1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội nghị khoa học, công nghệ và môi trường khu vực đồng bằng sông cửu long lần thứ 18 tại kiên giang

188 242 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 15,65 MB

Nội dung

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG |

SỞ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

° a

KY YEU

HOI NGHI KHOA HOC, CONG NGHE VA MOI TRUONG

KHU VUC BONG BANG SONG CUU LONG LAN THU 18 TAI KIEN GIANG

(Tap 1)

Trang 2

whe vd KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANC yt b0?2_ 2222 MỤC LỤC

TÊN BÁO CÁO, THAM LUẬN

TÁC GIẢ - ĐƠN VỊ TRANG Chủ dé 1; Khoa học và công nghệ phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp SỐ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG KIÊN GIANG Khoa NN - ĐH Cain Tho và nông thân 1, Làm gì để nâng cao chất lượng và đưa thơng tin Ì Sở KHCN-MT Tiên Giang 11 KHCN đến người sản xuất ,

2 Một số biện pháp để phát triển thị trường | KS Trân Phú Cường 16

KHCN ở tỉnh Cà Mau và khu vực ĐBSCL GD 83 KHCNMT Ca Mau

3 Xã hội hoá hoạt động KHCN-MT ở An Giang | Phan Văn Ninh — Giám đốc, 110 Trần Anh Thư _ phòng Quan ty KHCN, Sở KHCNMT An Giang

4 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ứng dụng phương | ThS Lê Hữu Hải L17 phép si dung Nitrat Amonium (NH,NO,) kich :

thích hat iia ndy mdm thay cho Axit Nitric | 5? SHCNMT Tién Giang (HNO.) đậm đặc

5 Phát triển nuôi trồng thủy sản trên các vùng | Trung tâm Khuyến Ngư 1.19 sinh thái phục vục chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tỉnh Kiên Giang

nông nghiệp-nông thôn

6 Hiệu qủa của công tác chuyển giao tiến bộ | Trung tâm Khuyến Nông 126 KHKT trong SX nông nghiệp tỉnh Kiên Giang | Tựng giáp Giang

(1992-2001)

7, Nghiên cứu phát triển ngành trồng cây ăn trái ở | Nguyễn Bảo Vệ 139 đảo Phú Quốc - Kiên Giang Lê Thanh Phong

Khoa Nông nghiệp- ĐH Cân Thơ

§ Nhan giống khoai mỡ (Dioscorea alata L.) im | Lâm Ngọc Phương, Bộ môn KH 1.46

vitro Cây trồng, Khoa Nông nghiệp -

ĐH Cần Thơ

9, Nhân nhanh giống khóm Dai Nong (Ananas | Lam Ngọc Phương 1.49

Comosus Merr.) bằng phương pháp cấy mô Bộ môn KH Cây trồng, Khoa

Nông nghiệp - ĐH Cần Thơ

10 Tiêm năng và triển vọng giống khóm nhập nội | ThS Lé Văn Bé 1.53

“Đại Nông” trồng tại ĐBSCL Bộ môn KH Cay trông, Khoa

Nông nghiệp - ĐH Cần Thơ

11 Hiệu quả phân lan sinh học dế tan trên cây lúa | Nguyễn Văn Được, 165 - cao sẵn trồng đất phù sa Kiên Giang Cao Ngọc Điệp

Sở KHCNMT Kiên Giang, Viện NC & PTCN Sinh học (ĐH Cần

Tho}

12 Sản xuất giống tôm càng xanh giống quy mô | Hội nghề cá Bến Tre 1.70

ho

13, Hiệu quả của nồng độ nhôm khác nhau trên sự | ThS Nguyễn Bảo Toàn 1.81 kéo dài rể của một số loài cam quýt được canh | BM KH cây trồng,

tác ở ĐBSCL Khoa NN - ĐH Cân Thơ

14 Vi ghép chổi cam cẩy mô trên các gốc ghép ThŠ Nguyên Bảo Toàn 101

Trang 3

tỳ a) KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIAN

45 Một số kết quả nghiên cứu cơ chế chống chịu TS Lê văn Hoà 1104

Al * trén cay khém Bộ môn KH cây trồng,

Khoa Nông nghiệp - ĐH Cần Thơ l6 Giới thiệu một số giống cúc có triển vọng ở | TRS Đặng Phương Trâm Li

Cân Thơ BM KH cây trồng,

Khoa NN - ĐH cần Thơ

17 Quy goat môi trường phục vụ quy hoạch | PGS-TS Đoàn Cảnh, 1.115

khu mess oun xuất trong phát triển bén PGS-TS Hoàng Đức Đạt

Viện Sinh học nhiệt đới_TT

KHIN & CNQG

18 Hiện trạng và định hướng phát triển dứa các | Phgm Ngọc Liễu, PGD 1.123

tỉnh miễn Nam ‘ Vién NC cây ăn quả miễn Nam

19: Ảnh hưởng của việc chủng vi sinh vật cố định | TS Nguyên Hữu Hiệp, 1.133

đạm và phân giải lân lên năng suất bắp lai C919 | rs Cap Ngọc Điệp

trồng tại lai vung Đồng Tháp Viện NC-PT CN Sinh học -ĐH

Cần Thơ

20 Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo | Bài Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang | 1.138

giống lúa Viện lúa ĐBSCL,

21 Mô hình thâm canh lúa ở ĐBSCL ThS Thiéu Lư L141 Phan viện Nghiên cứu thủy sản

22 Bơm thuốc ACTARA 25 WG vào lỗ đục ThS Nguyễn Xuân Niệm 1.145

trên thân để trừ bọ cánh cứng hại dừa hiệu TT Phan tích KĐ&CN quả kém trong mùa mưa KS Nguyễn Xuân Khoi

Chỉ cục BVTV KG

23 Bước đầu nghiên cứu và thử nghiệm về ảnh | #ưø Quyết Chiến, 1148 hưởng của chế phẩm SH'99 đến khả năng | Nguyễn Tiến Thắng

phòng bệnh virus (WSSV & MBV) cho tôm | gà các cộng sợ

st Viện Sinh Học Nhiệt Đới

24 Phương án thủy lợi phục vụ nuôi tôm ở các | Trần Trường Lưu, 1153 huyện An Bién, An Minh —tinh Kién Giang Nguyễn Văn Lân

Viện NC NTTS H Bộ TS, Viện

KHTL Miền Nam, Bộ NN-PTNT'

Chủ đề 2: Công nghệ sau thu hoạch (bảo quân, chế biến, xuất khẩu )

1 Bảo quần sau thu hoạch trái xoài cát Hoà Lộc | 7§ Nguyễn Bảo Vệ, _ I1

bằng túi PE và nhiệt độ lạnh Nguyễn Thị Xuân Thu

Khoa Nông nghiệp - ĐH Cần Tho

2 Phân loại trái xoài cát Hoà Lộc sau thu hoạch | 7S Nguyễn Bảo Vệ, Io

bằng phương pháp tỷ trọng Trân Thị Kim Ba

Khoa Nông nghiệp - ĐH Cần Thơ

3 Tiến bộ trong công nghệ bao bì -đóng gói của | TS L¿ Văn Hoà IL17 ' -trdi cay nhiệt đới va cơ hội ứng dụng công nghệ

sinh học trong bảo quản chất lượng và an toàn

sau thu hoạch của sản phẩm tươi BM KH cây trồng,

Khoa Nông nghiệp - ĐH Cần Thơ

Trang 4

CHỦ ĐỀ I

KHO& HỌC Vũ CÔNG NGHỆ

PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI CƠ Cấu KINH TẾ

NÔNG NGHIỆP Vä NÔNG THÔN

Trang 5

KY YEU HO! NGHI KHCN&MT KHU VUC BBSCL LAN THU 18 TẠI KIÊN GIANG

LAM Gi BE NANG CAO CHAT LUUNG VA BUA

THÔNG TIN KHDN ĐẾN Với NGƯỜI SÀN XUẤT

SỞ KHOA HỌC - CN & MT TỈNH TIỀN GIANG:

Đ- Vai trò của thông tin đối với sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn:

Thông tin là một trong bốn yếu tố quyết định sự phát triển, bốn yếu tố đó là: con người, công nghệ, thể chế quản lý và thông tin Để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết

Trung ương 5 (khóa EX) vé “Day nhanh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 — 2010” trong đó Nghị quyết đã nêu “Đẩy mạnh việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công

nghệ cho sẵn xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp

và kinh tế nông thôn” Muốn làm tốt nhiệm vụ nầy, cần làm tốt công tác thông tin khoa học và công nghệ, Ở một mức độ nhất định, có thể xem thông tin KHCN là câu nối giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất và đời sống

Không phải là người làm báo, nhưng theo chúng tôi thông tin hiện nay bao gồm nhiêu

hình thức đa đạng, phong phú và bao quái hơn Về hình thức có 4 loại cơ bản nhưng cách thể

hiện là rất đa đạng, đó là báo nói, báo viết, báo hình và báo điện tử : - Báo nói: là đưa tin trên sóng phát thanh, truyền thanh; tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, hội thảo ở hội trường, trên đồng ruộng ‘ :

- Báo viết: các loại báo chí thông thường (nhật báo, tuần báo, nguyệt san, bán nguyệt

san .); thông tin bướm; thông tin nhanh; tập san; thông tin chuyên đề

; - Báo hình:đưa thông tin trên đài truyền hình và học tập các mô hình sản xuất, làm ăn giỏi, băng, đĩa hình ,

- Béo điện tử: hình thức tương tự như báo viết nhưng cách truyền tin thì hiện dai hơn,

trong đó quan trọng là hình thành cơ sở dữ liệu chuyên ngành để người đọc có thể khai thác sử dụng cho mục đích của mình hoặc hỏi - đáp qua mạng; giải quyết một số thủ tục, giấy tờ, đặt

hàng, thanh toán, quảng cáo, tự giới thiệu qua mạng

Bến hình thức nầy, có những cách thể hiện độc lập nhau nhưng có những cách phải lông ghép nhau mới phát huy được hiệu quả cao Ví dụ thông tin bướm hướng dẫn một qui

trình kỹ thuật, nếu chỉ đọc có khi người dùng tin chưa hiểu hết, nhưng nếu kết hợp với trình

bày bằng miệng thì sẽ có tác dụng tốt hơn

Để phục vụ cho nhu cầu CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn, theo chúng tôi có 3

nội dung cần quan tâm, đó là: +

- 1 Thông tin về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương về

CNH-HDH dé dinh hướng cho sản xuất

2 Thông tin về kinh tế - thị trường để phục vụ mục tiêu cu thể của sản xuất 3 Thông tin vẻ KHCN để nâng cao biêu quả sản xuất khi người sản xuất đã

quyết định chọn

Trang 6

„KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊI

Tuyên truyền chủ trương, chính sách thông thường người viết rất ngại bởi nế thể hiện tốt đễ bị sai sót và rất khô khan dễ nhàm chấn cho người viết và cả người đọ

nrếu ta tuyên truyền chủ trương của Đảng về khuyến khích hình thành và phát triển kin

tác và hợp tác xã mà đăng nguyên Nghị quyết hoặc trích từng đoạn, thì sẽ phù hợp

tượng là những người làm công tác tuyên truyền, những người có nhiệm vụ nghiên cứ

Nghị quyết nhưng sẽ nhàm chán đối với nông dân là người mà đối tượng chính ta ph

truyền Do đó cần tìm hiểu các chính sách mới, các yếu tố mới của Nghị quyết để tuyê:

sé hap d&n hon Cụ thể thông tin: “nơi nào thành lập HTX sẽ có cơ hội được sử dụng

KHKT mà không phải trả lương” sẽ hấp dẫn, lôi cuốn nông dân đọc hơn mà vẫn không

tỉnh thần của Nghị quyết vì Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) đã nêu: “Cán bộ ‹

KHKT được tăng cường về công tác ở HTX trong một thời gian nhất định được giữ lương và chế độ bảo hiểm xã hội, lương và 15% bảo hiểm xã hội của cần bộ trên do nạ

Nhà nước cấp, được hưởng phụ cấp gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của HD

muốn phổ biến Quyết định số 80 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ n thông qua hợp đồng, không nhất thiết phải đăng toàn văn Nghị quyết mà chỉ nên đi sâu

chính sách mà Chính phủ tu đãi cho nông đân và doanh nghiệp có hợp đồng mua -

phẩm, ví dụ nông dân được hỗ trợ giống, được hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc

dẫn công nghệ bảo quản, chế biến mà không phải tốn tiền, nông dân và đoanh nghỉ ưu tiên vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi cần đi sâu phân tích cái lợi của người sản người tiêu thụ khi mua - bán nông sản thông qua hợp đồng, như: nông dân yên tâm số không sợ giá cả lên xuống thất thường mà vẫn nám chắc phần lãi trong tay, doanh ng nguồn nguyên liệu ổn định và đạt chất lượng để sản xuất chế biến, nhà khoa học có địc

chuyển giao tiến bộ KHCN cho sản xuất v.v

Ngoài việc tìm tồi các hình thức phù hợp và các yếu tố mới để tuyên truyền ‹

trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương, chúng ta cần nghiên cứu sự p của chủ trương chính sách với điêu kiện, đặc điểm của địa phương với yêu cầu thiết ft người sản xuất trong Tỉnh, đặc biệt là các chính sách của Tình đối với người sản xuất,

thông tin được người nhận tin quan tam tìm hiểu, người viết còn phải am hiểu sâu ¡

dung, đối tượng mình muốn tuyên truyền Thông tin để phục vụ thúc đây CNH-HĐI nghiệp, nông thôn của Tỉnh thì phải hiểu nội dung CNH-HĐH nông nghiệp, nông th gồm những nội dung gì, bản chất của vấn đề ở đâu, muốn thức đẩy CNH-HĐH nông ¡ nông thôn phát triển, thì Tỉnh phải làm gì, người sản xuất phải làm gì ? Ví dụ muốn ‹

dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, ta phải hiểu rằng điều cốt lõi là phải xây dựng được m

liên kết có hiệu quả giữa những người nông dân với các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao ¡ Và cung cấp các nguồn thông tin có liên quan khác nhằm mở mang cong nghiệp nhỏ, d khu vực nông thôn, nhân rộng các làng nghề truyền thống, hình thành và phát triển cá nghề mới có hiệu quả cao, thu hút được nhiều lao động nông nhàn

Những mối liên kết như vậy sẽ tạo cơ hội để ngày càng có nhiều nông dan ti được với những công nghệ cân thiết, những tiến bộ KHKT mới, những thông tin hữu ích tăng đần trình độ của người sản xuất lên '

Với nội dung thông tin kinh tế, thị trường giúp cho người sản xuất hình dung bức tranh về giá cả vật tư, chỉ phí đầu vào và tình hình tiêu thụ, yêu cầu của thị trường ‹ sản phẩm để quyết định cho công việc của mình phải làm Thông tin thị trường sẽ cui cho người sản xuất số lượng, thời điểm mà thị trường cần, giá cả mà thi trường có thị

nhận được, chất lượng mà thị trường cần đến để từ đó người sẵn Xuất tự soi rọi lại mìn rằng có đáp ứng được với nhu câu của thị trường không để tự quyết định sản Xuất hay

sẵn xuất, sản xuất cái gì là tốt, cái gì chưa tốt Chúng ta biết rằng trong nên kinh tế thị t

chúng ta phải sản xuất cái mà thị trường cân, chứ không phải sản xuất cái mà chúng ta

Trang 7

-KY YEU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANG

sẵn xuất được Chỉ nhìn ở thị trường trong nước, hiện nay nên nông nghiệp của nước ta chỉ đáp

ứng cho 8% nguyên liệu bông vải, 10% nguyên liệu chế biến sữa, 60% nguyên liệu cây có dâu, 30% đậu nành và 90% bấp cho công nghiệp chế biến, còn lại chúng ta phải nhập khẩu của nước ngoài Thế nhưng trên thực tế nông dân chỉ thích sân xuất lúa bởi vì nó quen thuộc, truyền thống và đễ làm, còn bông vải, đậu nành, bap, cây mè, nuôi Bò sữa muốn phát động, nông dan làm không phải đễ, do mới, chưa quen Chính vì thế mà vai trò tuyên truyền của báo

chí ở đây rất là quan trọng

Thông tin KHCN có nhiệm vụ giúp cho người sản xuất tiếp cận với các thành tựu mới

của KHCN, áp dụng các qui trình sản xuất tiên tiến, hiện đại để nâng cao hiệu quả của sản xuất Chúng ta có thể khẳng định rằng thực chất của qui trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là việc chuyển giao các tiến bộ KHCN đến với người sản xuất và như trên đã nêu, ở mức độ nhất định, báo chí là cầu nối giữa nghiên cứu khoa học với người sản xuất, có nghĩa là báo chí có nhiệm vụ quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ KHCN cho sản xuất Nhiệm vụ nay nhiêu khi báo chí chưa quan tâm lắm (xin lỗi) chính vì thế mà chúng ta cần phải bàn thật kỹ

các biện pháp để đưa thông tin đến với người sản xuất, đến với người thật sự có nhu cầu sử dụng tin

ID- Đưa thông tin KHCN đến với người sản xuất:

Như trên đã nêu, đưa thông tin KHCN đến với người sản xuất cũng chính là đưa thông

tin phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn Theo chúng tôi thông tin nói chung và thông tin KHCN nói riêng thông thường có hai dạng chính:

- Thong tin chung: mang tính giới thiệu những vấn đề, những nhân tố mới, quan trọng, có địa chỉ liên hệ khi cần tim hiểu chỉ tiết Thông tin đạng nầy đơn giản, dễ viết, tuy nhiên người viết cũng cần phải có tính trung thực, không nên thổi phông quá mức các nhân tố mới dé

làm suy giảm lòng tin của người đọc, khi họ tìm hiểu thực tế không như nội dung của bài viết

- Thông tỉn chỉ tiết: viết rõ ràng, chính xác các chỉ tiết cân mô tả để người dùng tin có thể áp dụng được theo hướng dẫn của người viết Bài viết dạng nây khó viết hơn, ngoài việc đòi bài viết phải đầy đủ, rõ ràng và chính xác các chỉ tiết, còn đòi hỏi người viết phải hiểu được bản chất của sự việc để có những lời khuyên cho người sử đụng theo sự hiểu biết chuyên môn

của mình ,

Nói chung, hoạt động thông tin KHCN, ngoài việc đòi hỏi người viết phải có nghiệp vụ làm báo, còn đòi hỏi họ phải hiểu biết rộng một số lãnh vực KHCN và có chuyên môn sâu một vài lãnh vực thì mới bảo đảm thông tín có chất lượng cao Ngoài ra còn phải nấm được

chủ trương, đỉnh hướng của Tỉnh trong CNH-HDH va tim hiểu nhu cầu của người dùng tin

Để phục vụ cho yêu câu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay, chúng ta cần

quan tâm một số nội dung thông tin sau đây:

1/- Những định hướng, chỉ đạo của Tỉnh vê chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông

nghiệp, nông thôn nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nói riêng về chính sách

ˆ khuyến khích hình thành và phát triển quan hệ sản xuất mới Trong đó quan tam phát triển các

cụm công nghiệp qui mô nhỏ, phục vụ cho sơ chế, tổn trữ, ứng dụng các công nghệ mới trong bảo quản, chế biến nông, thủy sản; tận đựng các phụ liệu, phế liệu trong nông nghiệp để sản ._ xuất ra sản phẩm phục vụ lại cho nông ngghiệp và đời sống (chế biến phân gà, phân heo, làm

phân hữu cơ, Biogaz; rơm r2 trồng nấm, làm phan; cay bắp để chăn nuôi Bồ .), phát triển các

làng nghề thủ công truyền thống, hình thành các làng nghề mới Ứng dụng công nghệ sinh học

Trang 8

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN

trong sản xuất giống cây trồng vật nuôi, xây dựng mạng lưới sản xuất và phân phối công tác quản lý giống; nhất là các loại giống phục vụ cho yêu cầu chuyển dịch cây trẻ nuôi (đậu nành, bắp công nghiệp và bắp rau, cây có dầu, Bò sữa, Tôm, cá Phi đơn tinh chính sách khuyến khích của Nhà nước, địa phương về chuyển dịch cơ cấu kinh t

nghiệp, nông thôn, ứng dụng các loại vật liệu mới trong giao thông nông thôn, nhà cho -

.V.V

2/- Hoàn thiện và hiện đại hóa các qui trình trong sản xuất nông nghiệp, các lo

cụ, thiết bị cơ khí thay thế cho lao động thủ công, chủ động trong phòng ngừa dịch h hợp; tuyên truyền, nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN đem lại hiệu quả s

cao, các mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp, như VAC, VACR, 2 lúa 1 thủy sản,

màu hình thành và phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghỉ

nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và thế giới

Yêu cầu đối với người làm thông tin KHCN trong giai đoạn hiện nay là rất c hồi phải luôn luôn học tập để nâng cao trình độ Như trên đã nêu, một mặt phải học tập 1

nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ báo chí, mặt khác phải ra sức học tập để hiểu biết nhỉ

vực và chuyên sâu một vài lãnh vực KHCN Theo chúng tôi hiểu, báo chí vừa là món

thần của nhân dân, nhưng ở lãnh vực thông tin KHCN, báo chí còn là yếu tố để tạo ra vật chất cho xã hội Cũng giống như các sản phẩm khác, nhu cầu và thị hiếu của người d

luôn phát triển theo sự phát triển của xã hội cả về hình thức lẫn chất lượng của thé

Chúng ta không thể chấp nhận những bài viết qua loa, viết cho có, viết sai lệch sự th

phông các chỉ tiết quá đáng và viết nhưng không hiểu tí gì về lãnh vực mà mình đã + thông tin có thể biến thành của cải vật chất, bài viết đòi hỏi phải đây đủ chỉ tiết, chính hiểu để người đọc khi đọc xong có thể áp dụng được ngay, đồng thời người viết cũng pl bất được những như cầu thiết thân của người dùng tin mà cung cấp thông tin đúng thè đúng đối tượng, đúng nhu câu để đạt hiệu quả cao nhất

: Trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển, người sản xuất (hàng hóa) lui

tìm tòi, vươn tới những phương pháp, kỹ thuật, thiết bị hiện đại hơn để nâng cao hiệu ‹

xuất, đạt lợi nhuận cao hơn Chúng ta thử nhìn lại mà xem , những người sản xuất giỏi điển hình làm giàu bằng kinh tế vườn, bằng chăn nuôi, bằng sản xuất công nghiệp

những người am hiểu đến tường tận kỹ thuật, qui trình chuyên môn mà họ đang làm :

họ, vốn chưa phải là yếu tố quyết định mà chính kỹ thuật công nghệ mới là vấn để th quyết định cho sự phát triển Đây chính là nhu cầu thiết thân của người sản xuất đồ cũng là yêu cầu, mục đích của người làm báo cần đạt tới

Trong thời đại ngày nay, người làm báo còn phải biết sử dụng và làm chủ các tiện cung cấp thông tin hiện đại Biết khai thác, chọn lọc, xử lý từ rất nhiều kênh thong t nhau để sản xuất ra những thông tin mà địa phương, người sản xuất cần sử dụng Phát sử dụng tốt tiêm năng chất xám trong đội ngũ cán bộ KHCN, những người sản xuất giỏi cho nguồn thông tin của mình phong phú, da dang hon

Tóm lại để thông tin KHCN đến được với người sản xuất, và phát huy tác d

phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐN, theo chúng tôi cần làm tốt các công việc sau: - Những người làm báo thường xuyên học tập, rèn luyện để nang cao t

chuyén mon - nghiép vu, hoc tap để nâng cao hiếu biết một số lãnh vực

Tăng cường đội ngũ cộng tác viên là những người hoạt động KHCN, nhữn

sản xuất giỏi ở nhiều lãnh vực khác nhau Thường xuyên tiếp xÚc, cọ xát 9

tiễn của sản xuất và đời sống

Trang 9

.KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANG

`= Tăng cường khai thác, xử lý, chọn lọc từ các nguồn thông tin khác nhau để có những thông tin có chất lượng, thiết thực phục vụ cho yêu cầu của Tỉnh

- _ Cố cơ cấu bài hợp lý giữa dạng thông tin chung và thông tin chỉ tiết, trong đó chứ

¥ tang cường số lượng bài thông tin chỉ tiết

- - Ngoài việc viết bài cho báo định kỳ, cần tăng cường viết bài dạng tin bướm, tập san chuyên để cung cấp đến tận các vùng nông thôn đến người sản xuất miễn phí

(vấn đề nầy cần có sự hỗ trợ từ phía ngân sách)

- Kết hợp tuyên truyền trên nhiều loại báo cho một nội dung quan trọng muốn tuyên truyền Bài viết hấp dẫn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu nông

dân

Trên đây là một số suy nghĩ của chúng tôi về việc đưa thông tin đến với người sản xuất nhằm phục vụ thiết thực sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn Bài viết nấy chỉ với mục đích duy nhất là làm sao những người làm báo là chiếc cầu nối giữa các chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về CNH-HĐH với nông dân và là cầu nối giữa các thành tựu KHCN với người sản xuất

Trong bài viết có thể có một số từ ngữ chuyên môn sử dụng chưa chuẩn xác, hoặc có những sơ sót, mong các đồng chí góp ý để sửa đối

Xin cám ơn các đồng chí, các vị đại biểu./

Trang 10

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN ( MOT SO BIEN PHAP DE PHAT TRIEN TH] TRUGNG KHOA HOC CO

NGHE O TINH CA MAU VA KAU Vc DBSCL

KS Trdn Phi C Giám đốc Sở KHCN & MT Cà

Cà Mau là mảnh đất cuối cùng của tổ-quốc Việt Nam, có diện tích tự nhỉ

3208,8km2, dân số 1.161870 người, là tỉnh duy nhất tiếp giáp với cả hai vùng biển c

độ thủy văn và khí hậu khác nhau tỉnh Cà Mau được tái lập đầu năm 1997 và được

như là một trong những tỉnh có tiểm năng lớn nhất về nguồn lợi thủy sắn và tài ng

rừng biển

Tuy có nhiều tiểm năng phát triển nhưng vì ở điểm cuối cùng của đất nước, nê

hoạt động giao lưu kinh tế — xã hội và cả khoa học - công nghệ giữa Cà mau với các

đồng bằng Sông Cửu Long và vùng trọng điểm kinh tế phía nam ( TP Hồ Chí Minh — `

Tàu - Đồng Nai) gặp nhiều trở ngại, do những hạn chế về cự ly địa lý xa, lại nằm ở cùng của trục giao lưu

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong những năm vừa qua là 8,4%, tror khu vực II tăng trưởng nhanh bình quân 6,35%/năm chiếm tỉ trọng cao trong GDP nhưi khuynh hướng giảm dần khu vực IÏ tăng trưởng khá bình quân 11%/năm, tỉ trong ta

16,96% năm 1997 lên 20,73% năm 2000 khu vực IIT tăng trưởng khá bình quân 11

nam, ti trong chiếm 19,64% năm 1997 và 19,32 % nam 2000

Nền kinh tế của tỉnh hiện đang phát triển với cơ cấu Ngư - Nông - Công nghỉ

dịch vụ, trong đó ngư nghiệp đóng vai trò chủ yếu

Kết cấu thành phân kinh tế cũng đang chuyển đổi theo hướng tích cực Kinh tí

nước giữ vai trò chủ đạo trong các ngành chế biến xuất nhập khẩu thủy sản, ngân hàng

chính, viễn thông - kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển trong các lĩnh vực

biến đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, xây đựng, thương mại và địch vụ

Kinh tế thủy sản tăng trưởng nhanh, nhất là trong lĩnh vực nuôi trồng, điện tích tơm của tồn tỉnh hiện nay xắp xỉ 230.000 ha Năng lực đánh bắt xa bờ phát triển

phong trào khôi phục nghề nuôi cá đồng, sản xuất giống thủy sản cũng phát triển đã để

độ tăng trưởng của ngành thủy sản lên 10,48%/ năm về giá trị sản xuất và 8,11%/ năi

giá trị tăng thêm

Thực trạng phát triển kinh tế ~ xã hội ở tỉnh Cà Mau trong những năm vừa qu

đặt ra nhiều vấn để đối với ngành khoa học công nghệ và môi trường trong việc xác

các mô hình nuôi trồng, khai thác, chế biến sao cho vừa phát huy được hiệu quả sẵn :

vừa đảm bảo được tính bền vững, hạn chế các tác động xấu đến môi trường Từ năm 19

2002 đã có 88 để tài, dự án khoa học đã được triển khai tại tỉnh Cà Mau, trong đó đ

khoa học chiếm 88% số lượng và 78% kinh phí đâu tư cho khoa học, các dự án chỉ chíé lệ 22%

SỞ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MỖI TRƯỜNG KIÊN GIANG

Trang 11

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIỀN GIANG - Về cơ cấu các để tài : gần 70% là nghiên cứu cơ bản, trong đó tỉ lệ giũa nghiên cứu

cơ bản điêu kiện tự nhiên trên nghiên cứu kinh tế xã hội là 73/28 Các ° nghiên cứu ứng dụng

chỉ chiếm tỉ lệ 31%

- Về cơ cấu các dự án : khoảng 54% các dự án phục vụ nghiên cứu điều tra cơ bản,

các đự án ứng dụng chiếm tỉ trong 46%

Trong bối cảnh tỉnh Cà Mau là một vùng đất trẻ vẫn còn đang được bổi tụ và dân

hoàn thiện về nhiễu mặt nên tài nguyên tự nhiên phong phú, hệ sinh thái nhạy cảm, các

hoạt động kinh tế xã hội và điều kiện sống của nhân đân đa đạng, nhất là trong điều kiện

chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ, cần phải hiểu biết rõ hơn các diễn biến của tài nguyên tự nhiên nguồn nhân lực, hiện trạng kinh tế ~ xã hội nhằm cung cấp thêm những luận cứ, cở sở

khoa học cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế — xã hội một cách bển vững

~ vì thế trong giai đoạn 1997 ~ 2001 các để tài và đự án nghiên cứu, điều tra cơ bản chiếm tỉ lệ khá cao nhằm đáp ứng yêu câu trên

Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả và khả năng áp dụng các để tài đự án vào thực tiển

kinh tế — xã hội thì còn nhiễu vấn để cần phải khắc phục Trong nhiều năm qua hoạt động

khoa học - công nghệ của tỉnh Cà Mau còn mang nặng tính bao cấp chưa tạo lập được thị

trường khoa học — công nghệ Nhiều để tài đự án nghiên cứu khá công phu nhưng nghiệm

thu xong không có địa chỉ ứng dụng

Trong bối cảnh nên kinh tế nước ta đang hoạt động theo cơ chế thị trường theo định

hướng xã hội — chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước thì nh vực khoa học công nghệ cũng

phải vận hành theo cơ chế đó Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 6 (khoá 1X) trên

cơ sở kiểm điểm nghiêm túc việc thực hiện nghị quyết TW H (khoá 8) đã có những kết luận

quan trọng về khoa học công nghệ và giáo đục đào tạo Trong phần tạo lập và phát triển thị

trường khoa học công nghệ, có nói “Rà soát các cơ chế, chính sách hiện có và xây dựng cơ

chế chính sách mới để hổ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học và thường

xuyên đổi mới công nghệ, thúc đẩy các hoạt động thị trường khoa học cơng nghệ Hồn

thiện cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ”

Tuy nhiên, để thực hiện kết luận của Hội nghị TW 6, nhanh chóng tạo lập và phát

triển thị trường khoa học - công nghệ xin để xuất một số biện pháp sau đây :

- Một là : CÂn sớm thực hiện tốt quy trình tuyển chọn để tài dự án hàng năm để đảm bảo tính xác thực hiệu quả của từng để tài đự án

Vừa qua Bộ Khoa học công nghệ và môi trường đã ban hành quyết định số 39/QÐ 2002 quy định tạm thời về tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện để tài khoa học và công nghệ cấp nhà nước 2001 - 2005” Day là một quyết định hợp lý nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực trong quá trình tuyển chon dau vào của các để tài dự án, hạn

` ' chế được cơ chế xin cho và tạo được sự cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu,

chuyển giao khoa học công nghệ

Ở cấp tỉnh do hạn chế về tổ chức, về đội ngũ cần bộ nghiên cứu chuyển giao khoa

, hoc céng nghé nén viée 4p dung quyét dinh 39 cia Bộ gặp khó khăn; nhưng dựa vào tình

Trang 12

KỶ YẾU HỘI NGHI KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIAI

hình thực tế của mổi tỉnh các Sở khoa học công nghệ và môi trường nên soạn thảo ra n quy trình tuyển chọn, xét đuyệt để tài dự án của tỉnh Ở tỉnh Cà Mau tháng 10/2001 UBD

tinh đã ra quyết định số 30/QĐ.UB về ban hành quy chế tuyển chọn để tai, du án khoa h công nghệ trên cơ sở thực thi luật khoa học công nghệ, nhờ đó mà hoạt động khoa học cô:

nghệ có nể nếp đảm bảo tính công khai dân chủ và có địa chi ứng dụng

-Hai là : khẩn trương đổi mới đoanh nghiệp nhà nước, tạo điểu kiện cho các đoai nghiệp tư nhân phát triển để tạo lập thị trường khoa học công nghệ bình đẳng và có hài hoá trao đổi (là các kết quả nghiên cứu thử nghiệm)

Thị trường khoa học công nghệ được tạo lập và phát triển đựa trên yếu tố “cung và cất

và được mua bán, chuyển nhượng một cách sòng phẳng trong bối cảnh chung của cả nưc ta và khu vực Đông Bằng Sông Cửu long (trừ các thành phố lớn) thì thị trường khoa hc ` công nghệ chưa hình thành rõ nét, nguyên nhân chính là bên “cung” và bên “cầu” chưa gặ

nhau, hội tụ những điều kiện để tạo ra một “sân chơi” bình đẳng giữa các nhà sản xuất v‹ các nhà khoa học Hệ thống đoanh nghiệp nhà nước, một thành phần kinh tế chủ đạo củ

đất nước được ưu ái nhiều nhưng lại thiếu nhạy bén với cơ chế thị trường, làm ăn kém hiệ

quả, trong lúc những yêu cầu khắc khe phải vượt qua rào cắn kỹ thuật để hội nhập với nể kinh tế thế giới đã kể bên lại chưa được quan tâm Hệ thống doanh nghiệp tư nhân mấ

năm qua tuy được nhà nước khuyến khích phát triển nhưng công nghệ lạc hậu không đủ sú cạnh tranh với nước ngồi đang từng ngày trơng chờ kỹ thuật — công nghệ thì lại gặp qu

nhiều rào cảng ràng buộc

Trước tình hình đó cần khẩn trương thực hiện các quy chế đổi mới doanh nghiệp đặ biệt là thực hiện tốt luật doanh nghiệp; Nhà nước có chính sách ưu đãi tín dụng, thuế đối vé các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất; Các để tài — dự án của nhà nước phải tíc|

cực hỗ trợ phục vụ các doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng chuyển giao và chị trdcl nhiệm đến sản phẩm cuối cùng

Những năm gần đây do tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế khá nhanh nên ở khu vực nông

nghiệp nông thôn, có một số chủ trang trại nuôi tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu long đã mạn!

đạn ký hợp đồng với các kỹ sư thủy sẵn trả lương cao hoặc cùng chia sản phẩm cuối cùn; với nông dân Đây là cách làm hay cần tổng kết để nhân rộng, như vậy thị trường khoa học

công nghệ đã bước đầu xâm nhập về nông thôn — nông nghiệp một lĩnh vực mà Đẳng và

nhà nước ta rất quan tâm

- Ba là : Hoàn thiện các chính sách phát triển và chuyển giao ứng dụng khoa học công

nghệ

Trong những năm vừa qua nhà nước đã ban hành một số chính sách, cơ chế tài chính

để khuyến khích nghiên cứu chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống xã hội — chính nhờ các chính sách đó mà các Viện trường đại học, và một số nhà khoa

học đã gắn kết được với hoạt động khoa học công nghệ cấp tỉnh, huyện bằng các hợp đồng

nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ Tuy nhiên quá trình thực hiện các để tài, dự

án khoa học công nghệ gặp không ít khó khăn trong việc lập dự toán và thanh quyết toán

Trang 13

.KY YẾU HỘI NGHỊ KHCNRMT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANG

với các cơ quan quản lý cấp phát vốn của nhà nước Thông tư 45 liên Bộ Tài chính khoa học công nghệ và môi trường đã phần nào “cởi trói” cho những người làm khoa học, song còn nhiều khoản chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa khuyến khích được tính sáng tạo của những người làm khoa học trong hệ thống bộ máy nhà nước và chưa huy động được tiểm lực

nghiên cứu sáng tạo — chuyển giao công nghệ của tất cả cán bộ khoa học kỹ thuật trong cả nước (Người nghiên cứu, sáng tạo tự do các để tài dự án không được tuyển chọn ) chúng

tôi để nghị nên cải tiến thủ tục cấp phát vốn để tài dự án nghiên cứu chuyển giao ứng đụng

khoa học công nghệ sang hình thức đấu thầu, khoán gọn theo các chỉ tiêu định mức được

thông qua một tập thể hội đồng xét duyệt ở phần để cương Điều quan trọng là các để tài đự án đó phải được tuyển chọn chặt chẻ và phải có địa chỉ áp đụng để tránh lãng phí cho nhà

nước

- Bốn là : Thành lập các tổ chức tư vấn chuyển giao khoa học công nghệ ở cấp cơ sở

Thị trường khoa học công nghệ muốn tổn tại và phát triển nhất thiết phải có tổ chức tư vấn chuyển giao Ở Trung Quốc khi chuyển sang cải cách mở cửa nền kinh tế, họ đã sớm nhận thức tầm quan trọng của vấn để nầy Các tổ chức xúc tiến thị trường khoa học công nghệ được thành lập từ trung ương đến tận cơ sở và cả nước ngoài và đã chiếm một thị phân

rất lớn trong thị trường khoa học công nghệ của trong và ngoài nước

Ở nước ta các địa phương có thành lập các trung tâm tư vấn chuyển giao khoa học

công nghệ nhưng cơ chế chính sách thiếu rõ ràng, mỗi tỉnh hoạt động một kiểu Sắp tới

kiến nghị với nhà nước cần tập trung củng cố các trung tâm này ở cấp tỉnh và ngay các doanh nghiệp cũng hình thành tổ chức chuyển giao khoa học công nghệ Điều quan trọng là

phải có chính sách cơ chế phù hợp cho nó hoạt động, đặc biệt là phải chuyển dẫn các trung

tâm nẫy sang hoạt động theo hình thức tự cân đối, tự trang trãi, từng bước xoá bao cấp trong

hoạt động tư vấn chuyển giao khoa học công nghệ Các tỉnh trong khu vực Đông Bằng sông

Cửu long cân phối hợp chặt chẻ với nhau trong các lĩnh vực phát triển công nghệ thông tin,

sở hữu công nghiệp và liên kết để tạo lập, phát triển thị trường khoa học công nghệ

Phát triển thị trường khoa học công nghệ là một vấn để tất yếu của nền kinh tế thị

trường, những thách thức với hội nhập quốc tế buộc chúng ta phải đẩy nhanh vấn để này

Tuy nhiên với một địa bàn mà xuất phát điểm khoa học công nghệ còn rất thấp như tỉnh Cà

Mau nói riêng và Đồng Bằng Sông Cửu long nói chụng, chúng ta chưa thể hy vọng “một

sớm một chiểu” có ngay thị trường khoa học công nghệ sôi động Có hay không, sớm hay

muộn là tùy thuộc vào sự nhận thức nổ lực của các ngành các cấp đến vấn để này, chúng

tôi xin được đóng góp một vài biện pháp như trên để cùng với các tỉnh trong khu vực thúc

đẩy phát triển lãnh vực này

Trang 14

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANG

XÃ HỘI HÚA H0ẠT ĐỘNG KHOA HOC, CONG NGHE VA M6! TRUONG 0 AN GIANG

KS.Phan Van Ninh- GD Sé KH, CN& MT

Ks Trén Anh Thu - Phong QL KH,CN

Khoa hoc, Céng nghé (KH-CN) trong những năm qua đã gớp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới kinh tế-xã hội (KT-XH) ở An Giang nói riêng và cả nước nói chung Thành

tựu nổi bật nhất là việc ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật mới vào sẵn xuất và đời

sống Đặc biệt trên lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo ra bước đột phá trong san

xuất gạo xuất khẩu và hoạt động sản xuất giếng cá Tra, Basa nhân tạo đã góp phần làm giảm chỉ phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị thường quốc tế Khoa học, công nghệ đã góp phan phát huy rõ nét việc khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất,

khoáng sản, đặc biệt là việc khai thác vùng đất chua phèn hoang hóa vùng Tứ giác Long

Xuyên thành vùng canh tác tốt Thành tựu đó đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của nên

kinh tế của tỉnh ổn định trong những năm qua

Một trong những nguyên nhân để các thành tựu khoa học công nghệ nhanh chóng được quảng bá sâu rộng trong xã hội và được người dân tiếp cận là chủ trương xẽ hội hóa hoạt động khoa học công nghệ của Tỉnh An Giang trong thời gian qua Xã hội hóa KH-CN đã hình thành nên cộng đồng trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội, tạo lập

thị trường KH-CN và môi trường pháp lý cho việc thực hiện được thống nhất Tăng cường huy động, mở rộng các nguồn lực đầu tư vào nghiên cứu, ứng đụng KHCN để khai thác sử

dụng các tiểm năng về nhân lực, vật lực, tài lực trong và ngoài nước vào lĩnh vực nghiên

cứu KH-CN

Trong khuôn khổ của bài báo cáo này tôi xin được trình bày tóm tắt một số những thành tựu về hoạt động xã hội hóa khoa học, công nghệ và xã hội hóa trong lĩnh vực cung

cấp nước sạch và bảo vệ môi trường ở An Giang từ năm 2000 đến nay 1.Xã hội hóa hoạt động nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản

-Sinh sân nhân tạo giống cá Tra và cả basa:

Cá Tra và Basa muôi bè và ao là loài cá phổ biến của các tỉnh ĐBSCL có khả năng tăng trưởng tốt, đạt hiệu quả cao Trước đây, con giống nuôi được vớt từ thiên nhiên nên rất

hạn chế về số lượng, chỉ có thể vớt được vào mùa vụ nhất định trong năm Để phát triển sản

lượng cá, người đân An Giang không thể chấp nhận mức giới hạn này, trong khi nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng Trước nhu câu bức xúc trên buộc các nhà khoa học phải đi tìm lối ra cho nông dân Từ năm 1994 ngành được tỉnh mạnh dạn đầu tư cho nghiên cứu về sinh

sản nhân tạo cá Tra và Basa Sự thành công về nghiên cứu đã hình thành nên các quy trình kỹ thuật hẳn hoi Sau đó các quy trình này được chuyển giao rộng rãi cho người nuôi Hiện

nay, hầu hết người nuôi có thể tự cho cá Tra đẻ nhân tạo Nhờ đó giá thành con giống đã giảm đi rất nhiễu so với trước đây Giá cá Tra bột 2-3 đổng/con, cá giống từ 300-500 đồng/con

Trang 15

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANG Từ việc chủ động được nguồn cá giống thông qua kỹ thuật sinh sản nhân tạo đã có tác động rất lớn đến việc phát triển nghề cá đ An Giang cũng như các tỉnh ĐBSCL

Số liệu sản lượng cá nuôi tại An Giang tăng liên tục qua các năm ‘ Năm 1999 2000 2001 2,2 (dự kiến) Sản hượng (tấn) 60.742 80.157 83.985 90.000 Số lượng cá giống 102 104 152 147 sản xuất (triệu con)

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu được nâng lên thành quy trình và tiếp theo đó là

tổng kết từ thực tiển sản xuất đã giúp cho An Giang hình thành nên Công nghệ sản xuất giống cá Tra và Basa khá hoàn hảo, tạo nên sản phẩm con giống có giá thành thấp góp phần tăng sức cạnh tranh cho thị trường xuất khẩu

Nghiên cứu về con giống còn được tiếp sức thêm bởi các quy trình về kỹ thuật nuôi cá thịt đạt phẩm chất tốt như: quy trình về kỹ thuật nuôi cá tra đạt thịt trắng trong ao đất thịt trắng và không có mùi hôi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.Thành công này là bước đột phá để nâng con cá Tra từ hàng tiêu thụ nội địa giá trị thấp trở thành hàng chiến lược xuất khẩu

thừa sức cạnh tranh với cá Nheo( Catfish) nuôi ở sông Mississippi- Mỹ Với giá bán 14.000 đồngVN/Ikg so với giá cá Nheo của Mỹ là 1.3 USD/1kg thì người nuôi cá Tra ở An Giang

đã thu lợi nhuận thấp nhất là 30%

Những thôi thúc về yêu cẩu thịt cá xuất khẩu và sắp tới đây là yêu câu về sản phẩm ˆ sạch không có tên lưu về kháng sinh, các nghiên cứu tiếp theo sẽ giúp cho con cá Tra, Basa

An Giang đi xa hơn nữa ở các thị trường thế giới góp phần thu ngoại tệ không nhỏ cho tỉnh

(Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sẵn 6 tháng đầu năm 2002 đạt 21,5 triệu USD- trong đó kim ngạch xuất khẩu cá basa là 2,636 triệu USD và kim ngạch xuất khẩu cá Tra: 16,526 triệu USD) Không chỉ quan tâm tới hoạt động nghiên cứu, chủ trương của tỉnh còn nhanh chóng

đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất giống cá Tra và chuyển giao kỹ thuật cho

- người đân Ngày nay, qui trình sinh sản nhân tạo cá Trả, và ương nuôi cá bột không còn là

bí quyết công nghệ hay quá khó khăn đối với người dân Đó cũng là yếu tố cơ bản đâu tiên

cho để kết quả nghiên cưú khoa học ứng đụng rộng rãi trong xã hội.Theo quan điểm của

chúng tôi, lĩnh vực sản xuất giống cá Tra là một điển hình thành công nhất trong lĩnh vực xã hội hóa công tác giống bởi vì những lợi ích rõ nét của nó đốt với việc phát triển nghề nuôi

thủy sẵn Hiện nay, ở An Giang có khoảng 50 trại sản xuất giống cá Tra, Basa bột cung ˆ_ gấp từ 200 - 300 triệu con/ năm

Một ý nghĩa to lớn khác không có thể tính bằng tiền đó là từ công tác xã hội hóa sản

xuất giống cá Tra, Basa là góp phần ổn định môi trường sinh thái bảo vệ nguồn lợi thủy sẵn

Trang 16

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANG

kết thúc thời kỳ vớt cá tra bột trên sông Tiển và sông Hậu ở An Giang (Để vớt được 1 con

cá tra bột trong lưới đáy thường làm chết từ 20-30 con cá bột cuả các loài khác)

~-Xã hội hóa trong lĩnh vực sinh sẵn nhân tạo giống Tôm càng xanh:

Nhiều năm trước đây, nông đân An Giang đã có nuôi tôm càng xanh đưới nhiều hình

thức khác nhau như: nuôi ven đăng, nuôi tôm trong ao mương vườn, nuôi trong ruộng lúa

Phương thức nuôi ban đầu chỉ dưới hình thức quãng canh, bắt giống tự nhiên và thả nuôi với mật độ thưa ( chỉ 1-2con/m”), năng suất nuôi đạt từ 100-300kg/ha/vu Do thấy có hiệu quả, nông dân mở rộng điện tích thì con giống tự nhiên không đáp ứng đủ, đây là trở

ngại lớn nhất cho các tỉnh ĐBSCL trong đó có An Giang Nhiều cơ quan nghiên cứu đã đi

sâu nghiên cứu quy trình sinh sản nhân tạo cho tôm như: Quy trình nước trong hở, quy trình nước trong kín, và quy trình nước xanh, Tại An giang, từ năm 1999 Tỉnh đã phối hợp Trường Đại học Cần Thơ đi vào nghiên cứu quy trình nước xanh cải tiến có quy mô sản

xuất mang tính nông hộ phù hợp với sẵn xuất nhỏ nên đã được nhiễu nông dân hưởng ứng

Quy trình lại có ưu điểm là không cần thiết phải sử dụng nhiều nước biển mặn phù hợp cho các tỉnh thiếu nước mặn như An Giang

Trong năm 2000 đã sản xuất được khoảng 2 triệu và đến năm 2001 tỉnh sẵn xuất 4,5

triệu tôm, năm 2002: 8,8 triệu tôm (trong đó có sự tham gia của các đơn vị như: Trại Mỹ

Châu:5,2 triệu, Trung tâm NCSX giống:1,066 triệu, Trại giống Thoại Sơn:0,4 triệu, các trại

tư nhân khác: 2,2 triệu)

Từ thành công trong sản xuất con giống đã thúc đẩy phong trào nuôi tôm tỉnh An: Giang qua hai năm 2001 và 2002 phát triển mạnh mẽ Vụ sản xuất tôm càng xanh năm

2001, toàn tỉnh đã có 559 hộ thả 13,7 triệu con tôm, trên diện tích 251 ha Các mô hình

được áp dụng rông rãi như: Mô hình nuôi tôm chân ruộng (209 ha, với số lượng giống thả nuôi khoảng 11 triệu con và số hộ nuôi là 182 hộ); Mô hình nuôi trong ao hầm (14 ha, số lượng giống thả nuôi là 903 ngàn con, số hộ nuôi là 64 hộ); Mô hình nuôi ven đăng (28 ha, với số lượng tôm thả nuôi là 1,8 triệu con, số hộ nuôi là 313 hộ)

- Vụ sẵn xuất tôm càng xanh năm 2002, toàn tỉnh đã có 204 hộ thả 16,319 triệu con

tôm post, trên diện tích 265,5 ha (cùng kỳ 235 ha)

2.Xã hội hóa hoạt động nghiên cứu và sẵn xuất giống lúa

Trong chương trình nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường

thế giới thì khâu quan trọng và thiết yếu nhất là Giống Trong thời gian qua việc ứng dụng

rộng rãi các kết quả nghiên cứu về giống đã góp hẳn tăng sức canh giúp tăng chất lượng gạo

cao ở tỉnh An Giang từ 50 % (1999) lên 78 % (2002) với các giống lúa chất lượng gạo tốt

như IR 64, OM 1490, OM 2031, MTL 250, AS 996, CM 42-94, VND 95 -20, Jasmine 85, IR 65610, Khao đawk mali 105 v.v Chất lượng gạo trung bình của tỉnh chủ yếu thuộc nhóm

gạo dài với chiêu đài hạt gạo 7,4Omm, thuộc nhóm mm cơm với hàm lượng Amylose trung

bình 24%, độ trở hồ cấp 4 - 5 và độ bên gel 46 mm Tỉ lệ xay chà trung bình 76,85 % gạo

lức, 67,07% gạo trắng và 42,67 % gạo nguyên, tỉ lệ bạc bụng 8,48%

Các giống hía thơm như IR65610, Jasmine85,VB20, Khaodawkmalil05 dudgc

_ khuyến cáo phát triển chiếm khoảng 10% diện tích sản xuất

Trang 17

KY YEU HOI NGHI KHCN&MT KHU VUC DBSCL LAN THU 1ð TẠI KIÊN GIANG Để có được chất lượng gạo tốt và đạt năng suất cao, thì cân phải có giống tốt và hạt

giống đạt chất lượng Vấn để tưởng như quá đơn giản đối với các nhà khoa học nhưng thử

nhìn lại nhu cầu về giống lúa phục vụ cho sản xuất ở An Giang mới thấy được vấn để trên

vô cùng khó khăn Hiện nay, với diện tích trồng lúa cả năm từ 459.051-477.062 ha thì bình

quân nhu cầu về giống khoảng gần 80.000 tấn/ năm Trong khi đó, các Trung tâm giống hoạt động hết công suất, cùng với nổ lực đầu tư mở rộng trong những năm qua cũng chỉ cung cấp được 2000 tấn Như vậy rếu không tăng cường khuyến khích xã hội hóa công tác sẵn xuất giống lúa thì khó có thể đưa được giống tốt vào cho nông dân dẫn đết tình trạng thiếu giống tốt Nhận biết được điểu này, trong những năm gân đây, tỉnh An Giang đã

khuyến khích nông dân tham gia vào hoạt động sẵn xuất giống lúa Tăng cường chuyển

giao kỹ thuật sẵn xuất giống lúa chất lượng cao cho nông dân, đồng thời hổ trợ kỹ thuật, hổ

trợ kinh phí cho các hộ nông dân tham gia sản xuất và cung cấp lúa giống Tỉnh đến nay đã

có 219 câu lạc bộ nông dân tham gia vào sản xuất giống cung cấp bình quân khoảng 6000

tấn lúa giống các loại/năm

- Xã hội hóa công tác giống gia súc gia cẩm

Chương trình Sind hóa đàn bò trong những năm qua An Giang đã thu được

những kết quả khả quan Chương trình đã đi sâu vào việc đầu tư phát triển đàn bò, trong đó quan tâm đến nâng cao tầm vóc, nâng cao về thể trọng và nâng cao về

năng suất cày kéo, cũng như việc sử dụng và giải quyết thức ăn cho đàn bò đầy

nhanh về mặt số lượng cũng như nâng cao phẩm chất giống cho đàn bò của tỉnh tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội; đồng thời giải quyết công ăn việc làm, tạo tiền đề đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo ở nông thôn

Chương trình đem lại lợi ích thiết thực cho người nông dân: Bê lai bán cao hơn

bê địa phương trong cùng tháng tuổi từ 300.000đ - 500.000đ/con Bê con gieo tính

nhân tạo có đặc điểm giống điển hình hơn so với bê do bò đực phối đẻ ra Trọng

lượng bê sơ sinh bình quân 19,55kg, địa phương 42,74kg Ngoài ra, bê lai An Giang

được bán giống cho các tỉnh bạn ở Đồng bằng sông Cửu Long, góp phan nang cao tl

lệ bào lai Sind trong cả nước ;

Tính đến nay, đã có tổng số 10.135 con bò lai Sind đạt 25% tổng đàn trong toàn tỉnh

Trong toàn tỉnh hình thành 79 trang trại nuôi bò với 1.444 bò thịt, 1.915 bò giống và 465 bò

` sữa

3 Chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào nông thôn, miễn núi

Xây dựng mô hình chuyển giao ứng tiến bộ kỹ thuật về sản xuất lúa, khoai mì, hoa màu

và cây ăn trái, bò lai Sind, thức ăn chăn nuôi (rơm ủ urê, bánh dinh dưỡng, cỏ) cho nông thôn

miễn núi Kết quả đã xây dựng mô hình nhân giống lúa cao sản, đặc sản có phẩm chất gạo tốt gồm OM 1490, OM 2031, AS 996, VND 95 - 20, VND 98 - 1, VND 404, VND 361, IR 65610,

Nang Nhen Thom, Khao dawk mali 105, Mashuri tăng năng suất và thu nhập cho nông dân

20% Mô hình hoa màu luân canh trên nên lúa gồm đậu xanh ÐX 208, V 91 - 15, đậu nành V

176, Khoai mì KM 94 tăng năng suất và thu nhập cho nông 40%, mô hình trồng xoài Cát Chu, xoài Cát Hoà Lộc tăng thu nhập 15 % Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thâm canh cho vùng

nguyên liệu sân xuất khoai mì ở xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn đã xây dựng mô hình sản

a

Trang 18

-KÝ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANG

xuất giống khoai mì KM 94, KM 98 - 1, KM 98 - 5 và năng suất trung bình 17,78 - 23,5 tấn

/ha, hàm lượng tỉnh bột 20,6 - 23,9% giúp tăng thu nhập cho nông dân từ 3-5 triệu đồng/ha

Kết quả mang lại đã giúp thay đổi quan niệm sản xuất của đồng bào dân tộc hướng về sản xuất hàng hóa, góp phần đào tạo cho mỗi xã 10-20 kỹ thuật viên nông cốt và 200-300 nông dân cơ sở, cung cấp giống lúa 300-500 ha trong mỗi chu kỳ dự án và tích lũy kinh nghiệm về quản lý

và chuyển giao khoa học công nghệ cho đồng bào vùng dân tộc

Xây dựng mô hình chuyển giao kinh tế kỹ thuật vườn cây ăn trái gắn với phát triển du

lịch trên miễn núi huyện Tịnh Biên với mục tiêu xây dựng mô hình ứng đụng khoa học công

nghệ về cây ăn trái để tăng thu nhập cho nông dân làm vườn và kết hợp với du lịch sinh thái vốn là thế mạnh ở huyện miễn núi của tỉnh An Giang với 75 % nông hộ canh tác theo tập quán

địa phương

Thông qua hoạt động đưa tiến bộ kỹ thuật cho nông dân đến nay đã có trên 30.000 nông dân tham gia thực hiện trên các Tĩnh vực như 7.000 ha lúa áp dụng kỹ thuật sạ hàng tiết

kiệm được 80-100 kg lúa/ha, 96 ha sản xuất giống lúa xác nhận cung cấp cho vụ Hè thu 3.000 ha (Châu Thành), trồng lúa KDM tại 8 xã (Tinh Biên), sử dụng 435 thiết bị sạ hàng (Phú Tân,

Tịnh Biên), Châu Phú có mô hình nuôi cá rô đồng, nuôi tôm đăng quần và chân ruộng 82 ha (Long Xuyên, Châu Phú, Phú Tân), đâu tư nuôi 1.274 con bò thịt, bd sinh sản (Phú Tân, Châu Phú), trồng rau trong nhà lưới 6.600 mẺ (Long Xuyên, Châu Đốc), thu gom 1.728 con bò thịt,

bò sinh sản (Phú Tân, Châu Phú), trồng rau trong nhà lưới 6.600 mm? (Long Xuyên, Châu Đốc); thu gom 1.728 kg trứng ốc bươu vàng (Phú Tân), Long Xuyên có 86 tổ Liên kết sản xuất thực hiện 4 nội dung hợp tác giảm chỉ phí từ 200.O00 - 250.000 đồng/ha Đến nay nòng dân đã ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ 1.000 ha bắp thu trái non với Công ty Antesco, 41.000 ha tia

chất lượng cao xuất khẩu và 326 ha giống lúa xác nhận với Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Qua các hoạt động đưa tiến bộ kỹ thuật vào nông thôn kể trên, nông dân tỉnh An

Giang ngày nay đã nắm bất khoa học kỹ thuật rất nhanh nhạy, nhiễu người tự áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả to lớn trên các lĩnh vực cây trồng, vật nuôi, ngày càng xuất hiện nhiều

mô hình tiêu biểu được xã hội công nhận như mô hình nuôi bò lai Sind, bò sữa, nuôi tôm, nhân

giống lúa, rau sạch, chế biến đường thốt nốt v.v

4 Xã hội hóa hoạt động cung cấp nước sạch cho dân cư ở nông thôn

Tháng 4/1998 UBND tỉnh đã có chủ trương phát triển các trạm cấp nước nông thôn, được qui định cụ thể trong Quyết định số 643/QD-UB Theo 46, UBND tinh khuyến khích các

tổ chức và cá nhân trong và ngoài địa phương tham gia đầu tư trạm cung cấp nước sạch dưới các hình thức: đầu tư 100% vốn; mua cỗ phần, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyến giao

(BOT), cấp tín dụng trung, đài hạn, tài trợ ưu đãi, viện trợ nhân đạo Từ các chủ trương chính sách trên, trong nhiêu năm qua, việc xã hội hóa trong đầu tư cung cấp nước sạch ở An Giang

đã phát triển khá mạnh Đến nay, toàn tỉnh An Giang c6 176 trạm cung cấp nước qua hệ thống

ống dẫn do nhà nước và tư nhân quản lý, trong đó có 90 trạm do tư nhân quản lý (37 trạm có

xử lý lắng lọc, 53 trạm bơm nước thô), cung cấp cho 18.972 hộ đân Vốn đầu tư xây dựng co bản của các trạm cấp nước tư nhân là xấp xi 13 tỉ đồng Trong 90 trạm cấp nước tư nhân có 1€ trạm vay vốn đầu tư với lãi suất biến động từ 0,85 - 10 %

Riêng công ty điện nước nông thôn, từ năm 1996 đến nay đã đầu tư xây đựng được

29 công trình cấp nước Các công trình trọng điểm phục vụ cho cư dân các thị trấn như: Chẹ

Trang 19

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANG

Mới 2.000m/ngày, Núi Sập 2.000mŸ/ngày, An Phú 1000m/ngày, Phú Mỹ 2.500m”/ngày, Tân Châu 5.000m)/ngày đêm và đang tiến hành xây dựng hệ thống cấp nước thị trấn Tri Tơn 1.800mƯ/ngày, nâng cơng suất hệ thống cấp nước thị trấn Cái Dầu lên 2.000m”/ngày, quần lý thêm 16 trạm cấp nước của địa phương Tổng số hộ sử đụng nước qua hệ thống ống

dẫn thuộc các trạm cấp nước của công ty là 33.973 hộ, chiếm 8,3% số hộ trên tồn tỉnh Ngồi ra, cơng ty cũng đã thực hiện 15 hệ thống cấp xã Tính đến nay, công ty đã chuyển

giao kỹ thuật xữ lý nước cho 15 trạm cấp nước tư nhân

Tóm lại: Ở nước ta nói chung và An Giang nói riêng, từ trước đến nay trong lĩnh vực

hoạt động KH-CN chủ yếu do vai trò nhà nước đứng ra đảm nhiệm Tuy bắt đầu có sự tham

gia của các tổ chức khác thuộc mọi thành phần kinh tế đưới nhiễu hình thức khác, nhưng

mức đầu tư thấp và chủ.yếu tập trung vào việc ứng dụng các thành tựu của tiến bộ KH-CN

vào sản xuất Bên cạnh đó, thị trường KH-CN chưa được tạo lập, người sản xuất cần phải tìm đến nhà khoa học để đặt hàng và nhà khoa học phải giải quyết những yêu cầu của thực

tiễn sản xuất đặt ra Nhiễu nhà sẵn xuất tuy có nhu cầu sử dụng kết quả KH-CN nhưng chưa

có thói quen trả tiễn hoặc bảo trợ cho nhà khoa học Bên cạnh đó, thành tựu KH-CN được

nghiên cứu chưa có cơ chế bảo vệ quyên sở hữu tác giả cũng như định giá mua bán, trao đổi

Từ những vấn để trên, trước hết cần hiểu cho đúng bản chất và toàn điện về xã hội

hóa KH-CN:

-Trước hết, xã hội hóa KH-CN cẩn có hệ thống nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Các hệ thống đó cân có sự liên kết chặt chẻ của bốn nhà ( nhà

khao học, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà nước) trong đó vai trò nhà nước mở đường,

vai trò của nhà khoa học là then chốt và vai trò của nhà doanh nghiệp, nhà nông là quyết

định

-Xã hội hóa KH-CN còn là việc xây dựng cộng đồng trách nhiệm của mọi tổ chức và

cá nhân trong xã hội, tạo lập thị trường KH-CN và môi trường pháp lý cho việc thực hiện

được thống nhất Xã hội hóa KH-CN là việc huy động, mở rộng các nguồn lực đầu tư vào

nghiên cứu, ứng dụng KHCN để khai thác sử dụng các tiểm năng về nhân lực, vật lực, tài lực trong và ngoài nước vào lĩnh vực nghiên cứu KH-CN :

Cân chú ý xã hội hóa KH-CN không có nghĩa là giảm nhẹ phân ngân sách của nhà

'nước, trái lại nhà nước cần thường xuyên tìm thêm các nguồn thu để tăng tỷ lệ ngân sách chí cho KH-CN, đồng thời nhà nước phải có biện pháp quản lý, sử đụng hiệu quả các nguồn kinh phí đó Các hoạt động nghiên cứu về khoa học cơ bản, khoa học xã hội thường gặp trở

ngại trong việc xã hội hóa nghiên cứu, nhưng không thể thiếu trong hoạt động nghiên cứu

khoa học vì đó là tiền để cho các nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu công nghé

Trang 20

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VUC BBSCL LAN THU 18 TALKIEN GIANG

/ Trước hết cần phải tạo động lực cho KH-CN từ hai phía: nhà khoa hoc va nhà

doanh nghiệp, nhà nông; đồng thời có sự tác động thúc đẩy hỗ trợ của nhà nước Nhà khoa học phải giải quyết những yêu câu của thực tiễn sản xuất đặt ra, gắn nghiên cứu khoa học

(NCKH) với sẵn xuất ứng dụng Nhà doanh nghiệp, nhà sản xuất cần đặt hàng cho nhà khoa học và sử dụng các kết quả NCKH trong sản xuất, kinh doanh Song bản thân nhà doanh nghiệp cũng cân đâu tư tổ chức hoạt động NCKH phục vụ cho chính mục đích sản xuất, kinh doanh của mình thông qua việc trích một tỷ lệ nhất định trong lợi nhuận đành

cho chi phí NCKH, cải tiến công nghệ

- Khuyến khích các hình thức hoạt động địch vụ tư vấn KH-CN, mua bán, trao đổi

thành quả NCKH, chuyển giao công nghệ Để làm tốt điểu này nhà nước cẩn thực hiện

quyển bảo hộ tác giả đối với công trình NCKH và tạo lập hành lang pháp lý cho thị trường

KH-CN hoạt động được tốt

2 Hình thành khung thể chế tạo hành lang pháp lý thông thoáng

Tạo điều kiện tổ chức, cơ chế, hình thành hành lang pháp luật để mọi thành phân kinh tế đều tham gia Cụ thể là:

-Chính sách hỗ trợ phát triển KH-CN cho nông dân, doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế tín dụng ngân hàng để mở rộng nguồn vốn hoạt động KH-CN Từng bước thành lập

quỹ đầu tư phát triển KH-CN

-Quy chế về hoạt động mua bán, trao đổi, chuyển giao thành tựu KH-CN giữa các: đoanh nghiệp với nhau hoặc giữa các nhà khoa học với nhà doanh nghiệp Đồng thời cần có quy định xử phạt hành vi vi phạm hành chánh về KH-CN

- Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh được đăng ký thành lập đơn vị

NCKH và được quyền tự tổ chức quản lý hoạt động NCKH

3.Tăng cường nguồn lực cho KH-CN

- Thanh lập các trung tâm, phòng thí nghiệm đủ tầm cỡ giải quyết các vấn để

cơ bản trong quá trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ đặt ra, đồng thời hàng

năm tổ chức cho các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứuKH-CN tiếp xúc với nhà nông, nhà doanh nghiệp thông qua đó tạo mối liên kết với nhau hình thành thị trường KH-CN

-Tăng cường chuyên mục KH-CN trên các phương tiện tuyển thông đại chúng Bên

cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh các dự án thông tin trên mạng phục vụ cho yêu câu phát

triển kinh tế xã hội nói chung và KH-CN nói riêng Cụ thể, nhang chóng hoàn thiện hệ

thống thông tin Intenet nông thôn, trang Web An Giang, thông tin KH-CN và các hệ thống

thông tin trên mạng

-Đào tạo, béi đưỡng nguồn nhân lực KH-CN đồng thời có chính sách thu hút cán bộ nghiên cứu khoa học để tiến tới có đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn cùng với đội ngũ các

bộ KH-CN trong các doanh nghiệp, các nông dân trẻ đủ năng lực tham gia hoạt động KH-

CN

Trang 21

KỸ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANG

BÁO CÁO TÓM TẤT KẾT QUÁ NGHIÊN GỨU ỨNG DỤNG

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG NITRAT AM0NIUM KÍCH THÍCH HẠT LÚA

BIỐNG NẤY MẦM THAY CH0 ñXIT NITRIC ĐẬM ĐẶC ` i

ThS LÊ HỮU HẢI

SỞ KHCN-MT TIỀN GIANG

Ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nơi bà con nông dân thường gieo sa ngay vụ tiếp theo bằng lúa giống mới vừa thu hoạch xong để tranh thủ cho kịp thời vụ - nhằm sản xuất 2-3

vụ/năm hoặc tránh bị thiệt hại do lũ, mặn Do đó, việc kích thích cho hạt lúa giống nẩy mầm

tốt (phá miên trạng của lúa giống) - ngay sau khi thu hoạch là điều cần thiết đối với bà con

nông dân ở vủng này

Hiện nay, axit Nitric dim đặc (chứa 60-62% HNO3) - là hóa chất đang được bà con

nông đân vùng đồng bằng sông Cửu Long sử dụng phổ biến để kích thích cho hạt lúa giống nẩy mắm Tuy nhiên, việc dùng axit Nitric đậm đặc để kích thích hạt lúa nẩy mắm có nhiễu điều bất tiện như: đễ gây phỏng, làm hư các vật dụng bằng kim loại, việc sẵn xuất, gia công và phân phối gặp nhiều khó khăn, tốn kém và không an toàn

1 Mục đích:

Mực đích của nghiên cứu này là tìm ra một phương pháp kích thích hạt lúa giống nẩy mắm tốt (phá miên trạng của hạt lúa giống) để thay thế cho việc dùng axit Nitric đậm đặc như hiện nay Đề tài nghiên cứu này được thực hiện từ tháng tháng 7 năm 1998 đến tháng 12 năm

2001

2 Kết quả nghiên cứu:

- Các thí nghiệm trong phòng: thử nghiệm với các hóa chất axit Formic, axit Acetic,

Nitrat kali, Nitrat natri, Clorur amonium, Nitrat amonium ở nhiều nồng độ khác nhau Kết quả

của đã cho thấy axit Formic, axit Acetic, Nitrat kali, Nitrat natri, Clorur amonium đều không

có khả năng kích thích hat hia giống nẩy mầm tốt bằng axit Nitric đậm đặc Chỉ có muối Nitrat amonium ở nỗng độ từ 0,1% đến 0,3% đều cho tỷ lệ nấy mâm bằng hoặc cao hơn axit Nitric cùng nỗng độ sử dụng

- Các thực nghiệm trong điều kiện thực tế sản xuất của nông dân ở nhiễu mùa vụ và trên nhiều giống lúa khác nhau cững đã ghi nhận được kết quả là: trong cùng điểu kiện ngâm, và nồng độ xử lý như nhau thì tỷ lệ hạt lúa giống nẩy mâm của nghiệm thức được xử lý bằng Nitrat amonium luôn luôn bằng hoặc cao hơn so với nghiệm thức xử lý bằng axit Nitric đậm

đặc

- Ở thời điểm 5 ngày sau khi gieo, cây mạ từ hạt lúa giống được xử lý bằng Nitrat

amonium sẽ mọc nhanh hơn so với xử lý bằng axit Nitric

3 Phân tích hiệu quả cửa việc sử dụng Nitrat amonium so với axit Nitric:

Trang 22

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIAN

Nitrat amonium là phân đạm vô cơ đã được sử dụng từ lâu, dựa vào tính chất hóa

của Nitrat amonium, khi hòa tan vào nước với nồng độ pha loãng từ 0,15 đến 0,3% dung di 'dùng để ngâm hạt lúa giống có pH từ 6,17- 6,36

Dùng muối Nitrat amonium để xử lý miên trạng hạt lúa giổng có nhiễu ưu điểm hơn

với dùng axit Nitric: với 100 g Nitrat amonium sẽ xử lý được 50-60 kg hạt lúa giống - tus

đương với việc dùng 100 ml axit Nitric;sử dụng Nitrat amonium để xử lý hạt giống sẽ an to? dễ sử dụng hơn.tỷ lệ nấy mầm cao dung dich mudi Nitrat amonium sau khi xử lý hạt giống l xong sẽ được dùng để tưới cho cây trồng - cung cấp chất đạm cho cây phát triển, vấn để n cũng góp phần bảo vệ môi trường;

phương pháp này có thể hướng dẫn sử dụng đơn giản, mang tính cộng đồng;

Nitrat amonium sau khi được gia công đóng gói, ở điều kiện khô ráo bình thường tỉ

gian tổn trữ 1 năm

Axit Nitric đậm đặc (chứa 60-62% HNO3) khi hòa tan vào nước với néng độ p

loãng từ 0,1% đến 0,3% thì dung dịch dùng để ngâm hạt lúa giống có pH rất thấp (pH=1,9 nồng độ pha loãng là 0,1%; pH=1,66 và pH=1,47 ở nồng độ pha loãng là 0,2% và 0,3%)

Nếu dùng axit Nitric đậm đặc để kích hạt lúa giống nấy mẫm thì sẽ gặp một số bất |

như sau:

Axit Nitric là một axit mạnh, phân ly hoàn toàn trong dung dịch nước, bốc khói tro

không khí- Ẩm độ không khí càng cao thì càng bốc khói mạnh và là chất oxy hóa mạnh, do

rất khó khi gia công thành chai nhỏ chứa 100-200ml, dễ gây ra phỏng; do những đặc điểm n

trên, khi sử dụng axit Nitric ngâm lúa giống sẽ gặp khó khăn trong việc ngâm, vớt giống, là

hư các dụng cụ ngâm giống bằng kim loại, dung dịch ngâm lúa giống xong phải đổ bỏ - gây

nhiễm môi trường

4 Nhận xét:

Từ kết quả đạt được ở các thí nghiệm và thử nghiệm chúng tôi rút ra nhận xét: dùng Nitrat amonium để xử lý hạt lúa giống sẽ cho tỷ lệ nẩy mâm bằng hoặc cao h

so với dùng axit Nitric đậm đặc;

Cây lúa sẽ phát triển chiều cao trong giai đoạn mạ nhanh hơn so với xử lý bằng a: Nitric đậm đặc;

pH của dung dịch trung hòa nên sẽ không gây phỏng và không làm hư vật dụng k dùng để ngâm lúa giống - tiện đụng và an toàn;

Dung dịch sau khi ngâm lúa giống xong được dùng để tưới cho cây trồng - để cung c

chất đạm cho cây, góp phần bảo vệ môi trường

5 Ứng dụng kết quả nghiên cửu vào phục vụ sản xuẤt: _

Đầu năm 2002, kết quả nghiên cứu này đã được chuyển giao cho Cơ sở DVKT Nô

nghiệp Cai Lay (Co sé 14 don vị sự nghiệp có thu của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện C

Lay) san xuất đưa ra phục vụ rộng rãi cho bà con nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long

Kết quả nghiên cứu sử dụng Nitrat amonium để kích thích hạt lúa giống nẩy mắm (p miên trạng) thay axit Nitric đậm đặc đã được Cục Sở hữu Công nghiệp -Bộ Khoa học, Cô

nghệ và Môi trường cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích theo Quyết định số 668/QÐ-E

ngày 09 tháng 10 năm 2001 ,

Trang 23

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANG

PHAT TRIEN NUGI TRONG THUY SAN TREN CAC VUNG SINH THAI PHUC VU CHUYEN DICH CO CAU KINH TE NONG NGHIEP — NONG THON

Trung Tâm Khuyến Ngư Kiên Giang

Trong những năm qua, nghề cá Kiên Giang phát triển khá toàn diện bao gồm các lĩnh vực khai thác hải sản, nuôi trồng thuỷ sẵn, chế biến và dịch vụ hậu cân Riêng trong

lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản có nhiều tiến bộ, điện tích nuôi tăng nhanh, sản lượng năm sau

cao hơn năm trước ; phương pháp nuôi được nâng lên, đối tượng nuôi phong phú, sản phẩm

đa dạng đáp ứng được yêu câu của người tiêu dùng Đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành

Nghị quyết số : 09/1999/NQ.CP, ngày 15 tháng 06 năm 1999, về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và Quyết định

số : 224/1999/QĐ.TTEg, ngày 8 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt

chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999 - 2010 đã giúp cho nghề nuôi trồng thủy sản tỉnh có bước phát triển mới Đó là đẩy mạnh việc mở rộng diện tích nuôi thuỷ sản, huy động các nguồn vốn tăng hiệu quả đâu tư, gắn phát triển sản xuất với đảm

bảo giữ ổn định môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên

L TIỂM NĂNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

Kiên Giang có tiêm năng đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sẵn khá lớn, bao gồm các

thuỷ vực mặn, lợ và ngọt ,

- Nuôi thuỷ sẵn mặn, lợ có 80.500 ha đất, mặt nước vùng triểu, các eo vịnh có thể tổ chức nuôi tôm sú chuyên canh, nuôi tôm luân canh với trồng lúa, nuôi tôm xen canh trong

vùng phòng hộ ven biển; nuôi các loài nhuyễn thể (sò huyết, nghêu, ốc hương, hến) ; trông rong sụn; nuôi trai cấy ngọc và nuôi cá lỗổng bè trên biển

- Nuôi thuỷ sản nước ngọt có 48.000 ha ruộng trủng, rừng tràm, ao hổ, mương vườn

và hệ thống sông ngồi ching chịt thích hợp với các loại hình nuôi cá, tôm (càng xanh) trong

ao, nuôi cá ruộng lúa, rừng tràm, nuôi cá nước chảy trong các lồng bè trên sơng rạch

IL KẾT QUẢ NI TRỒNG THUỶ SẲN TRONG CÁC NĂM QUA

1 Nuôi thuỷ sản mặn lự

1.1 Nuôi tôm sú:

Nếu như năm 2000, diện tích nuôi tôm đạt 12.498ha, sản lượng 1.764 tấn thì đến

năm 2002 điện tích nuôi đã lên đến 35.833ha, sản lượng 6.000 tấn Trong 2 năm đã chuyển

đổi tăng thêm 23.335 ha, sản lượng tăng 4.236 tấn Diện tích tăng thêm chủ yếu là đất

hoang hoá nhiễm phèn mặn 12.898 ha, đất trồng lúa hiệu quả thấp 9.611 ha và đất vườn tạp -826 ha Từ chỗ nuôi theo lối quãng canh thô sơ, năng suất thấp, đo chưa biết áp dụng các

tiến bộ khoa học kỹ thuật thì nay nhiều hộ dân đã mạnh đạn đâu tư vốn nâng cấp công trình

nuôi bán thâm canh và thâm canh năng suất cao Một số nơi nuôi bán thâm canh đạt năng - suất bình quân 2,2 - 2,8 tấn/ha, nuôi thâm canh năng suất bình quân 4 - 5 tấn/ha Tại

phường Tô Châu (Hà Tiên) hộ Lâm Lưu Nghỉ nuôi 3 ha thâm canh, sản lượng 12 tấn, năng

Trang 24

- KÝ YẾU HỘI NGHỊ KHCNäMT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANG

hàng trăm triệu đồng từ nuôi sò Một lượng lớn giống đã được các tỉnh Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh mua về làm giống và sò thịt được thương lái đưa sang tiêu thụ tại Trung Quốc Sau năm 1998 đến nay diện tích bãi sò thu hẹp do thiếu giống và

sò giống trong bầu nuôi bị sâu lông ăn hại, , ?

Ngoài loại hình ni sị ngồi bãi triểu, người đân xã Thuận Hoà, huyện An Minh đã thành công khi đưa sò huyết vào nuôi trong các đầm tôm theo mô hình rừng-tôm-sò Cách

nuôi này khai thác có hiệu quả mặt nước các kênh mương trong rừng phòng hộ ven biển và

tận đụng các chất hữu cơ, phiêu sinh vật làm nguồn thức ăn rất tốt cho sd Sd huyết nuôi trong vùng tôm mau lớn, chất lượng đinh đưỡng cao, đồng thời giảm chỉ phí công chăm sóc,

rào lưới và giảm được thiệt hại do địch sâu lông ăn sò Năm 2001 diện tích nuôi sò 771 ha,

sản lượng 2.805 tấn Nếu có đủ sò giống và biện pháp ngăn chặn sâu lông ăn hại sò thì điện

tích nuôi sò huyết sẽ nhanh chóng khôi phục - Nghêu :

Nghề nuôi nghêu tại Kiên Giang được phát triển mạnh từ mô hình di nhập giống ở Sóc Trăng về nuôi thử nghiệm tại xã Thuận Yên (Hà Tiên) Đến nay diện tích nuôi nghêu

phát triển rộng sang các xã Bình An, Dương Hoà (Kiên Lương), Thuận Yên, Mỹ Đức (Hà

Tiên) Năm 2001 toàn tỉnh có 206 ha, sản lượng 3.899 tấn, năng suất bình quân 18,9 tấn/ha

Nguồn nghêu giống thả nuôi được chuyển từ các xã ven biển huyện Cân Giờ và một số nơi thuộc 02 tinh Tién Giang, Bến Tre Cũng giống như sò huyết nuôi nghêu chỉ tốn giống ban

đấu và công chăm sóc nhưng cho thu nhập khá cao Tại xã Bình an (Kiên Lương) hộ Quách Minh Sanh đầu tư vốn nuôi 26 ha, thu 500 tấn nghêu thương phẩm, sau khi trừ chỉ phí hộ

nuôi còn lãi 286 triệu đồng

- Nuôi trai cấy ngọc -

Môi trường nước xung quanh huyện đảo Phú Quốc được xem là nơi khá lý tưởng để

phát triển nghề nuôi trai cấy ngọc Vào những năm 1993-1994 đã có lúc 03 công ty nuôi

cấy ngọc trai được thành lập và chọn lồi trai ngọc mơi vàng (Pteria maxima) làm đối tượng

chính để cấy ngọc Các kết quả nuôi thử nghiệm cho thấy ngọc thành phẩm có chất lượng cao, bán được giá trên các thị trường quốc tế, Tuy nhiên, do có những khó khăn về tài chính

nên 02 đơn vị đã ngưng hoạt động trước thời hạn Riêng Công ty ngọc trai Phú Quốc (100%

vốn nước ngoài) vẫn hoạt động ổn định, thường xuyên có sẵn phẩm mẫu mã đa dạng được khách hàng trong nước và quốc tế đến tham quan và mua hàng

- Hến biển :

Khởi đầu chỉ là các hoạt động khai thác hến trong tự nhiên để bán cho cơ sở nuôi vịt trong tỉnh Dẫn dân nhu cầu nuôi hến tăng lên khi nghề nuôi tôm sú phát triển mạnh tại các

tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, vì hến là thức ăn rất tốt cho tôm sú do chứa nhiều chất dinh dưỡng,

chất khống giúp tơm lớn nhanh, cứng vỏ, chắc thịt Năm 2001 toàn tỉnh có 1.680 ha nuôi hến, sản lượng 6.672 tấn Các bãi nuôi hến tập trung ven biển An Biên, An Minh, Hòn Đất và Kiên Lương Phát triển nghễ nuôi hến đã giải quyết việc làm cho nhiêu lao động làm

thuê trong mùa thu hoạch Nhiêu hộ khá lên nhờ nuôi hến trúng mùa, trúng giá như hộ

Trang 25

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC BBSCL LAN THUS 18 TAI KIEN GIA

Huynh Thanh Còi, Nam Yên (Án Biên), nuôi 84 ha, lãi 500 triệu đồng: hộ Dương Văn E

Sơn Kiên (Hòn Đất), nuôi 225 ha, lãi 630 triệu đồng

- Nuôi ốc hương biển :

Ốc hương là loài nhuyễn thể có vỏ, giá trị kinh tế cao do thịt thơm ngon và nh đình dưỡng Vùng biển xung quanh đảo Phú Quốc và các hòn thuộc quần đảo Nam Du nhiều ốc hương tự nhiên, nhưng hiện nay sản lượng giảm thấp do khai thác quá mức ‹

người dân :

Năm 2001, được sự giúp đỡ của Trung Tâm Khuyến Ngư Trung ương và Trung 'T

NCNT Thuy san III giúp chuyển giao qui trình sản xuất giống ốc hương biển, đến :

Trung Tâm Khuyến Ngư Kiên Giang đã áp dụng qui trình này thành công, mẻ ốc giống ¢ tiên phát triển tốt được đưa ra nuôi thịt tại xã Hàm Ninh (Phú Quốc) Kết quả bước đầu ‹ ' _ thấy ốc sinh sẵn nhân tạo nuôi tại Phú Quốc phát triển bình thường, sức tăng trọng khá, thể phổ biến nhân rộng mô hình nuôi ốc hương cho các hộ đân khu vực ven biển thuộc ‹

huyện Phú Quốc, Kiên Hải và các xã đảo thuộc Kiên Lương, Hà Tiên,

1.4 Tréng rong sun:

Rong sụn có nguồn gốc từ Philippines được Phân viện vật liệu biển Nha Trang ¿ về trồng thử nghiệm tại Ninh Thuận, Bình Thuận cho kết quả tốt Đây là loài Tong biển sức tăng trưởng nhanh cho sản lượng gấp 10 lần sau 2-2,5 tháng nuôi nhưng vốn đâu

không nhiều Rong sụn được coi là cây xoá đói giảm nghèo cho những hộ ít vốn, không đất sản xuất trên bờ Năm 2001 có một số hộ trồng thử nghiệm tại Hàm Ninh (Phú Qui trên điện tích 10ha, đạt sản lượng 100 tấn Mặt hạn chế trong việc mở rộng điện tích ‹

xuất là do giá đầu ra còn thấp, mức tiêu thụ nhỏ lẻ, chưa có nguồn bao tiêu sản phẩm người dân yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất ;

1.5 Nuôi cua biển :

Cua biển được nuôi chuyên trong ao và nuôi kết hợp trong rừng phòng hộ ven bi cho hiệu quả cao Các xã Thổ Sơn (Hòn Đất), Dương Hoà; Bình An (Kiên Lương) có pho

trào nuôi cua biển xuất khẩu khá tốt Bằng các nguồn giống khai thác trong tự nhiên, nì

2001 toàn tỉnh có diện tích 25 ha, sản lượng 15,5 tấn Trở ngại lớn của nghề nuôi cua

thiếu con giống đều cd, vì cua khai thác tự nhiên kích cổ không đều sẽ ăn hại nhau, tỷ sống sẽ thấp Một số nơi nuôi cua bị nhiễm bệnh nhưng chưa có biện pháp phòng trị h

hiệu

2 Nuôi thuỷ sẵn nước ngọt :

2.1 Nuôi cá ao hẳm, mufơng, vườn :

Trong hai năm qua phong trào nuôi cá ao, hầm, mương vườn có nhiễu tiến bộ nhỉ

hộ nuôi cá lóc lai, cá rô đồng cho năng suất khá cao thu lãi hàng chục triệu đồng trên di

tích từ 500 ~ 1.500 mẺ, Hộ Đoàn Văn Bé ở ấp Đá Nổi A, Thạnh Đông (Tân Hiệp) nuôi

Trang 26

KỸ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANG

lượng 2,5 tấn, lãi ròng 10,8 triệu đồng Tại xã Giục Tượng (Châu Thành) có hơn 200 hộ tận

dụng các ao hầm, mương vườn nuôi cá lóc, rô đồng đạt hiệu quả khá cao

_2.2 Nuôi cá, tôm càng xaith trên ruộng lúa :

Nuôi cá trong ruộng lứa là nghề truyễn thống của nông dân vùng Bán Đảo Cà Mau

(An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận), dẫn dân nghể nuôi được phát triển sang nhiều địa

phương khác giúp cho nông dân sử dụng đất, mặt nước đạt hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích Hộ Huỳnh Minh Nhị ngụ ấp Thạnh Đông, Đông Thạnh (An Minh) nuôi tôm càng xanh trên diện tích 1 ha ruộng lúa, thu được 318 kg tôm càng xanh và 3,6 tấn lúa, lãi ròng

11 triệu đồng ; hộ Trân Việt Thắng ngụ ấp Công Sự, An Minh Bắc (An Minh) nuôi cá sặc

rần trên điện tích 3,3 ha đất lúa, sản lượng cá 6 tấn, doanh thu 270 triệu đồng, lãi 8O triệu đồng Các mô hình nuôi tôm cá kết hợp trồng lúa đã tăng thu nhập cho kinh tế hộ, đa dạng

hoá cây trồng, vật nuôi phá thế độc canh cây lúa,

IIU- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRÔNG THUỶ SẢN TỪ NAY ĐẾN NĂM

2010:

1- Định hướng :

Tập trung các nguồn lực để khai thác tối đa tiểm năng mặt nước, bãi triểu ven biển,

ven đảo vào ni trồng các lồi thuỷ sản có năng suất, có giá trị kinh tế cao, tạo ra bước

phát triển mạnh mẽ về mở rộng qui mô sản xuất, tăng nguồn vốn đầu tư cho các ngành nghề có ưu thế phát triển như nuôi cá lổng bè, ốc hương, sò huyết, nghêu, trai cấy ngọc,

rong sụn, nuôi cá ao hâm, mương vườn, ruộng lúa, lễng bè trên sông rạch để nhanh chóng

tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng cao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường các ˆ nước trong khu vực và thế giới

Nuôi thuỷ sản gắn với nhiệm vụ bảo vệ tốt nguồn lợi thuỷ sẵn, bảo vệ môi trường

sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, đồng thời làm tốt công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội và

an ninh quốc phòng vùng nông thôn, ven biển và hải đảo

Phát huy tối đa các nguồn lực, đổng thời khuyến khích và kêu gọi các thành phần

kinh tế đâu tư vốn, khoa học công nghệ vào sản xuất giống nuôi trồng thuỷ sản được hưởng chính sách ưu đãi về thuê đất, mặt nước; được cấp quyền sử dụng đất, mặt nước; vay vốn ngân hàng và dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp; được bao tiêu sẵn

phẩm thông qua các hợp đồng ký kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến

Đẩy mạnh việc ứng đụng công nghệ mới và các tiến bộ KHKT vào sẵn xuất giống, nuôi thương phẩm, xét nghiệm bệnh động vật thuỷ sản, quan trắc môi trường sớm đưa ngành NTTS phát triển theo hướng thâm canh, năng suất cao, tăng hiệu quả đâu tư và hạn

chế thấp nhất các tác động tiêu cực do thiên tai, địch bệnh gây ra

Phát triển nuôi thuỷ sẵn gắn với phân bố lại đân cư, giải quyết tốt các vấn để văn hoá — xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thân của người đân vùng nông thôn, ven biển,

hải đảo ngày càng tốt hơn

Trang 27

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIA

2- Các giải pháp khoa học công nghệ phục vụ NFTS :

; Để phát triển NTTS trong vùng đất chuyển đổi đạt hiệu qua, 6n dinh và bén vi cân thực hiện một số giải pháp về khoa học công nghệ như sau ;

2.1 Sdn xuất giống :

Tiến hành xây dựng vùng sắn xuất giống thuỷ sẵn tập trung tại huyện đảo Phú Q\

để giải quyết di giống nuôi cho người dan trong tỉnh Trong đó, giống tôm sú, cá mú,

hương, sò huyết, nghêu, cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh, cá sặc rần được ưu tiên đất

nhằm tăng nhanh sản lượng thoả mãn nhu cầu người nuôi,

Tiếp tục hợp tác với các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành để tiếp nhận các

trình sản xuất giống chất lượng cao như :

- Hợp tác với Viện nghiên cứu NTTS II - Thành phố Hồ Chí Minh nhận chu

giao qui trình sản xuất giống tôm sú chất lượng cao, sẵn xuất giống cá mú và giống nghêt

- Hợp tác với Trung Tâm nghiên cứu NTTS III ~ Nha Trang nhận chuyển giao |

trình sản xuất giống bào ngư, trai ngọc

- Hợp tác với Viện nghiên cứu NTTS ï-Bắc Ninh nhập giống rô phi dòng GIFT, phi đỏ và nhận chuyển giao qui trình sắn xuất giống rô phi đơn tính đực

- Nhập công nghệ sản xuất giống sò huyết do Viện nghiên cứu NTH§ tỉnh T¡

Giang — Trung Quốc chuyển giao - Tiếp nhận công nghệ sản xuất giống tôm thé chân trắng có nguồn gốc Nam Mỹ

Trung Tâm Khuyến Ngư TW thực hiện

- Cử cán bộ học tập qui trình sản xuất giống cá thát lát do Chi Cục BVPTNL tt

sản Cân Thơ hướng đẫn

2.2 Công nghệ nuôi :

- Bổ sung và hoàn chỉnh các qui trình nuôi tôm sứ BTC va TC, gui trình nuôi tôm '

trồng lúa ; qui trình nuôi cá mú lổng bè trên biển ; nuôi ốc hương, sò huyết, nghêu, rong s trên các bãi triều

- Phổ biến và nhân rộng mô hình nuôi cá nước ngọt, tôm càng xanh trong ao, mud vườn, nuôi cá rô phi đơn tính trong lễng bè trên các sông rạch ; nuôi cá ruộng lúa và nuôi trong rừng tràm

2.3 Sử dụng thức ăn, hoá chất và thuốc phòng trị bệnh ĐVTS :

-Nghiên cứu chế biến thức ăn công nghiệp có đủ thành phân dinh dưỡng, cc cl

khoáng, vitamine, nguyên tố vi lượng cho các đối tượng nuôi BTC và TC

-Khuyến cáo hạn chế tối đa sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh ĐVTS và tu)

Trang 28

KỸ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANG

Nâng cao chất lượng môi trường nước ao nuôi, tiêu điệt các mâm bệnh và các ký chủ

trung gian ; chọn giống sạch bệnh ; chăm sóc và cho vật nuôi ăn đây đủ chất dinh dưỡng để

nâng cao sức khoẻ chóng được bệnh tật, thực hiện phương châm “Phòng bệnh là chính, tr

bệnh phải tích cực”

2.5 Bảo quản sẵn phẩm sau thu hoạch :

Để giữ cho sắn phẩm tươi tốt đạt giá trị cao từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cần thực

hiện qui trình bảo quản sản phẩm theo các bước : NHANH - SẠCH ~ LẠNH - KHÔNG

DẬP NÁT Không sử dụng các tạp chất đưa vào nguyên liệu, đảm bảo sản phẩm đủ tiêu chuẩn VSATTP

2.6 Hoàn chỉnh hệ thống các trạm quan trắc :

Tăng cường cán bộ và trang bị các thiết bị hiện đại để theo đõi điễn biến chất lượng

nước ở các vùng nuôi, các biến động về thời tiết và tình hình địch bệnh, kịp thời đưa ra các

dự báo, đánh giá chất lượng môi trường nước và hứơng dẫn biện pháp phòng trừ dịch bệnh

hữu hiệu

2.7 Đào tạo nguân nhân lực :

,

Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực theo các loại hình chính qui, tại chức

từng bước nâng cao trình độ chuyên môn KHKT cho cán bộ cơ sở và các hộ nuôi thuỷ sản

Ngành thuỷ sản kết hợp với trường Cao Đẳng Cộng Đồng, các trường chuyên ngành mở các

lớp có trình độ đại học, trung cấp NTTS để đến năm 2010 các xã trọng điểm có đủ lực

lượng cán bộ kỹ thuật NTTS phục vụ cho địa phương

Khai thác tiểm năng mặt đất, mặt nước để phát triển kinh tế — xã hội là nhiệm vụ

hết sức quan trọng đối với các địa phương có nguồn lợi thuỷ sản phong phú Trong đó nuôi

thuỷ sản trên các vùng sinh thái mặn, lợ và ngọt sẽ nhanh chóng tạo ra sản phẩm hàng hoá

chất lượng cao, có khả năng xuất khẩu ; nghề nuôi sẽ giải quyết việc làm cho nhiễu người

lao động, tích cực xoá hộ đói, giảm hộ nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần của

người dân vùng nông thôn, ven biển, ven đảo :

Để đạt được mục tiêu trên, ngoài sự nổ lực phấn đấu của địa phương từ tỉnh đến

huyện, xã và các ngành chức năng, Kiên Giang luôn mong được đón nhận sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Thuỷ sản, sự hỗ trợ hợp tác của các ngàng chức năng ở Trung Ương và địa

phương tạo nhiễu điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi thuỷ sản Kiên Giang phát triển nhanh,

hiệu quả cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ đã dé ra

Trang 29

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VUC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIA

HIỆU Quả Của CÔNG Tác CHUYỂN Gi80 TIẾN BỘ

KHOA HOC KY THUAT TRONG SAN XUAT NONG NGHIEP

TINH KIEN GIANG (1992-2001)

I- Đặt vấn đề:

Trong sản xuất nông nghiệp khoa học kỹ thuật luôn luôn được chú trẹ và quan tâm Muốn sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, có chất lượng theo y cầu của xã hội thì đòi hỏi con người phải đưa các biện pháp kỹ thuật vào ca tác và cũng như các vấn để nghiên cứu liên quan là hết sức cần thiết,

Chính vì vậy mà nông nghiệp phải biết làm vào vận dụng những tiến khoa học kỹ thuật một cách sát thực và đúng đắn Nếu nông nghiệp không g

với khoa học kỹ thuật mà chỉ sản xuất theo tập quán của người dân thì nơi

không thể nào phát triển được mà có thể dẫn đến đói nghèo và thiếu lươ

thực

II- Đặc điểm chung của tỉnh Kiên Giang:

Kiên Giang là tỉnh có diện tích lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Loi diện tích đất tự nhiên 6.269 km” Là một tỉnh sản xuất nông nghiệp thuẫn tr 80% dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp Đời sống đa số người dân c nghèo, kỹ thuật canh tác tương đối còn lạc hậu, việc áp dụng tiến bộ khoa h kỹ thuật còn hạn chế, nên dẫn đến tình trạng đói nghèo còn xảy ra triển mi ở một số vùng trong tỉnh :

Hiện trạng đất đai trong tỉnh đều bị nhiễm phèn, chỉ có một số vùng n

có nhiễm phèn nhưng nhẹ hơn chút đỉnh Qua đó ngành sản xuất nông nghỉ

của tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn trong vấn để cải tao dat dai Nhung bi | về hệ sinh thái của tỉnh rất phong phú và đa dạng hơn các vùng khác như: i

sinh thái rừng ngập mặn U Minh Thượng, rừng cây nhiệt đới ở Phú Quốc -

một số vùng khác lẽ tẻ trên khắp địa bàn tỉnh,

Về vấn để giải quyết nước cho nông nghiệp, cũng như đời sống sỉ hoạt của người dân tương đối đầy đủ Da số các tiểu vùng đều có nước ng quanh năm (chỉ trừ tiểu vùng bán đảo cà Mau) Nhưng mặt lợi về nguồn nư:

ngọt thì ngược lại chịu sự ảnh hưởng của lũ tương đối nghiêm trọng Đây

điều cần quan tâm trong các hoạt động về nông nghiệp

l“ AY

Trang 30

KỸ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANG Về vị trí địa lý và giao thông trong địa bàn không được thuận lợi Địa bàn tỉnh trải đài đọc theo bờ biển, có rất nhiều sông ngòi, kênh rạch nên ảnh hưởng một phần lớn trong giao thông đường bộ Hệ thống mạng lưới giao thông còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đi lại của người dân

Từ đặc điểm chung tình hình của tỉnh như trên đã ảnh hưởng không nhỏ trong sản xuất cũng như sinh hoạt và đời sống của người dân còn trở ngại

III- Kết quả công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong thời gian qua: 1- Công tác tập huấn kỹ thuật-thông tin quảng bá:

Trong sắn xuất nông nghiệp công tác tuyên truyền, quảng bá đến người dân là rất quan trọng Sự thành công hay thất bại trong sẵn xuất nông nghiệp

đều liên quan đến vấn để tuyên truyền, tập huấn kiến thức khoa học tiến bộ

Trang 32

KỸ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANG

Qua bảng số liệu trên cho thấy:

- Tập huấn phổ cập qua các năm từ 1992-2001 hàng năm tăng tương đối lớn Qua đó chứng tỏ rằng người dân rất quan tâm đến vấn để khoa học kỹ

thuật để áp dụng vào sẵn xuất Họ đã hiểu tâm quan trọng khi áp dụng những

tiến bộ khoa học nên số lượng hàng năm tăng một cách đều đặn

- Tập huấn kỹ thuật viên: Đến năm 1993 thì bắt đầu có mở với số lượng tham gia 40 người, nhưng đến các năm sau thì số người tham gia tương đối

đông Đặc biệt năm 2001 số lượng kỹ thuật viên tăng tất lớn so với các năm trước (năm 2001 là 1.995)

- Vấn để thành lập Câu lạc bộ Khuyến nông trong các năm đâu thì tương đối ít Nhưng nhìn chung tương đối phù hợp với yêu câu số Câu lạc bộ ở mỗi huyện, mỗi xã

- Thông tin: Qua số liệu ở trên đã đánh giá được một điểu quan trọng là việc áp dụng thông tin (tờ bướm, sách kỹ thuật, áp phích, khuyến nông trên báo,

đài ) đã mang lại cho người dân những thông tin cần thiết và kịp thời Về mặt này được đánh giá bởi số lượng phát hành hàng năm để nông dân học hỏi rất

lớn, như năm 1992 phát hành 30.000 tờ bướm thì đến 2001 là 110.000 tờ :

Bên cạnh đó vấn đề hội thảo, tham quan ngày càng được chú trọng để

người dân giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau mà rút ra kinh nghiệm rất

cần thiết Qua số liệu bảng trên cho thấy hàng năm các cuộc hội thảo, tham quan và cũng như số lượt người tham gia đều tăng đáng kể Do hình thức tổ

chức, nội dung của các cuộc hội thảo, tham quan ngày một phong phú hơn nên

số lượng tham gia lớn

Tóm lại, về thông tin-quảng bá và tập huấn hàng năm rất hữu dụng với

người đân và hình thức tổ chức, nội dung cập nhật ngày một nhiều nên số

lượng tham gia ngày một đông Đây chứng tỏ được vấn để chuyển giao tiến bộ

khoa học rất quan trọng trong sẳn xuất nông nghiệp

2- Công tác xây dựng chương trình mô hình sản xuất nông nghiệp:

Để đưa được thông tin khoa học kỹ thuật vào phục vụ sẵn xuất một cách

có hiệu quả, thì ngồi cơng tác tập huấn, thông tin-quảng bá, vấn để xây dựng

mô hình làm thí điểm rất cần thiết để người dân thấy tận mắt, khi đó họ mới chịu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất -

Trang 33

KỶ: YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ †8 TẠI KIÊN GIAI

vào cuộc sống Để đánh giá được mặt này chúng ta đưa ra bang sd liéu td: _hợp các chương trình, mô hình trình diễn trong các năm ở bảng sau:

Bảng 2: Các chương trình mô hình khuyến nông từ năm 1992-2001 ` Đơn | Tổng cội Stt Tên chương trình vị (1992-201 1 | Nghiên cứu thử nghiệm - So sánh giống lúa Bộ 23

- Khu vực hóa giống lúa Điểm 136

- Phân bón cho lúa Điểm 19

- Nghiên cứu cây bắp lai Điểm §

- Cây điều Điểm 3

- Cây tiêu Điểm 6

- Đậu nành Điểm 2

- Rau màu Điểm 24

2 | Trình diễn kỹ thuật canh tác

- Lúa Điểm 1.886

- Mia Điểm 43

- Bap lai Điểm 63

J- Khóm Điểm 6

- Tiến bộ KT mới (sạ hàng, mạ ném, so màu lá ) | Điểm 661

3_ | Mô hình VAC Điểm 102

4 _ | Nạc hóa đàn heo Điểm 345

5_ | Chăn nuôi gia cẩm

- Vit Điểm 21

- Gà Điểm 31

6 | Rau mau (bông vải, bắp ) Điểm 304

7 _| Mô hình thủy sản kết hợp Điểm 96

8 | Sind héa bo Con 1.254 9 | Lâm nghiệp Ha 196 10 | Máy sấy Cái 5 1Í |Nhân giống - Lúa Tấn 616 - Mía Tấn 20

Nhìn chung, các chương trình mô hình khuyến nông từ năm 1992-20(

rất đa dạng, phong phú trong nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Đặc bi

Trang 34

. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANG

: trong: -đó có các chương trình trọng điểm thì số lượng rất lớn như: khu vực hóa giống lúa 136 điểm; trình diễn kỹ thuật canh tác lúa 1.886 điểm; tiến bộ kỹ thuật mới sa hàng, mạ ném, dùng bảng so màu lá lúa 661 điểm; mô hình chin nuôi 1.254 về Sind hóa đàn bò; và một số ố chương trình khác

Nói chung các mô hình đưa ra trình điễn đều mang lại hiệu quả cao và

được đánh giá rất hữu ít để người dân tìm hiểu và học hồi

3- Các chương trình mô hình đạt hiệu quả cao:

* Trồng trọt:

- Cơ cấu giống lúa: Giống lúa ngày được người dân càng chú trọng và

quan tâm hơn do họ hiểu được lợi ích của việc chọn cơ cấu giống cho phù hợp với điều kiện địa phương mình

Nhìn chung, cơ cấu giống lúa ngày càng phong phú và đa dạng, cũng

như giống có chất lượng cao ngày một tăng

Bảng 3: Cơ cấu giống lúa có triển vọng 2 vụ Đông Xuân 2002-2003, Hè Thu 2003 Vụ Đông Xuân Hè Thu Chỉ tiêu

Diện tích giống xuất khẩu _ 124.101,2 117.965,5

Năng suất giống xuất khẩu - 3,98

Tổng diện tích sắn xuất lúa 246.475,05 240.402,5

Năng suất trung bình toần bộ 53 4

Từ bảng trên cho thấy người dân ngày càng chú trọng về sản xuất theo

hướng hàng hóa, nó thể hiện ở diện tích lúa dùng giống đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tương đối lớn chiếm 1/2 tổng diện tích trồng lúa

Đây còn chứng tổ là ứng dụng những tiến bộ mới trong khoa học kỹ thuật tạo giống mang lại lợi ích nhiều mặt trong sản xuất

- So sánh hiệu quả mô hình trình điễn với phương thức sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang vụ Hè Thu 2001

Phát triển sản xuất nông nghiệp mang tính chất hàng hóa, thì đòi hỏi người dân phải biết vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác

_ Từ những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như một số mô hình

Trang 35

KÝ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIAN

trình diễn kỹ thuật canh tác lúa ở tỉnh đã thể hiện được lợi ích kinh tế cao

_ với một số mô hình thâm canh cũ

Về yếu tố so sánh chúng ta nhận thấy những điểu nổi bật ở bảng tổi hợp sau: Bảng 4: So sánh phương thức sản xuất mới và sản xuất cũ (Đông Xu: 2001-2002, Hè Thu 2002) Đối chứng (sản xuất Các khoản đầu tư Trình diễn | theo kinh Chénh Ghi chú nghiệm lệch nông dân) Giống 300,000 451.250 151.250 Làm đất 354.500 354.500 0 Phân bón 699.300 764.600 65.300 Thuốc BVTV 279.500 341.000 61.500 Bơm nước 125.000 125.000 0 Công chăm sóc 366.200 392.725 26.525 Thu hoạch (cắt, 850.000 850.000 0 suốt, )

Thuế + thủy lợi phí 165.000 165.000 0:

Lai Ngan hang 114.200 125.910 11.710 * Tổng chỉ phí đâu tư| 3.253700 | 3.569.985 | 316.285 Năng suất 4,72 4,47 0,25 (đ/v tha) * Tổng thu 6.716.560 6.360.810 355,75 | (giá 1 1.423 đ) Giá thành 1 kg lúa 689,34 798,65 109,31

Qua bảng 4 thì hiệu quả của phương thức sản xuất mới là áp dụng kh

học kỹ thuật như: sạ hàng, bón phân cần đối, phòng trừ sâu bệnh và một

yếu tố khác đưa đến chênh lệch trên đơn vị diện tích so với phương pháp l lúa của tập quán người dân tương đối lớn và có hiệu quả

Thứ nhất tiết kiệm được lượng giống tương đối lớn trên dưới 50% lượ

giống trên đơn vị diện tích Thứ 2 tiết kiệm được thuốc bảo vệ thực vật so

phương thức cũ và một số khâu khác cũng giảm được một phan Nhung ¢

Trang 36

„ KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LAN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANG _ biệt trong đó thể hiện rõ nhất ở giá thành của 1 kg lúa, cũng như chênh lệch

lợi ích của hai mô hình rất rõ rệt Về giá thành kg lúa ở mô hình thâm canh

giảm chỉ phí là 689,34 đ/kg, còn mô hình để so sánh là 798,65 đ/kg Qua đó

chứng tỏ rằng áp dụng phương pháp sạ hàng giảm được lượng giống, cũng như

giảm được thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, công chăm sóc so với tập quán

làm lúa của người dân và năng suất cũng cao hơn rất nhiều

Tóm lại, một điều là áp dụng kỹ thuật thâm canh lúa tổng hợp làm tăng

hiệu quả cho người dân trong sản xuất và cũng như yếu tố rũi ro thấp hơn so

với phương thức sản xuất cũ Chứng tỏ phương thức sản xuất của người dân áp

dụng hiện nay rất lạc hậu, nên việc áp dụng phương thức mới là rất cần thiết và cấp bách để người dân ngày một có cuộc sống có phần khởi sắc hơn

- Mô hình trồng rau màu: Cây rau màu là cây trồng có lợi nhuận thu được lớn, thời gian luân chuyển đồng vốn trong chu kỳ rất nhanh, nhưng đòi hỏi khi sản xuất thì phải nắm bắt khoa học kỹ thuật vững chắc mới ít bị rũi ro

Tính hiệu quả của mô hình thể hiện ở bảng sau:

Bảng 5: Hiệu quả kinh tế của cây đưa leo trái vụ trên điện tích 500 m2 Các khoản đầu tư Chỉ phí đâu tư (đông) Ghi chứ Làm đất 60.000 _| Màng phủ 50.000' | Giống 50.000 Phân bón + Thuốc BVTV 165.000 Chà cắm đàn 10.000 Nhân công 60.000 * Tổng chỉ 395.000 Năng suất (kg) 750 * Tổng thu (đồng) 1.050.000 * Lợi nhuận 655.000 đ 1.400 đíkg

Qua bảng số liệu trên cho thấy năng suất của dưa leo đạt hiệu quả cao,

chỉ phí sản xuất thấp 395.000 đ Nhưng tổng thu trên toàn bộ điện tích cao đạt

Trang 37

_KY YEU HOI NGH| KHCN&MT KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 18 TẠI KIÊN GIANG Mỹ Lâm - Hòn Đất Đông Thạnh - An Minh Diện tích: 1,3 ha Diện tích: 1,0 ha Tôm gi ống 50.000 con x 120 đ/con = | 50.000 con x 120 đ/con = 6.000.000 d 6.000.000 đ Thức ăn 1.522.000 đ 3.150.000 đ Kháng sinh + máy đo pH 3.000.000 đ 3.000.000 đ Cải tạo ao 2.466.000 đ 6.850.000 đ - Lên bờ bao - 2.850.000 đ

- Cải tạo ao, ruộng 1.622.000 d -

- Thuốc, phân, xử lý nước 424.000 đ - - Xăng, dầu 400.000 đ - Nhân công 3.600.000 đ 1.400.000 đ * Tổng chỉ 12.968.000 đ 17.250.000 đ * Tổng thu 28.000.000 đ 25.950.000 đ - Lượng thu hoạch 490 kg 392 kg - 80.000 - 95.000 d/kg - 19.280.000 đ - 60.000 - 70.000 d/kg 18.300.000 đ - - 40.000 - 50.000 đ/kg 9.700.000 đ 4.080.000 đ ~ 20.000 - 35.000 đ/kg - 2.590.000 đ * Lãi 15.032.000 đ 8.700.000 d * Nhận xét:

Qua bảng kết quả cho thấy hiệu quả hai mô hình rất lớn Mà đặc biệt trong đó tổng đầu tư của 2 mô hình có sự khác biệt tương đối rõ, mà cùng nuôi 50.000 con Lợi nhuận của 2 hộ cũng chênh lệch nhau lên đến 6 „332 triệu đồng

Từ đó cho thấy cả 2 mô hình đều đạt nhưng chỉ phí đầu tư của hộ ở

_ An Minh chưa phù hợp nên mức thu lợi từ đó thấp hơn hộ ở Hòn Đất

Trang 40

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHCN&MT KHU VUC BBSCL'LAN THỨ 18 TẠI KIÊN GIAN IV- Kết luận và kiến nghị:

1- Kết luận:

- Công tác chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật là yếu tố c¡ thiết để cuộc sống con người ngày một hoàn thiện hơn

- Từ các công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sắn xuất nôi

nghiệp ở tỉnh đã giúp cho bà con nông dân ứng dụng vào sản xuất đạt hiệu q cao, kinh tế của người nông dân tăng lên rõ rệt,

- Ấp dụng kỹ thuật tiến bộ mới đã tạo điều kiện làm giàu từ sản xu

nông nghiệp không thua kém với các ngành nghề khác Bà con nông dân ngợi càng chú trọng vào sản phẩm của mình có đạt theo yêu câu thị trường, chính lẽ đó trong những năm gần đây sự quan tâm học hỏi của họ đạt hơn trựi

nhiều

- Về công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng như xây dựng các m

hình để bà con nghe và thấy học hỏi đã đạt kết quả rất tốt Việc áp dụng kho học kỹ thuật trong sẵn xuất nông nghiệp của người đân gần như phổ biến trêt

toàn địa bàn của tỉnh

- Chính vì vậy, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn luôn phải được

chú trọng hàng đầu 2- Kiến nghị:

- Cần quan tâm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về vùng đồng bào nghèo, vùng sâu, vùng xa

- Tiến hành xây dựng các mô hình thí điểm trên diện rộng để cho ngườ

nông dân thấy rõ những lợi ích từ những tiến bộ mới trong khoa học vào cuộc

sống hàng ngày của họ

- Những cần bộ khoa học luôn luôn nắm bắt những thông tin mới, kịp

thời để chuyển giao cho người đân về tiến bộ mới đó là một cách nhanh nhất

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG

Ngày đăng: 24/03/2018, 03:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN