1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

78 231 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 723,06 KB

Nội dung

VỢ, CHỒNG CÓ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH HOẶC HÀNH VI VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA VỢ, CHỒNG LÀM CHO HÔN NHÂN LÂM VÀO TÌNH TRẠNG TRẦM TRỌNG, ĐỜI SỐNG CHUNG KHÔNG THỂ KÉO DÀI, MỤ

Trang 1

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2015

Trang 2

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự

Mã số: 60380103

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Ngô Thị Hường

HÀ NỘI – 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Nội dung trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được tác giả nào công bố trong bất kì công trình nào khác

Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết Mai

Trang 4

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là giai đoạn nghiên cứu luận văn tốt nghiệp Sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của bố mẹ là động lực rất lớn để con cố gắng hoàn thành thật tốt luận văn này Cảm ơn những bạn bè đã thường xuyên quan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn Đặc biệt, xin cảm ơn bạn Đào Thị Thanh Thùy đã luôn ở bên quan tâm, chăm sóc, nhắc nhở, động viên tôi hoàn thành bài luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015

Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết Mai

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 6

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 7

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 7

4 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài 8

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 8

6 Cơ cấu của luận văn 8

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ LY HÔN VÀ CĂN CỨ LY HÔN 9

1.1 KHÁI NIỆM LY HÔN 9

1.1.1 Định nghĩa ly hôn 9

1.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về ly hôn 11

1.1.3 Quyền yêu cầu ly hôn 12

1.2 KHÁI NIỆM CĂN CỨ LY HÔN 16

1.2.1. Định nghĩa căn cứ ly hôn 16

1.2.2. Căn cứ ly hôn theo pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ 18

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CƠ BẢN CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VÀ KIẾN NGHỊ 30

2.1 VỢ CHỒNG THỰC SỰ TỰ NGUYỆN LY HÔN (ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP THUẬN TÌNH LY HÔN) 30

2.1.1 Vợ chồng cùng thể hiện ý chí là mong muốn ly hôn 30

2.1.2 Sự thể hiện ý chí phải thống nhất với ý chí của hai bên vợ chồng 34

Trang 6

2.2 VỢ, CHỒNG CÓ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH HOẶC HÀNH VI VI PHẠM

NGHIÊM TRỌNG QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA VỢ, CHỒNG LÀM CHO HÔN NHÂN LÂM VÀO TÌNH TRẠNG TRẦM TRỌNG, ĐỜI SỐNG CHUNG KHÔNG THỂ KÉO DÀI, MỤC ĐÍCH CỦA HÔN NHÂN KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC (ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP MỘT BÊN VỢ, CHỒNG YÊU CẦU LY HÔN) 41

2.2.1 Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng

quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng 41

2.2.2 Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo

dài, mục đích của hôn nhân không đạt được 49

2.3 VỢ, CHỒNG BỊ TUYÊN BỐ MẤT TÍCH (ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP

MỘT BÊN VỢ, CHỒNG YÊU CẦU LY HÔN) 57 2.4 VỢ, CHỒNG CÓ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH LÀM ẢNH HƯỞNG

NGHIÊM TRỌNG ĐẾN TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, TINH THẦN CỦA BÊN CHỒNG HOẶC VỢ BỊ BỆNH TÂM THẦN HOẶC MẮC BỆNH KHÁC MÀ KHÔNG THỂ NHẬN THỨC, LÀM CHỦ ĐƯỢC HÀNH VI CỦA MÌNH (ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP CHA, MẸ, NGƯỜI THÂN THÍCH KHÁC CỦA VỢ, CHỒNG YÊU CẦU LY HÔN) 62

KẾT LUẬN 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 7

Nxb Nhà xuất bản

Sắc lệnh số 159 Sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng

hòa số 159/SL ngày 17/11/1950 qui định về vấn đề

ly hôn

Sắc lệnh số 47 Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước

Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Có hiệu lực từ ngày 01/01/2001, sau 13 năm thi hành, Luật Hôn nhân

và gia đình năm 2000 (Luật HN-GĐ) đã góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến

bộ, hạnh phúc, bền vững Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Luật

HN-GĐ năm 2000 cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập nhất định Một số qui định của Luật chưa phù hợp với cuộc sống; chưa thực sự mềm dẻo, linh hoạt với những vấn đề của xã hội; còn cứng nhắc trong điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình; không đồng bộ, thống nhất với các văn bản luật có liên quan Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập quốc tế, việc mở rộng giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới đã có những tác động, ảnh hưởng đến gia đình Việt Nam Sự du nhập và giao lưu văn hóa các nước đã mang đến những thay đổi trong quan điểm, nhận thức của xã hội đối với vấn đề hôn nhân và gia đình Để phù hợp với sự thay đổi đó, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật HN-GĐ năm 2000, ngày 19/6/2014 Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 7 đã ban hành Luật HN-GĐ mới năm 2014 (sau đây gọi là Luật HN-GĐ năm 2014) Luật HN-GĐ năm 2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 Luật HN-GĐ năm 2014 có nhiều sửa đổi quan trọng, trong đó có qui định về ly hôn

Theo số liệu thống kê của Tòa án các cấp trong cả nước, những năm qua, số lượng vụ việc về hôn nhân và gia đình liên tục tăng (chiếm khoảng

Trang 9

30% số vụ việc dân sự đã thụ lí) mà chủ yếu là các vụ việc ly hôn [47] Số lượng các vụ việc ly hôn ngày càng nhiều, tính chất phức tạp của những vụ việc này cũng ngày càng tăng Do đó, để giải quyết đúng đắn vụ việc ly hôn thì Tòa án cần phải nắm rõ bản chất của ly hôn cũng như căn cứ ly hôn, qua

đó áp dụng chính xác qui định của Luật hôn nhân và gia đình về căn cứ ly hôn trong quá trình giải quyết ly hôn

Xuất phát từ những lí do trên, việc nghiên cứu đề tài “Căn cứ ly hôn

theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” sẽ góp phần làm rõ qui định

mới của Luật HN-GĐ năm 2014 về căn cứ ly hôn Ngoài ra, trong chừng mực nhất định, việc nghiên cứu đề tài cũng góp phần hoàn thiện qui định của pháp luật về căn cứ ly hôn và việc áp dụng căn cứ ly hôn để giải quyết các vụ việc

ly hôn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước khi Luật HN-GĐ năm 2014 ra đời, có một số công trình khoa học nghiên cứu về căn cứ ly hôn Các công trình khoa học nghiên cứu về căn

cứ ly hôn trước đây gồm có: Khóa luận tốt nghiệp năm 2012 của tác giải

Nguyễn Thị Thanh Thảo với đề tài “Căn cứ ly hôn trong hệ thống pháp luật

Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Inthavong Souphaphone năm 2014

với đề tài “Căn cứ ly hôn – So sánh pháp luật Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

Việt Nam và pháp luật Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, Luận văn thạc sĩ

của tác giả Nông Thị Nhung năm 2014 với đề tài “Căn cứ ly hôn – Một số vấn

đề lí luận và thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn”… Có thể nói, chưa có công trình

nghiên cứu nào về căn cứ ly hôn theo Luật HN-GĐ năm 2014

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đề tài nghiên cứu các căn cứ ly hôn theo Luật HN-GĐ Việt Nam năm 2014

Trang 10

- Đánh giá và phân tích áp dụng các căn cứ ly hôn để giải quyết ly hôn

4 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ nội dung căn cứ ly hôn theo Luật HN-GĐ năm 2014 và đưa ra các luận cứ để áp dụng căn cứ ly hôn vào việc

giải quyết vụ việc ly hôn

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là phân tích căn cứ ly hôn theo Luật

HN-GĐ năm 2014, có sự so sánh với các qui định của hệ thống pháp luật Việt Nam về căn cứ ly hôn; đánh giá hiệu quả điều chỉnh của những căn cứ này;

đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật căn cứ ly hôn

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tác giả bản luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh luật, phương pháp thống kê, phương pháp xã hội học

6 Cơ cấu của luận văn

Để đạt được mục đích nghiên cứu, bản luận văn được trình bày theo kết cấu sau đây:

Phần mở đầu

Chương 1: Một số vấn đề lí luận về ly hôn

Chương 2: Căn cứ ly hôn theo Luật HN-GĐ năm 2014

Chương 3: Nhận xét, đánh giá điểm mới trong qui định về căn cứ ly hôn và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của căn cứ ly hôn

Kết luận

Trang 11

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ LY HÔN VÀ CĂN CỨ

LY HÔN

1.1 KHÁI NIỆM LY HÔN

1.1.1 Định nghĩa ly hôn

Từ điển Từ và ngữ Việt Nam định nghĩa: “Li hôn là vợ chồng bỏ nhau”

[17, tr 1057] Trong đời sống hằng ngày, ly hôn còn được gọi với những cách khác như: Li dị, rẫy vợ, bỏ vợ, để vợ Những từ này đều được dùng để chỉ việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, vợ chồng không còn chung sống với nhau, không còn thực hiện những quyền và nghĩa vụ vợ chồng với nhau

Xét về mặt xã hội, ly hôn là giải pháp để giải quyết tình trạng mâu

thuẫn trầm trọng của quan hệ vợ chồng Ly hôn là mặt trái, mặt bất thường nhưng không thể thiếu được khi những xung đột, mâu thuẫn, bế tắc trong quan hệ vợ chồng đã ở mức không thể điều hòa được, vợ chồng không thể tiếp tục chung sống Những xung đột, mâu thuẫn, bế tắc đó dẫn tới sự căng thẳng trong đời sống gia đình Ly hôn chính là giải pháp để giải phóng cho

vợ, chồng, các con và những thành viên khác trong gia đình ra khỏi tình trạng căng thẳng do mâu thuẫn vợ chồng gây ra Bên cạnh ý nghĩa tích cực thì ly hôn còn mang tới những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình và xã hội: sự li tán gia đình, phân chia tài sản, trẻ em thiếu sự chăm sóc, giáo dục trực tiếp và đầy

đủ của cha mẹ Hậu quả của ly hôn để lại cho gia đình và xã hội nhiều vấn đề cần phải giải quyết [51, tr 426-427]

Về mặt pháp lí, ly hôn là một sự kiện pháp lí làm chấm dứt quan hệ hôn

nhân Từ điển Luật học định nghĩa: “Li hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng” [53, tr 460] Đây là định nghĩa phản ánh quan điểm chung nhất của Nhà nước ta về ly hôn, tạo cơ sở lí luận cho việc xác định bản chất pháp lí

Trang 12

của ly hôn Do đó, cách giải thích này được sử dụng nhiều trong công tác nghiên cứu, giảng dạy khoa học luật và giải thích cho các đương sự có liên quan trong thực tiễn giải quyết các vụ việc ly hôn

Nếu như kết hôn là sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam nữ kết hôn và trao cho họ những quyền và nghĩa vụ pháp lí của

vợ chồng thì ly hôn chính là một trong những sự kiện pháp lí dẫn tới việc chấm dứt quan hệ đó Sau khi ly hôn, những quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa

vợ và chồng mặc nhiên chấm dứt Những quyền và nghĩa vụ pháp lí đó không chỉ là quyền và nghĩa vụ về nhân thân mà còn bao gồm những quyền và nghĩa

vụ về tài sản giữa vợ và chồng Bên cạnh đó, ly hôn còn làm thay đổi quan hệ gia đình giữa hai bên nam nữ ly hôn Về mặt pháp lí, họ không còn là thành viên trong gia đình của nhau nữa Mặt khác, nếu nói kết hôn làm phát sinh quan hệ vợ chồng trên cơ sở sự công nhận của xã hội mà đại diện là Nhà nước thì khi vợ chồng quyết định chấm dứt quan hệ đó cũng cần thiết phải có được

sự công nhận của Nhà nước

Từ những lí do đó, việc ly hôn không thể được thực hiện một cách tùy tiện mà cần phải có sự kiểm soát của Nhà nước để vừa đảm bảo được lợi ích chính đáng của vợ chồng, vừa hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của việc ly hôn tới gia đình và xã hội Khoản 14 Điều 3 Luật HN-GĐ năm 2014 qui định:

“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu

lực pháp luật của Tòa án” Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn là Tòa

án Tòa án nhân danh Nhà nước kiểm soát việc ly hôn thông qua hoạt động giải quyết các yêu cầu ly hôn Khi giải quyết yêu cầu ly hôn, Tòa án xem xét thực chất tình trạng quan hệ vợ chồng Nếu xét thấy quan hệ vợ chồng đã thực

sự tan vỡ, không thể hàn gắn thì Tòa án mới giải quyết cho vợ chồng ly hôn Phán quyết ly hôn của Tòa án được thể hiện dưới hai hình thức: Bản án hoặc quyết định Tuy Tòa án phải giải quyết việc ly hôn trên cơ sở thực chất mối

Trang 13

quan hệ vợ chồng nhưng việc đánh giá này trên thực tế rất khó khăn, phức tạp Các mâu thuẫn dẫn tới việc vợ chồng yêu cầu ly hôn trên thực tế rất đa dạng nên để đánh giá khách quan, chính xác quan hệ vợ chồng thì Tòa án phải điều tra, xác minh kỹ nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của vợ chồng Khi giải quyết yêu cầu ly hôn, Thẩm phán phải dựa trên cơ sở những căn cứ ly hôn do pháp luật qui định chứ không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm chủ quan của mình

Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa: Ly hôn là sự kiện pháp lí

làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa vợ và chồng theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án

1.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về ly hôn

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, hôn nhân (trong đó bao gồm cả ly hôn) là một hiện tượng xã hội, mang tính giai cấp sâu sắc C.Mác

viết: “Ly hôn chỉ là việc xác nhận một sự kiện: cuộc hôn nhân này là cuộc

hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài lừa dối Đương nhiên, không phải sự tùy tiện của nhà lập pháp, cũng không phải sự tùy tiện của những cá nhân, mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định được cuộc hôn nhân đã chết hoặc chưa chết, bởi vì, như mọi người đã biết, việc xác nhận sự kiện chết tùy thuộc vào thực chất của vấn đề, chứ không phải vào nguyện vọng của những bên hữu quan” [13, tr 234] Ly hôn là hiện tượng xã hội tồn

tại khách quan, khi việc tồn tại của quan hệ hôn nhân chỉ là hình thức thì ly hôn như một điều tất yếu

Hiện tượng ly hôn là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc Nhà nước vẫn luôn có và luôn cần những qui định để kiểm soát việc ly hôn

C.Mác nói: “Nếu như hôn nhân không phải cơ sở của gia đình, thì nó cũng sẽ

không phải là đối tượng của công việc lập pháp” [13, tr 232] và rằng: “Mọi

Trang 14

sự tan vỡ của hôn nhân đều là sự tan vỡ của gia đình” [13, tr 232] Gia đình

là tế bào của xã hội, gia đình mang những chức năng xã hội hết sức quan trọng Sự tan vỡ của gia đình tiềm ẩn những nguy cơ đến những bất ổn xã hội nên Nhà nước luôn phải kiểm soát vấn đề hôn nhân gia đình nói chung và vấn

đề ly hôn nói riêng Do đó, ở mỗi giai đoạn lịch sử, giai cấp thống trị thông qua Nhà nước luôn qui định chế độ hôn nhân phù hợp với ý chí của giai cấp mình Pháp luật của nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản thường quy định hoặc cấm vợ chồng ly hôn, hoặc đặt ra các điều kiện hạn chế quyền ly hôn của vợ chồng, hoặc quy định giải quyết ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình ở nước ta dưới thời phong kiến, thực dân đã thể hiện cụ thể luận điểm trên Dưới chế độ cũ, quyền yêu cầu ly hôn và các duyên cớ ly hôn theo luật định thường dựa trên quan hệ “bất bình đẳng” giữa vợ chồng [48, tr 250] Pháp luật xã hội chủ nghĩa thừa nhận

và bảo hộ quyền tự do hôn nhân trong đó có quyền tự do ly hôn của vợ chồng

V.I.Lênin đã khẳng định: “Người ta không thể là một người dân chủ và xã hội

chủ nghĩa nếu ngay từ bây giờ, không đòi quyền tự do ly hôn, vì thiếu quyền

ấy là một sự ức hiếp lớn đối với giới bị áp bức, đối với phụ nữ, tuy hoàn toàn chẳng khó khăn gì mà không hiểu được rằng khi ta thừa nhận cho phụ nữ được tự do bỏ chồng, thì không phải là ta khuyên tất cả họ bỏ chồng” [51,

tr.163] Việc ghi nhận và bảo hộ quyền tự do ly hôn của vợ chồng không có nghĩa nhà nước cho phép vợ chồng được tùy tiện ly hôn theo ý muốn của mình mà phải trên cơ sở thực trạng quan hệ vợ chồng Pháp luật qui định căn

cứ ly hôn không làm hạn chế quyền tự do ly hôn của vợ chồng mà nhằm đảm bảo bản chất của ly hôn là sự tan vỡ thực chất của quan hệ vợ chồng

1.1.3 Quyền yêu cầu ly hôn

Quyền ly hôn là quyền con người được Nhà nước ghi nhận tại Điều 36

Hiến pháp năm 2013: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn” Để hiện thực hóa

Trang 15

quyền ly hôn, Điều 42 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 qui định như sau:

“Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly

hôn” Theo qui định của BLDS năm 2005 thì quyền ly hôn là quyền dân sự

gắn liền với mỗi cá nhân, là quyền nhân thân của cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác (Điều 24 BLDS năm 2005) Cá nhân có quyền ly hôn nhưng việc ly hôn được thực hiện thông qua hoạt động của Tòa án Công dân thực hiện quyền ly hôn của mình thông qua hành vi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc ly hôn Nếu như nói quyền ly hôn là quyền được chấm dứt quan hệ hôn nhân thì quyền yêu cầu ly hôn chính là quyền thể hiện ý chí là mong muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền Quyền yêu cầu ly hôn phát sinh trên

cơ sở quyền ly hôn của cá nhân

Điều 42 BLDS năm 2005 qui định chủ thể có quyền yêu cầu ly hôn là

vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng Quan hệ hôn nhân phát sinh trên cơ sở sự tự

do ý chí của vợ và chồng nên việc chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng chỉ có thể xuất phát từ ý chí của vợ và chồng Hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình ở nước ta từ năm 1945 đến nay đều qui định chủ thể có quyền yêu cầu ly hôn là vợ, chồng hoặc cả hai người Qui định này hoàn toàn phù hợp với lí luận về quan hệ hôn nhân Tuy nhiên, Luật HN-GĐ năm 2014 có qui định một trường hợp ngoại lệ cho phép cha mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu ly hôn Điều 51 Luật HN-GĐ năm 2014 qui định cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng

do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng,

vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ Khoản 19 Điều 3 Luật HN-GĐ năm 2014 qui định về người thân

thích như sau: “Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng,

Trang 16

người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời”

Như vậy, người thân thích gồm: vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng

mẹ khác cha; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì; ông bà nội, ông bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu ruột Khi quy định về quyền yêu cầu ly hôn, khoản 2 Điều 51 Luật HN-GĐ năm 2014 đã tách cha mẹ ra khỏi những người thân thích khác nên có thể hiểu quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp này được ưu tiên trao cho cha, mẹ của

bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình

do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ

Cha mẹ, người thân thích khác của vợ chồng chỉ có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp đặc biệt là khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần

hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của

mình Qui định này giúp giải quyết được yêu cầu thực tế về việc bảo vệ

quyền, lợi ích của bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân

của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ Cần khẳng định rằng, Luật HN-

GĐ năm 2014 qui định cha, mẹ, người thân thích khác của vợ chồng có quyền yêu cầu ly hôn là một trường hợp ngoại lệ Bản chất của quyền yêu cầu ly hôn

là việc vợ, chồng trên cơ sở nhận thức về thực trạng quan hệ hôn nhân của mình, tự nguyện thể hiện ý chí muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng Việc trao quyền yêu cầu ly hôn cho cha, mẹ, người thân thích khác khi một bên vợ, chồng không thể nhận thức hoặc làm chủ hành vi đã bỏ qua ý chí tự nguyện của cả vợ và chồng khi giải quyết ly hôn Ý muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân

Trang 17

trong trường hợp này là ý muốn của cha mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng Tuy nhiên, sự thể hiện ý muốn đó là cần thiết để bảo vệ một

bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình khỏi bạo lực gia đình do chồng, vợ của

mình gây ra khi bên chồng, vợ đó không muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân

Vợ chồng bình đẳng về quyền yêu cầu ly hôn Trong suốt thời kì hôn nhân, vợ chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn như nhau, không ai được cưỡng

ép, lừa dối, cản trở vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng trong việc thực hiện quyền yêu cầu ly hôn Nhà nước tôn trọng quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ được qui định tại khoản 4 Điều 2 Luật HN-

GĐ năm 2014, và nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của xã hội, khoản 3 Điều 51 Luật HN-GĐ năm 2014 qui định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi Theo qui định này, người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn với tư cách nguyên đơn trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới mười hai tháng tuổi Việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn này sẽ chấm dứt khi người vợ đã qua thời kì mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi Như vậy, trong trường hợp người vợ đã bị sảy thai thì quyền yêu cầu ly hôn của người chồng được phục hồi Qui định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn tại khoản 3 Điều 51 Luật HN-GĐ năm 2014 chỉ đặt ra đối với người chồng mà không áp dụng đối với người vợ Trong thời gian người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu xét thấy mâu thuẫn vợ chồng đã sâu sắc, mục đích của hôn nhân không đạt được, việc tiếp tục duy trì hôn nhân sẽ gây bất lợi cho quyền lợi của người vợ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người vợ, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh mà người vợ có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lí giải quyết vụ kiện theo thủ tục chung Đây là

Trang 18

một trong những qui định thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của pháp luật hôn nhân và gia đình Quyền lợi của trẻ em và phụ nữ có thai được pháp luật tôn trọng, đề cao và bảo vệ chặt chẽ

Cần lưu ý rằng, khi vợ, chồng không thể bộc lộ ý chí do bị bệnh tâm

thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của

mình dẫn tới việc được xác định mà mất năng lực hành vi dân sự thì người

vợ, chồng đó cũng không thể thực hiện quyền yêu cầu ly hôn Trường hợp này không được coi là hạn chế quyền yêu cầu ly hôn vì đây là trường hợp mà bản thân người mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng tự thực hiện quyền của mình

1.2 KHÁI NIỆM CĂN CỨ LY HÔN

1.2.1 Định nghĩa căn cứ ly hôn

Từ điển Từ và ngữ Việt Nam định nghĩa: “Căn cứ là cái làm chỗ dựa,

làm cơ sở để lập luận” [17, tr 243] Ly hôn được hiểu là sự tan vỡ của quan

hệ vợ chồng Như vậy, căn cứ ly hôn có thể hiểu là điều có thể dựa vào làm

cơ sở để xác định quan hệ vợ chồng đã tan vỡ Những căn cứ này do Nhà nước xác định nhằm kiểm soát việc ly hôn được thực hiện một cách đúng đắn, khách quan, phù hợp với thực trạng quan hệ vợ chồng

Nhà nước công nhận quyền tự do ly hôn không đồng nghĩa với việc giải quyết ly hôn một cách tùy tiện theo ý chí của vợ, chồng, cả hai vợ chồng hay ý chí của bất kì chủ thể nào khác Việc ly hôn không chỉ ảnh hưởng tới quyền lợi của vợ chồng mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi của con cái, các thành viên khác trong gia đình và cả xã hội Vì thế, nhà nước cần kiểm soát việc ly hôn để đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả những chủ thể trên thông qua pháp luật

Trang 19

C.Mác viết: “Về mặt hôn nhân, nhà lập pháp chỉ có thể xác định những

điều kiện trong đó hôn nhân được phép tan vỡ, nghĩa là trong đó, về thực chất, hôn nhân tự nó đã bị phá vỡ rồi Việc Tòa án cho phép phá bỏ hôn nhân chỉ có thể là việc ghi biên bản sự tan rã bên trong của nó Quan điểm của nhà lập pháp là quan điểm của tính tất yếu” [13, tr.234 - 235] Khi căn cứ ly hôn

theo luật định đảm bảo được “tính tất yếu” của sự việc, xã hội sẽ vận động

theo hướng thuận chiều theo hướng tích cực Ngược lại, khi căn cứ ly hôn đi

ngược lại với “tính tất yếu” của sự việc, áp đặt ý chí của con người vào sự

việc, xã hội sẽ vận động ngược chiều theo hướng tiêu cực Như vậy, căn cứ ly hôn được qui định trong hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình tiến bộ phải được xây dựng trên cơ sở tôn trong sự tồn tại khách quan của ly hôn Căn cứ

ly hôn đó phải là thành tựu nghiên cứu của nhà lập pháp khi nghiên cứu hiện tượng phản ánh bản chất quan hệ hôn nhân tan vỡ (quan hệ biện chứng giữa hiện tượng và bản chất) Những hiện tượng ấy phải có mối quan hệ biện chứng với bản chất tan vỡ của quan hệ hôn, phản ánh bản chất của ly hôn Bản chất quan hệ hôn nhân tan vỡ bộc lộ ra bên ngoài bằng nhiều hiện tượng khác nhau, mỗi hiện tượng chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản chất Thực tế, biểu hiện ra bên ngoài của quan hệ vợ chồng tan vỡ cũng rất đa dạng nên cần căn cứ vào nhiều biểu hiện khác nhau để nhận thức đúng đắn tình trạng của quan hệ vợ chồng Nói cách khác, căn cứ ly hôn được pháp luật qui định phải

là tổng hợp những hiện tượng phản ánh bản chất quan hệ vợ chồng thực sự tan vỡ

Pháp luật tư sản cho rằng hôn nhân thực chất là một “hợp đồng” do hai bên nam nữ tự do, tự nguyện xác lập Vậy nên căn cứ ly hôn cũng tương tự như căn cứ chấm dứt hợp đồng là dựa vào yếu tố “lỗi” và dựa vào ý chí của hai bên vợ và chồng [52, tr 446] Vì lẽ đó, những căn cứ ly hôn này chỉ mang

Trang 20

tính hình thức, phản ánh một cách phiến diện một mặt nào đó trong quan hệ

vợ chồng chứ không phản ánh toàn diện bản chất thực sự của hôn nhân

Quan điểm của nhà nước xã hội chủ nghĩa là giải quyết ly hôn dựa vào thực chất của quan hệ vợ chồng, trên cơ sở đánh giá một cách khách quan Những căn cứ pháp lí về ly hôn được qui định trong Luật hôn nhân và gia đình phản ánh bản chất của hôn nhân đã tan vỡ, nghĩa là hôn nhân đã “chết” Tòa án phải giải quyết yêu cầu ly hôn trên cơ sở những dấu hiệu được qui định ở căn cứ pháp lí để xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện bản chất thực sự của tình trạng hôn nhân: quan hệ vợ chồng đã không thể tồn tại nữa

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa căn cứ ly hôn như

sau: Căn cứ ly hôn là những tình tiết, điều kiện do pháp luật qui định mà khi

có những tình tiết, điều kiện đó thì Tòa án mới ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc ra bản án ly hôn

1.2.2 Căn cứ ly hôn theo pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ

Quan điểm của Việt Nam về căn cứ ly hôn thay đổi qua từng thời kì nên qui định về căn cứ ly hôn ở mỗi thời kì cũng khác nhau

1.2.2.1 Thời kỳ phong kiến

Pháp luật phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng chủ yếu từ tư tưởng triết học Nho giáo, Phật giáo cùng với các phong tục tập quán, đạo đức Ly hôn là biện pháp chấm dứt quan hệ vợ chồng được thừa nhận từ rất sớm trong các bộ luật từ thời phong kiến Việt Nam như luật Hồng Đức (hay còn gọi là

Bộ Quốc triều hình luật) được ban hành dưới triều đại vua Lê Thánh Tông và

Bộ luật Gia Long (hay còn gọi là Hoàng Việt Luật Lệ) được ban hành dưới triều vua Gia Long Các căn cứ ly hôn thời kỳ này thường được biết đến dưới dạng “duyên cớ ly hôn” hay “các trường hợp ly hôn” Duyên cớ ly hôn trong pháp luật phong kiến thể hiện sự bất bình đẳng rõ nét nhằm bảo vệ quyền lợi

Trang 21

gia đình, gia tộc hơn là quyền lợi cá nhân Duyên cớ ly hôn thời kì này gồm: rẫy vợ, hai bên thỏa thuận và trường hợp khác

Rẫy vợ là việc người chồng đơn phương bỏ vợ Đoạn 164 luật Hồng Đức và Điều 108 Bộ luật Gia Long đều qui định người chồng có quyền bỏ vợ

khi vợ phạm vào tội thất xuất – bảy lỗi của người vợ như sau: Vô tử (không

có con), đố kị (ghen tuông), dâm dật (người vợ có hành vi lẳng lơ, dâm đãng), không kính trọng bố mẹ chồng, bất hòa (không hòa thuận với anh em), trộm cắp (không bỏ vợ thì vạ lây đến nhà chồng), ác tật (bị bệnh phong hủi)

Những duyên cớ này qui vào lỗi của người vợ nhưng không áp dụng đối với người chồng Tuy nhiên, pháp luật phong kiến cũng qui định chế độ

“tam bất khứ” để bảo vệ người phụ nữ: người chồng không được bỏ vợ cho

dù vợ phạm thất xuất trong trường hợp khi lấy nhau vợ chồng nghèo nhưng

về sau giàu có, hoặc khi vợ đã để tang nhà chồng ba năm, hoặc khi lấy nhau

vợ còn bà con họ hàng nhưng khi bỏ nhau vợ không còn nơi nương tựa Qui định này thể hiện sự quan tâm tới số phận người phụ nữ, cũng thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam Qui định này xuất phát từ truyền thống

về tình nghĩa vợ chồng phù hợp với đạo lí của người Việt Nam, bảo vệ những quyền lợi cơ bản tối thiểu cho người vợ

Pháp luật phong kiến qui định khi vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng thì bắt buộc phải ly hôn Như vậy, việc bắt buộc ly hôn được coi là hình phạt cho những hành vi vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng

Điều 308 luật Hồng Đức qui định: “phàm người chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng

không đi lại thì mất vợ (vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng) Nếu vợ đã có con thì cho hạn 1 năm Vì việc quan phải đi xa thì không theo luật này Nếu đã bỏ vợ, mà lại ngăn cản người khác lấy vợ mình, thì phải tại biếm” Điều 108 Bộ luật Gia Long thì qui định khi vợ chồng phạm phải điều

Trang 22

“nghĩa tuyệt” thì buộc phải ly hôn “Nghĩa tuyệt” có thể do lỗi của vợ (mưu

sát chồng), lỗi của người chồng (chồng bán vợ) hoặc là lỗi của hai vợ chồng Riêng trường hợp vợ phạm phải nghĩa tuyệt mà chồng không bỏ thì chồng cũng bị phạt 80 trượng Bộ luật Hồng Đức coi các trường hợp thất xuất đồng thời là các trường hợp của nghĩa tuyệt (ân nghĩa vợ chồng bị đoạn tuyệt), bắt người chồng phải bỏ vợ nếu người vợ phạm phải bảy trường hợp trên Trong khi đó, Bộ luật Gia Long phân biệt rạch ròi giữa thất xuất và nghĩa tuyệt Tuy phạm phải một trong các trường hợp của thuất xuất nhưng nếu người vợ ở trong trường hợp tam bất khứ (ba trường hợp người chồng không thể bỏ vợ được) thì người chồng không được phép bỏ vợ

Pháp luật phong kiến cho phép vợ chồng thỏa thuận ly hôn trong trường hợp không hợp tính tình Tuy nhiên, do chế độ gia trưởng dưới thời Nguyễn nên vai trò của người đàn ông hoàn toàn áp đảo vai trò của người phụ

nữ cả trong quan hệ hôn nhân và quan hệ xã hội, vị trí của vợ và chồng không ngang bằng, ly hôn do sự thuận tình, một giao dịch đòi hỏi vợ chồng đều có quyền bày tỏ ý chí trở thành một chế định không thích hợp với tư duy pháp lí thời kỳ này Nói cách khác, trong hệ thống pháp luật dưới chế độ phụ quyền, hầu hết các trường hợp thuận tình ly hôn về thực chất là các trường hợp ly hôn theo sáng kiến của người chồng, người vợ chỉ chấp nhận hoặc cam chịu [30, tr 299]

Như vậy, các căn cứ ly hôn thời kì này được xây dựng dựa trên lỗi của

vợ chồng mà chủ yếu là dựa vào lỗi của người vợ Quyền tự do ly hôn của vợ chồng cũng không được đảm bảo khi pháp luật qui định một số trường hợp bắt buộc vợ chồng phải ly hôn mà bỏ qua ý chí của vợ chồng Nhà nước đã can thiệp quá sâu vào quan hệ hôn nhân của vợ chồng, coi ly hôn như một chế tài áp dụng đối với vợ chồng khi vợ chồng có “lỗi” Căn cứ ly hôn thời kì này thể hiện rõ sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân Qua

Trang 23

đó cho thấy địa vị thấp kém của người phụ nữ trong xã hội và gia đình phong kiến

1.2.2.2 Thời kỳ Pháp thuộc (từ năm 1858 đến trước năm 1945)

Từ năm 1858 đến trước năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến dưới ách thống trị của thực dân Pháp Thời kì này, thực dân Pháp chia nước ta thành ba miền, mỗi miền áp dụng một bộ dân luật để điều

chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình Ở Bắc Kì áp dụng Bộ dân luật năm 1931,

ở Trung Kì áp dụng Bộ dân luật năm 1936, ở Nam Kì áp dụng Bộ dân luật

giản yếu năm 1883 Nội dung và kĩ thuật lập pháp của ba bộ dân luật này vừa

chịu ảnh hưởng sâu sắc của Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp (1804) (còn gọi là

Bộ luật Napôlêông), vừa thể hiện quan điểm lạc hậu của giai cấp phong kiến Việt Nam

Bộ dân luật Bắc Kì và Trung Kì qui định căn cứ ly hôn dựa vào lỗi của

vợ, chồng Hai bộ luật này qui định những duyên cớ ly hôn riêng cho người chồng (dựa vào lỗi của vợ), những duyên cớ ly hôn cho người vợ (dựa vào lỗi của người chồng) và những duyên cớ ly hôn chung cho cả hai vợ chồng

Điều 118 Bộ dân luật Bắc Kì và Điều 117 Bộ dân luật Trung Kì qui định duyên cớ ly hôn của người chồng là những lỗi của vợ như sau: Vợ phạm gian; vợ bỏ nhà chồng mà đi, tuy đã buộc về mà không về; vợ thứ đánh chửi, bạo hành vợ chính

Điều 119 Bộ dân luật Bắc Kì và Điều 118 Bộ dân luật Trung Kì qui định duyên cớ ly hôn của người vợ khi người chồng có những lỗi sau: Người chồng không thi hành nghĩa vụ nuôi nấng vợ con tùy theo kế sinh nhai; người chồng bỏ nhà đi quá hai năm (theo Bộ dân luật Bắc Kì) và quá một năm (theo

Bộ dân luật Trung Kì) mà không có duyên cớ chính đáng và không cấp dưỡng

Trang 24

cho vợ con; hoặc chồng không có lí do chính đáng mà đuổi vợ ra khỏi nhà mình; chồng làm trái trật tự vợ chính, vợ thứ

Cả hai vợ chồng có thể xin ly hôn khi có những duyên cớ qui định tại Điều 120 Bộ dân luật Bắc Kì và Điều 119 Bộ dân luật Trung Kì như sau: Bên

nọ quá hà khắc, hành hạ, chửi rủa thậm tệ đối với bên kia, hoặc với tổ phụ bên kia; một bên can án trọng tội; một bên vô hạnh làm nhơ nhuốc đến nỗi bên kia không thể ở chung được; vì một bên tâm thần mà ai cũng biết hoặc phải ở suốt đời trong bệnh viện

Tại Nam Kì, Bộ dân luật giản yếu Nam Kì năm 1883 qui định quyền ly hôn chỉ do người chồng quyết định và quyền ly hôn này được hạn chế bởi chế

độ “tam bất khứ” kế thừa từ cổ luật phong kiến Việt Nam, còn người vợ thì

không có quyền yêu cầu ly hôn Ngoài ra, luật còn ghi nhận quyền xin ly hôn

trong trường hợp chồng bỏ lửng vợ: “Nếu chồng vô cớ 5 tháng không về với

vợ thì người vợ có quyền đi tố cáo và người chồng sẽ bị mất vợ, nếu họ đã có con cái với nhau thì cho thời hạn đó là một năm…” (Bộ dân luật giản yếu

Nam Kì năm 1883, thiên thứ VI) Qui định này thể hiện rõ trách nhiệm của người chồng, thể hiện sự kế thừa pháp luật phong kiến nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ, ràng buộc nghĩa vụ của người chồng đối với gia đình Qui định này tương đối tiến bộ, có ý nghĩa giúp giải thoát cho người vợ, bảo vệ quyền lợi cho người vợ trong chừng mực nhất định

Pháp luật qui định về căn cứ ly hôn thời kì này vừa có sự kế thừa pháp luật phong kiến trên cơ sở những phong tục tập quán thời kì trước, vừa có sự tiếp thu kỹ thuật lập pháp của pháp luật Pháp, phản ánh những đặc điểm kinh

tế, văn hóa, xã hội và quyền lợi giai cấp Nhìn chung vẫn duy trì chế độ bất bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng, củng cố quyền của người gia trưởng, qui định nhiều căn cứ để người chồng có quyền yêu cầu ly hôn hơn

Trang 25

người vợ Căn cứ ly hôn thời kì này vẫn được qui định dựa vào lỗi của vợ chồng, không dựa vào bản chất của quan hệ vợ chồng

1.2.2.3 Căn cứ ly hôn trong thời kì cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (từ năm 1945 đến năm 1954)

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, từ năm 1945 đến 1950, do điều kiện lịch sử nên Nhà nước ta chưa ban hành ngay luật cụ thể thể điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (Sắc lệnh số 47) cho phép tạm thời áp dụng những qui định trong pháp luật cũ có chọn lọc, theo nguyên tắc không trái với lợi ích của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và lợi ích của nhân dân lao động Đến ngày 17/11/1950, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 159/SL qui định về vấn đề ly hôn (Sắc lệnh số 159),

trong đó đã xóa bỏ sự bất bình đẳng về các duyên cớ ly hôn Điều 2 Sắc lệnh

159 qui định Toà án có thể cho phép vợ hoặc chồng ly hôn trong những trường hợp sau: Ngoại tình; một bên can án phạt giam; một bên mắc bệnh điên hoặc một bệnh khó chữa khỏi; một bên bỏ nhà đi quá hai năm không có duyên cớ chính đáng; vợ chồng tính tình không được hoặc đối xử với nhau

đến nổi không thể sống chung được

Sắc lệnh số 159 đã xóa bỏ những duyên cớ ly hôn dựa trên lỗi của mỗi bên vợ chồng mà qui định duyên cớ ly hôn áp dụng chung cho cả vợ và chồng Bên cạnh việc qui định duyên cớ ly hôn dựa vào yếu tố lỗi thì Sắc lệnh

số 159 đã hướng tới căn cứ vào thực chất quan hệ vợ chồng Điều này được thể hiện qua duyên cớ ly hôn qui định tại khoản 5 Điều 2 Sắc lệnh số 159:

“Vợ chồng tính tình không hợp hoặc đối xử với nhau đến nỗi không thể sống

chung được” Thực tế vợ chồng chung sống với nhau mà tính cách không

hợp, luôn có những mâu thuẫn, bất đồng thì khó có thể duy trì đời sống

Trang 26

chung Trong trường hợp này thì ly hôn chính là giải pháp để giải phóng cho

vợ chồng khỏi cuộc hôn nhân đã tan vỡ

Cả hai Sắc lệnh số 47 và Sắc lệnh số 159 đã góp phần không nhỏ vào việc xóa bỏ chế độ hôn nhân phong kiến, đề ra một số nguyên tắc chung, giải phóng phụ nữ khỏi vị thế bất bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng, thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Nội dung của hai sắc lệnh này đã thể hiện tính dân chủ và tiến

bộ của một nền pháp chế mới Tuy nhiên, căn cứ ly hôn thời kì này vẫn được qui định chủ yếu dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ chồng mà chưa hoàn toàn dựa trên bản chất của quan hệ vợ chồng

1.2.2.4 Căn cứ ly hôn thời kì từ năm 1954 đến trước năm 1975

Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, do đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau nên ở mỗi miền có một hệ thống pháp luật khác nhau

Ở miền Bắc, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 (còn gọi là Đạo luật

số 13 về Hôn nhân và gia đình) được Quốc hội khóa I thông qua ngày 29/12/1959 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 13/01/1960 Lần đầu tiên, tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, căn cứ ly hôn được qui định dựa trên bản chất của quan hệ vợ chồng

Điều 25 Luật HN-GĐ năm 1959 qui định về căn cứ ly hôn trong trường

hợp thuận tình ly hôn như sau: “Khi hai bên vợ chồng xin thuận tình ly hôn,

thì sau khi điều tra, nếu xét đúng là hai bên tự nguyện xin ly hôn, Toà án

nhân dân sẽ công nhận việc thuận tình ly hôn”

Điều 26 Luật HN-GĐ năm 1959 qui định trường hợp ly hôn theo yêu

cầu của một bên như sau:“Khi một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, cơ quan có

thẩm quyền sẽ điều tra và hoà giải Hoà giải không được, Toà án nhân dân sẽ

Trang 27

xét xử Nếu tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì Toà án nhân dân sẽ cho ly hôn”

Ở miền Nam, chế độ hôn nhân và gia đình giai đoạn này được qui định

trong ba văn bản: Luật gia đình ngày 02/01/1959 (luật số 1 – 59) dưới chế độ Ngô Đình Diệm; Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng dưới chế độ Nguyễn Khánh; Bộ dân luật ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu Những văn bản này đều qui định căn cứ ly hôn trên cơ sở “lỗi” của vợ chồng, đặc biệt Luật gia đình dưới chế độ Ngô Đình Diệm đã cấm vợ chồng ly hôn (Điều 55)

Sắc luật số 15/64 dưới chế độ Nguyễn Khánh và Bộ dân luật dưới chế

độ Nguyễn Văn Thiệu qui định căn cứ ly hôn dựa trên những “lỗi” sau:

- Vì sự ngoại tình của người phối ngẫu;

- Vì người phối ngẫu bị kết án trọng hình về thường tội;

- Vì sự ngược đãi, bạo hành hay nhục mạ, có tính cách thậm từ và tái diễn khiến vợ chồng không thể ăn ở với nhau nữa

Như vậy, ở giai đoạn này, căn cứ ly hôn ở hai miền được qui định hoàn toàn khác nhau do sự khác nhau về chế độ chính trị Miền Bắc trong hoàn cảnh cải cách xây dựng xã hội chủ nghĩa qui định căn cứ ly hôn dựa vào thực trạng quan hệ vợ chồng phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin Miền Nam dưới chế độ thực dân nửa phong kiến vẫn chịu ảnh hưởng của pháp luật tư sản, qui định căn cứ li hôn dựa vào yếu tố “lỗi”, đánh giá tình trạng hôn nhân qua biểu hiện bề ngoài của nó

1.2.2.5 Căn cứ ly hôn thời kì từ năm 1975 đến nay

Từ năm 1975, cả nước thống nhất, Luật HN-GĐ năm 1959 được áp dụng trong phạm vi cả nước theo Nghị quyết số 76/CP ngày 25/3/1977 của Hội đồng Chính phủ Để phù hợp với tình hình mới của đất nước ở mỗi giai

Trang 28

đoạn, Quốc hội đã ban hành các văn bản Luật GĐ năm 1986, Luật

HN-GĐ năm 2000 và Luật HN-HN-GĐ năm 2014 Các văn bản này đều kế thừa tinh thần của Luật HN-GĐ năm 1959 là qui định về căn cứ ly hôn dựa vào bản chất quan hệ vợ chồng

Điều 40 Luật HN-GĐ năm 1986 qui định về căn cứ ly hôn như sau:

“Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không

thành và nếu xét đúng là hai bên thật sự tự nguyện ly hôn, thì Toà án nhân dân công nhận cho thuận tình ly hôn

Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành thì Toà án nhân dân xét xử Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án nhân dân xử cho ly hôn”

Kế thừa tinh thần Luật HN-GĐ năm 1986, Luật HN-GĐ năm 2000 không tách biệt căn cứ ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn và trường hợp ly hôn theo yêu cầu một bên mà qui định căn cứ áp dụng chung cho cả hai trường hợp tại Điều 89 như sau:

“1 Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn

2 Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”

Việc qui định căn cứ ly hôn vẫn tiếp tục dựa vào thực trạng quan hệ vợ chồng giống như qui định tại Luật HN-GĐ năm 1959 Luật HN-GĐ năm

2000 đã kế thừa, phát triển, mở rộng và cụ thể hóa, chi tiết hóa những qui định của Luật HN-GĐ trước đó nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế đời sống hôn

Trang 29

nhân và gia đình trong hoàn cảnh điều kiện kinh tế xã hội có sự thay đổi Luật HN-GĐ năm 2000 đã bổ sung thêm trường hợp một bên vợ, chồng mất tích so với Luật HN-GĐ năm 1986 Căn cứ ly hôn theo Luật HN-GĐ năm 1986 và Luật HN-GĐ năm 2000 phản ánh đúng bản chất của ly hôn, qui định bao quát được các trường hợp ly hôn, đảm bảo định hướng nhận thức cho người dân và

cả người thực thi pháp luật về vấn đề ly hôn

Có thể thấy, khi xây dựng chế định ly hôn, Nhà nước Việt Nam đã tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênnin, coi ly hôn là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc Nhà nước tôn trọng quyền tự do ly hôn của cá nhân đồng thời cũng thực hiện kiểm soát việc ly hôn thông qua việc qui định những điều kiện, căn cứ để được phép chấm dứt quan hệ hôn nhân Nhà nước qui định căn cứ ly hôn thật sự khoa học, là biện pháp hữu hiệu củng cố các quan hệ gia đình, bảo vệ lợi ích chính đáng của các đương sự, ý chí của vợ chồng không phải là điều kiện quyết định để phá bỏ hôn nhân mà việc giải quyết ly hôn phải căn cứ vào điều kiện (căn cứ pháp lí về ly hôn) được qui định trong luật hôn nhân và gia đình [49, tr 255 - 256] Căn cứ để giải quyết

ly hôn là thực trạng quan hệ hôn nhân đã tan vỡ

Sự tan vỡ của quan hệ hôn nhân là căn cứ ly hôn trong các văn bản Luật HN-GĐ được qui định thông qua việc mô tả khái quát bản chất tan vỡ

mà không đi vào liệt kê cụ thể những trường hợp nào thì quan hệ hôn nhân tan vỡ Việc không liệt kê những trường hợp ly hôn cụ thể phản ánh đòi hỏi phải xem xét thực chất quan hệ vợ chồng chứ không thể chỉ nhìn vào hình thức bên ngoài để đánh giá

Trước Luật HN-GĐ năm 2014, Nhà nước Việt Nam qui định căn cứ ly hôn cũng không dựa vào yếu tố “lỗi” bởi nhà nước ta quan niệm ly hôn không phải và không thể là chế tài đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng

Trang 30

Ly hôn là sự tan vỡ của quan hệ vợ chồng và căn cứ ly hôn là dấu hiệu phản ánh hiện tượng xã hội tồn tại khách quan đó chứ không phải là cái quyết định

sự tan vỡ của quan hệ vợ chồng Ly hôn cũng không phải là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

Luật HN-GĐ năm 2000 qui định về căn cứ ly hôn dựa vào thực trạng quan hệ hôn nhân, không dựa vào yếu tố “lỗi” của vợ chồng trong việc làm phát sinh mâu thuẫn dẫn tới ly hôn Ưu điểm của cách qui định này là phản ánh chính xác bản chất của ly hôn Nhược điểm của nó là cách xác định căn

cứ ly hôn còn định tính, trừu tượng, khó xác định Điều đó đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đề nghị giải quyết cho ly hôn Trong quá trình giải quyết vụ việc về ly hôn, Tòa án áp dụng căn cứ cho ly hôn tại Điều

89 Luật HN-GĐ đã gặp phải nhiều vướng mắc, quan điểm khác nhau giữa các cấp sơ thẩm và phúc thẩm về cách hiểu thế nào là “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” dù vấn đề này đã được hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP Do đó, nhiều bản án, quyết định của Tòa án cấp

sơ thẩm đã bị sửa, hủy do cách hiểu khác nhau, thậm chí có những Tòa án căn

cứ vào lí do một trong hai bên không có khả năng sinh con để cho ly hôn [48]

Việc qui định căn cứ ly hôn chỉ dựa trên thực trạng quan hệ vợ chồng

mà không dựa vào yếu tố “lỗi” thể hiện quan điểm của Nhà nước là không coi hôn nhân là một hợp đồng Tuy nhiên, cách qui định này có nhược điểm là đã xem nhẹ trách nhiệm của hai bên vợ chồng đối với sự tan vỡ đó Bởi lẽ, sau khi kết hôn, cả hai bên vợ chồng đều phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ quan

hệ vợ chồng thông qua việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ của vợ chồng Qui định căn cứ ly hôn không xét tới yếu tố “lỗi” dẫn tới việc trách nhiệm của người vi phạm quyền, nghĩa vụ trong hôn nhân không được xác định rõ ràng trong luật Do đó, yếu tố “lỗi” cần được đặt ra để xem xét với ý nghĩa là căn

cứ để đánh giá trách nhiệm của mỗi bên vợ chồng đối với sự tan vỡ của quan

Trang 31

hệ hôn nhân chứ ly hôn không phải là chế tài đối với người vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân

Để khắc phục những bất cập nêu trên, ngày 19/6/2014, Quốc hội đã thông qua Luật HN-GĐ năm 2014 thay thế Luật HN-GĐ năm 2000 kể từ ngày 01/01/2015 với những sửa đổi cơ bản trong qui định về căn cứ ly hôn Luật HN-GĐ năm 2014 đã tách biệt căn cứ ly hôn áp dụng cho trường hợp thuận tình ly hôn (Điều 55) và ly hôn theo yêu cầu một bên (Điều 56) Cùng với đó là sự thay đổi về nội dung căn cứ ly hôn trong mỗi trường hợp ly hôn

Trang 32

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CƠ BẢN CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VÀ KIẾN NGHỊ

Khác với Luật HN-GĐ năm 2000, Luật HN-GĐ năm 2014 không qui định căn cứ ly hôn áp dụng chung cho tất cả các trường hợp mà qui định những căn cứ ly hôn riêng cho từng trường hợp chủ thể yêu cầu ly hôn

2.1 VỢ CHỒNG THỰC SỰ TỰ NGUYỆN LY HÔN (ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP THUẬN TÌNH LY HÔN)

Điều 55 Luật HN-GĐ năm 2014 qui định về thuận tình ly hôn như sau:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật

sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ

và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn” Theo qui định này thì vợ chồng

được coi là thuận tình ly hôn nếu thỏa mãn căn cứ “hai bên vợ chồng thật sự

tự nguyện ly hôn” Căn cứ này được thể hiện qua hai khía cạnh sau:

- Vợ chồng cùng thể hiện ý chí là mong muốn được ly hôn;

- Sự thể hiện ý chí phải thống nhất với ý chí của hai bên vợ chồng

2.1.1 Vợ chồng cùng thể hiện ý chí là mong muốn ly hôn

Đối với trường hợp thuận tình ly hôn thì yếu tố “ý chí” của hai bên vợ chồng là yếu tố quan trọng nhất Thuận tình ly hôn phải là sự tự nguyện ý chí của cả hai vợ chồng Khác với ly hôn theo yêu cầu của một bên, thuận tình ly hôn là việc cả hai bên vợ chồng cùng chung ý chí mong muốn chấm dứt quan

hệ hôn nhân Khi sự tự nguyện ly hôn chỉ là ý chí của một bên thì sự tự nguyện đó không phải là căn cứ để xem xét thuận tình ly hôn Hai bên vợ chồng cùng thể hiện ý chí muốn ly hôn vào cùng một thời điểm và được thể

Trang 33

hiện bằng đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn Đây chính là đặc trưng

để phân biệt với trường hợp ly hôn theo yêu cầu một bên Với thuận tình ly hôn, hai bên vợ chồng đều cùng chung quan điểm cho rằng quan hệ hôn nhân giữa họ đã tan vỡ, họ không muốn tiếp tục chung sống như vợ chồng được nữa Tòa án xem xét ý chí của vợ chồng trong suốt quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn nên nếu sự đồng thuận về ý chí muốn ly hôn không tồn tại trong suốt quá trình Tòa án giải quyết việc ly hôn thì yêu cầu ly hôn của vợ chồng không được công nhận là thuận tình ly hôn Như vậy, có sự khác nhau giữa căn cứ áp dụng thủ tục thuận tình ly hôn theo qui định của Bộ luật tố tụng dân

sự năm 2009 (BLTTDS) và căn cứ để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn Để xem xét áp dụng thủ tục thuận tình ly hôn, Tòa án chỉ căn cứ vào sự đồng thuận ý chí của vợ chồng vào thời điểm nộp đơn yêu cầu ly hôn Tuy nhiên,

để Tòa án công nhận cho vợ chồng thuận tình ly hôn thì sự đồng thuận ý chí của vợ chồng phải thống nhất từ thời điểm nộp đơn cho đến hết quá trình giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là vì ý chí của con người là yếu tố bất định, luôn có khả năng thay đổi Quan hệ vợ chồng trước khi là một quan hệ pháp lý thì nó đã là một quan hệ tình cảm, do đó, nó luôn có khả năng thay đổi trong quá trình Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn Căn cứ vào bản chất của ly hôn, việc ly hôn không thể nhằm thỏa mãn ý muốn nhất thời của vợ chồng mà phải dựa vào ý chí thật sự của vợ chồng Ý chí thật sự này được biểu hiện qua sự thể hiện ý chí muốn ly hôn một cách ổn định và thống nhất trong suốt quá trình Tòa án xem xét giải quyết việc ly hôn Trong quá trình giải quyết ly hôn, nếu một trong hai bên vợ hoặc chồng có sự thay đổi ý kiến, không muốn ly hôn nữa thì Tòa án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị quyết

số 03/2012/NQ – HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 03/12/2012 Theo đó, nếu một hoặc các bên yêu cầu thuận tình

Trang 34

ly hôn thay đổi sự thoả thuận (một phần hoặc toàn bộ), nhưng không thoả thuận được về vấn đề đã được thoả thuận trước đó và có tranh chấp, thì được coi như đương sự rút đơn yêu cầu Toà án căn cứ vào Điều 311 và điểm c khoản 1 Điều 192 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự Trong trường hợp này Toà án cần giải thích cho đương sự không rút đơn yêu cầu biết nếu họ vẫn có yêu cầu Toà án giải quyết, thì phải khởi kiện vụ án dân

sự theo thủ tục chung

Ý chí tự nguyện ly hôn phải do chính vợ và chồng tự mình thể hiện vì đây là quyền gắn liền với nhân thân của vợ chồng Muốn thể hiện ý chí tự nguyện của mình, trước tiên vợ chồng cần có khả năng thể hiện ý chí, nghĩa là

vợ chồng cần có năng lực hành vi dân sự Khi xem xét giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn, nếu Tòa án nhận thấy một bên vợ hoặc chồng hoặc cả hai

vợ chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì không thể công nhận ý chí của bên vợ, chồng đó Thực tế có những trường hợp mà một bên vợ hoặc chồng không có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình nhưng lại không được Tòa

án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự do không có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan theo qui định tại khoản 1 Điều 22 BLDS năm 2005 Trong những trường hợp này, để đảm bảo giải quyết đúng đắn vụ việc, Tòa án cần xuất phát từ yêu cầu mong muốn ly hôn phải là ý chí thực sự của vợ chồng để không công nhận thuận tình ly hôn Tuy nhiên, để có thể nhận ra một bên vợ chồng không có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi trên thực

tế lại không dễ dàng khi bên vợ hoặc chồng còn lại muốn giấu giếm điều này nhằm đạt được những lợi ích nhất định

Đối với trường hợp người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo qui định tại khoản 3 Điều 51 Luật HN-GĐ năm 2014, có hai luồng quan điểm khác nhau về quyền thuận tình ly hôn của người chồng Luồng ý kiến thứ nhất

Trang 35

cho rằng: Để xem xét ý chí tự nguyện của vợ, chồng thì cả hai vợ chồng đều phải có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn theo qui định tại Điều 51 Luật HN-

GĐ năm 2014 Vậy nên, trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì vợ chồng không thể thuận tình ly hôn vì người chồng không có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn Luồng ý kiến thứ hai cho rằng trong trường hợp người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo khoản 3 Điều 51 Luật HN-GĐ năm 2014 thì người chồng vẫn có quyền thể hiện ý chí đồng thuận với mong muốn ly hôn của người vợ khi người vợ là người làm đơn yêu cầu ly hôn Bởi lẽ, như đã phân tích ở mục 1.1.3, mục đích của việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi là nhằm bảo

vệ bà mẹ và trẻ em, bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi Tuy nhiên, khi người

vợ đã thể hiện mong muốn ly hôn thì việc hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp này là không cần thiết vì bản thân người vợ đã nhận định việc ly hôn có ảnh hưởng tốt cho họ hơn là tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân Khi người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo khoản 3 Điều 51 Luật HN-GĐ năm 2014, việc áp dụng quy định ly hôn theo yêu cầu một bên

dù vợ chồng đã đồng thuận về ý chí muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân chỉ là

sự áp dụng máy móc quy định của pháp luật mà xem nhẹ bản chất của thuận tình ly hôn Điều này cũng gây khó khăn cho vợ chồng khi yêu cầu giải quyết

ly hôn vì những căn cứ cần đưa ra và thủ tục giải quyết ly hôn theo yêu cầu một bên cũng phức tạp hơn Trong khi đó, quan điểm thứ hai lại đề cao tôn trọng ý chí của vợ chồng hơn Có thể thấy, quan điểm thừa nhận quyền thuận tình ly hôn của người chồng trong trường hợp họ có vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi là hợp lí hơn Do đó, nên thống nhất không áp dụng qui định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng

Trang 36

theo khoản 3 Điều 51 Luật HN-GĐ năm 2014 trong trường hợp thuận tình ly hôn

2.1.2 Sự thể hiện ý chí phải thống nhất với ý chí của hai bên vợ chồng

Để được xác định là thuận tình ly hôn thì sự thể hiện ý chí muốn ly hôn phải thống nhất với ý chí thực sự của vợ chồng Đó phải là sự tự do ý chí, không bên nào bị cưỡng ép, lừa dối Khoản 9 Điều 3 Luật HN-GĐ năm 2014 qui định cưỡng ép ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải ly hôn trái với ý muốn của họ Vợ chồng chỉ được coi là tự nguyện ly hôn nếu mỗi bên

vợ, chồng đều không bị tác động bởi bên kia hay bởi bất kì người nào khác khiến họ phải ly hôn trái với nguyện vọng của mình Mặt khác, nguyện vọng

ly hôn phải đến từ những nhận thức đúng đắn của vợ chồng đối với tình trạng quan hệ vợ chồng của mình Trường hợp một bên vợ chồng hay cả hai bên bị bên kia hay bên thứ ba lừa dối, dẫn đến nhận thức sai lầm về tình trạng quan

hệ vợ chồng nên đưa ra yêu cầu ly hôn thì đó cũng là biểu hiện của việc không thực sự tự nguyện ly hôn

Mong muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng phải là ý chí thật

sự của cả hai bên vợ chồng chứ không phải là ly hôn giả tạo Khoản 15 Điều 3

LHN-GĐ năm 2014 qui định: “Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn

tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân” Như vậy,

thuận tình ly hôn phải là việc hai vợ chồng yêu cầu ly hôn cùng nhằm mục đích chấm dứt quan hệ vợ chồng Nếu vợ chồng thuận tình ly hôn mà xét thấy thiếu sự tự nguyện thực sự của một bên hoặc cả hai bên thì đó là dấu hiệu của

ly hôn giả tạo Đó được hiểu là trường hợp mà mục đích ly hôn thực sự của cả

Trang 37

hai vợ chồng hoặc của một trong hai bên vợ chồng không nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân Khi mục đích của cả hai bên vợ chồng đều không nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng thì cần nhìn nhận ý chí thực sự của vợ chồng là vẫn muốn tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng, quan hệ vợ chồng về thực chất vẫn chưa tan vỡ nên Tòa án không thể giải quyết cho vợ chồng ly hôn Trường hợp một trong hai bên vợ chồng có mục đích chấm dứt quan hệ hôn nhân, bên còn lại không có mục đích thực sự chấm dứt quan hệ hôn nhân thì cần xác định bản chất của vụ việc là mong muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân

từ một phía Do đó, Tòa án ra quyết định không công nhận thuận tình ly hôn khi xét thấy một trong hai bên vợ chồng có không mục đích chấm dứt quan hệ hôn nhân Đối với một bên vẫn có mong muốn ly hôn mà mục đích của họ là nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng, Toà án cần giải thích cho đương sự biết nếu họ vẫn có yêu cầu Toà án giải quyết thì phải khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục ly hôn theo yêu cầu một bên

Như vậy, căn cứ ly hôn trong thuận tình ly hôn là hai bên vợ chồng thật

sự tự nguyện ly hôn Căn cứ này mô tả được đầy đủ bản chất của ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn Thuận tình ly hôn là việc hai vợ chồng cùng nhận thấy giữa vợ và chồng đã không còn tình cảm yêu thương dẫn đến không muốn tiếp tục chung sống, chăm lo, vun đắp cho đời sống chung Khi

cả hai bên vợ chồng đã cùng chung ý chí muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng, chấm dứt những quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng thì Tòa án không thể cưỡng ép vợ chồng duy trì quan hệ hôn nhân Việc không giải quyết ly hôn trong trường hợp này chỉ có thể ép buộc hôn nhân tồn tại về mặt hình thức mà không thể thay đổi sự thật khách quan là quan hệ vợ chồng đã tan vỡ trên thực

tế Khác với Luật HN-GĐ năm 2000, Luật HN-GĐ năm 2014 không đòi hỏi

những căn cứ qui định tại Điều 89 Luật HN-GĐ năm 2000: “tình trạng trầm

trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt

Trang 38

được” đối với trường hợp thuận tình ly hôn Qua đó, Luật HN-GĐ năm 2014

thể hiện quan điểm đề cao tôn trọng ý chí tự nguyện của vợ chồng trong việc chấm dứt hôn nhân Bản thân ý chí tự nguyện chấm dứt quan hệ vợ chồng cũng đã thể hiện được tình trạng trầm trọng của quan hệ hôn nhân Trước đây, dấu hiệu tình trạng trầm trọng qui định trong Luật HN-GĐ năm 2000 được hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP với biểu hiện vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống Trong khi đó, việc vợ chồng tự nguyện chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng chính là việc thể hiện ý muốn chấm dứt việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng với nhau Do đó, việc qui định thêm căn cứ ly hôn tình trạng trầm trọng là không cần thiết

Tuy nhiên, sự tự nguyện thực sự của vợ chồng chỉ là căn cứ để Tòa án xem xét giải quyết thuận tình ly hôn Việc Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn còn phải phụ thuộc vào việc vợ chồng thỏa thuận về vấn đề con chung và tài sản chung Khi vợ chồng ly hôn thì hậu quả pháp lí không chỉ là chấm dứt quan hệ hôn nhân mà còn làm thay đổi quan hệ sở hữu, thay đổi quyền và nghĩa vụ đối với con cái của vợ chồng và có thể làm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng Do đó, xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền lợi của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Tòa án không thể chỉ dựa vào những căn cứ thuận tình ly hôn mà còn cần phải xem xét cả quyền, lợi ích của những chủ thể có liên quan để giải quyết yêu cầu thuận tình

ly hôn Sau khi nam nữ ly hôn thì chế độ tài sản của vợ chồng cũng chấm dứt Những tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập thuộc sở hữu riêng của mỗi bên, tài sản chung không còn thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng nữa mà chuyển sang hình thức sở hữu khác Điều này dẫn tới yêu cầu phải chia tài sản chung vợ chồng để xác định lại quyền sở hữu của hai bên vợ chồng đối với

Trang 39

khối tài sản chung Vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ đối với con chung như nhau Vì cha mẹ ly hôn dẫn tới hậu quả quan hệ vợ chồng không còn nên việc thực hiện nghĩa vụ chung đối với con cần được phân chia rõ ràng để đảm bảo quyền lợi của con Việc ly hôn không làm chấm dứt những quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con chung nhưng làm thay đổi cách thức thực hiện những quyền và nghĩa vụ này của vợ chồng đối với con Do đó, để giải

quyết thuận tình ly hôn, Tòa án cần xem xét giải quyết cả vấn đề thỏa thuận việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con khi giải

quyết yêu cầu thuận tình ly hôn

Trường hợp thứ nhất: hai bên đã thỏa thuận được việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con và sự thoả thuận này bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con

Để được Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, hai bên vợ chồng không chỉ cần có sự thống nhất ý chí về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân mà còn cần phải thống nhất ý chí trong việc chia tài sản và việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con Giống như những việc dân sự khác, việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con khi vợ chồng ly hôn ưu tiên áp dụng nguyên tắc tự do thỏa thuận nhằm đề cao quyền tự định đoạt của đương sự

Qua thực tế giải quyết các trường hợp thuận tình ly hôn cho thấy, các cặp vợ chồng thuận tình ly hôn thường tự thỏa thuận về việc chia tài sản và nuôi con Tuy nhiên, có trường hợp sự thỏa thuận của vợ chồng về việc xác định khối tài sản chung và chia tài sản chung đó không phù hợp với qui định của pháp luật, không đảm bảo được quyền lợi của vợ và con thì Tòa án phải giải quyết

Ngày đăng: 25/03/2018, 17:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Biên tập Tạp chí Tòa án nhân dân (2010), “Có thể tuyên bố mất tích đối với người đang có lệnh truy nã”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (23), tr. 28 – 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có thể tuyên bố mất tích đối với người đang có lệnh truy nã”, "Tạp chí Tòa án nhân dân
Tác giả: Ban Biên tập Tạp chí Tòa án nhân dân
Năm: 2010
11. Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo Tổng hợp và tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, số 158/BC-BTP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng hợp và tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 2013
12. Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo Tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, số 153/BC-BTP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 2013
13. C. Mác – Ph. Ăngghen (2002), “Bản dự luật về ly hôn”, Toàn tập, Tập 1, tr.231-235, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản dự luật về ly hôn”," Toàn tập
Tác giả: C. Mác – Ph. Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2002
14. Cao Mai Hoa (2014), Ly hôn – Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ly hôn – Một số vấn đề lí luận và thực tiễn
Tác giả: Cao Mai Hoa
Năm: 2014
16. Đinh Văn Vụ (2009), “Việc tuyên bố mất tích đối với người đang có lệnh truy nã”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (8), tr. 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc tuyên bố mất tích đối với người đang có lệnh truy nã”, "Tạp chí Tòa án nhân dân
Tác giả: Đinh Văn Vụ
Năm: 2009
17. GS. Nguyễn Lân (2006), Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Từ và ngữ Việt Nam
Tác giả: GS. Nguyễn Lân
Nhà XB: Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2006
18. Hoàng Linh (2009), “Có thể tuyên bố mất tích đối với người đang có lệnh truy nã”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (9), tr. 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có thể tuyên bố mất tích đối với người đang có lệnh truy nã”, "Tạp chí Tòa án nhân dân
Tác giả: Hoàng Linh
Năm: 2009
20. Hoàng Yến,“Tình trạng trầm trọng: khó định lượng”, Báo điện tử Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, truy cập ngày 21/12/2014 tại địa chỉ:http://plo.vn/phap-luat/tinh-trang-hon-nhan-tram-trong-kho-dinh-luong-190700.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tình trạng trầm trọng: khó định lượng”
21. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số qui định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2000/NQ-HĐTP
Tác giả: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 2000
23. Inthavong Souphaphone (2014), Căn cứ ly hôn – So sánh pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn thạc sĩ luật học, Trương Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Căn cứ ly hôn – So sánh pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Tác giả: Inthavong Souphaphone
Năm: 2014
29. Nguyễn Lan (2013), “Quyền yêu cầu, căn cứ và hậu quả pháp lí của ly hôn”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề Sửa đổi, bổ sung LHN-GĐ năm 2000/2013), tr. 150 – 158 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền yêu cầu, căn cứ và hậu quả pháp lí của ly hôn”, "Tạp chí Dân chủ và pháp luật
Tác giả: Nguyễn Lan
Năm: 2013
30. Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình, Tập 1, Nxb. Trẻ, Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình
Tác giả: Nguyễn Ngọc Điện
Nhà XB: Nxb. Trẻ
Năm: 2002
31. Nguyễn Tất Thắng (2009), “Có thể tuyên bố mất tích đối với người đang có lệnh truy nã?”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (3), tr. 35 – 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có thể tuyên bố mất tích đối với người đang có lệnh truy nã?”, "Tạp chí Tòa án nhân dân
Tác giả: Nguyễn Tất Thắng
Năm: 2009
32. Nguyễn Thị Hương (2009), “Về bài viết “Có thể tuyên bố mất tích đối với người đang có lệnh truy nã?””, Tạp chí Tòa án nhân dân, (7), tr. 30 – 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về bài viết “Có thể tuyên bố mất tích đối với người đang có lệnh truy nã?””, "Tạp chí Tòa án nhân dân
Tác giả: Nguyễn Thị Hương
Năm: 2009
33. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2012), Căn cứ ly hôn trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Căn cứ ly hôn trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thảo
Năm: 2012
34. Nguyễn Thị Thanh Trà (2012), Thuận tình ly hôn – Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuận tình ly hôn – Một số vấn đề lí luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Trà
Năm: 2012
35. Nguyễn Thị Thu Vân (2005), “Căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (8/2005), tr. 55 – 61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt Nam”, "Tạp chí Nhà nước và pháp luật
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Vân
Năm: 2005
36. Nguyễn Thị Túy Hoa (2002), Căn cứ pháp lí và thủ tục giải quyết các vụ kiện ly hôn tại Tòa án Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Căn cứ pháp lí và thủ tục giải quyết các vụ kiện ly hôn tại Tòa án Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Túy Hoa
Năm: 2002
37. Nông Thanh Điệp (2009), “Ý kiến về bài “Có thể tuyên bố mất tích đối với người đang có lệnh truy nã?””, Tạp chí Tòa án nhân dân, (7), tr. 32 – 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý kiến về bài “Có thể tuyên bố mất tích đối với người đang có lệnh truy nã?””, "Tạp chí Tòa án nhân dân
Tác giả: Nông Thanh Điệp
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w