1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay

27 298 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 450,63 KB

Nội dung

nghiệm từ các quốc gia khác, đặc biệt là các nước lớn như Hoa Kỳ và Trung Quốc để ngày càng hoàn thiện hơn trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại là hoàn toàn phù hợp vì vậy tôi

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Phan Thùy Linh

TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC

TỪ KHI TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Mã số: 62 31 01 06

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học

Xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Chu Đức Dũng

2 TS Hoàng Thế Anh

Phản biện 1: GS TS Đỗ Tiến Sâm - Viện Nghiên cứu Trung Quốc

Phản biện 2: GS TS Đỗ Đức Bình - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Phản biện 3: PGS TS Lê Xuân Bá - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại

vào hồi giờ phút, ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: thư viện

(ghi tên các thư viện nộp luận án)

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tranh chấp thương mại là một vấn đề tương đối phổ biến trong thương mại quốc tế Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, tranh chấp thương mại giữa các quốc gia ngày càng có xu hướng gia tăng khi mỗi quốc gia đều theo đuổi những lợi ích kinh tế của mình Trong rất nhiều tranh chấp thương mại, tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được xem là điển hình và có thể tham khảo dưới nhiều khía cạnh

Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (năm 2001), quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ

và Trung Quốc ngày càng mở rộng và phát triển Hoa Kỳ trở thành nhà xuất khẩu quan trọng vào thị trường Trung Quốc và Trung Quốc cũng từng bước trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu sang thị trường Hoa Kỳ Bên cạnh việc tích cực tăng cường trao đổi thương mại

và hợp tác kinh tế song phương thì những tranh chấp thương mại ngày càng nảy sinh nhiều hơn

Những tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do những mâu thuẫn tất yếu trong quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế và sự khác biệt về phương thức phát triển kinh tế của mỗi nước Trung Quốc là một thành viên mới của WTO và là một nền kinh tế thị trường chưa đầy đủ, do đó Hoa Kỳ

và một số quốc gia phát triển khác cho rằng quốc gia này còn chưa tuân thủ nghiêm túc tất

cả các nghĩa vụ và quy định của WTO Ngược lại, Trung Quốc cho rằng, để hạn chế thâm hụt thương mại, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc, chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều biện pháp và chính sách hỗ trợ sản xuất công nghiệp trong nước, và một số biện pháp của Hoa Kỳ là thiếu công bằng đối với các nhà sản xuất Trung Quốc Chính những bất đồng về quan điểm trong quá trình phát triển kinh tế của hai nước đã khiến cho các tranh chấp thương mại diễn ra càng thường xuyên

Tương tự với Trung Quốc, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, trao đổi thương mại với các nước ngày càng mở rộng, dẫn đến những tranh chấp thương mại với các nước có xu hướng ngày càng tăng Có thể thấy, trong quá trình hội nhập kinh tế và từ khi gia nhập WTO (năm 2007), Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức trong việc thực

Trang 4

nghiệm từ các quốc gia khác, đặc biệt là các nước lớn như Hoa Kỳ và Trung Quốc để ngày càng hoàn thiện hơn trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại là hoàn toàn phù hợp

vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi

Trung Quốc gia nhập WTO đến nay” để nghiên cứu

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Phân tích thực trạng và bản chất tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp thương mại với các thành viên WTO đặc biệt là đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu làm rõ nội dung sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về tranh chấp và giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO: Quy trình giải quyết tranh chấp thương mại; Cơ chế, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại

- Phân tích thực trạng tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và các biện pháp giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai bên

- Làm rõ nguyên nhân của tranh chấp thương mại chủ yếu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO

- Luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp thương mại với các nước khác trong khuôn khổ WTO, đặc biệt với Trung Quốc

và Hoa Kỳ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Về mặt nội dung, Luận án nghiên cứu những quy định về giải quyết tranh chấp

thương mại trong khuôn khổ WTO (trong đó nội dung trọng tâm là tranh chấp thương

Trang 5

mại hàng hóa) giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO và tác

động của tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

+ Về thời gian và không gian, đề tài sẽ đề cập tới các quy định giải quyết tranh chấp

thương mại trong khuôn khổ WTO, tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

+ Căn cứ vào đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để thu thập thông tin, tìm hiểu khái quát về tranh chấp thương mại của WTO cũng như tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả có sử dụng các phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp phân tích tổng hợp: Luận án tổng hợp các vụ tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO cũng như tranh chấp thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, từ đó chỉ rõ tác động của việc tranh chấp thương mại giữa hai nước đối với nền kinh tế hai nước cũng như đối với Việt Nam

+ Phương pháp kế thừa: Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước đó, bổ sung và làm rõ hơn các vấn đề nghiên cứu liên quan đến tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Luận án chọn nghiên cứu thực tiễn tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO và một số vụ cụ thể trong tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khuôn khổ WTO

+ Phương pháp dự báo: được sử dụng để dự báo tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ

và Trung Quốc trong khuôn khổ WTO trong thời gian tới

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận

Luận án làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO Bổ sung và hệ thống hóa những vấn đề liên

Trang 6

Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở phân tích những vấn đề tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khuôn khổ WTO từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay, làm rõ nguyên nhân và quá trình giải quyết tranh chấp, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp thương mại với các nước Do đó, luận án có giá trị tham khảo đối với các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách thương mại của Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và các cơ quan thương mại có liên quan

6 Những đóng góp mới của luận án

- Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại trong

khuôn khổ WTO và thực tiễn tranh chấp thương mại đối với các quốc gia thành viên WTO

- Luận án đã phân tích được những quan điểm chính sách thương mại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc và của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ, thông qua đó trình bày rõ nguyên nhân gây ra tranh chấp thương mại chủ yếu gần đây giữa hai nước và biện pháp giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai nước

- Luận án phân tích tác động của tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng như đối với Việt Nam

- Thông qua việc phân tích nguyên nhân và biện pháp giải quyết tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp thương mại với các nước khác, đặc biệt với Hoa Kỳ

và Trung Quốc trong khuôn khổ của WTO

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Trong Chương này, Luận án điểm lại các công trình và các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu về chủ đề của Luận án theo các vấn đề sau:

1 Về tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO

2 Về nguyên nhân tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay

3 Về thực trạng tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay

4 Về biện pháp giải quyết tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay

Phần tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến chủ đề “Tranh chấp thương mại

giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay” cho thấy những

công trình nghiên cứu về tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO khá đa dạng, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc giai đoạn từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay còn rất ít và mới chỉ đề cập đến một

số khía cạnh về thực trạng mối quan hệ thương mại song phương giữa hai nước như: sự mất cân đối trong thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã tồn tại trong nhiều năm qua

và ngày càng trở nên trầm trọng Ngoài ra, các công trình nghiên cứu nêu trên mới chỉ đề cập đến một số nguyên nhân kinh tế dẫn đến thâm hụt thương mại giữa hai nước mà chưa chú ý đến những nguyên nhân khác như yếu tố chính trị và văn hóa do lịch sử để lại Đáng chú ý là, một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ

và Trung Quốc và những biện pháp tự vệ trong giải quyết tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong WTO như: chống bán phá giá, áp dụng hạn ngạch đối với hàng hóa nhập khẩu, … Những biện pháp này thường dẫn đến sự trả đũa của phía đối tác

Vì vậy, việc áp dụng những biện pháp này trong việc giải quyết tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nhiều khi tỏ ra không hiệu quả Do đó, việc nghiên cứu tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc một cách hệ thống và đầy đủ là hết sức cần thiết Những khoảng trống này sẽ được Luận án tiếp tục nghiên cứu để từ đó rút ra một số

Trang 8

bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp thương mại với các nước khác, đặc biệt với Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khuôn khổ WTO

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN TRANH CHẤP

THƯƠNG MẠI GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC

TỪ KHI TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY 2.1 Cơ sở lý luận về tranh chấp thương mại quốc tế trong WTO giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

2.1.1 Khái quát một số lý thuyết về thương mại quốc tế

2.1.2 Các khái niệm liên quan đến thương mại quốc tế và tranh chấp thương mại quốc tế

Tranh chấp thương mại quốc tế

Theo định nghĩa của Từ điển Financial Times, tranh chấp thương mại là sự tranh chấp giữa hai hay nhiều quốc gia do những rào cản thương mại trên thực tế hay nhận thức được, có ảnh hưởng đến xuất khẩu của ít nhất một trong các quốc gia có liên quan

Tranh chấp về thương mại quốc tế là tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia khi tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế Tùy thuộc vào quan hệ thương mại giữa các quốc gia là quan hệ thương mại ở cấp độ song phương, khu vực hay ở phạm vi toàn cầu

mà tranh chấp về thương mại quốc tế có thể là tranh chấp giữa hai quốc gia với nhau, giữa một số quốc gia với từng khu vực hay giữa nhiều quốc gia ở nhiều châu lục khác nhau Tính phức tạp của các mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia có tranh chấp do đó cũng gia tăng tùy thuộc vào cấp độ tranh chấp là song phương, đa phương hoặc toàn cầu

2.1.3 Tổng quan về tranh chấp thương mại trong WTO

Tranh chấp thương mại trong khuôn khổ của WTO

Tranh chấp thương mại trong khuôn khổ của WTO là tranh chấp giữa các nước thành viên WTO về thực hiện chính sách thương mại trên cơ sở thực thi cam kết của WTO, các hiệp định của WTO và cam kết gia nhập WTO Một trong những đặc điểm trong hoạt động của WTO là WTO có cơ chế giải quyết tranh chấp riêng của mình và sẽ được áp dụng khi giữa các thành viên có xung đột hoặc tranh chấp trong quá trình thi hành các cam kết theo các Hiệp định của WTO

Trang 9

2.1.4 Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO

Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO:

Cơ chế giải quyết tranh chấp là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về thủ tục, quy trình, phương thức giải quyết tranh chấp, về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp với bộ máy có chức năng và thẩm quyền được phân định cụ thể, về biện pháp bảo đảm thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp và thực thi phán quyết của

cơ quan giải quyết tranh chấp trong thực tế Các quy phạm pháp luật này cũng được các thành viên của WTO thỏa hiệp có giá trị ràng buộc đối với mỗi một cũng như tất cả các thành viên của WTO với ý nghĩa là cơ chế giải quyết tranh chấp riêng có, đặc thù của WTO thể hiện ở sự hình thành, nguyên tắc giải quyết tranh chấp, biện pháp bảo đảm thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (thường được gọi tắt là DSB, Dispute Settlement Body) với hệ thống các quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp (thường được gọi tắt là DSU, Dispute Settlement Understanding) Sau một thời gian thực hiện, DSU của WTO đã phát huy hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia trong khuôn khổ WTO

Văn bản điều chỉnh giải quyết tranh chấp thương mại

WTO đã hình thành một cơ chế giải quyết tranh chấp đầy đủ, chi tiết để giải quyết

tranh chấp thương mại giữa các thành viên WTO được gọi là Thỏa thuận về các Quy tắc

và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU, Dispute Settlement

Understanding) Điều 1.1 DSU quy định “các quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này phải

được áp dụng cho những tranh chấp được đưa ra theo những quy định về tham vấn và giải quyết tranh chấp của những hiệp định liệt kê trong phụ lục 1 của hiệp định này”

Các cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại

Trang 10

Các cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO

Quy trình giải quyết tranh chấp thương mại: Tham vấn (Consultation), Môi giới, Trung

gian, Hoà giải, Ban hội thẩm (Panel), Phúc thẩm (Appelate Review), Khuyến nghị các giải

pháp (Recommended Remedies), Thi hành (Implementation) và xem xét thi hành, Bồi thường/trả đũa, Trọng tài

2.1.5 Các hình thức cam kết thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khuôn khổ WTO

2.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO

Tính đến tháng 09/2017, đã có 531 vụ tranh chấp thương mại của các nước thành viên đã được gửi đến WTO để giải quyết cho thấy sự thành công của cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO trong quan hệ kinh tế quốc tế Các vụ tranh chấp thương mại được giải quyết trong thời gian qua đem lại lợi ích, nâng cao năng lực cạnh tranh đảm bảo cho sự phát triển của chính sách thương mại quốc tế cũng như tạo sự ổn định trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia thành viên WTO Bên cạnh đó DSU còn có nhiều quy định dành cho các nước thành viên là các nước đang phát triển hoặc kém phát triển khi tham gia giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi của mình trong quan hệ kinh tế quốc

tế

Theo báo cáo hàng năm của WTO được công bố vào đầu năm 2017, đến hết năm

2016, đã có 2/3 số thành viên của WTO tham gia vào các vụ tranh chấp thương mại của tổ chức này với tư cách nguyên đơn, bị đơn hoặc bên thứ hai Số vụ kiện mà Hoa Kỳ là

Trang 11

nguyên đơn lên tới 115 vụ, EU là nguyên đơn của 97 vụ, Canada là nguyên đơn của 35 vụ

và Brazil 31 vụ Với tư cách là bị đơn, Hoa Kỳ có liên quan đến 130 vụ, EU 84 vụ, Trung Quốc 39 vụ và Ấn Độ 24 vụ

Trong tổng số 531 vụ tranh chấp thương mại, có 432 vụ tranh chấp liên quan đến GATT 1994, 60 vụ liên quan đến hiệp định thành lập WTO, 119 vụ liên quan đến Hiệp định về bán phá giá và thuế chống bán phá giá (điều 6 GATT 1994),116 vụ liên quan đến các biện pháp trợ cấp và đối kháng, 80 vụ liên quan đến hiệp định nông nghiệp, 53 vụ liên quan đến các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), 47 vụ liên quan đến các biện pháp tự vệ trong thương mại, 47 vụ liên quan đến giấy phép nhập khẩu, 45 vụ liên quan đến các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch vệ sinh, 42 vụ tranh chấp liên quan đến đầu tư thương mại (TRIMS), 37 vụ tranh chấp liên quan đến hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), 32 vụ liên quan đến Nghị định thư gia nhập, 28 vụ liên quan đến Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), 17 vụ liên quan đến việc tính giá kê khai hải quan (Điều 7 GATT 1994), 16 vụ liên quan đến hiệp định về dệt may

Các tranh chấp thương mại được gửi đến WTO rất đa dạng ở cả 3 lĩnh vực: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ, trong đó các vụ tranh chấp liên quan đến thương mại hàng hóa chiếm tỷ lệ 86%, chính vì vậy các minh chứng trong Luận án này tác giả lựa chọn sẽ đi phân tích những ví dụ về tranh chấp trong thương mại hàng hóa

và quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại

Theo thống kê, các quốc gia liên quan nhiều nhất đến các vụ tranh chấp thương mại trong phạm vi WTO là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Canada, Hàn Quốc, Brazil, Mexico Các quốc gia có nền kinh tế phát triển và là thành viên từ trước của WTO như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản thường khiếu kiện các quốc gia thuộc nhóm đang phát triển, các quốc gia có nền kinh tế mới nổi do áp dụng các biện pháp hạn chế đối với nhập khẩu hàng hóa, các biện pháp chống phá giá và chống trợ cấp,

vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm các hiệp định trong phạm vi WTO Ngược lại, các quốc gia thuộc nhóm đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế mới nổi cũng nhiều lần đệ đơn kiện các quốc gia có nền kinh tế phát triển về việc sử dụng các rào cản kỹ thuật hay áp dụng các biện pháp trợ cấp, tự vệ …

Trang 12

Trong số các quốc gia có liên quan nhiều nhất tới các vụ tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO, Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai trường hợp khá điển hình Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai quốc gia có quy mô GDP lớn nhất thế giới và có quan hệ thương mại với nhiều quốc gia và khu vực trong quan hệ quốc tế Cùng với sự tăng cường hợp tác kinh

tế, mở rộng trao đổi thương mại những mâu thuẫn, tranh chấp thương mại cũng nảy sinh ngày càng nhiều giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Tính đến tháng 9/2017, Hoa Kỳ tham gia tổng cộng 386 vụ tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO, trong đó có 115 vụ tham gia với tư cách là nguyên đơn, 130 vụ tham gia với tư cách là bị đơn, và 141 vụ tham gia với tư cách là bên thứ ba Trung Quốc tham gia 195 vụ tranh chấp thương mại trong đó có 15 vụ tham gia với tư cách là nguyên đơn, 39 vụ tham gia với tư cách là bị đơn, và 141 vụ tham gia với tư cách là bên thứ ba

Một số ví dụ về giải quyết tranh chấp thương mại giữa các quốc gia trong khuôn khổ WTO

+ Vụ tranh chấp DS438: EU kiện Argentina về các biện pháp ảnh hưởng tới nhập khẩu hàng hóa

+ Vụ tranh chấp DS454: Nhật Bản kiện Trung Quốc áp đặt thuế chống bán phá giá đối với ống thép đúc không gỉ chất lượng cao từ Nhật Bản

+ Vụ tranh chấp số DS436: Ấn Độ kiện Hoa Kỳ về các biện pháp chống trợ cấp đối với sản phẩm tấm thép carbon nóng nhập khẩu từ Ấn Độ

Bên cạnh những thành công thì DSU của WTO thì cũng còn có những hạn chế sau: Một là, các vụ tranh chấp thương mại được giải quyết theo đúng quy trình sẽ chiếm một khoảng thời gian không nhỏ của các nước Thời gian từ 9 – 12 tháng cho một vụ kiện

là tương đối dài cho các nước tham gia giải quyết tranh chấp thương mại

Hai là, đi liền với những mất mát về thời gian khi theo đuổi các vụ tranh chấp thương mại các nước cũng sẽ mất một khoản chi phí kinh tế không hề nhỏ nếu các vụ kiện đang được xem xét trái với các quy định của các Hiệp định WTO đặc biệt đối với các thành viên

là nước đang hoặc kém phát triển

Ba là, DSU cũng không có quy định hoặc biện pháp bảo vệ nào bảo vệ lợi ích thương mại cho các bên tranh chấp thương mại trong suốt quá trình tham gia giải quyết tranh chấp thương mại

Trang 13

Bốn là, trong một vụ kiện được giải quyết tranh chấp thương mại các tài liệu liên quan đến vụ tranh chấp thương mại cũng như các hoạt động của cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại đều bí mật Điều này dẫn đến sự hoài nghi của một số nước thành viên khi tham gia giải quyết tranh chấp thương mại của WTO

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC

TỪ KHI TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY 3.1 Quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay

3.1.1 Khái quát về quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay

Kể từ khi Hoa Kỳ và Trung Quốc nối lại quan hệ ngoại giao (tháng 1/1979), ký kết hiệp định thương mại song phương vào tháng 7/1979 và thông qua nguyên tắc ưu đãi tối huệ quốc năm 1980, quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng từ 2 tỷ USD năm 1979 đến 578,2 tỷ USD năm 2016

3.1.2 Những vấn đề tồn tại

Bên cạnh việc mở rộng trao đổi thương mại không ngừng, từ đầu thập niên đến nay, quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề

Thứ nhất, một vấn đề tồn tại lớn trong quan hệ thương mại giữa hai quốc gia là quy

mô thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc Mức thâm hụt thương mại năm

2016 là 347 tỷ USD Về phía Hoa Kỳ, mức thâm hụt thương mại khổng lồ của Hoa Kỳ với Trung Quốc có thể được cho là một chỉ số cho thấy mối quan hệ thương mại mất cân bằng

và đe dọa tới sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Hoa Kỳ

Thứ hai, sự khác biệt về mô hình kinh tế của hai quốc gia Trong thời gian qua, Hoa

Kỳ đã thể hiện quan điểm muốn thâm nhập sâu vào nền kinh tế Trung Quốc, hướng Trung Quốc theo những định hướng có lợi cho cả Hoa Kỳ và Trung Quốc

Thứ ba, những bất đồng liên quan đến chính sách phát triển các ngành công nghiệp

Ngày đăng: 24/03/2018, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w