1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn và phòng ngừa điếc nghề nghiệp của người lao động tại công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Thắng, Đồng Tháp năm 2017

108 428 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

Tiếng ồn trong môi trường lao động là một yếu tố tác hại nghề nghiệp đã được phát hiện từ rất sớm nhưng hiện vẫn là yếu tố gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động phổ biến ở nhiều ngành sản xuất. Đặc thù của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phát sinh nhiều bụi và tiếng ồn cao nhưng đến nay tỉnh Đồng Tháp chưa có nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm tiếng ồn và công tác phòng ngừa điếc nghề nghiệp tại các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi, do đó nghiên cứu thực trạng ô nhiễm tiếng ồn và phòng ngừa điếc nghề nghiệp của người lao động tại công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Thắng, Đồng Tháp năm 2017 đã được tiến hành nhằm tìm hiểu mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại công ty, người lao động và công ty đã làm gì để phòng ngừa điếc nghề nghiệp.Nghiên cứu được thiết kế mô tả cắt ngang phối hợp định lượng và định tính. Thông tin về mẫu tiếng ồn chung và phân tích dãy tần số tại 4 khu vực có nguy cơ điếc nghề nghiệp cao gồm 320 mẫu tại khu vực: Nạp liệu, ép viên, thành phẩm và vận hành máy. Cỡ mẫu về phòng ngừa điếc nghề nghiệp tại công ty được thu thập từ phỏng vấn 283 người lao động làm việc tại 4 khu vực: Nạp liệu, ép viên, thành phẩm và vận hành máy. Thông tin định tính bổ sung cho nội dung phòng ngừa điếc nghề nghiệp tại công ty được thu thập từ phỏng vấn sâu lãnh đạo và cán bộ an toàn vệ sinh lao động của công ty.Kết quả nghiên cứu cho thấy cường độ tiếng ồn chung tại khu vực sản xuất trực tiếp dao động từ 76,4 – 91,6 dBA, tỷ lệ số mẫu vượt Quy chuẩn Việt Nam cho phép là 46,88%, tập trung tại khu vực ép viên và thành phẩm. Tỷ lệ mẫu tiếng ồn phân tích theo dải tần vượt Quy chuẩn Việt Nam cho phép là 50,0%, tần số 4.000 Hz có tỷ lệ vượt Quy chuẩn Việt Nam cho phép là 24,4%, đây dãy tần số dễ gây giảm thính lực dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp nhất.Công ty chưa thực hiện tốt 2 nội dung phòng ngừa điếc nghề nghiệp là sinh hoạt nội quy và giám sát an toàn vệ sinh lao động. Thực trạng phòng ngừa điếc nghề nghiệp của người lao động chưa tốt khi chỉ có 26,5% người lao động phòng ngừa điếc nghề nghiệp đạt, lĩnh vực phòng ngừa không đạt chủ yếu là người lao động nghỉ giữa ca tại xưởng sản xuất (47%) và người lao động không sử dụng hoặc sử dụng không xuyên suốt nút tai chống ồn trong quá trình là việc (62,9%).Nghiên cứu đã tìm ra nhiều yếu tố liên quan đến phòng ngừa điếc nghề nghiệp của người lao động tại công ty: người lao động có trình độ học vấn từ cấp III trở lên phòng ngừa đạt cao gấp 7,45 lần người lao động có trình độ học vấn dưới cấp III, người lao động có kiến thức đạt sẽ phòng ngừa đạt cao gấp 5,81 lần người lao động có kiến thức không đạt, người lao động có thái độ tích cực sẽ phòng ngừa đạt cao gấp 11,09 lần người có thái độ không tích cực, người lao động được công ty sinh hoạt nội quy phòng ngừa điếc nghề nghiệp sẽ phòng ngừa đạt cao gấp 4,50 lần người không được công ty sinh hoạt nội quy, người lao động được công ty giám sát an toàn vệ sinh lao động sẽ phòng ngừa đạt cao 8,69 lần người lao động không được công ty giám sát an toàn vệ sinh lao động

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN VĂN SUNG

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ PHÒNG NGỪA ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG, ĐỒNG THÁP

NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN VĂN SUNG

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ PHÒNG NGỪA ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG, ĐỒNG THÁP

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp

đỡ tận tình của thầy cô, các anh chị đồng nghiệp và bạn bè.Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Y tế công cộng, Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp, Ban Giám đốc

Sở Y tế Đồng Tháp, Ban Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho em tham dự khóa học này

Em xin chân thành cám ơn đến Quý Thầy/Cô các Phòng, Bộ môn Trường Đại học Y tế công cộng và các cán bộ Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị kiến thức, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Giáo viên hướng dẫn và Giáo viên hỗ trợ đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, định hướng cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Thắng đã nhiệt tình tạo điều kiện, giúp đỡ và cung cấp thông tin quý báu, giúp cho em thực hiện luận văn này

Cuối cùng, em xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, đồng nghiệp và các anh chị em lớp Cao học Y tế công cộng khóa 19 - Đồng Tháp đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn với em trong suốt quá trình học tập

Xin trân trọng cảm ơn./

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ v

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6

1.1 Một số vấn đề cơ bản về tiếng ồn 6

1.2 Ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe người lao động 7

1.3 Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn: 8

1.4 Biện pháp phòng điếc nghề nghiệp 10

1.5 Các nghiên cứu tiếng ồn và phòng ĐNN trong một số ngành sản xuất 11

1.6 Thực trạng phòng ngừa điếc nghề nghiệp tại Đồng Tháp 15

1.7 Giới thiệu về Công ty Việt Thắng: 16

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Đối tượng nghiên cứu 20

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20

2.3 Thiết kế nghiên cứu 20

2.4 Cỡ mẫu và chọn mẫu 20

2.5 Phương pháp thu thập số liệu 22

2.6 Các biến số nghiên cứu: 23

2.7 Một số định nghĩa, tiêu chuẩn và cách đánh giá: 23

2.8 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 25

2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 25

2.10 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số 25

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

Trang 5

3.2 Thông tin về kiến thức và thái độ của NLĐ về phòng ngừa ĐNN 28

3.3 Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn tại Công ty việt Thắng: 31

3.4 Thực trạng về phòng ngừa ĐNN tại công ty Việt Thắng 36

3.5 Các yếu tố liên quan đến phòng ngừa điếc nghề nghiệp của NLĐ 45

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 51

KẾT LUẬN 62

KHUYẾN NGHỊ 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Phụ lục 1 70

Phụ lục 2 77

Phụ lục 3 81

Phụ lục 4 83

Phụ lục 5 85

Phụ lục 6 89

Phụ lục 7 90

Trang 6

PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

Trang 7

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1 Mức áp suất âm tại các vị trí làm việc 7

Bảng 1.2 Xác định yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tiếng ồn đến sức khỏe người lao động tại Công ty CP thức ăn chăn nuôi Việt Thắng 17

Bảng 3.1 Thông tin về đối tượng nghiên cứu 27

Bảng 3.2 Kiến thức về phòng ngừa ĐNN của NLĐ 28

Bảng 3.3 Thái độ của người lao động về phòng ngừa ĐNN 29

Bảng 3.4 Kết quả tổng hợp kiến thức, thái độ phòng ngừa ĐNN của NLĐ 30

Bảng 3.5 Kết quả đo tiếng ồn chung tại các khu vực nạp liệu 31

Bảng 3.6 Kết quả đo tiếng ồn chung tại các khu vực ép viên 32

Bảng 3.7 Kết quả đo tiếng ồn chung tại các khu vực thành phẩm 32

Bảng 3.8 Kết quả đo tiếng ồn chung tại các khu vực trực vận hành máy 33

Bảng 3.9 Kết quả phân tích tiếng ồn theo dải tần trong phân xưởng sản xuất 34

Bảng 3.10 Phân tích cường độ tiếng ồn theo từng dải tần số 35

Bảng 3.11 Kết quả tổng hợp tiếng ồn chung và phân theo từng dải tần s 35

Bảng 3.12 Kết quả NLD của công ty được sinh hoạt, phổ biến nội quy về phòng ngừa ĐNN trước khi bố trí việc làm 39

Bảng 3.13 Kết quả công ty kiểm tra, giám sát việc sử dụng PTBVCN phòng ngừa ĐNN của NLĐ 40

Bảng 3.14 Thực trạng về sử dụng PTBVCN trong quá trình làm việc 42

Bảng 3.15 Mức độ sử dụng PTBVCN trong quá trình làm việc 42

Bảng 3.16 Lý do NLĐ không sử dụng PTBVCN và sử dụng PTBVCN phòng ngừa ĐNN không xuyên suốt quá trình lao động 43

Bảng 3.17 Thực trạng về địa điểm nghỉ giữa ca của NLĐ 43

Bảng 3.18 Thực trạng về tham gia KSK định kỳ và khám BNN của NLĐ 44

Bảng 3.19 Kết quả tổng hợp phòng ngừa ĐNN của NLĐ 45

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa tuổi với phòng ngừa ĐNN của NLĐ 45

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa giới tính với phòng ngừa ĐNN của NLĐ 45

Bảng 3.22 Mối liên quan giữa tuổi nghề với phòng ngừa ĐNN của NLĐ 46

Trang 8

Bảng 3.23 Mối liên quan giữa trình độ học vấn với phòng ĐNN của NLĐ 46Bảng 3.24 Mối liên quan giữa kiến thức với phòng ngừa ĐNN của NLĐ 47Bảng 3.25 Mối liên quan giữa thái độ với phòng ngừa ĐNN của NLĐ 48Bảng 3.26 Mối liên quan giữa công ty sinh hoạt, phổ biến nội quy phòng ngừa ĐNN trước khi bố trí việc làm với phòng ĐNN của NLĐ 48Bảng 3.27 Mối liên quan giữa công ty kiểm tra, giám sát sử dụng PTBVCN với phòng ngừa ĐNN của NLĐ 49

Trang 9

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Tiếng ồn trong môi trường lao động là một yếu tố tác hại nghề nghiệp đã được phát hiện từ rất sớm nhưng hiện vẫn là yếu tố gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động phổ biến ở nhiều ngành sản xuất Đặc thù của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phát sinh nhiều bụi và tiếng ồn cao nhưng đến nay tỉnh Đồng Tháp chưa có nghiên cứu

về tình trạng ô nhiễm tiếng ồn và công tác phòng ngừa điếc nghề nghiệp tại các công

ty chế biến thức ăn chăn nuôi, do đó nghiên cứu thực trạng ô nhiễm tiếng ồn và phòng ngừa điếc nghề nghiệp của người lao động tại công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Thắng, Đồng Tháp năm 2017 đã được tiến hành nhằm tìm hiểu mức độ ô nhiễm tiếng

ồn tại công ty, người lao động và công ty đã làm gì để phòng ngừa điếc nghề nghiệp

Nghiên cứu được thiết kế mô tả cắt ngang phối hợp định lượng và định tính Thông tin về mẫu tiếng ồn chung và phân tích dãy tần số tại 4 khu vực có nguy cơ điếc nghề nghiệp cao gồm 320 mẫu tại khu vực: Nạp liệu, ép viên, thành phẩm và vận hành máy Cỡ mẫu về phòng ngừa điếc nghề nghiệp tại công ty được thu thập từ phỏng vấn

283 người lao động làm việc tại 4 khu vực: Nạp liệu, ép viên, thành phẩm và vận hành máy Thông tin định tính bổ sung cho nội dung phòng ngừa điếc nghề nghiệp tại công

ty được thu thập từ phỏng vấn sâu lãnh đạo và cán bộ an toàn vệ sinh lao động của công ty

Kết quả nghiên cứu cho thấy cường độ tiếng ồn chung tại khu vực sản xuất trực tiếp dao động từ 76,4 – 91,6 dBA, tỷ lệ số mẫu vượt Quy chuẩn Việt Nam cho phép là 46,88%, tập trung tại khu vực ép viên và thành phẩm Tỷ lệ mẫu tiếng ồn phân tích theo dải tần vượt Quy chuẩn Việt Nam cho phép là 50,0%, tần số 4.000 Hz có tỷ lệ vượt Quy chuẩn Việt Nam cho phép là 24,4%, đây dãy tần số dễ gây giảm thính lực dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp nhất

Công ty chưa thực hiện tốt 2 nội dung phòng ngừa điếc nghề nghiệp là sinh hoạt nội quy và giám sát an toàn vệ sinh lao động Thực trạng phòng ngừa điếc nghề nghiệp của người lao động chưa tốt khi chỉ có 26,5% người lao động phòng ngừa điếc nghề nghiệp đạt, lĩnh vực phòng ngừa không đạt chủ yếu là người lao động nghỉ giữa ca tại xưởng sản xuất (47%) và người lao động không sử dụng hoặc sử dụng không xuyên suốt nút tai chống ồn trong quá trình là việc (62,9%)

Trang 10

Nghiên cứu đã tìm ra nhiều yếu tố liên quan đến phòng ngừa điếc nghề nghiệp của người lao động tại công ty: người lao động có trình độ học vấn từ cấp III trở lên phòng ngừa đạt cao gấp 7,45 lần người lao động có trình độ học vấn dưới cấp III, người lao động có kiến thức đạt sẽ phòng ngừa đạt cao gấp 5,81 lần người lao động có kiến thức không đạt, người lao động có thái độ tích cực sẽ phòng ngừa đạt cao gấp 11,09 lần người có thái độ không tích cực, người lao động được công ty sinh hoạt nội quy phòng ngừa điếc nghề nghiệp sẽ phòng ngừa đạt cao gấp 4,50 lần người không được công ty sinh hoạt nội quy, người lao động được công ty giám sát an toàn vệ sinh lao động sẽ phòng ngừa đạt cao 8,69 lần người lao động không được công ty giám sát

an toàn vệ sinh lao động

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiếng ồn trong môi trường lao động (MTLĐ) là một yếu tố tác hại nghề nghiệp

đã được phát hiện từ rất sớm nhưng hiện vẫn là yếu tố gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động phổ biến ở nhiều ngành sản xuất [8] Cùng với quá trình phát triển công nghiệp các thiết bị công suất lớn, năng suất cao được sử dụng nhiều hơn, tiếng ồn

là một trong những loại hình gây ô nhiễm ngày càng phổ biến cho môi trường và trong sản xuất, đưa đến bệnh điếc nghề nghiệp (ĐNN) luôn đứng đầu về tỷ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp (BNN)[23]

Theo nhận định của Hiệp hội chống tiếng ồn quốc tế số người lao động (NLĐ) làm việc trong các ngành nghề, cơ sở sản xuất có cường độ tiếng ồn cao, chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 1/4 đến 1/3 trong tổng số NLĐ[32] Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế, tính đến cuối năm 2014 bệnh ĐNN tích lũy do tiếng

và người sử dụng lao động mới có thể phòng chống có hiệu quả các yếu tố nguy cơ và tác hại nghề nghiệp do tiếng ồn gây ra nói chung và phòng điếc nghề nghiệp nói riêng

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 5 công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến thức thức

ăn chăn nuôi với gần 1000 lao động đang làm việc, trong đó Công ty Việt Thắng chiếm gần 50% số lao động trong lĩnh vực này Đặc thù của ngành chế biến thức ăn

Trang 12

chăn nuôi phát sinh nhiều bụi và tiếng ồn cao Kết quả Quan trắc MTLĐ tại 5 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Tỉnh Đồng Tháp trong năm 2016 cho thấy tất cả các công ty đều có mẫu tiếng ồn vượt QCVN cho phép với tỷ lệ vượt dao động từ 40 – 60% tổng số mẫu tiếng ồn quan trắc Tỷ lệ người lao động giảm thính lực tại các công

ty chế biến thức ăn chăn nuôi rất cao, chiếm 62,6% người lao động trực tiếp sản xuất[22] Đến nay tỉnh Đồng Tháp chưa có nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm tiếng ồn

và thực trạng phòng ngừa ĐNN tại các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi, do đó đề

tài nghiên cứu “Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn và phòng ngừa điếc nghề nghiệp của

người lao động tại công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Thắng, Đồng Tháp năm 2017” đã được thực hiện nhằm tìm hiểu mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại công ty, NLĐ và

Công ty đã làm gì để phòng ngừa ĐNN

Trang 13

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả thực trạng ô nhiễm tiếng ồn tại Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi

Việt Thắng, tỉnh Đồng Tháp năm 2017

2 Mô tả thực trạng phòng ngừa điếc nghề nghiệp tại Công ty Cổ phần thức ăn

chăn nuôi Việt Thắng, tỉnh Đồng Tháp năm 2017

3 Xác định một số yếu tố liên quan đến phòng ngừa điếc nghề nghiệp của

người lao động tại Công ty thức ăn chăn nuôi Việt Thắng, tỉnh Đồng Tháp năm 2017

Trang 14

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số vấn đề cơ bản về tiếng ồn

1.1.1 Khái niệm về âm thanh và tiếng ồn

Theo Công ước số 148 về bảo vệ NLĐ phòng chống các rủi ro nghề nghiệp do

ô nhiễm không khí, ồn và rung ở nơi làm việc: Ồn là chỉ mọi âm thanh có thể dẫn đến một sự tổn hại thính giác, hoặc gây tác hại đối với sức khỏe hoặc nguy hiểm về nhiều mặt khác [38]

Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở con người làm việc và nghỉ ngơi hay là những âm thanh mà người ta không mong muốn [11], [3], [45], [39]

1.1.2 Tiêu chuẩn đánh giá tiếng ồn trong MTLĐ:

Mỗi nước trên thế giới đều có tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành hoặc các quy định bắt buộc thi hành hay khuyến khích thi hành [23] Tại Việt Nam, hiện nay đang sử dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 24:2016/BYT được ban hành kèm Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức độ tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc Trong đó quy định cụ thể mức tiếng ồn cho phép tại các vị trí làm việc trong MTLĐ của các xí nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan chịu ảnh hưởng của tiếng ồn [5]

- Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc được đánh giá bằng mức áp suất âm tương đương tại mọi vị trí làm việc, đo theo đặc tính thang A, thang A được lập ra để nhấn mạnh vào những tần số mà tai người nhạy cảm nhất, cũng để giảm thiểu tác động của những âm thanh có tần số rất thấp hoặc rất cao Trong thời gian lao động 8 giờ, mức

âm liên tục tại nơi làm việc không được vượt quá 85 dBA

- Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm 1/2, mức ồn cho phép tăng thêm 3 dBA Mức cực đại không được vượt 115 dBA

- Để đạt được năng suất làm việc tại các vị trí lao động khác nhau cần đảm bảo mức áp suất âm theo tần số cho phép tại vị trí làm việc, cụ thể như sau:

Trang 15

Bảng 1.1 Mức áp suất âm tại các vị trí làm việc

Vị trí lao động

Mức

âm dBA

Mức âm dB ở các dải ốc ta với tần số trung bình

nhân (Hz) không vượt quá (dB)

63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 Chỗ làm việc của

1.2 Ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe người lao động

Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn:

Tiếng ồn là một trong các yếu tố của môi trường tác động xấu lên người lao động khi làm việc Tác hại của tiếng ồn phụ thuộc vào bản chất vật lý, vào các yếu tố nguy cơ tác nhân phối hợp trong quá trình làm việc như nhiệt độ cao, hơi khí độc, rung Ngoài ra thời gian tiếp xúc càng kéo dài, càng có hại, thời gian tối thiểu để tiếng

ồn gây ra bệnh điếc nghề nghiệp phải là 3 tháng, nếu dưới 3 tháng mà tiếng ồn đã gây hại thì được coi là tai nạn lao động do tiếng ồn và một phần vào tính cảm thụ của từng

cá nhân trong từng thời điểm khác nhau mà tiếng ồn gây hại nhiều hay ít [24], [3]

Ngoài ảnh hưởng đến thính giác tiếng ồn còn gây ảnh hưởng chung đến cơ thể (tác hại không đặc trưng) như ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương, sau khi tiếp xúc với tiếng ồn thường xuất hiện các dấu hiệu ban đầu như ù tai, chóng mặt đau đầu, mệt mỏi, giảm trí nhớ, giảm độ tập trung, ngủ không ngon và không sâu giấc, dễ đưa đến suy nhược thần kinh [11], [28], ngoài ra khi làm việc trong điều kiện ồn ào có thể bị ức chế tiêu hoá, rối loạn chức năng hệ tim mạch Tiếng ồn cao là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất lao động và tăng tỷ lệ tai nạn lao động [2], [42], [29]

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiếng ồn ảnh hưởng đến sức của của con người Các tác giả Burns.W, Robinson.D.W (1973); Satalop.N.N (1976); Roger.P, Hamernik (1988) [43], Melamed S, Luz J, Green ms (1992) [47];

Trang 16

M.Nathaniel Mead (2007) [40] đã cho thấy tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, thần kinh, tim mạch và tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn sẽ giảm thính lực

Tại Việt Nam, năm 2009 tác giả Hoàng Minh Thúy đã cho thấy rằng ngoài việc gây bệnh ĐNN, tiếng ồn gây ảnh hưởng đến một số triệu chứng toàn thân như căng thẳng thần kinh, hay đau đầu, thường xuyên mất ngủ, tăng huyết áp, hội chứng dạ dày

tá tràng [21]

1.3 Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn:

Tiếng ồn được hấp thụ qua tai người phơi nhiễm, một số âm thanh tần số thấp

và siêu tần được hấp thụ trực tiếp vào cơ thể [17] Tiếp xúc liên tục với tiếng ồn cao đầu tiên sẽ bị mệt mỏi thính giác rồi đến giảm thính lực dần dần và cuối cùng là giảm toàn phần thính lực hay gọi là “Điếc nghề nghiệp” [2], [42]

Điếc nghề nghiệp diễn ra rất chậm, nhưng không có quy luật nhất định về thời gian Diễn biến theo lâm sàng chia ra 04 giai đoạn tiến triển [3]:

- Giai đoạn đầu mệt mỏi thính giác: Đây là giai đoạn thích ứng, xảy ra từ vài

tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc với tiếng ồn Bệnh nhân cảm thấy ù tai, cảm giác tức ở tai như bị nút tai, có cảm giác nghe kém vào cuối hay sau giờ lao động Toàn thân suy nhược, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ Đo thính lực sau ngày làm việc giảm rất giới hạn ở tần số 4000 Hz Khi nghỉ ngơi, thính lực hồi phục hoàn toàn Tần số 4000

Hz hồi phục chậm nhất

- Giai đoạn tiềm tàng: Giai đoạn này kéo dài hằng năm, đến 5-7 năm Người

bệnh không biết vì các triệu chứng chủ quan và toàn thân qua đi Tiếng nói to ở nơi ồn

ào lại nghe được rõ hết, chỉ cảm thấy trở ngại khi nghe âm nhạc, vì nghe kém ở tần số cao Khuyết chữ V rõ rệt, đỉnh có thể tới 50 - 60 dB ở 4000 Hz và có thể lan rộng tới các tần số 3000 và 6000 Hz Ở thời kỳ này, đo thính lực âm là cách phát hiện hàng loạt tốt và sớm Có thể cho nghe tiếng tích tắc đồng hồ, tiếng này có cường độ 30-40 dB,

có tần số 3000-4000 Hz

- Giai đoạn tiềm tàng gần hoàn toàn: Đường biểu diễn thính lực âm có khuyết

hình chữ V nhưng các nhánh đã mở rộng ra tới các tần số 2000, 1000 Hz, vùng nói chuyện bị ảnh hưởng (500-2000 Hz) có thể mất 70dBA ở 4000 Hz Tần số 8000 Hz

Trang 17

cũng có thể bị ảnh hưởng Người bệnh khó chịu khi nghe và không nghe được tiếng nói thầm Giai đoạn này kéo dài 10 - 15 năm

- Giai đoạn điếc rõ rệt: Ở giai đoạn này tiếng nói to cũng khó nghe Bệnh nhân

thường ù tai thường xuyên, nói chuyện khó khăn Đo thính lực khuyết chữ V lan rộng tới cả tần số 1000, 500 và 250 Hz Thính trường thu hẹp, không những ngưỡng nghe tăng cao mà ngưỡng đau còn hạ thấp xuống

Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn là một trong ba mươi bốn bệnh nghề nghiệp được Bảo hiểm xã hội được quy định theo thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016 của Bộ Y tế Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn là bệnh nghe kém không hồi phục do tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong quá trình lao động [4]

Có rất nhiều nghiên cứu tại Việt Nam về điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, theo các tác giả Nguyễn Thị Toán, Lê Trung (1992); Nguyễn Quang Khanh (2002) [14]; Nguyễn Đăng Quốc Chấn (2003) [6], (2006) [7]; Hà Lan Phương (2007) [18] tiến hành các nghiên cứu đều cho thấy rằng ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe của người lao động gây ra giảm thính lực và bệnh ĐNN

Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Hiền từ năm 2007 – 2009 tại Công ty than Hà Lầm: Kết quả khám bệnh nghề nghiệp cho thấy, tỷ lệ ĐNN là 11,0%, trong đó

tỷ lệ NLĐ tiếp xúc với tiếng ồn cao là 11,5% [12]

Năm 2000, Hernández-Gaytán SI và cộng sự đã tiến hành kiểm tra thính lực của

85 công nhân và đo cường độ ồn trong một nhà máy xi măng Kết quả cho thấy 55% công nhân có vấn đề về sức nghe do tiếp xúc với tiếng ồn [49] Theo tác giả Phạm Thúy Hoa, Nguyễn Xuân Tâm và cộng sự (2006) nghiên cứu MTLĐ và bệnh tật của công nhân một số ngành nghề ở Tây Nguyên cho thấy, tiếng ồn gây tác hại đến sức nghe của người lao động, tỷ lệ công nhân sản xuất xi măng giảm sức nghe đường khí tai phải là 15,38% và giảm sức nghe đường khí 2 tai là 7,69% [19] Trong năm 2006 tác giả Nguyễn Thị Thoại, Trịnh Hồng Lân và cộng sự chỉ ra rằng 12,31% người lao động bị điếc nghề nghiệp do tiếp xúc với tiếng ồn tại Nhà máy Xi măng Hòn Chông [19]

Trang 18

1.4 Biện pháp phòng điếc nghề nghiệp

Biện pháp phòng điếc nghề nghiệp hiệu quả và tích cực là khi phân xưởng sản xuất sử dụng các thiết bị, máy móc ít gây ồn hoặc công nhân sử dụng các máy móc tự động, nhưng lại phụ thuộc vào điều kiện kinh phí của đơn vị Do đó các vấn đề đặt ra nhằm khắc phục nguồn ồn từ các thiết bị, máy móc lạc hậu và nếu cần thiết phải trang

bị phương tiện bảo vệ cá nhân phòng chống ảnh hưởng của tiếng ồn trong môi trường sản xuất cho người lao động

- Biện pháp giảm tiếng ồn ngay nguồn phát sinh là một biện pháp chủ động và

tích cực, giảm tận gốc nguồn phát sinh tiếng ồn Các biện pháp công nghệ có thể áp dụng như thay vật liệu, giảm tốc độ, bôi trơn, đệm cao su…, giảm nguồn ồn bằng cách cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn, làm hệ thống hai cửa, tường dày, vật liệu xốp hoặc bọc kín máy gây ồn nhiều và tổ chức bố trí máy móc, sắp xếp trang thiết bị hợp lý [3], [2] Ngoài ra có thể tính toán, áp dụng các biện pháp giảm tiếng ồn trên đường truyền như sử dụng các vật liệu hấp thu bề mặt và phản xạ tại chỗ, loại bỏ các bề mặt phản xạ thay bằng các vật liệu hấp thu tiếng ồn như len, thủy tinh…[23]

- Biện pháp dự phòng cá nhân: Theo tác giả Hoàng Minh Thúy (2011) [20]

một trong những biện pháp phòng chống tác hại tiếng ồn có hiệu quả nhất là đeo nút tai chống ồn Nút tai có thể bằng sáp, bằng bông, cao su xốp, chất dẻo Tuy nhiên có loại nút tai cũng gây khó chịu, dị ứng và người công nhân chưa có thói quen sử dụng Ngoài ra có thể sử dụng các loại tai chụp hay mũ chụp và kết hợp với tổ chức lao động hợp lý, có thể sắp xếp nghỉ ngắn xen kẽ lao động: lao động một giờ nghỉ 15 phút, hay hai giờ nghỉ nửa giờ Tại nơi lao động, cần bố trí các phòng yên tĩnh để công nhân nghỉ ngơi Đối với những mệt mỏi thính lực hay phải lao động ở nơi có tiếng ồn cường

độ quá cao, có thể điều trị bằng bố trí nghỉ ngơi trong một số ngày hoặc vài tuần lễ [3], [2]

- Biện pháp y tế: dự phòng hiệu quả nhất là khám sức khỏe định kỳ, phát hiện

sớm hiện tượng giảm thính lực của công nhân để có biện pháp xử lý kịp thời Trước khi tuyển dụng người lao động (NLĐ) vào làm việc cần thiết phải khám tuyển nhằm loại trừ những cá nhân có bệnh về tai, quản lý sức nghe của NLĐ Khi làm việc trong

Trang 19

với biểu đồ sức nghe của lần trước và không giảm quá 10dB, người nào giảm thính lực trên 50 – 60 dBA ở tần số 4000 Hz cần được đo thính lực hoàn chỉnh để phát hiện ĐNN Để tăng hiệu quả phòng chống, định kỳ tổ chức tuyên truyền, học tập để người lao động tự hiểu được tác hại của tiếng ồn và họ sẽ tự giác làm tốt công tác phòng hộ lao động cá nhân và an toàn vệ sinh lao động [3], [2]

Trong việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa điếc nghề nghiệp, người sử dụng lao động đóng vai trò: thiết kế, tổ chức nơi làm việc giảm ồn, tổ chức lao động hợp lý, bố trí giờ nghỉ ngơi, tập huấn, giám sát, cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân đúng quy định, khám sàng lọc phát hiện sớm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Người lao động tham gia vào việc phòng ngừa thông qua tuân thủ kỷ luật lao động, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đúng cách

1.5 Các nghiên cứu tiếng ồn và phòng ĐNN trong một số ngành sản xuất

+ Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn:

Tiếng ồn như là một chất gây ô nhiễm môi trường gần như là một sản phẩm phụ không thể tránh được của cơ giới hóa công nghiệp, do đó ô nhiễm tiếng ồn không chỉ xuất hiện ở các ngành nghề khác, trong ngành thực phẩm mức độ ô nhiễm tiếng ồn cũng ở mức cao Nghiên cứu của Domtau, D.L và cộng sự về tiếng ồn và mức độ tiếng

ồn trong ngành công nghiệp thực phẩm ở Jos, Nigeria cho thấy hầu hết các ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống đều có các quy trình phát thải cao mức độ ồn vượt quá mức 85dBA [33] Có rất nhiều quy trình sản xuất gây ra tiếng ồn cao trong các ngành chế biến thực phẩm và nước uống có sử dụng các loại máy chế biến và đóng gói sản phẩm: cắt, bao gói, đóng gói sản phẩm, hệ thống máy nén khí, [35] Tại các quy trình này mức ồn dao động từ 85 – 100 dBA, đặc biệt tại dây chuyền máy nén khí tiếng ồn cao nhất lên đến 100dBA và khu vực đóng gói sản phẩm tương đối thấp hơn từ 85 – 90 dBA [30] Nguồn ô nhiễm tiếng ồn trong ngành chế biến thực phẩm phát sinh do một hoặc nhiều nguyên nhân: vật liệu rơi xuống đĩa kim loại, tác động giữa các bộ phận máy, mất cân bằng lực giữa các động cơ, kích thích điện từ, chất lỏng chuyển động trong các ống, [46]

Trang 20

Nghiên cứu của Gongi S.P, J.W Kaluli và C.L Kanali (2016) về ô nhiễm tiếng

ồn công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe NLĐ ở thành phố Nairobi, Kenya ở một số ngành công nghiệp trong đó có ngành chế biến ngủ cốc Kết quả cho thấy tất cả các nhóm ngành nghề đều có mẫu tiếng ồn vượt 90 dBA, riêng trong ngành chế biến ngủ cốc mức ồn tại các máy xoay ngủ cốc là 94,3 ±1.3 dBA và mức cực đại (max) lên đến 95,6 dBA [34] Trong nghiên cứu đánh giá ô nhiễm tiếng ồn và ảnh hưởng đến NLĐ trong quá trình chế biến lúa mì trong một nhà máy chế biến lúa mì ở Inlorin, Nigeria của Ib Ibrahim và cộng sự (2014) cũng chỉ ra mức ồn trong nhà máy chế biến lúa mì dao động từ 56 -100 dBA và tỷ lệ số mẫu vượt QCVN cho phép tại các cơ sở là 74,4% [37] Ib Ibrahim và cộng sự (2016) tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về mức ồn công nghiệp trong một nhà máy lúa mì ở Inlorin, Nigeria, kết quả nghiên cứu cho thấy mức ồn cao nhất ở khu vực đóng gói lên đến 100,9 dBA, tỷ lệ số mẫu tiếng ồn cao nhất ở khu vực máy thổi với 99,4% số mẫu tiếng ồn không đạt [36]

Trong lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi tại Nigeria cũng phát sinh nhiều tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép, nghiên cứu của Yahaya Mijinyawa và cộng sự (2012) đánh giá mức ồn phát sinh tại một số nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại Inbadan, Nigeria cho thấy mức độ ồn phát sinh trong các nhà máy thức ăn chăn nuôi này rất cao và dao động từ 82,5 - 113,9 dB Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn ở mức cao đã được tìm thấy khi hầu hết các thiết bị máy đều không được bảo dưỡng thường xuyên [41]

+ Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến phòng ngừa ĐNN của NLĐ

Việc sử dụng PTBVCN phòng ngừa ĐNN là một trong những những giải pháp quan trọng trong việc phòng ngừa ĐNN cho NLĐ, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NLĐ sử dụng PTBVCN phòng ngừa ĐNN còn thấp Qua nghiên cứu của Gongi, S.P, J.W Kaluli và C.L Kanali (2016) về ô nhiễm tiếng ồn công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe NLĐ ở thành phố Nairobi, Kenya ở các nhóm ngành nghề

có phát sinh tiếng ồn cao, trong đó có ngành chế biến ngủ cốc, nghiên cứu cho kết quả

có 35% NLĐ có sử dụng PTBVCN phòng ngừa ĐNN, 65% NLĐ không sử dụng PTBVCN phòng ngừa ĐNN Trong số 35% NLĐ có sử dụng PTBCN phòng ngừa

Trang 21

nhân NLĐ không đeo PTBVCN thì có 44,8% NLĐ không được cấp PTBVCN phòng ngừa ĐNN, 36,1% NLĐ cảm thấy không thoải mái khi mang Việc giá sát NLĐ sử dụng PTBVCN phòng ngừa ĐNN cũng được tác giả nghiên cứu khẳng định là rất quan trọng, tuy nhiên chỉ có 79% NLĐ được giám sát [34]

Khác với các nghiên cứu trên, tỷ lệ NLĐ sử dụng PTBVCN phòng ngừa ĐNN trong nghiên cứu của Ib Ibrahim và cộng sự (2016) [36] về mức ồn công nghiệp ở 1 nhà máy chế biến lúa mì ở Ilorin, Nigeria đã cho tỷ lệ NLĐ sử sụng PTBVCN phòng ngừa ĐNN lên đến 76,2%, còn lại 23,8% không sử dụng Nguyên nhân là do NLĐ không thích và không thoải mái Trong nghiên cứu của Y Tabarrnie và cộng sự (2008)

về các yếu tố liên quan đến phòng ngừa điếc nghề nghiệp của các công nhân ở các nhà máy có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép tại Qom, Iran cho thấy có 83,6% NLĐ sử dụng PTBVCN phòng ngừa ĐNN và trình độ học vấn của NLĐ, tập huấn kiến thức về ATVLSĐ cho NLĐ trước khi bố trí việc làm là hai yếu tố có liên quan đến việc sử dụng PTBVCN phòng ngừa ĐNN của NLĐ [50]

Việc giám sát ATVSLĐ và tập huấn kiến thức về ATVSLĐ có liên quan đến phòng ngừa ĐNN của NLĐ xuất phát từ phía người sử dụng lao động đã được trình bày ở các nghiên cứu trên, bên cạnh đó còn có nhiều yếu tố liên quan đến công tác phòng ngừa ĐNN của NLĐ tại các công ty có mức ô nhiễm với tiếng ồn cao Kiến thức, thái độ của người lao động là một trong những yếu tố có liên quan đến phòng ngừa điếc nghề nghề nghiệp thông qua việc sử dụng bảo hộ lao động và nó cũng đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu trên thế giới Theo Foluwasayo E Ologe, Tanimola M Akande and Toye G Olajide (2005) nghiên cứu ở 116 công nhân Nhà máy cán thép tại Nigeria cho thấy tỷ lệ kiến thức liên quan khá cao, 93% nhận thức được tính nguy hiểm của tiếng ồn, 92% nhận thức được tầm quan trọng của các phương pháp phòng chống ô nhiễm tiếng ồn, tuy nhiên chỉ có 27% sử dụng bảo hộ và 28% trong số này sử dụng thường xuyên [44] Bên cạnh đó, Gabrielle H Saunders và cộng sự (2014) nghiên cứu trên 235 đối tượng về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống giảm thính lực, cho thấy số điểm kiến thức dao động từ 15,6% đến 93,8% Về điểm thái độ của đối tượng nghiên cứu có sự khác biệt giữa những người sử dụng và

Trang 22

không sử dụng phương tiện bảo hộ Hơn 95% đối tượng không mang bảo hộ bảo vệ thính giác khi tiếp xúc với môi trường tiếng ồn [48]

Nghiên cứu định tính của Hugh W Davies và cộng sự (2012) về các rào cản tiềm ẩn cho việc phòng chống tác hại của tiếng ồn khi phỏng vấn sâu 55 NLĐ tại 08 nhà máy sản xuất thực phẩm và nước giải khát tại Canada cho kết quả không công ty nào thực hiện đầy đủ các chương trình bảo vệ thính lực theo quy định và nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện phòng chống tác hại tiếng ồn như: kiến thức của NLĐ về các quy định, các biện pháp giảm ồn, ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe còn thấp và thái độ của NLĐ về mối nguy hiểm của tiếng ồn trong sản xuất kém [31]

Ngoài kiến thức, thái độ của NLĐ, các yếu tố cá nhân cũng liên quan đến việc

sử dụng PTBVCN phòng ngừa ĐNN Nghiên cứu của Pedro M Arezes và A Sergio Miguel về nhận thức của NLĐ về tiếp xúc với tiếng ồn và phòng ngừa ĐNN trong công nghiệp tại 8 công ty thuộc 4 lĩnh vực sản xuất có mức ồn từ 85 dBA trở lên tại

Bồ Đào Nha, trong đó có ngành thực phẩm với kết quả cho thấy tỷ lệ NLĐ có sử dụng PTBVCN phòng ngừa ĐNN là 55% và tỷ lệ NLĐ sử dụng PTBVCN phòng ngừa ĐNN xuyên suốt trong quá trình lao động là 27% Có 3 yếu tố cá nhân liên quan đến việc sử dụng PTBVCN phòng ngừa ĐNN là giới tính, trình độ học vấn và thâm niên công tác của NLĐ [27]

Việc nghiên cứu các yếu tố liên quan đến thực phòng ngừa điếc nghề nghiệp của người lao động và đưa ra các giải pháp phòng ngừa giúp giảm bớt tỷ lệ người lao động mắc bệnh ĐNN đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu Tại Việt Nam cũng có một số nghiên cứu nêu lên các yếu tố liên quan đến công tác phòng ngừa điếc nghề nghiệp là kiến thức và thái độ của người lao động Trong năm 2006, tại tỉnh Kiên Giang, tác giả Nguyễn Thị Thoại, Trịnh Hồng Lân và cộng sự, đã tiến hành nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến công tác phòng bệnh ĐNN tại Nhà máy xi măng Hòn Chông, huyện Kiên Lương, kết quả cho thấy tỷ lệ công nhân có kiến thức đúng về ĐNN là khá cao, 76,4% biết rõ về nguyên nhân mắc bệnh, 82,1% biết rõ không thể điều trị bệnh ĐNN, 94,87% biết các biện pháp phòng chống bệnh ĐNN, nhưng tỷ lệ công nhân thực hành sử dụng thường xuyên nút tai/chụp tai chống ồn thấp,

Trang 23

Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Đăng Quốc Chấn và Bùi Đại Lịch (2006) về kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống ô nhiễm tiếng ồn và ĐNN của một số công nhân ở nhà máy, xí nghiệp có tiếng ồn cao (>85dBA) tại Tp Hồ Chí Minh, cho kết quả như sau: tỷ lệ NLĐ được học về vệ sinh lao động 3,61% Số người được trang

bị bảo hộ phòng chống tiếng ồn và ĐNN là 23,88% Tỷ lệ sử dụng trang bị bảo hộ thường xuyên là 23,97%, thỉnh thoảng 13,47% Không hài lòng với môi trường làm việc 88,61% Tiếng ồn vượt mức có tỷ lệ cao 95,63% Không sợ mắc BNN chiếm 73,69% Muốn thay đổi môi trường làm việc chiếm 80,63% [7]

Trong năm 2016, tác giả Võ Tấn Khoa đã nghiên cứu về thực trạng phơi nhiễm tiếng ồn nơi làm việc và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống điếc nghề nghiệp tại nhà máy xi măng An Giang cho thấy cường độ tiếng ồn tại khu vực sản xuất trực tiếp dao động từ 69.5 – 105,3 dBA, số mẫu vượt QCVN cho phép là 50%; Người lao động có kiến thức, thái độ đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ khá cao (75.37% và 71.64%), nhưng chỉ có 25% NLĐ đạt yêu cầu về thực hành đúng [15]

Qua các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về lĩnh vực ô nhiễm tiếng ồn và phòng ngừa ĐNN của NLĐ Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ

ra mức độ tiếng ồn, ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe NLĐ, đặc biệt là tỷ lệ giảm thính lực và bệnh ĐNN trong nhóm đối tượng nghiên cứu

Có thể thấy một số yếu tố liên quan phòng ngừa ĐNN qua các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam: Các yếu tố cá nhân, kiến thức, thái độ của NLĐ và việc giám sát ATVSLĐ và tập huấn kiến thức ATVSLĐ cho NLĐ

1.6 Thực trạng phòng ngừa điếc nghề nghiệp tại Đồng Tháp

Tại Đồng Tháp công tác chăm sóc sức khỏe NLĐ ngày càng được sự quan tâm của các cấp chính quyền và cơ sở lao động Do đặc thù, các cơ sở sản xuất trên địa bàn rất đa dạng, một bộ phận lớn chỉ quan tâm đến hoạt động kinh doanh, nhận thức của người sử dụng lao động và NLĐ về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp còn hạn chế, đặc biệt ở các cơ sở vừa và nhỏ

Theo số liệu báo cáo hoạt động y tế lao động năm 2016 của TTYTDP tỉnh Đồng Tháp, tiến hành quan trắc MTLĐ tại 154 cơ sở, kết quả có nhiều yếu tố không

Trang 24

đạt QCVN cho phép, trong đó tổng số mẫu đo tiếng ồn vượt QCVN cho phép chiếm 14,086%, đứng thứ 2 sau yếu tố ánh sáng [22]

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có nhiều loại hình sản xuất, vấn đề sức khỏe an toàn nghề nghiệp rất cấp bách can thiệp để đảm bảo sức khỏe cho NLĐ, trong quá trình lao động luôn tìm ẩn các yếu tố tác hại do tiếng ồn như các Phòng máy vận hành của Nhà máy chế biến thủy sản, các đơn vị xay xát, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Tuy nhiên để tiến hành tiếp xúc với các đơn vị có ô nhiễm MTLĐ gặp nhiều khó khăn do đây là những vấn đề nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh tế của đơn vị

Hiện tại trên địa bàn tỉnh chỉ có 01 nghiên cứu về vấn đề tình hình bệnh tật của công nhân lao động tại nhà máy chế biến thủy sản và chưa có nghiên cứu về thực trạng

ô nhiễm tiếng ồn và phòng ngừa ĐNN để đưa ra các giải pháp dự phòng cho các doanh nghiệp

1.7 Giới thiệu về Công ty Việt Thắng:

Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Thắng tọa lạc tại khu C, khu công nghiệp Sa Đéc, phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp Vị trí công ty có điều kiện thuận lợi về vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm cả về đường sông và đường bộ Công ty Việt Thắng được thành lập từ tháng 11/2002, với vốn hơn 500 tỷ đồng, với 10 chuyền sản xuất có tổng công suất 400.000 tấn/năm Với chính sách chất lượng là hàng đầu, Công ty Việt Thắng đã không ngừng phấn đấu đổi mới sản xuất và

đã đạt được chứng nhận hệt thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, Chứng nhận Hệ thống An toàn thực phẩm ISO 22000:2005 tổ chức Bureau Veritas Certification_BVQI (Anh Quốc)

Công ty Việt Thắng đang tạo việc làm cho khoảng 1.000 lao động bao gồm đội ngũ quản lý, bán hàng chuyên nghiệp, hệ thống đại lý, trong đó lao động chế biến thức

ăn chăn nuôi tại Sa Đéc khoảng 420 người, gồm 08 phòng ban khu vực hành chính (Phòng Giám đốc, Phòng Phó Giám đốc Sản xuất, Phòng Phó Giám đốc Kinh doanh, Phòng Kinh doanh, Phòng vật tư, Phòng kế toán, Phòng quản lý chất lượng, Phòng hành chánh nhân sự) và các bộ phận trực tiếp sản xuất

Trang 25

Sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn tại công ty:

Thu mua nguyên liệu  Kho chứa nguyên liệu  Nạp liệu  Hệ thống nghiền nguyên liệu  Hệ thống phối trộn  Ép viên  Thành phẩm  Kho chứa thành phẩm  Phân phối và bán sản phẩm

Giải thích quy trình: Nguyên liệu sau khi được đưa vào sản xuất sẽ qua khu vực nạp

liệu

Nạp liệu: Từ nguyên liệu thô (sắn, mì, bắp,…) và phụ gia đã được tính toán trộn theo

một tỷ lệ thích hợp sẽ được người lao động nạp trực tiếp bằng cách đỗ hoặc cào vào một khu vực trong dây chuyền máy và sẽ được hút vào dây chuyền để sản xuất tiếp tục

Sau khi nguyên liệu được hút vào trong dây chuyền sản xuất sẽ được nghiền và phối trộn lại thông qua hệ thống máy nghiền và trộn tự động và sau đó đến bộ phận Ép viên

Ép viên: Sau khi nguyên liệu đã được hút vào chuyền sản xuất sẽ qua các công đoạn,

trộn, nghiền và ép thành viên dưới áp suất và nhiệt độ thích hợp sẽ cho ra những hạt thức ăn phù hợp với kích cỡ đã định sẵn

Thành phẩm: Qua các quá trình trên, thức ăn đã được hoàn thiện và tự động chạy ra

khu vực thành phẩm, người lao động sẽ hứng các bao thức ăn và may từng bao thức ăn hoàn chỉnh

Bảng 1.2 Xác định yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tiếng ồn đến sức khỏe người lao

động tại Công ty CP thức ăn chăn nuôi Việt Thắng

Khu vực sản xuất Yếu tố nguy

cơ về tiếng ồn

Ảnh hưởng đến

Thu mua nguyên liệu Tiếng ồn thấp Không

Kho chứa nguyên liệu Tiếng ồn thấp Không

Nạp liệu Tiếng ồn cao Điếc nghề nghiệp Ảnh hưởng từ máy

nghiền và phối trộn

Nghiền nguyên liệu Tiếng ồn cao Điếc nghề nghiệp

Khu vực tự động hóa nên không có người lao động làm việc

Trang 26

Khu vực sản xuất Yếu tố nguy

Ép viên Tiếng ồn cao Điếc nghề nghiệp Hệ thống sấy và ép

viên

Thành phẩm Tiếng ồn cao Điếc nghề nghiệp

Nguồn gây ồn từ các

bộ phận khác và máy may bao sản phẩm Kho chứa thành phẩm Tiếng ồn thấp Không

Phân phối và bán sản

phẩm Tiếng ồn thấp Không

Vận hành máy Tiếng ồn cao Điếc nghề nghiệp Nguồn gây ồn từ các

bộ phận khác

Từ bảng xác định nguy cơ về tiếng ồn đến sức khỏe người lao động tại Công ty

CP thức ăn chăn nuôi Việt Thắng cho thấy có 04 khu vực cần quan trắc tiếng ồn: Nạp liệu, ép viên, thành phẩm và vận hành máy Khu vực nghiền và phối trộn nguyên liệu

có nguồn ồn cao nhưng tại khu vực này không có người lao động làm việc nên không quan trắc tiếng ồn tại 02 khu vực này

Trang 27

Điếc nghề nghiệp

Trang 28

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Môi trường lao động của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Thắng, tỉnh Đồng Tháp

- NLĐ Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Thắng, tỉnh Đồng Tháp trực tiếp sản xuất có thời gian công tác liên tục tại công ty từ 01 năm trở lên tại 4 bộ phận: Nạp liệu, ép viên, thành phẩm và vận hành máy

- Lãnh đạo công ty và cán bộ phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động

- Tiêu chuẩn loại trừ: Những NLĐ không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc vắng mặt trong thời gian nghiên cứu

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 đến tháng 07 năm 2017

- Địa điểm nghiên cứu: Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Thắng, Khu C, KCN Sa Đéc, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, phối hợp định lượng và định tính

Mẫu tiếng ồn được quan trắc vào thời điểm giữa ca ngày và giữa ca đêm làm việc Lấy mẫu vào thời điểm giữa ca làm việc sẽ đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm tiếng ồn vì thời gian này đảm bảo tất hệ hệ thống máy sản xuất đều hoạt động động ổn định

Mỗi vị trí lấy mẫu tiếng ồn sẽ ghi nhận 2 giá trị (Giá trị Min và giá trị Max) để làm cơ sở tính giá trị trung bình của mẫu tiếng ồn

Trang 29

Có hai loại mẫu tiếng ồn quan trắc tại mỗi vị trí lấy mẫu: Cường độ tiếng ồn chung và cường độ tiếng ồn phân tích theo dãi tần số

Từ các cơ sở nêu trên, số mẫu tiếng ồn cần lấy được tính như sau: 10 chuyền sản xuất x 4 bộ phận x 2 ca sản xuất x 2 giá trị x 2 loại mẫu tiếng ồn = 320 mẫu

Bảng 2.1 Mẫu nghiên cứu về tiếng ồn tại các khu vực sản xuất

2.4.1.2 Mẫu nghiên cứu về thực trạng phòng ngừa điếc nghề nghiệp:

Cỡ mẫu nghiên cứu cắt ngang (n) được tính theo công thức:

Z2(1-  / 2)P(1-P)

n =

d2

Trong đó:

n: Cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu

P: Trị số ước đoán của tỉ lệ thực hành đúng của người lao động (Theo nghiên cứu của Võ Tấn Khoa (2016) tỷ lệ thực hành đúng về phòng ngừa ĐNN là 25%) là P = 0,25

: Sai lầm loại 1 ( = 0,05)

Z1- /2: Hệ số tin cậy lấy từ bảng phân phối chuẩn (với α=0,05: Z1-  /2 =1,96)

d : Độ chính xác mong muốn (sai số cho phép) d = 0,05

Tính được n = 289

Tổng số NLĐ trực tiếp tại 4 bộ phận sản xuất có thâm niên công tác từ 1 năm trở lên (Nạp liệu, ép viên, thành phẩm và vận hành máy) là 283 người, vì vậy nghiên cứu này chọn mẫu toàn bộ là 283 đối tượng

Trang 30

2.4.2 Mẫu nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu định tính được thu thập bằng cách phỏng vấn sâu lãnh đạo công ty và cán bộ phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động của công ty

2.5 Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1 Số liệu định lượng:

2.5.1.1 Số liệu về cường độ tiếng ồn:

Sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo công ty, học viên và 02 kỹ thuật viên của Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp đã tiến hành quan trắc tiếng ồn tại 10 dây chuyền sản xuất của công ty

- Mẫu tiếng ồn được lấy theo Thường quy Kỹ thuật sức khỏe nghề nghiệp và môi trường: Đặt máy ngang tầm tai của người lao động, hướng về phía nguồn ồn [25]

- Thiết bị đo tiếng ồn: Máy đo cường độ tiếng ồn NL-21 (RION - Nhật) và bộ

+ Học viên đã xuống công ty trực tiếp phỏng vấn thử 20 người lao động để thử

bộ câu hỏi và chỉnh biên sau đó

Trang 31

2.6 Các biến số nghiên cứu:

2.6.1 Biến số định lượng:

Các biến số cụ thể được định nghĩa và thể hiện tại Phụ lục 1 gồm:

- Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tuổi nghề

- Về tiếng ồn: Có 2 biến số là tiếng ồn chung và tiếng ồn phân tích dãy tần số

- Về phòng ĐNN tại công ty Việt Thắng:

+ Từ phía người sử dụng lao động: có 6 biến số gồm: tổ chức tập huấn

ATVSLĐ, trang bị và việc sử dụng PTBVCN phòng ngừa ĐNN, bố trí nhà nghỉ giữa

ca, khám sức khỏe định kỳ và khám BNN, sinh hoạt, phổ biến nội quy, kiểm tra, giám sát ATVSLĐ

+ Từ phía NLĐ: Sử dụng PTBVCN phòng ĐNN, nghỉ ngơi giữa ca yên tĩnh, tham gia khám sức khỏe định kỳ và khám BNN

- Các yếu tố liên quan đến phòng ĐNN của NLĐ: Kiến thức và thái độ của NLĐ

2.6.2 Chủ đề nghiên cứu định tính:

Nội dung nghiên cứu định tính để bổ sung thông tin cho phần thông tin định lượng đáp ứng mục tiêu 2 và mục tiêu 3 Phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo Công ty và cán bộ phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động của Công ty về các giải pháp tại công ty đang áp dụng để phòng điếc nghề nghiệp theo các nhóm chủ đề:

- Tổ chức tập huấn ATVSLĐ

- Trang bị và việc sử dụng PTBVCN phòng ĐNN

- Nghỉ ngơi giữa ca của NLĐ

- Công tác tham gia và tổ KSK định kỳ và khám BNN

- Sinh hoạt, phổ biến nội quy phòng ĐNN

- Công tác kiểm tra giám sát sử dụng PTBVCN

2.7 Một số định nghĩa, tiêu chuẩn và cách đánh giá:

+ Về ô nhiễm tiếng ồn: Dựa vào Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 24:2016/BYT

được ban hành kèm thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức độ tiếp xúc cho phép tiếng

ồn tại nơi làm việc [5] Tiến hành đánh giá như sau:

Trang 32

- Phân xưởng sản xuất trực tiếp trong thời gian tiếp xúc tối đa cho phép là 08 giờ:

+ Đạt QCVN cho phép: Mức âm tại các vị trí sản xuất  85 dBA và thấp hơn giới hạn cho phép của 8 dải octave

+ Không đạt QCVN cho phép: Mức âm tại các vị trí sản xuất > 85 dBA và cao hơn giới hạn cho phép của một trong 8 dải octave

+ Về phòng ĐNN của NLĐ: Có 04 câu hỏi để đánh giá phòng ĐNN của NLĐ

gồm các câu 20, 21, 23, 24 NLĐ trả lời các câu 20, 21, 23, 24 với phương án 1 là đúng, mỗi phương án trả lời đúng được 1 điểm Biến phòng ngừa ĐNN chung có tổng điểm là 4, được chia thành 2 nhóm đạt và không đạt, phòng ngừa ĐNN đạt khi NLĐ đạt 4/4 điểm, < 4 điểm là không đạt

+ Về các yếu tố liên quan: Kiến thức và thái độ phòng ĐNN của NLĐ

- Kiến thức về phòng ĐNN của NLĐ được đánh giá thông qua 7 câu hỏi từ câu

6 đến câu 12, NLĐ trả lời các câu 6, 7, 8, 9, 12 với phương án 1 và 10, 11 với phương

án 2 là phương án đúng, mỗi phương án đúng của mỗi câu được 1 điểm Biến kiến thức phòng ngừa ĐNN có tổng điểm 7, NLĐ được đánh giá đạt về kiến thức phòng ngừa ĐNN khi đạt từ 5/7 điểm trở lên, đạt từ 4/7 điểm trở xuống là không đạt về kiến thức phòng ĐNN

- Thái độ về phòng ĐNN của NLĐ được đánh giá thông qua 7 câu hỏi từ câu 13 đến câu 19, NLĐ trả lời câu 13 với phương án 2 và câu 14 với phương án 1 hoặc 2 là

có thái độ tích cực 1 điểm các câu 15, 16, 17, 18, 19 với phương án 1 của mỗi câu đạt

1 điểm Biến thái độ về phòng ngừa ĐNN của NLĐ có tổng điểm là 7 điểm, NLĐ được đánh giá đạt về thái độ phòng ngừa ĐNN khi đạt từ 5/7 điểm trở lên, đạt từ 4/7 điểm trở xuống là không đạt về thái độ phòng ĐNN

Phương tiện bảo vệ cá nhân: Là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết [1]

Trang 33

2.8 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

2.8.1 Nghiên cứu định lượng

- Làm sạch số liệu, nhập số liệu bằng phần mềm Epidata

- Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 Các phân tích mô tả được

sử dụng phù hợp với các thông tin được phân tích Sử dụng kiểm định khi bình phương (χ2) để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ, sử dụng OR (tỷ suất chênh) và khoảng tin cậy

để đo lường độ mạnh của sự kết hợp và mối liên quan giữa các biến số

2.8.2 Nghiên cứu định tính

- Gỡ băng, trích dẫn những thông tin theo chủ đề

2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Đối tượng tham gia phỏng vấn đã được thông báo về mục đích nghiên cứu và hoàn toàn tự nguyện không ép buộc

- Trước khi quan trắc tiếng ồn, nghiên cứu viên thông báo về mục đích nghiên cứu cho công ty và công ty đồng ý tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện không ép buộc

- Những thông tin cá nhân liên quan đến đối tượng được giữ bí mật

- Công ty và đối tượng được quyền từ chối tham gia nghiên cứu và dừng phỏng vấn và quan trắc môi trường lao động tại bất cứ thời điểm nào

- Các thông tin chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu

- Kết quả tóm tắt của nghiên cứu sẽ được phản hồi cho công ty dưới dạng số liệu chung, không có các thông tin cá nhân

Đề tài đã được Hội đồng đạo đức của trường Đại học Y tế công cộng thông qua tại quyết định số 177/2017/YTCC-HĐ3 ngày 22/3/2017

2.10 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số

Nghiên cứu này có những hạn chế chung của thiết kế mô tả cắt ngang Mặt khác, nghiên cứu chỉ được tiến hành trên phạm vi một công ty và chỉ xác định được mức độ ô nhiễm tiếng ồn và thực trạng phòng ngừa ĐNN của người lao động thông qua đối tượng cung cấp thông tin, không dựa trên quan sát thực tế tại công ty

Trong nghiên cứu này, sai số có thể xảy ra do thu thập thông tin, sai số nhớ lại, sai số về cách lấy mẫu tiếng ồn Để khắc phục những khả năng sai số này, các điều tra

Trang 34

viên được lựa chọn là những người có kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp tốt, được tập huấn và thống nhất với kỹ thuật viên đo mẫu tiếng ồn về cách lấy mẫu, chuẩn hóa máy Trong quá trình thu thập thông tin nghiên cứu đã giải thích rõ ràng cho công ty

và đối tượng nghiên cứu về mục đích của nghiên cứu, tạo được sự thân thiện, thoải mái trước và trong quá trình phỏng vấn và quan trắc tiếng ồn Qua thực tế, công ty và tất cả đối tượng nghiên cứu đều sẵn sàng, tự nguyện tham gia nghiên cứu

Trang 35

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:

Bảng 3.1 Thông tin về đối tượng nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số đối tượng tham gia nghiên cứu là nam giới, chiếm tỷ lệ 94%, nữ giới chỉ chiếm 6% Tỷ lệ NLĐ tham gia nghiên cứu ở nhóm tuổi

30 – 39 tuổi cao nhất, chiếm tỷ lệ 55,5%, kế đến là nhóm tuổi dưới 30 tuổi, chiếm tỷ lệ

là 36,4% Nhóm tuổi từ 40 – 49 và trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 7,4% và 0,7% Tỷ lệ NLĐ có trình độ cấp 2 và cấp 3 chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 33,2% và 29,7%, số NLĐ có trình độ học vấn trung cấp và từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ thấp

Trang 36

hơn (20,1% và 9,9%), nhóm NLĐ có trình độ học vấn chiếm tỷ lệ thấp nhất là cấp 1 và không biết chữ (6,36% và 0,71%) Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số NLĐ tham gia nghiên cứu có tuổi nghề từ 10 năm trở xuống, tỷ lệ NLĐ có tuổi nghề từ 1 – 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (52,7%) và lỷ lệ NLĐ có tuổi nghề từ 6 – 10 năm chiếm tỷ lệ thấp hơn (39,9%) Số NLĐ có tuổi nghề trên 10 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,4%)

3.2 Thông tin về kiến thức và thái độ của NLĐ về phòng ngừa ĐNN

3.2.1 Thông tin về kiến thức của NLĐ

Bảng 3.2 Kiến thức về phòng ngừa ĐNN của NLĐ

nhân hiệu quả nhất trong việc

phòng chống ảnh hưởng của

tiếng ồn

- Nút tai/ Chụp tai 273 96,5

- Bông gòn 4 1,4

- Không có loại nào 06 2,1

Tiếp xúc với tiếg ồn cao có

Trang 37

Nội dung Thông tin Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Tất cả NLĐ tham gia nghiên cứu hiểu được việc cấp phát PTBVCN là do công

ty cấp, tuy nhiên chỉ có 97,2% NLĐ biết được PTBVCN có khả năng bảo vệ thính giác, làm giảm nguy cơ giảm thính lực và bệnh điếc nghề nghiệp, nhưng chỉ có 96,5% NLĐ biết được loại phương tiện bảo vệ cá nhân hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa ĐNN là nút tai/chụp tai chống ồn Kết quả nghiên cứu cho thấy Tỷ lệ NLĐ có kiến thức đúng về tiếp xúc với tiếng ồn cao có thể gây giảm thính lực là 98,6%, nhưng chỉ

có 33,2% NLĐ có kiến thức đúng về thính lực sẽ không phục hồi sau khi ngừng tiếp xúc với tiếng ồn và 30,2% NLĐ biết được là không thể chữa trị bằng thuốc khi bị giảm thính lực do tiếng ồn Phần lớn NLĐ tại công ty (76,7%) biết được mục đích của việc khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp giúp phát hiện sớm BNN

3.2.2 Thông tin thái độ của NLĐ về phòng ngừa ĐNN

Bảng 3.3 Thái độ của người lao động về phòng ngừa ĐNN

Công ty không thông báo về

mức độ ồn từ ban đầu của

hoạt động sản xuất cho NLĐ

Thường xuyên làm việc trong

môi trường có tiếng ồn quá

lớn

- Rất lo lắng 35 12,4

- Hơi lo lắng 144 50,9

- Không lo lắng 104 36,7

Trang 38

Nội dung Thông tin Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Muốn thay đổi môi trường

làm việc

- Không 173 61,1 Cần thiết học kiến thức

báo tại các khu vực có tiếng

ồn cao

- Không 36 12,7 Cần thiết phải đeo nút

tai/chụp tai chống ồn khi làm

việc trong các vị trí có nguồn

ồn cao

- Không 52 18,4

Đa số NLĐ nhận thức tích cực về việc việc công ty không thông báo về mức độ

ồn từ ban đầu của hoạt động sản xuất cho người lao động cao, chiếm tỷ lệ 77,7% Số NLĐ có cảm nhận lo lắng khi làm việc thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn cao chiếm

tỷ lệ 66,3% (trong đó có 12,4% NLĐ rất lo lắng), nhưng tỷ lệ NLĐ muốn thay đổi môi trường làm việc chỉ chiếm 38.9% Đa số NLĐ (96,5%) nhận thức được việc cần thiết học kiến thức ATVSLĐ trước khi bố trí việc làm và hầu hết NLĐ tại công ty (91,2%) nhận thấy cần thiết của việc khám sức khỏe định kỳ và khám BNN hằng năm Kết quả cho thấy có 87,3% NLĐ nhận thấy cần thiết treo các biển cảnh báo tại các khu vực có tiếng ồn cao và 81.6% NLĐ nhận thấy cần thiết phải đeo nút tai/chụp tai chống ồn khi làm việc trong các vị trí có nguồn ồn cao

Bảng 3.4 Kết quả tổng hợp kiến thức, thái độ phòng ngừa ĐNN của NLĐ

Trang 39

Bảng kết quả cho thấy tỷ lệ NLĐ tại công ty có kiến thức đạt và thái độ tích cực

về phòng ngừa ĐNN cao, chiếm tỷ lệ lần lượt là 76,7% và 70,3%

3.3 Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn tại Công ty việt Thắng:

Bảng 3.5 Kết quả đo tiếng ồn chung tại các khu vực nạp liệu (n=40)

STT Vị trí đo

Cường độ ồn (dBA) ( ±SD)

Cường độ ồn (dBA)

(Giá trị Max)

Số mẫu không đạt QCVN cho phép (>85 dBA)

Tại mỗi vị trí đo trong khu vực nạp liệu, 4 mẫu đo đã được tiến hành, tổng số

40 mẫu đo tiếng ồn tại khu vực nạp liệu Kết quả trong bảng 3.12 cho thấy cường độ

Trang 40

tiếng ồn chung tại tất cả các khu nạp liệu đều chưa vượt QCVN cho phép Giá trị max của cường độ tiếng ồn cao nhất là 83,4 dBA tại khu nạp liệu 5

Bảng 3.6 Kết quả đo tiếng ồn chung tại các khu vực ép viên (n=40)

STT Vị trí đo

Cường độ ồn (dBA) ( ±SD)

Cường độ ồn (dBA)

(Giá trị Max)

Số mẫu không đạt QCVN cho phép (>85 dBA)

Bảng 3.7 Kết quả đo tiếng ồn chung tại các khu vực thành phẩm (n=40)

STT Vị trí đo

Cường độ ồn (dBA) ( ±SD)

Cường độ ồn (dBA)

(Giá trị Max)

Số mẫu không đạt QCVN cho phép (>85 dBA)

1 Thành phẩm 1 86,85±0,68 87,6 4/4

Ngày đăng: 28/03/2018, 08:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Lao động - Thương Binh &amp; Xã Hội (2014), Thông tư số 04/2014/TT-BLĐ- TB&amp;XH ngày 12/2/2014 "Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhâni", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhâni
Tác giả: Bộ Lao động - Thương Binh &amp; Xã Hội
Năm: 2014
4. Bộ Y tế (2016), Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016 "Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2016
5. Bộ Y tế (2016), Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 "quy định kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn nơi làm việc", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: quy định kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn nơi làm việc
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2016
6. Nguyễn Đăng Quốc Chấn, Nguyễn Hữu Khôi và Bùi Đại Lịch (2003), "Đánh giá sơ bộ tình hình bệnh điếc nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh", Y học thành phố Hồ Chí Minh, 9(1), tr. 139 - 142 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá sơ bộ tình hình bệnh điếc nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Đăng Quốc Chấn, Nguyễn Hữu Khôi và Bùi Đại Lịch
Năm: 2003
7. Nguyễn Đăng Quốc Chấn và Bùi Đại Lịch (2006), "Kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống tiếng ồn và điếc nghề nghiệp của công nhân một số nhà máy, xí nghiệp có tiếng ồn cao (&gt;85dBA) tại thành phố Hồ Chí Minh", Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(4), tr. 226 - 228 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống tiếng ồn và điếc nghề nghiệp của công nhân một số nhà máy, xí nghiệp có tiếng ồn cao (>85dBA) tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Đăng Quốc Chấn và Bùi Đại Lịch
Năm: 2006
8. Huỳnh Chung và Nguyễn Đăng Quốc Chấn (2014), "Điếc nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(01), tr. 131-135 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điếc nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan
Tác giả: Huỳnh Chung và Nguyễn Đăng Quốc Chấn
Năm: 2014
9. Cục Quản lý môi trường Y tế (2015), Công văn số 162/BC-MT ngày 27/02/2015 của Cục Quản lý môi trường Y tế về Báo cáo công tác Y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2014, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 162/BC-MT ngày 27/02/2015 của Cục Quản lý môi trường Y tế về Báo cáo công tác Y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2014
Tác giả: Cục Quản lý môi trường Y tế
Năm: 2015
10. Nguyễn Thị Hải Hà (2013), "Một số suy nghĩ về Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường lao động trong doanh nghiệp", Tạp chí KHCN An toàn - Sức khỏe &amp; Môi trường lao động, 1,2&amp;3, tr. 111 - 117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số suy nghĩ về Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường lao động trong doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thị Hải Hà
Năm: 2013
13. T. Hiền (2015), Nâng cao ý thức tự bảo vệ cho người lao động, Công đoàn Công thương Việt Nam, Hà Nội, truy cập ngày 15/12/2016, tại trang web http://vuit.org.vn/tin-tuc/t1290/nang-cao-y-thuc-tu-bao-ve-cho-nguoi-lao-dong.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao ý thức tự bảo vệ cho người lao động
Tác giả: T. Hiền
Năm: 2015
14. Nguyễn Quang Khanh, Nguyễn Thị Toán và Đặng Ngọc Tuấn (2002), Thực trạng tiếng ồn và sức nghe của công nhân sửa chữa may bay chuyên dụng thuộc Tổng Công ty hàng không Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng tiếng ồn và sức nghe của công nhân sửa chữa may bay chuyên dụng thuộc Tổng Công ty hàng không Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Quang Khanh, Nguyễn Thị Toán và Đặng Ngọc Tuấn
Năm: 2002
15. Võ Tấn Khoa (2016), Thực trạng phơi nhiễm tiếng ồn nơi làm việc và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống điếc nghề nghiệp của người lao động tại nhà máy xi măng An Giang năm 2016, Cao học Y tế công cộng, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng phơi nhiễm tiếng ồn nơi làm việc và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống điếc nghề nghiệp của người lao động tại nhà máy xi măng An Giang năm 2016
Tác giả: Võ Tấn Khoa
Năm: 2016
16. Kazutaka Kogi và các cộng sự. (2011), Hướng dẫn thực hành dịch vụ Y tế lao động cơ bản và cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chương trình hợp tác đa phương ILO/Nhật Bản và Chương trình hợp tác WHO/Nhật Bản hỗ trợ, Hà Nội, truy cập ngày 14/12/2016, tại trang web http://www.molisa.gov.vn/catld/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=782 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hành dịch vụ Y tế lao động cơ bản và cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tác giả: Kazutaka Kogi và các cộng sự
Năm: 2011
18. Hà Lan Phương (2007), Điều tra thực trạng và yếu tố nguy cơ bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Hà Nội, truy cập ngày 15/12/2016, tại trang web http://yhth.vn/dieu-tra-thuc-trang-va-yeu-to-nguy-co-benh-diec-nghe-nghiep-do-tieng-on_t3633.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra thực trạng và yếu tố nguy cơ bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
Tác giả: Hà Lan Phương
Năm: 2007
19. Nguyễn Thị Thoại và Trịnh Hồng Lân (2006), "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh điếc nghề nghiệp của công nhân Nhà máy xi măng Hòn Chông, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 10(4), tr. 173 - 178 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh điếc nghề nghiệp của công nhân Nhà máy xi măng Hòn Chông, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
Tác giả: Nguyễn Thị Thoại và Trịnh Hồng Lân
Năm: 2006
20. Hoàng Minh Thúy (2011), Nghiên cứu đặc điểm sức khỏe người lao động tiếp xúc với tiếng ồn công nghiệp và hiệu quả của giải pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Vệ sinh dịch tể Trung ƣơng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm sức khỏe người lao động tiếp xúc với tiếng ồn công nghiệp và hiệu quả của giải pháp can thiệp
Tác giả: Hoàng Minh Thúy
Năm: 2011
21. Hoàng Minh Thúy, Đặng Đức Phú và Nguyễn Thị Toán (2009), "Nghiên cứu đặc điểm bênh tật của công nhân một số ngành nghề tiếp xúc trực tiếp với tiếng ồn", Tạp chí Y học thực hành, 709(3), tr. 5 - 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm bênh tật của công nhân một số ngành nghề tiếp xúc trực tiếp với tiếng ồn
Tác giả: Hoàng Minh Thúy, Đặng Đức Phú và Nguyễn Thị Toán
Năm: 2009
23. Trường Đại học Công Đoàn (2011), Giáo trình Tiếng ồn, rung động trong sản xuất và kỹ thuật xử lý, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tiếng ồn, rung động trong sản xuất và kỹ thuật xử lý
Tác giả: Trường Đại học Công Đoàn
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2011
24. Trường Đại học Y Hà Nội (1998), "Tác hại do các yếu tố vật lý trong quá trình sản xuất", Vệ sinh Môi trường - Dịch tể Tập 1, NXB Y học, Hà Nội, tr. 417-445 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác hại do các yếu tố vật lý trong quá trình sản xuất
Tác giả: Trường Đại học Y Hà Nội
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1998
25. Viện Y sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (2015), Thường quy kỹ thuật sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Vol. 2, NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thường quy kỹ thuật sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Tác giả: Viện Y sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2015
26. Hồ Xuân Vũ và các cộng sự. (2009), Nghiên cứu tình hình ô nhiễm tiếng ồn và giảm thính lực của người lao động Công ty TNHH xi măng Luks Việt Nam - Thừa Thiên Huế năm 2009, Trung tâm giáo dục truyền thông sức khỏe Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế, truy cập ngày 04/11/2016, tại trang web t4g.hue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2014/7/10/023.doc.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình ô nhiễm tiếng ồn và giảm thính lực của người lao động Công ty TNHH xi măng Luks Việt Nam - Thừa Thiên Huế năm 2009
Tác giả: Hồ Xuân Vũ và các cộng sự
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w