Sáng kiến kinh nghiệm : Dạy học theo phương pháp tích cực – Môn sinh học 8 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết giáo dục quốc dân là đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực và trí tuệ để đáp ứng với nhu cầu phát triển hiện nay, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên ngành giáo dục đã tiến hành đổi mới sách giáo khoa cũng đồng nghĩa với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm có sự hợp tác của thầy và trò làm cho tiết học sinh động, sôi nổi hơn . Học sinh được trao đổi kiến thức hiểu biết của mình, đồng thời cá nhân có cơ hội lĩnh hội các kiến thức chưa biết từ người dạy, từ tập thể lớp. Để đạt được vấn đề này giáo viên cần chủ động tạo các tình huống có vấn đề vướng mắc cần được giải quyết từ đó làm cho học sinh luôn phải tư duy suy nghĩ,tự chủ năng động, sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề theo tư duy cá nhân hoặc thông qua tập thể. Chính vì các lý do đã nêu mà trong quá trình giảng dạy bản thân tôi luôn tìm tòi vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng “ tích cực” thấy có hiệu quả như học sinh hiểu và nắm được bài, lớp học sôi nổi tạo một hướng thú học tập cho học sinh, đây chính là lý do mà bản thân tôi đã chọn đề tài nghiên cứu này. 2. Mục đích của đề tài: - Mục đích nghiên cứu là nâng cao hiệu quả việc dạy học theo phương pháp mới hiện nay trong đó có phương pháp dạy học theo hướng “Tích cực” nhằm góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học của ngành. - Tìm hiểu tính tích cực, chủ động sáng tạo, tìm tòi kiến thức để giải quyết các vấn đề mà GV hoặc học sinh trong lớp đưa ra từ đó giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức mới một cách chủ động . II/ NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận dạy theo phương pháp tích cực. Thói quen dạy học trước đây là thầy giảng và thông báo kiến thức học sinh ghi nhớ và học thuộc để thay thế phương pháp dạy học đó bằng phương pháp mới là học sinh chủ động tham gia những hoạt động tìm tòi, phát hiện tình huống có vấn đề, đề xuất các giải thuyết dự báo về hiện tượng sẽ gặp, giải thích nguyên nhân, tính qui luật của các hiện tượng bằng quan sát, thí nghiệm, thảo luận….Đây chính là phương pháp dạy học theo hướng “Tích cực”. Dạy học theo hướng tích cực có ba thành phần cấu thành tạo nên các tình hưống có vấn đề: Thứ nhất : Nhu cầu nhận thức hoặc nhận thức của người học Giaó vien thực hiện : Phạm Văn Ng àn 1 Sáng kiến kinh nghiệm : Dạy học theo phương pháp tích cực – Môn sinh học 8 Thứ hai: Yêu cầu tìm kiếm những tri thức, phương thức hành động mà người học chưa biết. Thứ ba: Vốn tri thức và kinh nghiệm của người học chứa đựng khả năng giải quyết tình huống đặt ra. Đặc trưng của dạy học theo phương pháp tích cực là lĩnh hội kiến thức, kĩ năng mới thông qua các hoạt động tư duy sáng tạo, tự tìm tòi kiến thức qua nghiên cứu sách giáo khoa, qua các hệ thống câu hỏi và bài tập của giáo viên đưa ra,qua hoạt động nhóm hoặc thông qua các trò chơi. 2. Phương pháp dạy “Một số loại bài ” theo phương pháp tích cực môn sinh học 8. a) Đối với kiến thức giải phẫu, hình thái. Đối với các loại bài dạng này cần coi trọng nguyên tắc trực quan. Việc chuẩn bị mẫu vật hết sức cần thiết, mẫu vật có thể là vật thật, vật tượng hình, đặt biệt đối với môn sinh học 8 có thể sử dụng ngay chính cơ thể người (Là phương pháp trực quan sống) . * Ví dụ : Một số bài có kiến thức giải phẫu, hình thái điển hình như; bài 2 “cấu tạo cơ thể người” - Bài 3 “Tế bào” -Bài 7 “Bộ xương” – Bài “Tim và mạch máu” – Bài 20 “Hô hấp và các cơ quan hô hấp” – Bài 27 “Tiêu hóa ở dạy dày”- Bài 38 “Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu”…… Các loại bài này giáo viên cần chuẩn bị cũng như yêu cầu học sinh sưu tầm mẫu vật tự nhiên lấy từ động vật (Tim, phổi não, thận….) để quan sát mổ xẻ để tìm hiểu hình thái (Hình dạng, kích thước, màu sắc …), giải phẫu (cấu tạo bên trong các cơ quan và cơ thể) . Trong quá trình quan sát, mổ xẻ tìm tòi kiến thức, giáo viên đưa ra các loại câu hỏi để học sinh trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến với những kiến thức cần lĩnh hội. Như vậy phương pháp dạy các kiến thức giải phẫu, sinh thái là phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học là không thể thiếu . Bên cạnh đó cũng cần phối hợp các phương pháp khác như phương pháp giải thích minh họa cũng được sử dụng để trình bày các cấu trúc phức tạp. b) Đối với kiến thức sinh lý, sinh thái. Đối với các bài về kiến thức sinh lý, sinh thái thì thí nghiệm thực hành đống vai trò hết sức quan trọng . Thí nghiệm có thể sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình giảng dạy của một bài học. Thí nghiệm có thể cho học sinh tự tiến hành, quan sát, tìm tòi, rút ra kết quả của thí nghiệm, trao đổi thống nhất kiến thức cần lĩnh. Đối với những thí nghiệm phức tạp, đòi hỏi sự thao tác phải cẩn thận, tỉ mỉ giáo viên cần làm thí nghiệm biểu diễn để học sinh quan sát, nhận biết, kết hợp sự giảng giải của người dạy giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự chủ . c) Đối với kiến thức ứng dụng . Phương pháp dạy học các kiến thức ứng dụng rất đa dạng vì vậy người dạy phải căn cứ vào nội dung các bài học, mà khai thác triệt để vốn tri thức đã có ở học sinh để Giaó vien thực hiện : Phạm Văn Ng àn 2 Sáng kiến kinh nghiệm : Dạy học theo phương pháp tích cực – Môn sinh học 8 thảo luận, trao đổi thông tin trong nhóm, từ đó tìm ra các biện pháp vệ sinh các cơ quan hoặc hệ cơ quan, giải thích các cơ sở khoa học của các ứng dụng trong thực tiễn. Giáo viên nên đưa ra các câu hỏi có tính chất “Nêu vấn đề” trong nội dung có chứa đựng những mâu thuẫn về mặt nhận thức đòi hỏi học sinh không chỉ đơn thuần tái hiện những tri thức đã lĩnh hội mà phải vận dụng một cách sáng tạo các tri thức để giải quyết các vấn đề mới trong một tình huốn mới hoặc tạo cho học sinh có nhu cầu háo hức chờ đón lời giải đáp. * Ví dụ : Giải thích hiện tượng thực tế. + Tại sao sau khi ăn lại buồn ngủ ? + Vì sao “Trời nóng chóng khát,trời mát chóng đói ? - Tìm hiểu cơ sở khoa học của các biện pháp vệ sinh. * Ví dụ : + Vì sao nhai kỹ no lâu ? + Tại sao mới ăn xong không nên tắm ngay, làm việc ngay? + Tại sao tim có thể hoạt động suốt đời mà không mỏi ? ……… 3. Kết quả . Trong quá trình giảng dạy bản thân đã vận dụng phương pháp nêu trên thấy đạt được kết quả sau : - Lớp học sôi nổi, HS tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng. - Các thành viên của lớp học tham gia xây dựng bài trong hoạt động nhóm rất sôi nổi nhiệt tình,có hiệu quả. - Sau tiết học kết quả kiểm tra đạt hiệu quả. - Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. - Tạo hứng thú học tập cho tất cả các đối tượng trong học sinh. III/ KẾT LUẬN: Trong quá trình giảng dạy nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường bản thân luôn tìm tòi và áp dụng các phương pháp dạy học trong đó có phương pháp dạy học theo hướng tích cực kết hợp với một số phương pháp khác thấy có hiệu quả như đã nêu ở phần kết quả đạt được. Chính vì lẽ đó mà bản thân tôi đã nêu kinh nghiệm nhỏ nêu trên rất mong các thế hệ anh chị và đồng nghiệp nhất là đồng nghiệp cùng chuyên môn tham gia góp ý để tôi học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học được ngày một tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phan Chu Trinh, ngày 22 tháng 12 năm 2008 Người viết Phạm Văn Ngàn Giaó vien thực hiện : Phạm Văn Ng àn 3 Sáng kiến kinh nghiệm : Dạy học theo phương pháp tích cực – Môn sinh học 8 MỤC LỤC I/ ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích đề tài II/ NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 2. Phương pháp dạy “Một số bài ” theo phương pháp tích cực môn sinh học 8. 3. Kết quả III/ KẾT LUẬN. Giaó vien thực hiện : Phạm Văn Ng àn 4 . thể người” - Bài 3 “Tế bào” -Bài 7 “Bộ xương” – Bài “Tim và mạch máu” – Bài 20 “Hô hấp và các cơ quan hô hấp” – Bài 27 “Tiêu hóa ở dạy dày - Bài 38 “Bài. nổi nhiệt tình,có hiệu quả. - Sau tiết học kết quả kiểm tra đạt hiệu quả. - Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. - Tạo hứng thú học tập cho