1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án ôn thi vào lớp 10 THPT môn ngữ văn hay

102 2,7K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 801,5 KB

Nội dung

Dàn bài chi tiết: ĐỒNG CHÍ 1Tác giả: Tên thật: Trần Đình Đắc (1926) Quê: Can Lộc, Hà Tĩnh. 1946 nhập trung đoàn thủ đô, tham gia kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Sáng tác: tập “Đầu súng trăng treo” là tác phẩm chính. Chính Hữu cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông 1967. Trong chiến dịch ấy, bộ đội ta còn hết sức khó khăn, thiếu thốn.Nhưng nhờ có tinh thần đồng đội, họ đã vượt lên tất cả để làm nên chiến thắng. 2Tác phẩm: aHoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ ra đời 1948, khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông, những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, . bĐặc điểm nội dung và nghệ thuật: Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng. Nghệ thuật:Bài thơ có hình ảnh chân thực, cụ thể mà giàu sức khái quát, cô đọng, hàm súc, giàu sức biểu cảm. Lời thơ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu. Thể thơ tự do giúp diễn tả hiện thực và cảm xúc một cách linh hoạt. Bài thơ góp phần mở ra phương hướng khai thác chất thơ, vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị, bình thường, chân thật. cPhân tích. Luận điểm 1: Bảy câu thơ đầu khắc họa cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính. cặp từ sóng đôi “anh tôi” kết hợp với thành ngữ “nước mặn đồng chua, đất cày sỏi đá” gợi tình đồng đội bắt nguồn từ sâu xa, từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân từ vùng quê nghèo khó. Từ ngữ diễn tả “Anh với tôi, xa lạ, tự phương trời chẳng hẹn quen nhau” gợi hình ảnh những người lính từ các miền quê xa xôi của tổ quốc tập hợp theo tiếng gọi của Bác, họ chung mục đích, chung lí tưởng lên đường nhập ngũ, chiến trường trở thành điểm hẹn của người lính. Điệp từ “súng, bên, đầu” gợi tả những người lính cùng sát cánh bên nhau, cùng chung chiến hào, chung nhiệm vụ thiêng liêng. Câu thơ “Đêm rét…tri kỉ” gợi tình đồng chí nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của người bạn chí cốt, mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm. câu thơ có cấu trúc đặc biệt “Đồng chí” ở vị trí thứ 7, tách ra thành độc dòng, độc khổ. Câu thơ chỉ có hai tiếng và dấu chấm than tạo một nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời lại như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ. Sáu câu đầu là cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội. Mười câu tiếp sau là những biểu hiện cụ thẻ và cảm động của tình đồng chí giữa những người lính. Tình đồng chí được nảy sinh và tôi luyện ngay trong chiến đấu. Ngôn ngữ thơ cô đọng xúc tích, giọng thơ trầm lắng thể hiện tình đồng chí thiêng liêng sâu sắc. Luận điểm 2: Mười câu thơ tiếp theo biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí Ba câu thơ “Ruộng nương...ra lính” gợi cho em những tâm sự gì của người lính tâm sự về nỗi lòng tâm tư của nhau để hiểu, cảm thông, chia sẻ. Ẩn dụ, hoán dụ...gợi tình cảm lạc quan cách mạng của người lính trẻ,lời thơ hóm hỉnh, tếu táo vui tươi. ( Chàng trai cày vốn gắn bó máu thịt với mảnh ruộng, luỹ tre xanh từ bao đời.Thế mà nay dứt áo ra đi đến phương trời xa lạ, vào nơi khói lửa, hiểm nguy....hẳn phải xuất phát từ một tình cảm lớn lao, quyết tâm mãnh liệt,sắt đá=>họ đi đánh giặc theo tiếng gọi của Tổ quốc, của Bác Hồ, họ được giác ngộ cách mạng để bảo vệ quê hương, non sông đất nước mình). Trong chiến đấu, họ phải chịu hoàn cảnh khó khăn. Tác giả xây dựng từng cặp đối xứng “Áo anh rách vai...không giày” gợi tả nụ cười bừng sáng trong giá rét, sương muối. Đó là tinh thần lạc quan cách mạng, coi thường hiểm nguy,gian khó. Lời thơ mộc mạc giản dị. Câu thơ “Anh với tôi biết từng cơn ...............mồ hôi” gợi cho em hiểu thêm về hoàn cảnh chiến đấu: Họ phải chịu những cơn sốt rét rừng hoành hành. Câu thơ “Thương nhau tay....tay” gợi cho em cảm xúc: cái nắm tay chia sẻ, vượt lên mọi gian khó, hiểm nguy trong chiến đấu, dường như được đẩy lùi bởi những người lính đã truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh chiến thắng. Hiện thực gian khổ, ác liệt nhưng họ vẫn lạc quan chiến đấu. => Có thể nói, tình đồng chí được biểu hiện đẹp đẽ, thiêng liêng rất đáng trân trọng, tự hào Luận điểm 3: ba câu thơ cuối khắc họa bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong bức tranh trên, nổi bật lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh Rừng hoang sương muối, những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm long họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét. Người lính trong cảnh phục kích giặc giữa rừng khuya còn có một người bạn nữa, đó là vầng trăng. Đầu sung trăng treo là hình ảnh được nhận ra từ đêm hành quân phục kích của chính tác giả. Nhưng hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu, chất trữ tính, chiến sĩ và thi sĩ…Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau của cuộc đời người lính cách mạng. Xa hơn, đó cũng có thể xem là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” gợi cho em suy và ấn tượng của chính tác giả “Đầu súng trăng treo”, ngoài bốn chữ này còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh, trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở rất xa chứ không phải là buộc chặt, suốt đềm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như người bạn, rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật” Chính Hữu): vầng trăng

Trang 1

ÔN THI VÀO 10- NĂM HỌC 2012.

Dàn bài chi tiết: ĐỒNG CHÍ

1-Tác giả:

-Tên thật: Trần Đình Đắc (1926)

-Quê: Can Lộc, Hà Tĩnh

-1946 nhập trung đoàn thủ đô, tham gia kháng chiến chống Pháp và Mĩ

-Sáng tác: tập “Đầu súng trăng treo” là tác phẩm chính

-Chính Hữu cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông 1967 Trong chiếndịch ấy, bộ đội ta còn hết sức khó khăn, thiếu thốn.Nhưng nhờ có tinh thần đồng đội, họ

đã vượt lên tất cả để làm nên chiến thắng

2-Tác phẩm:

a-Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:

-Bài thơ ra đời 1948, khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông, những năm đầucuộc kháng chiến chống Pháp,

b-Đặc điểm nội dung và nghệ thuật:

-Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người línhcách mạng

-Nghệ thuật:Bài thơ có hình ảnh chân thực, cụ thể mà giàu sức khái quát, cô đọng, hàmsúc, giàu sức biểu cảm Lời thơ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu Thể thơ tự do giúpdiễn tả hiện thực và cảm xúc một cách linh hoạt Bài thơ góp phần mở ra phương hướngkhai thác chất thơ, vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị, bình thường, chân thật

- Từ ngữ diễn tả “Anh với tôi, xa lạ, tự phương trời chẳng hẹn quen nhau” gợi hình ảnhnhững người lính từ các miền quê xa xôi của tổ quốc tập hợp theo tiếng gọi của Bác, họchung mục đích, chung lí tưởng lên đường nhập ngũ, chiến trường trở thành điểm hẹncủa người lính

-Điệp từ “súng, bên, đầu” gợi tả những người lính cùng sát cánh bên nhau, cùng chungchiến hào, chung nhiệm vụ thiêng liêng

-Câu thơ “Đêm rét…tri kỉ” gợi tình đồng chí nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chanhòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của người bạn chí cốt,

mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm

-câu thơ có cấu trúc đặc biệt “Đồng chí!” ở vị trí thứ 7, tách ra thành độc dòng, độc khổ.Câu thơ chỉ có hai tiếng và dấu chấm than tạo một nốt nhấn, nó vang lên như một sựphát hiện, một lời khẳng định, đồng thời lại như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu vàđoạn thứ hai của bài thơ Sáu câu đầu là cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chíkeo sơn giữa những người đồng đội Mười câu tiếp sau là những biểu hiện cụ thẻ vàcảm động của tình đồng chí giữa những người lính Tình đồng chí được nảy sinh và tôiluyện ngay trong chiến đấu

Trang 2

-Ngôn ngữ thơ cô đọng xúc tích, giọng thơ trầm lắng thể hiện tình đồng chí thiêng liêngsâu sắc.

*Luận điểm 2: Mười câu thơ tiếp theo biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí

-Ba câu thơ “Ruộng nương ra lính” gợi cho em những tâm sự gì của người lính tâm sự

về nỗi lòng tâm tư của nhau để hiểu, cảm thông, chia sẻ

-Ẩn dụ, hoán dụ gợi tình cảm lạc quan cách mạng của người lính trẻ,lời thơ hómhỉnh, tếu táo vui tươi

( Chàng trai cày vốn gắn bó máu thịt với mảnh ruộng, luỹ tre xanh từ bao đời.Thế mànay dứt áo ra đi đến phương trời xa lạ, vào nơi khói lửa, hiểm nguy hẳn phải xuất phát

từ một tình cảm lớn lao, quyết tâm mãnh liệt,sắt đá=>họ đi đánh giặc theo tiếng gọi của

Tổ quốc, của Bác Hồ, họ được giác ngộ cách mạng để bảo vệ quê hương, non sông đấtnước mình)

-Trong chiến đấu, họ phải chịu hoàn cảnh khó khăn Tác giả xây dựng từng cặp đốixứng “Áo anh rách vai không giày” gợi tả nụ cười bừng sáng trong giá rét, sươngmuối Đó là tinh thần lạc quan cách mạng, coi thường hiểm nguy,gian khó

- Lời thơ mộc mạc giản dị Câu thơ “Anh với tôi biết từng cơn mồ hôi” gợi

cho em hiểu thêm về hoàn cảnh chiến đấu: Họ phải chịu những cơn sốt rét rừng hoànhhành

-Câu thơ “Thương nhau tay tay” gợi cho em cảm xúc: cái nắm tay chia sẻ, vượt lênmọi gian khó, hiểm nguy trong chiến đấu, dường như được đẩy lùi bởi những ngườilính đã truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh chiến thắng

-Hiện thực gian khổ, ác liệt nhưng họ vẫn lạc quan chiến đấu

=> Có thể nói, tình đồng chí được biểu hiện đẹp đẽ, thiêng liêng rất đáng trân trọng, tự

-Người lính trong cảnh phục kích giặc giữa rừng khuya còn có một người bạn nữa, đó làvầng trăng Đầu sung trăng treo là hình ảnh được nhận ra từ đêm hành quân phục kíchcủa chính tác giả Nhưng hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bởinhững liên tưởng phong phú Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chấtchiến đấu, chất trữ tính, chiến sĩ và thi sĩ…Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa vớinhau của cuộc đời người lính cách mạng Xa hơn, đó cũng có thể xem là biểu tượng chothơ ca kháng chiến- nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn

-Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” gợi cho em suy và ấn tượng của chính tác giả “Đầu

súng trăng treo”, ngoài bốn chữ này còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơlửng chông chênh, trong sự bát ngát Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở rất xa chứ khôngphải là buộc chặt, suốt đềm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo

lơ lửng trên đầu mũi súng Những đêm phục kích giặc, vầng trăng đối với chúng tôi nhưngười bạn, rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật”- Chính Hữu): vầng trăng

Trang 3

như người bạn sưởi ấm lòng họ giữa rừng hoang giá rét.Câu thơ như gợi ra hình ảnhhiện thực và mối liên tưởng bất ngờ của nhà thơ-người lính, mảnh trăng như treo lơlửng trên đầu ngọn súng: súng-trăng, xa- gần, thực tại-mơ mộng, hiện thực- lãng mạnđan xen, hoà quyện làm nên vẻ đẹp của tình đồng chí.

=> Tóm lại, khổ thơ cuối đã dựng lên bức tượng đài về người lính qua lời thơ cô đọng,cảm xúc, giàu hình ảnh

d-Kết luận:

-Khẳng định giá trị bài thơ: -Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của tình đồng chí, đồngđội và hình ảnh người lính cách mạng Bài thơ có hình ảnh chân thực, cụ thể mà giàusức khái quát, cô đọng, hàm súc, giàu sức biểu cảm Lời thơ giàu chất tạo hình, giàunhạc điệu Thể thơ tự do giúp diễn tả hiện thực và cảm xúc một cách linh hoạt Bài thơgóp phần mở ra phương hướng khai thác chất thơ, vẻ đẹp của người lính trong cái bình

+Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.Giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc

2-Tác phẩm:

a-Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt

nhất

b-Đặc điểm nội dung và nghệ thuật:

-Nội dung: bài thơ khắc họa một hình ảnh độc đáo Đó là những chiếc xe không kính Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ , với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam

-Nghệ thuật: Bài thơ kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ, có chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, sáng tạo được những hình ảnh độc đáo, ngôn ngữ

và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn

c-Phân tích.

*Nhan đề bài thơ:

-Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa, nhưng chính nhan đề ấy lại thuhút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó Nhan đề làm bộc lộ toàn bộ nội dung bài thơ: hình ảnh những chiếc xe không kính Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giảm,thể hiện sự am hiểu và gắn bó với hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn

-Cái độc đáo bộc lộ ngay từ nhan đề bài thơ.Hai chữ “Bài thơ”nói lên cách khai tháchiện thực:không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính,chỉ viết về hiện thực khốc

Trang 4

liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực ấy, chất thơcủa tuổi trẻ Việt Nam vượt lên những khắc nghiệt của chiến tranh.

*Luận điểm 1: Những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường là một hình ảnh độc đáo.

- Còn hình ảnh những chiếc xe không kính của PTD là một hình ảnh thực, thực đến trầntrụi

-Tác giả giải thich nguyên nhân cũng rất thực “ Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi” Cáihình ảnh thực này được diễn tả bằng hai câu thơ rất gần với văn xuôi, lại có giọng thảnnhiên “Không có kính….đi rồi” càng gây sự chú ý về vẻ khác lạ của nó Bom đạn chiếntranh còn làm cho những chiếc xe ấy biến dạng thêm, trần trụi hơn “Không cókính….có xước” Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiếntranh, nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, thích cái lạnhư của PTD mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của thờichiến tranh chống Mỹ

*Luận điểm 2:Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn với những phẩm chất tốt đẹp

-Tư thế ung dung hiên ngang của người lính lái xe được thể hiện ở khổ thơ 1, 2 “Ungdung… buồng lái”

+ Từ láy “ung dung”gợi tả một tư thế ngồi lái tuyệt đẹp, thong thả, khoan thai thể hiện

sự bình tĩnh đến gan góc

+Điệp từ “nhìn”diễn tả cái nhìn khoáng đạt, nhìn thấp, nhìn cao, nhìn xa, nhìn gần kếthợp với giọng thơ mạnh mẽ biểu hiện sự tập trung cao độ của người lái xe

+Hình ảnh “gió vào xoa mắt đắng” được nhân hóa và chuyển đổi cảm giác đầy ấn

tượng Xe chạy thâu đêm lại không có kính nên mới có cảm giác đắng như thế Conđường phía trước là con đường chiến lược cụ thể, nó còn mang hàm nghĩa “chạy thẳngvào tim”, con đường chiến đấu chính nghĩa vì lẽ sống, vì tình thương, vì độc lập tự docủa đất nước và dân tộc

+Các từ nhìn, thấy, sa, ùa góp phần đặc tả tốc độ phi thường của chiếc xe quân sự đangbay đi,đang lướt nhanh trong bom đạn

+ Giọng thơ ngang tàng, nhịp thơ 2/2/2 nhịp nhàng cân đối: đó là sự thăng bằng củachiếc xe đang lăn bánh

+Lời thơ nhẹ nhõm,trong sáng như tiếng hát vút cao tự hào

=>Tất cả đều làm nổi bật tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh tự tin và thanh thản củangười lính lái xe

-Tinh thần lạc quan và thái độ bất chấp hiểm nguy của người lính được thể hiện ở khổ thơ 3,4: “Không có kính……thôi”.

+Các hình ảnh chiến trường: mưa, gió, bụi tượng trưng cho gian khổ, thử thách trongcuộc chiến đầy cam go

+Cấu trúc thơ lặp lại “không có ừ thì”vang lên như một chấp nhận, một thách thức coi

thường hiểm nguy của người chiến sĩ

+ Những chi tiết hiện thực đầy ắp vần thơ: “bụi phun tóc trắng như người già” diễn tảmái tóc xanh của chàng trai tuổi mười tám đôi mươi qua mấy dặm trường đã có sự đổithay đáng sợ Một kiểu hút thuốc rất lính “phì phèo”, một nụ cười “ha ha” lạc quan yêuđời, hồn nhiên cất lên khi đồng đội gặp nhau Nhiệt tình cách mạng được tính bằng

Trang 5

cung đường “trăm cây số nữa” Cung đường ấy trong bom đạn, mưa tuôn phải trả giábằng bao mồ hôi xương máu.

=>Giọng điệu ngang tàng đùa tếu nghịch ngợm, ngôn ngữ thơ gần gũi với đời thường,nhịp thơ hối hả làm nổi bật phẩm chất dũng cảm, tinh thần lạc quan coi thường khókhăn gian khổ của người lính lái xe trên đường ra trận

-Tình đồng chí đồng đội của người lính được thể hiện ở khổ thơ 5,6: “Những chiếc….xanh thêm”

+Hình ảnh: cái bắt tay qua cửa kính, bếp Hoàng Cầm, chung bát đũa, võng mắc chôngchênh đường xe chạy diễn tả nổi bật hình tượng người lính lại thêm một nét đẹp Đó làtình cảm gắn bó chia ngọt sẻ bùi như anh em ruột thịt

+Câu thơ “Lại đi lại đi trời xanh thêm”diễn tả không khí bay bổng, phơi phới, lãng mạn

mộng mơ, chứa chan hi vọng, lạc quan dạt dào

=>Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn thật cảm động

-Ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được thể hiện ởkhổ thơ cuối:

+Hình ảnh: Xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước điệp ngữ

“không”như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu đầy chông gai, bom đạn kết hợp nhịpthơ dồn dập những mất mát khó khăn làm nổi bật cái dữ dội và khốc liệt của chiếntranh: chiếc xe vận tải mang trên mình đầy thương tích Đã có biết bao chiến sĩ lái xedũng cảm hi sinh Chiếc xe như một dũng sĩ kiên cường

+Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước,trong xe có một trái tim hình ảnh hoán dụ

thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí kiên cường của người chiến sĩ lái xe vì sự nghiệpgiải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Với âm điệu trôi chảy,êm ru,hình ảnh đậmnét, ngữ điệu thật nhẹ nhõm, song khả năng khắc hoạ hình tượng nhân vật và khơi gợi

suy luận triết lí sâu sắc, trĩu nặng Ẩn sau ý nghĩa “trái tim cầm lái” là cả một chân lí

thời đại của chúng ta:sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là công cụ, vũ khí

mà là con người mang trái tim nồng nàn yêu thương,ý chí kiên cường dũng cảm, niềm

lạc quan, niềm tin vững chắc Có thể nói: câu cuối hay nhất được coi là nhãn tự, “con mắt của thơ” làm nổi bật chủ đề của bài thơ, toả sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật

trong thơ

+Giọng thơ mộc mạc, gần gũi với lời nói thường mà nhạc điệu hình ảnh ngôn ngữ rấtđẹp đã hoàn thiện bức chân dung người chiến sĩ vận tải Trường Sơn-thế hệ sẻ dọcTrường Sơn đi cứu nước

=>Tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường của người chiến sĩ trong binh đoàn vận tảiTrường Sơn trong những năm chống Mỹ cứu nước

d-Kết luận

-Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật: bài thơ khắc họa một hình ảnh độc đáo Đó

là những chiếc xe không kính Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ , với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam Bài thơ kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ, có chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, sáng tạo được những hình ảnh độc đáo, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn

-Liên hệ bản thân

Trang 6

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ 1-Tác giả:

-Cù Huy Cận(1919-2005),Hà Tĩnh Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới, với tập Lửathiêng Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và sau CMT8 giữ nhiều trọng tráchtrong chính quyền , đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đạiViệt Nam Được nhận giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật 1996 Sáng tác của ôngtiêu biểu với “Lửa thiêng” “Đất nở hoa”, “Trời mỗi ngày lại sáng”

2-Tác phẩm:

a-Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ ra đời 1958, trong chuyến đi thực tế ở vùng mỏ QuảngNinh

b-Đặc điểm nội dung và nghệ thuật bài thơ:

- Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên

và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộcsống

-Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng tưởng tượngphong phú, độc đáo, có âm hưởng khỏe khoắn, hào hung, lạc quan

=>Cảnh biển hoàng hôn bao la tráng lệ tạo nên những vần thơ đẹp của tác giả

-Vần bằng “khơi-khơi” nhẹ nhàng như nâng cánh buồm lên Chữ “căng” với “cùng” nối

ba sự vật tạo hình ảnh đẹp mới lạ diễn tả sự hăm hở lên đường của đoàn thuyền

-Giọng thơ khoẻ khoắn đưa tiếng hát vang xa,đẩy cánh buồm no gió ra khơi

-Nội dung lời hát ở khổ 2 làm nổi bật nét đẹp tâm hồn Giọng thơ ngọt ngào ngân dàivang xa:cá bạc, đoàn thoi, dệt biển,luồng sáng, dệt lưới là những hình ảnh ẩn dụ so sánhrất sáng tạo đem đến cho người đọc bao liên tưởng thú vị vẻ đẹp thơ ca viết về lao động

=> Trong khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hàohứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng mạn của người làm chủ đất nước thậtđáng trân trọng tự hào

Trang 7

*Luận điểm 2: Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển Hạ Long trong một đêm trăng đẹp, thơ mộng.

-Khổ thơ ba:Vói cảm hứng lãng mạn, tác giả khắc họa vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữabiển đêm, trong niềm vui phơi phới, khỏe khoắn của người lao động làm chủ công việccủa mình

+Nhân hóa gió, trăng làm cho thiên nhiên như con người ra sức thi đua lao động khámphá Con người mang tâm hồn phới vui tươi

+Các động từ lái, lướt, đậu, dò dàn đan, vây giăng diến tả tốc độ lao động tích cực, khẩntrương vào thế hoàn toàn chủ động

+Nhịp thơ hối hả, âm hưởng khoẻ khoắn

+Bút pháp lãng mạn làm nổi bật vẻ đẹp thần tiên của đêm trăng Hạ Long Cuộc đánh cáthực sự là một trận đánh mà mỗi thuỷ thủ là một “chiến sĩ” và ngư cụ trở thành vũ khícủa họ Chữ “lướt” đặc tả đoàn thuyền ra khơi với vận tốc phi thường, thiên nhiên cùnggóp sức với con người trên con đường lao động và khám phá

(Con người lao động nhưng chứa đựng tâm hồn lãng mạn diệu kì trước vẻ đẹp của thiênnhiên)

-Khổ thơ thứ tư khắc họa sự giàu có, đẹp đẽ của cá biển thật đặc sắc

+Hình ảnh rất mới lạ, bất ngờ: Cá nhụ, chim, đé song được vận dụng sáng tạo cáchnói của dân gian “chim thu nhụ đé”

+ Và con cá song là nét vẽ tài hoa:vẩy bạc, đuôi vàng, đen hồng,lấp lánh trên biển nước

chan hoà ánh trăng Cái đuôi được so sánh với ngọn đuốc cháy rực

+Nghệ thuật phối sắc tài tình làm cho vần thơ đẹp như bức tranh sơn mài rực rỡ.Vớicảm hứng lãng mạn, bầy cá như những nàng tiên vũ hội Câu thơ cuối “Đêm thở sao lùanước Hạ Long” lung linh huyền ảo như đưa người đọc đi vào cõi mộng

=>Với tâm hồn lãng mạn bay bổng và một tình yêu biển sâu nặng Huy Cận cho ngườiđọc những vần thơ tuyệt bút ca ngợi biển quê hương giàu đẹp

- Khổ thơ thứ năm: người dân chài cất lên tiếng hát tự hào và niềm tin yêu mãnh liệt vềbiển quê ta

+Gõ thuyền, nhịp trăng cao tiếng gõ thuyền đuổi cá hòa cùng sóng biển Vầng trăng

soi xuống mặt biển, muôn ngàn ánh vàng tan ra theo làn sóng, vỗ vào mạn thuyền làmnổi bật thiên nhiên lộng lẫy, lung linh huyền ảo

+So sánh :Biển cho cá như lòng mẹ, nuôi đời ta biển hào phóng cho nhân dân nhiềutôm cá, muối, hải sản

+Giọng thơ ấm áp, ngọt ngào,vần thơ trong sáng giàu nhạc điệu, hình ảnh so sánh thểhiện lòng tự hào về biển quê hương bao dung hào phóng

=>Cùng với chất bay bổng lãng mạn, người dân chài cất lên tiếng hát tự hào và niềm tinyêu mãnh liệt về biển quê ta

-Khổ thơ thứ 6: Con người lao động hăng say, thu được thành quả tốt đẹp nhưng tâm hồn của họ rất lãng mạn khi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên hùng tráng

+Hình ảnh: sao mờ, kéo xoăn tay, chùm cá nặng, loé rạng đông, lưới xếp buồm lên,

nắng hồng

+Từ đặc tả động tác kéo lưới “Kéo xoăn tay”

+Hình ảnh ẩn dụ “chùm cá nặng”gợi sự được mùa cá

Trang 8

+Từ đặc tả màu sắc “vẩy bạc đuôi vàng” cách sử dụng màu sắc của nhà thơ rất điêuluyện Sắc cá dưới ánh trăng và sắc cá dưới ánh rạng đông đều được miêu tả tuyệt đẹp.

=> Con người lao động hăng say, thu được thành quả tốt đẹp nhưng tâm hồn của họ rấtlãng mạn khi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên hùng tráng

Với cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và con người, tác giả cho người đọc thấy vẻ đẹpbình dị của con người lao động như hoà vào vẻ đẹp của thiên nhiên, làm chủ thiên nhiênđất nước

-Khổ thơ cuối vang lên khúc ca khải hoàn được viết bằng mồ hôi công sức của conngười lao động xây dựng đất nước

+Nhân hoá con thuyền và mặt trời diễn tả thiên nhiên với con người đang cướp lấy thờigian

+Cấu trúc song hành ở 2 câu giữa diễn tả nhịp sống lao động tích cực, khẩn trương.+Hình ảnh “mặt trời đội biển” toả sáng chan hoà bao trùm biển khơi

+Câu hát mang âm điệu nhẹ nhàng phơi phới diễn tả khí thế hăm hở và sảng khoái vìthành quả tốt đẹp của đêm lao động cật lực

+Hình ảnh hoán dụ “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”khép lại bài thơ nhưng lại mở ramột trường liên tưởng về một tương lai tốt đẹp

d-Kết bài.

-Khẳng định giá trị bài thơ: Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sựhài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhàthơ trước đất nước và cuộc sống Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hìnhảnh bằng liên tưởng tưởng tượng phong phú, độc đáo, có âm hưởng khỏe khoắn, hàohung, lạc quan

-Liên hệ bản thân

BẾP LỬA 1-Tác giả:

-Nguyễn Việt Bằng sinh 1941, Hà Tây

-Ông làm thơ từ đầu năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kìkháng chiến chống Mĩ Hiện nay ông là Chủ tịch hội lien hiệp Văn học nghệ thuật HàNội

2-Tác phẩm:

a-Hoàn cảnh sáng tác: Bếp lửa là tác phẩm đầu tay, sáng tác năm 1963, khi nhà thơ

đang học đại học ở Liên Xô

b- Đặc điểm nội dung và nghệ thuật:

-Nội dung: Qua dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơBếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thểhiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối vớigia đình, quê hương, đất nước

-Nghệ thuật: bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận,sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉniệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu

c-Phân tích.

Trang 9

*Luận điểm 1:Ba câu thơ đầu khắc họa hình ảnh bếp lửa khơi nguồn dòng hồi tưởng của nhà thơ.

-Điệp ngữ “một bếp lửa” nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa đời thường nhóm bằng nhiên liệucủi lửa, rơm rạ trong mỗi gia đình Việt Nam từ bao đời nay Đó là hình ảnh đặc biệtkhơi nguồn cảm xúc Cách giới thiệu rất tự nhiên mà hợp lí

-Từ láy tượng hình “chờn vờn” giúp ta hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹquanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhòa của hình ảnh kí ức theo thời gian Đó là hình ảnhgần gũi quen thuộc trong mỗi gia đình từ bao đời

-Từ láy“Ấp iu”là sự sáng tạo của nhà thơ trẻ Đây là từ láy được biến thể của hai từ ấp ủ

và nâng niu gợi bàn tay kiên nhẫn khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửabằng công việc cụ thể Từ hình ảnh bếp lửa , lien tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa,nhóm bếp, đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa

- Còn câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” dùng từ ngữ diễn đạt cảm xúc trựctiếp gợi hình ảnh bà xuất hiện trong nỗi nhớ của đứa cháu Hình ảnh bếp lửa gợi nỗinhớ về bà với bao lo toan vất vả

*Luận điểm 2: Hình ảnh bếp lửa gợi kí ức tuổi thơ

-Hình ảnh: đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy, khói hun nhèm, sống mũi còncay =>Thành ngữ gợi tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói 1945 (người chếtđói như ngả rạ)

-Hình ảnh, âm thanh tu hú kêu chi hoài trên cánh đồng gợi sự liên tưởng khác: tiếngchim quen thuộc như giục giã, khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậynhững hoài niệm nhớ mong

-Hình ảnh giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, bà dựng túp lều tranh, cháu ỏ cùng bà, bà dạycháu =>điệp từ “bà, cháu” gợi tình cảm bà cháu sớm tối quấn quýt bên nhau, cháusống trong sự cưu mang dạy dỗ của bà, sớm có tinh thần tự lập

+Một loạt hình ảnh gợi năm tháng giặc Pháp tàn phá, hai bà cháu phải sống trong giankhổ nhưng bà luôn là chỗ dựa tinh thần cho cháu

-Hình ảnh bếp lửa, một ngọn lửa bà luôn ủ, một ngọn lửa chứa niềm tin

- Điệp ngữ, ẩn dụ diễn tả hình ảnh bếp lửa được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiênliệu ở bên ngoài, mà còn chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà- ngọnlửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin Bởi vậy, từ bếp lửa đã gợi đến ngọn lửa,với ý nghĩa trừu tượng và khái quát Như thế, hình ảnh bà không chỉ là người nhóm lửa,giữ lửa mà còn là người truyền lửa- ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nốitiếp Có thể nói đây là hình ảnh đẹp tráng lệ, là điểm sáng của bài thơ

=> Bà hiện lên với bao phẩm chất của người phụ nữ: vững vàng trước mọi thử tháchcủa hoàn cảnh.Luôn là chỗ dựa tinh thần cho con cháu

*Luận điểm 3: mười một câu thơ tiếp theo khắc họa hình ảnh bếp lửa gợi những suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời của bà.

-Hình ảnh: lận đận, nắng mưa, bà giữ thói quen dậy sớm, nhóm bếp, nhóm niềm yêuthương, nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ, kì lạ thiêng liêng.Từ láy và từ gợi tả: lận đận,nắng mưa

-Điệp từ “nhóm” lặp 4 lần có điểm chung là cùng gắn với hành động nhóm bếp, nhómlửa của bà nhưng lại khác nhau ở những ý nghĩa cụ thể: khí thì nhóm bếp lửa ấp iu nồngđượm để sưởi ấm cho bà cháu qua cái lạnh buốt của sương sớm; đến câu tiếp đã vừa

Trang 10

nhóm bếp luộc khoai, luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng mà như còn đem đến cho đứacháu nhỏ cái ngọt bùi của sắn khoai, của tình yêu thương vô hạn của bà Đến lần thứ bathì lòng bà còn mở rộng hơn cùng với nồi xôi gạo mới mùa gặt là tình cảm xóm làngđoàn kết gắn bó, chia ngọt sẻ bùi và đến câu thứ tư thì hoàn toàn mang ý nghĩa trừutượng: nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ Đoạn thơ đã làm nổi bật hình ảnh người bà nhómlửa không chỉ bằng đôi tay mà bằng cả tấm lòng đôn hậu bao dung.

+Câu cảm thán “Ôi kì lạ bếp lửa” gợi cảm xúc dồn nén bỗng ùa ra, trào lên gợi liêntưởng về bà, mẹ, mái ấm tình thương, về bếp lửa gia đình Việt Nam

=>Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, là người phụ nữ Việt Nam tảo tầnnhẫn nại, đầy yêu thương Bếp lửa là tình bà ấm nóng, là tay bà chăm chút Bếp lửa gắnvới những gian khó nhọc nhằn của đời bà.Nhóm bếp lửa là nhóm niềm vui, sự sống,thắp sáng ước mơ cho cháu, là mở ra tương lai sáng ngời cho cuộc đời của cháu và cũng

là người truyền ngọn lửa của niềm tin cho cả thế hệ mai sau Đó là bếp lửa kì diệu vàthiêng liêng rất đáng tự hào

*Luận điểm 4: khổ thơ cuối khắc họa nỗi nhớ bà của đứa cháu xa quê.

-Hình ảnh cuộc sống mới: ngọn khói trăm tàu,lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, luônnhắc nhở bà nhóm bếp lên chưa?

=> Giọng thơ đằm thắm ngọt ngào kết hợp với câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ, tác giảmuốn hỏi bà, nhắc bà việc nhóm bếp để nói lên cái ý không bao giờ quên quá khứ,không bao giờ quên được hình ảnh bà với bếp lửa của một thời thơ ấu nghèo khổ, giannan mà ấm áp nghĩa tình Như vậy, hình ảnh trung tâm mở đầu, khơi nguồn mạch cảmxúc của bài thơ, của dòng hồi tưởng đã được khép lại bằng chính hình ảnh ấy Bài thơ

có kết cấu đầu cuối tương ứng để khép lại mạch cảm xúc trọn vẹn về tình bà cháu

-Liên hệ bản thân

Trang 11

ÁNH TRĂNG

1-Tác giả:

-Nguyễn Duy, 1948, Thanh Hóa Ông gia nhập quân đội, vào binh chủng Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường Sau 1975, làm báo văn nghệ Giải phóng Từ

1977, ông là đại diện thường trú báo văn nghệ tại Thành phố HCM

-Ông là một trong nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước

-Sáng tác: tập Ánh trăng đạt giải A năm 1984

c-Phân tích.

*Luận điểm 1 : -Ba khổ thơ đầu khắc họa mối quan hệ giữa tác giả với ảnh vầng trăng trong quá khứ

-Hồi nhỏ:sống với đồng, với sông, với bể

-Vần lưng “đồng –sông”, điệp từ “với” diễn tả tuổi thơ đi nhiều, biết nhiều điều=>vầngtrăng gắn bó thân thiết

-Hồi chiến tranh: Ở rừng, trăng thành tri kỉ, trần trụi,hồn nhiên như cây cỏ,vầng trăngnghĩa tình

+Nhân hoá vầng trăng, ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị diễn tả vầng trăng như người bạntri kỉ ân tình có lẽ không bao giờ quên được

-Hồi về thành phố: quen ánh điện cửa gương, vầng trăng qua ngõ như người dưng quađường Nhân hoá ánh trăng,so sánh diễn tả hình ảnh vầng trăng tình nghĩa thuở xưa đãtrở thành người xa lạ

=> hoàn cảnh sống đã làm lòng người quên quá khứ trụi trần, nhất là quá khứ gian khổ

*Luận điểm 2: Tình huống bất ngờ khơi gợi sự suy ngẫm của nhà thơ về con người

và cuộc đời.

+Tình huống: đèn điện tắt,phòng tối om, vội bật tung cửa sổ,đột ngột vầng trăng tròn.+Động từ mạnh, nhịp thơ trôi chảy diễn tả tâm trạng ngột ngạt khó chịu, hành độngkhẩn trương tìm ra nguồn ánh sáng

+Từ láy:đột ngột diễn tả sự bất ngờ

+Hình ảnh vầng trăng tròn tình cờ mà tự nhiên, đột ngột hiện ra vằng vặc giữa trời,chiếu vào căn phòng tối om kia, chiếu lên khuôn mặt đang ngửa lên nhìn trời, nhìntrăng kia Khổ thơ như một cứu cánh, như một cái nút để khơi gợi tâm trạng và suyngẫm của tác giả

*Luận điểm 3: Hai khổ thơ cuối: gợi sự suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời, con người.

+Hình ảnh:ngửa mặt nhìn mặt,có cái gì rưng rưng, như là rừng là bể, là sông,là đồng,

Trang 12

+Điệp từ:mặt, so sánh, liệt kê,từ láy diễn tả tư thế tập trung chú ý, đối mặt, nhìn mặttrực tiếp và cảm xúc trào dâng khi quá khứ dội về.Vầng trăng gợi lên bao kỉ niệm đờingười.

+Trăng cứ tròn vành vạnh:vẻ đẹp của nghĩa tình đầy đặn thuỷ chung nhân hậu bao dungcủa thiên nhiên, của cuộc đời

+Vầng trăng im phăng phắc diễn đạt sự trách móc trong im lặng, là sự tự vấn lươngtâm

+Cái giật mình:phản xạ của người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình bạc bẽo Sự nông nổi trong cách sống của mình Cái “giật mình” ở đây thật chân thành có sức cảm hóa lòng người Hai tiếng “giật mình” cuối cùng bài thơ như một tiếng chuông rất khẽ nhưng ngân vang rất xa và đọng lại rất lâu Bài thơ gợi nhắc con người sống phải có nghĩa tình với quá khứ,uống nước phải nhớ nguồn

-Liên hệ bản thân

Trang 13

MÙA XUÂN NHO NHỎ

I-Khái quát về tác giả tác phẩm:

a-Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:

-Bài thơ: ra đời 1980, trong hoàn cảnh đất nước được thống nhất, đang xây dựng cuộcsống mới nhưng còn vô vàn khó khăn thử thách và chưa đầy một tháng khi nhà thơ quađời

b-Mạch cảm xúc và bố cục của bài thơ.

-Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ những cảm xúc trực tiếp, hồn nhiên trong trẻo trước vẻđẹp và cuộc sống của mùa xuân thiên nhiên của đất nước, con người, từ đó bộc lộ suynghĩ ước nguyện gắn bó, hòa nhập và cống hiến cho đời, cuối bài là những cảm xúcthiết tha, tự hào về quê hương qua làn điệu xứ Huế

-Bố cục: bốn phần

+ 6 câu đầu: Cảm xúc của nhà thơ trước thiên nhiên mùa xuân xứ Huế

+Hai khổ tiếp: Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước

+Hai khổ tiếp: suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ

+Khổ cuối: Lời ca ngợi quê hương qua làn điệu dân ca Huế

c-Đặc điểm nội dung và nghệ thuật.

+Nội dung khái quát: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước,góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc

+Nghệ thuật: Bài thơ theo thể năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, thiêt tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp giản dị, gợi cảm, nhiều so sánh và sáng tạo ẩn dụ

d-Ý nghĩa nhan đề bài thơ :

-Khái niệm chỉ thời gian trừu tượng, vô hinh =>Thanh Hải cảm nhận như một vật thẻ cóhình khối nho nhỏ để có thể dâng hiến cho đời

-Mùa xuân là mùa khởi đầu một năm, đời người bắt đầu từ tuổi trẻ đây là thời điểmvạn vật đang căng tràn sức sống.=>suy nghĩ, hành động đẹp vì con người

-Mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, Sống giữa cộng đồng phải có trách nhiệmvới cộng đồng, tập thể đó Mỗi người phái sống đẹp có ích như mùa xuân Nhiều mùaxuân nho nhỏ sẽ tạo nên mùa xuân lớn của dân tộc

-Đây là cách nói khiêm nhường, khiêm tốn của người con quê hương sắp trở về với cátbụi nên thật chân thành tha thiết

II-Phân tích tác phẩm.

1-Đoạn 1:Cảm xúc của nhà thơ trước thiên nhiên mùa xuân xứ Huế đẹp, sống động

Mọc giữa dòng sông xanhMột bong hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Trang 14

Hót chi mà vang trờiTừng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng.

-Hình ảnh“dòng sông xanh, bông hoa tím biếc”, và đặc biệt là âm thanh của “con chimchiền chiện hót vang trời”là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân được tác giả lựachọn tiêu biểu để dựng lên bức tranh xuân tươi đẹp

-Với phép tu từ đảo ngữ, động từ “mọc, đứng trước chủ ngữ “một bông hoa” tạo ấntượng đột ngột, sự vật trở nên sống động đang diễn ra nơi dòng song quê hương vốn rấtthơ mộng

-Cảm xúc của nhà thơ được tác giả thể hiện thành công ở hình ảnh “Giọt long lanh rơi”:giọt ở đây có thể là giọt mưa xuân đầu tiên rơi trên cành lá, giọt sương long lanh trênngọn cỏ, hay là giọt âm thanh của con chim chiền chiện, hay giọt mùa xuân được kếtđọng bởi âm thanh của con chim và đất trời vào xuân hoà quyện giữa đất trời quêhương Có thể nói, sự sáng tạo nghệ thuật của thi nhân tạo nên phong cách thơ, hìnhảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở hai câu thơ trên là tưởng tượng phong phú kì diệu (từthính giác “chim chiền chiện hót” đến thị giác “từng giọt long lanh rơi” đến xúc giác

“tôi hứng”

-“Tôi hứng” diễn tả cảm xúc say sưa, ngây ngất, sự nâng niu trân trọng vẻ đẹp của đấttrời mùa xuân trên quê hương mình=>Cảnh vật mùa xuân đẹp rực rỡ vui tươi, sốngđộng, ấm áp tình người Câu thơ chứa chan cảm xúc và ấm áp tình người Tác giảdường như đang đứng giữa đất trời mùa xuân để cảm nhận vẻ đẹp mà thiên nhiên ban

tặng cho con người

2- Đoạn 2: Cảm xúc ngợi ca, tự hào của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước cách mạng.

-Từ mùa xuân thiên nhiên, đất trời, nhà thơ chuyển sáng cảm nhận về mùa xuân đấtnước Tác giả hướng tới những con người cụ thể, những người làm nên lịch sử, làm nênmùa xuân

-Hình ảnh được lặp lại: “mùa xuân”, “lộc”, “người” như trải rộng khung cảnh hiện thựcgắn với cuộc sống, chiến đấu và lao động của nhân dân Đây là hai nhiệm vụ chính củađất nước

-Điệp từ “lộc” được dùng với hai lớp nghĩa: nghĩa đen là nhành non, lá nõn Còn nghĩa

ẩn dụ là sức sống mạnh mẽ vươn lên, là những giá trị thành quả tốt đẹp

-Các từ “giắt đầy, trải dài gợi một màu xanh bất tận, một sức xuân dâng tràn trên khắpmọi nẻo đường

-Lộc trên cành lá ngụy trang theo bước chân người cầm súng ra trận và theo những bàntay người ra đồng Chính họ đem mùa xuân đi khắp mọi miền Tổ quốc

-Lặp cấu trúc “tất cả”, và lối so sánh trực tiếp như “hối hả, xôn xao”, kết hợp với nhịpthơ hối hả, khẩn trương hoà vào nhịp điệu lao động của con người trong những nămtháng gian lao mà hào hung của đất nước

-Từ những con người cụ thể, nhà thơ nghĩ về đất nước trong suốt chiều dài lịch sử vừathương xót vừa tự hào: “Đất nước bốn nghìn năm

.phía trước”

+Đất nước được nhân hóa, mang sự sống như con người: đất nước vất vả gian laonhưng sức sống bền bỉ kiên cường và mỗi mùa xuân như được tiếp thêm sức sống mới

Trang 15

-So sánh đẹp kì vĩ “Đất nước như vì sao” nâng đất nước lên tầm cao mới Đó là ước mơkhát vọng của nhà thơ.

=>Với nhịp thơ nhanh, tác giả thể hiện cảm xúc ngợi ca tự hào trước nhịp điệu hối hảcủa đất nước bước vào xuân

3- Đoạn 3 : Suy ngẫm và ước nguyện dâng hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải

-Trước mùa xuân lớn của đất nước cách mạng, nhà thơ tâm niệm vè mùa xuân của riêngmình một khát vọng hòa nhập cho mùa xuân chung :

Ta làm con chim hót tóc bạc

-Hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu: Ta làm con chim hót, Ta làm một cành hoa, Làm nốtnhạc trầm xao xuyến thể hiện ước nguyện làm con chim dâng tiếng hót cho đời, làmbông hoa tỏa sắc hương và làm nốt nhạc trầm xao xuyến trong bản hòa tấu muôn điệucủa dân tộc Những hình ảnh này lặp lại tạo sự đối ứng chặt chẽ cho mạch cảm xúc thơ +Đại từ “ta” vừa chỉ số ít: sắc thái trang trọng, vừa chỉ số nhiều: tâm sự của nhiềungười=>ta vừa nói được niềm riêng của nhà thơ vừa diễn tả được cái chung cho nhiềungười

+Điệp ngữ “Ta làm” kết hợp một loạt hình ảnh tiêu biểu tô đậm sự hóa thân tác giả đểlàm đẹp cho đời

+Hình ảnh “Một mùa xuân nho nhỏ”-> ẩn dụ để chỉ nhà thơ (mối quan hệ giữa cá nhânvới cộng đồng), là mùa xuân của tài hoa và sáng tạo nghệ thuật thi ca của Thanh Hảinhằm cổ vũ động viên nhân dân chiến đấu và lao động xây dựng đất nước

+Điệp ngữ “dù là”kết hợp hình ảnh tuổi hai mươi, tóc bạc thể hiện sự cống hiến không

4-Đoạn 4 :Lời ngợi ca quê hương của Thanh Hải trước lúc đi xa.

-Làn điệu dân ca xứ Huế : Nam ai, Nam bình được ngân nga khắc họa lời ca từ biệt thật thân tình ấm áp, đầy xúc động của người con xứ Huế sắp xa quê mãi mãi làm rung động trái tim

c-Kết luận

Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc

Trang 16

VIẾNG LĂNG BÁC (Viễn Phương)

I-Tác giả.

-Tên thật : Phan Thanh Viễn (1928-20050) ở An Giang

-Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống

*Mạch vận động cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác:

-Khổ đầu: Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng

-Khổ hai: Cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác

-Khổ ba: Cảm xúc khi vào trong lăng, đứng trước di hài Bác

-Khổ cuối: Cảm xúc trước khi sắp trở về miền Nam

=>mạch cảm xúc này tạo nên một bố cục khá đơn giản, tự nhiên và hợp lí của bài thơ

4-Khái quát nội dung và nghệ thuật.

-ND: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc củ nhà thơ và của mọingười đối với Bác Hồ khi và lăng viếng Bác

-NT: Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngônngữ bình dị mà hàm súc

5-Phân tích

a-Khổ thơ đầu: Cảm xúc của tác giả trước cảnh vật bên ngoài lăng.

-Câu thơ đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” chứa đậm chất tự sự như một lờithông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương

-Tác giả xưng hô “con” gọi “Bác” thể hiện tình cảm của đồng bào với lãnh tụ gần gũi,mật thiết như tình cảm của con với cha Đây là cách xưng hô thường thấy đối với Bác,nhưng với Viễn Phương nó vẫn mang sắc thái tình cảm riêng bởi ông là người con củamiền Nam bao năm chiến đấu anh dũng, miến Nam luôn ở trong trái tim tôi

-Tác giả dùng từ “thăm” như con về thăm cha, lối nói tránh làm giảm đi nỗi đau thươngmất mát lớn của dân tộc trước sự ra đi của Người

-Hình ảnh đầu tiên và cũng là ấn tượng đậm nét với tác giả về cảnh quan bên lăng Bác

là hình ảnh tả thực“đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”, một hình ảnh rất đỗi quenthuộc thân thương của làng quê Việt Nam: cây tre

-Hình ảnh ẩn dụ “Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam-Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường và phẩm chất tốtđẹp của dân tộc Việt Nam Hàng tre ấy cũng là hình ảnh, cây cối mang màu xanh đấtnước về đây hội tụ giữ giấc ngủ bình yên cho Người

Trang 17

=>Có thể nói, hình ảnh hàng tre như khúc dạo đầu đã nói lên bao xúc động, bồi hồi ngợi

ca, tự hào của nhà thơ về lãnh tụ, về dân tộc

b-Khổ thơ thứ hai: Cảm xúc của tác giả trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác.

-Khổ thơ thứ hai được xây dựng bởi hai cặp câu, mỗi cặp đều có sự sóng đôi của mộthình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ:

+Hình ảnh “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng”, mặt trời thiên nhiên được nhân hóavới hai hành động: ngày ngày vận hành trong vũ trụ, đi qua bên lăng và thấy một mặttrời trong lăng rất đỏ

+ Hình ảnh “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” là ẩn dụ chỉ Bác Hồ Bác là bạn củamặt trời- thiên thể kì vĩ bậc nhất trong vũ trụ Nếu mặt trời thiên nhiên soi sáng cho vạnvật sinh sôi phát triển thì mặt trời Bác mang ánh sáng soi đường đi cho cách mạng, vàđưa con thuyền cách mạng của Việt Nam đi đến bến bờ thắng lợi

+Chi tiết đặc tả“rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tổ quốc, vì nhân dân, trái timyêu thương vô hạn của Bác

->Cách nói như vậy là để ngợi ca sự vĩ đại, trường tồn bất diệt hình ảnh của Ngườitrong lòng dân tộc Đồng thời thể hiện lòng tôn kính, ngưỡng mộ, tự hào, biết ơn đốivới Bác

-Hòa vào dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác, Viễn Phương vô cùng xúc động màviết nên những câu thơ sáng giá: “Ngày ngày…mùa xuân”:

+Điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, cõi Bác, vừa gợitấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác Hai câu thơ có sự sóng đôi của một hình ảnhthực “Dòng người đi trong thương nhớ” gợi lên không gian tràn ngập nhớ thương, nỗinhớ bao trùm khắp không gian và thời gian vô tận

+Nỗi nhớ thương của mỗi người như kết lại thành tràng hoa dâng bảy mươi chin mùaxuân”- cuộc đời Bác Hình ảnh tràng hoa là ẩn dụ độc đáo Nó được gắn với những vinhquang, thành quả tốt đẹp, được kết dệt từ lòng thành kính, ngưỡng mộ dâng lên Báckính yêu

=>Đây là những vần thơ đẹp kết hợp với nhịp thơ chậm, trải dài diễn tả không khíthiêng liêng thành kính, thiết tha nơi lăng Bác và niềm xúc động lớn lao của trái tim

c-Khổ thơ thứ ba: Cảm xúc của tác giả khi ở trong lăng viếng Bác.

-Tình cảm trào dâng mãnh liệt khi nhà thơ vào trong lăng, đứng trước di hài Bác

+Hình ảnh Bác nằm trong lăng được diễn tả xúc động bởi khung cảnh và không khíthanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhàthơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ:

+Tâm trạng xúc động của tác giả được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

………trong tim

Trang 18

“Trời xanh, vầng trăng” là hình ảnh vũ trụ kì vĩ gợi suy ngẫm về cái cao cả, vĩ đại, bấtdiệt, trường tồn ở Bác Người đã hóa vào thiên nhiên đất nước, dân tộc Dù lí trí khẳngđịnh như vậy nhưng tình cảm xót thương không chấp nhận sự mất mát thực tế Câu cảmthán “Mà sao….tim!” diễn tả trực tiếp những tình cảm chân thành, trào dâng, xót đau,thương tiếc vô hạn của nhà thơ trước di hài của Người.

=>Với giọng thơ thành kính, thiêng liêng, tác giả thể hiện nỗi xót thương vô hạn củangười con miền Nam, cũng như của cả dân tộc trước sự ra đi của vị lãnh tụ

d-Khổ thơ cuối: Cảm xúc lưu luyến của nhà thơ trước khi trở về miền Nam.

-Nỗi đau lắng lại nhường chỗ cho những cảm xúc lúc ra về Lòng nhớ thương kìm nénđến lúc này đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về……trào nước mắt”

-Tâm trạng lưu luyến chẳng muốn chia xa Tình cảm đã chấp cánh cho ước mơ, thi sĩmuốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật bên lăng Bác, để được ở mãi bên Người: Muốn làm…

….trung hiếu trốn này

+Điệp ngữ “Muốn làm” kết hợp các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập

đã diễn tả tình cảm thiết tha, khát vọng trào dâng mãnh liệt và tô đậm ước nguyện chânthành: muốn làm con chim dâng tiếng hót, đóa hoa dâng sắc hương và nhất là muốn làmcây tre trung hiếu để mãi mãi bên Bác Hình ảnh cây tre lặp lại tạo nên kết cấu đầu cuốitương ứng, tạo ấn tượng đẹp, làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn.Bài thơ tưởng khéplại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí

=>Với giọng thơ thiết tha, ngọt ngào, giàu nhạc điệu, tác giả bộc lộ tình cảm lưu luyến,tấm lòng thủy chung của đồng bào miền Nam cũng như của dân tộc Việt Nam với lãnhtụ

đ-Đặc điểm nghệ thuật bài thơ.

-Giọng điệu rất phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc Đó là giọng vừa trang nghiêm,sâu lắng, vừa thiết tha, đau xót, tự hào, thể hiện đúng tâm trạng xúc động khi vào lăngviếng Bác Giọng điệu ấy được tạo nên bởi nhiều yếu tố: thể thơ, nhịp điệu của các câuthơ, từ ngữ và hình ảnh

-Thể thơ và nhịp điệu: thể thơ 8 chữ (nhưng có dòng 7 chữ, hoặc 9 chữ) Cách gieo vầntrong từng khổ cũng không cố định, có khi liền, có khi cách Nhịp thơ chậm diễn tả sựtrang nghiêm, thành kính lắng đọng trong tâm trạng nhà thơ Riêng khổ thơ cuois nhịpthơ nhanh hơn, với điệp từ “Muốn làm” được lặp lại ba lần thể hiện mong ước tha thiết

và nỗi lưu luyến của tác giả

-Hình ảnh thơ trong bài có nhiều sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ,biểu tượng Đặc sắc nhất là hình ảnh ẩn dụ- biểu tượng (mặt trời trong lăng, tràng hoa,trời xanh, vầng trăng)vừa quen thuộc, gần gũi với hình ảnh thực, lại vừa sâu sắc, có ýnghĩa khái quát và giá trị biểu cảm

Trang 19

SANG THU (Hữu Thỉnh)

I-Tác giả:

-Tên đầy đủ: Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh 1942, ở Tam Dương, Vĩnh Phúc

-Năm 1963 nhập ngũ, vào binh chủng tăng thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoa, tuyênhuấn trong quân đội, bắt đầu sáng tác thơ

-Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùathu Nhiều vần thơ của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trongtrẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng

-Năm 2000 là tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam

II-Tác phẩm.

1-Hoàn cảnh ra đời: bài thơ ra đời 1977 được in trong tập “Từ chiến hào về thành phố”,

đất nước thống nhất được hai năm

-Bối cảnh ra đời của bài thơ là thời điểm giao mùa hạ- thu ơ vùng nông thôn đồng bằngBắc Bộ

2-Đặc điểm nội dung và nghệ thuật.

-Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối

hạ sang đầu thu, qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên thiết tha, tâm hồn nhạy cảm, sâu sắccủa nhà thơ

-Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, có nhiều hình ảnh đặc sắc, giàu sức biểu cảm,ngôn ngữ trong sáng, nhiều từ ngữ gợi trạng thái cảm xúc

3-Phân tích

a-Khổ thơ đầu: Những tín hiệu đầu tiên của thời điểm giao mùa từ hạ sang thu.

-Khoảnh khắc giao mùa của tạo vật được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan rất tinh

tế và mới mẻ Với Hữu Thỉnh, tín hiệu đầu tiên không phải là hoa cúc vàng, hay bầutrời thu quen thuộc, hay hương cốm mà là hương ổi chín thơm:

Bỗng nhận ra hương ổiPhả vào trong gió se

+Đầu thu, hương ổi chín thơm tỏa hương khắp không gian náo nức như thông điệp mùathu Cái mùi vị quê hương ấy không lạ trong đời nhưng lại rất hiếm trong thi ca

+Từ “Phả” gợi hương đậm, như sánh lại, có lẽ còn bởi gió se Gió đầu thu se sắt, chớmlạnh, hơi khô

+Cùng với hương ổi là gió thu, sương thu “Sương chùng chình qua ngõ” Sương đượcnhân hóa “chùng chình” gợi màn sương giăng mắc, nhẹ nhàng, như cố ý chậm lại, vừa

mơ hồ, vừa chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm Từ “ngõ” diễn tả vừa làngõ thực vừa gợi cửa ngõ thời gian thông giữa hai mùa Sương bâng khuâng, lưu luyếnnhư chưa muốn bước hẳn vào thu

-Cảm hứng mùa thu mở ra bất chợt, ngỡ ngàng và thi sĩ đã mở lòng đón nhận Thiênnhiên được cảm nhận qua nhiều yếu tố, từ những gì vô hình (hương, gió), mờ ảo(sương), đến cái hữu hình nhỏ hẹp và gần (ngõ) và bằng nhiều giác quan: khứu giác(mùi hương ổi), xúc giác (hơi gió se), thị giác (sương chùng chình)

+Câu thơ cuối “Hình như thu đã về” như thầm hỏi, ngỡ ngàng chưa thể tin Tâm hồnthi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của tạo vật Cảnh sang thu của trời đátthấp thoáng hồn người sang thu

Trang 20

=>Với sự cảm nhận tinh tế và mới mẻ, tác giả bộc lộ cảm xúc ngỡ ngàng, ngạc nhiêntrước cảnh vật thiên nhiên khi phút giao mùa giữa hạ sang thu đã đến.

b-Khổ thơ thứ hai: Bức tranh thiên nhiên sang thu được tác giả cảm nhận rõ rệt hơn,

+Dòng sông thu không cuồn cuộn, gấp gáp như mùa mưa lũ ngày hạ mà dềnh dàng,chậm chạp, thong thả, lững lờ trôi như đang lắng lại, trầm xuống, ngẫm ngợi suy tư,ngập ngừng

+Đối lập với cảnh nơi dòng sông dềnh dàng là cánh chim trời vội vã chuẩn bị chuyến đitrú rét hay về tổ lúc chiều hôm nhưng chỉ là cái vội vã mới bắt đầu Có thể nói, phải có

sự cảm nhận tinh tế lắm nhà thơ mới nhận ra sự bắt đầu ấy

+Không khí thu vẫn thư thái, êm ả, lâng lâng, dìu dịu Thu đang ở cửa ngõ của mình, vìthế “đám mây mùa hạ mới “vắt nửa mình sang thu” cho bầu trời nhuộm nửa sắc thu Cảcảnh vật và lòng người đang bước vào thu mà dường như còn quyến luyến mùa hạ.+Hình ảnh “đám mây sang thu” là hình ảnh sáng tạo độc đáo làm nổi bật phong cáchthơ Hữu Thỉnh Đám mây trắng mềm mại trải dài như tấm khăn voan của người thiếu

nữ duyên dáng, thảnh thơi, nhẹ nhàng vắt nửa mình sang thu Hình ảnh này có tính tạohình trong không gian nhưng lại có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian Mây làthực, ranh giới mùa là ảo, đó là sản phẩm của trí tưởng tượng rất đỗi nên thơ và độc đáocủa thi nhân

c-Khổ thơ cuối: Những tín hiệu thiên nhiên chuyển mùa từ hạ sang thu đã gợi sụ suy ngẫm của nhà thơ.

-Đến khổ thơ cuối, khoảnh khắc giao mùa được cảm nhận bằng kinh nghiệm suy tư sâulắng chứ không phải bằng cảm nhận trực tiếp như hai khổ trên

+Vấn là nắng, mưa, sấm, chớp như mùa hạ nhưng mức độ khác, lắng dần, chừng mực

ổn định hơn Nắng cuối hạ, còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần, bớt chói gắt, nóng bứchơn

+Những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ cũng vơi dần:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

+Và những tiếng sấm bất ngờ đi cùng cơn mưa rào ngày hạ giờ cũng bớt đi, nhẹ đi: Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

-Cũng có thể hiểu hàng cây đã lớn, đã qua bao vụ chuyển mùa nên không còn bị bấtngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa Hai câu thơ là hình ảnh thiên nhiên đấy sức gợi:+ Hình ảnh thơ còn nhuốm màu sắc tâm tư, mang ý nghĩa ẩn dụ: Sấm chỉ những vangđộng bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời, những khó khăn trắc trở Hàng cây đứngtuổi là cách nói nhân hóa nhưng cũng là ẩn dụ chỉ con người đã từng trải, đã sang thu

Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước sấm sét bão giông lúc sang thu hay đó chính là sựđiềm đạm chín chắn của con người đã từng trải qua bão giông cúa cuộc đời Và chúng

Trang 21

ta thấy, Hữu Thỉnh cũng từng là người lính chứng kiến những mất mát, hi sinh của đồngđội trong chiến tranh, những thăng trầm lịch sử dân tộc Hôm nay đã bước ra khỏi thờibom đạn nhìn lại quá khứ đau thương và được sống trong hòa bình để chứng kiến đấtnước bước sang trang mới Phải chăng đất nước đã sang thu Hữu Thỉnh như một bản lềkhép mở giữa hai thời kì của dân tộc: chiến tranh- hòa bình giống như thiên nhiên trongkhoảnh khắc giao mùa giữa hạ sang thu Nhà thơ không khỏi những suy tư về conngười, về cuộc đời và gửi vào vần thơ thu một cảm xúc mới lạ Đất nước lúc đó vừabước ra khỏi thời bom đạn bước vào cuộc sống hòa bình Những năm tháng sôi độnghào hùng cũng lắng lại, thay vào đó là nhịp sống mới Lối sống của con người cũng cónhiều đổi thay Đất nước sang trang mới Bài thơ trở nên lung linh đa nghĩa, giàu sứcgợi.

Trang 22

NÓI VỚI CON.

2-Tác phẩm:

a-Hoàn cảnh ra đời: sau 1975, in trong tập Thơ Việt Nam (1945-1975)

b-Đặc điểm nội dung và nghệ thuật.

-Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, lối diễn đạt mang đậm phong cách vàsuy tư của người miền núi

-Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù,sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc mình Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống

và vẻ đẹp tâm hồn dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với quê

c-Phân tích: hai luận điểm chính

*Luận điểm 1( khổ thơ đầu):Hình ảnh con lớn lên trong sự đầm ấm, yên vui của gia đình và tình cảm quê hương

-Bốn câu thơ đầu mở ra bằng hình ảnh gia đình nhỏ bé mà yên vui hạnh phúc:

“Chân phải

.tiếng cười”

+Cách nói bằng hình ảnh cụ thể, gợi cảm mà giàu ý nghĩa khái quát, biểu tượng Đặcbiệt, bốn câu thơ như một bộ tứ bình xinh xắn về một gia đình hạnh phúc, gợi lên hìnhảnh, không khí gia đình thật đầm ấm, quấn quýt: em bé đang lẫm chẫm tập đi, đang bi

bô tập nói, lúc sà vào lòng mẹ, lúc níu lấy tay cha

+Con lớn lên trong yêu thương, trong sự nâng đón, mong chờ của cha mẹ Từng bước

đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, chở che, nâng đỡ,mừng vui đón nhận (Có thể nói, gia đình là cái nôi êm ấm cho con khôn lớn, trưởngthành, là điểm tựa vững chắc cho suốt cuộc đời con, là tổ ấm thật giản dị mà hạnh phúccho con sớm tối đi về)

-Bảy câu thơ tiếp theo gợi hình ảnh con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trongthiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương:

Người đồng minh yêu lắm con ơi

từ vừa diễn tả động tác, miêu tả cụ thể, vừa nói lên tình cảm gắn bó, quấn quýt

+Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình “Rừng cho hoa- con đường chonhững tấm lòng” Con đường cho những tấm lòng nhân hậu bao dung Đó là con đường

đi vào bản làng, đi vào thung lũng, đường vào rừng, đường ra sông ra suối, con đường

đi học, con đường làm ăn, đường đi tới mọi chân trời góc biển, những con đường nânggót những đứa con yêu trong cuộc đời Thiên nhiên ấy ban tặng cái đẹp cho con người

Trang 23

và nuôi dường cả về tâm hồn và lối sống Cách nói mộc mạc giản dị mà gợi liên tưởng

-Câu thơ điệp lại“Người đồng mình thương lắm con ơi”chỉ khác chữ “thương” như mộtđiệp khúc vang lên đầy yêu thương tự hào, mà như lời nhắn nhủ thiết tha, đồng thời mở

đã đo nỗi buồn, nuôi chí lớn nâng cao tâm thế đẹp

+ Họ có sức sống mạnh mẽ , khoáng đạt, bền bỉ, gắn bó với quê hương “như sôngnhư suối” dẫu quê hương còn nghèo đói, cực nhọc

+Các từ ngữ, hình ảnh diễn tả khoảng cách không gian, thời gian: cao, xa, như sông,như suối, lên thác, xuống ghềnh để nói lên tâm hồn và chí hướng mạnh mẽ, phóngkhoáng

+Lấy những hình ảnh “dá gập ghềnh, lên thác xuống ghềnh để nói về cuộc sống cònnghèo đói, nhọc nhằn

=>Từ đó, người cha mong con phải có nghĩa tình thủy chung với quê hương, biết chấpnhận và vượt qua thử thách, gian nan bằng ý chí nghị lực, niềm tin, sống cao thượng.Không được chê, không được phản bội quê hương dù quê hương còn nghèo, còn buồn,còn vất vả

(Cả đoạn thơ như âm vang trong những lời tự hào ,sự gắn bó và tình yêu tha thiết của người cha về quê hương Nó như trở thành một hành khúc mạnh mẽ ngợi ca quê

hương Và, lời nhắc nhở của người cha với con chính là một nốt nhấn kết lại bản hành khúc của quê hương)

-Mạch tâm tình của người cha vẫn được tiếp nối, lời dặn dò ngày càng sâu lắng, thiết tha và nghiêm túc hơn:

Người đồng mình thô sơ da thịt

Nghe con

+Cách diễn đạt, cách nói cụ thể, giàu hình ảnh mà đầy ẩn nghĩa, mang màu sắc triết lí, suy tư của người miền núi “người đồng mình” mộc mạc, giản dị nhưng không tầm thường, nhỏ bé, mà giàu lòng tự trọng, giàu chí khí niềm tin, giàu có về tâm hồn, và giàu khát vọng xây dựng quê hương Chính những con người ấy bằng sự lao động cần

cù, nhẫn nại hàng ngày, đã làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa riêng

Trang 24

+Từ đó, người cha đã truyền cho con niềm tin tự hào về vẻ đẹp và sức mạnh của truyền thống quê hương, về phẩm chất của cha anh, dân tộc Và cũng từ đó mong con biết sốngsao cho tốt ,cho xứng đáng với người đồng mình, tự tin mà vững bước trên đường đời, sống cao đẹp như cha anh, không cúi đầu trước khó khăn thử thách, không nhỏ bé tầm thường trước thiên hạ và làm cho quê hương ngày càng phát triển.

-Tiếng cha nói với con hay chính là lời trao gửi thế hệ vậy ! Xưa nay tình mẫu tử là đề

tài phong phú cho thơ ca Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương thathiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dântộc miền núi

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI.

1-Tác giả:

-Lê Minh Khuê, 1949, Thanh hoá

-Trong kháng chiến chống Mĩ gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vàonhững năm 70

-Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với đề tài về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ởtuyến đường Trường Sơn Sau 1975, tác phẩm của bà bám sát những biến chuyển củađời sống và con người trên tinh thần đổi mới

2-Tác phẩm:

a-Hoàn cảnh ra đời: “Những ngôi sao xa xôi” viết vào năm 1971, là tác phẩm đầu tay

của nhà văn được viết vào lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra gay

go ác liệt

b-Đặc điểm nội dung và nghệ thuật.

-Nội dung: truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộcsống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gáiTNXP trên tuyến đường Trường Sơn Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻViệt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước

-Nghệ thuật: Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngônngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

c-Tóm tắt truyện :

-Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểmtrên tuyến đường Trường Sơn Họ gồm có hai cô gái rất trẻ là Định và Nho, còn tổtrưởng là chị Thao lớn tuổi hơn một chút

-Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bomđịch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom Công việc của họ hết sứcnguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch cóthể ập đến bất cứ lúc nào Đặc biệt, họ phải bình tĩnh đối mặt với thần chết trong mỗilần phá bom- mà công việc này diễn ra hằng ngày, thậm chí mấy lần trong một ngày -Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị Cuộc sống của ba cô gái

ở nơi trọng điểm giữa chiến trường dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có nhữngniềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt họrất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính

Trang 25

-Phương Định, nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính, là một cô gái giàu cảm xúc,hay mơ mộng, hồn nhiên và luôn nhớ về những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ, với gia đình

và thành phố thân yêu của mình

-Ở phần cuối truyện, tác giả miêu tả hành động và tâm trạng của ba cô gái, mà chủ yếu

là nhân vật Phương Định, trong một lần phá bom, Nho bị thương và sự lo lắng, săn sóccủa hai người đồng đội

-Niềm vui của ba cô gái khi gặp trận mưa đá

d-Phân tích.

d.1 Nhan đề truyện ngắn :

?Vì sao tác giả lại tên truyện là “Những ngôi sao xa xôi”?

-Từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, lời các anh bộ đội lái xe ca ngợi họ, hìnhảnh mơ mộng lãng mạn và trong sáng lại phù hợp với những cô gái mơ mộng đang sống

và làm việc trên cao điểm,

-Tinh thần gan dạ, dũng cảm, yêu đời, yêu quê hương đất nước của các cô gái TNXPnhư những ánh sao sáng dịu hiền toả sáng lên tâm hồn tình yêu đất nước của thế hệ trẻViệt Nam thời đánh Mĩ

-Cái tên gợi tâm hồn lãng mạn của các cô gái thanh niên xung phong, đó là đặc trưngcủa văn học thời chống Mĩ

-Ngôi sao là thứ ánh sáng dịu ẩn hiện xa xôi có sức mê hoặc lòng người Đó là biểutượng sự sáng ngời của điểm sáng cách mạng Họ là những ngôi sao xa xôi ở nơi cuốirừng Trường Sơn đều sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng

d.2: Ngôi kể: Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất và người kể chuyện là nhân vật

chính Sự lựa chọn ngôi kể như vậy phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi đểtác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật.Đồng thời làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh

d.3: Phân tích vẻ đẹp của ba cô gái TNXP trong tổ trinh sát mặt đường.

*Hoàn cảnh sống và chiến đấu:

-Họ ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn

“Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm Con đường bị đánh lở loét, màu đất

đỏ, trắng lẫn lộn Hai bên đường không có lá xanh Chỉ có những thân cây bị tước khôcháy ” tức là ở nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt

-Công việc của họ lại càng nguy hiểm Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơimình ra giữa vùng trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới,đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá Đó

là một công việc phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũngcảm và bình tĩnh hết sức Nhưng với ba cô gái thì những công việc ấy đã trở thành côngviệc hàng ngày “có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máybay đang ầm ì xa dần Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chânchạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ Có thể nổ bây giờ,

có thể chốc nữa Nhưng nhất định sẽ nổ Rồi khi xong viêc, quay lại nhìn cảnh đoạnđường một lần nữa, thở phào, chạy về hang ”

Trang 26

-Họ là những cô gái còn rất trẻ, cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau, nhưngđều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ TNXP ở chiến trường: tinh thầntrách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn

bó Ở họ còn có những nét chung của các cô gái trẻ: dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơmộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư Họ cũng thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, ngay

cả trong hoàn cảnh chiến trường (Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát,Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát)

-Dù trong tập thể nhỏ rất gắn bó với nhau những ở mỗi người vẫn có những nét cá tính.Phương Định vốn là cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng haysống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố của mình.Chị Thao ít nhiều có từng trải hơn, không dễ dàng hồn nhiên, mơ ước và dự tính vềtương lai có vẻ thiết thực hơn nhưng cũng không thiếu những khát khao và rung độngcủa tuổi trẻ Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh đến gan góc nhưng lại sợ máu và vắt

d.4: Phân tích nhân vật Phương Định.

-Là cô gái Hà Nội vào chiến trường Cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bênngười mẹ, một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bìnhtrước chiến tranh ở thành phố của mình Những kỉ niệm khao khát, vừa làm dịu mát tâmhồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường

-Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với những thử thách và nguy hiểm, giáp mặthằng ngày với cái chết, nhưng ở cô cũng như những đồng đội, không mất đi sự hồnnhiên, trong sáng và những mơ ước về tương lai Nét cá tính ở nhân vật được thể hiệnkhá rõ Phương Định là cô gái nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát “Tôi mêhát Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát Lời tôi bịa ra lộn xộn

mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình”, “tôi thíchnhiều bài Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận Tôithích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô.Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ”Đó là dân ca Ý trữtình giàu có, phải lấy giọng thật trầm Thích nhiều”

+Cũng giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến nhữngngười đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình, đặc biệt cô dành tình yêu và niềm cảmphục cho tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của conđường vào mặt trận

-Tác giả tỏ ra am hiểu và miêu tả sinh động tâm lí của những cô gái TNXP, mà tiêu biểu

là nhân vật Phương Định

+Cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức củamình Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gáikhá Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” Cô biết mình đượcnhiều người, nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm Điều đó làm cô thấy vui và cả tựhào, nhưng chưa dành riêng tình cảm cho một ai Nhạy cảm, những cô lại không haybiểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như là kiêu kì

+Tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được miêu tả rất cụ thể, tinh

tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát Mặc dù đã rất quen côngviệc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phá tới năm quả bom, nhưng với mỗi lần

Trang 27

lại là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác Từ khung cảnh và không khíchứa đầy sự căng thẳng đến cảm giác là “các anh cao xạ” ở trên kia đang dõi theo từngđộng tác, cử chỉ của mình, để rồi lòng dũng cảm ở cô như được khích lệ động viên bởi

sự tự trọng: “Tôi đến gần quả bom Cảm thấy có ánh mắt chiến sĩ dõi theo mình, tôikhông sợ nữa Tôi sẽ không đi khom Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi cóthể đứng thẳng đàng hoàng mà bước tới” Ở bên quả bom, kế sát với cái chết im lìm vàbất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “thỉnh thoảnglưỡi xẻng chạm vào quả bom Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi Tôidùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm Nhanh lên một tí! Vỏ quả bomnóng Một dấu hiệu chẳng lành” Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ củaquả bom

=>Qua những đoạn phân ở trên, cùng với nhiều chi tiết trong truyện, ngòi bút của LêMinh Khuê đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật, làm hiện lên một thế giớinội tâm phong phú, nhưng trong sáng, không phức tạp Cách nhìn và thể hiện con ngườithiên về cái tốt đẹp, trong sáng, cao thượng cũng là phương hướng chủ đạo và thốngnhất trong văn học Việt Nam thời kì kháng chiến Cũng nằm trong hướng chung đó,nhưng truyện của Lê Minh Khuê không rơi vào tình trạng giản đơn, công thức, dễ dãi vìtác giả đã phát hiện và miêu tả được đời sống nội tâm với những nét tâm lí cụ thể củanhân vật

e-Nghệ thuật đặc sắc của truyện

-Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất và người kể chuyện là nhân vật chính Sự lựachọn ngôi kể như vậy phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi để tác giả miêu

tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Đồng thời làmhiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh

-Miêu tả tâm lí nhân vật

-Ngôn ngữ, giọng điệu: ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện- cô gáiTNXP người Hà Nội- tạo cho tác phẩm có giọng điệu phù hợp và ngôn ngữ tự nhiên,gần với khẩu ngữ, trẻ trung và có chất nữ tính Lời kể thường dùng những câu ngắn,nhịp nhanh, tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường Ở nhữngđoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỉ niệm của tuổi thiếu niên hồn nhiên,

vô tư và không khí thanh bình trước chiến tranh

Trang 28

-Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình Lối viết của Nguyễn Quang Sáng giản dị, mộc mạc, nhưng sâu sắc đậm đà chất Nam Bộ.

2.Tác phẩm

Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên

II.Truyện ngắn Chiếc lược ngà

1.Tóm tắt truyện

Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến Mãi khi con gái lên tám tuổi anh mới có dịp về thăm nhà Bé Thu không nhận ra cha vì cái sẹo trên mặt làm ba em không giống với người trong bức ảnh chụp với má mà em được biết Em đối xử với ba như người xa lạ Đến lúc thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc anh Sáu phải ra đi Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quí, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng Trong một trận càn, anh hi sinh Trước lúc nhắm mắt, anh còn kịp trao cây lược cho người bạn với lời nhắn gửi không nói lên lời

2.Tình huống truyện

Truyện đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con anh Sáu trong hai tình huống:

- Cuộc gặp gỡ của hai cha con anh Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận ra cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì anh Sáu lại phải ra đi Đây là tình huống cơ bản của truyện

- Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà để tặng con gái bé bỏng Nhưng ông đã hi sinh khi chưa thể gửi món quà ấy cho con gái

- Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha đối với con

3.Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần đầu gặp cha cuối cùng, khi ông Sáu được về phép

a.Thái độ và hành động của Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha

- Gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy đứa con Nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực lảng tránh, và ông Sáu càng muốn gần con

Trang 29

thì đứacon lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách Tâm lí và thái độ ấy của bé Thu được biểu hiện qua hàng loạt chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động: hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu; chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha; nhất định không chịu nhờ ông chắt nước nồi cơm

to đang sôi; hất cái trứng cá mà ông đã gắp cho ra khỏi bát; cuối cùng khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng rổn rảng thật to

- Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó những khả năng bất thường, nên nó không tin ông Sáu là ba nó chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo,khác với hình ba mà nó được biết Phản ứng tâm lí của em là hoàn toàn tự nhiên, nó cònchứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba Trong cái cứng đầu của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ vềmột tình yêu dành cho người cha khác-người trong tấm hình chụp chung với má em.b.Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra người cha

- Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi ba và tiếng

kêu của nó như xé, rồi “ nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, “ Nó hôn ba nó cùng khắp Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”, “ hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run”

- Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó Sự nghi ngờ bấy lâu được giải tỏa và ở Thu nảy sinh một trạng thái

như là sự ân hận nuối tiếc: “ Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn” Vì thế trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi mong nhớ với

người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt có xen lẫn cả sự hối hận

Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay,

có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình

c.Một số nét tính cách của Thu biểu hiện qua tâm lí và hành động

- Đó là tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát rạch ròi Ở Thu còn

có nét cá tính là cứng cỏi tưởng như ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất

cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ

- Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu được miêu tả trong truyện, ta thấy tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng những tình cảm trẻ thơ

4.Phân tích tình cảm cha con sâu nặng ở anh Sáu

*Khi mới gặp con:

-Vẻ đẹp tâm hồn nổi bật ở ông Sáu- người cán bộ cách mạng ấy là tình cha con Tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện phần nào trong chuyến về phép thăm nhà Trở về sau tám năm xa cách, “cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh”, “anh

Trang 30

không ghìm nổi xúc động” khi gặp con, khiến vết sẹo bên má đỏ ửng, giần giật trông dễ

sợ Con không nhận được ba, bỏ chạy, “anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”

*Mấy ngày ở nhà, Thu vẫn không nhận ba, ông đau khổ và càng thương con hơn Ông kiên nhẫn gợi tình cảm của con: “Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con”, “anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi”

*Lúc chia tay, sợ con lại bỏ chạy “anh chỉ đứng nhìn nó Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu” Khi con đã nhận ra ba, ông “không ghìm nổi xúc động và không muôn cho con thấy mình khóc, một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con” Đó là những giọt nước mắt hạnh phúc của người cha

*Tình cha con của ông Sáu càng bộc lộ sâu sắc khi ông ở khu căn cứ Nỗi day dứt ám ảnh ông suốt nhiều ngày sau khi ông chia tay với gia đình là việc ông đã đánh con khi nóng giận Rồi lời dặn của con: “ Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba” đã thúcđẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con

- Khi kiếm được một khúc ngà, ông đã vô cùng vui mừng, sung sướng, rồi ông dành hết

tâm trí, công sức vào việc làm một cây lược: “ Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, “ Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba” Chiếc lược như phần nào gỡ rối được tâm trạng người cha.Chiếc lược ngà đã

thành một vật quí giá, thiêng liêng với ông Sáu Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha đối với đứa con xa cách Đó là chiếc lược biểu hiện tình cha con đơn sơ, giản dị mà thiêng liêng vô cùng -Nhưng rồi một tình cảnh đau thương lại đến với ông Sáu: Ông đã hi sinh khi chưa kịp trao vào tay đứa con gái chiếc lược ngà Trước lúc tắt thở, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, ông lấy cây lược trao cho bác Ba và nhìn bạn một hồi lâu, cái nhìn gửi gắm sự ủy thác thiêng liêng, như trao lại cả tình cảm sâu nặng và trách nhiệm cao cả của người cha cho đồng đội của mình Tình cảm ấy khiến bác Ba qua bao gian khổ của chiến tranh vẫn giữ cây lược như một vật quý giá nhất của mình và trao tận tay bé Thu, thực hiện nguyện vọng cuối cùng của người bạn thân

- Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu, mà còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình

5.Nghệ thuật trần thuật của truyện

- Tác giả đã xây dựng được một cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ nhưnghợp lí: bé Thu không nhận cha khi ông Sáu về thăm nhà, rồi lại biểu lộ những tình cảm thật nồng nhiệt, đầy xúc động với người cha trước lúc chia tay Sự bất ngờ càng gây được hứng thú cho người đọc khi ở phần sau của truyện tác giả còn tạo thêm một bất ngờ nữa, đó là cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật người kể chuyện với bé Thu, bấy giờ

đã thành một cô giao liên dũng cảm, trong một lần ông cùng đoàn cán bộ theo đường dây giao liên, vượt qua một quãng nguy hiểm ở Đồng Tháp Mười

- Ngoài việc xây dựng hai nhân vật chính thành công, tác giả còn lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết của ông Sáu,

Trang 31

không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻvới các nhân vật Đồng thời qua những ý nghĩ cảm xúc của nhân vật kể chuyện, các chi tiết và sự việc và nhân vật khác trong truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục

-Chọn ngôi kể như vậy khiến cho câu chuyện đáng tin cậy hơn, tăng thêm tính chân thực cho những tình tiết được kể Người kể chuyện hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp

kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe

-Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật, nhất là nhân vật trẻ em của tác giả khá thành công Biểu hiện tâm lí, tính cách Thu có vẻ trái ngược mà thực ra lại nhất quân đã được miêu

tả chân thực, sinh động, tinh tế

-Sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, 1948

2-Đặc điểm nội dung và nghệ thuật.

-Truyện Làng đã diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê của ông Hai, mộtngười nông dân rời làng đi tản cư trong thời kì kháng chiến chống Pháp Qua đó, ta thấyđược tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến củanhân dân ta thời kì đó

-Làng có cốt truyện tâm lí, chú trọng đến các tình huống bên trong nội tâm nhân vật,miêu tả các diễn biến tâm lí, từ đó làm rõ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm Tácphẩm thành công trong việc xây dựng tình huống truyện Ngôn ngữ của truyện rất đặcsắc

3-Tóm tắt

-Ông Hai nghe theo tiếng gọi của Bác nên đã đi tản cư “tản cư là yêu nước” Ở nơi tản

cư, ông làm lụng suốt ngày nhưng vẫn luôn theo dõi tin tức kháng chiến của ta ở khắpnơi nhất là vùng Chợ Dầu làng ông

-Một hôm tình cờ nghe được tin dữ từ miệng người đàn bà tản cư “Cả làng chúng nóViệt gian theo Tây”ông ngạc nhiên lảng tránh

-Về đến nhà ông nằm vật ra giường, đau đớn tủi nhục, thậm chí còn cáu gắt với cả bàHai

-Mấy ngày sau, ông không ra khỏi nhà, suốt ngày nghe ngóng bên ngoài xem binh tìnhthế nào, cứ thấy đám đông là ông lại nghĩ người ta nói chuyện làng mình

-Khi bị mụ chủ nhà đuổi đi, ông đau đớn, tuyệt vọng, bế tắc,đấu tranh tư tưởng “hay làquay về làng, và rồi cuối cùng ông làm theo cách của mình “làng thì yêu thật nhưnglàng theo Tây mất rồi thì phải thù”

-Ông tâm sự với thằng con út để nguôi đi nỗi đau đớn trong lòng

Trang 32

-Đến khoảng ba giờ chiều hôm ấy, ông nghe được tin cải chính về làng chợ Dầu, ôngsung sướng vô cùng lại lật đật đi khoe làng ông bị Tây đốt nhẵn

4-Tình huống truyện

-Truyện Làng viết về một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời khángchiến: tình yêu quê hương, đất nước Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tìnhhuống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Ông Hai vốnrất yêu cái làng chợ Dầu của mình, luôn hãnh diện, khoe về nó Vậy mà ông phải nghecái tin làng mình lập tề theo giặc từ miệng những người tản cư qua vùng ông Tìnhhuống bất ngờ ấy đã khiến ông đau xót, tủi hổ, day dứt trong sự xung đột giữa tình yêulàng và yêu nước mà tình cảm nào cũng mãnh liệt, song lòng yêu nước, tinh thần khángchiến lớn rộng, bao trùm lên tình yêu làng

5- Tình yêu làng hòa quyện, thống nhất trong tình yêu nước của ông Hai.

a- Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

-Như biết bao người dân quê, ông Hai gắn bó sâu nặng với nơi chôn rau cắt rốn củamình Tình yêu ấy ở ông thật đặc biệt, biểu hiện trong nét tâm lí hay khoe về làng ÔngHai yêu làng tha thiết, luôn tự hào, khoe về làng nhưng cũng đã phải một phen xấu hổ

vì làng Từ phòng thông tin bước ra, đang rất phấn chấn, náo nức vì những tin vui củakháng chiến, gặp những người tản cư, nghe họ nhắc đến làng, ông Hai quay phắt lại, lắpbắp hỏi, hi vọng được nghe những tin tốt lành, nào ngờ lại hay tin dữ “Cả làng chúng nóViệt gian theo Tây” Trước cái tin ấy, ông Hai sững sờ đến chết đứng “Cổ ông lãonghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân Ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được”

Từ đỉnh cao của niềm vui, niềm tin, ông Hai từng bước rơi xuống vực thẳm của đaubuồn, tủi hổ, tuyệt vọng, bế tắc Từ choáng váng, đến khi trấn tĩnh được phần nào, ôngcòn cố chưa tin cái tin ấy Nhưng rồi những người tản cư kể rành rọt quá, khiến ôngkhông thể không tin Ông tìm cách lảng ra về, cố ra vẻ bình thản để che giấu tâm trạng,nhưng nỗi tủi hổ, lo lắng khiến ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”, còn nghe văng vẳngđến tiếng chửi “giống Việt gian bán nước”

-Tâm trạng tủi hổ luôn trong tâm trí ông lão: Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, rồi tủithân khi nhìn đàn con “nước mắt ông lão cứ giàn ra Chúng nó cũng là trẻ con làng Việtgian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi rẻ rúng đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổiđầu?” Ông căm giận lũ người theo giặc, phản bội làng nước, nắm chặt hai tay mà rít lên

“Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bánnước để nhục nhã thế này” Nhưng ông lại ngờ ngợ như lời mình không được đúnglắm Niềm tin, nỗi ngờ giằng xé trong ông Ông kiểm điểm từng người trong óc, thấy họđều có tinh thần cả, họ đã quyết tâm ở lại “một sống chết với giặc có đời nào lại camtâm làm điều nhục nhã ấy!”

-Trong hoàn cảnh giặc giã, tình yêu nước, tinh thần kháng chiến là những tình cảmthiêng liêng, sự phản bội là điều xấu xa, ô nhục nhất Cũng bởi thế, cái tin làng theogiặc đã trở thành nỗi ám ảnh nặng nề, day dứt trong ông Hai Suốt mấy ngày liền, ôngchẳng dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng binh tình “một đám đông túm lại,ông cũng để ý, dăm bảy tiếng nói cười ông cũng chột dạ”, lúc nào cũng nơm nớp tưởngnhư người ta bàn tán đến cái chuyện ấy, cứ thoáng nghe thấy Tây, cam nhông là ông lạilủi ra một góc nhà, nín thít “Thôi lại chuyện ấy rồi!” Ông Hai mặc cảm thấy mình có

Trang 33

lỗi trong việc làng mình theo Tây, phản bội kháng chiến Ông thu mình trong nỗi tủi hổ,đau xót, trằn trọc không ngủ, không muốn nói năng.

-Ông Hai còn rơi vào tình trạng bế tắc tuyệt vọng khi bà chủ nhà đánh tiếng đuổi giađình ông đi, vì “nghe nói, bảo có lệnh đuổi hết những người làng chọ Dầu khỏi vùngnày, không cho ở nữa” Ông Hai không biết đi đâu, cũng không thể quay về làng, vì vềlàng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, “về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằngTây” Trong ông Hai diễn ra cuộc xung đột nội tâm gay gắt và ông đã dứt khoát lựachọn theo cách của mình “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.Tình yêu nước đã lớn rộng, bao trùm lên tình yêu làng Song không dễ vứt bỏ tình cảmvới làng, vì thế, ông Hai càng đau xót, tủi hổ Trong tâm trạng bị dồn nén, bế tắc ấy,ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ với thằng con út- đứa connhỏ đáng yêu Đây là một đoạn đối thoại mà như độc thoại, rất cảm động, bộc lộ tấmlòng gắn bó sâu xa, bền chặt với quê hương, đất nước, với kháng chiến của ông Hai.Nói với con mà thực chất ông tự nhủ lòng mình, tự giãi bày lòng mình, tự minh oan.Ông muốn con khắc cốt ghi tâm những điều thật giản dị mà thiêng liêng: “nhà ta ở làngchợ Dầu, ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” Đứa con như nói hộ lòng ông nỗi nhớlàng, tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ.Ông mong Cụ Hồ hiểu cho tấm lòng bố con ông, an hem đồng chí biết cho bố con ông.Dẫu cả làng ông theo giặc, ông vẫn một lòng theo kháng chiến “cái lòng bố con ôngnhư thế có bao giờ dám đơn sai” Những lời tâm sự ấy như một lời thề, lời nguyện làmvơi bớt phần nào nỗi khổ tâm trong ông Hai Tình yêu làng, yêu nước của ông thật sâunặng, bền vững, thiêng liêng

b-Niềm vui sướng tự hào của ông Hai khi nghe tin cải chính về làng.

-Nhận được cái tin cải chính về làng, ông Hai như được sống lại, mọi đau khổ, tủi nhụcnhư biến mất Niềm vui trở lại, tràn đầy trên gương mặt, cử chỉ, dáng vẻ của ông: khăn

áo chỉnh tề, mặt tươi vui rạng rõ, mồm bỏm bẻm nhai trầu, mắt hấp háy, nói bô bô, khaocon bánh rán đường

-Ông Hai lại được trở về với chính ông Ông hoan hỉ chạy đi khoe với hết mọi ngườitin vui Đáng chú ý là câu đầu tiên ông khoe không phải là việc làng ông không theogiặc mà là “Tây nó đốt làng tôi rồi…Đốt nhẵn!” Ông múa tay lên mà khoe cái tin ấy.Với người nông dân, ngôi nhà là cả cơ nghiệp của họ, suốt đời họ căn cơ, xây đắp, gìngiữ nó Vậy mà ông Hai không hề buồn tiếc về ngôi nhà của mình, vị nó là minh chứnghùng hồn khẳng định làng ông không theo giặc Trong sự cháy rụi của nhà ông có sựhồi sinh của làng chợ Dầu, cái làng anh dũng chiến đấu Trong niềm vui lớn lao ấy, sựmất mát kia chẳng thấm vào đâu Điều đó thể hiện một cách đau xót và cảm động tấmlòng của người dân Việt Nam trong kháng chiến chống xâm lược, họ sẵn sáng hi sinhtất cả vì làng, vì nước

=> Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai đã trở thành một công dân nặng lòng vớikháng chiến Tình yêu làng và yêu nước đã hòa làm một trong một ý nghĩ, tình cảm,việc làm của ông Hai Hai tình cảm ấy thống nhất, hòa quyện, nhưng tình yêu nước đặtcao hơn, lớn rộng, bao trùm lên tình yêu làng Đây là nét đẹp truyền thống và cũngmang tinh thần thời đại Ông Hai là hình ảnh người nông dân mới trong thời đại cáchmạng và kháng chiến

6-Đặc sắc nghệ thuật.

Trang 34

-Truyện Làng thuộc loại có cốt truyện tâm lí, không xây dựng trên các biến cố, sự kiệnbên ngoài mà chú trọng đến các tình huống bên trong nội tâm nhân vật, miêu tả các diễnbiến tâm lí, từ đó làm nổi bật tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

-Tác giả đã sáng tạo tình huống gây cấn, thử thách nội tâm nhân vật, từ đó bộc lộ chiềusâu đời sống bên trong, tình cảm, tư tưởng của nhân vật

-Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế Tác giả miêu tả rất cụ thê, gợi cảmcác diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ Đặc biệt nhà văn đã diễn tả rấtđúng, rất ấn tượng về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật Điều đó chứng tỏKim Lân am hiểu sâu sắc con người và thế giới tinh thần của họ, đặc biệt là người nôngdân

-Ngôn ngữ của truyện rất đặc sắc, nhất là ngôn ngữ nhân vật ông Hai Ngôn ngữ mangđậm chất khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói của người nông dân Lời trần thuật và lời nhânvật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu do truyện được trần thuật chủ yếu theo điểmnhìn của ông Hai, dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ ba Ngôn ngữ nhân vật ôngHai vừa có nét chung của người nông dân, lại mang đậm cá tính của nhân vật, rất sinhđộng

LẶNG LẼ SA PA

1-Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa” để làm sáng tỏ điều tác giả muốn nói với người đọc: “Trong cái lặng im của Sa pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đên chuyện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.

+Trên Sa pa có rất nhiều những con người đang thầm lặng làm việc,cống hiến cho đấtnước

Phân tích nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu: làngười yêu nghề, có trách nhiệm cao với nghề, sống có mục đích có lí tưởng, anh cónhiều phẩm chất tốt đẹp (hồ hởi, mến khách, quan tâm chu đáo, khiêm tốn)

Phân tích ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét

Trang 35

+Khắc họa chân dung những con người ấy, Nguyễn Thành Long muốn ngợi ca nhữngtấm gương lao động thầm lặng, góp sức mình xây dựng cuộc sống mới trên quê hương,đất nước.

-Kết bài: khẳng định ý kiến của nhà văn muốn nói với người đọc: ngợi ca vẻ đẹp củacon người mới lao động thầm lặng trên khắp mọi miền của đất nước trong công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2-Hãy phân tích vai trò của nhân vật ông họa sĩ trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long.

*Gợi ý:

-Ông họa sĩ không phải là nhân vật chính nhưng lại rất quan trọng trong câu chuyện.Tác giả muốn gửi gắm trong những suy nghĩ của nhân vật này về con người, về nghệthuật

-Tuy không dùng cách kể từ ngôi thứ nhất, nhưng hầu như người kể chuyện đã nhậpvào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiênnhiên đến nhân vật chính của truyện- người thanh niên

-Ngay từ những phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềmkhao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bốirối: “vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủkhẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác

-Ông họa sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa, và “người contrai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá Với những điều làm cho người tasuy nghĩ về anh Và về những điều anh suy nghĩ ”

-Những xúc cảm và suy tư của nhân vật ông họa sĩ về người thanh niên và những điềukhác nữa (về nghệ thuật với cả sức mạnh và sự bất lực của nó, về mảnh đất Sa pa) đượcgợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêmsáng đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng

3-Lặng lẽ Sa pa là một truyện ngắn thành công của Nguyễn Thành Long Em hãy: a-Giải thích ý nghĩa nhan đê của tác phẩm.

*Gợi ý: Nhan đề của truyện là “Lặng lẽ Sa pa”

-Vì: +truyện nói về anh thanh niên sống và làm việc thầm lặng nơi núi rừng xa vắng.+Truyện kể về người thanh niên say sưa với công việc nơi xa xôi hẻo lánh

+Ở nơi ấy còn có những con người thầm lặng cống hiến cả tuổi thanh xuân của mìnhcho sự nghiệp khoa học như ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét

b-Lập dàn cho đề bài: “Phân tích nhân vật anh thanh niên”

*Mở bài:

-Giới thiệu nhân vật: Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa”của NguyễnThành Long là người sống có mục đích, có lí tưởng cao đẹp trong một hoàn cảnh đặcbiệt, là chàng trai có những nét đẹp rất đáng mến

*Thân bài:

-Hoàn cảnh sống và làm việc rất đặc biệt: một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốttháng giữa cỏ cây và mây núi Sa pa Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng,tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản

Trang 36

xuất, phục vụ chiến đấu” Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thầntrách nhiệm cao (nửa đêm, đúng giờ ốp thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải trởdậy ra ngoài trời làm công việc đã quy định “gió thì như những nhát chổi lớn muốnquét đi tất cả,ném vứt lung tung” )

Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh nămsuốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người- một hoàn cảnh thật đặcbiệt

-Cái gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy?

+Trước hết đó là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việcthầm lặng ấy là có ích cho cuộc sống, cho mọi người Khi được biết là một lần do pháthiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân tabắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên bầu trời Hàm Rồng, anh thấy mình thật hạnh phúc

+Anh đã có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống conngười: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chiviệc của cháu gắn liền với công việc của bao an hem đống chí dưới kia Công việc củacháu gian khổ là thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”

+Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ còn vì anh có một nguồn vui khác nữangoài công việc- đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người bạn

gỡ, trò chuyện với mọi người (tình than của anh với bác lái xe, thái độ ân cần, chu đáo,

sự cảm động, vui mừng của anh khi có khách xa đến thăm bất ngờ) Anh còn là ngườikhiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt thành giới thiệu với ông những ngườikhác đáng cảm phục hơn nhiều (ông kĩ sư vườn rau Sa pa, anh cán bộ nghiên cứu sét )

*Kết luận:

Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và chỉ cho xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện,tác giả đã phác họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tìnhcảm, cách sống, và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc

4-Các nhân vật khác

a-Cô kĩ sư

-Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, cả chuyện anh kể vềnhững người khác đã khiến cô bàng hoàng, cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảmtuyệt đẹp của thanh niên, về cái thế giới những con người như anh và quan trọng hơnnữa là về con đường mà cô đã lựa chọn, cô đang đi tới (việc lên công tác ở miền núi).Đây là cái bang hoàng đáng lẽ cô phải biết khi yêu, nhưng bây giờ cô mới biết, nó còngiúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ và yên tâm hơn về quyếtđịnh đó của mình Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người tagặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác

Trang 37

-Cùng với sự băng hoăng ấy lă một tình cảm hăm ơn với người thanh niín, không phảichỉ vì bó hoa to mă anh tặng cô một câch hết sức vô tư, mă còn vì một bó hoa năo khâcnữa, bó hoa cua những hâo hức vă mơ mộng ngẫu nhiín anh cho thím cô.

b-Bâc lâi xe:

-Qua lời kể của nhđn vật năy,ông họa sĩ vă cô kĩ sư trong truyện cũng như người đọckích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niín- nhđn vật chính của truyện

mă theo lời của bâc lâi xe lă một trong những người cô độc nhất thế gian Cũng qua lời

kể của bâc mă ta biết được những nĩt sơ lược về nhđn vật chính vă nỗi thỉm được gặpngười của anh khi mới lín sống một mình trín đỉnh núi cao quanh năm lạnh lẽo, chỉ cócđy cỏ vă mđy mù

=>Tóm lại, thông qua những cảm xúc vă suy nghĩ cùng thâi độ cảm mến của câc nhđnvật phụ, hình ảnh nhđn vật anh thanh niín được hiện ra căng rõ nĩt hơn, đẹp hơn, chủ

đí tâc phẩm được mở rộng thím, gợi ra nhiều ý nghĩa như lă đê được lọc qua thứ ânhsâng tđm hồn trong trẻo vă rực rỡ khiến hình ảnh ấy rạng rỡ hơn, ânh lín nhiều mău sắchơn Đđy lă một thủ phâp nghệ thuật mă tâc giả đê sử dụng thănh công trong việc xđydựng nhđn vật chính của truyện

c-Ngoăi ra, trong tâc phẩm còn có những nhđn vật không xuất hiện trực tiếp mă chỉđược giới thiệu giân tiếp, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tâc phẩm Đó lẵng kĩ sư vườn rau Sapa hằng ngăy ngồi trong vườn quan sât câch lấy mật của ong, rồi

tự tay thụ phấn cho hăng vạn cđy su hăo để hạt giồng lăm ra tốt hơn

-Anh cân bộ nghiín cứu sĩt đê hơn mười một năm ròng túc trực chờ sĩt để lập bản đồsĩt tìm tăi nguyín cho đất nước Họ tạo thănh câi thế giới những con người như anhthanh niín ở trạm khí tượng những con người miệt măi lao động cho khoa học lặng lẽ

mă khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người

5-Chất trữ tình trong truyện ngắn Lặng lẽ Sapa.

-Một trong những yếu tố tạo nín sức hấp dẫn vă góp phần văo thănh công của truyệnngắn lă chất trữ tình Chất trữ tình toât lín từ những phong cảnh thiín nhiín đẹp vă đấythơ mộng của Sa pa được miíu tả qua câi nhìn của người họa sĩ giă, nó còn thấm đượm

vẻ đẹp của cuộc sống một mình giữa thiín nhiín lặng lẽ của nhđn vật anh thanh niín,trong cuộc gặp gỡ tình cờ của ba nhđn vật mă đí lại nhiều dư vị, trong những suy nghĩ

về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật của câc nhđn vật

-Nhưng chất trữ tình của truyện toât lín chủ yếu từ nội dung truyện: từ cuộc gặp gỡ tình

cờ mă để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người, từ những nĩt đẹp giản dị rất đâng mếncủa người thanh niín, từ những cđu chuyện anh kể về cuộc sống của mình giữa lặng lẽSapa, vă từ những tình cảm, cảm xúc mới nảy nở của ông họa sĩ, cô kĩ sư đối với anhthanh niín

-Có thể nói truyện ngắn Lặng lẽ Sa pa có dâng dấp như một băi thơ, chất thơ băng bạctrong toăn truyện, từ phong cảnh đẹp hết sức thơ mộng của thiín nhiín vùng núi caođến hình ảnh những con người sống vă lăm việc trong câi lặng lẽ mă không hề cô độcbởi sự gắn bó của họ với đất nước, với mọi người Tâc giả đê tạo được một không khítrữ tình cho tâc phẩm, nđng cao ý nghĩa vă vẻ đẹp của những sự việc, con người rấtbình dị được miíu tả trong truyện, nhờ thế mă chủ đề của truyện được rõ nĩt vă sđu sắc

Trang 38

6-Chủ đề của truyện.

-Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca những con người lao động như anh thanh niên làmcông tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh Tác giả muốn nói vớingười đọc: “Trong cái lặng im của Sa Pa…có những con người làm việc và lo nghĩ nhưvậy cho đất nước”

-Đồng thời qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi ra những vấn đề về ýnghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với conngười

7-Ngôi kể:

-Kể ngôi thứ ba, nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ củanhân vật ông họa sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính

CHỊ EM THÚY KIỀU

I-Giới thiệu đoạn trích

*Vị trí đoạn trích: nằm ở phần đầu tác phẩm, gia cảnh của Kiều

- Từ câu 15 đến câu 38

*Nội dung: đoạn thơ sử dụng bút pháp ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhânvăn ở Nguyễn Du

II-Phân tích đoạn trích.

1-Luận điểm 1: vẻ đẹp Thúy Vân:

-Câu chủ đề: Vân là cô gái có vẻ đẹp đoan trang phúc hậu

-Các câu tiếp theo:

+Câu thơ mở đầu vừa giới thiệu vừa khái quát đặc điêm nhân vật: Vân xem trang trọngkhác vời” Hai chữ “trang trọng” nói lên vẻ đẹp cao sang, quý phái của Vân Vẻ đẹptrang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được so sánh với hình tượng thiên nhiên, vớinhững thứ cao đẹp trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc.Vẫn là bút pháp nghệ thuật ước

lệ với những hình tượng quen thuộc, nhưng khi tả Vân, ngòi bút Nguyễn Du lại cóchiều hướng cụ thể hơn lúc tả Kiều

+Cụ thể trong thủ pháp liệt kê: khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói

Cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ để làm nổi bật vẻ đẹp riêng của đối tượng miêu tả:

“đầy đặn, nở nang, đoan trang

+Những biện pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ đều nhằm thể hiện vẻ đẹp trung thực, phúchậu mà quý phái của người thiếu nữ: khuôn mặt trong trịa, đầy đặn như mặt trăng, lôngmày sắc nét, đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻothoát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn hơn tuyết Chândung Thúy Vân là chân dung mang tính cách, số phận Vẻ đẹp của Vân tạo sự hòa hợp,

êm đềm với xung quan, “mây thua , tuyết nhường” nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng,suôn sẻ

2-Luận điểm 2: Vẻ đẹp của Thúy Kiều

-Câu chủ đề: Kiều là cô gái tài sắc vẹn toàn

-Các câu tiếp theo:

Trang 39

+ Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dung những hình tượng nghệ thuật ước lệ: “thuthủy-nước mùa thu” “xuân sơn- núi mùa xuân”, hoa, liễu Nét vẽ của thi nhân thiên vềgợi, tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.

+ Điều đáng lưu ý là khi họa bức chân dung Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôimắt Bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ Cái sắc sảo của trítuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan tói đôi mắt Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy-làn nước mùa thu dợn sóng gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sang, longlanh, linh hoạt Còn hình ảnh ước lệ ‘nét xuân sơn”- nét núi mùa xuân lại gợi lên đôilong mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung Khi tả Thúy Vân, tác giả chủ yếu gợi tảnhan sắc mà không thể hiện cái tài, cái tình của nàng Thế nhưng khi tả Kiều, nhà thơ tảsắc một phần còn dành đến hai phần để tả tài năng

+Tài năng của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ

cả cầm, kì, thi, họa Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu, vượt lên trênmọi người Cực tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng Cungđàn “bạc mệnh” mà Kiều tự sang tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đasầu đa cảm.Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc- tài- tình Tác giả dung câu thànhngữ ‘nghiêng nước nghiêng thành” để cực tả giai nhân

+ Chân dung Thúy Kiều cũng là chân dung mang tính chách, số phận Vẻ đẹp của Kiềulàm cho tạo hóa phải ghét ghen, các vẻ đẹp khác phải đố kị “hoa ghen, liễu hờn” nên sốphận của nàng sẽ éo le, đau khổ Có thể nói, Nguyễn Du ca ngợi vẻ đẹp của Kiều bằngnhững vần thơ ước lệ đặc sắc

3-Kết luận:

-Giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung đoạn trích

VD: Đoạn thơ Chị em Thúy Kiều sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật ước lệ, lấy

vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị

em Thúy Kiều Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoabạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du

b-Thân bài.

1-Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân.

-Hai câu đầu vừa nói không gian vừa gợi thời gian Ngày xuân thấm thoát trôi mau, tiếttrời đã bước sang tháng ba Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim énvẫn rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sang

-Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân là hai câu thơ:” Cỏ non xanh rợn chân trời- Cành lêtrắng điểm một vài bông hoa.” Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là bức tranh nền chobức tranh xuân Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng Màu

Trang 40

sắc có mức độ hài hòa tới mức tuyệt diệu Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùaxuân: mới mẻ, tinh khôi, đầy sức sống(cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo(xanh tận chântrời), nhẹ nhàng, thanh khiết(trắng điểm một vài bông hoa) Chữ điểm làm cho cảnh vậttrở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại.

2-Tám câu thơ tiếp gợi khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.

-Trong ngày thanh minh, có hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: lễ tảo mộ,- đi viếng

mộ, quét tước, sửa sang phần mộ của người thân; hội đạp thanh- đi chơi xuân ở chốnthôn quê

-Một loạt từ hai âm tiết(trong đó có cả từ ghép và từ láy) là tính từ, danh từ, động từxuất hiện: gần xa, yến anh, chị em, tài tử, gian nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu,… gợilên không khí lễ hội thật rộn ràng Các danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân) gợi tả

sự đông vui, nhiều người cùng đến hội; các động từ (sắm sửa, dập dìu) gợi tả sự rộnràng náo nhiệt của ngày hội; các tính từ( gần xa, nô nức) làm rõ hơn tâm trạng củangười đi hội Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộnnhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít Trong lễ hội mùa xuân tấp nập,nhộn nhịp nhất là những nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân

-Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa một truyền thống văn hóa lễhội xa xưa Tiết thanh minh mọi người sắm sửa lễ vật để đi tảo mộ, sắm sửa áo quần đểvui hội đạp thanh Người ta rắc những thanh vàng vó, đốt tiền giấy vàng mã để tưởngnhớ những người thân đã khuất

3- Sáu câu thơ cuối gợi tả khung cảnh chị em Kiều du xuân trở về.

-Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhat, khe nước nhỏ, một nhịpcầu nhỏ bắc ngang Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây,bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh Tuy nhiên cái không khí nhộn nhịp,rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần Cảnh mùa xuân ở câucuối và bốn câu đầu bên cạnh những nét giống nhau còn có sự khác nhau là bởi thờigian, không giant hay đổi( sang khác chiều tà, lúc vào hội khác lúc tan hội), nhưng điềuquan trọng là cảnh được cảm nhận qua tâm trạng Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”,

“nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người Haichữ “nao nao” (nao nao dòng nước uốn quanh) đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật.Cảm giác bang khuâng xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm vềđiều sắp xảy ra đã xuất hiện Dòng nước uốn quanh “nao nao” như báo trước ngay saulúc này thôi Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng Thư Sinh” phong thư tài mạotót vời” Kim Trọng

c-Kết luận

-Khẳng định giá trị đoạn thơ

-Liên hệ mở rộng

Ngày đăng: 26/03/2018, 21:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w