1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

các yếu tố ảnh hưởng đến việc né tránh thuế của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn hose

70 294 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

iii Thực tế hiện nay ở Việt Nam có rất ít thậm chí khá hiếm đề tài nghiên cứu về các nhân tố tác động lên hành vi né tránh thuế của Doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết trên sàn HOSE tron

Trang 2

Không có sản phẩm/ nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn đúng quy định

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác

Tp Hồ Chí Minh, năm 2017 Học viên thực hiện

Nguyễn Tấn Tiến

Trang 3

ii

Chân thành cảm ơn Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà đã tận tình hướng dẫn,

hỗ trợ và truyền đạt cho tôi những ý kiến khoa học quý báu về lý thuyết cũng như kinh nghiệm triển khai thực tế trong quá trình tôi lựa chọn đề tài và thực hiện luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc né tránh thuế của các doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết trên sàn HOSE”

Chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giảng dạy chương trình đào tạo Thạc sỹ Tài chính ngân hàng của Trường đại học Mở TP Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm hết sức bổ ích để tôi có thể hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn

Trang 4

iii

Thực tế hiện nay ở Việt Nam có rất ít thậm chí khá hiếm đề tài nghiên cứu về các nhân tố tác động lên hành vi né tránh thuế của Doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn 2008-2016 Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu đề tài trên ngày càng trở nên thực tiễn cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay

Mục tiêu chính của việc nghiên cứu này là xác định các nhân tố tác động đến hành vi né tránh thuế của doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết trên sàn HOSE Đồng thời gợi ý các giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp có thể hoạch định chính sách né tránh thuế hiệu quả và phù hợp với đặc trưng riêng của doanh nghiệp mình và đảm bảo đúng quy định

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập được của các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn 2008-2016 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng

là phương pháp nghiên cứu định lượng Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm định giả thuyết đặt ra

Kết quả nghiên cứu đã xác định được vai trò các yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp đến hành vi né tránh thuế và mức độ tác động của từng yếu tố đó lên hành vi né tránh thuế, thông qua việc thu thập dữ liệu và sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định FEM cùng phương pháp ước lượng GLS đối với biến phụ thuộc TAXAVOIDANCE và mục tiêu kiểm định 7 giả thuyết

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động mạnh đến hành vi né tránh thuế của doanh nghiệp là: (i) hệ số đòn bẩy (mức ý nghĩa 1%), (ii) quy mô doanh nghiệp và tài sản hữu hình (mức ý nghĩa 5%), (iii) tuổi đời doanh nghiệp (mức ý nghĩa 10%)

Trang 5

iv

Lời cảm ơn i

Lời cam đoan ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh mục bảng vi

Danh mục từ viết tắt vii

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do nghiên cứu 1

1.2 Đặt vấn đề nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 4

1.6 Dữ liệu nghiên cứu 4

1.7 Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài 5

1.8 Bố cục luận văn 6

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

2.1Một số khái niệm 7

2.1.1 Khái niệm về né tránh thuế 7

2.1.2 Né tránh thuế và trốn thuế 8

2.2 Lợi ích và chi phí của né tránh thuế 9

2.3 Thuế suất hiệu lực truyền thống 11

2.4 Chênh lệch thuế 12

2.5 Cơ sở lý thuyết 14

2.6 Tổng quan tình hình nghiên cứu 15

2.7 Giả thuyết nghiên cứu 21

Trang 6

v

3.1 Quy trình nghiên cứu 29

3.2 Giải thích các thông số 29

3.3 Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 30

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu 30

3.3.2 Giả thuyết nghiên cứu 31

3.3.3 Mô hình nghiên cứu 32

3.3.4 Đo lường các biến số 33

3.4 Dữ liệu nghiên cứu 35

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37

4.1 Thống kê mô tả các biến 37

4.2 Phân tích tương quan và đa cộng tuyến .38

4.3 Kiểm định lựa chọn mô hình nghiên cứu 40

4.3.1 Các mô hình hồi quy 40

4.3.2 Kiểm định lựa chọn các mô hình 43

4.3.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan bậc nhất 45

4.3.4 Kết quả hồi quy bằng phương pháp ước lượng GLS 46

4.4 Thảo luận về kết quả nghiên cứu 48

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

5.1 Kết luận 54

5.2 Kiến nghị 56

5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu mới 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 7

vi

Bảng 2.1: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam qua các năm 26

Bảng 2.2: Thuế suất tương ứng giai đoạn nghiên cứu 28

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến 37

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan 39

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các biến độc lập VIF 40

Bảng 4.4: Mô hình hồi quy OLS 41

Bảng 4.5: Mô hình tác động cố định FEM 41

Bảng 4.6: Mô hình tác động ngẫu nhiên REM 42

Bảng 4.7: Kiểm định lựa chọn giữa OLS và REM 43

Bảng 4.8: Kiểm định Hausman lựa chọn giữa mô hình FEM và REM 44

Bảng 4.9: Kiểm định phương sai sai số thay đổi mô hình FEM 45

Bảng 4.10: Kiểm định hiện tượng tự tương quan bậc nhất mô hình FEM 46

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy bằng phương pháp ước lượng GLS 47

Trang 8

vii

HOSE : Sở giao dịch chứng khoán TPHCM

FDI : Đầu tư trực tiếp

FEM : Mô hình tác động cố định

REM : Mô hình tác động ngẫu nhiên

TANGIBLE : Tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản

LEV : Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản

SIZE : Quy mô công ty

DLOSS : Thua lỗ từ hoạt động công ty

DSTATE : Sở hữu nhà nước

DFOREIGN : Sở hữu nước ngoài

AGE : Tuổi đời của công ty

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do nghiên cứu

Từ khi chính sách thu thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện thì nó cũng làm phát sinh các vấn đề về trốn thuế và né tránh thuế Khác với hành động trốn thuế, né tránh thuế là một hoạt động hợp pháp nhằm tối thiểu hóa số thuế doanh nghiệp phải nộp cho Chính phủ, nếu các doanh nghiệp có thể tận dụng tốt hoạt động

né tránh thuế, đây có thể xem là một nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn hoạt động của doanh nghiệp, giá trị của các cổ đông doanh nghiệp cũng được gia tăng

Tuy nhiên, mức độ né tránh thuế ở các doanh nghiệp không giống nhau

do bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố nội tại mang tính đặc trưng riêng của từng doanh nghiệp

Hành vi né tránh thuế diễn ra khá phổ biến tại các nước trên thế giới và cả

ở Việt Nam, mà tiêu biểu nhất là hoạt động chuyển giá Hoạt động chuyển giá được

bài viết “Chuyển giá trong khu vực FDI tại Việt Nam” Dương Văn An (2013) đề

cập thông qua một số ví dụ điển hình, như sau: Một trong những cơ sở để đưa ra nghi vấn chuyển giá ở Việt Nam đang rất phổ biến là: các doanh nghiệp FDI thường xuyên báo cáo lỗ trong nhiều năm và mặt dù lỗ thường xuyên như vậy nhưng vẫn

mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, hoặc đối với những doanh nghiệp có lãi thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu không đáng kể Điển hình là theo báo cáo của cục thống kê có khoảng 50% doanh nghiệp FDI kê khai lổ trong cả nước (giai đoạn 2006-2011) Cụ thể, từ khi thành lập 1991, hơn 20 năm qua Pepsico lỗ liên tục cho đến những năm gần đây mới có lãi nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu rất thấp, chỉ trên 2% Mặc dù vậy, Pepsico vẫn liên tục mở rộng đầu tư xây dựng các nhà máy mới như ở Đồng Nai, Bắc Ninh

Có nhiều nhân tố tác động đến việc né tránh thuế của doanh nghiệp như theo nghiên cứu Slemrod (2004) đã chỉ ra rằng có sự khác biệt với né tránh thuế thu nhập cá nhân, né tránh thuế thu nhập doanh nghiệp phức tạp hơn vì xuất hiện vấn đề tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát hay còn gọi là vấn đề đại diện, làm

Trang 10

dễ dàng phát sinh tình trạng bất cân xứng thông tin và chi phí đại diện Nghiên cứu Srocker và Slemrod (2005) nghiên cứu các hợp đồng thù lao của giới quản lý cấp cao là những người quyết định trực tiếp đến hành vi né tránh thuế để xem xét mối quan hệ đại diện trong các hành vi này

Một vài nghiên cứu khác đã tìm thấy nhiều yếu tố cơ bản tác động đến mức độ hành vi né tránh thuế như chi tiêu vốn, tài sản vô hình, đòn bẩy, quy mô, tài sản cố định, chi phí quản lý bán hàng, chi phí nghiên cứu phát triển, tuổi đời của doanh nghiệp

Nếu có tồn tại, thì mức độ né tránh thuế của mỗi công ty không giống nhau, nó chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính riêng có và chính sách mà mỗi công ty theo đuổi, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động né tránh thuế sẽ giúp các doanh nghiệp mường tượng rõ ràng hơn và hoạch định chính sách né tránh thuế hiệu quả hơn Các nghiên cứu này cũng cho thấy cho thấy né tránh thuế là một hoạt động giảm áp lực thuế phổ biến tại các doanh nghiệp (Wilson, 2009; Lisowky, 2010; Dyreng và cộng sự, 2010; Wang, 2011)

Tuy nhiên, nghiên cứu về né tránh thuế và các nhân tố tác động đến nó tại thị trường các doanh nghiệp Việt Nam còn khá hạn chế Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích xem các yếu tố tác động tình trạng né tránh thuế đến các doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn 2008 – 2016 để xem xu hướng về tình trạng này xảy ra như thế nào tại nước ta

1.2 Đặt vấn đề nghiên cứu

Né tránh thuế được xem là sự chiếm dụng vốn hợp pháp của các doanh nghiệp, qua đó giúp các doanh nghiệp có thêm một nguồn tài trợ hoạt động đáng cân nhắc, đồng thời có thể giảm chi phí sử dụng nợ

Một số nghiên cứu trước của Wilson (2009), Dyreng cùng cộng sự (2010), Chan cùng cộng sự (2013), Wang (2011), cho thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến hành vi này như quy mô công ty, tuổi đời công ty, rủi ro doanh

Trang 11

nghiệp…Tuy nhiên, hành vi né tránh thuế cùng như các yếu tố tác động đến hành vi này vẫn chưa được kiểm chứng và làm rõ với các doanh nghiệp tại Việt Nam

Do đó đề tài nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu về: các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi né tránh thuế của các doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn 2008-2016

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài này tập trung nghiên cứu về các nhân tố tác động lên hành vi né tránh thuế của doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết trên sàn HOSE, trong giai đoạn 2008 – 2016, mục tiêu của chọn đề tài nhằm phục vụ cho mục đích quản trị của Doanh nghiệp Mục tiêu nghiên cứu có thể khái quát thành những nội dung chính như sau:

 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến né tránh thuế của doanh nghiệp Việt Nam trên sàn HOSE

 Gợi ý các giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp có thể hoạch định chính sách né tránh thuế hiệu quả và phù hợp với đặc trưng riêng của doanh nghiệp mình và đảm bảo đúng quy định

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu và lý do nghiên cứu của luận văn, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra với mục đích giúp định hình ý tưởng nghiên cứu và xây dựng các giả thuyết khoa học Một số nghiên cứu trước của Wilson (2009), Dyreng và cộng sự (2010), Chan và cộng sự (2013), cho thấy một số yếu tố nội tại như quy mô doanh nghiệp, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, chi phí nghiên cứu phát triển, đòn bẩy tài chính, đều có tác động đến hành vi né tránh thuế của doanh nghiệp Tuy nhiên, những nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến hành

vi né tránh thuế của các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam còn rất ít Điều này dẫn đến nhiều nghi vấn về thực trạng hành vi né tránh thuế và các yếu tố tác động đến hành vi này của các doanh nghiệp tại Việt Nam Những nghi vấn này sẽ được luận văn quan tâm và làm rõ thông qua việc tập trung trả lời những câu hỏi sau:

Trang 12

 Các nhân tố tác động đến việc né tránh thuế của doanh nghiệp Việt Nam trên sàn HOSE?

 Doanh nghiệp phải làm gì để tận dụng né tránh thuế hiệu quả nhưng vẫn không vi phạm pháp luật?

Các bước thực hiện để đạt mục tiêu nghiên cứu như vừa đề cập là nội dung quan trọng, xuyên suốt trong toàn bộ luận văn Các chương tiếp theo sẽ trình bày rõ các bước cần thực hiện này

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung tìm hiểu các nhân tố tác động đến hoạt động né tránh thuế của các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam Các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam được hiểu là các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)

Các nhân tố tác động đến hành vi né tránh thuế của doanh nghiệp được chọn lựa dựa trên sự kế thừa các nghiên cứu trước, ứng dụng thực tiễn vào thị trường Việt Nam

Dữ liệu sử dụng là dữ liệu bảng được thu thập trong giai đoạn 2008 –

2016 Thời gian thực hiện nghiên cứu: năm 2017

1.6 Dữ liệu nghiên cứu

Trước tiên, luận văn tiến hành lược khảo các lý thuyết liên quan đến vấn

đề nghiên cứu Sau đó, luận văn sẽ xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, trong đó: biến phụ thuộc được xác định là hành vi né tránh thuế của doanh nghiệp

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm định các giả thuyết đặt ra, đồng thời khắc phục các khuyết tật mà mô hình gặp phải Kết quả thực nghiệm từ mô hình hồi quy sẽ được sử dụng làm cơ sở chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết nghiên

Trang 13

cứu cũng như giải thích mối liên hệ giữa hành vi né tránh thuế và các yếu tố đặc trưng nội tại của doanh nghiệp

Đề tài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được công khai niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE trong giai đoạn 2008 – 2016 Nguồn dữ liệu này được thu thập từ trang web Vietstock.vn Tuy nhiên chọn lọc và loại bỏ:

 Những công ty mà thông tin tài chính không được công bố trong giai đoạn nghiên cứu Chỉ chọn lựa những công ty có thông tin được công bố liên tục trong giai đoạn 2008 – 2016

 Các doanh nghiệp có chi phí thuế thu nhập âm, hoặc thua lỗ Bởi vì những doanh nghiệp lỗ thuế hiện hành, có thể dẫn đến khả năng kết chuyển lỗ thuế ngược về trước (trong phạm vi 3 năm) hoặc kết chuyển lỗ thuế tới những năm sắp tới (trong phạm vi 15 năm sau), điều này dẫn đến những kết quả ước lượng kém chính xác về thuế thu nhập của các doanh nghiệp

1.7 Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài

Luận văn này được thực hiện với mục tiêu đánh giá các yếu tố tác động đến hành vi né tránh thuế của các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam, dựa trên mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn 2008-2016 Chính vì vậy, có thể nói luận văn sẽ có một số đóng góp như sau:

 Thứ nhất, đề tài nghiên cứu một vấn đề còn khá mới tại Việt Nam, đó là

né tránh thuế Thông qua phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, đề tài xác định và kiểm chứng tác động của một số nhân tố nội tại của doanh nghiệp lên hoạt động né tránh thuế của các doanh nghiệp Việt Nam, cung cấp thêm cho nghiên cứu khoa học một nghiên cứu thực nghiệm khá mới

 Thứ hai, đề tài có ý nghĩa ứng dụng cao trong thực tiễn Thông qua việc xác định và đánh giá tác động của một số nhân tố đến hoạt động né tránh

Trang 14

thuế, nghiên cứu này có thể gợi ý cho doanh nghiệp một số giải pháp hoạch định chính sách né tránh thuế phù hợp, hiệu quả

 Sau cùng, luận văn sẽ là bước đệm khuyến khích các nhà nghiên cứu khác tìm hiểu, khai thác đề tài về hoạt động né tránh thuế của các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam, một đề tài nghiên cứu khá mới và còn khá ít nghiên cứu khai thác

 Chương 2: Cơ sở lý thuyết về khái niệm né tránh thuế, lợi ích và chi phí của hành vi né tránh thuế, thuế suất hiệu lực truyền thống, chênh lệch thuế, các lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu như: lý thuyết dòng tiền

tự do và quản lý dòng tiền, tổng quan tình hình nghiên cứu và tông quan

về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam qua các thời kỳ và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu

 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu, cách thức lựa chọn mẫu và đo lường các biến và phương pháp xử lý dử liệu

 Chương 4: Trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu thực nghiệm Chương này còn thể hiện kết quả chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết được xây dựng tại chương 2 Từ đó đánh tác động của các nhân tố đề xuất trong mô hình thực nghiệm đến hành vi né tránh thuế của doanh nghiệp

 Chương 5: Kết luận và kiến nghị, chương này nêu ra một số hạn chế trong đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 15

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Chương 1 đã trình bày tổng quát về đề tài nghiên cứu Chương này sẽ trình bày các khái niệm, lý thuyết, thước đo của né tránh thuế, lý thuyết về dòng tiền

tự do trong doanh nghiệp Ngoài ra, trong chương cũng sẽ trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, làm cơ sở phát triển các giả thuyết và mô hình thực nghiệm

2.1 Một số khái niệm

2.1.1 Né tránh thuế

Né tránh thuế là hoạt động tập hợp các phương thức để tối hiểu hóa tiền thuế phải nộp Đây là một hoạt động có thể giúp các doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn tài trợ từ số tiền thuế tránh phải nộp cho Chính phủ, chẳng hạn như tận dụng các phương pháp kế toán Qua đó, có thể giúp doanh nghiệp giảm lại số tiền

nợ phải vay mượn để phục vụ cho hoạt động của mình

Né tránh thuế được xác định trong nhiều nghiên cứu khác nhau Chẳng hạn như: né tránh thuế là việc làm giảm thuế trên 1 đơn vị tiền tệ của lợi nhuận kế toán trước thuế (Hanlon và Heitzman, 2009) Hoặc, hành động né tránh thuế là việc chuyển một lượng giá trị từ chính phủ đến cổ đông

Nghiên cứu này xem xét cách né tránh thuế hợp pháp bằng cách tận dụng cách quy định của pháp luật để giảm lượng thuế phải nộp Các quy định hợp pháp

có thể giúp né tránh thuế nếu nó làm thay đổi đến nghĩa vụ thuế Tác động thuế có thể được phát sinh bởi các giới hạn hợp pháp được đặt ra bởi luật thuế như là

“doanh thu” và “chi phí kinh doanh” (Desai và Dharmapala, 2009) Hoặc, né tránh thuế là hành vi tận dụng hợp pháp quy định của chế độ thuế hiện hành, để giảm lượng thuế đáng lý ra phải nộp (Pasternak và Rico, 2008)

Nhìn chung, né tránh thuế được hiểu theo cách truyền thống là các chính sách chuyển nguồn tài chính từ chính phủ sang các cổ đông, và vì thế là tăng giá trị sau thuế của công ty Tuy nhiên, không phải lúc nào né tránh thuế cũng làm tăng giá trị công ty sau thuế, nó có thể làm giảm giá trị công ty trong một số trường hợp

Trang 16

cộng hưởng với các chi phí liên quan trực tiếp đến việc lên kế hoạch thuế của công

ty, chẳng hạn như chi phí thích nghi, chi phí đại diện (Wang, 2010)

Có nhiều nghiên cứu đặt ra câu hỏi rằng, tại sao một số doanh nghiệp lại tránh thuế nhiều hơn những doanh nghiệp khác? Các nhà nghiên cứu lý giải hành động và mức độ né tránh thuế của các doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau; ví

dụ như: dựa vào các đặc tính của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, quy mô, tuổi doanh nghiệp, (Rego, 2003) Trong khi, một số khác lại lý giải dựa trên cấu trúc

sở hữu, đặc điểm tổ chức (Graham và Tucker, 2006; Desai và Dharmapala, 2005,

2006, 2009)

2.1.2 Né tránh thuế và trốn thuế

Theo Agnar Sandmo (2004), nếu hành vi né tránh thuế mang lại lợi ích thì nó không phải hành vi trốn thuế mà là chuyển số thuế phải nộp kỳ này sang kỳ sau hoặc năm tài chính sau Ngược lại nếu theo hành vi tiêu cực của nhà quản lý thì

né tránh thuế là trốn thuế thì công ty sẽ chịu những hậu quả nặng nề của hành vi này

về mặt pháp lý

Quan niệm khác biệt về né tránh thuế và trốn thuế dựa trên tính hợp pháp trong hành vi người đóng thuế Trốn thuế là hành vi chống lại pháp luật: khi người đóng thuế cố không báo cáo thu nhập có nguồn gốc phải chịu thuế, họ xúc tiến các hoạt động phi pháp làm cho họ phải chịu sự quản lý của pháp luật Khi tránh thuế theo hình thức này, họ lo ngại về khả năng các hành động của mình có thế bị phát hiện Né tránh thuế, ngược lại, là hoạt động nằm trong khuôn khổ quy định của luật thuế Đó là sự tận dụng các quy định của luật thuế để giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, bằng cách chuyển hóa thu nhập lao động thành thu nhập vốn, để chịu mức thuế thấp hơn Khi thực hiện né tránh thuế, người chịu thuế không phải lo lắng về khả năng bị phát hiện

Nếu né tránh thuế là hợp pháp, thì đâu là sự khác biệt giữa né tránh thuế

và phản ứng ngược làm thuế tăng bởi hiệu ứng giá lên cung và cầu? Giả sử du lịch hàng không bị đánh thuế cao, làm hành khách chuyển sang du lịch bằng xe lửa,

Trang 17

hoặc gia tăng biên độ thuế thu nhập lao động làm người lao động chuyển nhiều thời giờ làm việc sang nghỉ ngơi Như vậy có phải là hành vi né tránh thuế hay không? Định nghĩa đơn giản của né tránh thuế là tập trung vào ý đồ của nhà làm luật để giảm phần thuế phải chịu Với định nghĩa này, thì hiệu ứng giá không được phân loại vào né tránh thuế

2.2 Lợi ích và chi phí của hành vi né tránh thuế

Từ các khái niệm về né tránh thuế của Hanlon và Heitzman (2009), Pasternak và Rico (2008), có thể nhận thấy lợi ích rõ ràng nhất của các công ty khi thực hiện hành vi né tránh thuế đó là các công ty sẽ tiết kiệm được số tiền thuế phải nộp Số tiền thuế tiết kiệm được sẽ làm gia tăng dòng tiền của doanh nghiệp, giúp gia tăng cơ hội đầu tư của doanh nghiệp khi có sẵn nguồn lực, việc gia tăng hoạt động đầu tư sẽ làm gia tăng giá trị doanh nghiệp Dưới góc độ của cổ đông, giá trị tài sản của họ sẽ được gia tăng dưới dạng cổ tức được nhận nhiều hơn, dưới góc độ nhà quản lý họ cũng có được lợi ích dưới dạng các khoản thù lao cho các hoạt động

né tránh thuế hiệu quả

Tuy nhiên việc né tránh thuế không hoàn toàn là một hành vi chỉ mang lại lợi ích, ngược lại chi phí đi kèm với các hành vi này rất đáng kể, nếu không muốn nói là rất lớn trong một số trường hợp, chi phí lớn nhất đồng thời cũng khó đo lường nhất đó là chi phí đại diện gây ra bởi sự bất cân xứng thông tin giữa cổ đông

và nhà quản lý (Desai và Dharmapala, 2006; Wang, 2010)

Mối quan hệ giữa chi phí đại diện và né tránh thuế được Deasai và Dharmapala (2006) giải thích trong nghiên cứu như sau: vốn dĩ chi phí đại diện luôn

có thể xuất hiện ở bất kỳ doanh nghiệp nào, nhưng trong trường hợp các công ty có hoạt động né tránh thuế, chi phí này có thể sẽ rất nghiêm trọng, lý do là bởi hoạt động né tránh thuế đòi hỏi các hành vi điều chỉnh vị thế tài chính của doanh nghiệp, mục tiêu tạo ra sự khác biệt trong số thuế đáng lý phải nộp và số thuế thực tế phải nộp, tức là tạo ra sự khác biệt giữa sổ sách kế toán và tình hình thực tế doanh nghiệp

Trang 18

Trên thực tế do các nguyện tắc kế toán sự khác biệt này vẫn xảy ra khá thường xuyên và không gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu nhà quản lý vẫn hành động vì lợi ích của cổ đông Tuy nhiên, trong bối cảnh hành vi né tránh thuế

sự khác biệt này được khuyến khích và các nhà quản lý có thể tận dụng sự gia tăng trong bất cân xứng thông tin để trục lợi cho bản thân và làm tổn hại lợi ích của cổ đông Hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp sẽ bị suy giảm và các cổ đông sẽ không kiểm soát được tình hình nội tại của chính doanh nghiệp mình

Từ đó, có thể nhận thấy, nếu các hành vi của nhà quản lý bị cơ quan chức năng xếp vào nhóm trốn thuế, công ty có thể phải ghánh chịu những hậu quả nặng

nề về mặt pháp lý, ngoài việc phải đối mặt với các khoản nợ, danh tiếng của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng

Lợi ích của người né thuế

Nếu như đa số các bài nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như Desai

và Dharmapala (2006), Hanlon và Heitzman (2009), Pasternak và Rico (2008) đều nhận định né tránh thuế không phải là một hành vi phạm pháp mà là tập hợp các cách thức hợp pháp nhằm điều chỉnh vị thế tài chính hiện tại của chủ thể để tối thiểu hóa số thuế phải nộp Thì vấn đề thách thức lớn nhất trong nghiên cứu lĩnh vực này chính là chưa có một định nghĩa được chấp nhận hoàn toàn về né tránh thuế, vì thực

tế nghiên cứu cho thấy, mỗi nghiên cứu của các tác giả đều sử dụng thước đo khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu

Slemrod (2004) đã chỉ ra rằng khác với né tránh thuế thu nhập cá nhân,

né tránh thuế thu nhập doanh nghiệp phức tạp hơn vì xuất hiện vấn đề tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, dẫn đến phát sinh các vấn đề về chi phí đại diện Các cổ đông sẽ kỳ vọng nhà quản lý sẽ thay mặt họ đưa ra các quyết định tối đa hóa lợi ích, trong đó bao gồm tối thiểu hóa số thuế phải nộp Chính sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý có thể khiến cho nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định phục vụ cho lợi ích bản thân thay vì như kỳ vọng của các cổ đông, trong

đó bao gồm các quyết định về thuế

Trang 19

Chen và Chu (2005) xem xét hành vi né tránh thuế trong mô hình về người chủ, người đại diện và tập trung vào sự thiếu hiệu quả do sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý Cũng đồng quan điểm với Slemrod (2004), Chen

và Chu cho rằng các vấn đề về chi phí đại diện sẽ dẫn đến việc kém hiệu quả trong vấn đề quản lý, điều hành công ty, người quản lý có thể lạm dụng quyền hạn của mình để đưa ra những quyết định mang chính sách cá nhân, bao gồm cả quyết định

về thuế

Srocker và Slemrod (2005) nghiên cứu các hợp đồng thù lao của giới quản lý cấp cao là những người quyết định trực tiếp đến hành vi né tránh thuế để xem xét mối quan hệ đại diện trong các hành vi này, sự tách biệt giữa quyền sở hữu

và quyền quản lý hàm ý rằng nếu né tránh thuế là một hành động có lợi thì chủ doanh nghiệp phải tìm kiếm cách thức xây dựng một cơ chế thù lao phù hợp để đảm bảo rằng các nhà quản lý sẽ đưa ra các quyết định liên quan đến thuế một cách hiệu quả

Một quan điểm khác của vấn đề này được đưa ra bởi Desai và cộng sự (2007) khi các tác giả này cho rằng trong bối cảnh nhà quản lý tư lợi có thể xây dựng cấu trúc công ty theo một cách phức tạp để dễ dàng né tránh thuế và chuyển hướng các nguồn lực doanh nghiệp thành lợi ích riêng của bản thân thì cơ chế quản trị doanh nghiệp là một giải pháp cho vấn đề này Cơ chế quản trị tốt sẽ đạt được lợi ích lớn hơn từ né tránh thuế

2.3 Thuế suất hiệu lực truyền thống (ETR)

Đây là cách thức đơn giản và phổ biến nhất trong nhận diện và đo lường hành vi né tránh thuế Thuế suất hiệu lực truyền thống được tính như sau:

ETR = thuế phải nộp/thu nhập trước thuế Trong đó thuế phải nộp bao gồm thuế hiện hành và thuế hoãn lại Hầu hết

né tránh thuế đều sử dụng thước đo này (Gupta và Newberry, 1997; Hanlon và Slemrod, 2009; Wilson, 2009; Chen và cộng sự, 2010; Wu và cộng sự, 2013) Tuy nhiên cũng do tính chất đơn giản mà thước đo này gặp phải một số vấn đề, các vấn

Trang 20

đề này được Dyreng và cộng sự (2008) nêu rõ, thứ nhất là thuế thu nhập hoãn lại phải trả, khoản thuế này đại diện cho những tác động về thuế trong tương lai từ các giao dịch hiện tại Do đó các khoản thuế này có thể phải trả hoặc được hoàn lại trong tương lai chứ không phải thuế phải trả ở hiện tại

Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng khoản mục thuế hiện hành cũng có thể gặp phải vấn đề, nguyên nhân là do thuế hiện tại là một thước đo kế toán, không phản ánh đầy đủ số thuế thực phải nộp trong năm

Thuế suất thuế hiệu lực theo Dyreng và cộng sự (2008)

Để giải quyết các vấn đề gặp phải đối với thuế suất hiệu lực đề cập ở trên, Dyreng và cộng sự (2008) đã có 2 điều chỉnh đối với thước đo này Thứ nhất, các tác giả này tính thuế suất hiệu lực trên các khung thời gian từ 1 đến 10 năm, nghĩa

là tổng thuế trong khoảng thời gian 5 hay 10 năm sẽ đem chia cho tổng thu nhập trước thuế trong cùng khoảng thời gian 5 hoặc 10 năm đó, cách thức này một mặt giảm nhẹ tác động sai lệch do thuế thu nhập hoãn lại, mặt khác nó thuận tiện để theo dõi hành vi né tránh thuế trong dài hạn, tránh vấn đề chọn mẫu

Điều chỉnh quan trọng thứ 2 là tiền thuế thực nộp bằng tiền mặt sẽ được

sử dụng thay vì chi phí thuế Thước đo này trực tiếp nhận diện khoản thuế doanh nghiệp thực sự đã phải chi trả, mọi lợi ích né tránh thuế nếu có chỉ trên sổ sách thì cũng không mang lại nhiều ý nghĩa kinh tế

2.4 Chênh lệch thuế

Chênh lệch thuế là một thước đo được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu như Manzon và Plesko (2001), Wilson (2009), Frank và cộng sự (2009), Chen và cộng sự (2010) hay Chen và cộng sự (2012) Về mặt tổng quát thước đo này đo lường chênh lệch giữa thu nhập trước thuế được ghi nhận trên báo cáo tài chính và thu nhập hàm ý được rút ra từ số tiền thuế phải nộp và thuế suất tương ứng

Tuy nhiên thước đo này đều được tính toán dựa trên các khoản mục trên báo cáo tài chính mà các khoản mục này rất dễ bị tác động bởi kế toán dồn tích, vì

lý do này Hanlon và Heizman (2010) đã đề xuất một thước đo né tránh thuế là tỷ lệ

Trang 21

tiền thuế thực trả chia cho dòng tiền hoạt động, thước đo này ít sử dụng và được ghi nhận là có sự khác biệt đáng kể so với các thước đo khác (Salihu và cộng sự, 2013)

Dyreng và cộng sự (2010) nghiên cứu về vai trò của nhà quản lý đối với hành vi né tránh thuế của doanh nghiệp trên thị trường Hoa Kỳ Các tác giả này định nghĩa né tránh thuế trên một phạm vi rộng là bất kỳ điều gì làm giảm số thuế phải nộp so với thu nhập trước thuế Do đó hai học giả này sử dụng hai thước đo được chấp nhận phổ biến và tương đối dễ hiểu so với thước đo khác, là thuế suất kế toán có hiệu lực và thuế suất có hiệu lực bằng tiền mặt Kết quả cho thấy tồn tại hành vi né tránh thuế trên cả hai thước đo khi mà thuế suất kế toán có hiệu lực và thuế suất có hiệu lực bằng tiền mặt đều thấp hơn khung thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu

Wang (2011) cũng đã nghiên cứu hành vi né tránh thuế trên thị trường

Mỹ sử dụng nhiều thước đo khác nhau Các kết quả đều cung cấp bằng chứng củng

cố cho hành vi né tránh thuế của doanh nghiệp

Nghiên cứu của Minnick và Noga (2010), Manzon và Plesko (2001), Desai (2003), Yin (2003) và Hanlon và Shevlin (2005) đều đưa ra những bằng chứng về hành vi né tránh thuế của doanh nghiệp

Dyreng và cộng sự (2008) khi nghiên cứu hành vi né tránh thuế trong dài hạn của các doanh nghiệp Mỹ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy không những tồn tại hành vi né tránh thuế ở các doanh nghiệp mà hành vi này còn mang tính dai dẳng

và kéo dài trong nhiều năm Cụ thể trong nghiên cứu của mình, các tác giả sử dụng khung thời gian lên đến 10 năm và các kết quả cho thấy hành vi né tránh thuế kéo dài trong suốt kỳ nghiên cứu

Lanis và Richardson (2011) nghiên cứu trên thị trường Úc và đưa ra các kết quả cho thấy việc cũng tồn tại hành vi né tránh thuế ở các doanh nghiệp ở các quốc gia này

Trang 22

Lim (2011) nghiên cứu trên mẫu các công ty Hàn Quốc sử dụng các thước đo khác nhau để đo lường hành vi né tránh thuế Kết quả củng cho thấy tồn tại hành vi né tránh thuế ở các doanh nghiệp tại Hàn Quốc

Trên các thị trường mới nổi, các nghiên cứu về né tránh thuế ít phổ biến hơn Nghiên cứu của Chang và cộng sự (2013) nghiên cứu trên mẫu các doanh nghiệp Trung Quốc về hành vi né tránh thuế Kết quả cho thấy các công ty đều theo đuổi việc tối thiểu hóa số thuế phải nộp Tuy nhiên tùy từng loại hình công ty khác nhau mà mức độ né tránh thuế khác nhau Trước đó các nghiên cứu của Zeng (2010)và Wu và cộng sự (2013) cùng tìm thấy các kết quả tương tự

Nghiên cứu của Salihu và cộng sự (2013) tập trung xem xét hành vi né tránh thuế của doanh nghiệp Malaysia, kết quả nghiên cứu trên nhiều thước đo né tránh thuế cho thấy, tính trên trung bình, tồn tại hành vi này ở các doanh nghiệp Malaysia

2.5 Cơ sở lý thuyết

Lý thuyết dòng tiền tự do và quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp

Dòng tiền tự do là số tiền mặt từ hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp tạo ra sau khi đã tính toán các khoản chi tiêu vốn, như chi phí cho xây dựng hoặc cho trang thiết bị máy móc Số tiền này có thể được dùng để mở rộng kinh doanh, trả cổ tức, thanh toán nợ hoặc những mục đích khác,

Công thức tính dòng tiền tự do: (EBIT x (1- thuế suất) + khấu hao) – (thay đổi trong vốn lưu động + chi tiêu vốn)

Jensen (1986) là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về dòng tiền

tự do thông qua mẫu khảo sát là các doanh nghiệp trong ngành dầu tại Mỹ, các doanh nghiệp này luôn thặng dư dòng tiền tự do trong giai đoạn 1970 – 1980, nhưng người quản lý doanh nghiệp lại không đem chi trả cho cổ đông mà lại tái đầu

tư khai thác mặc dù lợi nhuận bình quân thấp hơn cả chi phí vốn

Trang 23

Quản trị dòng tiền: là hoạt động làm cho dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp luôn được cân đối trong thực tiễn và đáp ứng được nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp Cân đối tức là:

 Ở mỗi thời điểm, khi doanh nghiệp có một dòng tiền chi ra nhất định, thì trước đó phải tích lũy được một dòng tiền vào nhất định để không bị mất khả năng thanh khoản ở những thời điểm cần thiết

 Mặt khác, cân đối là không chênh lệch quá nhiều, tiền đi vào doanh nghiệp không quá lớn đến nỗi chi phí tài chính (chi phí sử dụng vốn: lãi vay, ) trở thành một gánh nặng cho chủ sở hữu

Trong phương pháp xác định dòng tiền tự do, có thể thấy thuế thu nhập doanh nghiệp có tác động đến sự biến động của dòng tiền Nếu thuế thu nhập càng cao thì thu nhập sau thuế thấp, dẫn đến dòng tiền tự do thấp Do đó, né tránh thuế có thể giúp gia tăng dòng tiền tự do trong doanh nghiệp, thúc đẩy các hoạt động đầu tư diễn ra nhanh hơn

Ngoài ra, để đảm bảo nguyên tắc cân đối trong quản lý dòng tiền doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể tự gia tăng dòng tiền từ nợ quá nhiều vì sẽ gây ra các áp lực về chi phí tài chính; do đó, né tránh thuế được xem như là một nguồn tài trợ khác mà doanh nghiệp có thể tận dụng Các nghiên cứu thực nghiệm của một số tác giả cũng cho thấy rằng, có sự tương quan nghịch biến giữa né tránh thuế và sử dụng nợ trong các doanh nghiệp

2.6 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Wilson (2009) đã nghiên cứu thực nghiệm trên 59 doanh nghiệp được

Chính phủ Mỹ báo cáo là có hành vi né tránh thuế, và tìm thấy rằng các doanh nghiệp có nhiều hoạt động xuất nhập khẩu, có nhiều công ty con ở nước ngoài và sử dụng đòn bẩy thấp hơn thì sẽ có mức độ né tránh thuế cao hơn

Yếu tố tiếp theo được xác định là một thành phần của tránh thuế là “khác biệt sổ sách” (BTD) Khó khăn trong việc xác định tính xác thực của các báo cáo thuế doanh nghiệp dẫn đến khác biệt thuế sổ sách

Trang 24

Cũng giống như kết quả nghiên cứu của Graham và Tucker (2006), né tránh thuế có mối tương quan dương với quy mô doanh nghiệp, và các doanh nghiệp né tránh thuế nhiều hơn thường sử dụng nợ ít hơn Các nghiên cứu của Halon (2005) cũng cho thấy rằng, tại các doanh nghiệp có BTD dương thì thường thu nhập theo kế toán thấp hơn

Tuy nhiên, theo Desai (2003) thì việc tồn tại BTD không chỉ đơn thuần thể hiện chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế và thu nhập theo sổ sách trên báo cáo tài chính, mà nó chủ yếu thể hiện mức độ tránh thuế của doanh nghiệp Desai và Dharmapala (2007) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên 14 doanh nghiệp có tranh chấp về né tránh thuế và tìm thấy mối tương quan dương giữa tránh thuế và khác biệt sổ sách

Kế thừa những ý tưởng từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu của Wilson (2009) phân tích mối quan hệ giữa chênh lệch thuế sổ sách (BTD) và né tránh thuế bằng mô hình hồi quy ước lượng trên mẫu 33 doanh nghiệp có hiện tượng tránh thuế, và nhận thấy rằng trog những năm có tồn tại hoạt động tránh thuế thì các doanh nghiệp đều có BTD dương

Tác động của thuế suất cũng được xác định là một yếu tố tác động đến hành vi né tránh thuế của doanh nghiệp, nghiên cứu thực nghiệm của Wilson (2009) cho thấy rằng, khi thuế suất càng cao thì doanh nghiệp có xu hường né tránh thuế nhiều hơn

Một số yếu tố khác được đề cập trong nghiên cứu của Wilson cho thấy các yếu tố tác động đến né tránh thuế của doanh nghiệp là quy mô, lĩnh vực hoạt động và số năm hoạt động Wilson lựa chọn các biến độc lập mang vào mô hình hồi quy của mình dựa trên các đặc tính riêng của doanh nghiệp như: năm tài chính, tổng tài sản, hệ số đòn bẩy, quy mô, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), thu nhập từ nước ngoài (đối với các công ty có thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, chỉ số này

là 1; với công ty không có hoạt động xuất nhập khẩu, chỉ số này là 0), chi phí nghiên cứu và phát triển

Kết quả hồi quy từ mô hình Wilson cho thấy:

Trang 25

 BTD thực sự tương quan dương với né tránh thuế, kết quả này cũng phù hợp với nhận định từ nghiên cứu của Graham và Tucker (2006)

 ROA và né tránh thuế không tồn tại mối quan hệ có nghĩa

 Thu nhập từ nước ngoài và chi phí nghiên cứu phát triển cũng như ROA, không có mối quan hệ thực sự có nghĩa với tránh thuế

 Quy mô doanh nghiệp lại tương quan dương với né tránh thuế, cho thấy các doanh nghiệp quy mô lớn có xu hướng né tránh thuế nhiều hơn

Dyreng và cộng sự (2010) dựa trên các nghiên cứu của Desai và

Dharmapala (2006), Wilson (2009), Dyreng xem xét tác động của những yếu tố

cơ bản của doanh nghiệp như chi phí quảng bá, chi tiêu vốn, tài sản vô hình, đòn bẩy, quy mô, tài sản cố định, chi phí quản lý bán hàng và chi phí chung, chi phí nghiên cứu phát triển và biến đại diện cho thành quả hoạt động lên hành vi né tránh thuế Nghiên cứu này đặc biệt xem xét vai trò của nhà quản lý đối với hành vi né tránh thuế

Tác động của nhà quản trị đối với hoạt động công ty xoay quanh câu hỏi: nhà quản trị có tác động đến mức nào đối với các khía cạnh khác nhau trong hoạt động công ty và giá trị cổ đông? Ví dụ như, Hayes và Schaefer (1999) đã ước lượng tác động của nhà quản trị bằng cách xác định phân chia công ty và nhà quản trị và

đo lường thu nhập bất thường xoay quanh sự phân chia đó

Hoặc Bertrand (2003) tìm hiểu tác động của nhà quản trị đối với công ty bằng cách thiết lập mẫu nghiên cứu gồm những nhà quản trị đã đi qua ít nhất hai công ty, và đánh giá tác động của họ dựa trên sự thay đổi của các công ty này Các nghiên cứu thực nghiệm khác như Ge và cộng sự (2009) cho thấy nhà quản trị thực

sự có tác động đến doanh thu kế toán tài chính thông qua hoạt động bảng cân đối kế toán, tự do dồn tích,

Nghiên cứu của Dyreng và cộng sự (2010) sử dụng mẫu các doanh nghiệp được niêm yết trên ExecuComp từ nam 1992 đến 2006 Tác giả chắt lọc những nhà quản trị các nhà quản trị của các doanh nghiệp và tiếp tục giữ lại những

Trang 26

nhà quản trị làm việc ít nhất trong 3 năm của ít nhất hai doanh nghiệp gần nhất mà

họ từng làm Sau đó, tác giả tiến hành hồi quy để đánh giá tác động của các biến độc lập khác như quy mô, chi phí nghiên cứu phát triển, đòn bẩy tài chính, phần trăm thay đổi trong doanh thu, tài sản cố định vô hình, và tác động của nhà quản

lý lên thuế suất kế toán tài chính hiệu lực của doanh nghiệp

Kết quả hồi quy cho thấy, đặc tính của nhà quản trị thực sự có tác động đến thuế suất kế toán tài chính hiệu lực của doanh nghiệp

Chan và cộng sự (2013) nghiên cứu hành vi né tránh thuế trên các doanh

nghiệp Trung Quốc, đồng thời nghiên cứu vai trò của sở hữu nhà nước và quản trị doanh nghiệp lên hành vi né tránh thuế Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty không thuộc sở hữu nhà nước có xu hướng né tránh thuế nhiều hơn so với các doanh nghiệp nhà nước, nghiên cứu này còn tìm thấy rằng đòn bẩy, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tài sản cố định và hàng tồn kho đều có ảnh hưởng đến mức độ né tránh thuế của doanh nghiệp

Wang (2011) sử dụng mẫu dữ liệu là 1500 doanh nghiệp năm 1994 đến

2001 trên S&P500, để nghiên cứu thực nghiệm về né tránh thuế và giá trị của các doanh nghiệp đó

Wang cho rằng đòn bẩy tài chính có thể tác động đến né tránh thuế của doanh nghiệp theo mối tương quan nghịch biến hoặc đồng biến như nghiên cứu của Gupta và Newberry (1997) và Chen và cộng sự (2010)

Với kết quả nghiên cứu của Chen và cộng sự (2010), cho thấy các doanh nghiệp có thể lựa chọn đặt hoạt động của mình tại những nơi đánh thuế thu nhập từ nước ngoài thấp, nên Wang kỳ vọng yếu tố hoạt động nước ngoài sẽ có mối tương quan dương với né tránh thuế

Wang cũng mang cường độ vốn vào trong mô hình hồi quy và kỳ vọng

nó sẽ tương quan dương với né tránh thuế của doanh nghiệp như kết quả nghiên cứu của Gupta và Newberry (1997)

Trang 27

Tác giả cũng đưa yếu tố tài sản vô hình để xem xét tác động của nó đến

né tránh thuế tuy nhiên lại không kỳ vọng dấu tương quan, vì các lý do: thứ nhất, quy mô tài sản vô hình có thể tác động đến các cơ hội thay đổi doanh thu của doanh nghiệp; thứ hai, phương pháp thuế và ghi chép sổ sách đối với tài sản vô hình có thể khác nhau (Grubert và Slemrod, 1998)

ROE được Wang đánh giá là có tác động lên né tránh thuế của doanh nghiệp nhưng lại không kỳ vọng dấu vì các nghiên cứu của Gup ta và Newberry (1997) và Chen (2010) cho ra các kết quả khác nhau về tương quan của ROE và né tránh thuế

Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp có thể tác động đến né tránh thuế theo hướng nghịch biến, các doanh nghiệp có tốc độc tăng trưởng thấp thường có xu hướng né tránh thuế nhiều hơn (Bankman, 1994)

Quy mô doanh nghiệp (đại diện bằng tài sản doanh nghiệp) nếu được xem là đại diện cho chi phí chính trị, sẽ có quan hệ nghịch biến với né tránh thuế (Zimmerman, 1983); nếu đại diện cho các hành vi về thuế thì sẽ có quan hệ đồng biến với né tránh thuế (Chen và cộng sự, 2010)

Thua lỗ ròng từ hoạt động được kỳ vọng có mối tương quan dương với né tránh thuế, vì Wang cho rằng các doanh nghiệp có thể kết chuyển lỗ hoạt động từ năm trước để giám áp lực về thuế gánh chịu

Kết quả hồi quy cho thấy quy mô, tài sản vô hình, tuổi doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính có tương quan âm với né tránh thuế; ROE, tốc độ tăng trưởng và thu nhập từ hoạt động nước ngoài có quan hệ đồng biến với né tránh thuế Hệ số hồi quy của các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê

Phan Gia Quyền (2017) nghiên cứu riêng về mối quan hệ giữa sở hữu

Nhà nước và sự né tránh thuế của các doanh nghiệp Việt Nam với mẫu nghiên cứu

là 462 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015

Trang 28

Tác giả xây dựng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là hành vi né tránh thuế, biến độc lập bao gồm sở hữu Nhà nước, quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận doanh nghiệp, đòn bẩy và tài sản hữu hình

Mô hình hồi quy được xây dựng với biến độc lập nghiên cứu chính là sở hữu của Nhà nước, tác giả xây dựng 3 cách đo lường, đại diện cho sở hữu của Nhà nước như sau: biến sở hữu Nhà nước được đo lường bằng cách lấy số lượng cổ phần nắm giữ bởi Nhà nước chia cho số lượng cổ phần hiện hành của doanh nghiệp, biến giả sở hữu Nhà nước: bằng 1 nếu sở hữu Nhà nước lớn hơn 50% và ngược lại bằng

0, biến giả sở hữu Nhà nước: bằng 1 nếu sở hữu Nhà nước lớn hơn 30% và ngược lại bằng 0

Kết quả hồi quy cho thấy, các doanh nghiệp có mức độ sở hữu Nhà nước càng cao càng có ít hành vi né tránh thuế vì các doanh nghiệp này thường được định hướng chiến lược mang tính chính trị và xã hội, góp phần phát triển kinh tế chứ không nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, do đó sẽ có ít chiến lược né tránh thuế so với các doanh nghiệp có mức độ sở hữu Nhà nước thấp

Bên cạnh đó, tác giả cũng phát hiện rằng, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, lợi nhuận càng cao, đòn bẩy càng lớn, tài sản hữu hình càng nhiều thì hạn chế né tránh thuế Điều này cho thấy đặc điểm doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng trong việc xác định hành vi né tránh thuế của các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán tại thị trường Việt Nam

So sánh nghiên cứu này với các nghiên cứu trước

Từ việc lược khảo kết quả thực nghiệm của một số nghiên cứu trước, có thể rút ra điểm giống nhau của luận văn so với các nghiên cứu trước:

 Tìm hiểu các yếu tố tác động lên hành vi né tránh thuế của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố mang tính đặc trưng của doanh nghiệp đó như: quy

mô doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh, chính sách sử dụng đòn bẩy tài chính, thu nhập từ nước ngoài,

Trang 29

Bên cạnh những điềm giống nhau cơ bản, luận văn còn có một số điểm khác nhau so với các nghiên cứu trước:

 Nghiên cứu này tìm hiểu các yếu tố tác động đến hành vi né tránh thuế của các doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết trên sàn HOSE, chủ yếu tập trung tác động của loại hình sở hữu: sở hữu Nhà nước, sở hữu nước ngoài, loại hình doanh nghiệp mang tính chất sở hữu nào sẽ có hành vi né tránh thuế tích cực hơn Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét các yếu tố đặc trưng của chính doanh nghiệp đó tác động thế nào đến hành vi né tránh thuế

2.7 Giả thuyết nghiên cứu

Tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản (TANGIBLE) và việc né tránh thuế của doanh nghiệp

Có nhiều yếu tố dẫn đến các hệ số nợ của công ty thay đổi theo thời gian, các thay đổi này có thể đến từ các cú sốc, làm cho chỉ số nợ của doanh nghiệp chệch khỏi mục tiêu ban đầu Các cú sốc này bao gồm tác động của dòng tiền vào

và dòng tiền chi ra đầu tư, mà tác giả gọi là thay đổi trong các điều kiện thị trường Một nghiên cứu chỉ ra rằng, một trong các trường hợp thay đổi chỉ số nợ mục tiêu của công ty, là khi gia tăng tài sản hữu hình được tài trợ bằng nợ thì hệ số nợ và đòn bẩy tài chính càng tăng (Kayhan và Titman, 2007)

Tuy nhiên, Zender (2008) lại nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu thu thập từ Compustat từ năm 1965 đến năm 2013, kết quả biểu thị hai thực trạng: thứ nhất, các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao hoặc quá thấp có xu hướng hướng về sử dụng đòn bẩy ở mức trung bình; thứ hai, các doanh nghiệp khi

đã quyết định sử dụng một hệ số đòn bẩy (cao hoặc thấp) thì có xu hướng duy trì xung quanh mức đó trong khoảng thời gian trung bình hai mươi năm Vì vậy, khi các doanh nghiệp tiếp tục gia tăng tài sản hữu hình từ các nguồn tài trợ (bao gồm nợ) thì đến một mức độ nào đó, họ phải tìm nguồn tài trợ bổ sung để giữ hệ số đòn

Trang 30

bẩy không vượt quá xa mục tiêu đặt ra, và né tránh thuế có thể xem như một trong các nguồn chiếm dụng vốn bổ sung hợp pháp

Vì vậy, thiết lập giả thuyết thứ nhất:

tránh thuế của doanh nghiệp

Đòn bẩy (LEV) và việc né tránh thuế

Theo Desai và Dharmapala (2009), việc sử dụng nợ sẽ mang lại lợi ích từ tấm chắn thuế và có thể tác động đến hành vi né tránh thuế của doanh nghiệp Theo

đó nếu công ty gia tăng sử dụng nợ để hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế thì hành vi né tránh thuế cũng sẽ hạn chế Cũng theo nghiên cứu của Wilson (2009), khi một doanh nghiệp né tránh thuế càng nhiều thì doanh nghiệp đó sử dụng nợ càng ít, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng hệ số đòn bẩy thấp thường né tránh thuế nhiều hơn

Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy những nhà quản lý né tránh thuế thường sử dụng đòn bẩy nhiều hơn trong cấu trúc vốn của họ (Dyreng, 2008) Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy rằng tại những doanh nghiệp bù đắp thuế không từ các khoản vay nợ, được dự báo sử dụng nợ ít hơn (Graham và Tucker, 2006)

Mills và Newberry (2005) giải thích vì sao tồn tại mối tương quan âm giữa né tránh thuế và đòn bẩy tài chính, theo chiều hướng né tránh thuế bản thân nó

có thể giúp các doanh nghiệp hạ thấp đòn bẩy tài chính thông qua việc gỡ bỏ nợ vay khỏi báo cáo tài chính, nói cách khác, nếu một trong những động cơ của các công ty

né tránh thuế là sử dụng né tránh thuế để hạ thấp nợ vay trong bảng cân đối kế toán,

né tránh thuế dùng để giải thích cho sự gia tăng tổng tiền

Dựa trên kết quả nghiên cứu trước, thiết lập giả thuyết:

càng thấp

Trang 31

Quy mô công ty (SIZE) và việc né tránh thuế

Nghiên cứu của Desai và Dharmapala (2009) đã chỉ ra rằng, mức độ chênh lệch giữa tiền thuế phải nộp và tiền thuế thực nộp sẽ tăng theo quy mô tổng tài sản công ty Ngoài ra, một số quan điểm cho rằng, quy mô doanh nghiệp (đại diện bằng tài sản doanh nghiệp) nếu được xem là đại diện cho chi phí chính trị, sẽ

có quan hệ nghịch biến với né tránh thuế (Zimmerman, 1983); nếu đại diện cho các hành vi về thuế thì sẽ có quan hệ đồng biến với né tránh thuế (Chen và cộng sự, 2010)

Cùng kết quả này, nghiên cứu của Graham và Wilson (2009) cũng cho thấy quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ đồng biến với né tránh thuế Bởi vì né tránh thuế được xem như là một trường hợp điển hình của mâu thuẫn báo cáo thuế, các doanh nghiệp quy mô lớn có xu hướng né tránh thuế nhiều và kéo dài qua nhiều năm

Kế thừa kết quả các nghiên cứu trước, đề tài đưa ra giả thuyết thứ ba

Tuổi đời công ty (AGE) và né tránh thuế

Theo Wang (2011), từ nghiên cứu thực nghiệm 1500 doanh nghiệp trên S&P500 từ 1994 đến 2001, cho thấy tuổi đời doanh nghiệp có mối quan hệ đồng biến với né tránh thuế Theo đó, né tránh thuế có xu hướng kéo dài qua nhiều năm hoạt động chứ không dừng lại ở từng năm riêng lẻ, hành động này ở các doanh nghiệp được thành lập lâu năm xảy ra tinh vi hơn qua các năm Vì vậy, luận văn xây dựng giả thuyết thứ tư

H 4 :Tuổi đời công ty (AGE) càng thành lập lâu thì né tránh thuế càng nhiều

Sở hữu Nhà nước và né tránh thuế

Các nghiên cứu của Kim và Zhang (2015) cho thấy các doanh nghiệp có

sở hữu của Nhà nước thường có xu hướng bảo vệ nguồn thu ngân sách hơn là tăng

Trang 32

giá trị cho các cổ đông Cùng kết quả này, nghiên cứu của Chan và cộng sự (2013)

đã cho thấy rằng so với các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước thì các doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước có xu hướng né tránh thuế cao hơn, vì các doanh nghiệp Nhà nước có mục tiêu chính trị là bảo vệ nguồn thu chính quyền, điều này thúc đẩy họ hạn chế các hành vi né tránh thuế

Nghiên cứu của Zeng (2010) và Wu và cộng sự (2013) cũng đưa ra các bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp Nhà nước chi trả thuế nhiều hơn các doanh nghiệp tư nhân, ít có xu hướng tham gia vào các hành vi né tránh thuế Cho nên các doanh nghiệp này sẽ ưu tiên thực thi chính sách thuế và nộp thuế bình thường, không quá chú trọng đến hoạt động né tránh thuế

Từ đó, đề tài xây dựng giả thuyết thứ năm

doanh nghiệp(có thể không cần đặt giả thuyết cho biến này)

Sở hữu nước ngoài và né tránh thuế

Harris và cộng sự (1993) tìm thấy các bằng chứng cho thấy các công ty

đa quốc gia sẵn sàng né tránh thuế thông qua hoạt động chuyển giá, và thuế suất hiệu lực tại Mỹ của một công ty đa quốc gia sẽ nhạy cảm với với quy định pháp lý của các chi nhánh công ty ở nước ngoài, ví dụ như các công ty có chi nhánh nước ngoài chịu thuế cao sẽ bị áp lực thuế cao tại Mỹ

Grupet và cộng sự (1993) nghiên cứu thực nghiệm bằng cách so sánh hơn

600 doanh nghiệp Mỹ năm 1987 có cổ đông nước ngoài nắm giữ hơn 50% số lượng

cổ phần với hơn 4000 doanh nghiệp Mỹ khác Và tác giả nhận thấy 600 doanh nghiệp có cổ đông nước ngoài kiểm soát sẽ chịu mức thuế thu nhập trên tổng tài sản thấp hơn những doanh nghiệp khác

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp nước ngoài chịu mức thuế thu nhập thấp hơn, vì các doanh nghiệp này sẽ gánh chịu chi phí hoạt động cao hơn, bao gồm chi phí đại lý, chi phí chuyển đổi, và điều này làm lợi nhuận các doanh nghiệp này thấp hơn

Trang 33

Một nhận định khác, các công ty nước ngoài có mức độ sở hữu, tập trung kiểm soát cao, nên có thể hạn chế các vấn đề về đại diện, giúp họ tác động trực tiếp đến chiến lược thuế của doanh nghiệp, từ đó linh hoạt hơn trong tối thiểu hóa lượng thuế phải nộp (Kinney và Lawrence, 2000) Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Kinney và lawrence (2000) cho thấy, các doanh nghiệp Mỹ có nhà đầu tư nước ngoài nắm hơn 50% cổ phần có áp lực thuế thấp hơn các doanh nghiệp còn lại Tuy nhiên, nguyên nhân của việc giảm áp lực thuế đối với các doanh nghiệp này, không phải do tiết chế được vấn đề đại diện, hay phải chịu các chi phí hoạt động lớn, mà chủ yếu đến từ cắt giảm doanh thu

Vì vậy, nghiên cứu này cũng đặt giả thuyết sở hữu nước ngoài là một trong các yếu tố tác động đến né tránh thuế của doanh nghiệp Luận văn xây dựng giả thuyết thứ sáu

doanh nghiệp (có thể không cần đặt giả thuyết cho biến này)

Thua lỗ trong hoạt động và mức độ né tránh thuế của doanh nghiệp

Nghiên cứu thực nghiệm về các thành phần tác động tấm chắn thuế của Wilson (2009) cho thấy thua lỗ trong hoạt động là một trong các yếu tố có mối tương quan dương với hoạt động né tránh thuế của doanh nghiệp, doanh nghiệp thua lỗ trong hoạt động càng nhiều có xu hướng né tránh thuế càng cao, bởi vì các doanh nghiệp thua lỗ trong hoạt động thường có nhu cầu tìm kiếm tài trợ cấp thiết hơn và tận dụng các nguồn tài trợ triệt để hơn Vì vậy, khi gia tăng mức độ né tránh thuế, bằng cách giảm thiểu số thuế phải nộp, các doanh nghiệp sẽ tích lũy được một

nguồn tái tài trợ cho hoạt động kinh doanh hơn là vay nợ

Kế thừa kết quả nghiên cứu của Wilson (2009), đề tài nghiên cứu xây dựng giả thuyết như sau:

né tránh thuế của doanh nghiệp(có thể không cần đặt giả thuyết cho biến này)

Trang 34

Có thể tóm tắt mô hình nghiên cứu như sau:

2.8 Tổng quan về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam qua các thời kỳ

Bảng 2.1: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam qua các năm

Thời gian áp

Văn bản hướng dẫn

Trước 01/07/2013

Tất cả các doanh nghiệp loại trừ các trường hợp quy định khác

25% Thông tư

BTC ngày 27/07/2012

123/2012/TT-Các hoạt động tìm kiếm, thăm

dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam

32%–50%

Tài sản hữu hình Đòn bẩy Quy mô

Sở hữu Nhà nước

Sở hữu nước ngoài Tuổi doanh nghiệp Thua lỗ trong hoạt động doanh nghiệp

Trang 35

Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm trừ dầu khí

50%

Các mỏ tài nguyên quý hiếm có

từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh

tế xã hội đặc biệt khó khăn

vị sự nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng

20%

Thông tư số 121/2013/TT-BTC ngày 16/10/2013

Tổng doanh thu năm trên 20 tỷ

Doanh nghiệp mới thành lập kể

từ ngày 01/07/2013 (trừ trường hợp thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế)

vị sự nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng

20%

Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014

và thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015

Tổng doanh thu năm trên 20 tỷ

20%

Ngày đăng: 26/03/2018, 23:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w