1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xung đột tôn giáo sắc tộc ở Đông Nam Á và tác động tới ASEAN

47 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 248,5 KB

Nội dung

Tuy vậy, bạo lực giữa các quốc gia và các nhóm thuộc các nền văn minhkhác nhau sẽ mang theo nó nguy cơ leo thang vì các quốc gia và các nhóm thuộccác nền văn minh khác nhau này tập hợp đ

Trang 1

MỞ ĐẦU

Khu vực Đông Nam Á ở thời điểm hiện tại đang là tâm điểm thu hút nhiềunhà nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới không chỉ bởi những chuyển biếnnăng động về kinh tế, mà còn có “lực hấp dẫn” từ các giá trị văn hóa - lịch sử.Khi đề cập đến văn hóa Đông Nam Á, người ta thường nghĩ ngay đến một khu

vực thống nhất trong đa dạng hay tương đồng trong dị biệt Đặc tính này vừa là

điểm mạnh nhưng cũng là một trong những rào cản nhằm cản trở tính hiện thựchóa của cộng đồng ASEAN vào năm 2015

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong mấy thập niên trở lại đây, tình hình thế giới có rất nhiều biến động trong đó nổi bật lên là các cuộc xung đột bạo lực, vũ trang với sự không ngừnggia tăng về quy mô và số lượng và mang tính quốc tế, vượt ra khỏi phạm vi quốcgia - dân tộc dưới cái vỏ bọc là xung đột văn hóa (đa văn hóa - cụ thể là đa tôngiáo, đa sắc tộc) Theo một thống kê của UNESCO, sau chiến tranh thế giới thứ

-2, thế giới có khoảng 200 cuộc xung đột thì 75% là do vấn đề tôn giáo - sắc tộc.Cái này có nguyên nhân trước hết từ thực tế là: không ở đâu trên thế giới cóđược tình trạng đơn sắc tộc cư trú Theo những con số thống kê của Liên hợpquốc, trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đang tồn tại trên hành tinhchúng ta, chỉ 10% trong số đó được coi là tương đối thuần nhất về sắc tộc (tức lànhững cộng đồng sắc tộc thiểu số chỉ chiếm dưới 5% tổng dân số); còn lại là đasắc tộc Số sắc tộc đang tồn tại trên thế giới lên tới gần 8.000 và về mặt lý thuyết,sắc tộc nào cũng có thể tuyên bố rằng “Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất” Vậynên mâu thuẫn sẽ xảy ra - mà theo cách nói của học giả Samuel Huntington thì

đó là “sự va chạm của các nền văn minh” Ông khẳng định: Các cuộc xung đột

dữ dội, quan trọng và nguy hiểm nhất không phải giữa các tầng lớp xã hội, giữagiàu và nghèo mà giữa các dân tộc thuộc về các chính thể văn hóa khác nhau

Trang 2

Các cuộc chiến tranh bộ lạc và xung đột sắc tộc sẽ xảy ra trong lòng các nền vănminh Tuy vậy, bạo lực giữa các quốc gia và các nhóm thuộc các nền văn minhkhác nhau sẽ mang theo nó nguy cơ leo thang vì các quốc gia và các nhóm thuộccác nền văn minh khác nhau này tập hợp để hậu thuẫn “nước anh em” của họ 1.Trong cuốn sách này, tác giả cho rằng nền chính trị của thế giới đã bước sangmột giai đoạn mới - một sự trở về của tình trạng xung đột cổ điển giữa các quốcgia mà cơ sở căn bản của những xung đột này không mang tính kinh tế hoặc ýthức hệ nữa; mà bị chi phối chủ yếu bởi những nhân tố mang tính văn hóa Ngoài

ra, tác giả còn đặc biệt nhấn mạnh: Hiện nay, trên thế giới có 8 nền văn minh sẽxung đột với nhau gồm: văn minh Tây Phương, Nho giáo, Nhật Bản, Hồi giáo,

Ấn Độ, Slavic, Mỹ la tinh và châu Phi và ông khẳng định nguyên nhân quan

trọng, hàng đầu là do sự khác biệt về văn hóa (như lịch sử, tiếng nói, văn hóa,

đặc biệt là tôn giáo) Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh: Không phải là cứ xungđột là do khác biệt và cũng không phải cứ khác biệt là có xung đột

Từ thực tế trên (bối cảnh thế giới), có thể thấy rằng: xung đột văn hóa donhiều nguyên nhân khác nhau và nơi nào càng có sự đa dạng về văn hóa thì ở đónguy cơ xung đột càng cao Đông Nam Á cũng không phải là trường hợp ngoại

lệ (bởi Đông Nam Á là khu vực có nhiều sắc màu văn hóa) Sự sặc sỡ của bứctranh phân bố tộc người, những nét riêng về văn hoá, về tập quán sản xuất vàsinh hoạt… của từng dân tộc đã tạo nên sự hấp dẫn của nền văn hoá nơi đây;đồng thời cũng góp phần tạo ra những mặt trái và hệ lụy của mặt trái đó là những

va chạm và xung đột văn hóa Thực tế cho thấy, trong những năm qua, ở ĐôngNam Á, do tính chất đa dạng ấy mà dẫn đến nhiều cuộc xung đột văn hóa dướicái vỏ bọc là tôn giáo - sắc tộc Điều này không những đã kiềm chế cải cách vàphát triển của riêng từng đất nước (trường hợp Mianma) mà còn gây ảnh hưởngtiêu cực cho toàn bộ khu vực trên các lĩnh vực khác như an ninh - kinh tế - chính

1 Samel Hungtington, Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb Lao động, 2003

Trang 3

trị - ngoại giao Đặc biệt, ở giai đoạn hiện tại khi mà các nhà lãnh đạo ASEANđang nỗ lực xây dựng một cộng đồng vào năm 2015 thì đây sẽ là rào cản lớn

Từ tính cấp thiết ấy, chúng tôi chọn đề tài Tính đa dạng văn hóa trong

việc hình thành cộng đồng ASEAN để nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Với đề tài trên, mục tiêu của chung tôi bao gồm:

- Nêu khái quát đặc điểm về sự đa dạng văn hóa ở một số quốc gia ĐôngNam Á và nhận thức của các nhà lãnh đạo ASEAN về đa dạng văn hóa

- Từ đó, nêu lên tác động của sự đa dạng văn hóa tới việc hình thành cộngđồng ASEAN

3 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, việc

nghiên cứu về đa dạng văn hóa đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các học

giả trong và ngoài nước, ở nhiều ngành khoa học khác nhau

3.1 Các nghiên cứu trong nước:

Có nhiều cơ quan chuyên môn nghiên cứu về đề tài này như: Viện nghiên cứu Văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại

giao) mà “sản phẩm” là những cuốn chuyên khảo và các bài viết công bố trêntạp chí, mạng internet Những bài viết này đã cung cấp cho chúng tôi bức tranhchung về đa dạng văn hóa của các vùng, tiểu vùng, quốc gia trên thế giới nóichung và trường hợp ở Việt Nam nói riêng

* Về sách:

+ Các cuốn sách: Văn hóa Đông Nam Á (Cao Xuân Phổ, Mai Ngọc Chừ); Văn hóa Đông Nam Á (Nguyễn Tấn Đắc), Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á (Phạm Đức Dương), Đông Á - Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử và hiện tại (nhiều tác giả), Tôn giáo trong đời sống văn hóa Đông Nam Á (Trương Sỹ

Hùng)… đã cung cấp cho chúng tôi những tri thức chung về cơ sở hình thành

Trang 4

cũng như đặc điểm về tính đa dạng và thống nhất của văn hóa Đông Nam Á Tuynhiên, chúng tôi không thấy các tác giả nêu rõ phần tác động của những đặcđiểm ấy trong đời sống văn hóa - xã hội và an ninh chính trị đương đại (chỉ nóiđến đặc điểm đa dạng văn hóa truyền thống của Đông Nam Á mà thôi)

+ Cuốn Đa dạng văn hóa và quyền văn hóa ở Việt Nam hiện nay của tác giả

Nguyễn Thanh Tuấn, do Nxb Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2010 dẫu nộidung chỉ đề cập đến sự đa dạng văn hóa tại Việt Nam thì các đề xuất của tác giả

về vấn đề bảo tồn sự đa dạng văn hóa cũng là gợi ý cần thiết cho các nước trongkhu vực

+ Cuốn Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa (Nguyễn Văn Dân, Nxb Khoa học xã hội, 2006) gồm 3 chương, trong đó chương 2: Vấn đề toàn cầu hóa và đa dạng văn hóa đề cập đến sự đa dạng văn hóa trong bối cảnh toàn cầu

hóa và các xung đột văn hóa, những giải pháp văn hóa cho vấn đề xung đột như:chính sách tự do văn hóa, chính sách đa văn hóa Mặc dù Nguyễn Văn Dân chỉnói chung cho cả thế giới - không riêng quốc gia, khu vực nào - cũng gợi mở chochúng tôi rất nhiều trong việc đề xuất những giải pháp làm giảm thiểu tối đanhững xung đột đang tồn đọng trong khu vực ASEAN

+ Đặc biệt, không thể không kể đến cuốn sách Một số vấn đề về xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Đông Nam Á (Nxb Khoa học Xã hội, 2007) của tác giả Phạm

Thị Vinh: Từ thực trạng vấn đề xung đột sắc tộc và tôn giáo, các tác giả đi sâutìm hiểu nguyên nhân dẫn đến xung đột, tìm ra bản chất của chúng để đưa rakiến nghị về những giải pháp hoặc những hướng giải quyết cơ bản Ngoài ra,cuốn sách còn đề cập đến những bài học lịch sử về cách giải quyết vấn đề xungđột sắc tộc và tôn giáo bằng con đường hoà bình Muốn xây dựng một xã hội ổnđịnh và phát triển, trước hết các nước phải thực hiện các biện pháp để phát triểnkinh tế, xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, thừa nhận sự đa dạngvăn hoá, tôn giáo và tôn trọng bản sắc riêng của mỗi tộc người trong mỗi quốc

Trang 5

gia Cuốn sách không trực tiếp bàn đến vấn đề đa dạng văn hóa trong ASEAN vàtác động của nó đối với việc hình thành cộng đồng như thế nào; song phần giải

pháp “thừa nhận sự đa dạng văn hoá, tôn giáo và tôn trọng bản sắc riêng

của mỗi tộc người trong mỗi quốc gia” cho vấn đề xung đột là điểm gợi ý giúp

chúng tôi tiếp tục đưa ra một số giải pháp của mình

Về tạp chí:

+Có rất bài viết về đa dạng văn hóa đăng trên các tạp chí như: Văn hóa Việt Nam và giao lưu văn hoá Á châu của GS Lương Ninh trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số tháng 3/1998; Tác động của tính thống nhất trong đa dạng đối với xây dựng cộng đồng ASEAN của PGS TSKH Trần Khánh in trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số tháng 8/2008 Cũng trong số tạp chí này, có bài viết Tính thống nhất trong đa dạng của truyền thống văn hóa Đông Nam Á của TS.

Lê Thị Liên Đặc biệt, bài viết của PGS Trần Khánh là tư liệu rất bổ ích, trựctiếp đưa ra những gợi ý cho chúng tôi khi triển khai đề tài của mình Trong bàiviết, tác giả có nói đến những cơ sở hình thành, biểu hiện và tác động, một sốgiải pháp gợi ý Ở một số đoạn hay tiểu mục, chúng tôi chỉ cụ thể hóa thêmnhững luận điểm của PGS mà thôi

Các đề tài:

Ngoài ra, các công trình của viện nghiên cứu Đông Nam Á như: Cộng

đồng Văn hóa - xã hội ASEAN: Cơ sở hình thành, triển vọng và phản ứng chính sách của các nước trong khu vực (2007) - Đề tài cấp Bộ do GS TS Nguyễn Đức

Ninh chủ nhiệm bên cạnh việc nêu Cơ sở văn hóa lịch sử của sự hình thành cộngđồng văn hóa - xã hội ASEAN; Tác động của cộng đồng văn hóa - xã hội

ASEAN đối với sự phát triển bền vững thì ở chương III: Những vấn đề đặt ra,

giải pháp và các hình thức, lĩnh vực hợp tác thúc đẩy sự hình thành cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, tác giả có đề cập đến những khó khăn trong

việc hình thành cộng đồng này bao gồm: sự khác biệt về thể chế, thu nhập, trình

Trang 6

độ phát triển, chỉ số con người; trong đó, sự khác biệt về văn hóa là một trongnhững yếu tố cản trở lớn vì nó là mầm mống của những mâu thuẫn, xung đột làmgiảm yếu tố liên kết nội khối và gây bất ổn đến tình hình an ninh chính trị khuvực Tác giả nhấn mạnh: “Sự đa dạng tôn giáo, sắc tộc luôn tiềm ẩn những xung

đột, những biến động chính trị” Tiếp theo, năm 2012 đề tài cấp Bộ “Hiện thực hóa cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN và tác động đến Việt Nam” (vẫn do GS.

TS Nguyễn Đức Ninh chủ nhiệm), tiếp tục đề cập đến thách thức này và coi đây

là trở ngại lớn lao trong khi bối cảnh quốc tế và khu vực đang có nhiều biếnđộng lớn Tuy nhiên, vì mục tiêu của công trình chủ yếu là đi sâu vào nghiên cứuđánh giá những nội dung chủ yếu của cộng đồng văn hóa xã hội với các mục tiêu

ưu tiên như: phát triển con người, phúc lợi xã hội, phát triển môi trường bềnvững nên phần khác - trong đó có sự khác biệt về văn hóa và tác động chưa đềcập đến nhiều Đề tài của chúng tôi vì thế đi sâu vào làm sáng tỏ điều này

* Như vậy, các nghiên cứu ở trong nước chủ yếu bàn đến những đặc điểm, cơ

sở hình thành và những biểu hiện của đa dạng văn hóa Đông Nam Á Một số bàiviết đề cập đến tác động của dạng văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa nhưngchưa có công trình nào nêu lên thực trạng xung đột ở các quốc gia Đông Nam Átrong những năm gần đây cũng như phân tích một cách kỹ lưỡng hậu quả màmột số nước gánh chịu Tuy nhiên, những tư liệu này cũng đã cung cấp chochúng tôi những kiến thức nền để triển khai vấn đề cụ thể trong nội bộ từng nước

và toàn khu vực ASEAN

3.2.Các nghiên cứu ở nước ngoài:

* Về sách:

+ Cuốn The clash of civilization and the remaking of world order (Sự va chạm

của các nền văn minh và sự hình thành trật tự thế giới mới) của học giả người

Mỹ Samuel Hungtington cho rằng nền chính trị thế giới đang bước sang giaiđoạn mới mà ở đó những xung đột là xung đột mang tính văn hóa Bên cạnh việcnêu lên thực trang của xung đột, tác giả đi sâu vào phân tích nguyên nhân (5

Trang 7

nguyên nhân): 1 Sự khác những khác biệt giữa các nền văn minh Các nền vănminh khác nhau về lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống và quan trọng nhất

là tôn giáo đã gây ra những xung đột dai dẳng nhất và đẫm máu nhất 2 Tâmthức chủng tộc mỗi ngày một cao hơn nên dễ tạo ra xích mích 3 Những quátrình hiện đại hoá kinh tế và biến đổi xã hội trên toàn thế giới đang phá vỡ tínhđồng nhất truyền thống của con người nơi địa bàn cư trú, đồng thời làm suy giảmvai trò của nhà nước dân tộc với tính cách là nguồn gốc của sự đồng nhất 4 Sựphát triển của tự ý thức văn minh 5 Kinh tế vùng: Những quốc gia có cùng vănhóa sẽ liên kết với nhau để phát triển kinh tế (hiện tượng liên minh thân tộc) Ví

dụ như quan hệ kinh tế giữa Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với Hồng Kông, ÐàiLoan, Singapore và những cộng đồng người Hoa ở các nước Châu Á khác Cuốicùng, tác giả đề xuất một vài giải pháp ngăn ngừa xung đột mang tính văn hóanày như: thái độ khoa dung và đối thoại liên văn hóa Nhìn chung, cuốn sách đềcập đến sự khác biệt văn hóa và hậu quả của sự khác biệt ấy trong kỷ nguyênmới trên chính trường quốc tế - song cũng là những vấn đề chung của khu vựcĐông Nam Á Bởi lẽ tình hình khu vực, bối cảnh khu vực không thể nào tách rờibối cảnh quốc tế

* Về bài viết trên các trang web, tạp chí và hội thảo:

+ Có thể kể đến hội thảo: Identity, Multicuturallish and the fommation of nation (Bản sắc, đa dạng văn hóa và sự hình thành dân tộc ở Đông Nam Á) ở

Indonesia, tập hợp các bài viết trình bày những quan niệm khác nhau về bản sắc,

đa dạng văn hóa và quốc gia - dân tộc; phân tích sự trỗi dậy của Philipin,Indonesia và Malaysia ở Đông Nam Á; đề cập đến sự kiện các quốc gia trongkhu vực phải đối mặt với sức mạnh của thực dân trong quá khứ và vươn lêngiành độc lập

- Bài viết Cultural Diversity and Multilinggualism: Forcus on ASEAN của tác

giả Dr Tim Curis - trưởng Ban Văn hóa của UNESCO tại Bangkok trong Hội

nghị đa dạng văn hóa ASEAN trong hai ngày 2-3/8/2011, do Bộ Văn hóa Thái

Trang 8

Lan, Viện ngôn ngữ, Văn hóa và Nghệ thuật (ILAC) thuộc trường đại họcRajabhat Bangkok tổ chức Bài viết đã nêu lên đặc điểm biểu hiện của sự đadạng văn hóa trong ASEAN và tầm quan trọng của dạng văn hóa và các biệnpháp thức đẩy đa dạng văn hóa trong các nước ASEAN.

+ Bài viết Unity - in - Diversity? Regiona Identity Building in Southeast Asia của

tác giả Kristina Jonsson (Trung tâm nghiên cứu Đông Á và Đông Nam Á thuộctrường Đại học Lund - Thụy Điển) đề cập đến vấn đề xây dựng bản sắc khu vực:những thuận lợi và khó khăn; trong đó ông có nhấn mạnh rằng hiện nay các nướcđang tiến tới xây dựng cộng đồng với bản sắc chung nhưng vấn đề tôn giáo và đachủng tộc sẽ là trở ngại

+ Bài viết: Enthno - Religious movmemts as a barier to an ASEAN Community

của tác giả Thannawat Pimoljinda trên tạp chí Global Asia (châu Á toàn cầu).Bài viết đi sâu vào phân tích những rào cản của ASEAN trong tiến trình hiệnthực hóa cộng đồng; trong đó, vấn đề tôn giáo - sắc tộc sẽ là trở ngại lớn nhất.Bởi vì nó tiềm ẩn nguy cơ xung đột, chủ nghĩa ly khai

+ Bài viết: Culture, Identity and Conflict in Asia and Southeast Asia (Văn hóa,

bản sắc và xung đột ở châu Á và Đông Nam Á) của tác giả Aurel Croissant,Christoph Trinn đề cập đến các nhân tố gây nên xung đột (ngôn ngữ, văn hóa,lịch sử, tộc người, tôn giáo); thực trạng xung đột ở một số điểm nóng ở Aceh(Indonesia); các hình thức xung đột Bài viết khá đủ, song chưa nêu lên tácđộng đến quá trình hiện thức hóa cộng đồng ASEAN như thế nào

*Điểm qua tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấycác công trình nghiên cứu về đa dạng văn hóa trong ASEAN rất phong phú.Cũng có bài viết nêu lên thực trạng, xu hướng và tác động của tính đa dạng vănhóa đối với việc hiện thực hóa cộng đồng ASEAN Đề tài của chúng tôi chỉ gópphần làm sáng tỏ hơn và cụ thể hóa những vấn đề mà những người đi trước đãgợi mở

Trang 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các nước ASEAN với tính đa dạng văn hóa của nó.

- Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa của một số nước trong khu vực Đông Nam Á

trên một số lĩnh vực: ngôn ngữ, tộc người, tôn giáo

5 Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng các phương pháp của văn hóa học để nhìn nhận và đánh giá các vấn đềvăn hóa

- Sử dụng phương pháp liên ngành, đa ngành để triển khai vấn đề nghiên cứu

6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3

phần:

- Phần I: Cơ sở hình thành sự đa dạng văn hóa và những biểu hiện về sự đa dạng

văn hóa trong ASEAN

- Phần II: Đa dạng văn hóa và nhận thức của các nhà lãnh đạo ASEAN về đa dạng văn

1.1 Cơ sở hình thành sự đa dạng văn hóa

Trước hết, cần phải thất rằng sự đa dạng này có nguyên nhân từ điều kiện

tự nhiên - địa lý đến ngôn ngữ - tộc người

Trang 10

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Đông Nam Á là cầu nối giữa phương Đông và phương Tây.Các con đường hàng hải quốc tế nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, châu

Á với châu Đại Dương; đường hàng không từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây

và ngược lại đều đi qua trục Đông Nam Á Nhiều người gọi đó là “hành lang”hay “ngã tư đường” quan trọng của thế giới thời cổ đại Mặt khác, Đông Nam Ácòn giữ một vị trí bản lề giữa một bên là lục địa rộng lớn, bên kia là Tây ĐạiDương, Ấn Độ Dương mênh mông; bao gồm các nước lục địa và hải đảo ĐôngNam Á hải đảo (kéo dài qua các quần đảo về phía Thái Bình Dương) gồm 6nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philipin, Brunei và Đông Timo ĐôngNam Á lục địa (là một phần của châu Á) gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, TháiLan và Mianma

- Điều kiện tự nhiên: Không thể không nhắc đến những đặc trưng khí hậuĐông Nam Á: nhiệt đới cận xích đạo với gió mùa nóng ẩm Tính chất này tạonên 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Sự đa dạng về khí hậu, thời tiết đã tạo ra

sự đa dạng trong hoạt động kinh tế, phong tục, tập quán sinh hoạt và văn hóa Một nhân tố không thể không nhắc đến khi đề cập đến điều kiện tự nhiên là

sự kết hợp của 3 yếu tố: Núi - Đồng Bằng - Biển tạo nên bức tranh văn hóa đadạng Văn hóa Núi, Văn hóa Biển, văn hóa Đồng Bằng

Nhìn chung, những đặc điểm của điều kiện tự nhiên cũng như vị trí địa lý làmột trong những tiền đề tạo nên tính đa dạng của văn hóa Đông Nam Á

1.1.2 Mối liên hệ về lịch sử văn hóa

Các quốc gia Đông Nam Á đều có nền văn hóa bản địa lâu đời: văn hóa văn minh nông nghiệp trồng lúa nước Đây là lớp văn hóa cổ nhất tính từ khi conngười xuất hiện ở khu vực cho đến thế kỷ 1 trước công nguyên Trong một thờigian dài, chính cơ tầng văn hóa này dẫn đến nhiều nghi lễ (nghi lễ nông nghiệp),tín ngưỡng (vạn vật hữu linh, thờ vật tổ, thờ thần: thần lúa, thần mặt trời, thần

Trang 11

-nước; tín ngưỡng phồn thực, thờ cúng tổ tiên) với hệ thống truyện dân gianphong phú

Trên cơ tầng văn hóa bản địa đó, các quốc gia Đông Nam Á đều có chungđặc thù phát sinh, phát triển văn hóa trong tiến trình lịch sử Quá trình giao lưu,tiếp biến với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ (thời cổ, trung đại) và Phương Tây(hiện đại) thực chất là 2 lần hướng ngoại của văn hóa Đông Nam Á

* Lần 1 là quá trình giao lưu, tiếp biến với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, ẢRập, Ba Tư

+ Văn hóa Trung Hoa: giao lưu cưỡng bức, ảnh hưởng chủ yếu lên ViệtNam Sự cưỡng bức văn hóa đi liền với sự truyền bá tư tưởng Nho giáo và Lãogiáo Văn hóa Việt Nam suốt nghìn năm Bắc thuộc và phong kiến chịu ảnhhưởng của văn hóa Trung Hoa: văn chương, chữ viết, hệ thống thi cử, các mốiquan hệ và thiết chế xã hội

+ Văn hóa Ấn Độ: giao lưu hòa bình, lâu dài thông qua con đường truyềngiáo và thương mại Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ lên Đông Nam Á đậm

đà tới mức trước kia có nhiều học giả cho rằng văn hóa Đông Nam Á chỉ là cáibóng của văn hóa Ấn Độ: ngôn ngữ, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, đặcbiệt là tôn giáo (Ấn Độ giáo và Phật giáo)

+ Ả rập, Ba Tư: Vào thời kỳ trung đại, các nước Đông Nam Á lại có quátrình giao lưu và tiếp nhận văn hóa Ả Rập - Ba Tư; cùng với đó là sự du nhậpcủa Hồi giáo Tôn giáo này thay thế Ấn Độ giáo ở quần đảo Mã lai - Indonesia.Hiện nay, Indonesia là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới; còn ở Maylaysia vàBrunei, nó trở thành quốc giáo Có thể nói, Hồi giáo góp phần không nhỏ tạo nênbức tranh văn hóa đa sắc màu ở Đông Nam Á

* Lần 2 (thời kỳ cận đại): Các nước Đông Nam Á hướng sang văn hóa - vănminh phương Tây (do trở thành thuộc địa của phương Tây - trừ Thái Lan): HàLan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp Cùng với đó là sự du nhập của Thiênchúa giáo Ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu làm cho văn hóa Đông Nam Á vượt

Trang 12

khỏi truyền thống văn hóa trung đại, chuyển dần và bước hẳn sang quỹ đạo củavăn hóa hiện đại.

Trải qua một thời gian dài trong lịch sử, các cư dân Đông Nam Á đã tạo ranền văn hóa của riêng mình, đó là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước vớinhiều thành tựu rực rỡ Đến thời kỳ trung đại, họ tiếp xúc với Ấn Độ và TrungHoa, Ả Rập Tới thế kỷ 16 thì bọn thực dân phương Tây ép họ tiếp xúc với cácnền văn hóa như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha Như vậy, văn hóaĐông Nam Á là một quá trình trầm tích các lớp văn hóa (nội sinh, ngoại sinh)tạo thành một tổng thể văn hóa Nó không phải là lớp mới thay thế lớp cũ mà làmột quá trình hội tụ, tái tạo năng động, sáng tạo làm thành cốt lõi văn hóa tronglịch sử tồn tại và phát triển tạo nên sự đa dạng của các sắc màu văn hóa

1.1.3 Quan hệ ngôn ngữ - tộc người

- Ngôn ngữ: Có nhiều quan điểm khác nhau; song nhìn chung, nhiều ý kiếnthừa nhận trong khu vực hiện nay có 4 nhóm ngữ hệ:

+ Ngữ hệ Nam Á (Austro - Asiatic) phân bố chủ yếu ở các quốc gia ĐôngNam Á lục địa

Trang 13

+ Nhóm Nêgrito

Các tộc người phân bố và di cư tại nhiều vùng miền khác nhau đã tạo ra bứctranh dân tộc hết sức đa dạng ở Đông Nam Á Ngoài ra, nơi đây còn có cộngđồng người Hoa và người Ấn cũng góp phần tạo nền bức tranh đa sắc tộc ở ĐôngNam Á

* Tóm lại, khi đề cập đến Đông Nam Á, người ta không thể phủ nhận rằngđây là mảnh đất có sự đa dạng về văn hóa Và chính sự đa dạng về vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên, ngôn ngữ tộc người là nhân tố cấu thành nên sự đa dạng đó

1.2.Biểu hiện về sự đa dạng văn hóa trong ASEAN

Như đã đề cập, chính trong quá trình giáo lưu, tiếp xúc với văn hóa bênngoài, các quốc gia Đông Nam Á đã tiếp thu các yếu tố văn hóa đậm nhạt khác

nhau tạo nên sự đa dạng về văn hóa, mà có thể thấy nổi bật lên 5 sắc màu văn

hóa.

- Văn hóa Việt Nam là một sắc màu riêng: suốt hơn 1.000 năm Bắc thuộc,

chịu ảnh hưởng của Trung Quốc Khi giành độc lập (năm 938 Ngô Quyền đánhthắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng), nhà nước phong kiến Việt Nam vẫn

có quan hệ bang giao với các triều đại phong kiến Trung Hoa và Nho giáo trởthành nhân tố chi phối đời sống văn hóa xã hội (thi cử, chữ viết, tổ chức bộ máyhành chính ) Đến những năm 20 của thế kỷ XX thì chủ nghĩa Mác - Lêninđược du nhập; sau năm 1945, trở thành ý thức hệ

Sắc màu văn hóa ở quần đảo Mãlai Indonesia (4 quốc gia hải đảo

-không kể Philippin): văn hóa Ấn Độ và văn hóa Ả rập, Ba Tư, Hồi giáo trở thành

hệ tư tưởng chi phối đời sống văn hóa xã hội ở các quốc gia hải đảo này

- Sắc màu văn hóa ở các quốc gia hình thành sớm như Campuchia ngày nay

và vương quốc Chăm xưa kia: Ấn Độ giáo trở thành hệ tư tưởng chi phối đờisống văn hóa xã hội

- Sắc màu văn hóa ở các quốc gia Thái Lan, Lào, Mianma Hệ tư tưởng Phậtgiáo chi phối đời sống văn hóa xã hội

Trang 14

- Văn hóa Philipin là một sắc màu riêng bởi mang màu sắc của Thiên chúagiáo 2.

Như vậy, trong sự thống nhất về ngọn nguồn văn hóa, trên cơ tầng văn hóaĐông Nam Á được phát triển lên thành “đa sắc màu” Sự đa dạng ấy biểu hiệntrong nhiều khía cạnh của đời sống văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thầncủa cư dân Đông Nam Á; song trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ nhấn mạnh về

sự đa dạng tôn giáo, sắc tộc Vì sự đa dạng này hiện là vấn đề nổi trội, được quantâm và là một trong những nguyên nhân gây nên sự bất đồng - không chỉ ở mộtquốc gia mà cả khu vực

- Sự đa dạng tôn giáo, sắc tộc ở Đông Nam Á

+ Sự đa dạng tôn giáo:

Trước hết, phải khẳng định mọi tôn giáo lớn trên thế giới đều có mặt ởĐông Nam Á, trong đó, không thể không kể đến: Phật giáo, Hồi giáo, Thiênchúa giáo… Sự đa dạng này thể hiện trước nhất trong từng quốc gia, sau đó làphạm vi khu vực Có thể thấy điều này khi nình vào bức tranh tôn giáo một sốnước như Brunei: Hồi giáo 63%, Phật giáo 14%, Thiên chúa giáo 8%, các tôngiáo khác 15%; Campuchia: Phật giáo tiểu thừa 95%, các tôn giáo khác 5%;Indonesia: Hồi giáo 88%, Tin lành 5%, các tôn giáo khác 7%; Lào: Phật giáo60%, thờ vật tổ 40%; Mianma: Phật giáo 89%, Thiên chúa giáo 4%, Hồi giáo4%, các tôn giáo khác 3%; Philippin: Công giáo La Mã 83%, Tin lành 9%, Hồigiáo 5%, Phật giáo 3%; Thái Lan: Phật giáo 95%, các tôn giáo khác 5% 3

+ Sự đa dạng về ngôn ngữ - tộc người:

Bên cạnh sự đa dạng về tôn giáo thì đa dạng về tộc người cũng là đặcđiểm nổi bật ở Đông Nam Á Hiện nay, trên thế giới có trên 200 quốc gia vàvùng lãnh thổ thì chỉ 10% trong số đó có bức tranh tộc người đơn nhất (nghĩa làmỗi quốc gia dân tộc chỉ có một tộc người); còn lại là các quốc gia, vùng lãnh

2 Theo GS Đức Ninh, Đông Nam Á là khu vực đa dạng văn hóa, nhưng chung quy lại nổi bật lên 5 sắc màu văn

hóa, Đề tài cấp bộ: Cộng đồng văn hóa – xã hôi ASEAN, 2007

3 Những số liệu này, chúng tôi tham khảo tại chuyên khảo Những vấn đề chính trị kinh tế Đông Nam Á thập niên

đầu thế kỷ XXI do tác giả Trần Khánh (chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, 2006, tr 254 - 255

Trang 15

thổ có bức tranh tộc người đa dạng Nhưng cấu trúc tộc người đa dạng và phứctạp nhất có lẽ là ở các nước Đông Nam Á Trước tiên là Mianma, đất nước cókhoảng 40 triệu người dân này có rất nhiều tộc người khác nhau cư trú, khoảng

135 đơn vị tộc người (theo Vũ Quang Thiện: đây là thiên đường cho các nhànghiên cứu dân tộc học) 4 Bức tranh tộc người ở Thái Lan cũng không kém phầnphức tạp, khoảng 40 tộc người với rất nhiều ngành, nhóm địa phương khác nhau

Ở Campuchia, bức tranh tộc người đỡ phức tạp hơn nhưng thành phần các tộcngười ở nước này cũng bao gồm hàng chục đơn vị Cơ cấu tộc người đặc biệtphức tạp ở Lào, tại đất nước chỉ khoảng 5 triệu dân số này mà có tới 48 đơn vịtộc người Bức tranh cơ cấu tộc người ở Việt Nam cũng phức tạp như ở Lào Cácnhà dân tộc học Việt Nam đã phân loại cơ cấu tộc người ở dải đất hình chữ Stheo 54 đơn vị tộc người Cơ cấu tộc người ở các nước Đông Nam Á hải đảocũng không kém phần đa dạng và phức tạp Theo các nhà ngôn ngữ học, ởIndonesia có tới 300 nhóm ngôn ngữ tộc người khác nhau; ở Philippin, có hơn

90 nhóm địa phương thuộc nhiều tộc người khác nhau còn ở Malaysia, cơ cấutộc người bản địa sống rải rác ở khắp các vùng đất Tại các nước Đông Nam Áhải đảo, bức tranh tộc người còn đa dạng hơn bởi sự có mặt một cách đông đảocủa nhiều nhóm người Hoa và người Ấn Ví dụ: ở Singapore, người Hoa chiếmtới 78% dân số Có thể nói, so với các khu vực khác trên thế giới, cơ cấu tộcngười ở các nước Đông Nam Á có một đặc điểm nổi bật là trong mỗi quốc giadân tộc có một tộc người chính, cũng gọi là tộc người chủ thể Thông thường tộcngười chủ thể ở mỗi nước thường chiếm đa số về mặt số lượng Ví dụ: ngườiMianma chiếm tới 70% dân số của nước Mianma; các tộc người nói tiếng Thái,

mà đa số là người Xiêm chiếm tới 74% ở Thái Lan; còn người Khơme chiếm tới88,9% dân số của nước Campuchia; ở Indonexia, người Java chiếm 87% dân sốnước này…5

4 Vũ Quang Thiện Lịch sử Myanma, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 2005, tr 12

Trang 16

Bên cạnh đó, còn có cả cộng đồng người Ấn và người Hoa lên đến 30 triệungười ở Đông Nam Á

Nhìn chung, không giống như cộng đồng châu Âu (tương đối thuần nhất

về văn hóa), cộng đồng ASEAN có sự đa dạng về văn hóa Nhân tố này có tính 2mặt - và nếu xét ở góc độ muốn tạo lập một cộng đồng thống nhất vào năm 2015thì đa đạng văn hóa mang tính cản trở nhiều hơn (bên cạnh sự chênh lệnh trình

độ phát triển, sự phân biệt giàu nghèo, các vấn đề an ninh như: leo thang tranhchấp biển Đông, tranh chấp biên giới, nạn khủng bố ) Đa dạng văn hóa với sựkhác biệt về tôn giáo, sắc tộc là một trong những nguyên nhân gây mất trật tự anninh chính trị quốc gia và khu vực, thiệt hại kinh tế cũng như là diễn tiến hòabình trong khu vực

Chính vì vậy mà cả thế giới và khu vực đều có những nhận thức chung về

đa dạng văn hóa Và kèm theo đề xuất là đối thoại liên văn hóa

Phần II: Đa dạng văn hóa và nhận thức của các nhà lãnh đạo ASEAN về đa dạng văn hóa

2.1 Những vấn đề chung về đa dạng văn hóa

Trong những năm trở lại đây, quốc tế hóa và toàn cầu hóa đang trở thành

xu thế nổi bật trong đời sống quốc tế Trong bối cảnh ấy, văn hóa nổi lên thànhmột vấn đề trung tâm của thời đại Xuất phát từ thực tế này, UNESCO đã đưa ra

Tuyên bố toàn cầu về Đa dạng văn hóa, lấy ngày 21/5 hàng năm là Ngày Thế giới về Đa dạng văn hóa vì Đối thoại và Phát triển.

Theo UNESCO, “Đa dạng văn hóa” nghĩa là có nhiều cách thức khácnhau, thông qua đó nền văn hóa của các nhóm người và các xã hội tìm ra cáchbiểu đạt Những biểu đạt này được lưu truyền trong mỗi nhóm người và xã hộicũng như giữa các nhóm người và các xã hội với nhau Đa dạng văn hóa đượcthể hiện không chỉ bằng những cách thức khác nhau trong đó di sản văn hóa của

Trang 17

nhân loại được biểu đạt, bồi đắp và chuyển tải qua nhiều thể loại biểu đạt vănhóa, mà còn được thể hiện bằng những cách thức sáng tạo nghệ thuật, sản xuất,phổ biến, phân phối và thụ hưởng cho dù sử dụng bất cứ phương tiện và côngnghệ nào Đa dạng văn hóa là di sản chung của nhân loại, cần được tôn vinh vàbảo vệ vì lợi ích chung của tất cả mọi người Đa dạng văn hóa sẽ tạo nên một thếgiới phong phú và đa dạng Cần phải đưa văn hóa như một yếu tố có tính chiếnlược vào các chính sách phát triển quốc gia và quốc tế cũng như trong sự hợp tácquốc tế Các quốc gia có quyền thực hiện những biện pháp để bảo vệ sự đa dạngvăn hóa của mình, đặc biệt trong trường hợp các biểu đạt văn hóa bị đe dọa hoặc

có nguy cơ biến mất hay hư hại nghiêm trọng Những hoạt động, sản phẩm vàdịch vụ văn hóa có bản chất kinh tế lẫn văn hóa vì vậy không được xem như chỉ

có giá trị về mặt thương mại Trong khi quá trình toàn cầu hóa được thúc đẩy bởi

sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông, đã tạo ranhững điều kiện chưa từng có nhằm tăng cường sự tương tác giữa các nền vănhóa thì đồng thời cũng mang lại sự thách thức đối với sự đa dạng văn hóa khixem xét nguy cơ mất cân bằng giữa nước giàu và nước nghèo Để bảo vệ và pháthuy sự đa dạng văn hóa đòi hỏi sự công nhận phẩm giá bình đẳng và tôn trọngtất cả các nền văn hóa, bao gồm cả nền văn hóa của những người thuộc các dântộc bản địa và thiểu số” 6

(Trích lời mở đầu Công ước Bảo vệ và Phát huy sự đa dạng của các biểu

đạt văn hóa - hay còn gọi là Công ước về Đa dạng văn hóa được UNESCO

thông qua trong khóa họp lần thứ 33, từ ngày 13 - 21/10/2005 tại Paris, Pháp)

Từ công ước đó, tổ chức UNESCO đã phát động hàng loạt những chươngtrình hành động có ý nghĩa như:

Trang 18

Năm 2011, UNESCO và Liên minh các nền văn minh của Liên hợp quốc

ở cấp cộng đồng đã phát động chiến dịch “Làm một việc vì sự đa dạng và hòa

nhập” để kỷ niệm Ngày Thế giới về Đa dạng văn hóa vì Đối thoại và Phát triển.

Năm 2013, chiến dịch trên được phát động nhân Ngày Thế giới về Đa

dạng văn hóa vì Đối thoại và Phát triển tiếp tục khuyến khích các cá nhân và

tổ chức trên toàn thế giới có biện pháp cụ thể để ủng hộ sự đa dạng và hòa nhậpvới các mục tiêu như: Nhận thức về tầm quan trọng của đối thoại liên văn hóa,

sự đa dạng và hòa nhập; Xây dựng một cộng đồng các cá nhân cam kết ủng hộ

đa dạng thông qua tất cả các việc làm trong cuộc sống hàng ngày; Đấu tranhchống lại sự thiên vị và định kiến nhằm nâng cao hiểu biết và hợp tác giữa ngườidân từ các nền văn hóa khác nhau

Vậy tại sao UNESCO lại đưa ra những công ước như trên và sớm cónhững hành động thiết thực?

- Thứ nhất: Theo UNESCO, 75% mâu thuẫn, xung đột xảy ra trên thế giới đềuliên quan đến văn hóa Thu hẹp khoảng cách, khác biệt trong văn hóa là việc làmcấp thiết vì sự an toàn, hòa bình và phát triển

- Thứ hai: Đa dạng văn hóa là động lực mạnh mẽ của sự phát triển, không chỉliên quan tới tăng trưởng kinh tế mà còn để có được một cuộc sống hoàn thiệnhơn về mặt trí tuệ, tình cảm, đạo đức và tinh thần

- Thứ ba: Việc chấp nhận và công nhận sự đa dạng văn hóa - đặc biệt là nhờ vậndụng một cách sáng tạo của các phương tiện truyền thông và thông tin là hành vi

có lợi cho đối thoại giữa các nền văn minh và văn hóa, tôn trọng và hiểu biết lẫnnhau Theo UNESCO, đối thoại giữa các nền văn minh đang là yêu cầu quantrọng bậc nhất của sự phát triển tính đa dạng văn hóa Đối thoại văn hóa để: + Tôn trọng lẫn nhau: Các cuộc đối thoại, trao đổi giữa các nền văn minh, vănhóa và giữa người với người, dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau là mộttrong những điều kiện tiên quyết để xây dựng sự gắn kết xã hội và hòa giải giữacác dân tộc

Trang 19

+ Duy trì ổn định, hòa bình giữa các quốc gia, dân tộc.

+ Và vì tương lai của thế giới: Phát triển không thể tách rời văn hóa Về vấn đềnày, thách thức chính là thuyết phục các chính trị gia và các quan chức địaphương, quốc gia và quốc tế hòa hợp các nguyên tắc đa dạng văn hóa và các giátrị đa nguyên văn hóa trong các chính sách công, các cơ chế và thực tiễn, đặcbiệt là thông qua quan hệ đối tác công - tư Mục đích một mặt nhằm hòa nhậpvăn hóa trong tất cả các chính sách phát triển, cho dù liên quan đến giáo dục,khoa học, truyền thông, y tế, môi trường du lịch, văn hóa; và mặt khác để hỗ trợ

sự phát triển của lĩnh vực văn hoá thông qua việc thành lập các ngành côngnghiệp Đóng góp theo cách nhằm xóa đói giảm nghèo, văn hóa có thể tạo ranhiều lợi thế quan trọng về sự gắn kết xã hội

Chương trình đối thoại giữa các tôn giáo của UNESCO là yếu tố cần thiếttrong đối thoại văn hóa Chương trình này được thực hiện với mục đích tăngcường đối thoại giữa các tôn giáo, truyền thống và tâm linh khác nhau ở nhữngnơi hay xảy ra mẫu thuẫn, xung đột về tôn giáo

Chương trình tập trung vào sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau giữa cáctôn giáo, truyền thống tâm linh và nhân văn cũng như sự cần thiết phải thúc đẩyhiểu biết lẫn nhau để đấu tranh chống lại sự thiếu hiểu biết hoặc định kiến

Học cách đối thoại là cả một quá trình cá nhân và xã hội Tăng cường các

kỹ năng và năng lực đối thoại đòi hỏi thiện chí rộng mở không phê phán với tinhthần chỉ trích Đối thoại liên quan tới tất cả chúng ta: từ các nhà hoạch định vàcác nhà chức trách cho tới các thành viên cá nhân của mỗi cộng đồng Trong cáchội nghị quốc tế lớn, UNESCO luôn thúc đẩy các hoạt động đối thoại trong lĩnhvực này, đặc biệt là trong các khu vực địa chiến lược nhạy cảm mà khu vựcĐông Nam Á không nằm ngoài phạm vi đó

Xuất phát từ thực trạng trên thì rõ ràng các nước ASEAN đang có sự đadạng về văn hóa và xảy ra những xung đột về văn hóa Vậy nên, cũng tương tựnhư trên thế giới, đa dạng văn hóa với mặt tích cực và mặt tiêu cực đang là vấn

Trang 20

đề thách thức đối với những người làm quản lý văn hóa, hoạch định chính sách

và các nhà lãnh đạo ASEAN Đặc biệt, đối với các nước ASEAN, mặt thứ 2đang là vấn đề được tranh cãi nhiều tại các hội nghị, hội thảo

2.2.Nhận thức của các nhà lãnh đạo ASEAN về đa dạng văn hóa

“Khác biệt văn hoá đồng hành với khác biệt dân tộc không được phép coinhẹ Nếu không suy xét một cách nghiêm túc về vấn đề khoảng cách và bất đồng

về văn hoá, đặc biệt là kiểm điểm nghiêm túc từ góc độ trao đổi văn hoá, từ đó

có sự điều tiết về thiết kế chính sách, để các dân tộc đều được chia sẻ nhiều hơnthành quả phát triển, hơn nữa càng tích cực chủ động tham gia vào tiến trình pháttriển thì vấn đề dân tộc rất khó được giải quyết” 7

Xuất phát từ việc nhận thức tầm quan trọng của đa dạng văn hóa trongbối cảnh toàn cầu hóa Toàn cầu hóa và Đa dạng văn hóa là hai khái niệm khôngthể tách rời Chúng phải tồn tại song song với nhau, bổ sung cho nhau - bởi vìtoàn cầu hoá luôn là một con dao hai lưỡi Một mặt nó tạo điều kiện cho các dântộc ngày càng xích lại gần nhau, qua đó tăng thêm sự hiểu biết đối với các nềnvăn hoá khác nhau; nhưng mặt khác nó cũng tạo nên nguy cơ về “sự đồng nhấthoá các hệ thống giá trị, đe doạ làm suy kiệt khả năng sáng tạo của các nền vănhoá, nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của nhân loại”(UNESCO) mà ngay từ khi thành lập, ASEAN đã chú trọng tăng cường các hoạtđộng giao lưu văn hoá, nâng cao hiểu biết về các nền văn hoá trong ASEAN vàngoài khu vực Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, các nước ASEAN đã thànhlập hai Uỷ ban Thường trực: Uỷ ban về hoạt động văn hoá - xã hội năm 1971 và

Uỷ ban về thông tin đại chúng năm 1973 Năm 1976, những người đứng đầu Nhà

nước và chính phủ ASEAN đã ký “Tuyên bố ASEAN Hoà hợp” nhằm xây

dựng bản sắc ASEAN thông qua các hoạt động hợp tác nghiên cứu văn hoá - xãhội và tăng cường trao đổi, giao lưu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và vănhoá - thông tin Đây được coi là bản “Tuyên bố ASEAN Hoà hợp I” Năm 1978,

7 Xin xem trang vietnamese.cri.cn/481/2012/07/30/1s175955.htm

Trang 21

Uỷ ban Văn hoá - Thông tin chính thức được thành lập và bắt đầu từ đây, hoạtđộng hợp tác Văn hoá - Thông tin giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN tiếnhành thông qua Uỷ ban này gọi tắt là ASEAN - COCI (ASEAN Committee onCulture and Information) Hội nghị thượng đỉnh lần thứ năm họp tại Bangkok(Thái Lan) vào tháng 12/1995 đã thảo luận và các nước thành viên nhất trí đưacác hợp tác chuyên ngành lên một tầm cao mới, trong đó có hợp tác Văn hoá -Thông tin Tháng 7/2000 tại Bangkok, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giaoASEAN (AMM), Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cùng các Ngoại trưởng

ASEAN ký bản Tuyên bố ASEAN về Di sản văn hoá ASEAN Đây là một văn

kiện quan trọng và rất có ý nghĩa trong việc tăng cường nhận thức về ASEANnói chung, văn hóa ASEAN nói riêng

Năm 2003, nguyên thủ các nước ASEAN đã ký “Tuyên bố ASEAN Hoà

hợp II” nhằm thể hiện ước vọng lớn lao của ASEAN về một Cộng đồng ASEAN

với ba trụ cột về an ninh, chính trị; kinh tế và văn hoá - xã hội trong “Tầm nhìn

ASEAN 2020” Sau đó, các nước ASEAN đã quyết định rút ngắn thời gian thực

hiện xây dựng “Cộng đồng ASEAN” vào năm 2015 với một ASEAN hoà bình,

ổn định, cùng chia sẻ phồn vinh và quan tâm chăm sóc lẫn nhau

Năm 2003, Hội nghị bộ trưởng văn hóa và nghệ thuật đầu tiên trong

khối ASEAN và ASEAN +3 (Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc) đã diễn ra tại KualaLumpur, Malaysia, trong hai ngày 14 và 15-10 Tại hội nghị, các bộ trưởng vănhóa - nghệ thuật trong khu vực đồng ý phải tăng cường đầu tư vào nguồn nhânlực nhằm bảo đảm các kỹ năng và giá trị trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuậtđược bảo tồn ổn định Hội nghị còn bàn đến tương lai tự do hóa việc mua báncác sản phẩm văn hóa trong khu vực Các bộ trưởng tin rằng ASEAN và cảASEAN +3 là tập hợp những nước giàu màu sắc văn hóa, đều có những nét lôicuốn và đóng góp riêng vào sự phát triển của khu vực Đây là cuộc họp đầu tiênthể hiện bước đi cụ thể trong việc thực hiện các mục tiêu của "Cộng đồng xã hội

Trang 22

- văn hóa ASEAN" - một trong ba trụ cột được đề cập trong Tuyên bố Bali

Concord II.

Trong Hiến chương ASEAN (2007), tầm quan trọng của đa dạng văn hóađược nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, cụ thể là:

+ Mục tiêu thứ 14: Đề cao bản sắc ASEAN thông qua việc nâng cao hơn

nữa về nhận thức về sự đa dạng văn hóa và các di sản của khu vực

+ Nguyên tắc l: Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo

của người dân ASEAN; đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thầnthống nhất trong đa dạng 8

- Tiếp đó là Hội nghị đa dạng văn hóa ASEAN tại Bangkok (Thái Lan)

trong hai ngày 2-3/8/2011, do Bộ Văn hóa Thái Lan, Viện ngôn ngữ, Văn hóa vàNghệ thuật (ILAC) thuộc trường đại học Rajabhat Bangkok tổ chức

Hội nghị đã thảo luận các vấn đề về đa dạng văn hóa và những di sản thếgiới trong ASEAN, văn hóa và phát triển xã hội bền vững Phát biểu tại hội nghị,giám đốc Viện ngôn ngữ, Văn hóa và Nghệ thuật (ILAC), TS WanidaAnchaleewitayakui khẳng định: “Các quốc gia trong cộng đồng ASEAN là cácquốc gia đa sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa Để có một cộng đồngASEAN vững mạnh, 10 nước thành viên cần hiểu biết nhiều hơn về văn hóa, lốisống của nhau để cùng là những người bạn tốt Đồng thời phải thấy được nhữngthách thức đang đặt ra khi mà hiện nay, các quốc gia đang cố gắng xây dựng mộtcộng đồng thống nhất vào năm 2015 thì đa dạng văn hóa không phải không cónhững thách thức nhất định”

Vào tháng 8/2012, Viện này lại tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề:

“Cultural and Linguistic Diversity in ASEAN” (Đa dạng ngôn ngữ và văn

hóa trong ASEAN) Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 22-23/08/2012, tại

Raktakanishta Hall, Suan Dusit Rajabhat University, Bangkok, trong đó đặc biệt

8 Nhiều tác giả, 150 câu hỏi đáp về ASEAN, Nxb Thế giới, 2010

Trang 23

quan tâm đến vấn đề nâng cao nhận thức về sự đa dạng văn hóa cho các nướcthành viên.

- Gần đây nhất là Hội nghị Bộ trưởng chịu trách nhiệm về Thông tin đã diễn

ra tại Kuala Lumpur (Malaysia), ngày 1/03/2012 Bên cạnh việc thảo luận và tìm

ra các giải pháp để phát huy tính đa dạng văn hóa, Hội nghị đã có buổi biểu diễn

chương trình văn hóa nghệ thuật với chủ đề: Sự đa dạng và giàu có của văn hóa ASEAN.

Như vậy, hợp tác về văn hoá xã hội trong khuôn khổ ASEAN không chỉdừng lại ở tuyên bố trong các hội nghị mà còn trong cả những hoạt động thiếtthực trong và thiết lập cả cơ chế để sự hợp tác này mang lại hiệu quả nhất Cóthể kể ra đây một số ví dụ tiêu biểu như:

+ Các lĩnh vực hợp tác văn hóa giữa các quốc gia ASEAN về phát thanh,truyền hình, văn học, nghệ thuật nghe nhìn và biểu diễn, các cuộc liên hoan múacác nước ASEAN, tuần phim ASEAN, triển lãm liên hoan ảnh các nướcASEAN, tuần văn hóa ASEAN… Việc tổ chức thành công các hoạt động vănhóa lớn của ASEAN tại các quốc gia trong khối ASEAN cũng như việc tham giatích cực, có chất lượng vào các hoạt động được tổ chức tại các quốc gia kháckhông những góp phần nhằm tăng cường thêm tinh thần đoàn kết, bạn bè giữacông dân ASEAN mà còn quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế vốn năng động củaASEAN ra bạn bè thế giới Đặc biệt, thông qua một loạt các sáng kiến về vănhóa xã hội như: Trại hè Thanh niên ASEAN và Diễn đàn văn hóa thanh niênASEAN đã tạo cơ hội tìm hiểu văn hóa lẫn nhau giữa thanh niên ASEAN để họphát triển sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về sự đa dạng văn hóa cũng như hiểubiết rõ hơn về cộng đồng ASEAN; đồng thời, trong lĩnh vực giáo dục, sinh viên

và giảng viên của các trường đại học ASEAN đang tăng cường giao lưu, trao đổikinh nghiệm thông qua các chương trình nghiên cứu ASEAN, trao đổi nghiêncứu… Các Bộ trưởng giáo dục ASEAN cũng đang hợp tác về đào tạo giáo viên

Ngày đăng: 25/03/2018, 19:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Văn Bính (Chủ biên). Văn hóa dân tộc trong quá trình mở cửa của nước ta hiện nay, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân tộc trong quá trình mở cửa củanước ta hiện nay
2. Mai Ngọc Chừ. Văn hóa Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Đông Nam Á
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Nguyễn Văn Dân. Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb KHXH, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa
Nhà XB: Nxb KHXH
4. Lê Thị Kim Dung. Lao động và việc làm trong kế hoạch tổng thể của cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, Đề tài khoa học cấp Bộ, thực hiện trong 2 năm 2009 - 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lao động và việc làm trong kế hoạch tổng thể củacộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN
5. Nguyễn Duy Dũng. Từ hiệp hội đến cộng đồng, những vấn đề nổi bật trong giai đoạn 2011 - 2020 và tác động đến Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, thực hiện trong 2 năm 2009 - 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ hiệp hội đến cộng đồng, những vấn đề nổi bậttrong giai đoạn 2011 - 2020 và tác động đến Việt Nam
6. Thành Duy. Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam - Mấyvấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
7. Phạm Đức Dương. Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á, Nxb CTQG, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á
Nhà XB: Nxb CTQG
8. Phạm Đức Dương. Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Trung tâm KHXH & NVQG, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á
9. Nguyễn Tấn Đắc. Văn hóa Đông Nam Á, Nxb ĐHQG Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Đông Nam Á
Nhà XB: Nxb ĐHQG Tp Hồ Chí Minh
10. Đặng Thị Quốc Anh Đào. Xây dựng và phát triển cộng đồng xã hội văn hóa trong ASEAN, Nxb Thống kê, Hà Nội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển cộng đồng xã hộivăn hóa trong ASEAN
Nhà XB: Nxb Thống kê
11. Trương Duy Hòa. Hợp tác văn hóa - xã hội ASEAN, Đề tài khoa học thuộc chương trình cấp Bộ: “Cộng đồng ASEAN”, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác văn hóa - xã hội ASEAN", Đề tài khoa họcthuộc chương trình cấp Bộ: “Cộng đồng ASEAN
12. Trần Khánh (Chủ biên). Những vấn đề chính trị, kinh tế Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb KHXH, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chính trị, kinh tế Đông Nam Ánhững năm đầu thế kỷ XXI
Nhà XB: Nxb KHXH
13. Lê Bộ Lĩnh. Cộng đồng ASEAN: Cơ sở hình thành, triển vọng và phản ứng chính sách của các nước trong khu vực , Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cộng đồng ASEAN: Cơ sở hình thành, triển vọng và phảnứng chính sách của các nước trong khu vực
14. Phạm Nguyên Long. ASEAN và những vấn đề xã hội, Nxb KHXH, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ASEAN và những vấn đề xã hội
Nhà XB: Nxb KHXH
15. Phạm Nguyên Long - Đặng Bích Hà (Chủ biên). Về lịch sử - văn hóa ba nước Đông Dương, Nxb KHXH, Hà Nội, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về lịch sử - văn hóaba nước Đông Dương
Nhà XB: Nxb KHXH
16. Nhiều tác giả. Các nước Đông Nam Á - Lịch sử và Hiện tại, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nước Đông Nam Á - Lịch sử và Hiện tại
17. Nhiều tác giả. Tìm hiểu lịch sử - văn hóa Đông Nam Á hải đảo, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Trung tâm KHXH và NVQG, Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu lịch sử - văn hóa Đông Nam Á hải đảo
18. Nhiều tác giả. Một số vấn đề về văn hóa và phát triển ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Viện Đông Nam Á, Nxb KHXH, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về văn hóa và phát triển ở Việt Nam,Lào, Campuchia
Nhà XB: Nxb KHXH
19. Nhiều tác giả. Đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa xã hội các nước ASEAN, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Nxb KHXH, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa xã hội các nướcASEAN
Nhà XB: Nxb KHXH
20. Vũ Dương Ninh (Chủ biên). Đông Nam Á - Truyền thống và hội nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Nam Á - Truyền thống và hội nhập
Nhà XB: Nxb Thế giới

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w