Vào thế kỷ II sau Công nguyên, nền văn hóa Chăm Pa đã ra đời gắn liền với sự giao lưu và tiếp nhận văn hóa Ấn Độ. Trong khoảng mười thế kỷ sau đó, văn hóa Ấn Độ vấn tiếp tục lan tỏa xuống Chăm Pa, thông qua những nhà truyền giáo và các thương nhân. Văn hóa có con đường đi riêng, thế nên, bất chấp những rối ren trong nội bộ, những biến động trong mối quan hệ giữa Chăm Pa với các nước trong khu vực, hòa bình hay chiến tranh, văn hóa Ấn Độ vẫn đã được du nhập vào Chăm Pa và được người Chăm đón nhận một cách trực tiếp hay gián tiếp, có khi đậm, khi nhạt. Có thể nói, xuyên suốt lịch sử văn hóa Chăm Pa là dấu ấn của văn hóa Ấn Độ. Một sự ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc. Tất cả những khía cạnh của văn hóa Chăm Pa đã thể hiện rõ điều này. Tính vương quyền hay mục đích thiết lập và củng cố vương quyến là đặc trưng đầu tiên, nổi bật nhất của quá trình bành trướng và du nhập văn hóa Ấn Độ vào Chăm Pa cũng như các quốc gia cổ đại khác ở Đông Nam Á. Chính đặc điểm này, đã có tác động và chi phối hàng loạt những đặc điểm sau đó của quá trình giao lưu văn hóa Ấn Chăm. Để góp phần tìm hiểu thêm sự tiếp xúc của văn hóa Việt Nam và văn hóa Ấn Độ, tôi chọn đề tài “Tiếp xúc và tiếp biến văn hóa Ấn ĐộChăm pa về hệ thống chính trị xã hội ” để làm đề tài nghiên cứa của mình.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Vào thế kỷ II sau Công nguyên, nền văn hóa Chăm Pa đã ra đời gắn liền với sự giao lưu và tiếp nhận văn hóa Ấn Độ Trong khoảng mười thế kỷ sau đó, văn hóa Ấn Độ vấn tiếp tục lan tỏa xuống Chăm Pa, thông qua những nhà truyền giáo và các thương nhân Văn hóa có con đường đi riêng, thế nên, bất chấp những rối ren trong nội bộ, những biến động trong mối quan hệ giữa Chăm Pa với các nước trong khu vực, hòa bình hay chiến tranh, văn hóa Ấn Độ vẫn đã được du nhập vào Chăm Pa và được người Chăm đón nhận một cách trực tiếp hay gián tiếp, có khi đậm, khi nhạt Có thể nói, xuyên suốt lịch sử văn hóa Chăm Pa là dấu ấn của văn hóa Ấn Độ Một sự ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc Tất cả những khía cạnh của văn hóa Chăm Pa đã thể hiện rõ điều này
Tính vương quyền hay mục đích thiết lập và củng cố vương quyến là đặc trưng đầu tiên, nổi bật nhất của quá trình bành trướng và du nhập văn hóa Ấn Độ vào Chăm Pa cũng như các quốc gia cổ đại khác ở Đông Nam Á Chính đặc điểm này, đã có tác động và chi phối hàng loạt những đặc điểm sau đó của quá trình giao lưu văn hóa Ấn - Chăm
Để góp phần tìm hiểu thêm sự tiếp xúc của văn hóa Việt Nam và văn hóa Ấn
Độ, tôi chọn đề tài “Tiếp xúc và tiếp biến văn hóa Ấn Độ-Chăm pa về hệ thống chính trị - xã hội ” để làm đề tài nghiên cứa của mình.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuối thế kỷ XIX, những khám phá của khảo cổ học và việc tiếp xúc với bia ký Chăm Pa đã gây nên sự chú ý của các nhà nghiên cứu về lịch sử Chăm Pa Thư mục của P.D.Lafont và của Lương Ninh (1992) đã cho biết con số ít nhất là hơn
1000 tài liệu
Trong lĩnh vực lịch sử, năm 1911, G.Maspero xuất bản cuốn “Vương quốc cổ Chăm Pa” Đây là tác phẩm duy nhất viết về lịch sử Chăm Pa từ đầu cho đến năm 1471 G.Maspero viết lịch sử Chăm Pa theo vương triều Có thể nói đây là một tài liệu có giá trị cao về mặt tư liệu, đặt nền móng cho việc nghiên cứu lịch
sử Chăm Pa
Trang 2Năm 1944, G.Codes với tác phẩm “Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông” (2011, Nxb Thế giới) đã đề cập đến lịch sử Chăm Pa trong khuôn khổ của một tác phẩm viết chung về lịch sử cổ đại ở các nước Viễn Đông chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ Có thể coi đây là tác phẩm đầu tiên đề cập đến con đường thương mại của Lâm Ấp trong những thế kỷ đầu Công nguyên
GS Lương Ninh là người đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu lịch sử văn hóa Chăm Pa tại Việt Nam Việt Nam, nghiên cứu về Chăm Pa không còn là một vấn đề mới mẻ Những bài viết như “Lịch sử vương quốc Chăm Pa” (2004, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội)… trong những công trình này, bên cạnh việc trình bày về sự hình thành, phát triển của vương quốc Chăm Pa qua từng thời kỳ, GS Lương Ninh còn đề cập tới mối quan hệ giao lưu văn hóa Chăm Pa và Ấn Độ, chỉ ra một số ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Chăm
Bên cạnh những tác phẩm của GS Lương Ninh, là sách do Tiến sĩ Huỳnh Công Bá viết “Giáo trình lịch sử Việt Nam cổ trung đại” (2012, Nxb Thuận Hóa hay của PGS.TS Đặng Văn Chương với “Lịch sử thế giới cổ trung đại” (2014, Nxb Đại học huế)… tất cả đã cung cấp cho ta nhiều hiểu biết về hệ thống chính trị - xã hội của vương quốc Chăm Pa cổ, cùng với những ảnh hưởng của Ấn Độ được thể hiện trên các lĩnh vực đó
Thông qua những điều trình bày trên, ta thấy vương quốc Chăm Pa cũng như nền văn hóa Chăm và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới văn hóa Chăm Pa ở một khía cạnh nào đó đã được nhiều học giả trong và ngoài nước bàn tới một cách sâu sắc Nhưng về sự ảnh hưởng của Ấn Độ đến Chăm pa trên lĩnh vực hệ thống chính trị - xã hội thì vẫn chưa có học giả nào đi sâu vào nghiên cứu, vì
vậy tôi xin chọn vấn đề “Tiếp xúc và tiếp biến văn hóa Ấn Độ-Chăm pa về hệ thống chính trị - xã hội” làm đề tài nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Trang 3Đây là đề tài nghiên cứu về sự tiếp xúc, tiếp nhận văn hóa giữa Chăm pa với Ấn
Độ về hệ thống chính trị - xã hội nên đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hệ thống chính trị - xã hội của hai nước
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: cả hai nước Chăm pa và Ấn Độ
- Về thời gian: từ năm thế kỷ II - thế kỷ XV, đây là giai đoạn tồn tại của vương quốc cổ Chăm Pa
4 Mục đích, nhiệm vụ
Mục đích: Tìm hiểu những biểu hiện của sự ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đến tộc
người Chăm ở Việt Nam trên khía cạnh hệ thống chính trị - văn hóa Đồng thời, tìm hiểu mức độ tiếp nhận văn hóa Ấn Độ của người Chăm Và đặc điểm đặc trưng, điển hình nhất của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Ấn – Chăm trên lĩnh vực chính trị - xã hội
Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, bài tập lớn cần tập trung giải quyết
những nhiệm vụ sau:
- Sự ra đời và phát triển của Vương quốc cổ Chăm pa
- Làm rõ quá trình du nhập văn hóa Ấn Độ tới đất nước Chăm pa
- Tìm hiểu những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới văn hóa văn hóa Chăm pa trong lĩnh vực chính trị - xã hội
- Từ đó rút ra những đặc điểm đặc trưng của quá trình giao lưu văn hóa Ấn – Chăm trên lĩnh vực hê thống chính trị - xã hội
5 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề đặt ra, người viết sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chuyên ngành cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Ngoài ra
Trang 4người viết còn sử dụng các phương pháp khác nhau như phân tích, so sánh, thống kê… để đánh giá các nguồn sử liệu và có những kết luận khoa học
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, bài tập lớn gồm ba chương:
Chương 1: Sự ra đời của Vương quốc cổ Chăm pa
Chương 2: Quá trình văn hóa Ấn Độ du nhập vào Chăm pa
Chương 3: Tiếp nhận và tiếp xúc văn hóa Ấn Độ - Chăm pa về hệ thống chính trị - xã hội
NỘI DUNG
1 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC CỔ CHĂM PA
Chủ nhân của vương quốc Chăm Pa là tộc người Chăm, có nguồn gốc Malayo -Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á từ Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ I và II trước Công nguyên Người Chăm bắt đầu cư trú tại đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam từ khoảng năm 200 SCN Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy người Chăm chính là hậu duệ về mặt ngôn ngữ và văn hóa của người Sa Huỳnh Nói cách khác, trên cơ sở, nền tảng phát triển của nền văn hóa bản địa Sa Huỳnh, vào khoảng cuối thế kỷ II SCN, vương quốc Champa được hình thành Ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian) Theo các
sử liệu Trung Quốc, vương quốc Chăm Pa được biết đến đầu tiên với tên là nước Lâm Ấp - được thành lập năm 192, thừa lúc nhà Hậu Hán suy yếu (sau cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn của Hai Bà Trưng), một viên chức quận Tượng Lâm (phía Nam Thừa Thiên ngày nay) là Khu Liên đã lãnh đạo người Chăm nổi lên khởi nghĩa chống lại nhà Hán dành thắng lợi, lập nên nước Lâm Ấp (xứ Rừng)
Chăm pa đạt đến đỉnh cao của văn minh Chăm ở Indrapura nằm tại khu vực Đồng Dương và Mỹ Sơn ngày nay Tuy nhiên, nhà nước này cũng không tránh khỏi thảm hoạ diệt vong Các yếu tố dẫn đến sự suy yếu của Chăm pa ở các thế
kỷ sau chính là ở vị trí lý tưởng nằm trên các tuyến thương mại, dân số ít và
Trang 5thường xuyên có chiến tranh với các nước láng giếng là Đại Việt ở phía Bắc
và Khmer ở phía Tây và Nam
Sau khoảng thời gian ra đời đến thế kỷ VII Vương quốc Lâm Ấp đã trở thành một quốc gia sớm phát triển ở Đông Nam Á Với một vị trí đặc biệt - “ngã tư đường” giao lưu quốc tế, ngay từ buổi đầu lập nước - với cương vị chủ thể của một xã hội, cư dân Chăm Pa đã nhanh chóng hấp thụ nền văn minh Ấn Độ cùng nhiều nền văn minh lớn trong và ngoài khu vực như Trung Hoa, Java… bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp để xây dựng hoàn thiện bộ máy nhà nước và tạo ra những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình
Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X, vương quốc của người Chăm bước vào thời kì hoàng kim - họ đã kiểm soát được việc buôn bán hồ tiêu và tơ lụa giữa Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, và đế quốc Abbassid ở Baghad Từ thế kỷ XII - XV Chăm Pa bước vào giai đoạn suy yếu Dưới sức ép từ Đại Việt - quốc gia nằm ở phía Bắc Việt Nam ngày nay, vương quốc Chăm Pa ngày càng suy yếu và chấm hết khi kinh thành Vijaya (tức Chà Bàn) bị chinh phục và phá hủy vào ngày 02 tháng 03 năm 1471, sau 4 ngày giao tranh với quân Đại Việt do Hoàng đế Lê Thánh Tông trực tiếp chỉ huy Vua Chăm là Trà Toàn bị bắt sống, các địa khu Amaravati và Vijaya được sát nhập vào đất Đại Việt, lập nên thừa tuyên Quảng Nam Chăm Pa trở thành thuộc quốc của Đại Việt
Chính quyền tự trị của người Chăm chấm dứt vào năm 1832, khi Hoàng đế Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại cai trị trực tiếp Nuớc Chiêm Thành con cháu ngày càng suy yếu, họ Nguyễn lấy đất nước
ấy đặt ra phủ huyện đổi tên nước ấy đặt làm trấn Thuận - thành Lịch sử vương quốc Chăm Pa chính thức dừng lại ở đây
Vương quốc Chăm Pa với nhiều tên gọi khác nhau trong sử sách Trung Hoa, sử sách Đại Việt như Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành, với các miền lãnh thổ cũng có thể là các "tiểu quốc" xuất hiện trong sử sách Hoa - Việt dưới những tên Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính, châu Ô, châu Lý, Chiêm Động, Cổ Lũy, Thi Bị, Thượng Nguyên, Bôn Đà Lãng… đã trải qua một giai đoạn lịch sử 1600 năm tồn tại, từ năm 192 sau Công nguyên đến khi mất chủ quyền năm 1835 với khoảng 10 triều đại với gần 100 vị vua Chăm Pa, một thời gian dài hơn bất kì quốc gia cổ đại nào khác trong khu vực Đông Nam Á Trong khoảng thời gian
đó trên nền tảng văn hóa bản địa đã phát triển, đã sớm tiếp thu sâu sắc những thành tố văn hóa Ấn Độ, là nhân tố để cư dân Chăm Pa sáng tạo nền nên văn hóa Chăm độc đáo
Trang 62 QUÁ TRÌNH VĂN HÓA ẤN ĐỘ DU NHẬP VÀO CHĂM PA
Chăm Pa thuộc vùng bán đảo Đông Dương, với vai trò của biển Chăm pa trở thành “ngã tư đường” hay “cầu nối” của những tuyến đường thương mại trên thế giới Sự thuận lợi của thiên nhiên cũng là một trong những nguyên nhân khách quan để Ấn Độ tới Chăm pa Chăm pa trở thành điểm hẹn lý tưởng, nhiều mối quan hệ với những màu sắc khác nhau đã từng đến và đi ở vùng biển Chăm
Pa này như quan hệ về kinh tế - thương mại, chính trị - bang giao, di dân và sau tất cả những quan hệ đó nhưng lại có sức lan tỏa rộng hơn, nhanh hơn, là giao lưu và tiếp xúc văn hóa Trong bối cảnh giao lưu văn hóa, những thế kỷ đầu Công nguyên văn hóa Ấn Độ đã đến Chăm Pa, và để lại những dấu ấn sâu sắc của sự giao lưu văn hóa Ấn - Chăm Như vậy, người Ấn - trước hết là những thương nhân và sau đó là những người trí thức Ấn (các tu sĩ Blamon, nhà sư Phật giáo), với những phương thức mang tính hòa bình khác nhau đã thiết lập nên quốc gia Ấn Độ hóa taị miền Trung Việt Nam
Văn hóa Ấn Độ chính là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhà nước Chăm pa và tác động theo từ trên xuống Để tổ chức và củng cố bộ máy nhà nước, tầng lớp vua chúa Chăm pa vừa mới hình thành này không còn sự lựa chọn nào khác là tiếp nhận gần như toàn bộ hệ thống nhà nước, cũng như những biểu hiện văn hóa từ tư tưởng, tôn giáo, luật pháp, chữ viết, văn học, nghệ thuật đến phong tục của Ấn Độ Vì thế, trong nhiều thế kỷ, dấu ấn của văn hóa Ấn Độ
ở Chăm pa vô cùng sâu sắc và toàn diện Vì những lý do trên nên ảnh hưởng của Ấn Độ đối với quốc gia Chăm Pa mạnh mẽ, trực tiếp, với mức độ thâm nhập sâu sắc hơn bất cứ quốc gia nào cũng chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ Không thể phủ nhận rằng Văn hóa Ấn Độ đến xứ sở Chăm Pa rất sớm, và Chăm Pa đã tiếp nhận gần như toàn bộ những thành tựu văn hóa của Ấn Độ: từ chữ viết, văn bản đến kiến trúc, điêu khắc, từ luật pháp, chính trị tới văn hóa, ca múa, từ cách đi đứng tới hệ thống đẳng cấp…
3 TIẾP NHẬN VÀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA ẤN ĐỘ - CHĂM PA VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
3.1 Hệ thống chính trị - xã hội Ấn Độ cổ trung đại
Tổ chức bộ máy nhà nước
Đứng đầu nhà nước là vua với quyền lực rất lớn và được thần thánh hóa Dưới vua là một bộ máy quan lại từ trung ương đến địa phương Bộ máy triều đình được tổ chức bao gồm một hội đồng Thượng thư Quan chức cao cấp nhất là
Trang 7Đại Tư tế (Tể tướng) Tiếp đó là hai Thượng thư Ngân khố và Thuế vụ rồi đến các chức quan khác Mỗi Thượng thư được phân phụ trách một số ngành… Nhà nước cũng đặt các phẩm trật quan chức, quy định chức năng, lương bổng một cách rõ ràng Ví dụ lương Đại Tư tế là 48.000 panas, Ngân khố và Thuế vụ là 24.000 panas, các Thượng thư khác 12.000 panas…
Về mặt hành chính, toàn bộ lãnh thổ chia làm một đặc khu kinh đô và bốn tỉnh, mỗi nơi do một hoàng thân đứng đầu Dưới tỉnh có huyện và làng Làng và việc quân trị hầu như không biến đổi gì qua hành thế kỉ
Đẳng cấp xã hội
Chế độ đẳng cấp Varna là một chế độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc,
về dòng họ, về nghề nghiệp và tôn giáo:
Đẳng cấp thứ nhất là Bàlamôn (Brahman) gồm những giáo sĩ phụ trách việc nghiên cứu, giảng kinh Veda và lo việc tế tự
Đẳng cấp thứ hai là quý tộc võ sĩ (Kshatrya) gồm quý tộc, vương công, vũ sĩ có nhiệm vụ học kinh Veda, cai trị dân chúng hay luyện tập quân sự để bảo vệ lãnh thổ và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược
Đẳng cấp thứ ba là đẳng cấp bình dân (Vaisya) gồm nông dân, thợ thủ công, thương nhân có nhiemj vụ sản xuất, cung cấp mọi thứ cho hai đẳng cấp trên, ngoài ra còn nộp thuế, lao dịch…
Đẳng cấp cuối cùng là Sudra phải làm những công việc phục dịch, hầu hạ và những công việc bẩn thỉu như nghề đồ tể, chôn cất người chết, dọn dẹp vệ sinh,
…
Tuy giữa các đẳng cấp có sự phân biệt, nhưng ranh giới sâu sắc trong thời kỳ đầu là giữa ba đẳng cấp trên với Sudra, hay nói cách khác giữa cộng đồng Aryan với người bản địa Dravida Sự phân biệt giữa các đẳng cấp thể hiện rất nhiều mặt và đã được thể hiện trong bộ luật Manu Bộ luật này quy định những người thuộc các đẳng cấp khác nhau không được kết hôn với nhau Tuy nhiên, đàn ông đẳng cấp trên vẫn có thể lấy vợ ở đẳng cấp dưới, còn trường hợp trái lại thì tuyệt đối cấm Cũng theo bộ luật này, nếu giết chế một người Bàlamôn thì
xử tội rất nặng, nếu giết chết một người Kshatrya thì xử tội bằng 1/4 tội giết chết một người Bàlamôn , giết chết người Vaisya thì xử tội bằng 1/8 và nếu giết chết một người Sudra thì chỉ xử tội bằng 1/16 mà thôi
Trang 8Như vậy, trong 4 đẳng cấp trên, đẳng cấp Bàlamôn được coi trọng nhất, vì vậy thân thể của những người thuộc đẳng cấp này là không thể xâm phạm được Nếu Sudra xúc phạm đến Bàlamôn thì bị cắt lưỡi, rót dầu sôi vào miệng, vào tai nhưng ngược lại người thuộc đẳng cấp Bàlamôn phạm những tội tày trời cũng không bị xử tử…
Đối lập với đẳng cấp Bàlamôn là đẳng cấp Sudra, thân phận của họ không khác
gì nô lệ Đặc biệt là con gái của người đàn ông Sudra lấy người phụ nữ Bàlamôn
bị coi là hạng người ô uế, ghế tởm nhất Loại người này gọi là Sanđala (hạ lưu sông Hằng) hay Paria (vùng Đêcan), họ không được sống trong làng, mặc áo quần như áo quần người chết , ăn cơm trong bát vỡ, làm những công việc bẩn thỉu nhất như quét rác, đao phủ, canh nghĩa địa…Trong bốn đẳng cấp nêu trên, hai đẳng cấp đều là giai cấp thống trị, hai đẳng cấp sau là giai cấp bị trị Cả bốn giai cấp đều theo chế độ cha truyền con nối (thế tập)
Tóm lại, chế độ đẳng cấp Varna là một sự phân biệt chủng tính vô cùng khắt khe và khắc nghiệt, bất công và tàn bạo nhất Chế độ này vẫn còn ảnh hưởng nặng khá nặng nề trong xã hội Ấn Độ ngày nay
3.2 Hệ thống chính trị - xã hội Chăm pa
Tổ chức bộ máy nhà nước
Thông qua các bia kí, ta có thể hiểu về bộ máy tổ chức nhà nước của Chăm pa Các vua Chăm thường được gọi là Đại vương (Maharraja) hay vua tối cao (Adhikaraja) Nhà nước Chăm pa là nhà nước quân chủ chuyên chế Vua đứng đầu đứng đầu nhà nước, được kế vị theo lối cha truyền con nối Dưới vua là các bậc kế vương hay Hoàng thân (Yuvaraja) Qua các bia kí ta biết thêm một số quan chức trong triều đình Chăm Pa như: Tổng tư lệnh (Agrasenapati), Thượng Thư (Amatya), và một số nhân vật có tên là Po khun Pilinh Rajadvara được vua Bhadravarman phong hàm, Pokhun Sundandavasa được vua Indravarman phong hàm Akaladhipati và giữ chức tiểu vương
Toàn bộ đất nước được chia làm bốn quận lớn: Amaravati ở phía Bắc, Vijaya ở giữa trung tâm, Panduranga ở phía Nam, Kauthara – vùng Khánh Hòa hiện nay Theo các sử liệu Trung Quốc, Chăm pa được chia làm 38 châu lớn, nhỏ, phía Nam là châu Thị – Bị, phía Bắc là châu Ô – Lý, phía Tây là châu Thượng Nguyên, có hơn 100 thôn lạc có từ 300 đến 500 hộ Một số sử liệu khác của Trung Hoa như Tùy Thư, Tân Đường thư cũng ghi chép khá tỉ mỉ về bộ máy quan lại của Chăm pa Các quan có 3 hạng: Tôn quan, thuộc quan và ngoại
Trang 9quan Ngoài ra, còn có chức Bà – man –địa, đứng đầu các quan Quan lại không
có lương bổng, chỉ được tư cấp theo thổ tục địa phương, đôi khi được cấp thức
ăn (rùa, cá), miễn cho điệu, dịch Họ có của cải riêng, nhưng không có dấu hiệu nào chứng tỏ họ đã có lãnh địa riêng, thậm chí là ruộng đất riêng Tuy nhiên trong một số trường hợp, nhất là quan lại địa phương được nhà vua ban cấp cho một phạm vi dất đai và nông dân để hưởng tô, coi như lương bổng, thì người nông dân ở đây cũng là người tự do, họ chỉ phải nộp 1/6 hoa lợi cho quan và 1/10 hoa lợi cho nhà nước, tức là thuế và có thể còn phải chịu lao dịch nữa Hầu hết các vua Chăm pa đều duy trì và tổ chức một lực lượng quân đội đông đảo gồm bộ binh, tượng binh, kỵ binh và thủy binh Vũ khí có gươm giáo, cung tên, thuốc độc Binh sĩ được nhà vua cấp cho lương thực và quần áo trên cơ sở những của cải thu được của nhân dân
Đẳng cấp xã hội
Không những tiếp nhận những quy định về tổ chức chính quyền, mà Chăm Pa tiếp nhận luôn cả hệ thống đẳng cấp (Varna) của Ấn Độ nhưng với tên gọi khác Các bia kí Chăm pa thường nói tới vị vua này hay vị quan kia thuộc đẳng cấp giáo sĩ (Bàlamôn hay Halâu chànừng); chiến binh (Kshatrya hay Urang ginup); bình dân, thương nhân Vaisya và cũng đồng thời nói tới việc cúng nô lệ (Sudra hay gọi là Palwa ) cho các đền miếu… Qua các bia kí , cho thấy, hệ thống đẳng cấp của Chăm Pa chỉ mang tính hình thức, không nghiêm ngặt như ở Ấn Độ Ví
dụ, “Bia kí của Sambhuvarman (thế kỷ VII) nói tới việc cháu vua thuộc đẳng cấp Ksatrya lấy chồng là người Bàlamôn” Hơn thế nữa, phụ nữ Chăm Pa rất được coi trọng Mã Toan Lâm (Ma Touan Lin) – một sử gia thời cổ của Trung Quốc, khi nói về phong tục ở Chăm Pa đã viết: “Con gái phải cưới con trai, hôn thú giữa người cùng mang một dòng máu không bị cấm”
Hiện nay quốc gia Chăm pa không còn, triều đình Chăm pa cũng không còn nhưng trong đời sống của người Chăm những ảnh hưởng của Ấn Độ vẫn đâu đó còn đọng lại Mặc dù người Chăm hiện nay không còn sự phân chia đẳng cấp xã hội nhưng giới tu sĩ đạo Bàlamôn (Paseh) vẫn được kính trọng Những người Paseh là dấu ấn còn lại của đẳng cấp Bàlamôn xưa của Chăm pa
Sự giống và khác về hệ thống chính trị - xã hội giữa Ấn Độ và Chăm pa
Giống nhau:
- Về tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế
Trang 10+ Vua là người đứng đầu nắm mọi quyền hành, vua là hiện thân của thần
+ Đất nước được thành các quận, huyện, làng mạc, đô thị, như việc sử dụng một loạt những chức quan phụ trách những công việc khác nhau: Thượng thư, Tư lệnh quân đội, quan Tư pháp, tiểu vương, lãnh chúa…
- Về chế độ đẳng cấp:
+ Đều phân chia thành bốn đẳng cấp là: Bàlamôn, Kshatrya, Vaisya và Sudra + Có sự phân biệt giữa các đẳng cấp
Khác nhau:
Hệ thống chính trị
-xã hội
Tổ chức
bộ máy
nhà nước
Người đứng đầu
Vua là người đứng đầu
Bên cạnh vua còn có Phó vương hoặc Thứ vương
Quan lại Nhà nước phát lương
bổng
Quan lại không có lương bổng, chỉ được
tư cấp theo thổ tục địa phương, đôi khi được cấp thức ăn (rùa, cá), miễn cho điệu, dịch
Chế độ đẳng cấp
Có sự phân biệt đẳng cấp vô cùng khắt khe, khắc nghiệt, bất công và tàn bạo
Hệ thống đẳng cấp chỉ mang tính hình thức, không nghiêm ngặt như ở Ấn Độ
KẾT LUẬN
Có thể nói do đặc thù về chính trị ở Chăm pa lúc bấy giờ quy định, nên các ảnh hưởng của Ấn Độ tới Chăm pa mang tính vương quyền - nghĩa là những ảnh hưởng đó được tiếp nhận đầu tiên bởi tầng lớp thống trị, tầng lớp trên của xã hội Các thành tố của văn hóa Ấn Độ là những nhân tố không thể thiếu trong việc hình thành nhà nước Chăm pa Vì tiếp nhận những yếu tố văn hóa Ấn Độ
để phục vụ cho vương triều, để tổ chức và củng cố bộ máy nhà nước không còn cách nào khác vua chúa và tầng lớp trên của xã hội Chăm thông qua người Ấn,