1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

ĐỀ TÀI KHỞI SỰ KINH DOANH: SIÊU THỊ BỈM SỮA MINI

42 1,9K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 751,78 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUKinh tế ngày càng phát triển thu nhập của người dân ngày càng được cảithiện, do đó nhu cầu về vấn đề chăm sóc con cái cũng ngày càng được nâng cao.Mối quan tâm của những bậc là

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA KINH TẾ

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC ĐỒ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH

NGUYỄN TIẾN ĐẠT

MSV: 10914063

Phần 2: Phân tích thị trườngPhần 6: Tổng hợp vốn đầu tư và nguồn vốn

TRƯỞNG NHÓMNGUYỄN TIẾN ĐẠT

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU 7

1.1.Ý tưởng kinh doanh 7

1.2 Tên kế hoạch kinh doanh 7

1.3 Mục đích của kế hoạch kinh doanh 8

Là một Siêu Thị tốt nhất từ chất lượng sản phẩm đến dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng, thể hiện sự khác biệt vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh 8

1.4 Mô tả các hoạt động kinh doanh chính 8

1.5 Giới thiệu về các chủ nhân của kế hoạch kinh doanh 8

PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 10

2.1 Phân tích quy mô thị trường 10

2.1.1 Sử dụng các biến số vĩ mô 10

2.1.2 Sử dụng các điều tra thống kê 11

2.2 Phân tích môi trường kinh doanh theo ma trận SWOT 11

PHẦN 3: KẾ HOẠCH MARKETING 13

3.1 Mô tả thị trường mục tiêu 13

3.1.1 Khách hàng tiềm năng 13

3.1.2 Nhu cầu của khách hàng 14

3.2.Các sản phẩm và dịch vụ 14

3.2.1.Mô tả sản phẩm 14

3.2.2 Thu mua sản phẩm 18

3.3 Giá cả 18

3.4 Tổ chức phân phối và bán hàng 19

Trang 3

3.5 Các hoạt động truyền thông và Marketing 19

3.5.1 Quảng cáo 19

3.5.2 Tuyên truyền 19

3.5.3 Xúc tiến bán 20

PHẦN 4: ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 21

4.1 Mô tả về vị trí kinh doanh 21

4.2 Thiết kế địa điểm kinh doanh 21

4.3 Thiết kế trang thiết bị 23

PHẦN 5: TỔ CHỨC QUẢN LÝ 24

5.1 Tiến độ triển khai 24

5.2 Mô hình tổ chức đơn vị kinh doanh: Siêu thị Mini 25

5.3 Bộ máy quản lý 25

5.4 Tiền lương 26

CHƯƠNG 6 : TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ VÀ TÀI CHÍNH 27

6.1 Tổng mức đầu tư và nguồn vốn : 27

6.2 Giải trình chi phí vốn : 28

6.4 Hiệu quả kinh tế 37

PHẦN 7 : RỦI RO KINH DOANH 39

7.1 Thiệt hại do cháy nổ 39

7.2 Rủi ro hư hỏng sản phẩm 39

7.3 Không xây dựng được thương hiệu 39

Trang 4

7.5 Rủi ro từ khách hàng 39

7.6 Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh 40

7.7 Những phương án phòng ngừa rủi ro và hướng giải quyết 40

PHẦN 8: KẾT LUẬN 41

PHẦN 9: KIẾN NGHỊ 42

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

BẢNG 1: DÂN SỐ 10

BẢNG 2 : GIÁ SỮA BỘT CHO BÉ 15

BẢNG 3: GIÁ SỮA BỘT CHO MẸ 16

BẢNG 4: GIÁ BỈM CỦA BÉ 16

BẢNG 5: TRANG THIẾT BỊ ĐẦU TƯ 23

BẢNG 6: LƯƠNG HÀNG THÁNG 26

BẢNG 7: VỐN ĐẦU TƯ BAN ĐẦU 27

BẢNG 8: GIẢI TRÌNH CHI PHÍ TRƯỚC HOẠT ĐỘNG 28

BẢNG 9: CHI PHÍ TRANG THIẾT BỊ 29

BẢNG 10: DỰ BÁO CPCĐ HÀNG THÁNG CHO SIÊU THỊ 30

BẢNG 11: PHÂN BỔ CHI PHÍ 30

BẢNG 12: DỰ BÁO CPBĐ HÀNG THÁNG CHO SIÊU THỊ 31

BẢNG 13: TRẢ GỐC TRẢ LÃI HÀNG NĂM 32

BẢNG 14: TÍNH LƯƠNG NHÂN VIÊN CÁC NĂM 33

BẢNG 15: DỰ BÁO DOANH THU THÁNG ĐẦU 34

BẢNG 16: DỰ BÁO DOANH THU – CHI PHÍ – LỢI NHUẬN 36

BẢNG 17: DỰ BÁO HIỆU QUẢ KINH TẾ 37

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế ngày càng phát triển thu nhập của người dân ngày càng được cảithiện, do đó nhu cầu về vấn đề chăm sóc con cái cũng ngày càng được nâng cao.Mối quan tâm của những bậc làm cha làm mẹ tới thực phẩm bổ sung và đồ dùngcho con ngày càng lớn, mặt hàng sữa bỉm dần dần trở thành sản phẩm tiêu dùngquen thuộc với tất cả các mẹ bỉm sữa nói riêng và các gia đình nói chung Nó làsản phẩm không thể thiếu đối với trẻ nhỏ và gia đình hàng ngày Mối quan tâm vềchất lượng sản phẩm ngày càng cao vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ

em Đó là một mặt hàng tiềm năng cần được khai thác một cách đúng hướng vàhiệu quả, việc thu được một khoản thu nhập lớn từ việc kinh doanh mặt hàng nàyrất khả quan Nhận thấy tại địa điểm đường 206 Yên Phú – Giai Phạm – Yên Mỹ -Hưng Yên vẫn chưa có Siêu Thị sữa bỉm nào có quy mô và đáp ứng được yêu cầutiêu dùng của khách hàng, chúng em những sinh viên chuẩn bị ra trường gây dựnglên ý tưởng để cùng nhau mở Siêu Thị sữa bỉm mang tên “Thế giới Bỉm – Sữa”kinh doanh chuyên về sản phẩm bỉm sữa đáp ứng nhu cầu của khách hàng Bêncạnh nhu cầu kinh doanh hướng tới mục tiêu lợi nhuận thì việc quan tâm tới sứckhỏe người tiêu dùng là vấn đề hết sức quan trọng Trong khi đó người tiêu dùnghiện nay vẫn chưa nhận thức được rõ ràng lợi ích của sản phẩm và tác hại nếu sửdụng phải sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, do vậy chúng em mở Siêu ThịThế giới Bỉm - Sữa với phương châm mang lại sức khỏe, cuộc sống tốt nhất, niềmvui và nụ cười cho người tiêu dùng

Nhóm chúng em rất cảm ơn các thầy/cô khoa Kinh Tế trường Đại học SPKTHưng Yên đã tận tình hướng dẫn để chúng em hoàn thành được bản kế hoạch khởi

sự kinh doanh này Chúng em mong sẽ nhận được những lời nhận xét, góp ý củathầy cô để bàn kế hoạch hoàn thiện hơn

Trang 7

PHẦN 1: GIỚI THIỆU 1.1.Ý tưởng kinh doanh

Hiện nay đời sống người dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu tiêu dùngcũng thế mà đòi hỏi cao hơn Như ngày xưa người dân chỉ cần ăn no mặc ấm thìbây giờ đã thay đổi Với tư tưởng đó đại bộ phận người dân đã biết quan tâm hơnđến sức khỏe của cả gia đình, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai và nuôi con nhỏ,thực phẩm bổ sung cho trẻ em đặc biệt được quan tâm Cũng chính vì nhu cầu củangười dân ngày càng cao và tinh tế nên sự lựa chọn các loại mặt hàng ngày càngđược người dân chú trọng hơn về chất lượng sản phẩm Theo báo cáo của bộ y tế,

từ năm 2012-2016 trung bình cứ mỗi năm có khoảng 1,2 triệu trẻ em được sinh ra,tương đương tỷ lệ tăng là 1,4 đến 1,7% tổng số trẻ em trong độ tuổi 1-10 tuổi vàokhoảng 6 triệu Việt Nam được đánh giá là quốc gia có dân số trẻ hay còn gọi làdân số vàng vì có số trẻ em lớn

Hơn thế nữa, việc mở ra các loại hình kinh doanh không còn khó khăn vàluôn luôn được nhà nước khuyến khích Cho nên với loại hình kinh doanh cửahàng bỉm- sữa thì việc đăng ký sẽ dễ dàng Quan trọng hơn cả là cha mẹ luôn sẵnsàng là làm những điều tốt đẹp nhất cho con của họ, có thể nhiều lúc phải nghĩrằng: “ Đắn đo vì bỏ một chút tiền cho cha mẹ, nhưng với con cái thì họ sẽ chẳngtiếc gì “ Vì thế dù là thời buổi bão giá thế này, thì mặt hàng sữa- bỉm vẫn đượcquan tâm rất nhiều đối với các ông bố bà mẹ , đây là việc thuận lợi lớn cho việckinh doanh Siêu Thị sữa bỉm

Đó chính là cơ sở quan trọng hình thành nên dự án của chúng em: “ Dự ánkinh doanh Siêu Thị bỉm sữa”

1.2 Tên kế hoạch kinh doanh

Mở siêu thị kinh doanh Bỉm – Sữa tại Đường 206 thôn Yên Phú xã Giai Phạm

huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên

Tên siêu thị: Thế Giới Bỉm – Sữa

Trang 8

1.3 Mục đích của kế hoạch kinh doanh

- Mang lại thu nhập để phục vụ các nhu cầu cá nhân để kiếm thêm thu nhậptrang trải cuộc sống và giúp đỡ gia đình

- Mang lại kinh nghiệm cho các thành viên trong nhóm Lấy đó làm nền tảng

để sau này vững bước hơn trên con đường kinh doanh

- Xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân và gia đình, đồng thời thỏa mãnniềm đam mê kinh doanh của sinh viên khối kinh tế nói chung và ngànhquản trị kinh doanh nói riêng

- Mong muốn áp dụng những kiến thức kinh doanh vào môi trường thực tế

- Đáp ứng nhu cầu về sữa-bỉm cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và các bà mẹ đangmang bầu Phục vụ nhu cầu của cuộc sống mang đến cho khách hàng các sảnphẩm có chất lượng tốt nhất

Là một Siêu Thị tốt nhất từ chất lượng sản phẩm đến dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng, thể hiện sự khác biệt vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh

1.4 Mô tả các hoạt động kinh doanh chính

- Kế hoạch kinh doanh: Kinh doanh Siêu Thị THẾ GIỚI BỈM- SỮA

- Địa điểm: Đường 206 thôn Yên Phú xã Giai Phạm huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên

- Lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh: Dự án lấy sản phẩm sữa- bỉm cho trẻ sơ

sinh, trẻ nhỏ và bà mẹ đang mang thai là sản phẩm kinh doanh chính Vì đây

là sản phẩm không thể thiếu đối với trẻ nhỏ Dự án sẽ cố gắng cung cấp những sản phẩm chất lượng với mức giá hợp lý cùng thái độ chăm sóc kháchhàng nhiệt tình, chu đáo.

- Mô hình kinh doanh: Hộ kinh doanh tập thể, với hình thức là Siêu Thị THẾ

GIỚI SỮA - BỈM

1.5 Giới thiệu về các chủ nhân của kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh được thực hiện bởi chính các thành viên trong nhóm và cũng chính là những người trực tiếp điều hành và quản lý hoạt động của siêu thị Các chủ nhân gồm:

Trang 9

1 Nguyễn Tiến Đạt, sinh năm 1996

Địa chỉ: Vũ Thư – Thái Bình

Chuyên môn: Quản trị kinh doanh

Là một người chăm chỉ, cần mẫn và có chuyên môn Luôn luôn sáng tạo trong công việc

2 Đỗ Thị Hằng, sinh năm 1996

Địa chỉ: Yên Mỹ - Hưng Yên

Chuyên môn: Quản trị kinh doanh

Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có khả năng giao tiếp tốt, thích tiếp xúc với mọi người

3.Nguyễn Thị Hiên, sinh năm 1996

Địa chỉ : Mỹ Hào – Hưng Yên

Chuyên môn : Quản trị kinh doanh

Là người năng động, sáng tạo và rất nhiệt tình trong công việc

Trang 10

- Dân số : Khoảng 9529 Người

- Thu nhập bình quân đạt gần 50 trđ/người/năm

Trang 11

Theo phiếu điều tra thống kê:

- Nhóm khách hàng mục tiêu từ 20 đến 40 tuổi

- Thu nhập bình quân từ 4 000 000 đ trở lên

- Mức chi tiêu bình quân hàng tháng để mua sữa và Bỉm: 500 000đ – 2 000000đ

- Theo phiếu điều tra được thì khách hàng chủ yếu mua các sản phẩm bỉm sữatại các chợ, các cửa hàng tạp hóa… tuy nhiên mức độ hài lòng của kháchhàng khi mua các sản phẩm mới chỉ ở mức bình thường

=> Đây là một lợi thế khi đặt siêu thị tại địa điểm này

2.2 Phân tích môi trường kinh doanh theo ma trận SWOT

Tại sao lại đặt Siêu thị bỉm sữa tại khu vực này?

 Số lượng trẻ em sinh ra ngày càng tăng, Nhu cầu về Bỉm sữa cũng tăng theo

mà trên địa bàn vẫn chưa có 1 đại lý hay shop nào chuyên về mặt hàng bỉmsữa Đa phần mọi người thường hay ra chợ hoặc các cửa hàng tạp hóa,… đểmua nhưng các sản phẩm này đều có những nguy cơ nhất định: Chất lượngkém, hàng giả, giá quá cao,……

 Một số cửa hàng chỉ có bỉm mà ko có sữa cho bà bầu, sữa cho trẻ thiếutháng làm cho người tiêu dùng phải tốn thêm thời gian đi tìm kiếm và muahàng khi họ muốn mua nhiều sản phẩm cùng lúc

Trang 12

 Giá bán của siêu thị sẽ tốt hơn so với các cửa hàng khác do đây là 1 siêu thịchuyên về bỉm sữa, các mặt hàng nhập về số lượng lớn nên sẽ rẻ hơn so vớinhững nơi khác.

 Các sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chủng loại, người tiêu dùng có rất nhiều

 Sự non trẻ về quản lý, chưa có kinh nghiệm

 Tình hình kinh tế thay đổi

Trang 13

PHẦN 3: KẾ HOẠCH MARKETING

3.1 Mô tả thị trường mục tiêu.

3.1.1 Khách hàng tiềm năng.

- Địa lý : Đường 206 thôn Yên Phú xã Giai Phạm huyện Yên Mỹ nằm cạnhđường QL5, tại đây tập chung rất nhiều khu công nghiệp, cũng như các trụ

sở hành chính như: ngân hàng, cơ quan nhà chức năng trong huyện

- Mật độ dân số trong huyện : 1400ng/km2 chiếm mật độ rất lớn Tuy nhiênkhách hàng tiềm năng không chỉ là dân trong huyện mà cả các huyện lâncận, công nhân hoặc người tỉnh khác đến làm việc sinh sống và học tập

- Nhân khẩu: Xét trên số dân hiện tại đang sinh sống trong huyện ( kể cảngoại trú) dân số trong huyện được xem là dân số trẻ Độ tuổi từ 15 – 35chiếm khoảng 50,3% dân số sinh sống trong huyện Thu nhập trung bình từ3.500.000 VNĐ – 5.500.000 VNĐ trình độ học vấn tốt và ổn định, số ngườikhông đi học là rất ít

Trên cơ sở phân tích thị trường tại huyện Yên Mỹ– Hưng Yên, chúng tôi nhận thấykhu vực Đường 206 thôn Yên Phú xã Giai Phạm là một khu vực tiềm năng màchúng tôi muốn khai thác Để có thể làm rõ được lợi thế của khu vực này, chúngtôi nhận thấy có một số điểm mạnh như sau:

- Đây là đoạn đường đông dân cư, tập trung nhiều nhà trọ nên có rất nhiềucông nhân qua lại ở đây

- Số lượng quán bán về mặt hàng sữa là ít và nhỏ lẻ

- Nhu cầu sinh nở tương đối cao

- Đối thủ cạnh tranh không chuyên về mặt hàng sữa

- Siêu thị được mở cạnh quán bán đồ sơ sinh và mẹ bầu

=> Với những đặc điểm trên, đây là một cơ hội, một tiềm năng lớn đối với chúngtôi để mở siêu thị sữa - bỉm

Trang 14

3.1.2 Nhu cầu của khách hàng

Khách hàng mục tiêu:

- Những người phụ nữ có con nhỏ và bà mẹ đang mang thai

- Bên cạnh đó còn có người dân và công nhân làm việc xung quanh địa bànthôn Yên Phú Xã Giai Phạm

Nhu cầu khách hàng:

- Đối với những bà mẹ có con nhỏ hay phụ nữ đang mang thai: Có nhu cầumua sữa và bỉm rất cao Hiện nay nhu cầu về ăn uống cho mẹ bầu cũng nhưcon nhỏ được các bà mẹ rất quan tâm Để con được khỏe mạnh và đủ cácchất dinh dưỡng các bà mẹ luôn sẵn sàng tìm kiếm và bỏ ra 1 khoản tiền đểmua những loại sữa tốt nhất cho con của mình Các bà mẹ lúc này sẽ chủyếu mua các mặt hàng sữa dành cho bà bầu và các loại sữa dành cho trẻ sơsinh từ 0- 6 tháng tuổi, từ 6- 12 tháng tuổi,…

- Đối với người dân thì có nhu cầu mua sữa sẽ ít hơn Họ mua sữa có thể làmang đi biếu, tặng, ….mua cho người thân Mặt hàng này sẽ chú trọng đếnnhững loại sữa dành cho người cao tuổi hơn là sữa dành cho mẹ bầu và bé

3.2.Các sản phẩm và dịch vụ

3.2.1.Mô tả sản phẩm

Trang 15

BẢNG 2 : GIÁ SỮA BỘT CHO BÉ

ĐVT: Đồng

0-6 THÁNGTUỔI

Trang 16

BẢNG 3: GIÁ SỮA BỘT CHO MẸ

Trang 17

Một số hình ảnh về các sản phẩm của siêu thị

Trang 18

Cách định giá sản phẩm: định giá theo cộng lời vào chi phí

Chiến lược giá: chiến lược giá bám chắc thị trường.

Thay đổi giá: Khi siêu thị được người tiêu dùng tin tưởng về chất lượng sản phẩm

cũng như giá cả và đã có số lượng khách quen cụ thể thì khi đó siêu thị sẽ tăng giácác sản phẩm Có thể tăng giá vào cuối năm khi nhu cầu của người dân tăng

Trong trường hợp người tiêu dùng ít đến với siêu thị, số lượng bán không chạy thìkhi đó quán sẽ có chương trình giảm giá, khuyến mại đạc biệt cho khách hàng Cóthể giảm giá vào khoảng đầu năm khi nhu cầu khách hàng có xu hướng mua sữatươi thay bằng sữa bột do thời tiết bắt đầu ấm lên

Khi đối thủ cạnh tranh thay đổi giá thì siêu thị chúng em cũng sẽ thay đổi Nếu đốithủ cạnh tranh tăng giá chúng em sẽ vẫn giữ nguyên giá nếu vẫn có lợi nhuận nhưtrước, còn nếu lợi nhuận ít đi hoặc không có thì chúng em cũng sẽ dần dần tănggiá

Nếu đối thủ cạnh tranh giảm giá mà khách hàng đến mua ở siêu thị em vẫn giữnguyên thì em vẫn giữ nguyên giá và kèm cho họ thêm 1 vài vật dụng nhỏ nhưchiếc khăn xô cho bé, chiếc thìa nhỏ…… Nếu khách hàng dần dần giảm thì em sẽgiảm giá và có thể có những khuyến mại nho nhỏ cho dành cho khách

Trang 19

3.4 Tổ chức phân phối và bán hàng

Sản phẩm và dịch vụ của siêu thị sẽ được phân phối trực tiếp tại siêu thị thông qua

sự phục vụ của các nhân viên bán hàng Khi khách hàng đến mua sản phẩm tại siêu

thị sẽ được những nhân viên của quán tiếp đón nhiệt tình và tư vấn cho khách cácmặt hàng mà quán có cũng như trả lời những câu hỏi thắc mắc về sữa – bỉm, chẳnghạn như sữa gì sẽ tốt cho con của họ, các loại sữa loại nào được người tiêu dùng tintưởng mua nhiều nhất… Để khách hàng có thể lựa chọn loại sữa-bỉm mà mìnhưng ý nhất

Siêu thị có cả dịch vụ giao hàng tận nơi theo yêu cầu của khách hàng, với điều kiệnđịa điểm giao hàng cách siêu thị trong vòng bán kính 3 km và số lượng 3 sản phẩmtrở lên

3.5 Các hoạt động truyền thông và Marketing

 Quảng cáo qua mạng: Qua Facebook, hay qua Gmail, zalo, line…

 Quảng cáo bằng tờ rơi: Tờ rơi sẽ được phát ở khu dân cư, khu vực cổngtrường và khu công nghiệp

Trang 20

- Quảng cáo, tiếp cận khách hàng, xem xét thái độ của khách hàng và thói quen của họ.

- Tìm hiểu thị trường nhu cầu của khách hàng và đưa ra sản phẩm mới

- Đưa ra các hình thức khuyến mại và tìm khách hàng mới

3.5.3.3 Xây dựng mối quan hệ công chúng

Xây dựng mối quan hệ là tạo ra lòng tin với khách hàng về siêu thị cũng như vềsản phẩm hàng hoá của siêu thị Bao gồm quan hệ với khách hàng, bạn hàng, nhàcung cấp, những người có trách nhiệm hay liên quan đến công việc kinh doanh củasiêu thị.Tạo ra được bầu không khí tốt và thân thiện cố gắng làm hài lòng kháchhàng vì chỉ khách hàng thoả mãn là khách hàng trung thành

Trang 21

PHẦN 4: ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

4.1 Mô tả về vị trí kinh doanh

Vị trí: Siêu thị nằm ở vị trí mặt đường 206 – Giai Phạm –Yên Mỹ -Hưng yên

Diện tích: 100m2 , mặt tiền rộng 6m Có không gian cho khách để xe rất rộng rãi

Thuận lợi:

- Nằm ngay mặt đường 2 chiều xe đi , thuận lợi cho việc đi lại

- Lượng người đi lại đông, tập trung nhiều quán xá, người đi lại nhộn nhịp

- Chưa có siêu thị sữa bỉm ở khu vực này

- Dân cư đông đúc ,đông công nhân và trẻ em nhập cư

- Khu vực này kinh tế khá phát triển

4.2 Thiết kế địa điểm kinh doanh

Sơ đồ 4.1 Sơ đồ siêu thị.

KỆ SÁT TƯỜNG

KỆ GIỮA

KHO CHỨA HÀNG

LỐI VÀO

KỆ SÁT TƯỜNG

Ngày đăng: 28/03/2018, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w