1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH lựa CHỌN nơi làm VIỆC của SINH VIÊN sắp tốt NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KINH tế TRƯỜNG đại học cần THƠ

88 3,9K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Theo một nghiên cứu về việc chọn lựa nơi làm việc của 360 sinh viên sắp tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh tại Thành Phố Hồ Chí Minh của Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung năm 2010, nhóm tá

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NƠI LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN SẮP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Ths LÊ TRẦN THIÊN Ý VÕ NGỌC TOÀN

Mã số SV: 4084220

Lớp Kinh tế học 1, K34

Cần Thơ – 5/2012

Trang 2

Cần Thơ, ngày 16 Tháng 05 năm 2012

Sinh viên thực hiện

(ký và ghi họ tên)

VÕ NGỌC TOÀN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN



   Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày 16 Tháng 05 năm 2012

Sinh viên thực hiện

(ký và ghi họ tên)

VÕ NGỌC TOÀN

Trang 4

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 0 SVTH: Võ Ngọc Toàn

NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



    

• Họ và tên người hướng dẫn: LÊ TRẦN THIÊN Ý

• Cơ quan công tác: Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ

• Tên học viên: Võ Ngọc Toàn Mã số sinh viên: 4084220

• Chuyên ngành: Kinh tế học

Tên đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường Đại học Cần Thơ

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

Đề tài tương đối phù hợp với chuyên ngành học của sinh viên

2 Về hình thức:

Trình bày hợp lý, kết cấu chặt chẽ

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:

Đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn, đánh giá được thực trạng chọn nơi

làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp, tìm ra được các nhân tố tác động đến quyết định của sinh viên

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:

Số liệu sơ cấp sử dụng trong luận văn được tác giả trực tiếp thu thập

thông qua phỏng vấn sinh viên

Số liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ niên giám thống kê và các trang Web của các tỉnh ĐBSCL để mô tả thực trạng kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu

5 Nội dung và các kết quả đạt được:

- Phân tích được thực trạng chọn nơi làm việc của sinh viên

- Biết ứng dụng các công cụ phân tích: hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phương

pháp phân tích nhân tố EFA, mô hình hồi quy nhị phân để xác định các nhân

tố ảnh hưởng đến quyết định về quê hay không về quê làm việc của sinh viên…

- Qua phân tích số liệu thứ cấp và sơ cấp, tác giả đã rút ra được những nhân

tố quan trọng tác động đến quyết định của sinh viên Tác giả đề xuất các giải

Trang 5

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 1 SVTH: Võ Ngọc Toàn

pháp thích hợp nhằm giúp các địa phương thu hút sinh viên tốt nghiệp về quê hương làm việc

6 Các nhận xét khác:

Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, tác giả luôn nỗ lực để hoàn

thành luận văn một cách tốt nhất

7 Kết luận:

Đồng ý cho báo cáo tốt nghiệp trước hội đồng bảo vệ luận văn của Khoa.

Cần Thơ, ngày 16 tháng 05 năm 2012 Người nhận xét

(ký và ghi họ tên)

LÊ TRẦN THIÊN Ý

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



    



Cần Thơ, ngày …….tháng 05 Năm 2012

Giáo viên phản biện

(ký và ghi họ tên)

Trang 7

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý i SVTH: Võ Ngọc Toàn

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Không gian 2

1.3.2 Thời gian 2

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU 2

1.4.1 Tài liệu nước ngoài 2

1.4.2 Tài liệu trong nước 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6

2.1.1 Các khái niệm 6

2.1.1.1 Các khái niệm về lao động 6

2.1.1.2 Khái niệm chung về việc làm 6

2.1.2 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi làm việc của người lao động 7

2.1.2.1 Tình cảm quê hương 7

2.1.2.2 Điều kiện hỗ trợ từ gia đình 8

2.1.2.3 Mức lương bình quân 8

2.1.2.4 Điều kiện làm việc tại địa phương 9

2.1.2.5 Chính sách ưu đãi của địa phương 10

2.1.2.6 Điều kiện giải trí mua sắm 10

2.1.2.7 Thông tin thủ tục thoáng 10

2.1.2.8 Chi phí sinh hoạt ở địa phương 11

2.1.2.9 Môi trường sống ở địa phương 11

2.1.2.10 Điều kiện an sinh xã hội 12

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

Trang 8

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý ii SVTH: Võ Ngọc Toàn

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 13

2.2.2 Quy trình nghiên cứu 14

2.2.2.1 Nghiên cứu định tính 14

2.2.2.2 Nghiên cứu định lượng 23

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 25

2.2.2.1 Thông tin thứ cấp 25

2.2.2.2 Thông tin sơ cấp 25

2.2.3 Thiết kế mẫu và phương pháp chọn mẫu 26

2.2.3.1 Phương Pháp chọn mẫu 26

2.2.3.2 Thiết kế mẫu 26

Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 27

3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 27

3.1.1 Đặc điểm về kinh tế 27

3.1.1.1 Tốc độ phát triển kinh tế 27

3.1.1.2 Cơ cấu kinh tế 28

3.1.1.3 GDP bình quân đầu người 29

3.1.1.4 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của ĐBSCL 30

3.1.2 Đặc điểm về Xã hội 30

3.1.2.1 Dân số trung bình và dân số trong độ tuổi lao động ở ĐBSCL 30

3.1.2.2 Dân số trong độ tuổi lao động phân theo giới tính và khu vực 31

3.1.2.3 Dân số trong độ tuổi lao động phân theo trình độ chuyên môn 31

3.1.2.4 Tỷ lệ lao động đang làm việc 32

3.1.2.5 Số người làm việc phân theo loại hình kinh tế 33

3.1.3 Các chính sách thu hút nguồn nhân lực 33

3.1.3.1 Chính sách ưu đãi và thu hút nhân tài 33

3.1.3.2 Chương trình Mêkong 1000 34

3.1.3.3 Quy định mức lương tối thiểu vùng 34

3.2 VÀI NÉT VỀ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 34

Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

4.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU 36

Trang 9

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý iii SVTH: Võ Ngọc Toàn

4.1.1 Thông tin về sinh viên sắp tốt nghiệp 36

4.1.1.1 Về giới tính, chuyên ngành và xếp loại học tập 36

4.1.1.2 Về Hộ khẩu thường trú và quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên 37

4.1.1.3 Về quyết định chọn làm việc và các mối quan hệ quen biết 39

4.1.2 Phân tích mối quan hệ giữa những đặc điểm của sinh viên và quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên 40

4.1.2.1 Mối quan hệ giữa giới tính và quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên sắp ra trường 40

4.1.2.2 Mối quan hệ giữa kết quả học tập với quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên 40

4.1.2.3 Mối quan hệ giữa ảnh hưởng của người thân với quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên sắp ra trường 41

4.1.3 Nhận định của sinh viên xung quanh vấn đề xin việc 42

4.1.3.1 Sự chuẩn bị của sinh viên về các kỹ năng 42

4.1.3.2 Nhận định của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xin việc 43

4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NƠI LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN 44

4.3.1 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha 44

4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên thông qua phân tích nhân tố khám phá (EFA) 46

4.3.3 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu lần 2 49

4.4 PHÂN TÍCH HỒI QUY BINARY LOGISTIC 51

4.4.1 Xây dựng mô hình 51

4.4.2 Kết quả phân tích Binary Logistic 51

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ LỰA CHỌN NƠI LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN SẮP TỐT NGHIỆP 55

5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 55

5.1.1 Một số đặc điểm chính về xu hướng lựa chọn nơi làm việc của sinh viên55 5.1.3 Ý kiến của sinh viên về các yếu tố cần cải tiến 56

Trang 10

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý iv SVTH: Võ Ngọc Toàn

5.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT SINH VIÊN SẮP RA

TRƯỜNG CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG 57

5.2.1 Cần có những chính sách ưu đãi hợp lý đối với những sinh viên khi về địa phương làm việc 57

5.2.2 Tạo mối liên hệ thường xuyên giữa địa phương với sinh viên 58

5.2.3 Có nhiều chương trình hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp tìm viêc làm 59

5.2.4 Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng của địa phương 59

Chương 6: KẾT LUẬN 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI 63

PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI 66

PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH THANG ĐO 71

PHỤC LỤC 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) 72

PHỤ LỤC 5: HỒI QUY BINARY LOGISTIC 75

Trang 11

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý v SVTH: Võ Ngọc Toàn

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Bảng thống kê biến 12

Bảng 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của ĐBSCL 30

Bảng 3.2: Dân số trung bình và dân số trong độ tuổi 31

lao động ở ĐBSCL 31

Bảng 3.3: Dân số trong độ tuổi lao động chia theo giới tính và khu vực thành thị và nông thôn 31

Bảng 3.4: Số lao động có trình độ chuyên môn ở ĐBSCL 32

Bảng 4.1: Quyết định làm việc ở các khối ngành nghề và mối quan hệ quen biết để xin việc của sinh viên 39

Bảng 4.2: Giới tính và quyết địnhchọn nơi làm việc của sinh viên 40

Bảng 4.3: Kết quả học tập với quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên 41

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của người thân với quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên 41

Bảng 4.5: Thông tin về trình độ tin học 43

Bảng 4.6: Nhận định của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xin việc 43

Bảng 4.7: Hệ số cronbach’ alpha của các thang đo 45

Bảng 4.8: Phương sai giải thích (Total Variance Explained) 47

Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố khám phá 48

Bảng 4.10: Tóm tắt kết quả nhóm nhân tố 49

Bảng 4.11: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình 51

Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hìnhBinary Logistic 52

Bảng 5.1: Ý kiến của sinh viên về các yếu tố cần cải tiến 56

Trang 12

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý vi SVTH: Võ Ngọc Toàn

DANH MỤC BIỂU HÌNH

Trang

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề nghị 13

Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu 15

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh lần 1 19

Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của ĐBSCL sovới cả nước 27

Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế của khu vực ĐBSCL 28

Hình 3.3: GDP bình quân đầu người của ĐBSL so với cả nước 29

Hình 3.4: Tỷ lệ lao động đang làm việc của dân số trong độ tuổi lao động so với tổng dân số khu vực ĐBSCL 32

Hình 3.5: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động làm việctheo các loại hình kinh tế 33

Hình 4.1: Cấu giới tính của mẫu nghiên cứu 36

Hình 4.2: Chuyên ngành họcc và kết quả học tậppcủa mẫu điều tra 37

Hình 4.3: Hộ khẩu thường trú và tỷ lệ quyết định về quê hương làm viêc của sinh viên 38

Hình 4.4: Thông tin về trình độ anh văn 42

Hình 4.5: Mô hình nghiên cứu chính thức 50

Hình 5.1: Ý kiến của sinh viên về các yếu tố cần cải tiến 57

Trang 13

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý vii SVTH: Võ Ngọc Toàn

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC

GDP (Gross Domestric Product): Tổng sản phẩm quốc nội

Trang 14

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 1 SVTH: Võ Ngọc Toàn

Chương 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong những năm gần đây, kinh tế ĐBSCL có những bước phát triển vượt bậc, tốc độ phát triển kinh tế bình quân trong 10 năm qua đạt gần 12%, cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch tích cực sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, các công ty, doanh nghiệp liên tục được thành lập và mở rộng nhiều thêm Vì thế nhu cầu về lao động có trình độ tay nghề cũng ngày tăng cao Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa các vùng miền trong khu vực ngày càng được thu hẹp, tạo nhiều điều kiện cho người lao động có thể tìm được việc làm

Mỗi năm lượng lao động được bổ sung vào nền kinh tế rất là lớn trong đó đối tượng lao động là sinh viên sắp tốt nghiệp chiếm tỷ lệ khá đông Những sinh viên này đều mơ ước sẽ tìm được nơi làm việc tốt, đúng với khả nămg của bản thân Nhưng việc quyết định chọn nơi làm việc là một vấn đề khó khăn đối với nhiều bạn sinh viên, bởi vì quyết định trên bị chi phối bởi nhiều yếu tố Theo một nghiên cứu về việc chọn lựa nơi làm việc của 360 sinh viên sắp tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh tại Thành Phố Hồ Chí Minh của Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung năm 2010, nhóm tác giả đã phân tích tám yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc, kết quả nghiên cứu cho thấy các sinh viên này quan tâm nhiều đến các yếu tố công việc hơn các yếu tố cuộc sống

Một thực trang hiện nay của các tỉnh ĐBSCL là những sinh viên tốt nghiệp có xu hướng đi đến những địa phương khác để tìm việc ngày càng tăng lên Lý do để những sinh viên này đưa ra những quết định này là do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: năng lực của bản thân sinh viên, những điều kiện làm việc

ở các địa phương, các yếu tố thuộc về tình cảm Để tìm hiểu và làm rõ những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên về vấn đề chọn nơi làm

việc, nên em đã chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường ĐHCT” làm đề tài luận văn cuối khóa của mình

Trang 15

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 2 SVTH: Võ Ngọc Toàn

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, trường ĐHCT Từ đó đưa ra các giải pháp để các địa phương thu hút sinh viên trở về làm việc

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Dựa vào mục tiêu chung đề tài sẽ phân tích một số vấn đề như sau:

(1) Phân tích xu hướng lựa chọn nơi làm việc của sinh viên sắp khi tốt nghiệp thuộc khoa kinh tế trường ĐHCT

(2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, trường ĐHCT

(3) Đưa ra các giải pháp để các địa phương thu hút sinh viên về tỉnh nhà làm việc

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Không gian

Khoa kinh tế trường Đại học Cần Thơ

1.3.2 Thời gian

Thời gian thực hiện đề tài được thực hiện từ 13/2/2012 đến 30/4/2012

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên sắp tốt nghiệp thuộc khoa kinh tế trường đại học Cần thơ

1.4 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU

1.4.1 Tài liệu nước ngoài

 Nitchapa Morathop (2010), “Ý định làm việc tại quê nhà của một

người: những sinh viên năm cuối đại học Naresuan tỉnh Phitsanulok” với mục tiêu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm viêc của sinh viên năm cuối và giải pháp giúp các vùng quê thu hút sinh viên Nghiên cứu đã

đề cập đến 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định về quê làm việc của sinh viên đó là: nhóm nhân tố con người, nhóm nhân tố về gia đình, nhóm nhân tố về môi trường Kết quả bài phân tích cho thấy sinh viên ở đại học Naresuan chịu ảnh hưởng của các yếu tố như thu nhập, ý thức về quê hương, ràng buộc bởi gia đình

và ý kiến chủ quan của nhóm người tham khảo Trong đó yếu tố ý thức về quê hương tác động mạnh đến ý định về quê làm việc của họ, tiếp đến là yếu tố thu

Trang 16

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 3 SVTH: Võ Ngọc Toàn

nhập và ràng buộc của gia đình ảnh hưởng đến ý định này Từ đó đề tài đưa ra các giải pháp để các địa phương có thể thu hút sinh viên như: tạo thêm việc làm, khơi gợi ý thức về quê hương bằng các chính sách khuyến khích trở về quê làm việc

 Natalie M Ferry (2006), “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh thiếu niên và thanh niên ở nông thôn Pennsylvania” đề tài nghiên cứu đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề của thanh thiếu niên như: gia đình, bạn bè, môi trường sống, môi trường học, các năng khiếu của cá nhân Trong đó yếu tố gia định là quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của các cá nhân Bên cạnh đó nghiên cứu còn chỉ ra việc rời bỏ quê hương lên thành thị tìm việc của thanh thiếu niên chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: gia đình, cơ hội tìm việc điều kiện phát triển nghề nghiệp, thu nhập Trong đó yếu tố cơ hội việc làm và điều kiện phát triển nghề nghiệp và thu nhập ảnh hưởng nhiều đến dự định ra đi của thanh thiếu niên ở nông thôn Pennsylvania

1.4.2 Tài liệu trong nước

 La Nguyễn Thùy Dung và Huỳnh Trường Huy (2011), “Các yếu tố ảnh

hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: trường hợp sinh viên ĐHCT”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Xác định tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có quyết định làm việc tại Cần Thơ

- Tìm hiểu sự khác biệt về quyết định làm việc của sinh viên sau khi ra trường

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại TPCT của các sinh viên ĐHCT

Bài nghiên cứu đã nói lên sự ảnh hưởng của môi trường làm việc, sự ảnh hưởng của gia đình, các yếu tố cá nhân đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên.Với các công cụ phân tích như: phân tích tần số, phân tích bảng chéo, phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả của bài nghiên cứu nói lên gần 60% sinh viên ở các tỉnh khác sau khi tốt nghiệp có xu hướng ở lại TPCT để làm việc, nguyên nhân là do cơ hội phát triển nghề nghiệp, học tập và thu nhập tốt hơn tại TPCT Còn những sinh viên trở về quê làm việc chịu ảnh hưởng của yếu tố gia

Trang 17

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 4 SVTH: Võ Ngọc Toàn

đình Yếu tố kỹ năng của bản thân sinh viên cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quyết định ở lại Cần Thơ làm việc

 Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung (2010), “Các yếu tố ảnh hưởng đến

quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp” Nội dung của bài nghiên cứu về các yếu tố lựa chọn nơi làm việc của 360 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, tác giả đã sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ của 8 yếu tố: chính sách

ưu đãi, con người, điều kiện giải trí - mua sắm, chi phí sinh hoạt rẻ, đã ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên công việc, thông tin- thủ tục thoáng, tình cảm quê hương, vị trí - môi trường Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy các đáp viên quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố công việc hơn các yếu tố cuộc sống Để được thể hiện năng lực của mình đã thúc đẩy sinh viên quan tâm đến thành phần việc làm nhiều nhất trong quyết định chọn nơi làm việc Tình cảm gắn kết với quê hương của sinh viên từ các vùng nông thôn không cao hơn

so với sinh viên thành thị Hạn chế của đề tài là việc chọn mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện và cỡ mẫu còn tương đối nhỏ

 Bùi Thị Phương Thảo (2010), Luận văn tốt nghiệp, “Phân tích các yếu

tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc ở thành phố Cần Thơ hay ở địa phương của sinh viên khối ngành khoa học xã hội”. Nội dung bài thực hiện các mục tiêu:

- Phân tích môi trường làm việc tại thành phố Cần Thơ

- Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định làm việc ở thành phố Cần Thơ hay ở địa phương bằng cách sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định các giả thuyết

- Xác định nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ở thành phố Cần Thơ hay ở địa phương làm việc của sinh viên khối nghành khoa học xã hội

- Tìm ra các nguyên nhân tác động từ đó đề ra các giải pháp

Bài đã phân tích các yếu tố: gia đình, bản thân sinh viên, xã hội đã ảnh hưởng như thế nào đến quyết định làm việc tại Cần Thơ hay ở địa phương của sinh viên Kết quả của bài phân tích nói lên yếu tố bạn bè, gia đình, và bản thân sinh viên ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên Trong

đó yếu tố bạn bè ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên khối ngành khoa học xã hội

Trang 18

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 5 SVTH: Võ Ngọc Toàn

 Trương Khánh Vĩnh Xuyên (2008), “Cơ hội việc làm của sinh viên

khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh sau khi ra trường”. Đề tài với các mục tiêu nghiên cứu sau:

- Đánh giá thực trạng việc làm của SV đã tốt nghiệp

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả trúng tuyển việc làm của

SV sau khi tốt nghiệp

- Đánh giá nhu cầu việc làm chung của doanh nghiệp

- Đánh giá kết các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tuyển dụng của doanh nghiệp

- Đề xuất hướng điều chỉnh chương trình đào tạo kết hợp với cách dạy và học phù hợp hơn với nhu cầu cần thiết của sinh viên và doanh nghiệp

Trong bài tác giả đã đề cập đến khu vực làm việc của sinh viên bao gồm ở lại Cần thơ làm việc, về quê, lên TP HCM Lý do những sinh viên này chọn nơi làm việc như vậy phụ thuộc vào các yếu tố: lương, công việc phù hợp với trình

độ chuyên môn và cơ hội thăng tiến và học tập Kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên sau khi ra trường ở lại Cần Thơ, vì ở đây có cơ hội thăng tiến và học tập tốt Ngoài ra đề tài còn đánh giá các yếu tố như: sự quen biết, kết quả học tập,

kỹ năng giao tiếp, sự tự tin…ảnh hưởng đến kết quả trúng tuyển của sinh viên

Trang 19

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 6 SVTH: Võ Ngọc Toàn

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Các khái niệm

2.1.1.1 Các khái niệm về lao động

Trong kinh tế học, lao động được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động

- Nguồn lao động: là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động và theo quy định của pháp luật (đối với Việt Nam thì nữ từ 15-55, nam từ 15-60) có khả năng làm việc

- Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong đọ tuổi lao động có việc làm, những người thất nghiệp trong nền kinh tế

- Thị trường lao động: là nơi cung và cầu lao động gặp nhau và giá lao động

là tiền công thực tế mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động

2.1.1.2 Khái niệm chung về việc làm

Theo điều 13 chương 3 Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994 đã ban hành: "Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm" Với quan niệm

về việc được mở rộng đã tạo ra khả năng to lớn để giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nhiều người

Trên thực tế việc làm thể hiện dưới 3 hình thức:

- Làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc

- Làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công việc

- Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý

Trang 20

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 7 SVTH: Võ Ngọc Toàn

2.1.2 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi làm việc của người lao động

Để có một hướng đi đúng đắn sau khi ra trường là một chuyện không phải

dễ đối với sinh viên Họ phải nhận thức nhu cầu của chính bản thân mình và phải cần có những dự định trong tương lai Hầu hết những sinh viên sắp tốt nghiệp đều có những quyết định riêng cho tương lai của họ, trong dó có quết định về việc lựa chọn nơi làm việc Quyết định này bị tác động bởi những yếu tố cơ bản sau đây:

2.1.2.1 Tình cảm quê hương

Tình cảm là một yếu tố khó có thể đo lường được, khó có thể khẳng định được tình cảm mà một người dành cho quê hương là ít hay nhiều Với nghiên cứu Nitchapa (2010) về ý định làm việc tại quê nhà của những sinh viên năm cuối đại học Naresuan tỉnh Phitsanulok đã nhấn mạnh rằng ý thức về quê hương của sinh viên sắp tốt nghiệp ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn làm việc ở quê hương hay làm việc ở nơi khác Một người có tình cảm về quê hương tốt thì sớm hay muộn họ cũng sẽ quay về để sinh sống và cống hiến cho quê hương để giúp quê hương ngày càng giàu mạnh Những người có ý thức mong muốn về quê hương sinh sống thì họ sẽ không cần phải lo lắng nhiều vì gia đình luôn tạo điều kiện tốt nhất cho họ “Nếu những người đã lựa chọn sai lầm và không thành công trong sự nghiệp và cuộc sống thì họ vẫn còn có một quê hương, nơi đó mà

họ luôn có thể quay về” (Prasartkul và Issarapakdee, 1999) CònSuppasawadkoon (2005) cho rằng: “quay trở về quê hương không chỉ giúp giảm

tỷ lệ di cư từ nông thôn mà còn có thể phục vụ quê hương với những kiến thức

đã được học” Còn theo nghiên cứu ông Trần Văn Mẫn và bà Trần Kim Dung (2010) ở TPHCM cho rằng tình cảm gắn kết với quê hương của sinh viên đến từ các vùng nông thôn không cao hơn so với sinh viên thành thị, nói cách khác tình cảm của sinh viên đến từ nông thôn và sinh viên đến từ thành thị là như nhau Tóm lại, tình cảm quê hương ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn nơilàm việc của sinh viên sau khi tố nghiệp ra trường và tình cảm đó đó được đo lường bằng mức độ tự hào về quê hương, mức độ cống hiến của họ cho quê hương, và ý thức về quyết định sống lâu dài ở quê hương

Trang 21

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 8 SVTH: Võ Ngọc Toàn

2.1.2.2 Điều kiện hỗ trợ từ gia đình

Gia đình có vai trò rất lớn trong việc định hướng nghề nghiệp, việc làm của sinh viên Bên cạnh đó gia đình còn hỗ trợ rất nhiều cho con em họ về vấn

đề xin việc, hỗ trợ về tài chính trong lúc đi xin việc hoặc nhờ vào các mối quan

hệ xã hội để xin việc… điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn nơi làm việc của những sinh viên sắp ra trường Theo Nitchapa (2010) đã chứng minh rằng việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên và nơi làm việc bị ràng buộc rất nhiều bởi yếu tố gia đình và nhóm người tham khảo Còn theo Natalie (2006) đã nhấn mạnh vai trò của gia đình, bạn bè ảnh hưởng đến quyết định của những sinh viên hay các thanh thiếu niên về vấn đề chọn ngành nghề và nơi làm việc Ở Việt Nam, bài nghiên cứu của La Nguyễn Thùy Dung (2011) và luận văn tốt nghiệp của Thảo (2010) đã chứng minh rằng yếu tố người thân, bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp Tóm lại, gia đình là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức, quyết định của sinh viên về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc Một sinh viên có điều kiện

hỗ trợ tốt từ gia đình sẽ dễ dàng tìm kiếm một việc làm với môi trường làm việc

tốt

2.1.2.3 Mức lương

Lương là một trong những động lực giúp người lao động tìm việc và làm việc Theo Torado (1969) cho rằng tiền lương bình quân ở thành thị cao hơn vùng nông thôn đã dẫn đến việc người lao động rời bỏ nông thôn lên thành thị để tìm việc, để có cơ hội tìm kiếm thu nhập nhiều hơn Còn theo Lee (1966) đã nhấn mạnh rằng nhóm người có trình độ học vấn và kỹ năng cao sẽ có xu hướng

ít quan tâm đến tiền lương vì họ chỉ quan tâm đến cơ hội học tập và thăng tiến, ngược lại, nhóm người có trình độ thấp thì vấn đề tiền lương cao ở thành thị đã hấp dẫn họ đến thành thị tìm việc làm Lewis (1954) cho rằng việc chênh lệch tiền lương giữa thành thị và nông thôn là một trong hai yếu tố chính làm cho lao động ở nông thôn di chuyển lên thành thị Một nghiên cứu của Nitchapa (2010) cũng đã khẳng định rằng tiền lương phần nào cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn

về quê nà làm việc của những sinh viên năm cuối, nếu địa phương tiền lương hấp dẫn được họ thì họ sẽ sẵn sàng trở về quê làm việc Còn Natalie (2006) đã nhấn mạnh rằng thu nhập là một trong những yếu tố quyết định rời bỏ nông thôn

Trang 22

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 9 SVTH: Võ Ngọc Toàn

để lên thành thị để làm việc của thanh thiếu niên vùng nông thôn Pennsylvania Những nhận định trên đã cho thấy rằng mức lương sẽ tác động mạnh mẽ đến việc lựa chọn nơi làm việc của người lao động

2.1.2.4 Điều kiện làm việc tại địa phương

Điều kiện làm việc bao gồm nhiều khía cạnh như: cơ hội việc làm, cơ hội

để để thăng tiến, phát huy khả năng của bản thân và nâng cao trình độ chuyên môn…mỗi một khía cạnh đó đều có ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn nơi làm việc của sinh viên Một địa phương có những điều kiện tốt sẽ thu hút được nhiều

sinh viên về địa phương làm việc hơn Ravensteins (1885) là một trong những

người đi đầu cho rằng điều kiện làm việc tốt ở các thành thị sẽ tạo ra cơ hội việc làm và phát triển cho những người lao động vì thế những nơi có điều kiện tốt sẽ thu hút được một lượng lớn người mới nhập cư đến, như thế một địa phương phát triển năng động thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động hơn Còn theo Torado (1969) đã nhấn mạnh rằng mặc dù ở thành thị luôn tồn tại một

tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng đối với những người có chuyên môn, kĩ năng tốt sẽ

có xu hướng làm việc ở thành thị vì ở đây có nhiều việc làm đúng với khả năng chuyên môn của họ sẽ giúp họ thể hiện được khả năng làm việc một cách tốt nhất, chính vì điều này mà những sinh viên có kỹ năng tốt luôn tìm đến những nơi làm việc có điều kiện làm việc thuận lợi để phát huy khả năng của bản thân Bên cạnh đó nơi có nhiều điều kiện thuận lợi sẽ giúp họ phát triển kỹ năng hơn,

cơ hội thăng tiến và tiếp học tập để nâng cao trình độ sẽ cao hơn những nơi có điều kiện làm việc kém Theo Lee (1966) cho rằng việc thiếu thốn cơ hội về kinh

tế ở nông thôn đã dẫn đến việc người lao động rời bỏ những vùng quê để lên thành thị tìm việc làm, điều này đúng với thực tế hiện nay của sinh viên, những sinh viên có chuyên môn cao sẽ không trở về quê nà làm việc, vì ở đó không có điều kiện để họ phát triển Theo nghiên cứu gần đây của Natalie (2010) cũng đã nhận định rằng điều kiện phát triển nghề nghiệp như: cơ hội để phát huy khả năng của bản thân, cơ hội tìm việc đúng với ngành nghề ảnh hưởng đến việc lựa chọn nơi làm việc của các thanh thiếu thiên

Nhìn chung, điều kiện làm việc ảnh hưởng rất lớn đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sắp ra trường và được thể hiện qua nhiều mặt: địa phương có nhiều cơ hội việc làm, có nhiều điều kiện để sinh viên phát triển, có

Trang 23

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 10 SVTH: Võ Ngọc Toàn

nhiều cơ hội để học tập thêm và cơ hội tiếp xúc với công nghệ hiện đại…Thông qua các bài nghiên cứu trước đây điều nhận định rằng đa số sinh viên sẽ chọn

nơi làm việc năng động có nhiều điều kiện để phát triển

2.1.2.5 Chính sách ưu đãi của địa phương

Bao gồm các chính sách ưu đãi về thuế, các chính sách hỗ trợ tìm việc, chính sách giáo dục…theo Kotler (1993) cho rằng yếu tố này được xem là sự hấp dẫn của địa phương đối với người lao động và nó là một hình thức mà địa phương tự tiếp thị để thu hút nguồn nhân lực Một địa phương có những chính sách tốt và khả thi sẽ thu hút được lượng lớn lao động có tay nghề về làm việc Bên cạnh các chính sách hỗ trợ cho sinh viên sau khi ra trường các địa phương còn có những chính sách học bổng cho những sinh viên còn đang học, đây cũng

là một sợ dây liên kết giữa địa phương và sinh viên, là động lực để sinh viên quay trở về làm việc Theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung (2010) đã nhấn mạnh rằng địa phương có chính sách ưu đãi về việc làm và chính sách ưu đãi chỗ ở sẽ thu hút được sinh viên đến nơi đó làm việc

2.1.2.6 Điều kiện giải trí mua sắm

Theo sách tiếp thị địa phương của Kotler (1993) đã cho rằng địa phương cần có những điều kiện giải trí mua sắm để phục vụ cho nhu cầu về mặt tinh thần của con người, như thế sẽ thu hút được lượng lao động đến làm việc Ông cho rằng nạn “chảy máu chất sám” là do các địa pgương không có các điều kiện làm việc tốt cũng như không có các khu vui chơi giải trí cho ngươi lao động để thư giản sau khi làm việc Người lao động sẽ tập trung ở những nơi có điều kiện kinh

tế năng động để làm việc và ở đó có đầy đủ các điều kiện vui chơi giả trí, mua sắm đáp ứng được nhu cầu thư giản của người lao động Theo nghiên cứu của Trần Văn Mẫn và Trần kim Dung (2010) đã đề cập đến yếu tố điều kiện giải trí mua sắm ảnh có hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên Kết quả nghiên cứu cho thấy nơi có điều kiện mua sắm giải trí tốt là nơi có nhiều hoạt động văn hóa, có nhiều điểm vui chơi giải trí, nhiều điểm mua săm, ẩm thực hấp dẫn sẽ thu hút lao động nhiều hơn những nơi khác

2.1.2.7 Thông tin thủ tục thoáng

Theo tiếp thị địa phương của Kotler (1993) và nghiên cứu của Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung (2010) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn

Trang 24

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 11 SVTH: Võ Ngọc Toàn

nơi làm việc của SV tốt nghiệp” đã nhấn mạnh đến yếu tố thông tin thủ tục ở địa phương có ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên Các biến

để đo lường thông tin thủ tục thoáng gồm: thông tin về nhu cầu của địa phương luôn được công bố rộng rãi, thủ tục hành chính ở địa phương đơn giản, chính sách tuyển dụng ở địa phương rõ ràng minh bạch…Với thông tin thủ tục thoáng

sẽ giúp cho sinh viên dễ tiếp cận với nhà tuyển dụng hơn, quá trình đi xin việc sẽ

dễ dàng hơn Như thế sẽ tạo điền kiện để sinh viên có thể quay trở về quê hương làm việc nhiều hơn

2.1.2.8 Chi phí sinh hoạt ở địa phương

Chi phí sinh hoạt là yếu tố tác động không nhỏ đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên Địa phương có chi phí sinh hoạt thấp sẽ tạo điều kiện cho sinh viên tích lũy được thu nhập để sử dụng cho các mục đích khác Theo Kotler (1993) cho rằng các địa phương có chi phí sinh hoạt rẻ là một trong những yếu

tố hấp dẫn người lao động đến để tìm việc làm Còn theo nghiên cứu của Trần Văn Mẫn và Trần kim Dung (2010) về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên tốt nghiệp đã nhấn mạnh rằng chi chí sinh hoạt là một trong những yếu tố tác động đến quyết định của sinh viên, sinh viên sẽ lựa chọn nơi làm việc

có chi phí sinh hoạt thấp hay tương đối hợp lý với thu nhập của mỗi sinh viên

2.1.2.9 Môi trường sốngởi địa phương

Môi trường sống tốt luôn thu hút được nhiều dân cư di chuyển đến sống, với môi trường tốt sẽ giúp cho con người có sức khỏe tốt và làm việc tốt hơn Theo Lee (1966) cho rằng đây là một trong những yếu tố trung gian ảnh hưởng đến quyết định di cư của người lao động, người lao động sẽ tìm đến những địa phương có điều kiện môi trường tốt như; khí hậu trong lành, có đầy đủ các điều kiện phục vụ cho cuộc sống, cơ sở hạ tầng… để sinh sống và làm việc Thường người lao động sẽ từ bỏ nhưng nơi có điều kiện sống khắc nghiệt để tìm kiếm một nơi có điều kiện sống tốt hơn A.G.frenk (1970) và S.Amin (1974) đã phân tích hiện tượng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị và nhận thấy rằng

có một số yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến quyết định này, một trong số đó là yếu tố môi trường sống ở địa phương Kotler (1993) cho rằng địa phương có môi trường sống tốt và thuận lợi là yếu tố hấp dẫn lượng dân cư lớn đến sinh sống và làm việc Theo Natalie (2006) môi trường sống sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn

Trang 25

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 12 SVTH: Võ Ngọc Toàn

nghề nghiệp của thanh thiếu niên

2.1.2.10 Điều kiện an sinh xã hội

Theo Kotler (1993) cho rằng địa phương có điều kiện An sinh xã hội tốt

sẽ thu hút được lượng dân cư đến để sinh sống và làm việc Còn theo nghiên cứu

của TRần Văn Mẫn và Trần Kim Dung (2010) đã đề cập đến vấn đề an sinh xã

hội ảnh hưởng đến việc lựa chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế sắp ra

trường

Bảng 2.1: BẢNG THỐNG KÊ BIẾN

1 Tình cảm với quê hương

Nitchapa (2010); Prasartkul và Issarapakdee (1999); Suppasawadkoon(2005); Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung (2010)

2 Điều kiện hỗ trợ từ gia đình Nitchapa (2010); Natalie (2006); Trần (2010);

Bùi Thị phương Thảo (2010)

3 Mức lương Lee (1966); Torado (1969); Lewis (1954),

10 Điều kiện an sinh xã hội Kotler (1993)

Dựa vào bảng thống kê biến mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

Trang 26

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 13 SVTH: Võ Ngọc Toàn

Hình 2.1: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ

Phần 2.1 đã đưa ra các khái niệm về các lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của người lao động Phần này chủ yếu trình bày cụ thể phương pháp thực hiện nghiên cứu, đặc biệt nội dung chính của phần 2.2 này là nêu rõ các bước phân tích định tính và hiệu chỉnh lại mô hình cần nghiên cứu lý thuyết đã đề ra dựa trên kết của việc nghiên cứu này

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Bài nghiên cứu được trình bày qua 2 bước nghiên cứu như sau:

Bước 1: Nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn trực tiếp, thảo luận

tay đôi với nhằm phát hiện, điều chỉnh, bổ sung các phát biểu trong bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng

10 Điều kiện an sinh xã hội

Quyết định chọn nơi việc của sinh viên kinh tế - ĐHCT

7 Thông tin thủ tục thoáng

8 Chi phí sinh hoạt ở địa phương

1 Tình cảm quê hương

6 Điều kiện giải trí mua sắm

2 Điều kiện hỗ trợ từ gia đình

5 Chính sách ưu đãi của địa phương

Trang 27

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 14 SVTH: Võ Ngọc Toàn

Bước 2: Nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp

bằng bảng câu hỏi chi tiết được thiết kế sẵn nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết đề xuất

2.2.2 Quy trình nghiên cứu

2.2.2.1 Nghiên cứu định tính

a Thảo luận tay đôi

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc thảo luận tay đôi với những người có chức vụ trong các sở ban ngành ở tỉnh Hậu Giang và Cần Thơ gồm: Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Lao động thương binh & Xã hội, Ban quản lý dự án cải cách hành chính, trung tâm giới thiệu việc làm, Sở tài nguyên và môi trường, Ban Dân tộc Bên cạnh đó kết hợp thảo luận thêm với các cựu sinh viên và các sinh viên sắp tốt nghiệp khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Thông qua việc thảo luận nhằm phát hiện ra các nhân tố thực tiễn ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Cần Thơ

và loại bỏ những yếu tố và những biến không rõ hoặc không phù hợp

Việc thảo luận dựa trên dàn bài được thiết kế sẵn Trong đó, các yếu tố mà

mô hình lý thuyết đưa ra bao gồm: (1) Tình cảm quê hương, (2) Điều kiện hỗ trợ

từ gia đình, (3) Mức lương, (4) Điều kiện làm việc ở địa phương, (5) Chính sách

ưu đãi ở địa phương, (6) Điều kiện giải trí và mua sắm ở địa phương, (7) Thông tin và thủ tục ở địa phương thoáng, (8) Chi phí sinh hoạt ở địa phương, (9) Vị trí

và môi trường ở địa phương, (10) Điều kiện an sinh xã hội ở địa phương Sau khi thảo luận những yếu tố nào không phù hợp sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu, đồng thời sẽ sẽ phát hiện thêm những yếu tố chưa chính xác hoặc cần phải thêm các yếu tố mới, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức Đồng thời dựa vào kết quả phân tích định tính để thiết kế bảng câu hỏi dùng trong nghiên cứu định lượng tiếp theo

Trang 28

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 15 SVTH: Võ Ngọc Toàn

Hình 2.2: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

b Điều chỉnh mô hình nghiên cứu lần 1

Mục đích của việc thảo luận với các công, viên chức làm ở các sở ban ngành và các cựu sinh viên và sinh viên sắp tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế để nhận diện các yếu tố trong mô hình nghiên cứu, xem có thực tế ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên hay không Nếu 50% số người tham gia thảo luận đồng ý trở lên thì yếu tố đó sẽ được giữ lại trong mô hình nghiên cứu, ngược lại sẽ bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu Yếu tố nào cần điều

Phân tích nhân tố (EFA)

Hồi quy Binary Logistics

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Trang 29

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 16 SVTH: Võ Ngọc Toàn

chỉnh và bổ sung cho hợp lý hơn Vì vậy, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu của đề tài

Kết quả thảo luận cho thấy yếu tố Điều kiện giải trí mua sắm không phù

hợp Có (15/24) người cho rằng yếu tố này ít có ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên Kết quả thảo luận cho rằng suy nghĩ đầu tiên của sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường là kiếm được việc làm tốt, với mức lương phù hợp để phục vụ cho nhu cầu cần thiết của bản thân, họ chưa suy nghĩ là tìm nơi làm việc để được giải trí hay mua sắm, và khi có việc làm ổn định và có thu nhập tương đối thì những đối tượng này mới nghĩ đến việc vui chơi giải trí và mua sắm nhiều hơn

Vì thế yếu tố điều kiện giải trí mua sắm được cho là không có ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên sau khi ra trường, nên yếu tố này bị

loại bỏ khỏi mô hình Yếu Tố Thông tin và thủ tục thoáng ở địa phương cũng

không phù hợp và có (19/24) số người thảo luận không đồng ý và cho rằng yếu tố này hầu như tác động không nhiều đến quyết định làm việc của sinh viên và ít ai nghĩ tới nó sẽ ảnh hưởng như thế nào Những người tham gia thảo luận cho rằng những thủ tục hành chính các các địa phương trên cả nước là như nhau nên không ảnh hưởng gì đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên Các thủ tục hành chính này chỉ liên quan tới tiến độ nhanh hay chậm của công việc và không ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên Vì thế, yếu tố này

không phù hợp và bị loại bỏ khỏi mô hình nghiên cứu Nhân tố Điều kiện an sinh xã hội tại địa phương cũng được cho là không phù hợp và có (14/24) số

người tham gia thảo luận không tán thành yếu tố nay có ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên Những người tham gia thảo luận cho rằng sinh viên sẽ không quan tâm đến vấn đề này Họ chỉ quan tâm đến lương môi trường làm việc còn yếu tố điều kiện an sinh xã hội sẽ không được chú ý tới

Yếu tố Chính sách ưu đãi của địa phương (1) cũng là một trong những

thế mạnh của địa phương để thu hút các sinh viên sau khi tốt nghiệp Yếu tố này được (20/24) người tham gia thảo luận đồng ý rằng đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên Nếu các chính sách

ưu đãi này đủ khả năng hấp dẫn sinh viên thì sẽ thu hút được lượng lớn lao động này về quê để phục vụ cho tỉnh nhà Bên cạnh đó, những người tham gia thảo luận cho rằng các chính sách này phần lớn chỉ thu hút các sinh viên về làm cho

Trang 30

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 17 SVTH: Võ Ngọc Toàn

các cơ quan nhà nước là chính, còn các doanh nghiệp thì có chính sách riêng của

họ Kết quả thảo luận cho rằng nên giữ biến này lại trong mô hình nghiên cứu

Tiếp theo là yếu tố về Mức lương (2) được (20/40) người tham gia thảo

luận đồng tình rằng yếu tố này ảnh hưởng rất mạnh đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp Lương là yếu tố quyết định rất cao đến việc lựa chọn nơi làm việc của sinh viên, nếu mức lương phù hợp sẽ giúp cho người lao động đáp ứng những điều kiện thiết yếu của cuộc sống, bên cạnh đó,

họ còn có thể tiết kiệm để tiêu dùng trong tương lai Vì vậy, những vùng có mức lương cao sẽ thu hút nhiều lao động đến làm việc Những người tham gia thảo

luận cho rằng nên đổi tên mức lương thành “Mức lương bình quân ở địa phương” cho dễ hiểu hơn, vì nói tới mức lương thì sẽ có nhiều loại mức lương

như: mức lương nhà nước, mức lương của doanh nghiệp, mức lương phân theo vùng…Như vậy, yếu tố này sẽ được giữ lại trong mô hình để phân tích ở bước tiếp theo

Điều kiện làm việc (3) được các chuyên gia đánh giá là yếu tố quan trọng

ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên sau khi tốt nghiệp Với (17/24) ý kiến của người tham gia thảo luận cho rằng là đây là yếu tố mà sinh viên nào cũng nghĩ tới khi sắp ra trường Địa phương có điều kiện làm việc tốt sẽ giúp cho sinh viên có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nhiều cơ hội phát huy bản thân, cơ hội học tập và thăng tiến trong công việc nhiều hơn Đa số tư tưởng của sinh viên sắp

ra trường tìm kiếm được một nơi làm việc tốt đúng với năng lực của bản thân, Như thế những địa phương có những điều kiện tốt đáp ứng yêu cầu chung của đối tượng này sẽ hấp dẫn được lượng lớn lao động này về làm việc Chính vì thế yếu tố này đã được giữ lại trong mô hình nghiên cứu để phân tích

Kết quả thảo luận cho nhân tố Môi trường sống ở địa phương (4) như

sau: có (15/24) người tham gia thảo luận cho rằng yếu tố này có ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp Đây là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động Môi trường sống

ở địa phương tốt, không khí trong lành, cơ sở vật chất đầy đủ thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và sinh sống nhiều hơn những địa phương có môi trường sống không thuận lợi Như vậy, ít có những sinh viên lựa chọn nơi làm việc mà môi trường sống không thuận lợi cho công việc và cuộc sống nên yếu tố này cũng được giữ lại trong mô hình phân tích

Trang 31

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 18 SVTH: Võ Ngọc Toàn

Chi phí sinh hoạt ở địa phương (5) được 83,3% số người tham gia thảo

cho rằng có ảnh hưởng đến quyết định định chọn nơi làm việc của sinh viên Họ cho rằng, các sinh viên sẽ tìm hiểu về lương, điều kiện nơi làm việc, các chính sách ưu đãi sau đó mới suy nghĩ đến chi phí sinh hoạt ở địa phương, để xem mức lương có đủ trang trải cuộc sống hay không? Bên cạnh đó nếu chi phí sinh hoạt ở địa phương rẽ sẽ tạo điều kiện cho sinh viên còn dư tiền để tiết kiệm hoặc sử dụng vào các mục đích khác Với lý do này, yếu tố Chi phí sinh hoạt ở địa phương được giữ lại để phân tích ở bước tiếp theo

Theo kết quả thảo luận thì Điều kiện hỗ trợ từ gia đình (6) là được đánh

giá cao và được (16/24) người tham gia thảo luận đồng ý là yếu tố này có ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và quyết định của sinh viên rất nhiều Những sinh viên có gia đình hỗ trợ tốt sẽ tìm kiếm việc làm dễ hơn và nơi làm việc có điều kiện tốt hơn Nhờ vào những mối quan hệ xã hội và tài chính của gia đình sẽ tạo ra nhiều cơ hội làm việc cho con em họ nhiều hơn Tùy theo điều kiện hỗ trợ của gia đình như thế nào mà sinh viên sẽ lựa chon nơi làm việc ở tại quê hương hay làm việc nơi khác để có điều kiện phát triển hơn Vì vậy, yếu tố “Điều kiện hỗ trợ từ gia đình” sẽ được giữ lại trong mô hình nghiên cứu để phân tích ở bước tiếp theo

Yếu tố Tình cảm quê hương (7) có 70,83% số chuyên gia đồng ý rằng

yếu tố này có tác động đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên Những người tham gia cho rằng các sinh viên về quê làm làm việc ít nhiều cũng là do ý thức của mỗi cá nhân về quê hương của mình, họ muốn sống với gia đình, muốn cống hiến, phục vụ cho quê nhà nên mới quyết định trở về làm việc cho quê nhà sau khi học xong Như vậy, đây là yếu tố nội tại ở mỗi sinh viên và yếu tố này cũng được giữ lại trong mô hình nghiên cứu

Sau khi thảo luận xong đã đưa ra kết luận rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc ở trên cơ bản đã đầy đủ không cần phải bổ sung thêm

Như vậy mô hình nghiên cứu được điều chỉnh như sau:

Trang 32

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 19 SVTH: Võ Ngọc Toàn

Hình 2.3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH LẦN 1

c Xây dựng thang đo

Kết quả nghiên cứu định tính là cơ sở để xây dựng thang đo các yếu tố ảnh

hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên sắp ra trường chuyên

ngành kinh tế trường ĐHCT Thang đo được sử dụng trong bài nghiên cứu này là

thang đo Likert 5 mức độ (dùng cho các biến định lượng) Mức 1 là rất không

đồng ý, mức 2 là không đồng ý, mức 3 là trung lập, mức 4 là đồng ý, mức 5 là rất

đồng ý

(1) Thang đo “Chính sách ưu đãi của địa phương”

Đây là một yếu tố quan trọng được (20/24) những người tham gia thảo

luận cho là sẽ ảnh hưởng mạnh đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên

sắp ra trường Yếu tố này được đo lường bởi 3 biến và được ký hiệu như sau: Địa

phương có nhiều nguồn học bổng cho sinh viên (CUSD1), Địa phương có hỗ trợ

tiền cho sinh viên mới ra trường về quê làm việc (CUSD2), Địa phương có nhiều

hoạt động hỗ trợ cho sinh viên mới ra trường tìm việc làm (CUSD3)

Quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên kinh tế - ĐHCT

7 Tình cảm quê hương

1 Chính sách ưu đãi của địa phương

6 Điều kiện hỗ trợ từ gia đình

2 Mức lương bình quân ở địa

5 Chi phí sinh hoạt ở địa phương

3 Điều kiện làm việc ở địa phương

4 Môi trường sống ở địa phương

Trang 33

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 20 SVTH: Võ Ngọc Toàn

CSUD1 Địa phương có nhiều nguồn học bổng cho sinh viên

CSUD2 Địa phương có hỗ trợ tiền cho sinh viên mới ra trường về quê làm việc

CUSD3 Địa phương có nhiều hoạt động hỗ trợ cho sinh viên mới ra

trường tìm việc làm

(2) Thang đo “Mức lương bình quân ở địa phương”

Từ kết quả thảo luận cho thấy mức lương được (20/24) người cho rằng đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên sau khi ra trường Những người tham gia thảo luận nhận xét, lương là một trong những yếu tố được các sinh viên nghĩ đến đầu tiên khi lựa chọn nơi làm việc, các sinh sẽ ưu tiên làm việc ở những nơi có mức lương cao Vì tiền luôn là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với những sinh viên sau khi ra trường, họ muốn có cuộc sống cao hơn nên đòi hỏi phải được trả lương tương xứng với trình độ và khả năng của họ Yếu tố mức lương được thể hiện qua các khía cạnh sau: Mức lương bình quân ở điạ phương trả tương xứng với trình độ người lao động, Mức lương bình quân ở địa phương đủ trang trãi cuộc sống, Mức lương bình quân ở địa phương cao hơn so với các đại phương khác ở khu vực ĐBSCL Ba biến này đươc ký hiệu là MLBQ1, MLBQ2 và MLBQ3

MLBQ1 Mức lương bình quân ở địa phương trả tương xứng với trình độ người lao động MLBQ2 Mức lương bình quân ở địa phương đủ trang trãi cuộc sống

MLBQ3

Mức lương bình quân ở địa phương cao hơn so với các đại phương khác ở khu vực ĐBSCL

(3) Thang đo “Điều kiện làm việc ở địa phương”

Điều kiện làm việc được (17/24) số người tham gia thảo luận đồng ý là yếu tố này có ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên Kết quả thảo luận cho thấy địa phương có nhiều cơ hội việc làm, điều kiện làm việc tốt, môi trường làm việc thuận lợi sẽ thu hút được nguồn lao động có chất lượng Vì điều kiện làm việc tốt sẽ giúp người lao động phát huy được khả năng của họ, họ

sẽ làm việc tốt và có cơ hội nhiều hơn để học hỏi và phát triển tài năng Chính vì

Trang 34

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 21 SVTH: Võ Ngọc Toàn

vậy yếu tố này được các chuyên gia đánh giá là quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên Điều kiện làm việc ở địa phương được thể hiện qua các mặt sau: Địa phương có nhiều cơ hội việc làm, Làm việc ở địa phương có cơ hội phát huy khả năng của bản thân, Làm việc ở địa phương có cơ hội tiếp xúc với trình độ quản lý tiên tiến và công nghệ hiện đại, Làm việc ở địa phương có cơ hội học tập nâng cao trình độ Thang đo điều kiện làm việc được quan sát bởi ba biến và được ký hiệu như sau:

DKLV1 Địa phương có nhiều cơ hội việc làm

DKLV2 Làm việc ở địa phương có cơ hội phát huy khả năng của bản thân

DKLV3

Làm việc ở địa phương có cơ hội tiếp xúc với trình độ quản lý tiên tiến và công nghệ hiện đại

DKLV4 Làm việc ở địa phương có cơ hội học tập nâng cao trình độ

(4) Thang đo “Môi trường sống ở địa phương”

Có (15/24) người đồng ý và cho rằng yếu tố này có ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên sắp ra trường Những người tham gia thảo luận nhận định, môi trường ở địa phương trong lành, cơ sở vật chất tốt cho thấy địa phương đó có tìm năng phát triển kinh tế rất là cao và dễ thu hút được lực lượng lao động đến để làm việc, vì những khía cạnh này sẽ mang lại lợi ít cho họ như là: vấn đề sức khỏe, chất lượng cuộc sống…Yếu tố môi trường sống ở địa phương được đo lường bằng các biến: môi trường ở địa phương sạch sẽ trong lành (MTDP1), địa phương có đủ nước sạch và điện sinh hoạt cho người dân (MTDP2), cơ sở hạ tầng ở địa phương tốt (MTDP3) Thang đo môi trường sống

ở địa phương với 3 biến quan sát và được ký hiệu như sau:

MTDP1 Môi trường ở địa phương sạch sẽ trong lành

MTDP2 Địa phương có đủ nước sạch và điện sinh hoạt cho người dân MTDP3 Cơ sở hạ tầng ở địa phương tốt

(5)Thang đo “Chi phí sinh hoạt ở địa phương”

Yếu tố này được đo lường bằng những chi phí sinh hoạt hàng ngày của người dân để phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống Chi phí sinh hoạt càng rẽ

Trang 35

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 22 SVTH: Võ Ngọc Toàn

sẽ giúp cho người lao động dễ dàng tích lũy được tiền kiếm được và sử dụng số tiền này cho nhiều mục đích khác Yếu tố này được thể hiện qua hai mặt sau: chi phí học tập ở địa phương rẽ và chi phí sinh hoạt ở địa phương rẻ Thang đo Chi phí sinh hoạt ở địa phương như sau:

Ký hiệu biến Các biến đo lường

CPSH1 Chi phí học tập ở địa phương rẻ CPSH2 Chi phí sinh hoạt ở địa phương rẻ

(6) Thang đo “Điều kiện hỗ trợ từ gia đình”

Sau khi thảo luận những người được phỏng vấn cho rằng điều kiện hỗ trợ

từ gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn nơi làm việc của sinh viên, có (16/24) số người đồng ý và được đo lường bằng biến quan sát: gia đình có mối quan hệ tốt với cơ quan doanh nghiệp, gia đình có cơ sở kinh doanh tại địa phương, gia đình có hỗ trợ về tài chính trong quá trình tìm việc Những biến quan sát này cho thấy những gia đình có điều kiện hỗ trợ tốt cho sinh viên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên lựa chọn nơi làm việc và các sinh viên sẽ không cần

lo lắng sẽ không tìm được việc làm sau khi ra trường Thang đo điều kiện hỗ trợ

từ gia đình như sau:

DKGD1 Gia đình có mối quan hệ tốt với cơ quan và doanh nghiệp DKGD2 Gia đình có cơ sở kinh doanh tại địa phương

DKGD3 Gia đình có hỗ trợ về tài chính trong quá trình tìm việc

(7)Thang đo yếu tố “Tình cảm quê hương”

Theo kết quả phân tích định tính, với (70,83%) ý kiến đồng ý là yếu tố tình cảm quê hương có ảnh hưởng đến quyết định làm việc của sinh viên sắp ra trường Yếu tố tình cảm quê hương là yếu tố nội tại bên trong của mỗi sinh viên Tùy vào mức độ tình cảm và ý thức của mỗi sinh viên thì việc lựa chọn nơi làm việc của mỗi sinh viên là khác nhau Tình cảm quê hương với 3 biến quan sát và được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ và các biến được ký hiệu từ TCQH1 đến TCQH3

Trang 36

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 23 SVTH: Võ Ngọc Toàn

Ký hiệu biến Các biến đo lường

TCQH1 Yêu mến và tự hào về quê hương

TCQH2 Mong muốn được sinh sống tại quê hương

TCQH3 Mong muốn được cống hiến cho quê hương

2.2.2.2 Nghiên cứu định lượng

a Mục tiêu:

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về

quê hương làm việc của sinh viên sau khi ra trường và các yếu tố này đã được

nhận diện từ nghiên cứu định tính

b Phương pháp phân tích số liệu

 Đối với mục tiêu 1: đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả số liệu

để đưa ra xu hướng hiện nay của sinh viên kinh tế sắp tốt nghiệp

Phân tích thống kê mô tả là quá trình chuyển dịch dữ liệu thô thành dạng thích hợp hơn cho việc hiểu và giải thích chúng Phân tích mô tả được thực hiện qua hai giai đoạn Một là, mô tả các câu trả lời hay các quan sát cụ thể bằng các

kỹ thuật lập bảng, sắp xếp thứ tự các dữ liệu đã được thu thập Hai là, tính toán các chỉ tiêu thống kê như số trung bình, phân phối tần số, phân phối tỷ lệ… Ngoài ra có thể sử dụng đồ thị, biểu đồ để phân tích dữ liệu ở giai đoạn này Đề tài sẽ sử dụng phần mền Exel, SPSS để tính giá trị trung bình, Min, Max, tần

suất… và dựa vào đó để mô tả, phân tích các vấn đề có liên quan

 Đối với mục tiêu 2: đề tài sẽ sử dụng phương pháp hệ số tin cậy

Cronbach’s Alpha để loại biến không phù hợp sau đó phân tích nhân tố EFA để sàn lọc và nhóm các nhân tố có liên quan lại với nhau sau đó dùng phân tích hồi quy logistic để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến quyết định về quê làm việc của sinh viên

Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Dùng để kiểm định độ tin cậy của thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, đại học Cần Thơ Phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha để loại biến không thích hợp Kiểm định độ tin cậy của các thang đo thông qua nhận xét

hệ số Cronbach’s Alpha để loại các biến không phù hợp Hệ số Cronbach’s Alpha >= 0,6 thì thang đo đó mới có ý nghĩa (Nunnally & Burnstein 1994) Bên

Trang 37

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 24 SVTH: Võ Ngọc Toàn

cạnh đó các biến có hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ (Nunnally 1978, Peterson 1994, Slater 1995) Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến phải nhỏ hơn hệ số Cronbach’ Alpha của thang

đo

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

Mô hình được dùng trong trường hợp mối quan hệ giữa các biến quan sát

và biến tìm ẩn là không rõ ràng hay không chắc chắn Phân tích EFA theo đó được tiến hành theo kiểu khám phá để xác định xem phạm vi, mức độ quan hệ giữa các biến quan sát và các nhân tố cơ sở, làm cho một tập hợp các phép đo để rút gọn hay giảm bới số biến quan sát tải lên các nhân tố cơ sở Kết quả phân tích nhân tố cho các kiểm định đều đạt yêu cầu khi: (1) Kiểm định tính phù hợp của

mô hình, hệ số KMO > 0,5 (Hair & ctg 2006) (2) Kiểm định Bartlett’s về sự tương quan của biến quan sát Sig = 0,000 < 0,05 (Hair & ctg 2006) Ngoài ra các biến có ý nghĩa khi hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn 0,5 và các nhân tố được rút ra có Eigenvalue > 1) các nhân tố này được giải thích bằng hệ số Cumulative variance > 50% mới có ý nghĩa (theo Gerbing & Anderson 1988) Các nhân tố cơ sở là tổ hợp tuyến tính Mô hình EFA có dạng tổng quát như sau:

Ai = Fi1X1 + Fi2X2 + … + FikXk

Trong đó:

Ai: là ước lượng nhân tố thứ i

Fi1: Trọng số nhân tố của biến giải thích trong mô hình nhân tố thứ i

Xi: Biến giải thích thứ i

k: số biến giải thích

Phân tích hồi quy Binary Logistic

Với mô hình hồi quy nhị phân, thông tin ta cần thu thập về biến phụ thuộc

là 1 sự kiện nào đó có xảy ra hay không, biến phụ thuộc Y lúc này có hai giá trị 0

và 1, với 0 là sự kiện ta không quan tâm và 1 là có xảy ra sự kiện ta cần tìm hiểu,

và tất nhiên là cả thông tin về biến độc lập X Từ biến phụ thuộc nhị phân này, một thủ tục sẽ được dùng để dự đoán xác suất sự kiện xảy ra theo quy tắc nếu xác suất được dự đoán lớn hơn 0.5 thì kết quả dự đoán là có xảy ra sự kiện, ngược lại thì kết quả dự đoán sẽ là không xảy ra sự kiện Mô hình hồi quy Logistic có dạng như sau:

Trang 38

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 25 SVTH: Võ Ngọc Toàn

Hay:

Trong đó:

Y : là biến quyết định về quê hương làm việc và được đo lường với 2 giá trị 1 và 0 Với P(Y=1) với xác suất xảy ra xảy ra sự kiện Với P(Y=0) với xác suất không xảy ra sự kiên

X1, X2, Xk: là các biến giải thích (các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc

Hồi quy Logistic đòi hỏi phải được đánh giá mức độ phù hợp cỉa mô hình

Để đo lường mức độ phù hợp tổng quát của mô hình ta dựa vào chỉ tiêu -2LL (-2 log likelihood) -2LL càng nhỏ thì càng tốt, thể hiện mô hình có ý nghĩa càng cao Bên cạnh đó ta dựa vào giá trị Sig., giá trị này phải nhỏ hơn 5%, và tỷ lệ dự báo trúng của mô hình phải đạt trên 50% thì mô hình mới có ý nghĩa (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,2008)

 Đối với mục tiêu 3: sau khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết

định chọn nơi làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường ĐHCT, sẽ đưa ra các giải pháp giúp các địa phương có chính sách đúng đắn để thu hút sinh viên

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1 Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp gồm những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của ĐBSCL, hiện trạng sinh viên sắp tốt nghiệp của khoa kinh tế trường ĐHCT Các thông tin này được thu thập từ các trang cổng thông tin các tỉnh thành ở ĐBSCL,

từ trang Website của Tổng cục thống kê, Bộ lao động thương binh & Xã hội, các bài báo, tạp chí

2.2.2.2 Thông tin sơ cấp

Được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn những sinh viên sắp tốt nghiệp từ khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh trường ĐHCT bao gồm các yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên sắp ra trường

P(Y=1) P(Y=0) ]= B0 + B1X1+ B2X2+ … + BkXk Ln[

P(Y=1) P(Y=0) = eB0 + B1X1+ B2X2+ … + BkXk

Trang 39

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 26 SVTH: Võ Ngọc Toàn

Bảng câu hỏi đã được đưa vào phỏng vấn thử 20 sinh viên sắp tốt nghiệp

để phát hiện những sai xót, những câu hỏi chưa rõ ràng hoặc gây hiểu nhầm cho đối tượng phỏng vấn trong quá trình trả lời Sau đó tác giả đã hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức

2.2.3 Thiết kế mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.2.3.1 Phương Pháp chọn mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, bất cứ sinh viên nào sắp tốt nghiệp từ khoa kinh tế trường Đại học Cần Thơ sẽ là đối tượng được phỏng vấn Việc phỏng vấn được tiến hành kết hợp giữa hình thức phỏng vấn trực tiếp tại các nhà học, trong khoa, ký túc xá, nhà trọ… và hình thức gửi thư

Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh), ta có số sinh viên đang làm luận văn là 1.144 sinh viên thì số quan sát tối thiểu là 115 mẫu

- Như vậy, căn cứ vào số biến ban đầu của mô hình nghiên cứu là 21 biến thì cỡ mẫu đạt yêu cầu để phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy dự kiến là 105 mẫu quan sát, và theo nguyên tắc chọn cỡ mẫu khi biết tổng thể thì số mẫu là 115 mẫu Tuy nhiên, với phương pháp lấy mẫu thuận tiện thì cỡ mẫu càng lớn mới đảm bảo đại diện cho tổng thể nghiên cứu Bên cạnh đó để dự trù những mẫu gửi mail, gửi thư phỏng vấn mà không thu về được và những mẫu thu về nhưng không sử dụng được do không cung cấp thông tin đầy đủ, do lỗi bỏ trống, trả lời sai….nên tác giả đã quyết định phát ra gấp đôi số mẫu dự kiến bao gồm gửi thư, phỏng vấn trực tiếp, gửi e-mail Số lượng bảng câu hỏi đã phát ra là

230 bảng, chỉ thu về được 164 bảng Sau khi kiểm tra có 6 mẫu không đạt yêu cầu do không cung cấp thông tin và bỏ trống nhiều câu hỏi và những mẫu quá đặc biệt Như vậy, số mẫu hợp lệ sử dụng trong đề tài là 158 mẫu

Trang 40

GVHD: Ths Lê Trần Thiên Ý 27 SVTH: Võ Ngọc Toàn

Chương 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC

CẦN THƠ

3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

ĐBSCL là một trong những đồng

bằng lớn, màu mỡ, là vùng sản xuất, xuất

khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt

đới lớn nhất Việt Nam ĐBSCL là vùng

kinh tế nằm ở cực nam của Tổ quốc, phía

đông bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh,

đông và nam giáp biển Đông, tây giáp

biển Đông và vịnh Thái Lan, bắc giáp

Campuchia, là đồng bằng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió vùa với 2 mùa mưa nắng rõ rệt, diện tích 39.747 km2, dân số hơn 17 triệu người và có 13 đơn vị hành chính

3.1.1 Đặc điểm về kinh tế

Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và kéo dài sang năm 2009 dã gây nhiều khó khăn cho Việt Nam để phát triển kinh tế Bên cạnh đó trong những năm gần đây với nhiều thiên tai dịch bệnh đã ảnh hưởng đến nền kinh tế rất nhiều

và ĐBSCL cũng không ngoại lệ, nhưng với tìm lực của mình ĐBSCL vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao bình quân trên 10%/năm

3.1.1.1 Tốc độ phát triển kinh tế

(Nguồn: http://www.mekongdelta.com.vn)

Hình 3.1: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA ĐBSCL SO VỚI CẢ NƯỚC

Ngày đăng: 26/03/2018, 01:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Philip Kotler (2002), Marketing Asian Places, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing Asian Places
Tác giả: Philip Kotler
Năm: 2002
2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Hồngg Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích d"ữ" li"ệ"u nghiên c"ứ"u v"ớ"i SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: Nxb Hồngg Đức
Năm: 2008
3. Nguyễn Đình Thọ 2011, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nxb Lao động và Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ph"ươ"ng pháp nghiên c"ứ"u khoa h"ọ"c trong kinh doanh
Nhà XB: Nxb Lao động và Xã hội
4. Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung (2010), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các y"ế"u t"ố ả"nh h"ưở"ng "đế"n quy"ế"t "đị"nh ch"ọ"n n"ơ"i làm vi"ệ"c c"ủ"a sinh viên t"ố"t nghi"ệ"p
Tác giả: Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung
Năm: 2010
5. La Nguyễn Thùy Dung và Huỳnh Trường Huy (2011), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: trường hợp sinh viên ĐHCT”; đề tài nghiên cứu cấp trường, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Các y"ế"u t"ố ả"nh h"ưở"ng "đế"n quy"ế"t "đị"nh ch"ọ"n n"ơ"i làm vi"ệ"c: tr"ườ"ng h"ợ"p sinh viên "Đ"HCT”
Tác giả: La Nguyễn Thùy Dung và Huỳnh Trường Huy
Năm: 2011
6. Bùi Thị Phương Thảo (2010), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc ở thành phố Cần Thơ hay ở địa phương của sinh viên khối ngành khoa học xã hội”; luận văn đại học, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Thị Phương Thảo (2010), "“Phân tích các y"ế"u t"ố ả"nh h"ưở"ng "đế"n quy"ế"t "đị"nh làm vi"ệ"c "ở" thành ph"ố" C"ầ"n Th"ơ" hay "ở đị"a ph"ươ"ng c"ủ"a sinh viên kh"ố"i ngành khoa h"ọ"c xã h"ộ"i”
Tác giả: Bùi Thị Phương Thảo
Năm: 2010
7. Trương Khánh Vĩnh Xuyên (2008), “Cơ hội việc làm của sinh viên khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh sau khi ra trường”; Đại học Cần Thơ;Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: C"ơ" h"ộ"i vi"ệ"c làm c"ủ"a sinh viên khoa Kinh t"ế"-Qu"ả"n tr"ị" kinh doanh sau khi ra tr"ườ"ng”
Tác giả: Trương Khánh Vĩnh Xuyên
Năm: 2008
8. E.G. Ravensteins (1885), “The Laws of Migration”, Journal of the Royal Statistical Society, vol. 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: E.G. Ravensteins (1885), “The Laws of Migration”
9. Everett.S. Lee, (1966), “A Theory of Migration, Demography”, vol. 3, pp. 47–57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Everett.S. Lee, (1966), “A Theory of Migration, Demography”, "vol. 3, pp
Tác giả: Everett.S. Lee
Năm: 1966
10. Harris and M.P. Todaro (1970), “Migration, Unemployment and Development: A Two Sector Analysis”, American Economic Review, 60, 126-142 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Harris and M.P. Todaro (1970), “Migration, Unemployment and Development: A Two Sector Analysis”
Tác giả: Harris and M.P. Todaro
Năm: 1970
11. M.P. Todaro (1969), “A Model of labor Migration and Urban Unemployment in less Developed countries”, American Economic Review, 59, I, 138-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Model of labor Migration and Urban Unemployment in less Developed countries”
Tác giả: M.P. Todaro
Năm: 1969
12. Natalie M. Ferry (2006), “Factors Influencing Career Choices of Adolescents and Young Adults in Rural Pennsylvania, University Park, Pennsylvania” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors Influencing Career Choices of Adolescents and Young Adults in Rural Pennsylvania, University Park, Pennsylvania
Tác giả: Natalie M. Ferry
Năm: 2006
14. Philip Kotler (1993), Marketing Places, http://www.amazon.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing Places
Tác giả: Philip Kotler
Năm: 1993
15. W.A. Lewis (1954), “Economic Development with Unlimited Supplies of Labour”, The Manchester School, 22 (2), 1954, pp.139-191 Sách, tạp chí
Tiêu đề: W.A. Lewis (1954), “Economic Development with Unlimited Supplies of Labour”
Tác giả: W.A. Lewis
Năm: 1954

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w