Khả năng tính toán các biến

Một phần của tài liệu Ứng dụng các chỉ số tâm lý và chuyên môn (sư phạm) trong đánh giá trình độ tập luyện vận động viên cờ vua lứa tuổi 8 10 trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam (Trang 31)

thế (điểm) 9.0 8.6 8.2 7.9 7.5 7.2 6.8 6.4 6.1 5.7

Cách tra bảng: Sau khi xác định thành tích của các nội dung kiểm tra, các test của đối tượng nghiên cứu tiến hành tra bảng theo lứa tuổi.

3.1.2.4. Đánh giá xếp loại tổng hợp trình độ tập luyện nam VĐV cờ vua lứa tuổi 8 – 10 trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam

Từ kết quả có được ở bảng 3.11, 3.12 và 3.13 chúng tôi tiến hành xây dựng bảng điểm đánh giá tổng hợp cho từng lứa tuổi nghiên cứu theo 5 mức: kém, yếu, trung bình, khá, tốt. Bảng điểm đánh giá tổng hợp trình độ tập luyện của nam VĐV cờ

Bảng 3.14. Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV cờ vua lứa tuổi 8-10 các tỉnh phía Bắc Việt Nam Xếp loại

TĐTL

Lứa tuổi 8 Lứa tuổi 9 Lứa tuổi 10

(tổng điểm tối đa là 120 điểm)

(tổng điểm tối đa là 120 điểm)

(tổng điểm tối đa là 130 điểm) Tốt > 96 > 96 > 104 Khá 73 – 96 73 – 96 79 – 104 TB 49 – 72 49 – 72 53 – 78 Yếu 25 – 48 25 – 48 27 – 52 Kém < 25 < 25 < 27

Việc xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp TĐTL của nam VĐV cờ vua lứa tuổi 8-10, làm cơ sở để kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện cho đối tượng nghiên cứu trong quá trình thực nghiệm.

3.1.3.2. Bàn về xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nam vận động viên cờ vua lứa tuổi 8-10 các tỉnh phía Bắc Việt Nam

Sau khi lập test (thông qua kiểm tra sư phạm), chúng tôi nhận thấy rằng các kết quả test thể hiện ở các đơn vị đo lường khác nhau (thời gian, chỉ tiêu sinh lý... với các đơn vị đo lường là giây, điểm...), vì vậy không thể so sánh với nhau được. Thêm nữa, ngay kết quả test nào đó cũng không phản ánh được mức độ trạng thái của đối tượng nghiên cứu. Ví dụ, kết quả về test cảm giác thời gian của một VĐV nào đó là 8 giây (s), thời gian ấy chưa thể phản ánh ngay được khả năng cảm giác của vận động viên đó thuộc loại tốt hay trung bình, hay kết quả kiểm tra chỉ số IQ của một VĐV nào đó đạt 100 điểm, số điểm đó cũng chưa phản ánh ngay được trí thông minh của vận động viên đó thuộc loại cao hay thấp, là người chậm chạp, thông minh hay rất tài năng nếu như không có bảng đánh giá.

giá phân loại phức tạp hơn, cần phải có số lượng lớn các đối tượng đánh giá và cần đảm bảo hiệu quả hữu ích lớn nhất. Quá trình đánh giá được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn một là các kết quả test được lập theo các thang điểm đánh giá (đánh giá trung gian) và giai đoạn hai là so sánh thang điểm lập được với các tiêu chuẩn cũ để đánh giá tổng hợp (đánh giá tổng hợp).Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp giai đoạn đánh giá trung gian và giai đoạn đánh giá tổng hợp chỉ là một.

Quá trình đánh giá, xây dựng tiêu chuẩn có thể dựa vào các thang độ đánh giá (thang độ T, thang độ C...). Tuy nhiên cũng có thể dựa trên các giá trị trung bình cộng và độ lệch chuẩn (x±δ

) để xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn hay đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên theo quy tắc 2 xích ma hoặc 3 xích ma, gọi là tiêu chuẩn so sánh. Tiêu chuẩn này dựa trên cơ sở so sánh những người thuộc cùng một tổng thể, nghĩa là có cùng một dấu hiệu như dân cư ở một vùng nào đó (ví dụ như nam giới lứa tuổi 8, VĐV cờ vua cấp I, kiện tướng...). Quá trình nghiên cứu luận án, chúng tôi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá dựa vào thang độ C và được tiến hành theo 4 bước như đã trình bày trang 97 mục 3.1.2

Mặt khác, qua quá trình kiểm tra hệ thống test trên 150 VĐV cờ vua lứa tuổi 8, 9, 10 cho thấy các chỉ tiêu ở nam VĐV cờ vua các lứa tuổi khác nhau cho kết quả khác nhau, ví dụ ở test trắc nghiệm chỉ số tập trung lứa tuổi 8 giá trị trung bình đạt 6.4 điểm, lứa tuổi 9 đạt 6.6 và lứa tuổi 10 đạt 7.0, Vấn đề này được thể hiện rất rõ thông qua phương pháp so sánh hai số trung bình quan sát cho thấy đa số các test kiểm tra giữa các lứa tuổi có sự khác biệt về thành tích thể hiện ttính lớn hơn tbảng ở ngưỡng xác xuất p ≤ 0.05. Điều đó có nghĩa không thể lấy một tiêu chuẩn chung để đem đánh giá trên các đối tượng khác nhau. Từ kết quả trên, để đảm bảo đánh giá trình độ tập luyện chính xác chúng tôi tiến hành xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện riêng cho từng lứa tuổi. Điều đó cũng có nghĩa là cần phải tiến hành xây dựng tiêu chuẩn phân loại, thang điểm và tiêu chuẩn tổng hợp nhằm đánh giá, phân loại TĐTL của từng lứa tuổi 8, 9, 10.

3.2. Ứng dụng và kiểm nghiệm tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nam VĐV cờ vua lứa tuổi 8 – 10 trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam. bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

3.2.1. Tổ chức triển khai ứng dụng tiêu chuẩn đã xây dựng

Nhằm xác định và kiểm tra hiệu quả của tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên cờ vua, chúng tôi đã tổ chức kiểm tra quan trắc sư phạm trên đối tượng là nam VĐV lứa tuổi 8 các tỉnh phía Bắc. Để làm "mẫu" kiểm chứng, luận án đã tiến hành tổ chức kiểm nghiệm trên đối tượng 42 nam VĐV thuộc các Trung tâm TDTT Bắc Giang, Ninh Bình, Hà Nội. Toàn bộ đối tượng nghiên cứu đều được tập luyện theo chương trình đào tạo vận động viên năng khiếu cờ vua của Liên đoàn Cờ Việt Nam, với thời gian một tuần 4 buổi mỗi buổi kéo dài 120 phút.Trong suốt quá trình kiểm tra sư phạm 24 tháng, chúng tôi tiến hành kiểm tra định kỳ 3 lần: kiểm tra ban đầu,12 tháng và kết thúc giai đoạn huấn luyện 24 tháng (bảng 3.15 đến 3.17).

3.2. Kiểm nghiệm tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nam VĐV cờ vua lứa tuổi 8 – 10 trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Bắc Việt Nam.

Để đánh giá tiêu chuẩn đã xây dựng, trong suốt quá trình tổ chức quan trắc sư phạm, đối với cả hai nhóm đều được tiến hành kiểm tra ban đầu, 12 tháng và 24 tháng. Kết quả được trình bày tại bảng 3.15; 3.16 và 3.17.

Bảng 3.15. Kết quả kiểm tra ban đầu của nhóm A và nhóm B

TT Các test kiểm tra

Nhóm A (n=14) Điểm quy đổi Nhóm B (n=14) Điể m quy đổi ± δ (t bảng=2.056)t p

Một phần của tài liệu Ứng dụng các chỉ số tâm lý và chuyên môn (sư phạm) trong đánh giá trình độ tập luyện vận động viên cờ vua lứa tuổi 8 10 trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w