là những yếu tố cần thiết để duy trì môi trường nuôi trồng ổn định, nhằmkhông gây ra những cú sốc môi trường sống đối với các loài thuỷ sản, gópphần hạn chế đến mức thấp nhất khả năng phát sinh dịch bệnh, tăng hiệu quảkinh tế

Tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trong vụTổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong vụ

Trang 38

Nuôi trồng thuỷ sản gắn liền với việc sử dụng diện tích đất đai, mặt nước

và chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự thay đổi của khí hậu Nếu nguồn nước nuôi,khí hậu, môi trường thả nuôi đột ngột thay đồi sau các diễn biến thời tiết nhưbão, giông, mưa phùn, sương mù, sương muối, gió mùa đông bắc, mưa đá,…

sẽ ảnh hưởng và làm thay đổi môi trường của đối tượng nuôi kèm theo sự ônhiễm của môi trường và dịch bệnh bùng phát Nếu không có sự phối hơp củacác cấp quản lý cùng với người nuôi kịp thời xử lý sẽ ảnh hưởng rất xấu đếnkết quả sản xuất của người nuôi trồng thuỷ sản

1.4.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản

Cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thuỷ sản bao gồm hệ thống ao hồ nuôitrồng, hệ thống mương dẫn và thoát nước, hệ thống xử lý nước sạch, nướcthải, hệ thống giao thông, mạng lưới cung cấp điện và kho chứa, dịch vụ saukhi thu hoạch, Hệ thống này cần được xây dựng đồng bộ và phù hợp vớitưng phương thức nuôi trồng Nếu các hệ thống này không có hoặc có màkhông phù hợp thì sẽ khó đảm bảo hoạt động nuôi trồng thuỷ sản bình thường

và ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả và chât lượng sản phẩm

Hệ thống nuôi trồng quyết định quy mô nuôi trồng và phương thức nuôitrồng Đầu tư cho hệ thống hạ tầng rất tốn kém nên không phải cơ sở nuôitrồng thuỷ sản nào cũng có một cơ sở hạ tầng đủ tiêu chuẩn Sự hỗ trợ củachính quyền địa phương hay sự liên kết của các cơ sở cũng cho phép giảiquyết các khó khăn này.Mặt khác, tình trạng ô nhiễm nguồn nước từ việcdùng các loại hoá chất trong nông nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến môitrường nước nuôi trồng thuỷ sản, môi trưởng thuỷ sinh và nguồn lợi thuỷ sản

1.4.3 Thị trường lao động của ngành nuôi trồng thủy sản

Lực lượng lao động nuôi trồng thuỷ sản bao gồm tất cả lao động gắn liềnvới hoạt động nuôi trồng thuỷ sản Do đặc điểm tính chất của nuôi trồng thuỷ

Trang 39

sản, chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, tư nhân và tập thể nên lực lượng lao độngbao gồm cả những người ngoài độ tuổi lao động có khả năng tham gia.

Trình độ người nuôi trồng thuỷ sản là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đếnquá trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhất là đối với phương thức bán thâmcanh và thâm canh vốn đòi hỏi phải có hiểu biết nhất định về nghề và phải có

đủ trình độ để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào từng khâu trong suốtquá trình nuôi Mặt khác, sản lượng của ngành nuôi trồng thuỷ sản chịu ảnhhưởng lớn của điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn nước, đất đai, thổ nhưỡng,

do đó người lao động sẽ đóng vai trò quan trọng quyết định đến năng suấtnuôi Người lao động nếu có kiến thức, có kinh nghiệm và kỹ năng tổ chứcquản lý nuôi trồng theo những hình thức và quy mô phù hợp sẽ tạo ra năngsuất cao hơn và hiệu quả mang lại sẽ lớn hơn so với những lao động phổthông không lành nghề

Hiện nay, lao động nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng Ngãi rất đa dạng về

độ tuổi, trình độ và thường gắn liền với nông nghiệp, nông thôn, trình độ hiểubiết về nghề rất hạn chế Do đó, công tác đào tạo, huấn luyện phát triển nguồnlao động lành nghề, có kiến thức đáp ứng được nhu cầu về lĩnh vực nuôi trồngthuỷ sản là vấn đề đặt ra cho các cấp quản lý địa phương muốn duy trì và pháttriển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản

1.4.4 Nguồn vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản

Vốn là yếu tố đầu vào được sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất.Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì việc gia tăng vốn vào quátrình sản xuất sẽ làm gia tăng sản lượng và ngược lại Vì vậy, vốn có vai tròquyết định đến quy mô, hình thức và quá trình tái sản xuất nuôi trồng thuỷsản.Vốn trong nuôi trồng thuỷ sản được biểu hiện là giá trị của tài sản baogồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà kho…có tham gia trực tiếpvào quá trình sản xuất để tạo ra tổng số đầu ra của quá trình sản xuất Đối với

Trang 40

phát triển nuôi trồng thuỷ sản, vốn là nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộngquy mô và nâng cao trình độ thâm canh.

Nuôi trồng thuỷ sản là ngành sản xuất yêu cầu có vốn đầu tư ban đầulớn Bên cạnh đó, năng suất, chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vàoviệc tổ chức sản xuất, quản lý theo đúng yêu cầu của quy trình kỹ thuật Vìvậy, đòi hỏi người nuôi phải có đủ vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư congiống tốt, xây dựng hệ thống ao nuôi chất lượng đáp ứng đúng với yêu cầu

kỹ thuật; tất cả các khâu phải đồng bộ và hợp lý Vì vậy, việc huy động và sửdụng vốn hiệu quả là nhân tố quyết định để phát triển sản xuất đạt hiệu quảcao

1.4.5 Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản

Thị trường là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ ngành sản xuất hàng hóanào Đối với nuôi trồng thủy sản, thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn có vai tròquyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hànghóa ngày càng cao

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản ngày càng tăng do thunhập của người dân tăng lên Song giữa người sản xuất và người tiêu thụ sảnphẩm vẫn còn có khoảng cách, thiếu thông tin Người chăn nuôi phải bán sảnphẩm giá thấp, người tiêu dùng lại phải mua với giá cao hơn, chênh lệch nàyngười buôn bán hưởng lợi lớn hơn người sản xuất

Trong khi thị trường nước ngoài ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt nhất

là sau năm 2006 khi Hiệp định AFTA có hiệu lực hoàn toàn và sau khi ViệtNam gia nhập vào thị trường chung của thế giới WTO Vì vậy, việc cung cấpthông đầy đủ là rất cần thiết, bên cạnh đó phải tổ chức hệ thống nuôi trồng cóhiệu quả để đủ sức cạnh tranh Đặc biệt ở các thị trường châu Âu, Hoa Kỳ vàNhật Bản, vấn đề an toàn thực phẩm rất được chú trọng nên đây cũng là vấn

đề ,mà các nhà quản lý và chăn nuôi cần quan tâm

Ngày đăng: 29/03/2018, 20:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w