Đánh giá về tác động của sự đa dạng văn hóa đối việc hình thành cộng đồng ASEAN

Một phần của tài liệu Xung đột tôn giáo sắc tộc ở Đông Nam Á và tác động tới ASEAN (Trang 25 - 41)

3.1. Cơ hội

Vậy sự đa dạng văn hóa này có tác động như thế nào đến việc hiện thực hóa cộng đồng ASEAN vào năm 2015?

Thứ nhất, không thể phủ nhận rằng Đa dạng văn hóa trong ASEAN có rất nhiều mặt tích cực. Có thể kể ra đây một số cái được mà sự đa dạng văn hóa đem lại như:

3.1.1 Mang lại sự phong phú về bản sắc: Khoan chưa bàn đến các phong tục, tập quá, lễ hội mà chỉ riêng về kiến trúc, chúng ta đã bắt gặp một ASEAN đa

sắc màu. Bên cạnh những kiến trúc Phật giáo, còn có nhà thờ Thiên chúa giáo, Hồi giáo. Sự đa dạng làm tăng sức hấp dẫn của ASEAN và quảng bá hình ảnh ASEAN ra thế giới bè bạn bên ngoài. Đa dạng văn hóa mang lại sự phong phú về bản sắc, gắn kết cộng đồng và trao quyền tự quyết cho mỗi quốc gia thành viên trong việc gìn giữ, bảo tồn, quảng bá các di sản văn hóa của mình, nhất là trong bối cảnh hiện nay - khi mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đã coi văn hóa là sức mạnh mềm (soft power) trong việc quảng bá và gây dựng thương hiệu của đất nước. Nói cách khác, đó là cây cầu để khẳng định sự giàu có của bức tranh văn hóa khu vực. Đó là di sản văn hóa vô cùng quý giá hun đúc niềm tự hào dân tộc.

Cái để nhận ra sự khác biệt giữa các quốc gia, các châu lục ngày nay chính là văn hóa. Văn hóa là chiếc thẻ căn cước của mỗi quốc gia. Ví dụ như Việt Nam - nghèo về kinh tế, nhưng người ta biết đến là nhờ văn hóa… Chúng ta có 54 thành phần dân tộc và kèm theo đó cũng là 54 văn hóa tộc người khác nhau.

3.1.2. Đa dạng văn hóa là phương tiện hiệu quả để thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau và chống lại các định kiến. Điều này hết sức cần thiết đối với ổn định xã hội, là cầu nối cho các nền văn hóa xích lại gần nhau, học hỏi, chia sẻ, thẩm thấu các giá trị văn hóa của nhau. Trong ý nghĩa như vậy, đa dạng văn hóa là nhịp cầu để các nước hiểu biết lẫn nhau nhằm chống lại các định kiến và sự phân biệt.

Hiểu nhau để gắn kết trong cộng đồng chăm sóc và chia sẻ. Hiểu nhau cũng là cách để tạo nên sức mạnh đoàn kết, chống lại các âm mưu chia rẽ đến từ bên ngoài. Điều này hết sức cần thiết đối với sự ổn định xã hội và tạo ra sự đồng thuận trong nội khối.

3.1.3. Đa dạng văn hóa là nguồn lực cho nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là du lịch, sản xuất hàng thủ công và các ngành công nghiệp văn hóa khác phụ thuộc phần lớn vào sức sáng tạo và tài sản văn hóa của người dân địa phương.

3.2. Thách thức

Bên cạnh những yếu tố tích cực thì đa dạng văn hóa cũng gây nên những tiêu cực, thách thức đối với những quốc gia đa chủng tộc, đa văn hóa như ASEAN.

Đa dạng văn hóa dễ dẫn đến sự va chạm (clashes) xung đột (conflicts) giữa các nền văn hóa. Phải thừa nhận sự va chạm văn hóa đang diễn ra ở mức độ toàn cầu cũng như trong nội bộ từng quốc gia, dân tộc. Va chạm ấy, xét từ tầng sâu có thể xuất phát từ sự khác nhau của các hệ giá trị, chiều sâu tâm linh, tôn giáo... hoặc khác biệt về tư tưởng. Thực tế này đã từng diễn ra ở các quốc gia Đông Nam Á - mà biểu hiện cụ thể ra là các xung đột như: xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, xung đột giữa người bản địa và người nhập cư.

Tất cả xung đột này dù ngắn hay dài đều gây nên những tổn thất hết sức nạng nền cho đời sống kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội khu vực, là môi trường cho chủ nghĩa ly khai phát triển. Vì thế, C.J. Chistinie trong “Lịch sử Đông Nam Á hiện đại” đã tổng kết: gốc rễ của chủ nghĩa ly khai là bản sắc tộc người, động lực của phong trào ly khai là mặc cảm “bị gạt ra ngoài lề” của các dân tộc thiểu số, cuối cùng cũng rất quan trọng đó là sự khác biệt về tôn giáo 9.

Thật vậy, một số xung đột - sắc tộc ở khu vực Đông Nam Á trong những năm gần đây đều liên quan đến những người Hồi giáo. Chẳng hạn như gia tăng xung đột giữa những người Thái theo Hồi giáo với những người Thái theo Phật giáo ở miền Nam Thái Lan. Người Hồi giáo Moro ở Mindanao thuộc miền Nam Philippin, đụng độ giữa người theo đạo Phật và cộng đồng người Rohingya theo đạo Hồi nổ ra tại bang Rakhine của Mianma… Dưới đây, chúng tôi xin trình bày thực trạng xung đột văn hóa (cụ thể là tôn giáo, sắc tộc) ở một số quốc gia được coi là “điểm nóng” của các xung đột tại Đông Nam Á hiện nay.

Xung đột ở miền Nam Philippin: Đối với Philippin, 83% dân số là tín đồ Thiên Chúa giáo và cộng đồng người Moro Islam chỉ chiếm 5% dân số của cả nước, song cuộc đấu tranh dai dẳng của họ đã thu hút sự chú ý của cả thế giới,

đặc biệt là các nước Islam. Nguyên nhân chủ yếu là do các chính quyền thực dân Tây Ban Nha và Mỹ trước kia cũng như Chính phủ Cộng hòa Philippin ngày nay đã kiên trì thực hiện chính sách “Philippin hóa và Thiên chúa giáo hóa” người Islam Moro. Người Moro không chịu mất đất, bản sắc văn hóa dân tộc và tôn giáo nên đòi đấu tranh đòi ly khai để giữ gìn đất đai và bản sắc của mình. Trong quá khứ, họ đã đấu tranh và ngày nay, họ vẫn đấu tranh mà bằng chứng rõ nhất là sự kiện cách đây vài năm, cụ thể là vào sáng ngày 5-7/2009, một quả bom đã phát nổ bên ngoài một nhà thờ Thiên chúa giáo ở miền Nam Philippines, cướp đi sinh mạng của 5 người và làm ít nhất 45 người khác bị thương. Vụ đánh bom xảy ra tại thành phố Cotabato - Mindanao vào lúc mọi người đang ra về sau khi đi lễ.

Quân đội lập tức quy trách nhiệm đánh bom cho nhóm quân sự có tên Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF). Nhóm này đang đấu tranh đòi thành lập một nhà nước Hồi giáo độc lập 10.

Trên thực tế, hậu quả của xung đột này còn phức tạp hơn nhiều - bởi nó khồn chỉ là vấn đề nội bộ của Philippin mà còn là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn, bất đồng giữa Philippin và Malaysia. Điển hình là cuộc tranh chấp Sabah - hiện thuộc Liên bang Malaysia mà Philippin muốn đồi lại chủ quyền khiến quan hệ giữa hai nước khá căng thẳng vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70. Người Muslim ở Malaysia đã giúp đỡ những người Muslim Moro khởi nghĩa chống Chính phủ Philippin và chạy sang tị nạn khu vực biên giới Malaysia.

Xung đột ở miền Nam Thái Lan: Đây là đất nước mà Phật giáo chiếm đa số (95%) và người Hồi giáo là cộng đồng thiểu số. Người Muslim sống chủ yếu ở miền Nam Thái Lan - nơi tiếp giáp với Malaysia và nhóm Thái Lan. Nhóm Melayu - Muslim luôn hướng về người Muslim ở Malaysia - nơi họ cùng chia sẻ

về sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, phong tục tập quán và nhiều mối quan hệ kinh tế, văn hóa xã hội khác. Người Melayu - Muslim đã nhiều năm nay đấu tranh đòi ly

10 Ngô Văn Doanh. Về cộng đồng Islam giáo ở Philippin - người Moro, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 7 và 8 năm 2009

khai, tách khỏi quốc gia dân tộc Thái để thành lập một quốc gia Islam riêng hoặc gắn kết với Malaysia. Tuy rằng cuộc khủng hoảng miền Nam Thái Lan diễn ra nhiều năm trong lịch sử nhưng từ 2001 tới nay thì vấn đề này càng trở lên nổi cộm hơn. Các phong trào đấu tranh đòi ly khai của cộng đồng người Hồi giáo ở đây bùng phát mạnh mẽ và trở thành điểm nóng gây mất an ninh nghiêm trọng cho Thái Lan. Mặc dù chính quyền Bangkok có nhiều biện pháp để “trấn áp”

những cuộc bạo loạn ngày càng gia tăng này song tình trạng bạo loạn, mất ổ định ngày càng trở nên khó kiểm soát. Số vụ bạo loạn và tấn công có xu hướng gia tăng. Rõ ràng, vấn đề xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan không chỉ là vấn đề của nội bộ nước này mà nó đã trở thành vấn đề xung đột có ảnh hưởng đến sự hợp tác khu vực các quốc gia ASEAN 11.

Các cuộc xung đột ở Indonesia: Đây là quốc gia Hồi giáo lớn nhất Đông Nam Á (chiếm 88% dân số). Xung đột lớn nhất ở đây là cuộc đấu tranh đòi ly khai của người Hồi giáo ở tỉnh Aceh được đánh dấu từ năm 1976. Cho đến nay, vấn đề Aceh căn bản được hoá giải nhưng Indonesia lại đối diện với vấn đề xung đột xắc tộc tôn giáo khác ở tỉnh Papua - miền Đông nước này. Phong trào “Tự do Papua” ngày càng dâng cao. Năm 2008, những người Kito giáo bản địa thường xuyên có xung đột với những người Muslim bên ngoài đến, bởi vì cư dân ở Papua chủ yếu là theo Kito giáo, rất khác biệt với đa phần người theo Islam giáo ở Indonesia.

Gần đây, những xung đột giữa người Muslim và người theo Kito giáo (cụ thể ở đây là các thành viên của Giáo hội Tin lành Batak) đang có xu hướng gia tăng. Cuối năm 2010, một số cuộc biểu tình của người Muslim ở Jakarta xua đuổi những người Kito giáo ra khỏi ngoại ô thành phố này, không cho thờ phụng ở dây. Các thành viên Giáo hội Tin lành Batak bị cho là đã tham gia vào các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp. Vào năm 2006, Indonesia đã đưa ra một nghị định yêu cầu các nhóm tôn giáo với hơn 90 thành viên trở lên phải nhận được sự ủng

11 Nguyễn Hữu Nghị. Về phong trào ly khai ở miền Nam Thái Lan những năm gần đây, Nghiên cứu Đông Nam

hộ của 60 người dân địa phương trước khi họ có thể xây dựng một nơi thờ tự. Họ cũng cần phải nhận được sự chấp thuận của đa số thành viên trong một ủy ban gồm các nhà lãnh đạo tôn giáo cấp quận và tỉnh. Các tổ chức nhân quyền nhận định rằng, đây là một cái cớ cho các cuộc tấn công gia tăng khắp Jakarta trong những tháng cuối năm 2010. Một số nhà lập pháp yêu cầu ban hành một điều luật mới để bảo đảm sự hòa hợp tôn giáo. Nhưng các giới chức của Bộ Tôn giáo cho rằng, nghị định này là cần thiết để ngăn chặn xung đột giáo phái trong các cộng đồng cư dân thuộc nhiều tôn giáo khác nhau.

Gia tăng những xung đột ở Mianma: Nhắc đến quốc gia này là người ta nghĩ ngay đến những cuộc xung đột triền miên. Với 135 tộc người mang nguồn gốc, sắc thái khác nhau khiến cho lịch sử nước này bị chi phối một phần rất lớn bởi quá trình đấu tranh sắc tộc sắc tộc, tiêu biêu là cuộc xung đột giữa các Phật tử và cộng đồng người Hồi giáo thiểu số Rohingya từng cháy âm ỉ trong nhiều thập kỷ và bùng phát mạnh vào ngày 03/06/2012 khi 3 người Hồi giáo bị cáo buộc cưỡng hiếp và giết một phụ nữ theo đạo Phật. Sau đó, trong một vụ tấn công xe bus dường như là để trả thù, 10 người Hồi giáo đã thiệt mạng 12. Sự kiện này đánh dấu một trong những vụ bất ổn giáo phái tồi tệ nhất tại Mianma trong những năm gần đây. Trên thực tế thì tại Mianma, cộng đồng người Rohinya không được chào đón. Theo Hiến pháp Miến Điện, họ không có quyền công dân.

Họ đến từ Bangladesh, song quốc gia này cũng từ chối họ. Năm 1978, quân đội Myanma đã xua đuổi hơn 200.000 Rohingya từ Myanma sang Bangladesh, khoảng 10.000 người đã chết vì điều kiện sống không đảm bảo, số khác đã quay trở về Myanma 13. Từ năm 1992, Bangladesh cũng không trao cho họ tư cách người tị nạn. Do sự kỳ thị có tính tộc người mà dẫn đến xung đột. Tính đến ngày

12 Theohttp://www.thanhnien.com.vn/pages/20120611/xung-dot-ton-giao-bung-no-tai-myanmar.aspx

13 Xingyan Yu, “Myanma Conflict: Rohingya Muslim Persecutes in Myanma and Bangladesh”, The Hufington Post

25/8/2012, con số người chết liên quan đến cuộc xung đột này lên tới gần 100.000 người, trong đó 75% là người Rohingya Hồi giáo 14.

Ở Việt Nam: Trong các quốc gia ở Đông Nam, Việt Nam được coi là quốc gia khá bình ổn về đời sống chính trị; song cũng cũng có một số “điểm nóng” do sự khác biệt về văn hóa: Tây Bắc - Tây Nguyên - Tây Nam Bộ. Tuy không lộ diện ra thành các cuộc chiến tranh bạo lực, xung đột vũ trang - nhưng cũng phần nào gây bất ổn tình hình chính trị trong nước và khu vực.

- Ở Tây Bắc: Ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai có 23.721 người theo đạo Tin Lành (Vàng Chứ). Riêng trong tỉnh Lai Châu có tới 21.047 người, chiếm tỷ lệ 19,6% dân số toàn tỉnh. Có thời gian, người dân nơi đây dưới sự lãnh đạo của Vàng Pao định thành lập nhà nước riêng của người Mông.

- Tây Nguyên: Trong thời gian gần đây hoạt động tôn giáo ở vùng dân tộc và miền núi diễn biến không bình thường và đặc biệt là đạo Tin lành hồi phục và phát triển rất nhanh ở các tỉnh Tây Nguyên. “Nếu như năm 1975, toàn Tây Nguyên chỉ có 57.780 tín đồ Tin lành thì đến tháng 4/2005, tổng số tín đồ đã lên tới 301.149 người, mức tăng gần 6 lần trong 25 năm và chủ yếu phát triển trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Những con số về sự phát triển của tín đồ đạo Tin lành (điều tra tháng 4/2005) nói lên rất rõ điều đó. Lâm Đồng có 69.500 tín đồ, trong đó người dân tộc thiểu số có 62.000 tín đồ. Kon Tum có 12.479 tín đồ, trong đó người dân tộc thiểu số có 10.214 tín đồ, Gia Lai có 70.946 tín đồ, trong đó người dân tộc thiểu số có 69.769 tín đồ, Đắc Lắc có 111.006 tín đồ, trong đó người dân tộc thiểu số có 103.300 tín đồ, Đắc Nông có 37.218 tín đồ, trong đó người dân tộc thiểu số có 34.606 tín đồ” 15. Sự phát triển vượt bậc của Tin Lành sau Đổi mới là hiện tượng đáng chú ý trong đời sống văn hóa Việt Nam. Đặc biệt là sự kiện bạo loạn Tại Tây Nguyên năm 2001 và 2004 đòi thành

14 The Global War On Islam”, http://www.strategypage.com/qnd/myanmar/articles/20120825.aspx, truy cập ngày 28/8/2012

lập Nhà nước Đê - gây nên mâu thuẫn giữa người dân tộc thiểu số với người Kinh trên địa bàn, giữa những người dân tộc ở địa phương với những người di cư từ nơi khác đến.

Từ thực trạng trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ ràng xung đột tôn giáo - sắc tộc ở Đông Nam Á tác động đến không chỉ nội bộ từng nước mà cả các nước trong khu vực, cụ thể là:

TÁC ĐỘNG:

Trong nội bộ từng nước:

Đối với Mianma: Xung đột căng thẳng dâng cao ở bang Rakhine miền tây nước này là một tổn thất vô cùng lớn lao. Trước hết là sự thiệt hại về người và của (gần 100 người chết, vài chục người bị thương, 75.000 người mất nhà cửa, nhiều ngôi nhà bị đốt cháy). Điều tệ hại nhất là nó ảnh hưởng tới tiến trình cải cách của nước. Tổng Thein Sein trong một bài diễn văn trên truyền hình tối Chủ nhật ngày 10/6/2012 đã cảnh báo, bạo lực leo thang có thể đe dọa tới cuộc cải tổ dân chủ ở nước này: “Nếu điều đó xảy ra thì nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định và quá trình cải cách dân chủ còn non trẻ của chúng ta; cũng như sự phát triển của đất nước”. Thậm chí, xung đột này xảy ra vào lúc mà Mianma “chỉ mới ở giai đoạn chuyển tiếp, có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và nhiều thành quả sẽ biến mất”16.

Đối với một quốc gia vừa thoát ra từ thể chế quân sự kéo dài gần 50 năm, với các phe nhóm khác nhau đang tìm cách thử xem tự do giới hạn đến đâu thì tình hình cải cách của Mianma bị đe dọa mạnh mẽ. Điều này có thể gây tình trạng quan ngại về việc một số quan chức bảo thủ trong chính phủ Mianma có thể lấy tình trạng bất ổn tôn giáo - sắc tộc để tìm cớ hãm phanh quá trình cải cách. Thứ nữa, nó khiến cho Mianma bị chỉ trích mạnh mẽ từ thế giới Hồi giáo

16 Bạo lực “đe dọa thành quả” ở Miến Điện, BBC News, ngày 11

tháng6/2012http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/06/120611_theinsein_warns_violence.shtml

cho dù nước này đã tiến hành nhiều cải cách kinh tế và xã hội trong năm qua (nghĩa là nó giảm uy tín của Mianma hay làm cho Mianma bị mất điểm trong con mắt của cộng đồng quốc tế). Theo họ, chính phủ Mianma đã không hành động đủ để bảo vệ cộng đồng thiểu số người Rohingya Hồi giáo ở đây. Thậm chí, Cơ quan Giám sát Nhân quyền có trụ sở tại New York (Mỹ) đã đưa ra một bản báo cáo dài 56 trang, trong đó đánh giá rằng chính quyền Mianma đã không thể ngăn chặn được tình hình bất ổn ngay trong giai đoạn đầy và các lực lượng an ninh trong một số trường hợp đã sát hại những người Rohingya 17.

Ngoài những chỉ trích mạnh mẽ từ thế giới Hồi giáo trên trường quốc tế Ai Cập, Arập Xêut, Pakixtan…, Mianma còn gây bất đồng đến từ các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Indonesia. Ngoại trưởng Indonesia - ông Marty Natalegawa nhấn mạnh rằng: Indonesia “không khoan nhượng” đối với hành động phân biệt đối xử chống lại cộng đồng người Rohingya và yêu cầu chính quyền Myanma cho phép đại diện của LHQ - tổ chức hợp tác Hồi giáo và ASEAN vào khu vực xảy ra xung đột để tìm hiểu xem thực hư thế nào 18. Tổng thống Indonesia - Susili Bambang Yudhoyono cũng đã gửi 1 bức thư tới tổng thống Thein Sein yêu cầu nước này kết thúc xung đột theo cách nhanh nhất và tốt đẹp nhất. Ông cũng yêu cầu chính phủ Mianma để cho quan sát viên của Liên hợp quốc đến thị sát tình hình xung đột ở khu vực và cung cấp cho nơi đây những chuyên gia để giải quyết xung đột này bởi vì Indonesia có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các xung đột giữa các giáo phái 19.

Rõ ràng, xung đột mang tính tôn giáo - sắc tộc này không chỉ làm thiệt hại người và của, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội Mianma mà còn cả thể

17 Chính quyền Myanmar và vấn đề bạo lực giữa người Hồi giáo và Phật giáo, TTKTG 09-08- 2012, TTXVN, tr.1-2

18 Chính quyền Myanmar và vấn đề bạo lực giữa người Hồi giáo và Phật giáo, TTKTG 09-08- 2012, TTXVN, tr.2

19 Indonesia president urges Myanma to end Rakhinne - Rohingya conflicct, xem trong:

http://www.globaltimes.cn/content/725433.shtml, cập nhật ngày 31/10/2012

Một phần của tài liệu Xung đột tôn giáo sắc tộc ở Đông Nam Á và tác động tới ASEAN (Trang 25 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w