Lịch sử cho thấy rằng không phải lúc nào xã hội cũng có nhà nước.Trong xã hội nguyên thủy,do kinh tế còn thấp kém chưa có sự phân hóa giai cấp ,cho nên chưa có nhà nước.Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng do nhân dân bầu ra,quyền lực của những người đứng đầu thuộc về uy tín và đạo đức,việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hịên bằng những quy tắc chung.Trong tay họ không có và không cần một công cụ cưỡng bức đặc biệt nào. Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được xuất hiện.Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội.Để thảm họa đó không diễn ra thì một cơ quan đặc biệt đã ra đời.Đó là nhà nước.Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ,xuất hiện trong cuộc đấu tranh không điều hoà giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ.Tiếp đó là nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản.
I.LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC 1.Lý luận về bản chất,chức năng của Nhà nước a.Khái niệm Nhà nước Lịch sử cho thấy rằng không phải lúc nào xã hội cũng có nhà nước.Trong xã hội nguyên thủy,do kinh tế còn thấp kém chưa có sự phân hóa giai cấp ,cho nên chưa có nhà nước.Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng do nhân dân bầu ra,quyền lực của những người đứng đầu thuộc về uy tín và đạo đức,việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hịên bằng những quy tắc chung.Trong tay họ không có và không cần một công cụ cưỡng bức đặc biệt nào. Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được xuất hiện.Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội.Để thảm họa đó không diễn ra thì một cơ quan đặc biệt đã ra đời.Đó là nhà nước.Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ,xuất hiện trong cuộc đấu tranh không điều hoà giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ.Tiếp đó là nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản. Nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.Đúng như V.I.Lênin đã nhận định: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.Bất cứ ở đâu ,hễ lúc nào và chừng nào mà,về mặt khách quan những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được ,thì nhà nước xuất hiện.Và ngược lại,sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được.” [V.I.Lênin:Tòan tập, Nxb.Tiến bộ, matcova. 1976, t33, tr9]. Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa. 1 b)Bản chất nhà nước Nhà nước không phải là cái bẩm sinh sẵn có ,không phải là cái được sinh ra ngoài xã hội áp đặt vào xã hội,cũng không phải do ý muốn chủ quan của một cá nhân hay một giai cấp nào đó,sự ra đời và tồn tại của nó là một tất yếu khách quan “từ nhu cầu phải kiềm chế sự đối lập giữa các giai cấp”,làm cho cuộc đấu tranh giữa “những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau đó, không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau va tiêu diệt luôn cả xã hội .và giữ cho sự xung đột đó năm trong vòng trật tự” [ Mac- Angghen: tuyển tập tVI.Nxb Sự thật,HN,1984,tr260-261]; trật tự đó hoàn toàn cần thiết để duy trì chế độ kinh tế trong đó giai cấp này bóc lột giai cấp khác. Đương nhiên giai cấp lập ra và sử dung bộ máy nhà nước là giai cấp có thế lực nhất, giai cấp nắm trong tay sức mạnh kinh tế là người chủ tư tiệu sản xuất. Nhà nước Mac_Anghen chỉ rõ “chẳng qua chỉ là một bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác,điều đó,trong chế độ cộng hòa dân chủ cũng hoàn tòan giống như trong chế độ quân chủ vậy” Với tư cách “là bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác”,nhà nước của giai cấp bóc lột không phải là kẻ “công bằng” bảo vệ lợi ích cho các giai cấp,cho cả giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột.Nhà nước chính là một kiểu tổ chức xã hội có giai cấp,nó là một bộ máy,một hệ thống tổ chức chặt chẽ tác độn vào mọi mặt của đời sống xã hội do giai cấp thống trị thiết lập ra nhằm hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức của chúng đối với quần chúng lao động.Đó là bản chất của nhà nước theo nguyên nghĩa-theo “nghĩa đen” của nó-Nhà nước của giai cấp bóc lột. Theo bản chất đó,Nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp.Tất cả những hoạt động chính trị,văn hóa,xã hội do nhà nước tiến hành xét cho cùng đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị .Anghen viết: “Nhà nước nói chung chỉ là sự phản ánh ,dưới hình thức tập trung của những nhu cầu kinh tế của giai cấp thống trị trong sản xuất”[Sdd,tVI,1984,tr413] 2 c. Chức năng của Nhà nước Chức năng của Nhà nước cũng thể hiện một phần bản chất của Nhà nước đó. Tùy theo góc độ khác nhau mà chức năng của Nhà nước được phân chia khác nhau. Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị, Nhà nước có chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị của giai cấp đó đối với toàn thể xã hội. Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Trong hai chức năng đó thì chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất, chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị. Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, Nhà nước có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Chức năng đối nội của Nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những trật tự khác hiện có trong xã hội theo lợi ích của giai cấp thống trị. Chức năng đối ngoại của Nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị xã hội với các nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia, khi lợi ích quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị. Cả hai chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống tri. Chúng là hai mặt của một thể thống nhất. Tính chất của chức năng đối nội quyết địng tính chất của chức năng đối ngoại của nhà nước; ngược lại tính chất và những nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đổi nội. 2. Vai trò kinh tế của Nhà nước a. Vai trò kinh tế của Nhà nước 3 Nhà nước là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của xã hội, là sản phẩm của một chế độ kinh tế xã hội nhất định. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng quy định sự phát triển của nhà nước. Tuy nhiên sự phát triển của nhà nước không chỉ phụ thuộc vào sự biến đổi của cơ sở kinh tế mà còn được quy định bởi các điều kiện và yếu tố khác như: tương quan lực lượng giai cấp, mức độ gay gắt của các mâu thuẫn xã hội, các đảng phái chính trị, các quan điểm chính trị pháp lí . Ngược lại, nhà nước cũng tác động mạnh mẽ đến cơ sở kinh tế, đến những điều kiện và quá trình phát triển của sản xuất xã hội cũng như các hiện tượng xã hội khác. Bất cứ Nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế, song ở mỗi chế độ xã hội nhất định vai trò kinh tế của Nhà nước có biểu hiện thích hợp với chế độ đó. Các Nhà nước trước chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước, vai trò kinh tế chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và luật pháp là chủ yếu. ở đây, Nhà nước chưa ở bên trong quá trình sản xuất mà ở bên ngoài, bên trên theo cách nói của Ăngghen. Đến chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước, với sự xuất hiện sở hữu khu vực Nhà nước, làm cho nhà nước tư bản bắt đầu có vai trò kinh tế mới. Nhà nước tư sản ngoài việc điều tiết nền sản xuất xã hội thông qua thuế và luật pháp còn vai trò tổ chức quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực quản lý kinh tế của Nhà nước. Chỉ đến nhà nước xã hội chủ nghĩa thì mới xuất hiện vai trò kinh tế đặc biệt và mới mẻ trong lịch sử phát triển Nhà nước. Xét theo khía cạnh kinh tế, nói một cách chính xác hơn vai trò kinh tế này đã có mầm mống từ chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước, đền Nhà nước xã hội chủ nghĩa nó được hoàn thiện hơn, điểm mới được quyết định ở đây là sự khác nhau của tính chất Nhà nước. 4 Vai trò kinh tế đó là, tổ chức và quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân ở tầm vĩ mô, trong đó, quản lý kinh tế vĩ mô Nhà nước là chủ yếu. Sở dĩ Nhà nước có vai trò kinh tế nói trên là vì: một là, Nhà nước với tư cách là người đại diện cho nhân dân, cho toàn xã hội, có nhiệm vụ quản lý đất nước về mặt hành chính kinh tế; hai là, Nhà nước là người đại diện cho sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuaat, có nhiệm vụ quản ly các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế quốc doanh; ba là, trong nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường, bên cạnh mặt tích cực chủ yếu của nó không tránh khỏi những khuyết tật vốn có (thất nghiệp, phá sản, khủng hoảng, lạm phát . ) vai trò quản lý của Nhà nước sẽ góp phần vào việc khắc phục những khuyết tật, phá hủy mặt tích cực của kinh tế hàng hóa là một tất yếu khách quan. b. Thực hiện vai trò kinh tế thông qua hai loại chức năng kinh tế sau Chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế, nhà nước thông qua các công cụ ngân sách, tín dụng ngân hàng, dự trữ quốc gia, khu vực kinh tế quốc doanh; luật pháp kinh tế; các chính sách kinh tế; đòn bẩy kích thích; kế hoạch với tư cách là công cụ đảm bảo nền kinh tế phát triển theo định hường mục tiêu cân đối vĩ mô . Thông qua đó, Nhà nước tác động tổng cung và tổng cầu của nên kinh tế, tạo môi trường kinh tế (sức mua đồng tiền và giá cả) ổn định hành lang cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong từng xí nghiệp và trên phạm vi toàn xã hội trong từng thời kỳ. Chức năng quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế quốc doanh, với tư cách là người sở hữu toàn dân mà nhà nước là đại biểu, nhà nước có đủ tư cách quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế quốc doanh. Song nhà nước chỉ là người sở hữu đại diện chứ không phải là người sở hữu thực sự (chiếm hữu và sử dụng các điều kiện của sản xuất trong quá trình 5 sản xuất làm cho sở hữu được thực hiện về mặt kinh tế). Người chử sở hữu thực phải là giảm đốc các xí nghiệp. Sự phân biệt như vậy có tác dụng làm cho trong các xí nghiệp quốc doanh mọi tài sản đều có chủ và góp phần phát huy quyền tự chủ về các mặt của xí nghiệp trên cơ sở xác định đúng chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở. Với bất cứ nhà nước nào, xã hội nào vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước là rất quan trọng. Nó là cơ sở để phát triển nền kinh tế, để nâng cao đời sống nhân dân. Khi vận dụng lý luận vào điều chỉnh kinh tế ở một nước cụ thể với điều kiện kinh tế, xã hội, đạo đức, truyền thống, văn hóa khác nhau, các chính sách kinh tế cũng mang những đặc thù riêng biệt. Nó thể hiện rõ bản sắc dân tộc truyền thống và năng lực nhân dân mà nhà nước đó đại diện. II. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 1.Khái niệm nền kinh tế thị trường: Kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế- xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường. Mục đích của sản xuất trong kinh tế hàng hóa không phải để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra sản phẩm mà nhằm để bán tức là để thỏa mãn nhu cầu của người mua, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa, trong đó toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường. Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau về trình độ phát triển. Về cơ bản chúng có nguồn gốc và bản chất chung. 6 Mô hình kinh tế của Việt nam được xác định là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa (nói ngắn gọn là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa). Vậy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghía thực chất là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường được hình thành cới những điều kiện sau đây: Một là, sự xuất hiện hàng hóa sức lao động và thị trường sức lao động.Chủ nghĩa Tư bản đã thực hiện được bước tiên bộ lịch sử đó trong khuôn khổ lợi dụng tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động đẻ phục vụ túi tiền của các nhà tư bản. Trong điều kiện lịch sử mới - thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội - không phải mọi người có sức lao động đem bán đều là những người vô sản. Do sự chi phối lợi ích kinh tế và của chi phí cơ hội, những người lao động vẫn có thể bán sức lao động của mình cho người khác nếu như họ cảm thấy việc làm này có lợi hơn so với việc tổ chức quá trình sản xuất. Trong lịch sử, sự hoạt động của quy luật giá trị đã từng dẫn tới sự phân hóa những người sản xuất thành kẻ giầu người nghèo. Sự phân hóa này diễn ra chậm chạp cho nên cần phải có bạo lực của Nhà nước để thúc đẩy sự phân hóa này diễn ra nhanh hơn. Chính sự phân hóa những người sản xuất thành kẻ giàu người nghèo tới một giới hạn nhất định đã làm nảy sinh hàng hóa sức lao động và thị trường sức lao động. Sự xuất hiện hàng hóa sức lao động dẫn tới sự hình thành kinh tế thị trường là vì kinh tế thị trường là nền kinh tế phát triển nó có năng suất lao động cao, ngoài những sản phẩm cần thiết còn có những sản phẩm thặng dư. Chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã phản ánh điều đó. Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt. Tính chất đặc biệt của nó được thể hiện 7 ở thuộc tính giá trị sử dụng của nó - giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động. Hơn nữa, nhờ có sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động và thị trường sức lao động mà tiền tệ không chỉ đơn thuần là phương tiện lưu thông mà còn là phương tiện làm tăng giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Với sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động dẫn tới sự hình thành thị trường các yếu tố sản xuất một cách hoàn chỉnh. Kinh tế thị trường ra đời. Hai là, phải tích lũy được một số tiền nhất định và số tiền đó phải trở thành vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm mục đích có lợi nhuận. Lý luận kinh tế của trường phái trọng thương đã phản ánh rõ điều kiện tiền đề này. Ba là, kinh tế thị trường là kinh tế tiền tệ, cho nên vai trò của tiền tệ vô cùng quan trong. Để hình thành được nền kinh tế thị trường cần phải có hệ thống tài chính, tín dụng, ngân hàng tương đối phát triển. Bốn là, sự hình thành nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối phát triển, trên cơ sở đó mới đảm bảo cho lưu thông hàng hòa và lưu thông tiền tệ được thuận lợi dễ dàng, mới tăng được phương tiện vật chất nhằm mở rộng quan hệ trao đổi. Năm là, tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước. Đối với nước ta, đây là điều kiện có tính then chốt để hình thành nền kinh tế thị trường. Nhà nước đã tạo ra môi trường và hành lang cho thị trường phát triển lành mạnh. Đồng thời Nhà nước sử dụng những biện pháp hành chính cần thiết để phát huy những ưu thế và hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. Nhà nước thực hiện chính sách phân phối và điều tiết theo nguyên tắc kết hợp công bằng xã hội với hiệu quả kinh tế xã hội. Nhà nước còn thực hiện sự điều tiết nhằm xử lý hài hòa quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. 8 2. Vai trò của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nền kinh tế thị trường. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam khi chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang đứng trước một thực trạng là: đất nước đã và đang từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một xã hội vốn là thuộc điạ nửa phong kiến với trinh độ phát triển của xã hội rất thấp. Đất nước lại trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Với những đặc điểm xuất phát như trên có thể nhận xét rằng: Nền kinh tế nước ta không còn hoàn toàn là nền kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc, nhưng cũng chưa phải là kinh tế hàng hóa theo nghĩa đầy đủ. Mặt khác, do sự đổi mới về mặt kinh tế cho nên nền kinh tế nước ta cũng không còn là nền kinh tế chỉ huy. Có thể nói thực trạng nền kinh tế nước ta khi chuyển sang kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa kém phát triển còn mang nặng tính chất tự cấp tự túc và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Thực trạng đó được biểu hiện ở các mặt sau đây: một là, kinh tế hàng hóa còn kém phát triển, nền kinh tế còn mang nặng tính chất tự cấp tự túc; hai là ảnh hưởng của mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một quan hệ phức tạp, có nhiều khó khăn không nên quan niệm giản đơn và nóng vội, cần phải tuân thủ những tính quy luật của quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường. Quá trình đó phải trải qua các giai đoạn sau đây: Một là, giai đoạn quá độ chuyển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn này được thực hiện với 9 những giải pháp chủ yếu sau đây: hình thành và củng cố những đơn vị sản xuất hàng hóa nhằm chuyển quan hệ trao đổi có tính hiện vật sang quan hệ có tính hàng hóa tiền tệ, đẩy mạnh phân công lao động nhằm mở rộng thị trường, chuyển quan hệ sở hữu có tính đơn nhất sang quan hệ sở hữu có tính đa dạng với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Ơ nước ta để khắc phục tình trạng vô chủ, lãi giả lỗ thật trong các doanh nghiệp Nhà nước để tạo ra sự tự do kinh tế và hình thành nhiều nhà kinh doanh giỏi thích ứng với cơ chế thị trường, tất yếu, đa dạng hóa các hình thức sở hữu. Trong điều kiện của nước ta, chúng ta đã điều chỉnh cơ cấu sở hữu theo những hướng sau đây: phát huy hình thức kinh tế hộ nông dân, thợ thủ công bằng cách tạo thị trường cho chúng trước hết là thị trường nông thôn rộng lớn; xây dựng khu vực kinh tế công cộng với chức năng là đảm bảo sự ổn định và là cơ sở cho sự phát triển các thành phần kinh tế; hình thành và phát triển các công ty cổ phần, đây là xu thế khách quan của nền kinh tế thị trường; đổi mới chính sách kinh tế nhằm chuyển các quan hệ kinh tế theo chiều dọc sang các quan hệ kinh tế theo chiều ngang. Hai là, giai đoạn phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã đặt nền móng vững chắc cho quan điểm phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Quan điểm này đã được tái khẳng định rõ hơn ở Đại hội lần thứ VII và lần thứ VIII của Đảng ta. Để thực hiện được nội dung nói trên, chúng ta đã và đang thực hiện những giải pháp chủ yếu sau: một là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hai là chủ động tạo điều kiện cần thiết để xây dựng đồng bộ các yếu tố của thị trường, phát huy những ưu thế và động lực của thị trường, đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của cơ chế thị 10 . hệ kinh tế, tạo lập cơ sở kinh tế cho các quy luật kinh tế của kinh tế thị trường phát huy tác dụng một cách đầy đủ, phát triển kinh tế trong nước và hòa. động và thị trường sức lao động. Sự xuất hiện hàng hóa sức lao động dẫn tới sự hình thành kinh tế thị trường là vì kinh tế thị trường là nền kinh tế phát triển