Về nội dung, trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực tiễn về Hội đồng bầu cử Quốc gia, vị trí, vai trò của cơ quan này trong bộ máy nhà nước hiện đại, luận văn tìm hiểu quy định về chế đị
Trang 1NGUYỄN THỊ NGỌC NGA
CHẾ ĐỊNH HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA THEO HIẾN PHÁP VIỆT NAM NĂM 2013
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM QUÝ TỴ
HÀ NỘI - NĂM 2016
Trang 2riêng tôi Mọi số liệu, kết quả nghiên cứu đã công bố được tham khảo trong luận văn đều trung thực và có trích dẫn đầy
đủ nguồn tài liệu theo đúng quy định Những kết luận khoa học của luận văn là mới và chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình khoa học nào
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Nga
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Người hướng dẫn khoa học
Phạm Quý Tỵ
Trang 4ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA 6
1.1 Cơ sở hình thành Hội đồng bầu cử Quốc gia 6
1.2.4 Nguyên tắc xây dựng Hội đồng bầu cử Quốc gia 23
1.3 Vị trí, vai trò của Hội đồng bầu cử Quốc gia trong bộ máy nhà
1.3.1 Vị trí của Hội đồng bầu cử Quốc gia trong bộ máy nhà nước hiện
1.3.2 Vai trò của Hội đồng bầu cử Quốc gia trong bộ máy nhà nước
CHƯƠNG 2: CÁC THIẾT CHẾ BẦU CỬTRONG LỊCH SỬ LẬP
2.1 Chế định Hội đồng bầu cử Trung ương trước khi Hiến pháp năm
2.2 Chế định Hội đồng bầu cử Quốc gia theo Hiến pháp năm 2013 44
2.2.1 Yêu cầu hiến định Hội đồng bầu cử Quốc gia theo Hiến pháp năm
2.2.2 Tổ chức và hoạt động của Hội đồng bầu cử Quốc gia theo Hiến
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC
HIỆNCHẾ ĐỊNH HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA THEO HIẾN
3.1 Quan điểm về xây dựng cơ chế đảm bảo Hội đồng bầu cử Quốc
gia là cơ quan hiến định độc lập trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện
3.2 Các giải pháp hoàn thiện chế định Hội đồng bầu cử Quốc gia
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tám mươi năm xây dựng và phát triển, năm bản Hiến pháp Việt Nam ra đời
đã tạo nền tảng pháp lý vững chắc, là động lực cho mọi sự vận hành nhà nước và xã hội phù hợp với từng giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Cả năm bản Hiến pháp Việt Nam đều khẳng định một nguyên tắc xuyên suốt trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là nguyên tắc Dân chủ xã hội chủ nghĩa với mức độ thể hiện ngày càng cao hơn, cụ thể hơn, đầy đủ hơn và sâu sắc hơn
Trong một nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền tự do, bình đẳng của công dân được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ; nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước; mọi thiết chế thực hiện quyền lực nhà nước đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân
Ở nước ta, hình thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước nổi trội và chiếm
ưu thế là dân chủ đại diện Theo hình thức này, nhân dân lựa chọn bầu các đại diện xứng đáng vào cơ quan quyền lực nhà nước và ủy thác việc thực hiện quyền lực nhà nước cho người đại diện đó Từ đó đặt ra nhu cầu cần có một cơ chế tổ chức các cuộc bầu cử công khai, minh bạch, bảo đảm cho cử tri được bày tỏ ý chí tự do lựa chọn của họ mà không phải chịu bất kỳ áp lực hay sự hạn chế, bắt buộc nào Điều này dẫn đến sự ra đời của cơ quan bầu cử quốc gia, có chức năng tổ chức, quản lý bầu cử và giám sát quyền lực nhà nước từ khâu “đầu vào” hình thành nên các cơ quan đại diện Ở Việt Nam, trong bốn bản Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959,
1980 và 1992, chế định cơ quan bầu cử quốc gia không hề được nhắc đến mà trao cho luật định với các hình thức tổ chức, hoạt động nhất định Chỉ đến Hiến pháp năm 2013, cơ quan bầu cử quốc gia với tên gọi Hội đồng bầu cử Quốc gia mới thực
sự lần đầu tiên được ghi nhận với tư cách một cơ quan trong bộ máy nhà nước Việc không Hiến định Hội đồng bầu cử Quốc gia trong các bản Hiến pháp trước đây đã gây nên một số hạn chế trong tổ chức và hoạt động của cơ quan phụ trách bầu cử đương thời, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả, hiệu quả của các cuộc bầu cử Song, hiến định Hội đồng bầu cử Quốc gia trong Hiến pháp năm 2013 có giải quyết được những hạn chế trước đây hay không? Có thể hiện đầy đủ các định
Trang 6hướng đề ra để thành lập Hội đồng bầu cử Quốc gia trong quá trình xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hay không? Luận văn sẽ tìm lời giải cho câu hỏi
này thông qua đề tài: “Chế định Hội đồng bầu cử Quốc gia theo Hiến pháp Việt
Nam năm 2013”
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam, nghiên cứu về Hội đồng bầu cử Quốc gia là vấn đề chỉ được đặt
ra khi sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Bởi vậy, số lượng các công trình nghiên cứu là không nhiều Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như:
- Sách chuyên khảo: Viện chính sách công và pháp luật, GS.TSKH Đào Trí Úc – GS.TS Nguyễn Thị Mơ – TS Nguyễn Văn Thuận – TS Vũ Công Giao đồng chủ
biên, “Các thiết chế hiến định độc lập – Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013
- Sách chuyên khảo: Viện chính sách công và pháp luật, Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; Nhà xuất bản Lao
động-xã hội, năm 2014
- Kỉ yếu Hội thảo khoa học: Viện chính sách công và pháp luật, Tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013, Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2014
- Báo cáo nghiên cứu: Viện nghiên cứu lập pháp, Mối quan hệ giữa Quốc hội
và Hội đồng bầu cử quốc gia, Hà Nội, năm 2013
- Báo cáo chuyên đề: Trung tâm nghiên cứu khoa học Viện nghiên cứu lập
pháp, Mô hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia ở một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, Hà Nội, năm 2013
- Báo cáo chuyên đề: Viện nghiên cứu lập pháp - UNDP, Báo cáo kết quả nghiên cứu chuyên đề phục vụ sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Hà Nội, năm 2013
Các công trình nghiên cứu trên đây nhìn chung đã cung cấp một khối lượng kiến thức phong phú về những vấn đề lý luận về thiết chế hiến định độc lập, về Hội đồng bầu cử Quốc gia, các mô hình Hội đồng bầu cử Quốc gia trên thế giới, đưa ra các dự báo triển vọng, đề xuất thành lập Hội đồng bầu cử Quốc gia ở Việt Nam cũng như bình luận cơ bản nội dung quy định của Hiến pháp năm 2013 về Hội đồng bầu cử Quốc gia Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu về chế định Hội đồng bầu cử Quốc gia theo hiến pháp Việt Nam năm 2013
Trang 7Luận văn sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây như một thành tựu của nghiên cứu khoa học và sử dụng để giải quyết các vấn đề trong luận văn Vấn đề nghiên cứu mà luận văn hướng tới là vấn đề mới, cần thiết, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nội dung liên quan đến các vấn đề về cơ sở hình thành, khái niệm Hội đồng bầu cử Quốc gia, vị trí, vai trò của Hội đồng bầu cử Quốc gia trong bộ máy nhà nước hiện đại; chế định Hội đồng bầu cử Quốc gia theo Hiến pháp năm 2013; từ đó đưa ra quan điểm và giải pháp xây dựng cơ chế đảm bảo Hội đồng bầu cử Quốc gia là cơ quan hiến định độc lập trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay
Hội đồng bầu cử Quốc gia là một thực thể chính trị - pháp lý đặc thù, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành, lĩnh vực như chính trị học, xã hội học, khoa học quản lý và luật học Với chuyên ngành Luật hiến pháp, phạm vi nghiên cứu của luận văn đối với loại hình cơ quan này là các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng bầu cử Quốc gia
Về nội dung, trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực tiễn về Hội đồng bầu cử
Quốc gia, vị trí, vai trò của cơ quan này trong bộ máy nhà nước hiện đại, luận văn tìm hiểu quy định về chế định Hội đồng bầu cử ở trung ương theo quy định của pháp luật bầu cử trước khi Hiến pháp năm 2013 ra đời và chế định Hội đồng bầu cử Quốc gia theo Hiến pháp năm 2013, từ đó có những đánh giá cụ thể về bước tiến của Hiến pháp năm 2013 khi quy định về Hội đồng bầu cử Quốc gia, phân tích định hướng về xây dựng Hội đồng bầu cử Quốc gia là cơ quan hiến định độc lập trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện đại và nêu một số giải pháp để xây dựng cơ chế đảm bảo Hội đồng bầu cử Quốc gia là cơ quan hiến định độc lập trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay
Về không gian, các vấn đề lí luận về Hội đồng bầu cử Quốc gia là lĩnh vực
nghiên cứu quan trọng của khoa học pháp lý hiện đại trên toàn thế giới, không chỉ riêng của Việt Nam nên luận văn nghiên cứu nội dung này có dựa trên quan điểm,
tư tưởng pháp lý của các nước khác trên thế giới Ngoài nội dung này, luận văn tập trung nghiên cứu nội dung của pháp luật Việt Nam về Hội đồng bầu cử ở trung
Trang 8ương, về Hội đồng bầu cử Quốc gia, quan điểm xây dựng Hội đồng bầu cử Quốc gia là cơ quan hiến định độc lập trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra
Về thời gian, luận văn nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định về Hội đồng
bầu cử ở trung ương trước khi Hiến pháp năm 2013 ra đời và các quy định về Hội đồng bầu cử Quốc gia của Hiến pháp năm 2013, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 và Luật tổ chức Quốc hội năm 2014
4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ các quy định về Hội đồng bầu cử Quốc gia theo Hiến pháp năm 2013, từ đó rút ra bước tiến bộ của pháp luật
về Hội đồng bầu cử Quốc gia theo Hiến pháp năm 2013 so với pháp luật bầu cử trước đây về chế định Hội đồng bầu cử ở trung ương, đồng thời đánh giá mức độ, hiệu quả các nội dung quy định của pháp luật bầu cử theo Hiến pháp năm 2013 về Hội đồng bầu cử Quốc gia và đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện chế định Hội đồng bầu cử Quốc gia theo Hiến pháp năm 2013
5 Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ tìm hiểu các nội dung liên quan thông qua trả lời các câu hỏi sau:
- Cơ sở hình thành, khái niệm Hội đồng bầu cử Quốc gia, vị trí, vai trò của Hội đồng bầu cử Quốc gia trong bộ máy nhà nước hiện đại là gì?
- Thiết chế Hội đồng bầu cử ở trung ương theo pháp luật bầu cử trước khi Hiến pháp năm 2013 được quy định như thế nào?
- Chế định Hội đồng bầu cử Quốc gia theo Hiến pháp năm 2013 được quy định như thế nào?
- Quan điểm và giải pháp tổ chức thực hiện chế định theo Hiến pháp năm 2013 như thế nào?
6 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các phương pháp
Trang 9nghiên cứu khác để thực hiện Luận văn như phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh, thống kê, diễn giải, quy nạp,… nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Là luận văn nghiên cứu về chế định Hội đồng bầu cử Quốc gia theo Hiến pháp năm 2013, tác giả luận văn mong muốn có thể đóng góp một số vấn đề khoa học và thực tiễn về Hội đồng bầu cử Quốc gia cụ thể như sau:
Thứ nhất, luận văn chứa đựng các nghiên cứu, tìm hiểu, đúc kết các vấn đề lí
luận của khoa học luật hiến pháp trên thế giới về cơ quan bầu cử quốc gia trong bộ máy nhà nước hiện đại
Thứ hai, luận văn thể hiện các nghiên cứu, nhận xét, đánh giá của tác giả về
thiết chế bầu cử ở Việt Nam, cụ thể là Hội đồng bầu cử ở trung ương theo pháp luật bầu cử trước khi Hiến pháp năm 2013 ra đời và chế định Hội đồng bầu cử Quốc gia theo Hiến pháp năm 2013
Thứ ba, trên cơ sở các định hướng được đề ra khi xây dựng chế định Hội đồng
bầu cử Quốc gia trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013 và lý luận về cơ quan bầu cử quốc gia trong bộ máy nhà nước hiện đại, luận văn đưa ra các đánh giá về chế định Hội đồng bầu cử Quốc gia theo Hiến pháp năm 2013 và đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện chế định Hội đồng bầu cử Quốc gia trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay
8 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc làm ba chương gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Hội đồng bầu cử Quốc gia
Chương 2: Các thiết chế bầu cử trong lịch sử lập hiến Việt Nam
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tổ chức thực hiện chế định Hội đồng bầu
cử Quốc gia theo Hiến pháp năm 2013
Trang 10CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA 1.1 Cơ sở hình thành Hội đồng bầu cử Quốc gia
1.1.1 Cơ sở lý luận
Bầu cử là một hoạt động chính trị - pháp lý đặc thù có lịch sử tồn tại lâu đời Bầu cử bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, trong chính thể cộng hòa với
mô hình viện nguyên lão được thiết lập bao gồm đại diện của những chủ nô, quý tộc
và đại diện của những người cầm vũ khí Đến thời đại ngày nay, bầu cử trở thành một hoạt động không thể thiếu ở nhiều quốc gia trong quá trình thiết lập một hoặc một số thiết chế đại diện trong bộ máy nhà nước, là tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ của các nhà nước dân chủ đại diện
Thuật ngữ “bầu cử” xuất phát từ từ gốc tiếng Latinh “eligere” - lựa chọn Trong hoạt động bầu cử, người bầu cử tự do lựa chọn một hoặc nhiều người trong danh sách ứng cử viên cho một vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước, đại diện mình thực hiện quyền lực nhà nước, quản lý nhà nước và xã hội Hoạt động bầu cử được tổ chức bởi một hoặc một số cơ quan trong bộ máy nhà nước và tổ chức chính trị xã hội theo quy trình luật định Kết quả của bầu cử là sự hình thành thiết chế đại diện nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, nhận sự ủy quyền của nhân dân quản
lý nhà nước và xã hội trong phạm vi toàn quốc hoặc địa phương Vì vậy, có thể hiểu
bầu cử là hoạt động nhân dân tự do lựa chọn một hoặc nhiều người đại diện cho mình và ủy thác việc thực hiện quyền lực cho người đó theo một quy trình luật định được tổ chức bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên cả nước hoặc ở từng địa phương
Sự tự do lựa chọn người đại diện của nhân dân và sự ủy thác thực hiện quyền lực của nhân dân cho người đại diện chính là hai đặc điểm cơ bản nhất của bầu cử Thông qua hoạt động bỏ phiếu, nhân dân đồng thời thực hiện hai chức năng: vừa lựa chọn người đại diện, vừa trao quyền lực cho người đại diện Tính chính danh của người đại diện chỉ được đảm bảo khi người đó được nhân dân lựa chọn thông qua hoạt động bỏ phiếu
Thẩm quyền của người đại diện như thế nào thực tế đã được quy định trong Hiến pháp và Luật chuyên ngành, thẩm quyền của người đại diện không hề thay đổi
Trang 11theo các cuộc bầu cử mà chỉ thay đổi khi Hiến pháp và Luật chuyên ngành thay đổi Vậy tại sao thông qua hoạt động bầu cử, nhân dân trao quyền lực cho người đại diện? Bởi vì, thẩm quyền của người đại diện được quy định trong Hiến pháp và Luật chuyên ngành thực chất chỉ được hiện thực hóa nếu như người đại diện đó được lựa chọn thông qua hành vi bỏ phiếu của nhân dân, nếu nhân dân không lựa chọn, thì người đó không thể có thẩm quyền của người đại diện Nếu Hiến pháp được thông qua bởi toàn thể nhân dân thì nhân dân là người trực tiếp lựa chọn, trực tiếp trao quyền lực và trực tiếp ấn định thẩm quyền cho người đại diện Nếu Hiến pháp được thông qua bởi cơ quan đại diện nhân dân thì nhân dân chỉ trực tiếp lựa chọn, trực tiếp trao quyền lực cho người đại diện và gián tiếp ấn định thẩm quyền cho người đại diện
Vì bầu cử là cơ sở tạo nên thiết chế đại diện trong bộ máy nhà nước nên ở nhiều quốc gia dân chủ, bầu cử giữ vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị - pháp lý của các quốc gia
Thứ nhất, bầu cử xác định tính chính danh của cơ quan quyền lực nhà nước
Thông qua hoạt động bầu cử, người dân lựa chọn những người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về năng lực, đạo đức, trách nhiệm đại diện cho mình thực hiện quyền lực nhà nước Từ đó, cơ quan quyền lực nhà nước chính là cơ quan được tạo lập từ sự ủng
hộ của đại đa số cư dân quốc gia đó, hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước nhằm bảo vệ và phát huy quyền, lợi ích của đông đảo dân chúng, phục vụ dân chúng
Thứ hai, bầu cử là “cuộc trưng cầu ý dân” về các đảng phái, các lực lượng chính trị trong một quốc gia Người được đa số người dân lựa chọn sẽ được hưởng
các thẩm quyền của người đại diện quy định trong Hiến pháp và Luật chuyên ngành Kết quả bầu cử thể hiện tỷ lệ ủng hộ của người dân đối với các cá nhân, đảng phái, lực lượng chính trị tại quốc gia đó Từ tỷ lệ này sẽ chuyển hóa thành tỷ lệ quyền lực giữa các cá nhân, đảng phái, lực lượng chính trị trong cơ quan đại diện thông qua “số ghế” mà mỗi bên có được trong cơ quan đại diện sau cuộc bầu cử
Thứ ba, bầu cử là công cụ đắc lực chống lại sự lộng hành của chính quyền
Để thuyết phục cử tri, trước mỗi cuộc bầu cử, các ứng cử viên thường đưa ra các chương trình hành động sau khi trúng cử Các hoạt động cụ thể của họ sau khi trúng
Trang 12cử sẽ được nhân dân giám sát trong suốt nhiệm kì Bởi vậy, nếu họ không thực hiện đúng chương trình hành động của mình, không hoạt động vì mục đích bảo vệ lợi ích của cử tri và xã hội, không đủ phẩm chất đạo đức và năng lực của người đại biểu,… thì sẽ khó có thể tiếp tục được nhân dân tin tưởng bỏ phiếu trong cuộc bầu cử cho nhiệm kì sau đó Bầu cử sẽ là cơ sở để cử tri tiếp tục lựa chọn người có tài, có đức đại diện cho mình thực hiện quyền làm chủ và kịp thời loại bỏ những người không xứng đáng làm đại biểu ra khỏi cơ quan đại diện
Thứ tư, bầu cử là diễn đàn giữa các khuynh hướng chính trị, là chìa khóa để xây dựng đồng thuận xã hội – phương thức quan trọng để hòa hợp dân tộc Mỗi
cuộc bầu cử là diễn đàn để các tổ chức, đảng phải chính trị trình bày, thảo luận về đường lối, chính sách của mình cũng như của đối thủ Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá khách quan, đa chiều các quan điểm, đường lối của từng tổ chức, đảng phái tranh cử Kết quả bầu cử sẽ thể hiện “mẫu số chung” giữa các phe phái, các lực lượng, các bộ phận xã hội trong việc lựa chọn chính quyền Cơ quan đại diện được hình thành từ cuộc bầu cử là nơi thể hiện tiếng nói chung của các lực lượng, các giai cấp, các sắc tộc, các tín ngưỡng, các bộ phận trong cơ cấu xã hội Nói cách khác, cơ quan đại diện chính là nơi thể hiện đồng thuận xã hội
Dù bầu cử có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị ở các quốc gia dân chủ nhưng không thể phủ nhận rằng để đạt được những ý nghĩa này, mỗi cuộc bầu
cử phải được tổ chức đảm bảo yếu tố bản chất nhất của nó, đó là sự tự do chọn lựa Nếu như quá trình bầu cử không đảm bảo tốt sự tự do chọn lựa sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng:
Nguyên tắc cơ bản nhất của bầu cử là sự tự do chọn lựa không được đảm bảo
Nếu như việc tổ chức, điều hành cuộc bầu cử diễn ra không khách quan, trung thực thì những ứng viên tiềm năng có thể bị hạn chế quyền tự do ứng cử hoặc vận động tranh cử, từ đó, dân chúng khó có điều kiện tiếp xúc, so sánh, đánh giá các ứng viên
và quyết định lựa chọn người đại diện cho mình thông qua bỏ phiếu Như vậy, sự tự
do lựa chọn ứng cử của ứng viên và sự tự do lựa chọn người đại diện của cử tri đều không được đảm bảo, nguyên tắc bầu cử tự do không đạt được
Kết quả bầu cử bị sai lệch, không khách quan, chính xác Tổ chức, điều hành
bầu cử không chặt chẽ, đúng theo quy định của pháp luật sẽ tạo “lỗ hổng” để các
Trang 13đảng phái, thế lực chính trị can thiệp, chi phối quá trình vận động tranh cử và quá trình bỏ phiếu, khiến cho kết quả bầu cử thiếu chính xác, không khách quan
Cơ quan đại diện được hình thành sau bầu cử chịu sự chi phối, can thiệp của các thủ đoạn quyền lực chính trị, không bảo vệ được lợi ích của dân chúng và xã hội Bầu cử thực chất là quá trình nhân dân lựa chọn và ủy thác việc thực hiện
quyền lực cho người đại diện nên rất khó tránh khỏi các thủ đoạn can thiệp từ các thế lực chính trị để đạt được tham vọng quyền lực của họ Bởi vậy, nếu như cuộc bầu cử nào diễn ra không dân chủ, tự do, minh bạch thì cuộc bầu cử đó sẽ dễ dàng
bị chi phối với các đảng phái, thế lực đang nắm quyền lực nhà nước để củng cố quyền lực cho mình Từ đó, cơ quan đại diện được hình thành tuy là cơ quan nhận
sự ủy thác quyền lực của nhân dân nhưng hoạt động nhằm phục vụ lợi ích của đảng phái, thế lực cầm quyền
Niềm tin và sự ủng hộ của công chúng đối với cơ quan đại diện giảm sút, trở thành mầm mống tạo nên mâu thuẫn xã hội Đây là hậu quả nặng nề nhất mà một
cuộc bầu cử thiếu khách quan, thiếu minh bạch mang lại Bầu cử mang ý nghĩa xây dựng đồng thuận xã hội, hòa hợp dân tộc nhưng nếu kết quả bầu cử dẫn đến hình thành cơ quan đại diện không phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của phần đông dân chúng thì nó không chỉ không có tác dụng tạo đồng thuận xã hội mà còn là nguyên nhân gây nên những mâu thuẫn xã hội, gây bất ổn về chính trị, xã hội
Vì vậy, để đảm bảo một cuộc bầu cử dân chủ, tự do, minh bạch, lí luận về tổ chức và giám sát quyền lực nhà nước trong bộ máy nhà nước hiện đại đã đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu, thiết kế một cơ chế bầu cử phù hợp để đảm bảo tổ chức các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, minh bạch Trong đó, đề xuất xây dựng một cơ quan phụ trách bầu cử độc lập, giữ vị trí hiến định độc lập trong bộ máy nhà nước như Cơ quan bầu cử quốc gia nhận được sự đồng tình của đông đảo học giả, các tổ chức nghiên cứu về bầu cử cũng như nhiều quốc gia trên thế giới Ý tưởng này xuất phát
từ việc khả năng giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp như quan niệm truyền thống không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công dân trong việc kiểm soát, giám sát, đảm bảo tính minh bạch, liêm chính của các cơ quan nhà nước nên rất cần tổ chức các thiết chế
Trang 14độc lập với các nhánh quyền lực nhà nước truyền thống, giám sát việc thực thi quyền lực quyền công của các cơ quan nhà nước
1.1.2 Cơ sở thực tiễn
Trong thực tiễn tổ chức bầu cử, đảm bảo cuộc bầu cử được tự do, dân chủ, minh bạch là thách thức với các quốc gia bởi rất nhiều khó khăn gặp phải trong thực tiễn quá trình tổ chức, điều hành và quản lý bầu cử Cụ thể:
Một là, quy mô của một cuộc bầu cử thường diễn ra trên một phạm vi rộng
lớn, thậm chí ở nhiều quốc gia, trong cùng một khoảng thời gian nhất định có thể tổ chức đồng thời bầu cử cơ quan đại diện ở trung ương và cơ quan đại diện ở các cấp địa phương nên khối lượng công việc phải triển khai là rất lớn Điều này gây khó khăn cho công tác điều hành, giám sát các quá trình tổ chức bầu cử ở tất cả các nơi
Hai là, bầu cử là quá trình xác định tính chính danh của cơ quan đại diện nhân
dân thực hiện quyền lực nhà nước nên sự can thiệp, chi phối của các đảng phái, thế lực chính trị là khó tránh khỏi, đặc biệt là sự chi phối của đảng cầm quyền hoặc thế lực chiếm ưu thế trong xã hội bởi sự phụ thuộc của bộ máy tổ chức bầu cử đối với chính quyền hiện hành về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, phương tiện,… phục
vụ quá trình tổ chức bầu cử
Ba là, không phải ở quốc gia nào cũng có bộ máy chuyên biệt phụ trách công
tác tổ chức, điều hành, quản lý bầu cử mà chủ yếu là các thiết chế mang tính chất
“thời vụ”, chỉ được hình thành để phục vụ cuộc bầu cử và giải tán sau khi các công việc bầu cử kết thúc Đội ngũ nhân sự của cơ quan này chủ yếu là các công chức được triệu tập từ các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước Do đó, các cơ quan phụ trách bầu cử thường thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu tính trung lập về chính trị và chế độ chịu trách nhiệm không được đảm bảo
Bốn là, thực tế đời sống chính trị cho thấy mức độ quan tâm của công dân đối
với các cuộc bầu cử ngày càng giảm sút, đặc biệt ở những nước đang phát triển, nơi trình độ dân trí chưa cao và ý thức về quyền làm chủ của dân chúng chưa được chú trọng đúng mức Sự quan tâm đến bầu cử không chỉ thể hiện ở việc công chúng bàng quan với các hoạt động thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử mà còn ở việc mặc dù công chúng rất quan tâm đến các ứng viên, đến công tác tham gia bỏ phiếu nhưng lại chưa có những hiểu biết nhất định về bộ máy nhà nước, về cơ chế
Trang 15thực hiện và kiểm soát quyền lực nhà nước,… nên thiếu những đánh giá khách quan
về các ứng viên trong cuộc bầu cử
Năm là, trong vận động tranh cử, các ứng viên phải đầu tư rất nhiều tâm huyết,
thời gian và chi phí Bởi vậy nên những ứng viên có đủ điều kiện về tài chính sẽ có
ưu thế hơn để đảm bảo chiến dịch vận động tranh cử nổi bật, tiếp cận được đông đảo cử tri hơn Nói cách khác, mức độ thương mại hóa ngày càng tăng đã gây khó khăn không nhỏ đối với những ứng viên có nang lực tài chính hạn chế hơn trong quá trình tranh cử
Những thách thức trên đây đã đặt ra yêu cầu đòi hỏi các quốc gia cần có một
cơ chế bầu cử phù hợp để đảm bảo tổ chức, quản lý, điều hành các cuộc bầu cử dân chủ, tự do và minh bạch Thành lập một cơ quan bầu cử quốc gia là cách thức được rất nhiều quốc gia lựa chọn để giải quyết vấn đề này Tại mục số 20 Bình luận chung số 25 của Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc về sự tham gia các hoạt động công cộng và quyền bầu cử (Điều 25 ICCPR) đã khuyến nghị các quốc gia cần
thành lập một cơ quan bầu cử: “Một cơ quan bầu cử độc lập cần được thành lập để giám sát quá trình bầu cử và đảm bảo rằng việc bầu cử được tiến hành một cách bình đẳng, không thiên vị và căn cứ theo những quy định của pháp luật phù hợp với công ước” Điều này tiếp tục được nhắc đến trong tiểu mục (2) mục số 4 Phụ lục 4
Tuyên ngôn về tiêu chí bầu cử tự do và công bằng được thông qua bởi Hội đồng
Liên minh Nghị viện tại phiên họp lần thứ 154 ngày 26/3/1994: “Các nhà nước nên
có những chính sách cần thiết và các bước để đảm bảo được dần dần và củng cố các mục tiêu dân chủ, kể cả thông qua việc thành lập một cơ chế trung lập, vô tư hoặc cân bằng cho việc quản lý của các cuộc bầu cử”
Bản Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết số 27A (III) ngày 10/12/1948 (UDHR) đã
Trang 16khẳng định quyền được tham gia vào đời sống chính trị của con người và phương thức tham gia vào đời sống chính trị quốc gia:
3 Ý chí của nhân dân là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền; ý chí
đó phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, được tổ chức theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, hoặc bằng những thủ tục bầu cử tự do tương tự
Cũng liên quan đến nội dung này, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) đã tiếp tục khẳng định các quốc gia thành viên của ICCPR cam kết đảm bảo quyền bình đẳng của công dân nước mình trong việc thực hiện tất cả các quyền dân sự và chính trị mà công ước quy định1, đồng thời cụ thể hóa quyền tham gia vào đời sống chính trị quốc gia của công dân:
Điều 25
Mọi công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào như đã nêu ở Điều 2 và không có bất kỳ sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để: a) Tham gia điều hành các công việc xã hội một các trực tiếp hoặc thông qua những đại diện do họ tự do lựa chọn;
b) Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho cử trị được tự do bày tỏ ý nguyện của mình;
c) Được tiếp cận với các dịch vụ công cộng ở đất nước mình trên cơ sở bình đẳng
Đến năm 1996, trong bản Bình luận chung số 25 được thông qua tại phiên họp thứ 57, Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc đã giải thích cụ thể hơn một số khía cạnh của điều này, trong đó có một số nội dung nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo
1
Điều 3 ICCPR
Trang 17quyền bầu cử của công dân và khuyến nghị các nước thành viên phải có cơ chế phù hợp để đảm bảo quyền bầu cử, ứng cử của công dân được tôn trọng và thực hiện
Thứ nhất, Điều 25 ICCPR ghi nhận và bảo vệ quyền của mọi công dân được
tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quyền bầu cử, ứng cử và quyền được tham gia các cơ quan công quyền Các quyền này chỉ dành riêng cho những người
là công dân của quốc gia và việc hưởng quyền là bình đẳng giữa mọi công dân Nó khẳng định nền tảng của việc quản lý nhà nước là phải trên cơ sở đồng thuận của nhân dân Ở bất kì thể chế chính trị nào, các quốc gia thành viên phải thông qua những biện pháp pháp lý và những biện pháp cần thiết khác để đảm bảo cho mọi công dân đều có cơ hội được hưởng các quyền này2
Thứ hai, quyền tham gia điều hành các công việc xã hội là một khái niệm rộng
liên quan đến việc thực hiện quyền lực chính trị, cụ thể là thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Trong đó, bầu cử là một hình thức gián tiếp công dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước thông qua việc tự do lựa chọn các đại diện của mình trong các cơ quan dân cử và tranh luận, đối thoại công khai với các đại diện do mình bầu ra hoặc thông qua các cơ chế khác do công dân tự tổ chức3
Thứ ba, quyền bỏ phiếu tại các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý phải được quy
định bởi pháp luật và chỉ phải chịu những hạn chế hợp lý, ví dụ như quy định về độ tuổi tối thiểu được quyền bầu cử Những hạn chế về quyền bầu cử được coi là không hợp lý nếu như chúng được đặt ra dựa trên tình trạng khuyết tật về thể chất hay những đòi hỏi về tài sản, giáo dục, khả năng biết đọc, biết viết, vị thế thành viên của các đảng phái,… Nếu có những đòi hỏi về cư trú đặt ra trong việc đăng ký cử tri khi bầu cử thì những đòi hỏi đó phải hợp lý và không được nhằm loại trừ quyền bầu cử của những người không có chỗ ở Pháp luật cần cấm mọi sự can thiệp có tính lạm dụng vào việc đăng ký hay vào quá trình bầu cử cũng như mọi sự đe dọa hay ép buộc các cử tri, và các quy định đó cần phải được thực thi nghiêm chỉnh4
Trang 18Thứ tư, để quyền bầu cử được thực hiện có hiệu quả, các quốc gia thành viên
cần bảo đảm đầy đủ quyền tự do biểu đạt, hội họp và lập hội Theo đó, các quốc gia cần có những biện pháp tích cực để khắc phục những trở ngại như tình trạng thất học, đói nghèo, những rào cản ngôn ngữ, những khó khăn trong việc đi lại cản trở những người có quyền bầu cử thực hiện các quyền của mình Thông tin và tài liệu bầu cử cần được chuẩn bị cả bằng những ngôn ngữ thiểu số Các công cụ cụ thể như tranh ảnh hay biểu tượng cần được đáp ứng để đảm bảo rằng các cử tri mù chữ đều
có được thông tin đầy đủ làm cơ sở cho sự lựa chọn của mình5
Thứ năm, các điều kiện liên quan đến việc bổ nhiệm, lệ phí hay đặt cọc trong
ứng cử cần phải hợp lý và không có tính phân biệt Những căn cứ thay đổi những người nắm giữ chức vụ bầu cử cần được quy định bởi pháp luật dựa trên những tiêu chí khách quan, hợp lý và theo những trình tự, thủ tục công bằng Không được hạn chế quyền ứng cử một cách vô lý bằng cách đỏi hỏi các ứng cử viên phải là thành viên của một đảng phái cụ thể nào Nếu đòi hỏi một ứng cử viên phải có một số người ủng hộ tối thiểu để được chỉ định thì mức đòi hỏi này cần hợp lý và không được đặt ra để làm rào cản đối với việc ứng cử Bên cạnh đó, các quốc gia cũng không được coi quan điểm chính trị là căn cứ để tước bỏ quyền tham gia ứng cử của
cá nhân Để đảm bảo không cản trở sự lựa chọn tự do của cử tri hoặc quá trình dân chủ không bị bóp méo bởi chi phí không tương xứng giữa các ứng cử viên hay các đảng phải, các quốc gia cần xác định những giới hạn hợp lý về chi phí tranh cử6
Thứ sáu, các quốc gia được khuyến nghị thành lập một cơ quan độc lập để
giám sát quá trình bầu cử, đảm bảo việc bầu cử được tiến hành bình đẳng, không thiên vị, phù hợp với pháp luật quốc gia và với Công ước Cần có những biện pháp bảo đảm yêu cầu bí mật việc bỏ phiếu, bảo vệ các cử tri trước mọi sự ép buộc hay cưỡng bức khi bỏ phiếu An ninh cho các hòm phiếu cũng phải được bảo đảm và việc kiểm phiếu phải có sự chứng kiến của các ứng cử viên hay các đại diện của họ Cần đảm bảo sự bí mật của quá trình kiểm phiếu và việc xem xét lại về mặt tư pháp hoặc bằng các thủ tục liên quan khác để các ứng cử viên tin tưởng vào sự an toàn
Trang 19của các hòm phiếu và việc kiểm phiếu Sự trợ giúp cho những người tàn tật, người
mù hay mù chữ cũng phải mang tính độc lập Các ứng cử viên cần được thông tin đầy đủ về những đảm bảo này7
Cuối cùng, Bình luận chung số 25 khẳng định mặc dù Công ước không quy định về một cơ chế bầu cử cụ thể nào nhưng mọi cơ chế bầu cử ở các quốc gia thành viên phải phù hợp với các quyền được ghi nhận tại Điều 25 ICCPR và phải đảm bảo cho cử tri được tự do thể hiện ý chí8
Tầm quan trọng của việc tổ chức bầu cử tự do, minh bạch tiếp tục được nhấn mạnh trong nhiều văn kiện khác của Liên hợp quốc như trong Nghị quyết số 55/96 ngày 28/2/2001 về thúc đẩy và củng cố dân chủ, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã kêu gọi các quốc gia thành viên thông qua pháp luật, cơ chế và các tổ chức để bảo đảm
sự tham gia, tính công khai, công bằng trong các tiến trình bầu cử
Cũng liên quan đến vấn đề này, năm 1994, Liên minh nghị viện thế giới đã khuyến nghị các quốc gia thiết lập một “cơ chế quản lý bầu cử trung lập, không thiên vị và bình đẳng”, trong đó bảo đảm sự tham gia của các quan sát viên, đại diện của các đảng phái chính trị, cũng như bảo đảm những khiếu nại, tố cáo được xem xét, giải quyết có hiệu quả bởi một cơ quan độc lập, không thiên vị, cụ thể là tòa án hoặc hội đồng bầu cử9
Các văn kiện quốc tế trên đây mặc dù không trực tiếp quy định hình thức, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phụ trách bầu cử nhưng đã nêu ra những yêu cầu và tiêu chuẩn căn bản làm tiền đề cho việc xây dựng thiết chế phụ trách bầu cử ở các quốc gia thành viên
1.2 Khái niệm Hội đồng bầu cử Quốc gia
1.2.1 Định nghĩa
Những yêu cầu đặt ra cả về lý luận và thực tiễn để đảm bảo tổ chức, quản lý, điều hành các cuộc bầu cử dân chủ, tự do và minh bạch đã dẫn đến sự thành lập cơ quan phụ trách bầu cử ở rất nhiều quốc gia trên thế giới Trong số 550 bản Hiến
Trang 20pháp được ban hành trên thế giới trong giai đoạn từ năm 1880 đến năm 2000 có tới
136 bản Hiến pháp có quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia (HĐBCQG) Tính riêng tại thời điểm năm 2000, có tới 40% số bản Hiến pháp hiện hành trên thế giới quy định về Hội đồng bầu cử (HĐBC), tỷ lệ Hiến pháp quy định HĐBC đạt mức cao nhất ở các nước khu vực Nam Á với khoảng 70%, các nước Mỹ La-tinh và tiểu vùng sa mạc Sahara với khoảng 45% 10 Ngoài ra, ở nhiều nước, mặc dù Hiến pháp không đề cập về HĐBC nhưng chế định này lại được quy định trong Luật bầu cử Theo đặc thù từng quốc gia, HĐBC cũng mang những tên gọi khác nhau như: Ủy ban Bầu cử (Election Commission), Bộ/Ban bầu cử (Department of Elections, Electoral Board), HĐBC (Electoral Council), Đơn vị Bầu cử (Election Unit),….11Loại hình cơ quan này được gọi chung là Cơ quan quản lý bầu cử (Electoral management body – EMB), có nhiệm vụ quản lý các cuộc bầu cử
Theo Mạng lưới Tri thức về bầu cử ACE (the ACE Electoral knowledge
Network), Cơ quan quản lý bầu cử là “một cơ quan hoặc tổ chức được lập ra nhằm mục đích và có trách nhiệm pháp lý trong việc quản lý một hoặc nhiều công việc cốt yếu trong các cuộc bầu cử (elections) và những hình thức dân chủ trực tiếp khác được pháp luật quy định như trưng cầu dân ý (referendums), lấy ý kiến công dân (citizens’ initiatives)…”12
Theo Viện Nghiên cứu quốc tế về dân chủ và hỗ trợ Bầu cử International (Institute for Democracy and Electoral Assistance – IDEA), nhiệm vụ quản lý các cuộc bầu cử có thể được thực hiện bởi nhiều tổ chức và cơ quan khác nhau với một
số nội dung cơ bản như: Quyết định ai đủ tư cách bỏ phiếu; Tiếp nhận và phê duyệt danh sách ứng cử; Tổ chức bỏ phiếu; Kiểm phiếu; Thống kê phiếu; Công bố kết quả,… Ngoài ra, cơ quan bầu cử còn thực hiện một số công việc khác bổ trợ cho việc tổ chức các cuộc bầu cử như: tổ chức đăng ký cử tri; Phân định đơn vị bầu cử; Giáo dục cử tri; Thông tin, truyền thông; Giải quyết tranh chấp bầu cử; Chuẩn bị cơ
sở vật chất cho quá trình bầu cử,…
10
Vũ Công Giao (2013), “Cơ quan bầu cử quốc gia trên thế giới và việc hiến định cơ quan này trong Hiến
pháp 1992 sửa đổi năm 2003 của Việt Nam”, Các thiết chế Hiến định độc lập: Kinh nghiệm quốc tế và triển
vọng ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 109 – 110
11
Vũ Công Giao, tlđd số chú thích 10, tr.102
12
Vũ Công Giao, tlđd số chú thích 10, tr.102
Trang 21Ở mỗi quốc gia, HĐBC được thiết kế mang những đặc điểm riêng biệt phụ thuộc vào chế độ chính trị của từng nước nhưng nhìn chung đều được thiết kế dựa trên cơ sở khuyến nghị của Liên hợp quốc về một cơ chế quản lý bầu cử trung lập, không thiên vị và bình đẳng
1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử Quốc gia
Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐBC của các quốc gia có sự khác nhau theo quy định trong Hiến pháp hoặc Luật Bầu cử, xuất phát từ sự khác nhau giữa các nước về thể chế chính trị, hệ thống bầu cử, điều kiện địa lý, xã hội và văn hóa,… Đặc biệt, theo IDEA, yếu tố đầu tiên tác động đến mức độ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐBC ở các nước chính là quá trình đàm phán giữa các lực lượng chính trị trong nước Tuy nhiên, nhìn chung, HĐBC được trao một số nhiệm vụ, quyền hạn “cốt yếu” để đảm bảo tổ chức, quản lý, điều hành cuộc bầu cử, bao gồm:Quyết định tư cách bỏ phiếu; Tiếp nhận và phê duyệt danh sách ứng cử (cho các cuộc bầu cử, đảng chính trị và/hoặc ứng cử viên); Tổ chức bỏ phiếu; Kiểm phiếu; Thống kê phiếu
Bên cạnh đó, HĐBC ở các nước còn được trao thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn khác để hỗ trợ quá trình tổ chức, quản lý, điều hành cuộc bầu cử như:
Ban hành các chính sách, quy định về bầu cử: ban hành các chính sách bầu cử
quốc gia và khu vực; Quy định sự tham gia bầu cử của các đảng chính trị và ứng cử viên; Quy định sự tham gia bầu cử của truyền thông; Quy định về lấy ý kiến; Công nhận và quy định về sự tham gia của các quan sát viên bầu cử;… Hầu hết Hiến pháp và Luật bầu cử ở các nước đều trao cho HĐBC nhiệm vụ này để đảm bảo các quy phạm, quyết định mà cơ quan này ban hành đều được tôn trọng và thực hiện trên thực tế nhằm đạt được mục tiêu của cuộc bầu cử Ví dụ, Điều 115 Hiến pháp Cộng hòa Hàn Quốc năm 1948 quy định Ủy ban bầu cử các cấp có thể ban hành các hướng dẫn hành chính cần thiết cho các cơ quan hành chính liên quan đến các vấn
đề hành chính về bầu cử và trưng cầu ý dân, đồng thời nhấn mạnh: “Các cơ quan hành chính liên quan khi nhận được các hướng dẫn như vậy phải tuân thủ” 13 Hay
như ở Costa Rica, Uruguay, các cơ quan bầu cử như là nhánh quyền lực thứ tư trong
13
Trần Kiên, “Phụ lục Quy định về các thiết chế hiến định độc lập trong Hiến pháp một số quốc gia”, Các
thiết chế hiến định độc lập: Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam, tr 358
Trang 22bộ máy nhà nước, độc lập với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp Các cơ quan này có quyền ban hành quy phạm, chỉ thị và kiểm tra các quy phạm áp dụng cho quá trình bầu cử Các quyết định của cơ quan bầu cử không bị kiểm tra bởi bất
kỳ cơ quan nhà nước nào14
Chuẩn bị các điều kiện về tổ chức, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cuộc bầu
cử, bao gồm các công việc như: Lập kế hoạch phục vụ bầu cử; Phân định các đơn vị
bầu cử; Lập kế hoạch và triển khai các phần mềm bầu cử; Phát triển và tổ chức đăng
ký bầu cử quốc gia; Kiểm tra và đánh giá sự chính xác của hệ thống bầu cử và hoạt động của cơ quan bầu cử;…
Tập huấn, đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp phục vụ công tác bầu cử, gồm một số công việc như: Đào tạo các nhân viên bầu cử; Đào tạo các giám sát viên
kiểm phiếu của các đảng chính trị và ứng cử viên
Chuẩn bị các thông tin cần thiết phục vụ bầu cử như: Tổ chức giáo dục/truyền
thông cho cử tri và nhân dân; Xác minh và đăng kí cử tri; Đăng ký của các đảng chính trị; Đăng ký tài chính của các đảng chính trị Ví dụ, Hiến pháp Philippin năm
1986 quy định Cơ quan bầu cử có thẩm quyền quyết định tất cả các vấn đề tác động đến việc bầu cử trong đó có việc xác định số lượng và địa điểm các đơn vị bầu cử,
bổ nhiệm quan chức và thanh tra viên bầu cử và đăng ký cử tri, trừ những vấn đề liên quan đến quyền bầu cử15 Hay như theo Hiến pháp Thái Lan năm 2007, ngoài thẩm quyền quan trọng là đăng ký hoạt động cho các đảng chính trị, Ủy ban bầu cử còn có quyền đặt ra quy định cấm thành viên Chính phủ thực hiện một số công việc trong quá trình tranh cử và quyền quy định, giám sát vấn đề tài trợ cho các đảng chính trị, hỗ trợ tài chính của Nhà nước, chi tiêu của các đảng chính trị cũng như các ửng cử viên trong cuộc bầu cử,… nhằm đảm bảo các cuộc bầu cử diễn ra một cách công bằng16
Các công việc khác phát sinh trong hoặc sau quá trình tổ chức bầu cử như:
Bầu cử sơ bộ của các đảng chính trị; Công bố và chứng nhận các kết quả bầu cử;
14
Đinh Xuân Thảo – Hoàng Văn Tú (đồng chủ biên – 2013), Báo các kết quả các nghiên cứu chuyên đề phục
ụ sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Viện Nghiên cứu lập pháp – Chương trình phát triển Liên Hợp quốc, Hà Nội,
tr.16
15
Phan Trung Lý – Nguyễn Văn Phúc – Nguyễn Sĩ Dũng (đồng chủ biên – 2012), Một số vấn đề cơ bản của
Hiến pháp các nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.300
16
Tô Văn Hòa (2011), Nghiên cứu, so sánh Hiến pháp các quốc gia ASEAN, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện
Khoa học pháp lý, Hà Nội, tr.333
Trang 23Giải quyết các tranh chấp bầu cử; Tư vấn chính phủ và cơ quan lập pháp tiến hành các cải cách bầu cử; Tham gia các dịch vụ trợ giúp bầu cử quốc tế Ví dụ, các cơ quan bầu cử ở Cameroon, Canada, Lithuania, Papua New Guinea, Philippin và Romania có quyền điều tra và trong trường hợp cần thiết có thể khởi kiện các vi phạm luật bầu cử Ở Campuchia hay Nam Phi, các cơ quan bầu cử có quyền điều tra
và giải quyết các tranh chấp hành chính chưa đến mức phải ra tòa17
Như vậy, ngoài các công việc cốt yếu của cuộc bầu cử, tùy từng quốc gia mà HĐBC có thể được giao nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện một hoặc nhiều công việc khác trong cuộc bầu cử Tuy nhiên, những cơ quan được thành lập chỉ thực hiện những công việc phụ trợ này thì không được coi là HĐBC Ví dụ, HĐBC New Zealand tuy có tên gọi như là một cơ quan bầu cử nhưng thực chất chỉ có trách nhiệm đăng ký bầu cử đảng phái, phân bố thời gian tuyên truyền và tài chính cho các đảng, giám sát chi tiêu tài chính của các đảng phái, thông tin và giáo dục cho cử tri
Theo xu hướng chung, ngày càng có nhiều nhiệm vụ, quyền hạn được trao cho
cơ quan bầu cử để đảm bảo các cơ quan này có đủ điều kiện tổ chức, điều hành, quản lý các cuộc bầu cử dân chủ, tự do và minh bạch
1.2.3 Phân loại
HĐBC ra đời đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của đời sống chính trị các quốc gia với những cơ sở lý luận vững chắc và cơ sở pháp lý cụ thể nhưng tùy thuộc vào điều kiện đặc thù ở từng quốc gia về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, HĐBC được thiết kế theo từng mô hình riêng Hiện nay, trên thế giới, có ba mô hình cơ bản tổ chức HĐBC là mô hình độc lập (Independent model), mô hình Chính phủ (Govermental model) và mô hình hỗn hợp (Mixed model) Theo kết quả nghiên cứu năm 2006 của IDEA, trong số 214 quốc gia và vùng lãnh thổ, HĐBC được tổ chức theo mô hình độc lập chiếm tới 55%, theo mô hình Chính phủ chiếm 26% và theo
mô hình hỗn hợp chiếm 15%18 Mỗi mô hình có những đặc điểm riêng về tổ chức,
17
Đinh Xuân Thảo – Hoàng Văn Tú (đồng chủ biên – 2013), Báo cáo kết quả các nghiên cứu chuyên đề phục
vụ sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Viện Nghiên cứu lập pháp – Chương trình phát triển Liên Hợp quốc, Hà
Nội, tr 16
18
IDEA, Electoral Management Design: The International IDEA Handbook, tr.8
Trang 24hoạt động, trách nhiệm giải trình, quyền hạn, thành phần, nhiệm kỳ, ngân sách và nhân viên
Thứ nhất, HĐBC được tổ chức theo mô hình độc lập là mô hình chiếm ưu thế
trên thế giới với việc được thiết lập ở 118 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là các nước dân chủ mới nổi như: Armenia, Úc, Bosnia, Herzegoina, Burkina Faso, Canada, Costa Rica, Estonia, Indonesia, Ba Lan, Nam Phi, Thái Lan,…
Về tổ chức, đây là lọai hình cơ quan có tổ chức độc lập so với nhánh hành pháp, không phụ thuộc vào chính phủ hoặc hệ thống chính quyền địa phương HĐBC thực hiện đầy đủ các trách nhiệm trong quá trình hoạt động phù hợp với Hiến pháp và luật HĐBC là một pháp nhân có thể khởi kiện hoặc bị kiện ở một số nước như Azerbaijan, Kenya, Lithuania, hoặc không là pháp nhân như ở Botxwana hay Namibia
Trách nhiệm giải trình của HĐBC được đặt dưới sự ràng buộc của quản trị tốt, phần lớn thường chịu trách nhiệm chính thức trước cơ quan lập pháp, tư pháp hoặc người đứng đầu nhà nước mà không phải chịu trách nhiệm chính thức với nhánh hành pháp HĐBC theo mô hình độc lập có nhiều mức độ tự chủ tài chính, thậm chí
có thể tự quy định về tài chính, nhận và sử dụng các quỹ công cộng với sự liên hệ tối thiểu với nhánh hành pháp Bên cạnh đó, HĐBC có thể có nhiều mức độ trách nhiệm trong hoạt động
Về quyền hạn, HĐBC có quyền quyết định chính sách một cách độc lập theo quy định của pháp luật Ở nhiều nước, HĐBC có quyền đặt ra các quy phạm về bầu
cử một cách độc lập theo quy định của luật, có quyền thuê, sa thải hoặc kỷ luật các nhân viên và có thể có quyền đặt ra các quy trình mua sắm và kiểm toán
Thành viên của HĐBC là những người ngoài nhánh hành pháp, có thể là những chuyên gia trung lập hoặc tham gia chính trị hoạt động theo nhiệm kỳ và không thể bị bãi nhiệm, bãi miễn bởi nhánh hành pháp Nhân viên của HĐBC không nhất thiết phải là công chức, có thể được tiếp nhận từ các cơ quan dịch vụ công hoặc do Hội đồng tự chủ quyết định về nhu cầu quy tắc và chính sách nhân sự
Về ngân sách, HĐBC được hưởng và quản lý tự chủ ngân sách riêng dưới sự kiểm soát của chính phủ Nguồn ngân sách của HĐBC có thể được phân bổ một
Trang 25cách độc lập từ cơ quan lập pháp hoặc nhận tài trợ của cơ quan hành pháp và cộng đồng
HĐBC được tổ chức theo mô hình độc lập có ưu điểm là đảm bảo tốt hơn tính độc lập, khách quan, vô tư so với hai mô hình còn lại Từ đó, Hội đồng có khả năng bảo đảm tính thống nhất và tính hợp pháp của bầu cử Bên cạnh đó, môi trường làm việc của Hội đồng thúc đẩy sự hợp tác và tính chuyên nghiệp trong hoạt động Tuy nhiên, việc tổ chức độc lập khiến cho HĐBC dễ bị cô lập với bộ máy công quyền, trong một số trường hợp, Hội đồng có thể không đủ ảnh hưởng chính trị để có được nguồn lực đầy đủ và kịp thời cho hoạt động Tính chất hoạt động theo nhiệm kỳ của các thành viên cũng gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng hoạt động Cách thức tuyển chọn thành viên của Hội đồng có thể dẫn tới tình trạng một số thành viên có thể thiếu kỹ năng và kinh nghiệm trong các hoạt động hành chính Cuối cùng, việc
tổ chức thành một cơ quan độc lập gây tốn kém nhiều kinh phí do không tận dụng được cơ sở sẵn có của bộ máy công quyền
Thứ hai, HĐBC được tổ chức theo mô hình chính phủ tồn tại ở một số quốc gia như Đan Mạch, Singapore, Thụy Sỹ, Anh Quốc, Hoa Kỳ,
Về tổ chức, HĐBC theo mô hình này không được đặt trong hệ thống chính phủ hoặc chính quyền địa phương, có thể là một vụ, một phòng hoặc một cơ quan chính quyền địa phương
HĐBC theo mô hình Chính phủ hoạt động dưới sự lãnh đạo của nhánh hành pháp, trong đó, trách nhiệm hoạt động được chia sẻ với các bộ, vụ hoặc chính quyền địa phương
Hội đồng hoàn toàn phải chịu trách nhiệm giải trình trước nhánh hành pháp về chính sách, tài chính, hoạt động và quản trị
HĐBC theo mô hình Chính phủ không có quyền ban hành quy phạm một cách độc lập, các quyền hạn bị giới hạn trong phạm vi hoạt động, có thể chia sẻ trách nhiệm hoạt động bầu cử với các cơ quan hành pháp trung ương và địa phương HĐBC được lãnh đạo bởi một bộ trưởng hoặc một công chức, chỉ có một số ít các trường hợp ngoại lệ không có thành viên mà chỉ có một thư kí Sự lựa chọn thành viên (nếu có) và thư kí có thể chỉ được đảm trách bởi nhánh hành pháp Nhân
Trang 26viên của HĐBC chủ yếu là các công chức hoặc có thể tiếp cận nhân sự ngoài các cơ quan dịch vụ công
Xuất phát từ việc HĐBC thường không có thành viên nên Hội đồng không hoạt động theo nhiệm kì
Ngân sách của HĐBC là một bộ phận cấu thành của ngân sách chính phủ và
có thể nhận tài trợ từ cộng đồng Hội đồng không có quyền tự quyết ngân sách Việc tổ chức HĐBC theo mô hình Chính phủ có ưu điểm là đội ngũ nhân viên hành chính thạo việc, hoạt động dễ phối hợp với các cơ quan nhà nước khác và có thể tiết giảm chi phí do sử dụng nguồn lực chung của các cơ quan Chính phủ, hoạt động của Hội đồng có nền tảng quyền lực và ảnh hưởng của Chính phủ Tuy vậy, tổ chức HĐBC theo mô hình này có nhược điểm là thiếu tính tin cậy do có thể bị chi phối bởi các nhóm chính trị, Hội đồng thiếu sự độc lập trong hoạt động do tổ chức
và ngân sách phụ thuộc vào Chính phủ Đội ngũ nhân viên Hội đồng có thể thiếu kĩ năng phù hợp trong quản lý bầu cử, cung cách hành chính quan liêu có thể không phù hợp với những yêu cầu của quản lý bầu cử, đồng thời việc quản lý bầu cử có thể thiếu thống nhất do được giao cho nhiều bộ phận khác nhau thuộc Chính phủ
Thứ ba, HĐBC tổ chức theo mô hình hỗn hợp tồn tại ở một số quốc gia như
Pháp, Nhật, Tây Ban Nha, Mali, Senegal và Togo HĐBC theo mô hình này có tổ chức gồm 2 thành tố: cơ quan ban hành và giám sát chính sách độc lập với nhánh hành pháp và cơ quan thực thi chính sách thuộc một Bộ hoặc chính quyền địa phương
Về thẩm quyền, nếu như cấu phần độc lập có quyền tự quyết trong việc kiểm tra, giám sát tiến trình bầu cử và xây dựng quy chế bầu cử hoặc tổ chức bầu cử trong một số trường hợp thì cấu phần thuộc Chính phủ có thẩm quyền tổ chức, quản
lý bầu cử phụ thuộc vào sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Chính phủ, trong một số trường hợp còn chịu sự chỉ đạo của cấu phần độc lập
Về trách nhiệm giải trình, cấu phần độc lập chỉ có trách nhiệm giải trình với nhánh lập pháp hoặc người đứng đầu Nhà nước, cấu phần thuộc Chính phủ có trách nhiệm giải trình hoàn toàn với nhánh hành pháp
Về thành phần, cấu phần độc lập thường cấu trúc theo kiểu hội đồng bao gồm các thành viên nhưng không có thành viên nào thuộc nhánh hành pháp, hội đồng có
Trang 27thể có hoặc không hoạt động theo nhiệm kỳ, nếu có thì thường có quy định được tái bầu sau khi hết nhiệm kỳ; cấu phần thuộc Chính phủ có cấu trúc hành chính, đứng đầu bởi một bộ trưởng hoặc một công chức và bộ máy giúp việc, thường không đặt
ra vấn đề nhiệm kỳ nhưng cán bộ văn phòng có thể bị thay đổi nếu cần
Về kinh phí hoạt động, cấu phần độc lập có nguồn kinh phí riêng, trong khi
đó, kinh phí của cấu phần Chính phủ là một phần trong tổng số kinh phí hoạt động của Chính phủ hoặc chính quyền địa phương
Vì tính chất hỗn hợp trong tổ chức nên HĐBC theo mô hình hỗn hợp mang những ưu, nhược điểm của cả mô hình độc lập và mô hình Chính phủ
1.2.4 Nguyên tắc xây dựng Hội đồng bầu cử Quốc gia
Mặc dù hiện nay, HĐBC được thiết lập theo nhiều mô hình khác nhau theo đặc thù của từng quốc gia nhưng nhìn chung, để Hội đồng đạt được mục tiêu hoạt động nhằm tổ chức, quản lý, điều hành cuộc bầu cử dân chủ, tự do, minh bạch thì thiết chế HĐBC phải được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, bao gồm: độc lập, công bằng, chính trực, minh bạch, hiệu quả, chuyên nghiệp và khả năng cung cấp dịch vụ
Nguyên tắc độc lập trong tổ chức và hoạt động của HĐBC được thể hiện ở hai
khía cạnh: độc lập về tổ chức và độc lập về hoạt động Độc lập về tổ chức là sự độc lập về tổ chức của HĐBC trong mối tương quan với các cơ quan Chính phủ Độc lập về hoạt động là sự độc lập của HĐBC khỏi ảnh hưởng của chính phủ, các tổ chức chính trị hay đảng phái Hai yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và thực tiễn kinh nghiệm tổ chức mô hình cơ quan bầu cử độc lập ở các nước trên thế giới cho thấy đây là mô hình đảm bảo tốt nhất sự độc lập của các cơ quan bầu cử trong các quyết định và hoạt động của mình Sự độc lập của HĐBC không có nghĩa
là cơ quan này nằm ngoài cấu trúc thể chế của quốc gia hay không có trách nhiệm giải trình với bất kì chủ thể nào mà chỉ có nghĩa cơ quan này không phải là một bộ phận trực thuộc bất kì cơ quan nhà nước nào và chỉ hoạt động theo Hiến pháp và luật, không chịu sự chi phối của bất cứ nhánh quyền lực nào (lập pháp, hành pháp,
tư pháp) Do đó, cơ quan này cần phải được “thành lập và vận hành theo một cách
Trang 28thức vô tư, khách quan, cân bằng, phi đảng phái để có thể nhạy cảm và bảo vệ hiệu quả lợi ích chung của cả nhà nước và xã hội” 19
Theo IDEA, mô hình HĐBC theo mô hình độc lập hoặc hỗn hợp có khả năng đảm bảo sự độc lập cao hơn so với HĐBC theo mô hình Chính phủ do hội đồng được tổ chức theo mô hình Chính phủ có tổ chức thuộc các Bộ hoặc Chính quyền địa phương20 Tuy nhiên, trong mô hình cơ quan bầu cử độc lập hoặc hỗn hợp, yếu
tố quyết định sự độc lập của cơ quan bầu cử không phải ở sự độc lập được quy định trong Hiến pháp hoặc Luật mà ở văn hóa độc lập và sự cam kết độc lập của các thành viên trong các quyết định của họ Ngoài ra, sự độc lập của cơ quan bầu cử còn chịu sự ảnh hưởng từ quy trình bổ nhiệm thành viên của Hội đồng
Nguyên tắc công bằng được thể hiện trong các quyết định của cơ quan bầu cử,
có ý nghĩa quan trọng đối với sự chính trực, tin cậy của quá trình bầu cử và tính thuyết phục của kết quả bầu cử Dù được tổ chức theoo mô hình nào, cơ quan bầu
cử cũng phải ứng xử công bằng với tất cả các ứng viên, không thiên vị cho bất kỳ khuynh hướng hay nhóm chính trị nào Trên lý thuyết, một cơ quan bầu cử công bằng trước hết phải bao gồm các thành viên là chuyên gia trung lập về chính trị chứ không phải được bổ nhiệm từ bất kì đảng chính trị nào ngoại trừ các quốc gia có truyền thống kiểm soát tốt Tuy nhiên, trên thực tế, sự công bằng không phải chỉ được quyết định từ mặt tổ chức của cơ quan bầu cử mà chủ yếu phụ thuộc vào thái
độ của các thành viên HĐBC trong quá trình thực thi nhiệm vụ Đồng thời, không
có thước đo cụ thể nào xác định được mức độ công bằng của một cơ quan bầu cử
mà chủ yếu chỉ được nhìn nhận và đánh giá bởi xã hội Do đó, cách tốt nhất để đạt được sự đánh giá cao của công chúng đó là phải đảm bảo sự minh bạch của các hoạt động nói chung và của cơ quan bầu cử nói riêng
Nguyên tắc liêm chính trong tổ chức và hoạt động của HĐBC có ý nghĩa quan
trọng giúp cho mọi hoạt động trong quá trình bầu cử được thực hiện đầy đủ, chính xác mà không bị tác động bởi bất cứ yếu tố nào nhằm can thiệp, bóp méo hoặc làm sai lệch thông tin, kết quả bầu cử Sự liêm chính được thể hiện ở ba yếu tố: đạo đức
19
Vũ Công Giao (2013), “Hiến định các cơ quan giám sát độc lập trên thế giới thực trạng và xu hướng phát
triển”, Các thiết chế Hiến định độc lập: Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội, tr.30
20
IDEA, Electoral Management Design: The International IDEA Handbook, tr.22
Trang 29hành vi của các chủ thể tham gia tổ chức, điều hành, quản lý bầu cử; sự công bằng
và vô tư; tính minh bạch và trách nhiệm21
Đạo đức hành vi của các chủ thể là yếu tố quan trọng hàng đầu để tuân thủ nguyên tắc liêm chính Điều này được thể hiện ở các quy định cụ thể liên quan đến các tiêu chuẩn về: thành lập HĐBC và bổ nhiệm thành viên Hội đồng; đảng phái chính trị và ứng cử viên tham gia tranh cử; nhóm lợi ích; nhà quan sát và truyền thông về bầu cử
Sự công bằng và vô tư được thể hiện ở ba nội dung là khung pháp lý, trình độ quản lý chuyên nghiệp và vô tư, đối xử bình đẳng giữa các ứng viên với nhau cũng như giữa cử tri với nhau
Tính minh bạch và trách nhiệm là một khía cạnh quan trọng của cuộc bầu cử liêm chính Tính trách nhiệm thể hiện ở việc các ứng viên trúng cử phải có trách nhiệm về vai trò của mình đối với nhân dân, các ở quan bầu cử phải chịu trách nhiệm về kết quả cuộc bầu cử mà mình quản lý Tính minh bạch thể hiện ở khả năng những người tham gia bầu cử có thể tiếp cận thông tin đầy đủ về quy trình bầu
cử và các quyết định đã được thực hiện để vận hành quá trình bầu cử Minh bạch tuyệt đối cũng là điều cần thiết để bảo vệ uy tín của quá trình bầu cử, và để tránh nhầm lẫn, nghi ngờ về những khía cạnh khác nhau của bầu cử
Nguyên tắc minh bạch được thể hiện rõ nét trong hoạt động và tài chính trong
các quyết định của cơ quan quản lý bầu cử, được nhiều quốc gia quy định trong luật bầu cử Minh bạch là điều kiện căn bản cho hoạt động của các cơ quan bầu cử, giúp cho cơ quan này kịp thời tìm ra các sai phạm về tài chính, thẩm quyền, sự thiên vị giữa các nhóm chính trị,… Từ đó, nâng cao lòng tin của công chúng đối với hoạt động của cơ quan bầu cử
Nguyên tắc về tính hiệu quả được đặt ra nhằm đạt mục tiêu các hỗ trợ tài chính
và dịch vụ cho bầu cử được sử dụng khôn ngoan và hiệu quả Trong quá trình hoạt động, các cơ quan bầu cử phải cẩn trọng hoạch định và thực hiện các chương trình
để đạt được hiệu quả tối ưu Để đảm bảo điều này, một số nước thường quy định các tiêu chuẩn về quản lý bầu cử và tài chính Đồng thời, các nước cũng chú trọng đến việc nâng cao năng lực của các thành viên cơ quan bầu cử cũng như xử lý các
21
ACE, Electoral Integrity, 3rd edition, 2012, https://aceproject.org/ace-en/topics/ei/eia/eia03
Trang 30hành vi quan liêu, tham nhũng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan bầu
cử
Nguyên tắc về sự chuyên nghiệp được đặt ra để nâng cao hiệu quả hoạt động
của cơ quan bầu cử, tăng cường sự tin tưởng của công chúng đối với toàn bộ quá trình bầu cử Sự chuyên nghiệp ngoài việc được đảm bảo bởi các chương trình đào tạo kỹ năng cho các thành viên cơ quan bầu cử còn phụ thuộc vào thái độ làm việc của các thành viên này Bởi vậy, rất cần có những cam kết cụ thể của các thành viên trong việc đảm bảo công bằng, chính xác, toàn diện và trách nhiệm trong công việc của họ Cũng như tính hiệu quả, minh bạch, sự chuyên nghiệp sẽ giúp các cơ quan tạo được niềm tin của công chúng, kết quả bầu cử mang tính thuyết phục cao, góp phần tạo nên đồng thuận xã hội
Cuối cùng, một nguyên tắc đặc thù của HĐBC đó là khả năng cung cấp dịch
vụ Mặc dù là cơ quan được thành lập với vai trò chính là kiểm soát quá trình thực
hiện quyền lực nhà nước trong bầu cử nhưng cơ quan bầu cử cũng có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ cho những người hưởng quyền trong quá trình bầu cử Do đó, xây dựng và phát triểu các tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ trong hoạt động quản lý bầu
cử có ý nghĩa thúc đẩy hoạt động hiệu quả và chất lượng của các thành viên, nhân viên cơ quan bầu cử Một số tiêu chuẩn được đặt ra như: tiêu chuẩn về thời gian (thời hạn cung cấp phiếu bầu, thời hạn trả lời khiếu nại, thời hạn đăng kí bầu cử,…), tiêu chuẩn về chất lượng (phần trăm cử tri bị từ chối quyền bầu cử do những lỗi đăng ký, tỷ lệ các phương tiện vật chất không được chuyển đúng hạn đến các đơn vị bầu cử, tỷ lệ các đơn bị bầu cử không mở đúng hạn trong ngày bầu cử, sự chính xác của kết quả bỏ phiếu,…)
1.3 Vị trí, vai trò của Hội đồng bầu cử Quốc gia trong bộ máy nhà nước hiện đại
1.3.1 Vị trí của Hội đồng bầu cử Quốc gia trong bộ máy nhà nước hiện đại
Trong bộ máy nhà nước hiện đại hiện nay, quy định về bầu cử là một nội dung không thể thiếu trong Hiến pháp bởi bầu cử có mối liên quan trực tiếp đến việc thiết lập và kiểm soát quyền lực nhà nước Tuy nhiên, Hiến pháp quy định về HĐBC lại không phải có ở tất cả các nước, ở một số nơi, thiết chế này chỉ được quy định trong
Trang 31luật bầu cử Song, theo khảo sát của IDEA, nếu như năm 1945 chỉ có 5% số bản Hiến pháp có quy định về HĐBC thì đến năm 2000, con số này được nâng lên tới 40% số bản Hiến pháp hiện hành Như vậy, xu hướng chung trên thế giới ngày nay
là hiến định HĐBC như một cơ quan trong bộ máy nhà nước hiện đại Việc Hiến định này có ý nghĩa tăng cường tính ổn định, độc lập của HĐBC thông qua việc hạn chế nguy cơ bị chi phối bởi nhánh hành pháp hoặc bị thay đổi, tác động tùy tiện thông qua sửa đổi các luật liên quan
Theo IDEA, quy định về HĐBC trong Hiến pháp các quốc gia thường bao gồm một số vấn đề như: vị thế độc lập trong bộ máy nhà nước, cấu trúc của HĐBC, nhiệm kì của các thành viên, chức năng, quyền hạn của HĐBC,… Các nội dung này có thể được quy định thành một mục riêng trong Hiến pháp hoặc tích hợp với các mục tương ứng và mức độ đề cập cũng không giống nhau giữa các bản Hiến pháp22
Bên cạnh việc hiến định HĐBC, các nước trên thế giới hiện nay cũng có xu hướng xây dựng cơ quan này trở thành một thiết chế độc lập trong bộ máy nhà nước Trong số 214 quốc gia và vùng lãnh thổ quy định về HĐBC, có tới 55% lựa chọn xây dựng HĐBC theo mô hình độc lập, chiếm ưu thế hơn hẳn so với tỷ lệ lựa chọn mô hình Chính phủ và mô hình hỗn hợp
Xây dựng tổ chức này trở thành một cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước
là việc làm cần thiết nhằm mục đích hạn chế sự thao túng quyền lực của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong quá trình bầu cử Theo quan điểm truyền thống, quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp, tư pháp được trao cho các thiết chế tương ứng đảm nhiệm nhưng thực tế cho thấy các cơ quan này luôn có xu hướng lạm quyền, tha hóa và tham nhũng quyền lực, đặc biệt là cơ quan hành pháp Trong khi đó, xu thế dân chủ hóa xã hội đòi hỏi phải công khai, minh bạch trong hoạt động của các thiết chế cũng như trong tổ chức và quản trị xã hội nên cần đa dạng hóa các loại hình cơ quan, thiết chế bên cạnh các thiết chế truyền thống để kiểm soát tốt hơn việc thực hiện quyền lực nhà nước Bầu cử là quá trình nhân dân lựa chọn người đại diện cho mình trong cơ quan quyền lực nhà nước và ủy thác việc thực hiện quyền lực nhà nước nên rất dễ bị tác động, chi phối bởi các đảng
22
Vũ Công Giao, tlđd số chú thích 10, tr 111
Trang 32phái, thế lực chính trị cũng như các cơ quan nhà nước đương nhiệm để củng cố vị thế chính trị của mình Do đó, nên tổ chức HĐBC độc lập để hạn chế tối đa sự can thiệp của các cơ quan này đối với quá trình tổ chức, điều hành, quản lý và kiểm soát bầu cử
Địa vị pháp lý được hiến định và tính độc lập của cơ quan bầu cử có mối quan hệ
mật thiết với nhau bởi “sự phụ thuộc vào một nhánh quyền lực hiện hữu nào đó sẽ làm mất đi năng lực kiểm soát quyền lực, tính khách quan của việc kiểm soát quyền lực” 23
Hiến định chức năng, thẩm quyền và tổ chức của cơ quan bầu cử có ý nghĩa đảm bảo tính bắt buộc cao cho các hệ quả pháp lý trong kiểm tra, giám sát, kết luận giám sát của HĐBC Tuy nhiên, mặc dù HĐBC có vị trí độc lập nhưng vẫn tồn tại mối liên hệ với các nhánh quyền lực nhà nước truyền thống khác Quyền lực nhà nước thực chất là sự phái sinh của chủ quyền nhân dân nên nó luôn mang tính thống nhất, sự phân quyền cho các nhánh quyền lực cơ bản trong bộ máy nhà nước chỉ là sự phân biệt về chức năng Bên cạnh đó, cơ chế phân quyền nhằm mục đích giới hạn quyền lực và chống lạm quyền nên thực chất đó là sự phối hợp giữa các nhánh quyền lực chứ không phải sự độc lập và tách bạch các nhánh quyền lực Do đó, tuy HĐBC là một nhánh độc lập nhưng vẫn có mối liên
hệ với các nhánh quyền lực nhà nước truyền thống khác và chịu sự giám sát trở lại của các
Thứ nhất, thông qua hoạt động quyết định những người có đủ tư cách bỏ phiếu,
HĐBC sẽ loại trừ những người không đủ điều kiện về độ tuổi, quốc tịch, năng lực pháp
23
Đào Trí Úc (2013), “Các thiết chế hiến định độc lập”, Các thiết chế Hiến định độc lập: Kinh nghiệm quốc
tế và triển vọng ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.19
Trang 33luật tham gia bầu cử, đồng thời đảm bảo những công dân đủ điều kiện đều có quyền tham gia bầu cử Kiểm soát về điều kiện cử tri có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cuộc bầu cử diễn
ra dân chủ, bình đẳng, là cơ sở góp phần mang lại kết quả bầu cử toàn diện, khách quan, chính xác
Thứ hai, thông qua hoạt động tiếp nhận và phê duyệt danh sách ứng cử viên, HĐBC
sẽ đánh giá từng ứng cử viên có đáp ứng điều kiện ứng cử trong cuộc bầu cử về độ tuổi, quốc tịch, lí lịch,… hay không, danh sách ứng cử viên có đảm bảo tỷ lệ quy định về giới tính, dân tộc, học vấn,… hay không,… để có những quyết định phù hợp nhằm loại bỏ những ứng viên không đủ điều kiện ứng cử ra khỏi danh sách Đây là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi cơ quan đại diện được bầu ra phải là nơi tập trung của những người
có đủ đức, đủ tài, xứng đáng với sự tín nhiệm của công chúng nên những ứng viên ứng cử vào cơ quan này phải là những người đáp ứng đủ điều kiện về năng lực, đạo đức cũng như khả năng đại diện cho bộ phận nhân dân nơi họ ứng cử Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, HĐBC có những thẩm quyền nhất định để thu thập thông tin, xác minh, đánh giá các ứng viên cụ thể Những quyết định của HĐBC giúp cho việc lựa chọn của dân chúng được đúng đắn, khách quan hơn, mang lại kết quả bầu cử cao hơn
Thứ ba, thông qua hoạt động tổ chức bỏ phiếu, HĐBC giúp cho công dân thực hiện
quyền bầu cử của mình, đảm bảo mọi người đủ tư cách bỏ phiếu đều có quyền được tham gia bỏ phiếu và được tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện quyền của mình, đồng thời, hạn chế tối đa các thủ đoạn tác động, can thiệp, ép buộc của các đảng phái, thế lực chính trị đối với sự lựa chọn của công dân Hoạt động này giúp cho kết quả bầu cử là sự tự do lựa chọn của đông đảo dân chúng, là cơ sở thành lập nên cơ quan đại diện phù hợp với nguyện vọng của nhân dân
Thứ tư, HĐBC tổ chức kiểm phiếu, thống kê phiếu và công bố kết quả Thông qua
hoạt động này, HĐBC đảm bảo kết bảo bầu cử của nhân dân được ghi nhận đầy đủ,chính xác nhất, hạn chế nguy cơ can thiệp làm sai lệch kết quả bầu cử của các đảng phái, thế lực chính trị và công bố kết quả bầu cử để mọi công dân đều được biết về kết quả bầu cử và những người trúng cử, trở thành đại diện của họ trong cơ quan quyền lực nhà nước
Như vậy, vai trò kiểm soát của HĐBC đối với việc thành lập cơ quan đại diện là hết sức quan trọng bởi có kiểm soát tốt bầu cử, cơ quan đại diện mới có tính chính danh trong công chúng, là tiền đề xây dựng đồng thuận xã hội Sự kiểm soát của HĐBC mang điểm
Trang 34khác biệt cơ bản với kiểm soát của các cơ quan hiến định độc lập khác đó là: nếu như các
cơ quan hiến định độc lập khác kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong toàn bộ quá trình hoạt động của các cơ quan đó thì HĐBC chỉ kiểm soát đầu vào, kiểm soát quá trình hình thành nên cơ quan đại diện trong bộ máy nhà nước Tuy nhiên, đây lại là sự kiểm soát giữ vai trò quan trọng nhất bởi
cơ quan đại diện là nơi có thẩm quyền thành lập các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước cũng như quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan này, do đó, nếu như cơ quan đại diện được hình thành một cách đúng đắn, tuân thủ các nguyên tắc bầu cử sẽ là cơ
sở vững chắc để thiết lập các cơ quan nhà nước đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện, tạo được niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân
Bầu cử là hoạt động công dân tự do lựa chọn người đại diện cho mình vào cơ quan nhà nước và ủy thác việc thực hiện quyền lực nhà nước cho người đại diện đó Đây là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống chính trị - pháp lý của mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia dân chủ Tuy vậy, trong quá trình tổ chức bầu cử gặp phải rất nhiều khó khăn chủ quan và khách quan đòi hỏi phải có một thiết chế đứng ra tổ chức, quản lý, điều hành bầu cử Điều 21 UDHR, Điều 25 ICCPR và nhiều văn kiện quốc tế khác đã đưa
ra các khuyến nghị, đồng thời là cơ sở pháp lý vững chắc dẫn tới sự ra đời của HĐBC ở nhiều quốc gia trên thế giới Cơ quan này có trách nhiệm pháp lý trong việc quản lý một hoặc nhiều công việc cốt yếu trong các cuộc bầu cử và những hình thức dân chủ trực tiếp khác như trưng cầu dân ý, lấy ý kiến công dân Hiện nay, trên thế giới, HĐBC được tổ chức và hoạt động theo ba mô hình phổ biến với đặc điểm đặc thù và những ưu, nhược điểm riêng là mô hình độc lập, mô hình Chính phủ và mô hình hỗn hợp Trong đó, HĐBC được tổ chức theo mô hình độc lập chiếm ưu thế hơn cả và là xu thế chung được nhiều nước theo đuổi Dù được tổ chức theo mô hình nào, việc thiết lập HĐBC cũng phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản, đó là: độc lập, công bằng, chính trực, minh bạch, hiệu quả, chuyên nghiệp và khả năng cung cấp dịch vụ Trong bộ máy nhà nước, HĐBC là một cơ quan Hiến định, một số nước ghi nhận HĐBC là cơ quan hiến định độc lập, một số nước chỉ ghi nhận HĐBC trong Luật chuyên ngành Song, ở tất cả các nước, HĐBC đều có vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước hiện đại, đó là vai trò kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước đối với quá trình bầu cử, “kiểm soát đầu vào” đối với cơ quan đại diện
Trang 35trong bộ máy nhà nước, là kênh kiểm soát mới so với việc kiểm soát của các cơ quan truyền thống trong bộ máy nhà nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp
Trang 36CHƯƠNG 2: CÁC THIẾT CHẾ BẦU CỬ TRONG LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM 2.1 Chế định Hội đồng bầu cử trước khi Hiến pháp năm 2013 ra đời
Sự hình thành và phát triển của chế định HĐBC song hành với lịch sử hình thành và phát triển của chế độ bầu cử ở Việt Nam Với ý nghĩa bầu cử là một phương thức nhân dân lựa chọn và ủy thác việc thực hiện quyền lực nhà nước cho người đại diện, chế độ bầu cử nước ta thực sự ra đời từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 với mốc son là cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên ngày 06/01/1946 bầu nên Quốc dân đại hội của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Theo đặc thù của từng giai đoạn lịch sử cụ thể được đánh dấu bằng sự ra đời của các bản Hiến pháp Việt Nam, pháp luật về chế độ bầu cử nói chung và pháp luật quy định về HĐBC nói riêng có những điều chỉnh, bổ sung nhất định
Trước khi Hiến pháp năm 2013 ra đời, các bản Hiến pháp năm 1946, 1959,
1980 và 1992 và các luật bầu cử của Việt Nam không quy định thành lập cơ quan bầu cử chuyên trách, thay vào đó là quy định thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử
ở trung ương và địa phương, trong đó có HĐBC Có thể kể đến một số văn bản Luật quy định về HĐBC như: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội các năm 1959, năm 1980, năm 1992, năm 1997 sửa đổi, bổ sung năm 2001, 2010; Sắc luật số 004-SLT ngày 20/7/1957 về bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp, Pháp lệnh quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ngày 18/01/1961, Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các năm 1983, 1989, 1994, 2003 Theo quy định của các văn bản này, HĐBC là cơ quan phụ trách việc tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp
Theo quy định của pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi Hiến pháp năm 2013 ra đời, HĐBC trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐBC trong cuộc bầu cử HĐND có một số điểm chung như: đều
là cơ quan phụ trách tổ chức bầu cử với số lượng thành viên thường là tối đa hai mươi mốt người là đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị, xã hội và các đoàn thể nhân dân HĐBC ở cả hai cuộc bầu cử đều có một
số nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản như: Kiểm tra và đôn đốc việc thi hành luật lệ bầu cử; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử của các Ban bầu cử và Tổ bầu
Trang 37cử; Tiếp nhận đơn ứng cử, lập và niêm yết danh sách những người ứng cử; Tiếp nhận và kiểm tra biên bản bầu cử; Tuyên bố kết quả cuộc bầu cử; Trình biên bản tổng kết cuộc bầu cử và chuyển giao các hồ sơ, tài liệu về cuộc bầu cử theo quy định;… Theo quy định của nhiều văn bản Luật, HĐBC trong quá trình hoạt động không được vận động bầu cử cho bất kì cá nhân ứng cử nào và Hội đồng kết thúc nhiệm vụ sau khi trình cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp biên bản tổng kết bầu
cử và những hồ sơ, tài liệu về bầu cử
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật bầu cử, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là hai cuộc bầu cử được tổ chức riêng biệt nên ở mỗi cuộc bầu cử, HĐBC có những đặc thù về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn,… nhất định phù hợp với tính chất của từng cuộc bầu cử
Về vị trí, số lượng, nếu như trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ có duy
nhất một HĐBC là cơ quan ở Trung ương phụ trách tổ chức bầu cử thì trong cuộc bầu cử đại biểu HĐND, ở mỗi cấp tỉnh, huyện, xã của từng địa phương đều hình thành cơ quan HĐBC là cơ quan cao nhất phụ trách việc tổ chức bầu cử đại biểu HĐNĐ của địa phương đó nên số lượng HĐBC được thành lập trong mỗi cuộc bầu
cử HĐND là khá lớn
Về cơ quan thành lập, trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐBC là cơ quan
ở trung ương phụ trách việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội nên do Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) hoặc Hội đồng Nhà nước thành lập Trong cuộc bầu cử đại biểu HĐND, HĐBC ở mỗi cấp được thành lập bởi một hoặc một số cơ quan cùng cấp như: Ủy ban hành chính cùng cấp hoặc Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp hoặc Uỷ ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân
và Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thống nhất thành lập,…
Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển của pháp luật bầu cử, tổ chức, nhiệm
vụ, quyền hạn,… của HĐBC phụ trách tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội cũng như của HĐBC phụ trách tổ chức bầu cử đại biểu HĐND cũng có những sửa đổi, bổ sung nhất định theo yêu cầu của từng giai đoạn chính trị cụ thể Với vị trí là cơ quan
ở Trung ương phụ trách tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước, các nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của HĐBC phụ trách việc tổ chức bầu cử
Trang 38đại biểu Quốc hội được quy định trong các văn bản sau: Luật bầu cử đại biểu Quốc
hội năm 1959, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1980, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1992, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997, Luật số 31/2001/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 và Luật số 63/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm
1997 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội số 31/2001/QH10 và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân số 13/2003/QH11 Các văn bản này đều khẳng định HĐBC là cơ quan ở trung ương phụ trách việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, do UBTVQH thành lập Chỉ riêng Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1980, do tổ chức bộ máy nhà nước có sự thay đổi theo quy định của Hiến pháp năm 1980 nên HĐBC được thành lập bởi Hội đồng Nhà nước Như vậy, trong giai đoạn từ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1959 đến trước khi Hiến pháp năm 2013 ra đời, HĐBC là cơ quan được thành lập bởi cơ quan thường trực của Quốc hội, do đó, HĐBC chịu trách nhiệm trước UBTVQH và Quốc hội Theo quy định của các văn bản luật, số lượng thành viên, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động, mối liên hệ công tác, kết thúc nhiệm vụ của HĐBC có những sửa đổi, bổ sung nhất định Cụ thể như sau:
Số lượng thành viên HĐBC có sự thay đổi theo từng giai đoạn Theo quy định
tại Điều 19 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1959, HĐBC bao gồm hai mươi lăm người đại diện cho các chính đảng, các đoàn thể nhân dân trong cả nước Đến Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1980, số lượng thành viên HĐBC được điều chỉnh, bao gồm từ hai mươi lăm đến ba mươi người gồm đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chính đảng, các đoàn thể nhân dân24 Sau đó, từ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1992 trở đi, số lượng thành viên HĐBC được ấn định duy trì từ mười lăm đến hai mươi mốt người là đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, UBTVQH, Chính phủ và một số cơ quan, tổ chức hữu quan25
Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐBC trong cuộc bầu cử ĐBQH được quy định ngày càng chi tiết, đầy đủ để đảm bảo thực hiện tốt chức năng của HĐBC Theo
Trang 39quy định tại Điều 19 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1959, HĐBC có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1- Kiểm tra và đôn đốc việc thi hành luật lệ bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước;
2- Xét và giải quyết những khiếu nại về công tác của Ban bầu cử,
Tổ bầu cử;
3- Tiếp nhận và kiểm tra biên bản bầu cử do các Ban bầu cử gửi đến, làm biên bản ghi kết quả cuộc bầu cử trong cả nước;
4- Tuyên bố kết quả cuộc bầu cử trong cả nước;
5- Cấp giấy chứng nhận cho đại biểu trúng cử;
6- Trình Quốc hội biên bản tổng kết bầu cử cùng những hồ sơ tài liệu về bầu cử
Quy định này cho thấy nhiệm vụ, quyền hạn HĐBC được giao đều là những nội dung công việc cơ bản, cốt yếu nhất mà cơ quan phụ trách bầu cử phải đảm nhiệm trong một cuộc bầu cử Nội dung này tiếp tục được ghi nhận trong Luật bầu
cử đại biểu Quốc hội năm 1980 tại Điều 15 Đến năm 1992, trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội được ban hành, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐBC được sửa đổi, bổ sung một số điểm nhằm nâng cao thẩm quyền và mở rộng phạm vi công việc của HĐBC trong việc lãnh đạo, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội Theo khoản 1 Điều
12 Luật này, nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất của HĐBC là “Lãnh đạo việc tổ chức bầu cử trong cả nước” Thực chất, với vị trí là cơ quan ở Trung ương phụ
trách tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội được quy định ngay từ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1959, HĐBC là cơ quan có trách nhiệm cao nhất, là cơ quan “đầu não” trong hệ thống các cơ quan bầu cử Nhưng phải đến Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1992, vai trò này mới được khẳng định, thể hiện thẩm quyền thống nhất, tập trung của HĐBC trong lãnh đạo tổ chức bầu cử trong cả nước Phù hợp với nội dung này, khoản 2, khoản 4 Điều 12 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1992 cũng
bổ sung thêm hai nhiệm vụ mới của HĐBC là: “Công bố danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước” và “Xét và quyết định việc bầu lại, bầu thêm hoặc huỷ bỏ kết quả bầu cử ở các đơn vị bầu cử” Đây
là những nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo sự thống nhất trong cả nước về thời
Trang 40điểm, nội dung và phương thức công bố danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, giúp cho nhân dân cả nước có được những đánh giá đầy đủ, toàn diện về chất lượng các ứng cử viên cũng như mức độ tương quan về ứng cử viên giữa các đơn vị bầu
cử trong cả nước Thẩm quyền xét và quyết định việc bầu lại, bầu thêm hoặc hủy bỏ kết quả bầu cử ở các đơn vị bầu cử xuất phát từ vai trò lãnh đạo tổ chức cuộc bầu cử trong cả nước của HĐBC Bổ sung thẩm quyền này giúp cho HĐBC có đủ căn cứ pháp lý để chủ động, kịp thời đưa ra những quyết định cần thiết để đảm bảo số lượng, tỉ lệ đại biểu trúng cử cũng như mức độ tin cậy, chính xác của cuộc bầu cử khi phát sinh tình huống không đủ số lượng tối thiểu đại biểu trúng cử, có sự can thiệp trái pháp luật trong quá trình tổ chức bầu cử khiến cho kết quả bầu cử không chính xác,… Cuối cùng, để giải quyết triệt để các khiếu nại, tố cáo trong cuộc bầu
cử, tại khoản 3 Điều 12 Luật này bổ sung thêm nội dung HĐBC có thẩm quyền “xét
và giải quyết khiếu nại về công tác bầu cử do Uỷ ban bầu cử hoặc Ban bầu cử chuyển đến” Như vậy, HĐBC là cơ quan cao nhất và cuối cùng có thẩm quyền giải
quyết các khiếu nại liên quan đến cuộc bầu cử Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm
1997 bên cạnh việc tiếp tục khẳng định các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐBC như các văn bản trước đó đã bổ sung thêm một số nội dung mới tại các khoản 2,3,4,5 và
6 Điều 14:
2- Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử;
3- Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cuộc bầu cử;
4- Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở Trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội; gửi tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử đến Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
5- Nhận hồ sơ và danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội do Uỷ ban bầu cử gửi đến;
6- Quy định mẫu thẻ cử tri và phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội;
Các nhiệm vụ, quyền hạn mới được bổ sung của HĐBC nhìn chung đều nhằm mục đích giúp cho HĐBC có đầy đủ thẩm quyền để thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo