BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --- NGUYỄN THỊ MINH LỆ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TỐ HỮU ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG KHUẤT DUY TIẾN ĐẾN SÔNG
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
NGUYỄN THỊ MINH LỆ
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TUYẾN ĐƯỜNG TỐ HỮU (ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG KHUẤT DUY TIẾN ĐẾN SÔNG NHUỆ) - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Nguy
Hà Nội - 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI -
NGUYỄN THỊ MINH LỆ KHÓA: 2014 - 2016
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TUYẾN ĐƯỜNG TỐ HỮU (ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG KHUẤT DUY TIẾN ĐẾN SÔNG NHUỆ) - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 60.58.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS NGUYỄN TUẤN ANH
Hà Nội – 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn:
- TS.KTS Nguyễn Tuấn Anh – Giáo viên Khoa Quy hoạch trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành bản Luận văn
Lãnh đạo và chuyên viên thuộc Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã hỗ trợ, tạo điều kiện, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân đã ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2016
Học viên
NGUYỄN THỊ MINH LỆ
Trang 4LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi Các số liệu, trích dẫn, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, khách quan, chính xác và chưa công bố trong bất cứ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN THỊ MINH LỆ
Trang 5MỤC LỤC Lời cảm ơn
Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu Danh mục hình vẽ, sơ đồ
MỞ ĐẦU 1
Lý do lựa chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
Phương pháp nghiên cứu 2
Nội dung nghiên cứu 2
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2
Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn 3
Cấu trúc luận văn 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TỐ HỮU 5
1.1 Khái quát về tuyến đường Tố Hữu trong phạm vi thành phố HN 5
1.1.1 Vị trí, phạm vi và giới hạn nghiên cứu 5
1.1.2 Điều kiện tự nhiên trong khu vực nghiên cứu 7
1.1.3 Vai trò và chức năng của tuyến đường Tố Hữu 9
Trang 61.1.4 Các quy hoạch đã được phê duyệt và các dự án liên quan đến tuyến
đường Tố Hữu 10
1.2 Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường 11
1.2.1 Thực trạng hình ảnh đặc trưng của tuyến đường 11
1.2.2 Thực trạng các công trình kiến trúc trên tuyến đường 16
1.2.3 Mật độ xây dựng và tầng cao công trình trên tuyến đường 20
1.2.4 Thực trạng không gian công cộng trên tuyến đường 23
1.2.5 Thực trạng không gian cây xanh, mặt nước 23
1.2.6 Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 25
1.3 Những vấn đề cần nghiên cứu 27
1.3.1 Đánh giá tổng hợp 27
1.3.2 Các vấn đề cần nghiên cứu 30
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TỐ HỮU 33
2.1 Cơ sở pháp lý 33
2.1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật 33
2.1.2 Các đồ án quy hoạch liên quan đã phê duyệt 34
2.2 Cơ sở lý luận 37
2.2.1 Các lý luận về Kiến trúc cảnh quan 37
2.2.2 Các lý luận về Thiết kế đô thị 39
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Tố Hữu 48
2.3.1 Yếu tố tự nhiên 48
2.3.2 Yếu tố Kinh tế - Xã hội, Giao thông 49
2.4 Bài học kinh nghiệm trên Thế giới và tại Việt Nam 51
Trang 72.4.1 Kinh nghiệm trên Thế giới 51
2.4.2 Kinh nghiệm tại Việt Nam 55
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TỐ HỮU 56
3.1 Quan điểm và mục tiêu 56
3.1.1 Quan điểm 56
3.1.2 Mục tiêu 57
3.2 Nguyên tắc 58
3.3 Giải pháp tổng thể tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Tố Hữu 58
3.3.1 Phân vùng cảnh quan 58
3.3.2 Giải pháp tổng thể 60
3.4 Các nhóm giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Tố Hữu 63
3.4.1 Giải pháp tổ chức tầng cao 63
3.4.2 Giải pháp các trường học hiện có và cải tạo nhà dân tự xây 64
3.4.3 Giải pháp tổ chức cây xanh, mặt nước 65
3.4.4 Giải pháp hệ thống hạ tầng kỹ thuật 70
3.4.5 Giải pháp trang thiết bị tiện ích đô thị 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
Kết luận 84
Kiến nghị 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Vị trí nghiên cứu 5 Hình 1.2 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 6 Hình 1.3 Tuyến đường Tố Hữu trong Quy hoạch chung Thủ đô 10
Hình 1.4 Tuyến đường Tố Hữu trong Quy hoạch phân khu
Hình 1.5 Tuyến BRT đang thi công trên tuyến đường Tố Hữu 13 Hình 1.6 Sơ đồ phân bố công trình theo chức năng sử dụng đất 14
Hình 1.7 Sơ đồ phân tích lưu lượng tại các nút giao thông trên
tuyến đường Tố Hữu và các tuyến đường lân cận 15 Hình 1.8 Thực trạng các công trình xây dựng 17 Hình 1.9 Hiện trạng kiến trúc trên tuyến đường Tố Hữu 17 Hình 1.10 Sơ đồ phân tích mảng đặc rỗng trên đường Tố Hữu 19 Hình 1.11 Hình ảnh trường Trung học phổ thông Trung Văn 21 Hình 1.12 Hình ảnh đường Tố Hữu nhìn từ trên cao xuống 21 Hình 1.13 Mặt đứng hiện trạng tuyến đường Tố Hữu 22 Hình 1.14 Hình ảnh khu Nghĩa trang Trung Văn 24 Hình 1.15 Hình ảnh khu mở rộng phục vụ di chuyển mộ 24 Hình 1.16 Hàng cây xanh trên tuyến đường Tố Hữu 25 Hình 1.17 Thực trạng hạ tầng kỹ thuật trên tuyến đường 26 Hình 1.18 Thực trạng hệ thống biển quảng cáo trên tuyến đường 27 Hình 2.1 Tuyến đường Tố Hữu trong Quy hoạch chung xây 34
Trang 11dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Hình 2.2 Tuyến đường Tố Hữu trong Quy hoạch phân khu
Hình 2.3 Phối cảnh minh họa đường Tố Hữu trong Quy hoạch
phân khu đô thị H2-2 36 Hình 2.4 Năm nhân tố hình ảnh đô thị của Kenvin Lynch 40 Hình 2.5 Tuyến cảm nhận 42 Hình 2.6 Cảm nhận về không gian 43 Hình 2.7 Yếu tố cạnh biên 44 Hình 2.8 Ví dụ về khu 45 Hình 2.9 Ví dụ về cột mốc 47 Hình 2.10 Hình ảnh đô thị thành phố Curitiba – Brasil 57 Hình 2.11 Một góc đường phố của thành phố Curitiba – Brasil 54 Hình 3.1 Sơ đồ phân vùng cảnh quan 59 Hình 3.2 Tổ chức không gian tổng thể tuyến đường 60
Hình 3.3 Nút giao giữa đường Tố Hữu và
đường Lương Thế Vinh 61
Hình 3.4 Đề xuất công trình cao tầng tại khu vực nút giao
đường Tố Hữu và đường Lương Thế Vinh 62
Hình 3.5 Tổ chức không gian tại khu vực nút giao đường Tố
Hữu và đường Lương Thế Vinh 62 Hình 3.6 Mặt đứng tuyến đường Tố Hữu 64
Hình 3.7 Tổ chức cây xanh công trình và trên vỉa hè
Trang 12Hình 3.8 Một số hình thức bố cục, phối kết cây xanh 68 Hình 3.9 Minh họa đề xuất bồn hoa trang trí vỉa hè 73 Hình 3.10 Bố trí các lớp cây xanh 74 Hình 3.11 Một số hình thức chòi nghỉ (mặt đứng và mái) 75
Hình 3.12 Kết hợp bồn cây, gốc cây bóng mát với hình thức
trang trí vỉa hè 76
Hình 3.13 Minh họa hình thức kết hợp bồn cây, gốc cây bóng
mát với hình thức trang trí vỉa hè 76 Hình 3.14 Kết hợp các chất liệu trên vỉa hè 77 Hình 3.15 Minh họa hình thức bố trí gạch lát vỉa hè 77 Hình 3.16 Minh họa màu sắc gạch lát vỉa hè 78 Hình 3.17 Minh họa giá để xe đạp 78 Hình 3.18 Minh họa điểm chờ xe buýt công cộng 79 Hình 3.19 Bố trí chiếu sáng công trình và vỉa hè 82
Hình 3.20 Đề xuất bố trí đèn tạo ánh sáng cho tuyến theo
Trang 13MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài Theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường Tố Hữu được xác định là một trong các trục đường hướng tâm song song với Quốc lộ 6, nhằm liên kết và góp phần đẩy mạnh việc phát triển đô thị khu vực phía Tây và Tây - Nam Thủ đô, đồng thời tham gia chia sẻ lưu lượng giao thông cho Quốc lộ 6
Trên tuyến đường Tố Hữu hiện có nhiều công trình chức năng khác nhau như: các khu nhà ở cao tầng và thấp tầng, công trình hỗn hợp, dịch vụ thương mại từ các dự án mới đã được phê duyệt với mật độ xây dựng khá cao, thiếu không gian xanh, không gian trống Hình thức, ngôn ngữ kiến trúc của các công trình trên tuyến chưa có sự thống nhất, đặc biệt là các công trình mới dày đặc làm giảm giá trị thẩm mỹ, cảnh quan của toàn tuyến đường cũng như khu vực xung quanh
Nhìn chung, tổng thể không gian và kiến trúc cảnh quan toàn tuyến đường chưa phát huy được hết thế mạnh về vị trí và tính chất tuyến đường, cũng như chưa đóng góp tốt vào diện mạo kiến trúc chung của Thủ đô
Chính vì vậy, luận văn chọn đề tài “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan tuyến đường Tố Hữu” nhằm giải quyết những bất cập nêu trên
Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường để tạo dựng tuyến đường có kiến trúc cảnh quan đẹp, hiện đại xứng đáng với sự phát triển của thành phố, góp phần xây dựng hình ảnh đô thị trong tổng thể hình ảnh thủ đô Hà Nội
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 14- Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Tố Hữu (đoạn từ đường Khuất Duy Tiến đến sông Nhuệ)
- Phạm vi nghiên cứu: Trục đường giao thông và các công trình trên tuyến đường Tố Hữu trong phạm vi đến hết ranh giới ô đất so với chỉ giới đường đỏ đường Tố Hữu Khu vực nghiên cứu thuộc địa giới hành chính các phường Nhân Chính, Thanh Xuân Bắc - quận Thanh Xuân và các phường
Mễ Trì, Trung Văn - quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích tổng hợp Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của tuyến được qua các thời kì phát triển của Thủ đô
- Khảo sát các công trình trên tuyến đường (loại hình kiến trúc, vật liệu công trình, khoảng lùi xây dựng…), các không gian trống
- Thu thập thông tin về các dự án đầu tư đã triển khai trong khu vực và các tài liệu, các kết quả công bố liên quan đến nội dung đề tài luận văn
- Phân tích và đánh giá tổng hợp, đối chiếu so sánh trên cơ sở các kết quả khảo sát, điều tra trong khu vực tuyến đường Tố Hữu và khu vực lân cận
- Đề xuất giải pháp chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận:
Trang 15+ Nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý thuyết thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan mặt nước tuyến đường trong đô thị
+ Là tài liệu tham khảo để nghiên cứu và giảng dạy về thiết kế cảnh quan đô thị
Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn
- Thiết kế đô thị: là thiết kế tổng thể môi trường hình thể trên các tầng
lớp khác nhau đối với đô thị, đó là một loại thiết kế có tính tổng hợp rất mạnh,
là xử lý tốt và hợp lý các loại không gian chủ yếu, không gian tượng trưng và không gian mục đích, khiến cho chúng phát triển hài hòa và đạt được tính
nghệ thuật [5]
- Cảnh quan đô thị: là hình ảnh con người thu nhận được qua không
gian cảnh quan của toàn đô thị Được xác lập bởi 3 yếu tố: Cảnh quan thiên
nhiên, công trình xây dựng và hoạt động của con người trong đô thị [3]
- Kiến trúc cảnh quan: là không gian vật thể bao gồm: nhà, công
trình kỹ thuật, nghệ thuật, không gian công cộng, cây xanh, biển báo và tiện
nghi đô thị…[3]
- Kiến trúc đô thị: là hình ảnh con người cảm nhận được không gian
vật thể của các đô thị: kiến trúc công trình, cây xanh, tổ chức giao thông, biển
báo và tiện nghi đô thị…[3]
- Tuyến (Path): Trong đô thị, thành phần được gọi là lưu tuyến bao
gồm đường liên hệ giao thông và hành lang liên hệ thị giác Con người nhận
Trang 16biết lưu tuyến qua hình ảnh con đường giao thông hàng ngày Những lưu tuyến đó cấu thành mạng không gian đô thị Trong hình ảnh đô thị, lưu tuyến
chiếm vai trò chủ đạo, các nhân tố khác đều phát triển men theo nó [5]
- Mảng (District): Trong đô thị, mỗi mảng tương đương với một khu
vực có hình thái và công năng sử dụng đồng nhất, cách biệt và không lặp lại ở những khu vực khác Mỗi khu vực có những đặc trưng riêng về văn hóa – xã hội hoặc chức năng như khu hạt nhân lịch sử, khung công nghiệp khu
ở….[5]
- Nút (Node): Là một giao điểm hoặc tập hợp các giao điểm của các
lưu tuyến Nút thường dùng để chỉ những tiêu điểm quan trọng để con người nhận bị đô thị Tầm quan trọng của nút thể hiện ở chỗ: nút là nơi tập trung một số công năng hoặc đặc trưng nhất định Nút được gọi là các hạt nhân của
hình ảnh không gian đô thị [5]
- Cột mốc: (Land mark): Là một điểm xác định, quy ước để nhận
thức khung cảnh xung quanh Nó là hình ảnh đột xuất gây ấn tượng mạnh cho
con người trong đô thị [5]
Cấu trúc luận văn
- Luận văn bao gồm: Phần mở đầu; phần nội dung; phần kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo
- Phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương:
+ Chương 1: Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Trang 17THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
Trang 18PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết luận Trong thời gian qua, quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung, và khu vực phía Tây – Tây nam Hà nội, thuộc quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân nói riêng Các khu dân cư được mở rộng, nhiều khu đô thị mới hiện đại đang từng bước được hình thành Trong
đó có các tuyến giao thông chính thành phố và khu vực được mở rộng theo quy hoạch với yêu cầu thiết kế đồng bộ cả về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất và không gian kiến trúc cảnh quan 2 bên đường Thực hiện công tác thiết kế đô thị nhằm tôn vinh, gìn giữ các giá trị văn hóa, lịch sử, xã hội, quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan Hà Nội là việc làm cấp thiết
Đối với mỗi khu vực trong thành phố việc phát triển hình ảnh đô thị đặc trưng của khu vực đó càng cần thiết thực hiện hơn, vì mỗi khu vực sẽ góp phần quan trọng vào hình ảnh đặc trưng và quá trình phát triển bền vững của
Hà Nội
Tuyến đường Tố Hữu là một trong những tuyến đường hướng tâm của Thủ đô, có đặc trưng nổi bật, kết nối các quận, huyện phía Tây của Hà Nội với trung tâm Thủ đô, góp phần quan trọng vào hình ảnh đô thị đặc trưng chung của khu vực và của Thủ đô Hà Nội
Tuyến đường Tố Hữu với rất nhiều các công trình nhà chung cư cao tầng, các tổ hợp dịch vụ hỗn hợp lớn có nét đặc trưng khá riêng biệt so với các khu vực khác của Thủ đô Các công trình quy mô, diện tích lớn như tổ hợp các công trình chung cư cao tầng kết hợp thương mại, dịch vụ, văn phòng với các điều kiện khí hậu, phong tục, nếp sống của người dân Hà Nội trong thời kì đổi mới