AFTA : ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN BHXH : Bảo hiểm xã hộiBHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp CPVL : Chi phí vật liệu CPBH : Chi phí bán hàng CPNCTT :
Trang 1Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Kon Tum, tháng 5 năm 2014
Phạm Thị Thoa
Trang 2AFTA : ASEAN Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
CPVL : Chi phí vật liệu
CPBH : Chi phí bán hàng
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
DN : Doanh nghiệp
KHKD : Kế hoạch kinh doanh
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
KTCL&SP : Kỹ thuật chất lượng và sản phẩm
KTQT : Kế toán quản trị
KTTC : Kế toán tài chính
NVL : Nguyên vật liệu
NCTT : Nhân công trực tiếp
QLDN : Quản lý doanh nghiệp
SXC : Sản xuất chung
TCHC&NS : Tổ chức hành chính và nhân sự
TSCĐ : Tài sản cố định
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
Trang 3MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
7 Bố cục đề tài 3
8 Tổng quan đề tài nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP7 1.1.1 Khái niệm quản trị chi phí kinh doanh 7
1.1.2 Vai trò của quản trị chi phí trong doanh nghiệp 10
1.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 11
1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động 11
1.2.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 12
1.2.3 Phân loại chi phí phục vụ cho việc ra quyết định 15
1.3 NỘI DUNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 17
1.3.1 Hoạch định chi phí trong doanh nghiệp 17
1.3.2 Tổ chức thực hiện chi phí 19
1.3.3 Lãnh đạo chi phí 24
1.3.4 Kiểm soát chi phí 27
1.3.5 Ra quyết định quản trị 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33
Trang 42.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG KON
TUM 34
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển, ngành nghề kinh doanh 34
2.1.2 Phạm vi kinh doanh của công ty 35
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty 35
2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty và bộ máy kế toán tại công ty 35
2.2 THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC KINH DOANH CỦA CÔNG TY 38
2.2.2 Nhân lực 40
2.2.3 Tài chính 42
2.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật 44
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG KON TUM 45
2.3.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty 45
2.3.2 Công tác hoạch định chi phí tại công ty 46
2.3.3 Công tác tổ chức thực hiện chi phí 56
2.3.4 Công tác lãnh đạo chi phí 57
2.3.5 Công tác kiểm soát chi phí 58
2.3.6 Công tác ra các quyết định quản trị 61
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG KON TUM 62
2.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 62
2.4.2 Phân loại chi phí 62
2.4.3 Công tác hoạch định chi phí 63
2.4.4 Công tác kiểm soát chi phí 65
2.4.5 Công tác phân tích chi phí để ra các quyết định quản trị 65
Trang 5PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG KON TUM 67
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG KON TUM 67
3.1.1 Sự thay đổi của môi trường kinh doanh 67
3.1.2 Sự tác động của các đối thủ cạnh tranh 68
3.1.3 Định hướng phát triển của công ty 69
3.1.4 Môi trường lập dự toán 71
3.1.5 Nhu cầu thông tin về chi phí cho việc ra các quyết định kinh doanh72 3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG KON TUM 73
3.3.1 Tổ chức mô hình kế toán phục vụ quản trị chi phí tại công ty 73
3.3.2 Áp dụng việc phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí 73
3.3.3 Hoàn thiện việc lập dự toán chi phí 74
3.3.4 Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí 86
3.3.5 Hoàn thiện công tác phân tích chi phí cơ sở để ra các quyết định quản trị 89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 94
KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6Bảng 1.1: Vai trò của quản trị chi phí, kế toán chi phí và kế toán quản trị 11
Bảng 1.2 Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng chi phí 25
Bảng 1.3 Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí 26
Bảng 2.1 Tỷ trọng doanh thu tiêu thụ đường ở các khu vực thị trường 39
Bảng 2.2: Số lượng và cơ cấu lao động qua các năm 41
Bảng 2.3 Bảng cân đối kế toán của công ty qua các năm 43
Bảng 2.4: Cơ sở vật chất của công ty 44
Bảng 2.10 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2013 58
Bảng 2.11: Báo cáo tình hình thực hiện chi phí NVL trực tiếp 59
Bảng 2.12: Báo cáo tình hình thực hiện chi phí NCTT 59
Bảng 2.13: Báo cáo chi phí sản xuất chung 60
Bảng 2.14: Báo cáo tình hình thực hiện CPBH và chi phí QLDN 61
Bảng 2.15 Bảng kê chi tiết giá bán 62
Bảng 3.4: Báo cáo tình hình thực hiện chi phí NVL trực tiếp 87
Bảng 3.5 Các loại chi phí chung cho mỗi tấn đường RS 91
Bảng 3.6 Tổng chi phí cho một tấn đường RS 91
Bảng 3.7 So sánh ABC và tính chi phí theo phương pháp truyền thống 92
Bảng 2.5 Định mức lượng NVL cho một tấn sản phẩm 101
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp chi phí NVL trực tiếp 110
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp 111
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung 112
Bảng 2.9: Bảng tính giá thành sản phẩm 113
Bảng 3.1 : Phân loại chi phí trong công ty cổ phần đường Kon Tum 115
Bảng 3.2 Định mức tiêu hao NVL trực tiếp cho một tấn sản phẩm 121
Bảng 3.3 Định mức chi phí đầu tư cho 01 ha mía 131
Trang 8Hình 2.1: Bộ máy kế toán của công ty 99
Hình 3.1: Mô hình bộ máy kế toán của công ty 114
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hướng đến mục tiêu là lợi nhuậncủa doanh nghiệp ngày càng tăng, qui mô hoạt động ngày càng được mởrộng, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội…Để thỏa mãn những mục tiêu ấy,ngoài việc doanh nghiệp nghiên cứu những phương hướng kinh doanh phùhợp với thị trường, cải tiến công nghệ kỹ thuật, đồng thời, luôn phải nângcao chất lượng cũng như hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ để khẳng định vịthế cạnh tranh của doanh nghiệp Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ củanền kinh tế thế giới và xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu đã tác động đến nềnkinh tế của từng quốc gia, nó mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hộiđồng thời cũng không ít những thách thức và sự cạnh tranh cũng trở nên ngàycàng gay gắt và khốc liệt hơn
Sản phẩm đường nói riêng và ngành mía đường Việt Nam nói chung,hiện nay đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội củanước ta Với việc gia nhập WTO trong thời gian tới Việt Nam phải mở cửahoàn toàn thị trường đối với sản phẩm đường Đây là khó khăn đối với ngànhmía đường Việt Nam nói chung và các công ty sản xuất kinh doanh đường nóiriêng, ngoài việc cạnh tranh giữa các nhà máy sản xuất đường trong nước vớinhau, còn phải cạnh tranh với đường nhập khẩu, nhất là đường nhập lậu vớigiá rẻ Vì vậy, để hoạt động kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững, công
ty cần phải kiểm soát để tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạgiá thành; nhờ đó tạo dựng cho doanh nghiệp một uy tín, hình ảnh – nhằmnâng cao sức cạnh tranh
Đó chính là yêu cầu đặt ra cho đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần đường Kon Tum”
Trang 102 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về quản trị chi phí tại doanh nghiệp sản xuất Đồngthời, nghiên cứu thực tế và phân tích đánh giá thực trạng công tác quản trị chiphí tại Công ty Cổ phần đường Kon Tum
- Trên cơ sở lý luận và thực tế đã nghiên cứu, luận văn đưa ra những giảipháp để hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần đường KonTum
3 Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu
Thực trạng công tác quản trị chi phí tại Công ty cổ phần đường Kon Tumnhư thế nào? Có đáp ứng được nhu cầu về thông tin cần thiết và hữu ích chocác nhà quản trị Công ty hay không?
Các giải pháp nhằm hoàn thiện những mặt còn hạn chế trong công tácquản trị chi phí tại Công ty cổ phần đường Kon Tum?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị chi phí của Công ty Cổ phầnđường Kon Tum đối với chu trình chi phí sản xuất
- Phạm vi nghiên cứu: Ngoài sản xuất kinh doanh sản phẩm đường,Công ty còn kinh doanh mật rỉ, các sản phẩm sau đường; phân bón, thuốc trừsau, hoá chất khác sử dụng trong nông nghiệp; bao bì, mía giống và mianguyên liệu; xây dựng, sản xuất, lắp đặt máy móc thiết bị, gia công chế tạocác sản phẩm cơ khí phục vụ các ngành sản xuất và dân dụng Tuy nhiên, giớihạn của luận văn tập trung vào nghiên cứu những nội dung quản trị của hoạtđộng sản xuất chính là sản xuất kinh doanh sản phẩm đường RS tại Công ty
5 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để thu thậpcác thông tin liên quan đến công tác quản trị chi phí tại Công ty cổ phầnđường Kon Tum
- Phương pháp so sánh dùng để đánh giá và phân tích thực trạng quản
Trang 11trị chi phí tại Công ty.
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận, luận văn trình bày có hệ thống những vấn đề lý luận cơ
bản về quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
Về mặt thực tiễn, vận dụng những vấn đề lý luận vào thực tiễn để đưa ra
giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại Công ty cổ phần đường KonTum
7 Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn được chia thành 3 chương
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị chi phí trong doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần
đường Kon Tum
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại Công ty Cổ
phần đường Kon Tum
8 Tổng quan đề tài nghiên cứu
Quản trị chi phí là nội dung có ý nghĩa quan trọng trong kiểm soát , tiếtkiệm chi phí, hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tối đahoá lợi nhuận và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trongđiều kiện nền kinh tế hội nhập và có tính toàn cầu
Trên thực tế, đã có nhiều công trình của các nhà khoa học quan tâmnghiên cứu như: Giáo trình Kế toán quản trị của GS.TS Trương Bá Thanh(2008); Kế toán quản trị - PGS.TS Phạm Văn Dược – Đặng Kim Cương(2008); Giáo trình bài giảng môn Quản trị tài chính của TS Đoàn Gia Dũng(2010), Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng; các thông tư hướng dẫn của Bộ tàichính về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí sản xuất Các vấn đề quản trịđược đề cập trong các giáo trình là: Xây dựng định mức, dự toán chi phí củadoanh nghiệp; tập hợp, hạch toán chi phí, tính giá thành theo nhiều phương
Trang 12pháp; phân tích biến động chi phí để tìm ra các nguyên nhân chênh lệch nhằmcung cấp thông tin thích hợp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị.
Phạm Thị Kim Vân (2002) nghiên cứu về “Tổ chức kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch”, đề tài đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện KTQT tại các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực dịch vụ du lịch;
Dương Thị Mai Hà Trâm (2004) nghiên cứu “Xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp dệt Việt Nam”, đề tài đánh giá thực trạng và
các giải pháp nhằm xây dựng hệ thống KTQT tại các doanh nghiệp dệt ViệtNam;
Phạm Thị Thuỷ (2007) với luận án “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam”, đề tài đã nêu
ra những điểm chưa hợp lý và tổ chức mô hình KTQT phù hợp cho các doanhnghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam;
Nguyễn Thanh Trúc (2008) nghiên cứu về “Kế toán quản trị chi phí ở các Công ty cà phê Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk”;
Đào Thị Minh Tâm (2009) nghiên cứu về “Kế toán quản trị chi phí và ứng dụng của nó trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam”;
Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí của công ty cổ phần bia Phú Minh” của tác giả Ngô Thị Hường (2010), luận văn
thạc sỹ Quản trị kinh doanh, chuyên ngành kế toán – Đại học Đà Nẵng Côngtrình nghiên cứu chuyên sâu về công tác KTQT chi phí áp dụng cho doanhnghiệp sản xuất kinh doanh bia tươi khi doanh nghiệp này phải đối mặt với rấtnhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sau khi Việt Nam gia nhập WTO;
Đề tài nghiên cứu “Kế toán quản trị tại công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị” của tác giả Võ Thị Hoài Giang (2012), luận văn thạc sỹ Quản trị
kinh doanh, chuyên ngành kế toán – Đại học Đà Nẵng Tác giả của đề tài
nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị công ty TNHH MTV Cao su Quảng
Trang 13Trị, tác giả đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chiphí tại công ty
Đề tài nghiên cứu “Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy” của tác giả Trần Anh Tuấn (2013), luận văn thạc sỹ Quản trị kinh
doanh, chuyên ngành kế toán – Đại học Đà Nẵng Tác giả của đề tài nghiêncứu thực trạng KTQT tại Công ty Khải Vy thuộc Công ty cổ phần tập đoànKhải Vy, tác giả đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác KTQT chi phí ởCông ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
Mặc dù vậy, trong các công trình đã nghiên cứu, các tác giả đã hệ thốngcác nội dung cơ bản của hệ thống kế toán quản trị và đề xuất phương hướngứng dụng kế toán quản trị vào các ngành cụ thể theo phạm vi nghiên cứu củacác đề tài Song kế toán quản trị là công cụ đánh giá việc thực hiện những mụctiêu thông qua việc phân tích chi phí, là công cụ kiểm tra quá trình thực hiệnhoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đã đề ra Như vậy, kế toán quảntrị chỉ là một nghiệp vụ cụ thể trong chuỗi quản trị chi phí kinh doanh Kế toán
quản trị chỉ mới tập trung vào tính chi phí và giải quyết vấn đề mà chưa đánh
giá chi phí và bao quát hết được lĩnh vực quản trị chi phí kinh doanh Hơn thếnữa, trong hệ thống kế toán quản trị các chi phí được xem xét nhiều hơn ở khíacạnh như các chức năng của sản lượng đầu ra (chi phí biến đổi, chi phí cố định,chi phí hỗn hợp) hay vẫn xem xét ở góc độ bảo toàn giá trị, trong khi đó, ởquản trị chi phí kinh doanh, các chi phí được xem xét như là các chức năng của
sự lựa chọn chiến lược về cấu trúc như thế nào để hoàn thành hay chi phí đượcxem xét dưới góc độ chiến lược (bảo toàn nguồn lực) Mục đích quản trị chiphí kinh doanh là để phát triển và thực hiện các hoạt động kiểm soát mà giámsát sự thành công trong việc đạt được các mục tiêu chiến lược
Quản trị chi phí là vấn đề còn nhiều mới mẽ đối với các doanh nghiệp ởViệt Nam Đó cũng là lý do mà các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về quản trịchi phí trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam như:
Trang 14Nguyễn Ngọc Huyền (2000), luận án tiến sỹ kinh tế: “Phương pháp phân tích và quản trị chi phí kinh doanh ở các doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế thị trường Việt Nam” Ở nghiên cứu này, tác giả đã trình bày
và luận giải những vấn đề về chi phí kinh doanh, khẳng định phân tích vàquản trị chi phí kinh doanh là công cụ không thể thiếu để quản trị DN
Đề tài nghiên cứu “Quản trị chi phí tại công ty cổ phần Đức Nhân” của
tác giả Phạm Thành Khiết (2012), luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh,chuyên ngành quản trị kinh doanh – Đại học Đà Nẵng Tác giả của đề tàinghiên cứu thực trạng quản trị chi phí tại công ty cổ phần Đức Nhân, tác giảđưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại công ty và giúpcông ty tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh
Cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản trị chi phí tại cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh đường nói chung và Công ty cổ phầnđường Kon Tum nói riêng Luận văn kế thừa những lý luận cơ bản về quản trịchi phí trong doanh nghiệp sản xuất, tham khảo một số cách thức hoàn thiệncông tác quản trị chi phí tại các doanh nghiệp, qua đó kết hợp vận dụng phùhợp với thực tế tại công ty, làm rõ được sự cần thiết phải quản trị chi phí tạicông ty Đồng thời, qua các giải pháp được đề xuất trong luận văn sẽ giúpcông ty tăng cường quản lý chi phí sản xuất, giảm thiểu các gian lận, sai sót,tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản lý của công ty
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều nguồn tư liệu, số liệu cụ thể như:
“Báo cáo tài chính năm 2012-2013”; “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm (2012-2013)” của Công ty Cổ phần đường Kon Tum Báo cáo đã
thể hiện được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm 2012 và
2013 để từ đó phân tích, dẫn chứng cho luận văn
Luận văn được tác giả thực hiện độc lập để tạo ra một nghiên cứu mangtính thực tiễn dựa trên sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn khoa học, tìnhhình thực tế tại đơn vị và tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau
Trang 15CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CHI
PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm quản trị chi phí kinh doanh
Hiện nay, các tổ chức kinh doanh khắp toàn cầu đều phải đối mặt với ba
thử thách lớn Một là, các nhà quản lý phải hiểu được các yếu tố ảnh hưởng
của thị trường kinh doanh quốc tế để họ có thể xác định được vị trí nơi mà
công ty của họ có sức mạnh và động lực để cạnh tranh Hai là, các nhà quản
lý phải đặt ra một kế hoạch dài hạn để đạt được các mục tiêu của tổ chức Ba
là, công ty phải thiết lập các hệ thống thông tin quản trị và hệ thống kiểm soát
quản trị nhằm tiếp tục điều hành các hoạt động kinh doanh phù hợp với các kếhoạch và mục tiêu đã đặt ra
Để quản lý một DN hoạt động trong môi trường cạnh tranh và đầy biếnđộng, các nhà quản trị cần thông tin tiền tệ và thông tin phi tiền tệ mà nhữngthông tin này giúp họ phân tích và giải quyết các vấn đề bằng cách giảmnhững điều không chắc chắn Ở DN có ba bộ phận cùng chức năng thu thập,
xử lý, lưu trữ và xử dụng thông tin kinh tế bên trong là bộ phận thống kê, kếtoán tài chính và quản trị chi phí kinh doanh Tuy nhiên, khâu xử lý thông tin
ở các bộ phận khác nhau sẽ khác nhau:
Bộ phận thống kê xử lý thông tin cả bên ngoài và bên trong, cả thôngtin về kinh tế và thông tin khác theo nguyên lý của thống kê học (bình quân,luật số lớn,…);
Bộ phận kế toán tài chính xử lý thông tin kinh tế bên trong theo cácnguyên lý của kế toán tài chính (bảo toàn tài sản về mặt giá trị, phải có hóađơn chứng từ và trùng khớp với số liệu ở hóa đơn chứng từ,…);
Trang 16 Bộ phận quản trị chi phí kinh doanh lại xử lý thông tin kinh tế bêntrong theo nguyên lý của tính và quản trị chi phí kinh doanh (bảo toàn tài sản
DN về mặt hiện vật, phản ánh đúng thực trạng,…) [15, tr.43]
Vậy quản trị chi phí kinh doanh là gì? Haberstock đã định nghĩa: “Quản trị chi phí kinh doanh là tính toán hướng nội, nó mô tả - về nguyên tắc được thực hiện hàng tháng – đường vận động các nhân tố sản xuất trong quá trình kết hợp chúng và giới hạn ở việc tính toán mọi hao phí nhằm tạo ra và thực hiện các kết quả của doanh nghiệp, đó chính là chi phí kinh doanh.” [14,
tr.12]
Brinker B.J (1996) đã định nghĩa: “Quản trị chi phí kinh doanh là một
tổ hợp kỹ thuật và phương pháp nhằm kiểm soát và cải thiện các hoạt động
và các quá trình, các sản phẩm và dịch vụ của một công ty” [16, tr.60]
Nguyễn Ngọc Huyền cũng đã định nghĩa: “Quản trị chi phí kinh doanh
là quá trình phân tích, tập hợp, tính toán và quản trị các chi phí kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (dịch vụ) nhằm cung cấp thường xuyên các thông tin về chi phí kinh doanh đảm bảo độ chính xác cần thiết làm cơ sở cho các quyết định quản trị doanh nghiệp” [14, tr.12-13].
Từ những phân tích nêu trên, tác giả cho rằng: quản trị chi phí là tínhtoán các chi phí và phân tích các thông tin cần thiết cho công việc quản trị củamột doanh nghiệp Các thông tin này bao gồm các thông tin tài chính (chi phí
và doanh thu) lẫn các thông tin phi tài chính (năng suất, chất lượng và các yếu
tố khác của doanh nghiệp) Quản trị chi phí có quan hệ vừa độc lập vừa tươngđối, vừa gắn bó với KTTC
Nhà quản trị không đơn giản là người ghi chép các thông tin về chi phí
mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các quyết định quản trị
để có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm/dịch vụ có chất lượng tốtnhất với chi phí thấp nhất [7]
Trang 17Là một lĩnh vực tính toán độc lập, quản trị chi phí sử dụng các kháiniệm, phạm trù riêng của nó Đối tượng của quản trị chi phí là chi phí, còn chiphí tài chính là đối tượng của KTTC Tuy nhiên, KTTC và quản trị chi phí lại
là hai bộ phận của cùng một lĩnh vực tính toán trong DN; trong đó quản trị chiphí sử dụng tài liệu cơ sở của KTTC nên việc phân biệt các khái niệm giữachúng là hoàn toàn cần thiết
Thứ nhất là khái niệm chi phí Trong mọi hoạt động của các DN đều phát
sinh các hao phí, như NVL, TSCĐ, sức lao động… Biểu hiện bằng tiền toàn
bộ hao phí phát sinh nói trên gọi là chi phí như chi phí NVL, chi phí khấu haoTSCĐ, chi phí nhân công… Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí
về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động của
DN [1, tr.24], hay còn có thể khái niệm rõ ràng hơn, chẳng hạn như: “chi phí
là một khái niệm của kế toán, có chi phí giới hạn trong xí nghiệp, gắn với các mục tiêu của xí nghiệp và chi phí ngoài xí nghiệp, có cơ sở ở các hoạt động khác hoặc các nguyên nhân khác” Như thế, chi phí là một khái niệm mang
tính khái quát cao trong quá trình phát triển của kế toán DN, khái niệm chi phí
đã được phát triển thành các khái niệm cụ thể là chi phí kinh doanh và chi phítài chính
Thứ hai là khái niệm chi phí kinh doanh, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, song có thể định nghĩa chi phí kinh doanh như sau: “chi phí kinh doanh là sự tiêu phí giá trị cần thiết có tính chất xí nghiệp về vật phẩm và dịch vụ để sản xuất ra sản phẩm của xí nghiệp” Chi phí kinh doanh dù được
quan niệm thế nào thì cũng mang ba đặc trưng bắt buộc: một là, phải là sự haophí vật phẩm và dịch vụ Hai là, sự hao phí vật phẩm và dịch vụ phải gắn liềnvới kết quả Ba là, những vật phẩm và dịch vụ hao phí phải được đánh giá,nghĩa là phải được đo bằng đơn vị tiền tệ Chi phí kinh doanh là một phạm trùgắn liền với chi phí và chỉ xuất hiện ở quản trị chi phí kinh doanh
Trang 18Thứ ba là phân biệt chi phí chi phí kinh doanh với các khái niệm chi tiêu
và chi phí tài chính, vì tính chi phí kinh doanh được xây dựng trên cơ sở sửdụng số liệu của KTTC nên chi phí kinh doanh có quan hệ chặt chẽ với haikhái niệm khác của cùng một phạm trù chi phí là chi tiêu (chi trả) và chi phítài chính
Chi tiêu là lượng tiền bỏ ra Theo khái niệm này, chi tiêu là sự giảm tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng, tăng tổn thất dưới các dạng nợ, vay ngắn hạn, giảm
nợ của người khác Chi tiêu là một khái niệm hoàn toàn mang bản chất tàichính, nó mô tả hành động “phải bỏ tiền ra” dưới mọi hình thức nhằm mộtmục đích nào đó
Chi phí tài chính là chi phí phát sinh được xác định theo nguyên tắc bảo
toàn tài sản về mặt giá trị và chỉ gắn bó với KTTC
Tóm lại, quản trị chi phí kinh doanh nhằm cung cấp thông tin về chi phíkinh doanh để mỗi tổ chức thực hiện chức năng quản trị yếu tố nguồn lực tiêudùng cho các hoạt động, nhằm xây dựng kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạtđộng và ra các quyết định hợp lý Quan điểm này sẽ là cơ sở cho tất cả cácphân tích khác được trình bày trong nội dung luận văn
1.1.2 Vai trò của quản trị chi phí trong doanh nghiệp
- Quản trị chi phí giúp doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng sản phẩmhay dịch vụ của mình mà không làm thay đổi chi phí, giúp doanh nghiệp tậptrung năng lực của mình vào các điểm mạnh
- Quản trị chi phí giúp người ra quyết định nhận diện được các nguồn lực
có chi phí thấp trong việc sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ
Trang 19Bảng 1.1: Vai trò của quản trị chi phí, kế toán chi phí và kế toán quản trị
Quản trị chi phí Kế toán chi phí Kế toán quản trị
- Ghi chép các thông tin liên
quan đến chi phí
- Phân tích các thông tin đã thu
thập
- Nhận diện các cơ hội hoặc
các giải pháp sản xuất kinh
doanh
- Ra quyết định thực hiện
- Ghi chép cácthông tin chi phíphát sinh
- Lập các báo cáochi phí
- Ghi chép các thông tinchi phí
- Phân tích các thông tinthu thập được
- Cung cấp các thông tin
đã phân tích cho nhàquản trị ra quyết định
1.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động là cách phân loại cơ sở, hầunhư phải thực hiện trước khi tiến hành các cách phân loại khác đối với tổngchi phí nhằm đáp ứng những nhu cầu quản lý khác nhau [2, tr.34]
Khi phân loại chi phí theo chức năng, chi phí được phân thành: Chi phísản xuất và chi phí ngoài sản xuất
- Chi phí sản xuất, là những khoản chi phí liên quan đến chế tạo sản
phẩm, dịch vụ trong một thời kỳ Chi phí sản xuất trong sản xuất công nghiệpgồm có ba loại :
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, là những nguyên liệu chủ yếu tạo
thành thực thể của sản phẩm như: sắt, thép, gỗ, sợi, vải,
+ Chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm chi phí về tiền lương, các khoản
phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất
+ Chi phí sản xuất chung, bao gồm toàn bộ những chi phí ở phân xưởng
sản xuất phát sinh để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể chi phí nguyênvật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Như vậy sẽ bao gồm các chi
Trang 20phí như: chi phí NVL gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí sửachữa, bảo trì máy móc thiết bị, chi phí quản lý tại phân xưởng,
Trong 3 loại chi phí trên thì sự kết hợp giữa:
Chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được gọi là chiphí ban đầu
Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được gọi là chiphí chuyển đổi (chế biến) [5]
- Chi phí ngoài sản xuất, được chia thành 2 loại: chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí bán hàng, là toàn bộ những chi phí phát sinh cần thiết để tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa ; bao gồm các khoản chi phí như vận chuyển, bốcvác, bao bì, lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, khấu hao TSCĐ
và những chi phí liên quan đến dự trữ, bảo quản sản phẩm, hàng hóa…
+ Chi phí quản lý DN, là toàn bộ những chi phí chi ra cho việc tổ chức
và quản lý trong toàn DN Đó là những chi phí hành chính, kế toán, quản lýchung… [1, tr.29]
1.2.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Theo cách này, chi phí được chia thành 3 loại: Biến phí, định phí và chiphí hỗn hợp
-Biến phí
Biến phí là những khoản mục chi phí mà tổng của nó có quan hệ tỷ lệthuận trực tiếp với biến động của mức hoạt động (hay yếu tố dẫn dắt chi phí).Biến phí tính cho từng đơn vị hoạt động của mức hoạt động không đổi Biếnphí là các khoản chi phí gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếpnhư chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất hay thực hiệndịch vụ, giá vốn của hàng hoá mua vào để bán lại, chi phí bao bì đóng gói banđầu, hoa hồng bán hàng,…
Trang 21Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động, khi không hoạt động biến phíbằng 0.
Các hoạt động căn cứ hay yếu tố dẫn dắt chi phí thường được sử dụng,gồm:
Sản lượng sản xuất
Số giờ - máy hoạt động
Số giờ lao động trực tiếp
Số km vận chuyển
Mức tiêu thụ sản phẩm
Xét tính chất tác động, biến phí được chia thành 2 loại : Biến phí tỷ lệ vàbiến phí cấp bậc
+ Biến phí tỷ lệ: Là loại biến phí mà tổng của nó biến động theo tỷ lệ
thuận trực tiếp với biến động của mức hoạt động căn cứ, bao gồm các chi phínhư : chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí giống câytrồng, hoa hồng bán hàng,…
+ Biến phí cấp bậc: Là loại biến phí mà tổng của nó chỉ biến động khi
mức độ hoạt động biến động nhiều và rõ ràng Biến phí cấp bậc không đổikhi các mức hoạt động căn cứ thay đổi ít
Biến phí cấp bậc gồm những khoản chi phí như chi phí nhân công giántiếp, chi phí bảo trì máy móc,v.v…
- Định phí
Định phí là những khoản chi phí không biến đổi khi mức hoạt động thayđổi nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ thì định phí thay đổi Khimức hoạt động tăng thì định phí tính cho một hoạt động căn cứ giảm, vàngược lại Ví dụ về định phí bao gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định theophương pháp đường thẳng, lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp,…
Trang 22Bản chất của định phí không thay đổi khi mức hoạt động thay đổi, mức
độ của định phí cũng chỉ có thể đảm bảo cho một phạm vi phù hợp của mứchoạt động Khi mức hoạt động phát triển vượt quá phạm vi phù hợp này, địnhphí buộc phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển của mức hoạt động
Tuy định phí sẽ không đổi trong phạm vi phù hợp nhưng điều này cũngkhông có nghĩa định phí là bắt buộc mà chỉ ngụ ý nó là những khoản chi phíkhông có tính khả biến theo những biến động của mức hoạt động Trong một
kỳ kinh doanh có những khoản định phí nhất thiết phải có và có những khoảnkhông nhất thiết phải có vì không thiết yếu đối với hoạt động của tổ chức Từquan điểm này, KTQT chia định phí thành 2 loại: định phí bắt buộc và địnhphí tuỳ ý
+ Định phí bắt buộc: Là loại định phí mà nhà quản trị không thể thay đổi
dễ dàng vì chúng liên quan đến năng lực sản xuất hay cấu trúc cơ bản của tổ chức
Ví dụ như: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương đội ngũ cán bộ chủ
chốt,…
Định phí bắt buộc có 2 đặc điểm :
Có bản chất sử dụng lâu dài
Không thể cắt giảm toàn bộ
+ Định phí tuỳ ý: Là loại định phí mà nhà quản trị có thể quyết định mức
độ hay thay đổi dễ dàng khi lập kế hoạch hằng năm Ví dụ như: chi phí quảngcáo, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí nghiên cứu phát triển,
- Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biếnphí lẫn định phí Ở mức hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặcđiểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc điểm của biến phí
Phần định phí phản ảnh phần chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì sự phục
vụ và giữ cho dịch vụ đó luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng phục vụ
Trang 23Phần biến phí phản ảnh phần thực tế phục vụ hoặc phần vượt quá mứccăn bản (định mức) do đó phần này sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức sử dụngtrên mức căn bản [2, tr.44 – 51]
Để xác định các thành phần biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợptheo từng phạm vi hoạt động, có thể dùng các mô hình toán học để kiểm định,phân tích hoặc thực nghiệm theo các phương pháp cơ bản thường sử dụng :Phương pháp cực đại – cực tiểu ; phương pháp bình phương bé nhất vàphương pháp đồ thị phân tán
Cách phân loại chi phí này có tác dụng rất lớn trong việc phân tích mốiquan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, xây dựng các mô hình kế toán chiphí và giúp nhà quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí
1.2.3 Phân loại chi phí phục vụ cho việc ra quyết định
Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
Chi phí trực tiếp, là chi phí có liên quan đến một đối tượng (mục đích).
Chi phí trực tiếp khi phát sinh sẽ được tính ngay cho đối tượng liên quan
Chi phí gián tiếp, là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng (mục
đích) Chi phí gián tiếp khi phát sinh không thể tính ngay cho từng đối tượngliên quan, mà phải tập hợp theo nhóm đối tượng và sau đó phân bổ cho từngđối tượng theo những tiêu thức như số giờ máy, số lượng sản phẩm [4, tr.16]
Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
Chi phí kiểm soát được, là những chi phí mà nhà quản trị có quyền
quyết định hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới mức độ phát sinh chi phí
Chi phí không kiểm soát được, là những chi phí mà nhà quản trị không
có quyền quyết định hoặc không có ảnh hưởng đáng kể tới mức độ phát sinhchi phí
Việc xem xét một khoản chi phí là kiểm soát được hay không kiểm soátđược phải gắn với một cấp quản lý cụ thể trong DN Cách phân loại chi phí
Trang 24này có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động, hiệu quả quản lý chiphí của từng cấp bậc, bộ phận trong DN.
Trang 25 Chi phí tránh được và chi phí không tránh được
Phân loại chi phí phụ thuộc vào điều kiện DN có thể DN tránh đượccác khoản chi phí bằng cách loại bỏ hoặc cắt giảm một số hoạt động haykhông Số tiền mà theo đó có thể giảm được chi phí là chi phí tránh được, sốtiền mà không thể giảm được là chi phí không thể tránh được [3, tr.51]
Chi phí chênh lệch
Là chi phí có ở phương án này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ởphương án khác Chi phí chênh lệch là một trong các căn cứ quan trọng để lựachọn phương án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh
Chi phí cơ hội
Là lợi ích tiềm tàng bị mất đi do lựa chọn phương án (hoặc hành động)này thay vì chọn phương án (hoặc hành động) khác
Chi phí cơ hội là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi lựa chọn thựchiện phương án này thay cho phương án khác Chẳng hạn, với quyết định tự
sử dụng cửa hàng để tổ chức hoạt động kinh doanh thay vì cho thuê thì thunhập có được từ việc cho thuê của hàng trở thành chi phí cơ hội của phương
án tự tổ chức kinh doanh
Chi phí chìm
Là loại chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu bất kể đã lựa chọnphương án hoặc hành động nào Chi phí chìm tồn tại ở mọi phương án nênkhông có tính chênh lệch và không phải xét đến khi so sánh, lựa chọn phương
án, hành động tối ưu
Chi phí chìm được hiểu là khoản chi phí đã bỏ ra trong quá khứ và sẽhiển hiện ở tất cả mọi phương án với giá trị như nhau Hiểu một cách khác,chi phí chìm được xem như là khoản chi phí không thể tránh được cho dùngười quản lý quyết định lựa chọn thực hiện theo phương án nào Chính vì
Trang 26vậy, chi phí chìm là loại chi phí không thích hợp cho việc xem xét, ra quyếtđịnh của người quản lý.
1.3 NỘI DUNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.3.1 Hoạch định chi phí trong doanh nghiệp
Hoạch định là xây dựng các mục tiêu phải đạt được cho từng giai đoạncông việc cụ thể, vạch ra các bước, phương pháp thực hiện để đạt được cácmục tiêu đó Kế hoạch mà các nhà quản trị lập thường có dạng dự toán Để kếhoạch đặt ra có tính khả thi cũng như các dự toán thực sự đem lại hiệu quả thìcần dựa trên những thông tin hợp lý và có cơ sở do bộ phận KTQT chi phícung cấp Thông tin chi phí là cơ sở để đưa ra quyết định phù hợp
Nội dung hoạch định quản trị chi phí trong DN gồm :
a Lập phương án tổ chức sản xuất
Công tác tổ chức sản xuất là việc làm đầu tiên của quá trình tổ chức sảnxuất, nó chính là việc hoạch định những giải pháp trên những điều kiện chophép về kết cấu kỹ thuật, điều kiện thời tiết khí hậu, thời gian, về phươngpháp kỹ thuật, khả năng cung cấp vật tư, về lao động, tài chính, nhằm mụctiêu tổ chức quá trình sản xuất hiệu quả nhất
b Lập dự toán chi phí
Dự toán là quá trình tính toán chi tiết cho kỳ tới, nhằm huy động và sửdụng các nguồn lực theo các mục tiêu kế hoạch đề ra trong từng thời kỳ cụ thể[2, tr.220] Lập dự toán chi phí SXKD là việc lập dự kiến chi tiết những chỉtiêu trong hệ thống quá trình SXKD của doanh nghiệp trong từng kỳ
Định kỳ, DN tiến hành lập dự toán tổng quát bao gồm tập hợp các dựtoán chi tiết cho tất cả các giai đoạn của quá trình hoạt động SXKD của DN.Một bộ phận quan trọng trong dự toán tổng thể là các dự toán chi phí SXKD,bao gồm dự toán chi phí NVL trực tiếp, dự toán chi phí NCTT, dự toán chiphí SXC, dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN Các dự toán chi phínày đều được lập trên cơ sở đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và sản xuất trong kỳ
Trang 27- Dự toán chi phí NVL trực tiếp được tính căn cứ vào định mức tiêu hao
NVL và đơn giá dự toán của NVL
BM = Q x M x PMTrong đó:
BM: Chi phí NVL trực tiếp dự toán
Q: Sản lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch
M: Định mức NVL/ 1 sản phẩm
PM: Đơn giá NVL
- Dự toán chi phí NCTT được tính trên căn cứ đơn giá tiền lương được
xây dựng cho từng sản phẩm và sản lượng sản phẩm dự kiến sản xuất trongkỳ
BL = Q x L x PLTrong đó:
BL: Chi phí NCTT dự toán
Q: Sản lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch
M: Định mức thời gian lao động/ 1sản phẩm
PL: Đơn giá tiền lương/ giờ lao động
- Dự toán chi phí SXC bao gồm dự toán biến phí SXC và dự toán định
Dự toán biến
Dự toán biếnphí đơn vị SXC x
Sản lượng sảnxuất theo dự toán
Dự toán định
phí SXC =
Định phí SXCthực tế kỳ trước x
Tỷ lệ tăng (giảm) địnhphí SXC theo dự kiến
- Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN
Tương tự như chi phí SXC, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN cóthể chia thành biến phí và định phí Các khoản như hoa hồng bán hàng, chi
Trang 28phí vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ là các khoản chi phí biến đổi Chi phíkhấu hao máy móc thiết bị bộ phận văn phòng, chi phí quảng cáo, lương nhânviên marketing, lương nhân viên quản lý DN, chi phí kiểm toán,… là các chiphí cố định đối với mức tiêu thụ của DN.
Dự toán chi phí bán hàng
Dự toán chi
phí bán hàng =
Dự toán biếnphí bán hàng +
Dự toán địnhphí bán hàngTrong đó: Dự toán biến phí bán hàng dựa trên cơ sở sản lượng tiêu thụtrong kỳ, dự toán định phí bán hàng căn cứ vào tỷ lệ % dự kiến theo định phíbán hàng thực tế kỳ trước
Dự toán chi phí quản lý DN
Dự toán chi phí
quản lý DN =
Dự toán biếnphí quản lý DN +
Dự toán địnhphí quản lý DN
- Dự toán chi phí tài chính
Thu nhập và chi phí tài chính liên quan đến kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp Nội dung của thu nhập và chi phí bao gồm rất nhiều nội dung.Theo chế độ kế toán hiện nay, chi phí và thu nhập tài chính phải được tínhtoán đầy đủ trong kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Dự toán chi phí tài chính trong phần này ta cần quan tâm đến chi phí lãivay mà doanh nghiệp phải trả Cơ sở để lập dự toán chi phí tài chính là số tiềncần vay dài hạn và ngắn hạn trong mỗi kỳ lập dự toán cũng như tỷ suất vayphải trả cho từng khoản vay
1.3.2 Tổ chức thực hiện chi phí
Quản trị chi phí cung cấp các thông tin (như thông tin về chi phí sảnxuất, phương án sản xuất, giá vốn, chi phí nghiệm thu, bảo hành sửa chữa, chiphí quản lý,…) để tổ chức thực hiện chi phí thông qua việc thiết lập các bộphận, xác lập quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận cũng như con người
cụ thể để có biện pháp kịp thời điều chỉnh kế hoạch nhằm sử dụng một cách
Trang 29có hiệu quả các nguồn lực
Với chức năng tổ chức thực hiện, các nhà quản trị phải biết cách liên kếttốt giữa tổ chức, con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạchđược thực hiện có hiệu quả nhất Vì thế, nhà quản trị phải cần các thông tinkhác nhau do nhiều bộ phận cung cấp Trên cơ sở các thông tin đó, nhà quảntrị cần quyết định cách sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực của công ty để đạtđược các kế hoạch đã đề ra cũng như điều hành các hoạt động SXKD theo cácmục tiêu chung
Giá phí sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá và báocáo hàng tồn kho cũng như kết quả kinh doanh của DN Giá thành sản phẩmcũng đóng vai trò to lớn đối với việc ra quyết định chiến lược cũng như cácquyết định kinh doanh hàng ngày của các nhà quản lý
a Tập hợp và tính chi phí sản phẩm theo theo phương pháp truyền thống
Quá trình tập hợp chi phí là quá trình xác định những chi phí phát sinhliên quan đến việc sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định giá phí sản xuấtsản phẩm Tùy từng đặc điểm và yêu cầu sản xuất kinh doanh, chi phí có thểtập hợp cho từng công việc, từng sản phẩm/dịch vụ hay cho cả quá trình sảnxuất
Tập hợp chi phí theo công việc là quá trình tập hợp và phân bổ chi phí cóliên quan đến một sản phẩm/dịch vụ riêng biệt cụ thể hoặc một nhóm sảnphẩm cụ thể Tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất là quá trình tập hợp chiphí và tính bình quân chi phí cho một số lượng sản phẩm lớn và đồng nhấttrong quá trình sản xuất
Các kỹ thuật tính chi phí được sử dụng để thiết lập tổng chi phí của mộtsản phẩm nhằm đánh giá hàng tồn kho, xác định giá bán (giá bán được đềxuất là sẽ có lợi nhuận) và đánh giá những mục đích, hiệu quả Các kỹ thuậttính chi phí cũng rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho việc kiểm
Trang 30soát và ra quyết định Tất cả những cách tiếp cận để tính chi phí đều được dựavào một vài hình thức thước đo chi phí và sự chú ý tới việc khôi phục (bù đắp) các chi phí chung Hơn thế nữa, khi tính chi phí cần phải tuân thủ nhữngnguyên tắc nhằm điều chỉnh thống nhất nhận thức cũng như cách thức tính chiphí theo mục tiêu đã xác định.
Thứ nhất là các thước đo chi phí Thước đo chi phí liên quan đến việc đo
những chi phí trực tiếp (gồm chi phí NVL trực tiếp và chi phí NCTT) cộngnhững chi phí chung (gián tiếp) bắt nguồn ở bộ phận sản xuất và ở các bộphận khác trong công ty (như CPBH, chi phí quản lý chung ngoài địa chỉ sảnxuất sản phẩm, chi phí phát sinh từ hoạt động uetài chính, hoạt động khác vàchi phí thuế)
Thứ hai là sự chú ý tới việc khôi phục các chi phí chung Muốn hoàn
thành được nhiệm vụ của SXKD thì các DN cần phải tìm cách tính mọi loạichi phí đã (sẽ) phát sinh cho các đối tượng tính toán Chi phí trực tiếp lànhững khoản mục chi phí rõ ràng, độc lập, có liên hệ trực tiếp tới đối tượngcần tính toán (đối tượng chịu phí); còn chi phí chung là những khoản chi phíkhó xác định rõ ràng, liên quan tới nhiều đối tượng khác nhau và chúng sẽđược phân bổ cho đến đối tượng tính toán cuối cùng (thực hiện khôi phục chiphí chung) Vấn đề là ý tưởng của việc phân bổ chi phí chung Yêu cầu củaviệc phân bổ xuất phát từ yêu cầu cần sự chính xác trong việc xác định giáthành sản phẩm Một sự phân bổ không chính xác sẽ dẫn đến sự bóp méo giáthành, làm sai lệch kết quả trong việc xác định hàng tồn kho, giá vốn hàngbán và thiếu cơ sở để xác định giá bán Mặt khác, việc phân bổ chính xác sẽ làcăn cứ đánh giá hiệu quả quản lý của từng bộ phận Mục đích của việc phân
bổ chi phí chung là: đạt được những động lực mong muốn, tính toán thu nhập
và đánh giá giá trị tài sản và đạt được sự thu hồi
Cơ sở phân bổ cũng được xem là tiêu thức phân bổ chi phí chung thườnglà: mức tiêu hao NVL, thời gian lao động trực tiếp, mức tiêu hao năng lượng
Trang 31hoặc những cơ sở dựa theo kinh nghiệm khác
Cuối cùng là các nguyên tắc trong tính chi phí Để có cách nhìn nhận và
giải quyết các vấn đề đặt ra trong lĩnh vực tính chi phí một cách nhất quán cầnquán triệt đầy đủ các nguyên tắc chủ yếu: (1) phù hợp với sự ghi nhận tínhtoán của KTTC; (2) phù hợp với cơ cấu DN; (3) bảo toàn tài sản về mặt hiệnvật; (4) ưu tiên tính toán nhanh với độ chính xác chấp nhận được; và (5) hiệuquả
Sau khi tập hợp và tính chi phí kinh doanh theo loại, tại sao cần phải
thực hiện bước tính chi phí theo nơi phát sinh? Lý do đơn giản là có hai
loại chi phí: chi phí trực tiếp gắn với một đối tượng tính toán xác định xongchi phí chung lại liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau Chính vì vậy, ởbước tính này cần phải tìm cách tập trung các chi phí chung vào các nơi phátsinh chi phí nhất định rồi tìm cách phân bổ cho các đối tượng cần phân bổ
Bước tính cuối cùng là bước tính chi phí theo đối tượng Bước tính này
tính toán các chi phí phát sinh cho các đối tượng cụ thể
b Tính chi phí sản phẩm theo quá trình hoạt động (ABC – Activity Based Costing)
Năm 1988, Roobin Cooper, Robert Kaplan và H Thomas Johnson là
những người đầu tiên đã định nghĩa ABC như là: “một phương pháp tính chi phí được sử dụng để phát hiện ra nguồn gốc các chi phí chung một cách trực tiếp tới các đối tượng chịu chi phí như các sản phẩm/dịch vụ, các quá trình hay các khách hàng và giúp các nhà quản trị ra quyết định đúng xét về các chiến lược sản phẩm hỗn hợp và các chiến lược cạnh tranh” [17, tr.279] Brimson và Antos (1999) đã mô tả ABC như là: “xác định chi phí của các đối tượng chịu chi phí gắn với các hoạt động và các quá trình kinh doanh Các hoạt động hao phí các chi phí và các đối tượng chịu hao phí các hoạt động và các quá trình kinh doanh” [18, tr.1].
Trang 32Từ những phân tích trên đây, tác giả nhận định rằng: ABC là phương pháp tính toán chi phí kinh doanh tới sản phẩm/dịch vụ một cách chính xác hơn bằng cách xác định các hoạt động chính của doanh nghiệp, chỉ ra các chi phí kinh doanh chung liên quan tới các hoạt động sản xuất ra sản phẩm,
và phân bổ các chi phí hoạt động tới sản phẩm/dịch vụ theo các tiêu thức phân bổ mà liên quan tới nguồn gốc của chi phí kinh doanh.
Như vậy, ý tưởng cơ bản của ABC là: các hoạt động hao phí các nguồnlực (và do vậy phát sinh chi phí) và các sản phẩm hao phí các hoạt động ABCcũng phân bổ chi phí kinh doanh chung qua hai giai đoạn Tuy nhiên, ABCkhác với tính giá thành theo phương pháp truyền thống bằng cách tìm ra việc
sử dụng các nguồn lực tới các hoạt động và nối kết các chi phí hoạt động tớicác sản phẩm/dịch vụ và các khách hàng Giai đoạn 1 phân bổ các chi phíkinh doanh chung sơ cấp tới các hoạt động hay các trung tâm chi phí hoạtđộng (nhóm chi phí hoạt động) bằng việc sử dụng các tiêu thức phân bổnguồn lực phù hợp Giai đoạn 2 sử dụng các tiêu thức phân bổ các chi phíhoạt động hay các nhóm chi phí hoạt động tới các đối tượng tính giá phí.Bằng việc sử dụng các tiêu thức phân bổ trong cả hai giai đoạn phân bổ chiphí, ABC cung cấp dụng cụ đo lường các chi phí sản phẩm/dịch vụ một cáchchính xác hơn tới các chi phí của các hoạt động
Nói tóm lại, ABC khác tính giá phí theo phương pháp truyền thống theo
cả hai phương thức Đầu tiên, ABC xác định rõ các nhóm chi phí như các hoạt động hơn là các trung tâm chi phí phòng ban hay sản xuất trong DN Thư hai, các tiêu thức phân bổ chi phí ABC sử dụng để phân bổ các chi phí hoạt
động tới các đối tượng tính giá phí là các tiêu thức trên cơ sở hoạt động haycác hoạt động được thực hiện cho các đối tượng tính giá phí Tính giá phí theophương pháp truyền thống sử dụng tiêu thức phân bổ trên cơ sở sản lượng màthường hầu như không có mối quan hệ tới việc hao phí các chi phí nguồn lựccủa các đối tượng tính giá phí
Trang 33Từ những ý tưởng ban đầu về ABC ở những năm 1980 đến 1990 các nhàquản trị đã nhận thấy rằng: ABC không những là một phương pháp tính chiphí kinh doanh bằng cách áp dụng nhiều tiêu thức để phân bổ chi phí kinhdoanh chung để đảm bảo cho tính giá thành và làm cơ sở cho định giá sảnphẩm chính xác hơn mà còn là một phương pháp mang lại nhiều lợi ích, baogồm:
- Với cùng một số liệu ban đầu do KTTC cung cấp nhưng tính giá thànhtheo phương pháp ABC được sử dụng tốt hơn cho việc thiết kế sản phẩm vàthiết kế lại quá trình sản xuất;
- Nhận biết những khách hàng, những sản phẩm và những kênh phânphối có lợi hay ít có lợi nhất;
- Được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của quá trình kinhdoanh
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ABC không thay thế phương pháp tính giá phítheo phương pháp truyền thống mà nhằm bổ sung khả năng xử lý và cung cấpthông tin trong việc ra quyết định ngắn hạn, dài hạn của DN ABC chỉ là mộtcông cụ cho xác định chi phí của các hoạt động và sản lượng đầu ra mà cáchoạt động này tạo ra Chỉ sử dụng ABC thì chưa đủ để tiếp tục cải thiện cáchoạt động, quá trình kinh doanh của DN
1.3.3 Lãnh đạo chi phí
Lãnh đạo là sự cố gắng tác động vào người khác để đảm bảo đạt đượcmục tiêu của DN Đó là quá trình thu hút, lôi cuốn, động viên, thuyết phục,hướng dẫn thúc đẩy các thành viên trong tổ chức làm việc đáp ứng theo yêucầu công việc
Thực chất của chức năng lãnh đạo (điều hành, quản lý) là tác động lêncon người Tất cả các chức năng của quản trị như hoạch định, tổ chức và kiểmtra sẽ không hoàn thành tốt nếu nhà quản trị không hiểu được và không pháthuy được yếu tố con người
Trang 34Khi chúng ta so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí thực hiện sẽ cókhái niệm hiệu quả hoạt động.
Hiệu quả = Kết quả - chi phíHiệu quả sẽ tăng khi tăng kết quả với chi phí không đổi hoặc giảm chiphí mà vẫn giữ nguyên kết quả Muốn đạt được cả hai điều đó đòi hỏi phảibiết cách quản lý chi phí
Để đánh giá hiệu quả hoạt động, các nhà quản trị chi phí có thể lập cácbáo cáo kết quả kinh doanh Với các cách phân loại chi phí khác nhau sẽ cócác mẫu báo cáo kết quả kinh doanh khác nhau Cụ thể, nếu phân loại chi phítheo chức năng thì sẽ có mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng chiphí Bảng 1.2 minh họa báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng chi phí.Qua mẫu báo cáo này ta thấy : bảng 1.2 là cần thiết cho KTTC vì mục đíchbáo cáo ra bên ngoài nhưng không đáp ứng được yêu cầu sử dụng cho cácquyết định nội bộ
Bảng 1.2 Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng chi phí
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
(Trừ) Chi phí hoạt động (CPBH và chi phí QLDN)
-Tiền thuê cửa hàng
Trang 35kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí) Bảng 1.3 minh họa báo cáo kết quảkinh doanh theo cách ứng xử của chi phí.
Bảng 1.3 Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
-Tiền thuê cửa hàng
-Lương, điện, nước
Lãi thuần (g-a)x - b
Bảng 1.3 chú trọng đến cách ứng xử chi phí sẽ làm đơn giản hóa quátrình phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận Cụ thể : nếu gọi x là sảnlượng, g là giá bán, a là chi phí khả biến đơn vị và b là chi phí bất biên ; số dưđảm phí là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến Số dư đảmphí khi đã bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận
Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm,một đơn vị sản phẩm Thông qua số dư đảm phí ta được mối quan hệ giữa sảnlượng và lợi nhuận Mối quan hệ đó là : Nếu sản lượng tăng 1 lượng thì lợinhuận tăng lên 1 lượng bằng sản lượng tăng lên nhân cho số dư đảm phí đơn
vị và chỉ đúng khi DN đã vượt qua điểm hòa vốn
Tuy nhiên, sử dụng số dư đảm phí cũng có nhược điểm là không giúpnhà quản trị có cái nhìn tổng quát cho toàn bộ DN nếu DN sản xuất kinhdoanh nhiều loại sản phẩm bởi vì sản lượng của từng loại sản phẩm không thểtổng hợp ở toàn DN và số dư đảm phí cũng dễ khiến cho nhà quản trị lầm lẫn
Trang 36trong việc ra quyết định bởi vì tưởng rằng tăng doanh thu của những sảnphẩm có số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên Để khắc phục nhượcđiểm này ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí.
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanhthu Chỉ tiêu này tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm (cũngbằng một đơn vị sản phẩm) Thông qua khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí ta rút ramối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là : Nếu doanh thutăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng 1 lượng bằng doanh thu tăng lên nhân cho tỷ
lệ số dư đảm phí
1.3.4 Kiểm soát chi phí
Để thực hiện chức năng kiểm tra và đánh giá, các nhà quản trị dùngnhững thông tin do KTQT cung cấp dưới dạng các báo cáo chi phí, báo cáothực hiện định mức hay dự toán chi phí,… Các chi phí phát sinh có nội dung,tính chất kinh tế, công dụng, mục đích khác nhau cũng như ảnh hưởng củachúng, quá trình và kết quả kinh doanh cũng khác nhau Thông thường, người
ta sẽ so sánh số liệu kế hoạch, dự toán hoặc định mức với số liệu thực tế thựchiện
Nội dung kiểm soát chi phí gồm:
* Kiểm soát chi phí NVL trực tiếp: Là thực hiện so sánh giữa chi phí
NVL trực tiếp thực hiện với chi phí NVL trực tiếp tiêu chuẩn, và xác định cácnguyên nhân biến động trên 2 mặt về giá và lượng đã tác động như thế nàođến biến động chung Các nguyên nhân biến động được xác định theo cáccông thức sau:
+ Biến động về giá: Phản ảnh chênh lệch giữa giá thực tế đã trả với giáđáng lẽ phải trả
-Đơn giáNVL trựctiếp dự toán
x
Lượng NVLtrực tiếp thực
tế sử dụng
Trang 37Ảnh hưởng về giá có thể âm (-) hoặc dương (+) Nếu ảnh hưởng là âmthì giá NVL thực tế thấp hơn giá dự toán đặt ra Tình hình này được đánh giá
là tốt nếu chất lượng vật liệu đảm bảo Ngược lại, nếu ảnh hưởng về giádương thể hiện giá NVL thực tế cao hơn giá dự toán, nói chung đánh giákhông tốt vì lúc này chi phí NVL trực tiếp thực tế cao hơn so với dự toán.+ Biến động về lượng: Phản ảnh chênh lệch giữa chi phí tiêu chuẩn củalượng nguyên liệu thực tế sử dụng với chi phí tiêu chuẩn của lượng nguyênliệu đáng lẽ phải sử dụng
tế sử dụng
-Lượng NVLtrực tiếp dựtoán sử dụng
x
Lượng NVLtrực tiếp thực
tế sử dụngNếu biến động về lượng là dương thể hiện nguyên vật liệu sử dụng thực
tế nhiều hơn so với dự toán, còn nếu là kết quả âm thể hiện lượng nguyên vậtliệu sử dụng tiết kiệm so với dự toán
* Kiểm soát chi phí NCTT: Là chênh lệch giữa chi phí NCTT thực hiện
so với chi phí NCTT dự toán đối với kết quả trong kỳ, được phân tích thànhhai nguyên nhân biến động là biến động giá lao động và biến động năng suấtlao động (thời gian lao động)
+ Biến động về giá: Phản ảnh chênh lệch giữa giá thực tế đã trả với giáđáng lẽ phải trả đối với kết quả thực hiện trong kỳ
Trang 38+ Biến động về lượng: Phản ảnh chênh lệch giữa chi phí tiêu chuẩn của
số giờ lao động thực tế tiêu hao với chi phí tiêu chuẩn của số giờ lao độngđáng lẽ tiêu hao
Ảnh hưởng về thời gian
lao động đến biến động
chi phí nhân công trực tiếp
=
Thời gianlao độngthực tế
-Thời gianlao độngtheo dự toán
x
Đơn giá nhâncông trực tiếp
dự toánNếu biến động về thời gian lao động là dương thể hiện số giờ lao độngthực tế đã sử dụng nhiều quá mức so với dự toán, làm tăng chi phí NCTT.Còn nếu là kết quả âm thể hiện số giờ lao động thực tế đã sử dụng ít hơn sovới dự toán, làm giảm chi phí NCTT
* Kiểm soát chi phí SXC: Chi phí SXC biến động là do sự biến động biến
phí SXC và biến động định phí SXC
- Kiểm soát biến động biến phí SXC: Là chênh lệch giữa biến phí SXCthực tế và biến phí SXC theo dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế Biếnđộng biến phí SXC được phân tích thành biến động về giá và biến động vềlượng biến phí SXC:
và giảm giá thành tại DN
-Mức
độ hoạtđộng dựtoán
x
Đơn giábiến phí SXC
dự toánNếu biến động về lượng là dương thể hiện mức độ lãng phí, ngược lại
Trang 39nếu biến động là âm thể hiện mức độ tiết kiệm trong việc sử dụng các nguồnlực phục vụ quá trình sản xuất.
- Kiểm soát biến động định phí SXC: Là chênh lệch giữa định phí SXCthực tế và định phí SXC theo dự toán
Biến độngđịnh phí SXC =
Định phíSXC thực tế -
Định phíSXC dự toán
* Kiểm soát CPBH và chi phí QLDN: Phân tích biến động biến phí và
định phí bán hàng và QLDN tương tự như phân tích biến động biến phí vàđịnh phí SXC
1.3.5 Ra quyết định quản trị
Quản trị chi phí phải dựa trên cơ sở hệ thống thông tin quá khứ và dựtoán tương lai tiến hành phân loại, lựa chọn, tổng hợp và cung cấp nhữngthông tin cần thiết liên quan đến chi phí thích hợp cho việc ra quyết định.Chức năng ra quyết định được vận dụng trong suốt quá trình hoạt động baogồm những quyết định ngắn hạn và những quyết định dài hạn Căn cứ vào các
số liệu thông tin được cung cấp nhà quản trị thực hiện việc phân tích đánh giá
và nêu các kiến nghị đề xuất cũng như tham gia vào việc lập dự toán SXKDhay tư vấn cho các nhà quản trị lãnh đạo đưa ra quyết định phù hợp
Nội dung ra quyết định quản trị gồm :
a Phân tích thông tin chi phí
Thông tin chi phí thích hợp hỗ trợ cho các nhà quản trị trong việc đưa racác quyết định kinh doanh Quá trình ra quyết định là việc lựa chọn từ nhiếuphương án khác nhau với rất nhiều thông tin của kế toán, trong đó thông tin
về chi phí luôn rất quan trọng trong các quyết định ngắn hạn
Để đảm bảo cho việc ra quyết định ngắn hạn đúng đắn, nhà quản trị cần
có các công cụ thích hợp giúp họ phân biệt được thông tin cần thiết với thôngtin không cần thiết Thông tin không cần thiết cần được loại bỏ ra khỏi cơ cấu
Trang 40thông tin cần xem xét và chỉ có thông tin cần thiết mới thích hợp với cơ cấuthông tin xem xét để ra quyết định kinh doanh [2, tr.398]
c Phân tích chi phí theo các trung tâm chi phí
Sự xuất hiện của các trung tâm chi phí gắn liền với phân cấp về quản lý,
mà ở đó, người quản lý có quyền và chịu trách nhiệm đối với kết quả hoạtđộng thuộc phạm vi mình quản lý Trong các DN, trung tâm chi phí thường tổchức gắn liền với các bộ phận, đơn vị thực hiện chức năng SXKD và có thểchia thành các trung tâm: trung tâm cung ứng, trung tâm sản xuất, trung tâmtiêu thụ, trung tâm quản lý và trung tâm đầu tư
Quá trình phân tích chi phí theo trung tâm chi phí dựa trên báo cáo kếtquả Đây là báo cáo phản ánh các chỉ tiêu tài chính chủ yếu đạt được ở từngtrung tâm trách nhiệm trong một khoản thời gian nhất định, là báo cáo so sánhcác chỉ tiêu thực
- Đối với trung tâm cung ứng:
Báo cáo tình hình cung ứng các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế,…), giá thực tế mua vào, chi phívận chuyển, bốc dở,… cũng như chất lượng của từng loại vật tư Trong báocáo phản ánh số lượng dự toán và số liệu thực tế, phân tích sự biến động củađơn giá mua nhằm đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, nổ lực trong việctiết kiệm các yếu tố đầu vào Qua đó dự đoán xu hướng biến động giá, tìnhhình cung ứng vật tư giúp DN trong quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí
- Đối với trung tâm sản xuất
Báo cáo chi phí sản xuất bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT
và chi phí SXC theo số liệu thực tế và dự toán để làm cơ sở đánh giá tráchnhiệm Tuy nhiên, báo cáo kết quả của trung tâm sản xuất phải được lập chitiết theo từng công đoạn sản xuất, từng phân xưởng sản xuất để kiểm soát chiphí gắn với trách nhiệm quản lý của từng bộ phận
- Đối với trung tâm tiêu thụ