1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Câu hỏi môn Đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam có đáp án

21 397 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 45,54 KB

Nội dung

 Văn hóa: Thực hiện giáo dục thực dân, mở nhà tù nhiều hơn trường học; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu; đầu độc nhân dân ta bằng rượu,thuốc phiện,… Xã hội Việt Nam thời kỳ này diễ

Trang 1

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Vấn đề 1: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930)

a Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Năm 1858, Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam, từng bước thiết lập bộ máy thốngtrị ở Việt Nam:

Chính trị: Chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc kỳ (Ton Kin), Trung kỳ (An

Nam), Nam kỳ (Cochichine) Cấu kết với địa chủ áp bức nhân dân ViệtNam

Kinh tế : Cướp đoạt ruộng đất, xây dựng hệ thống giao thông phục vụ cho

chúng Nền kinh tế nước ta bị kìm hãm trong vòng lạc hậu

Văn hóa: Thực hiện giáo dục thực dân, mở nhà tù nhiều hơn trường học;

dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu; đầu độc nhân dân ta bằng rượu,thuốc phiện,…

Xã hội Việt Nam thời kỳ này diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc, bên cạnhnhững tầng lớp cũ, hình thành nên một số tầng lớp mới:

Giai cấp địa chủ : Cấu kết với thực dân bóc lột, áp bức nhân dân Một số

bộ phận địa chủ có long yêu nước

Giai cấp nông dân: Lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị

thực dân Pháp, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề Có lòng yêu nước,lòng căm thù giặc sâu sắc

Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần

thứ nhất của Pháp, đa số xuất thân từ nông dân “Ra đời trước giai cấp tư

sản dân tộc Việt Nam, và vừa lớn lên nó đã sớm tiếp thụ ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin”.

Giai cấp tư sản Việt Nam : gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương

nghiệp Bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh, không đủ điềukiện để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đi đến thành công

Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: gồm học sinh, trí thức, viên chức, người

làm nghề tự do Có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân; chịu ảnhhưởng của những tư tưởng tiến bộ Đây là lực lượng có tinh thần cáchmạng cao

Trang 2

Tóm lại, chính sách cai trị của thực dân Pháp đã tạo ra sự phân hóa giaicấp và tạo nên hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam Đó là mâuthuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữanhân dân Việt Nam với giai cấp địa chủ phong kiến.

Trong thời kỳ này cũng diễn ra các phong trào yêu nước, tiêu biểu là:

Khuynh hướng phong kiến: phong trào Cần Vương (1885-1896); khởi

nghĩa Yên Thế (1884-1896),…

Khuynh hướng tư sản: phong trào Đông Du (1906-1908); phong trào Duy

Tân (1906-1908); khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930) do Việt Nam Quốc dânĐảng lãnh đạo,…

Kết quả của các phong trào trên đều thất bại Cách mạng Việt Nam lâm vàotình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, giai cấp lãnh đạo

Đầu thế kỷ XX, trước sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêunước, một số hội viên tiên tiến của tổ chức thanh niên ở Bắc kỳ đã lập ra chi bộcộng sản đầu tiên ở Việt Nam Tại đại hội lần I của Hội Việt Nam Cách mạngthanh niên, xảy ra một số bất đồng giữa các đoàn đại biểu về vấn đề thành lậpĐảng Cộng sản Trong hoàn cảnh đó, các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời:

Đông Dương Cộng sản Đảng: thành lập 17/6/1929 tại Hà Nội.

An Nam Cộng sản Đảng: mùa thu 1929.

Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

Mặc dù giương cao ngọn cờ chống đế quốc nhưng các tổ chức hoạt động riêng

lẻ, phân tán, ảnh hưởng xấu đến phong trào Cách mạng Việt Nam

b Hoàn cảnh thành lập Cương lĩnh:

 Nhận được tin về sự chia rẽ của những người cộng sản ở ĐôngDương Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc, chủ trì Hội nghịhợp nhất Đảng

 Hội nghị họp từ 6/1 đến 7/2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc

 Thành phần tham dự: 1 đại biểu của Quốc tế Cộng sản, 2 đại biểuĐông Dương Cộng sản Đảng, 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng

c Nội dung Cương lĩnh :

Nhiệm vụ: thực hiện cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách

mạng Chống đế quốc, giải phóng dân tộc (nhiệm vụ dân tộc), chốngphong kiến, giành ruộng đất cho nông dân (nhiệm vụ dân chủ) Trong

đó, đặt nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu

Trang 3

Phương hướng chiến lược: “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa

cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”

 Lực lượng cách mạng:

 Xác định giai cấp công-nông là động lực chính

 Hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên,Tân Việt,… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp

 Lợi dụng phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư bản An Nam

ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập

 Bộ phận nào ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ

Về lãnh đạo cách mạng : Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách

mạng Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản

Về phương pháp cách mạng : Chủ trương dùng bạo lực cách mạng:

 Bạo lực cách mạng gồm hai lực lượng (lực lượng chính trị vàlực lượng vũ trang)

 Hai hình thức đấu tranh (đấu tanh chính trị kết hợp đấu tranh vũtrang)

 Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới:

Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới Phảithực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thếgiới, nhất là giai cấp vô sản Pháp

d Ý nghĩa Cương lĩnh:

 Cương lĩnh chính trị đã phản ánh một cách súc tích các luận điểm cơbản của cách mạng Việt Nam, thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tựchủ, sáng tạo trong việc đánh giá đặc điểm, tính chất xã hội thuộc địanửa phong kiến

 Đánh giá đúng đắn, sát thực thái độ các giai tầng đối với nhiệm vụgiải phóng dân tộc Từ đó xác định phương pháp cách mạng để thựchiện đường lối chiến lược và sách lược đã đề ra

 Thể hiện sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vàohoàn cảnh cụ thể nước ta

Nói chung, lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có một bản Cương lĩnhphản ánh được qui luật khách quan của xã hội Việt Nam, đáp ứng nhữngnhu cầu cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế củathời đại, định hướng chiến lược đúng dắn cho tiến trình phát triển củacách mạng Việt Nam

Trang 4

Vấn đề 2: So sánh Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 và Luận cương

chính trị tháng 10/1930

Có thể nói Cương lĩnh chính trị (CLCT) tháng 2 và Luận cương chính trị

(LCCT) tháng 10 là các văn kiện mang tính lịch sử đối với cách mạng Việt Nam

Giữa hai văn kiện có nhiều điểm giống nhau, tuy nhiên vẫn khác nhau bởi một số

điểm:

Giống nhau:

Phương hướng chiến lược: Đều xác định được tính chất của cách

mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng

Bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản, đây là hainhiệm vụ nối tiếp nhau, không có bức tường ngăn cách

Nhiệm vụ cách mạng: Đều là chống đế quốc, phong kiến để giành lại

ruộng đất và độc lập dân tộc

Phương pháp cách mạng: Sử dụng vũ trang bạo động.

Lãnh đạo cách mạng: Giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản.

Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp

Vị trí quốc tế: Đều xác định Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của

cách mạng thế giới, phải mở rộng ra bên ngoài, tìm đồng minh chomình

 Nhiệm vụ dân tộc được coi lànhiệm vụ trọng đại, nhiệm vụdân chủ dựa vào vấn đề dân tộc

để giải quyết

 Đặt nhiệm vụ dân chủ lên hàng đầu

 Xác định “tranh đấu để đánh đổ các

di tích phong kiến, đánh đổ các cáchbóc lột theo lối tiền tư bản và đểthực hành thổ địa cách mạng chotriệt để” sau đó là “đánh đổ đế quốcPháp, làm cho Đông Dương hoàntoàn độc lập”

Trang 5

An Nam chưa rõ mặt phản cáchmạng.

Phát huy được khối đoàn kết dân

tộc

 Tiểu tư sản, trí thức có xu hướngquốc gia chủ nghĩa, chỉ hăng háichống đế quốc thời kỳ đầu

Chưa phát huy được khả năng cáchmạng của các giai tầng cũng như khốiđoàn kết dân tộc

 Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau:

 LCCT chưa phân tích đúng đắn tình hình xã hội thuộc địa nửa phong

kiến ở Việt Nam

 LCCT không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu bấy giờ là mâu thuẫn

giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, do vậy mà không đặt nhiệm

vụ dân tộc lên hàng đầu

 LCCT áp dụng một cách máy móc, dập khuôn chủ nghĩa Mác-Lênin

vào Việt Nam và chịu ảnh hưởng khuynh hướng “tả” của Quốc tếCộng sản

 Ý nghĩa của sự khác nhau:

 Tuy có sự khác nhau giữa CLCT và LCCT, nhưng hai văn kiện này là

nền tảng cho những văn kiện sau của Đảng nhằm xây dựng, phát triểnhoàn thiện hệ thống lý luận

 Sự khác nhau là bài học kinh nghiệm cho Đảng trong việc phân tích,

đánh giá tình hình xã hội Việt Nam và Đông Dương bấy giờ Bêncạnh đó, cũng là cơ sở cho những bước nhảy vọt trong tiến trình lịch

sử của dân tộc ta

 Cho thấy được, Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng một cách sáng tạo chủ

nghĩ Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể nước ta Từ đó làm phươnghướng phát triển cho cách mạng Việt Nam

Vấn đề 3: Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng

(1939-1945)

a Bối cảnh lịch sử 1939-1945:

Thế giới:

 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan Hai ngày sau, Anh, Pháp tuyên chiến

với Đức, chiến tranh thế giới II bùng nổ

 6/1941, phát-xít Đức tấn công Liên Xô

 7/12/1941, Nhật tấn công hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng

Trang 6

 8/12/1941, Mỹ tuyên chiến với Nhật, chiến tranh Thái Bình Dươngbùng nổ.

 Các tầng lớp đều có nguyện vọng chung là đấu tranh đòi quyền sống,

tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình

 Hệ thống Đảng, các cơ sở quần chúng đã được phục hồi

 22/9/1940, phát-xít Nhật tiến vào Lạng Sơn, đổ bộ vào Hải Phòng.Nhân dân ta chịu cảnh một cổ hai tròng áp bức, bóc lột Mâu thuẫngiữa nhân dân ta với đế quốc trở nên gay gắt

b Nội dung chuyển hướng:

Một là, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu:

 Xác định mâu thuẫn cần được giải quyết cấp bách là mâu thuẫngiữa dân tộc ta và bọn đế quốc Pháp-Nhật

 Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dâncày”, thay bằng “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việtgian cho dân cày nghèo”,…

Hai là,

Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (19/5/1941).

 Đổi tên các hội phản đế thành hội cứu quốc

 Vận động, thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệtthành phần, lứa tuổi, đoàn kết để cứu Tổ quốc, giống nòi

Ba là, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm

vụ trọng tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn bấy giờ.

 Khởi nghĩa từng phần, mở đường cho một cuộc thổng khởinghĩa to lớn

 Chú trọng công tác xây dựng Đảng, đào tạo cán bộ, đẩy mạnhcông tác vận động quần chúng

c Ý nghĩa:

 Giải quyết được mục tiêu hàng đầu là độc lập dân tộc, đưa ra chủtrương, sự chỉ đạo đúng đắn để thực hiện

Trang 7

 Giúp nhân dân có được đường hướng đúng để tiến lên giành thắng lợitrong sự nghiệp giành độc lập dân tộc và tự do cho nhân dân.

 Giúp công tác chuẩn bị giành độc lập diễn ra sôi nổi ở khắp các địaphương trong cả nước

 Cổ vũ và thúc dẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng của quần chúngvùng lên đấu tranh giành chính quyền

Vấn đề 4: Chủ trương kháng chiến kiến quốc

a Bối cảnh lịch sử 1945-1946:

Sau CMT8, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời Công cuộc xâydựng, bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng trước bối cảnh vừa có nhứngthuận lợi, vừa gặp phải nhiều khó khăn to lớn:

Thuận lợi:

 Hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu được hình thành

 Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, hòa bình dân chủ phát triểnmạnh

 Có chính quyền cách mạng

 Nhân dân đoàn kết, quyết tâm xây dựng, bảo vệ tổ quốc

 Có sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh

Khó khăn:

 Nạn đói, dốt nặng nề, ngân quỹ quốc gia trống rỗng

 Khinh nghiệm quản lý đất nước, cán bộ các cấp còn non yếu

 Nền độc lập nước ta chưa được công nhận

 Quân đội các nước với danh nghĩa đồng minh ồ ạt kéo vào chiếmđóng Việt Nam

 Quân Anh, Pháp, nổ sung chiếm Sài Gòn, hòng tách Nam Bộ ra khỏiViệt Nam

 Vận mệnh đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”

b Nội dung chủ trương kháng chiến kiến quốc:

 Về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách

mạng Việt Nam lúc này là “dân tộc giải phóng”, khẩu hiệu lúc này là

“dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết”, nhưng không giành độc lập mà làgiữ vững độc lập

 Về xác định kẻ thù: Chỉ rõ “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân

Pháp xâm lược”, phải “lập mặt trận thống nhất chống thực dân Pháp,

mở rộng Việt Minh; thống nhất mặt trận Việt-Miên-Lào,…”

 Về phương hướng, nhiệm vụ: có 4 nhiệm vụ chủ yếu:

Trang 8

 Củng cố chính quyền.

 Chống thực dân Pháp

 Bài trừ nội phản

 Cải thiện đời sống nhân dân

Bốn nhiệm vụ có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó, củng cốchính quyền được xác định là nhiệm vụ trung tâm

Về đối ngoại: Đảng kiên trì nguyên tắc “thêm bạn bớt thù”, thực

hiện khẩu hiệu “Hoa-Việt thân thiện” đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế đối với Pháp”.

 Chỉ thị kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa to lớn:

 Xác định đúng kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ

 Chỉ ra kịp thời những vấn đề cơ bản về chiến lược, sách lược của cáchmạng, nhất là nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng ViệtNam “dựng nước đi đôi với giữ nước”

 Đề ra được những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại

c Kết quả:

 Về chính trị-xã hội:

 Xây dựng được nền móng cho chế độ Dân chủ nhân dân

 Xây dựng Hiến pháp, bộ máy chính quyền từ trung ương đếnđịa phương được củng cố

 Mở rộng được các tổ chức Việt Minh, Hội Liên hiệp Quốc dânViệt Nam, Tổng Công Đoàn Việt Nam,…Đảng Dân chủ ViệtNam, Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập

 Về kinh tế-văn hóa:

 Tăng gia sản xuất, giảm tô, xây dựng ngân quỹ quốc gia

 Nạn đói được đẩy lùi, đời sống nhân dân ổn định

Trang 9

 Ký hiệp định Sơ bộ và Tạm ước 1946 để đẩy Tưởng về nước vàchuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

d Ý nghĩa:

 Bảo vệ thành công nền độc lập đất nước

 Giữ vững và phát triển chính quyền cách mạng, xây dựng được nềnmóng đầu tiên và cơ bản cho chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân chủCộng hòa

 Chuẩn bị những điều kiện cần thiết và trực tiếp cho cuộc kháng chiếnsau đó

e Bài học kinh nghiệm:

 Phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

 Triệt để lợi dụng mâu thuẫn của kẻ thù, coi sự nhân nhượng cónguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh cách mạngcần thiết

 Tận dụng khả năng hòa hoãn để xây dựng lực lượng, củng cố chínhquyền nhân dân

Vấn đề 5: Quan điểm của ĐCSVN về CNH-HĐH trong thời kỳ đổi mới

a Khái niệm :

-Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa (CNH-HĐH) là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế-xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghệ và tiến bộ khoa hoc-kỹ thuật, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

b Quan điểm:

Một là, CNH gắn với HĐH và CNH, HĐH gắn với phát triển kinh

tế tri thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

CNH phải gắn liền với HĐH bởi vì đất nước ta tiến hành công

nghiệp hoá trong điều kiện thế giới đã trải qua hai cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ Muốn rút ngắn khoảng cách tụt

Trang 10

hậu giữa nước ta với các nước phát triển thì chúng ta phải thựchiện đồng thời cả hai cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật Cónhư vậy thì sự nghiệp công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dânmới có thể thành công, đưa đất nước ta trở thành một nướccông nghiệp hiện đại tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Kinh tế tri thức: nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và

sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triểnkinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống

CHN-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường là một vấn đề tất yếu Kinh tế tri thức

ngày càng có vai trò nổi bật trong quá trình phát triển của lựclượng sản xuất Bên cạnh đó vấn đề môi trường luôn là yếu tốđược quan tâm trong phát triển công nghiệp ở các nước hiệnnay, một số qui tắc về môi trường được ban hành và thông quađối với các nước phát triển công nghiệp như nghị định thưKyoto,…

Hai là, CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

tuân theo các qui luật thị trường như qui luật cung-cầu, qui luậtgiá cả,… nhưng đặt dưới sự quản lý của Đảng và Nhà nướcthông qua luật pháp, văn bản, chỉ thị,…

 CNH-HĐH phải gắn với kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, vì:

 Khai thác hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế

 Xóa bỏ cơ chế kế hoach hóa tập trung quan liêu bao cấp,tạo ra nhiều thành phần kinh tế

 Tạo nhiệm vụ xây dựng, phát triển nền kinh tế không chỉcủa nhà nước mà là của toàn dân, mọi thành phần kinh tế

Do vậy mà đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước

 CNH-HĐH nền kinh tế nước ta đang diễn ra trong bối cảnhtoàn cầu hóa kinh tế Do vậy mà mở rộng, hội nhập quốc tế làđiều vô cùng cần thiết, giúp thu hút đầu tư nước ngoài, thu hútkhoa học công nghệ cũng như học tập kinh nghiệm từ các nướcphát triển,…sớm đưa đất nước ta thoát khỏi lại hậu Ngoài raviệc hội nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, hiệp

Ngày đăng: 28/03/2018, 23:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w