MO BAU Tên đề tài Lý do chọn đề tài và lịch sử nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kinh phí thực hiện đề tài Thời gian thực hiện
Trang 1BAO CAO TONG KET DE TAI NGHIEN CUU KHCN CAP BO
CÁC GIẢI PHAP TRIEN KHAI
CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIAO KHOA MOI
Mã số: B2003 - 49 - 40
Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Anh Đũng
Thư ký: TS Mông Ký Slay
Thành viên: CN Nguyễn Quý Vinh Thành viên: ThS Nguễn Thanh Thủy
6530
ta Ain
Trang 2DANH MUC CAC TU VIET TAT
Tên đơn vị Nội dung phố hợp Ho va fen
người đại diện
Vu Giáo dục trung học Căn cứ về hướng dẫn dạy học Nguyễn Sĩ Đức
Vụ Giáo dục tiểu học theo vùng miền Lê Tiến Thành
Trang 3MO BAU Tên đề tài
Lý do chọn đề tài và lịch sử nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
Kinh phí thực hiện đề tài Thời gian thực hiện đề tài Sản phẩm của đề tài KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN
Một số khái niệm Chương trình giáo dục
Sách giáo khoa
Dân tộc thiểu số và miền núi
Định hướng đỗi mới CT giáo dục TH và THCS
Thời lượng học tập Nội dung và tổ chức nội dung Đổi mới phương pháp
Đỗi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS Một số chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục DT
Kinh nghiệm một số nước về xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình
Chương trình giáo dục phố thông Dạy tiếng Nga trong các trường dân tộc Thực trạng giáo dục - những thuận lợi và khó khăn khi triển khai CT, SGK vào vùng DTTS và miễn núi
Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
Thực trạng giáo dục CAC GIAI PHAP TRIEN KHAI CT VA SGK MOI VAO VUNG DT Những căn cứ để xây dựng các giải pháp
Các giải pháp
KET LUẬN VÀ KHUYÉN NGHỊ Kết luận
Khuyến nghị Tài liệu tham khảo
Trang 4TOM TAT KET QUA NGHIEN CUU
Tên đề tài: Các giải pháp triển khai chương trình và sách giáo khoa mới vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Mãsế : B2003 - 49 - 40
Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Anh Dũng
Tel: 04-8571916
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khoa học giáo dục
Nay là Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục
Thời gian thực hiện : Từ tháng 5 - 2003 đến tháng 5 - 2005
1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi, dé
xuất một số giải pháp cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi
2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề về tâm lý học sinh dân tộc thiêu số về chương trình
giáo dục phô thông
- Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai chương trình và sách giáo khoa mới vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi
- Đề xuất một số giải pháp triển khai CT, SGK mới vào vùng DTTS và miền núi
3 Kết quả đạt được
e© Về lý luận:
Hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề về tâm lý học sinh dân tộc thiểu số,
về chương trình, sách giáo khoa và việc triển khai chúng trong thực tế
Trang 53.2.1 Nhóm giải pháp về chương trình và sách giáo khoa
a) Áp dụng linh hoạt kế hoạch giáo dục
b) Điều chỉnh, bổ sung chương trình và sách giáo khoa tiểu học
c) Biên soạn tài liệu hỗ trợ cho việc dạy học theo chương trình, sách giáo khoa trung học cơ sở mới
3.2.2 Nhóm giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên
a) Tăng cường bồi dưỡng giáo viên
b) Đào tạo giáo viên theo hướng tiếp cận chương trình mới
c) Từng bước chuẩn hóa giáo viên
3.2.3 Nhóm giải pháp tăng cường công tác quan li
a) Nâng cao năng lực bộ máy quản lí trường học
b) Lập kế hoạch phát triển hệ thống trường học hợp lí
3.2.4 Nhóm giải pháp về chính sách đỗi với giáo dục
3.2.5,
3.3
3.4
a) Tăng nguồn lực về tài chính
b) Có các chính sách phù hơp với giáo viên và học sinh
Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đẳng
Nêu lên năm kiến nghị đối với các cơ quan quản lí giáo dục các cấp
Những nội dung chính của đề tài có thể được các cơ quan quản lý, chỉ đạo, các cơ quan nghiên cứu và các trường sư phạm sử dụng theo chức năng của
mình Nội dung đề tài cũng có thể làm tài liệu tập huấn nghiệp vụ cho giáo
viên tiểu học và trung học cơ sở đang công tác tại vùng dân tộc thiểu số và miên núi
Trang 6BRIEF ON THE RESEARCH RESULTS
Research topic: Solutions on the Introduction of the New Programme and Text
Book in the Ethnic and Mountainous Areas Topic code : B2003-49-40
Research Manager: Dr Nguyen Anh Dung
Tel: 04-8571916 Managing Agency: Education Science Institute
Current name: Institute for General Education Strategy
and Curriculum Development Conducting period: From May 2003 to May 2005
1 Research Objectives:
On the basis of the reasoning and practice of the educational situation in the ethnic and mountainous areas to propose some solutions for the introduction of the educational program and new text book in these areas
Trang 73.2.1 Solution on curricula and textbook
a) Flexible application of the educational plan
b) Adjustment, supplement of the primary education programme and
textbooks
c) Develop materials supporting the teaching and learning in new
programme and textbook of the lower secondary level
3.2.2 Solution on the teachers development
a) Intensive teacher training programme
b) Teacher training programme on approach-basis of the new programme c) Gradually standadize teachers’ qualifications
3.2.3 Solution on the management
a) Enhance the capacity of the school management mechanism
b) Appropriate plan on the development of school system
3.2.4 Solution on the education policy
a) Enhancement of financial capacity
b) Development of suitable policy towards teachers and students
3.2.5 Solution on community participation
3.1 Submit the five above solutions to the education management levels 3.2 Educational management bodies can use the main contents of the research project to instruct other research institutes and pedagogical colleges to apply in their functions The research subject can be used as the training materials for primary and lower secondary teachers who are currently working in the ethnic and mountainous areas
Trang 8PHÀN MỘT
MỞ ĐẦU
1 Tên đề tài: “Các giải pháp triển khai chương trình và sách giáo khoa mới vào vùng dân tộc thiêu sô và miên núi”
2 Lý do chọn đề tài và lịch sử nghiên cứu
Ngày 9-12-2000, Quốc hội Khóa 10 đã ra Nghị quyết số 40/2000/QH10 về
đổi mới chương trình giáo dục phố thông Nghị quyết khẳng định: “Mực tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phô thông lần này là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo đục, sách giáo khoa phô thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu câu phát triển nguôn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn
và truyền thông Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới ”
Đồng thời đã yêu cầu: “Việc đối mới chương trình giáo dục phổ thông phải
quán triệt mục tiếu, yếu cầu về nội dụng, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học trong Luật giáo dục; khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành; tăng cường tính thực tiên, kỹ năng thực hành, năng lực
tu hoc; coi trong kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiến thu của học sinh
Đảm bảo sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục, tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghệ nghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luỗng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo
sự cân đối về cơ cấu nguôn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức
và kỹ năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với
hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau
Đổi mới nội dụng chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đối mới trang thiết bị dạy học,
tô chức đánh giá, thì cử, chuẩn bóa trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và
công tác quan ly gido duc”
Trang 9Sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 40, Thủ tướng Chính phủ đã có một
số các Chỉ thị, Quyết định về việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới,
trong đó có Chỉ thị 18/2001/CT-TTg về một số chính sách đối với nhà giáo công tác tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Quyết định 35/2001/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với cán bộ giáo viên công tác giảng dạy tại các trường
chuyên biệt
Như vậy Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhấn mạnh phải có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhan
Từ năm học 2002 - 2003, cả nước bắt đầu triển khai đại trà chương trình,
sách giáo khoa mới, theo cách “cuốn chiếu” Như vậy, bất đầu từ năm học này sách giáo khoa lớp 1 và lớp 6 được triển khai trong cả nước
Theo dõi quá trình triển khai thí điểm và bước đầu triển khai đại tra CT, SGK
mới cho thấy, khi triển khai chương trình, sách giáo khoa vào vùng dân tộc thiêu
số và miền núi cũng có thuận lợi Như quyết tâm của lãnh đạo các tỉnh và cán bộ
quản lý giáo dục, sự mong mỏi và đón chờ CT, SGK mới của học sinh cũng như
giáo viên dân tộc thiểu số và miền núi Tuy nhiên, khó khăn thì rất nhiều CT và
SGK mới có một số nội dưng chưa sắt hợp với đặc điểm học sinh, đặc điểm xã hội
của dân tộc thiêu số và miền núi Những điều kiện để đảm bảo cho việc triển khai
những đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả học tập của học sinh còn nhiều bất cập Số lượng giáo viên thiếu, chất lượng giáo viên còn yếu, đặc biệt là sự đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp của CT và SGK Các điều kiện cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học chưa thực sự
đảm bảo hiểu quả triển khai CT, SGK mới v.v
Trong thời gian qua và hiện nay đã có những bài, những đề tài đưa ra những giải pháp triển khai CT, SGK mới vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tuy nhiên các đề tài tập trung vào vấn đề tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh
dân tộc thiểu số, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, mạng lưới trường học ở
vùng miền núi
Thực tế đòi hỏi cần phải nghiên cứu cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn một cách tương đối toàn diện để có thể đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm bảo
Trang 10đâm việc triển khai có hiệu quá CT, SGK mới vào vùng dân tộc thiểu số và miền
nui Day cũng chính là lý do nhóm nghiên cứu dé tải chọn vấn dé “Các giải pháp
triển khai chương trình và sách giáo khoa mới vào vùng dân tộc thiểu số và miền
núi”
1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục vùng DTTS và miễn núi đề xuất một
số giải pháp cho việc triển khai CT, SGK mới vào vùng DTTS và miễn núi
2, Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về định hướng đổi mới CT, SGK tiểu học
và trung học cơ sở; về một số nét tâm lý của HSDT liên quan tới hoạt động học tập nhằm làm cơ sở đề xuất các giải pháp
- Nghiên cứu thực trạng giáo đục vùng DTTS và miền núi nhằm phát hiện những thuận lợi và khó khăn khi triển khai CT, SGK tiểu học mới vào vùng này để
làm cơ sở đề xuất các giải pháp
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp cho việc triển khai CT, SGK mới của
TH và THCS vào vùng DTTS và miền núi
3 Phạm vi nghiên cứu
Việc tìm kiếm các giải pháp phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi là vấn đề rất lớn được nghiên cứu bởi nhiều đề án, đề tài khác Đề tài này tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cho vùng DTTS và miền núi có thể đáp ứng
được các yêu cầu đổi mới cơ bản của CT, SGK THÍ và THCS mới
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích các văn kiện của
Đảng và Nhà nước về đổi mới CT giáo dục phổ thông, các tài liệu về tâm lý học,
giáo cục học, chú trọng tới nội dung có liên quan tới tâm lý HSDT
- Phương pháp điều tra: Điều tra bằng phiếu hỏi, bằng quan sát thực tiễn
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến, nhận xét của chuyên gia trong quá
trình thực hiện đề tài
- Phương pháp hồi cứu tư liệu
Trang 11Kinh phí thực hiện đề tài: 80 triệu Việt Nam đồng
Thời gian thực hiện đề tài: Hai năm (từ tháng 5/2003 đến tháng 5/2005)
Sản phẩm của đề tài:
Báo cáo tổng kết đề tài
Báo cáo tóm tắt đề tài
Công bố kết quả nghiên cứu của dé tai:
Tập tải liệu vận dụng CT, SGK lớp 6, 7 vào vùng DTTS và miễn núi Tập tài liệu hướng dẫn dạy tập nói TV cho HSDT
Trang 12PHẢN HAI
KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU
A CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN
1 Một số khái niệm
1 Chương trình giáo đục
Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; qui định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết qua giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phố thông
Chương trình giáo dục truyền thống chủ yếu gồm các đích cần đạt và danh
mục các nội dung dạy học Khi soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông, một
trong những việc đầu tiên phải làm là đổi mới quan niệm về chương trình giáo dục
theo xu thế hiện đại của thế giới Với quan niệm mới thì: Chương trình giáo dục
phổ thông là sự cụ thể hoá mục tiêu giáo dục bằng một kế hoạch hành động sư
phạm bao gồm:
- Những đích cuối cùng (thể hiện ở mục tiêu giáo dục phổ thông, cấp học và
môn học, cụ thể hoá đến mục tiêu của từng chủ đề nội dung)
- Những nội dung và năng lực cần phát triển ở HS
- Các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học
- Các cách thức đánh giá kết quả học tập của HS
Quan niệm đầy đủ về chương trình như trên tạo khả năng biến đổi một văn
bản chương trình ít được quan tâm (như các chương trình dạy học hiện hành) thành công cụ chỉ đạo hành động cho giáo viên Cũng với quan niệm như trên thì chương trình giáo dục phổ thông là chương trình khung, tạo ra sự thống nhất về mục tiêu giáo dục và trình độ chuẩn quốc gia, đồng thời tạo điều kiện áp đụng một cách linh
hoạt theo đặc điểm từng vùng, từng đối tượng HS
Quan điểm đổi mới vẻ chương trình giáo dục đòi hỏi phải soạn thảo một
chương trình khung áp dụng thống nhất trong cả nước Chương trình khung là
Trang 13những chuẩn mực chung nhất về một chương trình giáo dục, chưa chỉ tiết và cụ thể hoá Do đó khi áp dụng vào từng vùng, từng địa phương (thậm chí cả từng nhà
trường), từng đối tượng HS, mỗi nhà trường, mỗi giáo viên đều có thể căn cứ vào
điều kiện cụ thể của từng trường, từng đối tượng HS mà lựa chọn những cách thức; những phương pháp để giúp HS đạt được những mục tiêu cơ bản nhất của chương trình (hay còn gọi là đạt chuẩn quốc gia của chương trình) Như thế, chương trình giáo dục sẽ không cứng nhắc mà rất linh hoạt, tạo cơ hội cho giáo viên cập nhật nội dung và phương pháp giáo dục, thực hiện những đổi mới liên tục và đúng mức
2 Sách giáo khoa
SGK là sự cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng qui định
trong CT giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông
Quan niệm về dạy học như thế nào, sẽ có tài liệu giáo khoa tương ứng như
thế Với giáo dục cổ truyền, dạy học được hiểu như là một quá trình truyền thụ và
lĩnh hội tri thức, tài liệu giáo khoa được xây dựng trên cơ sở hình dung về bài
giảng của giáo viên, sự lắng nghe và ghi chép của HS Quan niệm hiện đại về dạy
học, coi đạy học là quá trình phát triển của bản thân HS Quá trình học tập không
chỉ là ïĩnh hội các kiến thức có sắn mà còn là quá trình HS tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm đến với kiến thức mới nhờ sự hướng dẫn, giúp đỡ, tổ chức của giáo viên Theo đó, sách giáo khoa sẽ được biên soạn theo hướng tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động tự giác, tích cực, tự lập Qua đó, HS độc lập chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng và bồi dưỡng thái độ cho mình
3 Dân tộc thiểu số và miền núi
DT là một thuật ngữ từ khi xuất hiện đến nay đã có nhiều ý kiến bàn luận về nội dung của nó
Định nghĩa của Stalin trong tác phẩm Chỉ nghĩa Mác và vấn đề DT là một định nghĩa nổi tiếng Ông viết" DT là một khối người cộng đồng ổn định, được
thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế và về hình thành tâm lí, biểu hiện trong cộng đồng văn hoá" (J.Stalin: Chú nghĩa Mác và vấn đề DT, trong Stalin Toàn tập, tập II (1907- 1913) NXB Sự thật,
Hà nội, 1976, tr.357) Định nghĩa trên cũng cho thấy DT được cấu thành bởi các
Trang 14yếu tố: tiếng nói - ngôn ngữ, lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế, tâm lí - văn hoá Bốn yếu
tố đó là thuộc về một cộng đồng người ổn định, không có một quá trình lịch sử để
tạo nên bốn yếu tố đó thì không thể hình thành một DT
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì "1- DT (nation) hay quốc gia DT là
một cộng đồng chính trị- xã hội được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một
lãnh thổ nhất định, ban đầu được hình thành do sự tập hợp của nhiều bộ lạc và liên
minh bộ lạc, sau này của nhiều cộng đồng mang tính tộc người (ethnie) của bộ phận tộc người Tính chất của DT phụ thuộc vào phương thức sản xuất khác
nhau 2 DT (ethnie) còn đồng nghĩa với cộng đồng mang tính tộc người Cộng đồng này có thể là bộ phận chủ thể hay thiểu số của một DT (nation) sinh sống ở nhiều quốc gia DT khác nhau được liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn
ngữ, văn hoá, và nhất là ý thức tự giác tộc người”
Ở nước ta khi xác định thành phần tộc người (ethnos) - để chỉ các DT đa số
và thiểu số (trong điều kiện quốc gia đa DT), thường dựa vào 3 tiêu chí: ngôn ngữ, văn hoá, ý thức tộc người Trong đề tài này, chúng tôi sử đụng thuật ngữ DT với nghĩa thứ 2 được định nghĩa trong Từ điển Bách khoa Việt Nam Tuy nhiên, theo thói quen sử dụng, ở Việt Nam, người ta còn sử dụng thuật ngữ DTTS dé chi cdc
DT có số dân ít hơn DT Kinh Bởi vậy trong nhiều trường hợp khái niện DT (theo
nghĩa 2 trong Từ điển Bách khoa Việt Nam) đồng nghĩa với thuật ngữ DT thiểu số
- Miền núi là thuật ngữ chỉ một vùng địa lí có điều kiện tự nhiên, khí hậu
khác có nhiều đặc thù khác với miền xuôi (chỉ đồng bằng)- nơi cư dân sinh sống chủ yếu là đồng bào các DT thiểu số Ngoài ra còn một số lượng đáng kể là người
DT Kinh sinh sống ở khu vực này
Miền núi và DT hoặc DT và Miền núi là cách nói gộp, bao gồm Miền núi và
DT
II Định hướng đổi mới chương trình giáo dục tiểu học và trung học cơ sở
Quan niệm về CT và SGK mới của nhóm nghiên cứu không chỉ dừng lại ở quan niệm mới về CT và SGK mà chủ yếu tìm hiểu những định hướng đổi mới CT và
SGK Ở hai cấp, bậc học khác nhau, tất nhiên có những điểm khác nhau về trình độ của CT và SGK Những người tham gia đề tài tập trung những định hướng đổi mới
Trang 15chung của hai CT và SGK TH và trung học cơ sở có liên quan tới việc dé ra các giải pháp nhằm triển khai CT và SGK vào vùng DTTS và miền núi có hiệu quả
Những định hướng đổi mới cơ bản là:
1 Thời lượng học tập
Tăng thời lượng học tập trong nhà trường theo hướng chuyển dần sang học 2
buổi/ ngày
2 Nội dung và tổ chức nội dung
Thực hiện tích hợp, liên môn, lồng ghép các nội dung giáo dục Tăng thời lượng cho những nội dung thực hành, những nội dung gắn với thực tiễn có ý nghĩa với cuộc sống của HS Giảm những nội dung mang tính lý thuyết, hàn lâm Xây dựng nội dung tự chọn, nội dung địa phương
3 Đổi mới phương pháp
Tập trung vào đổi mới phương pháp Định hướng này phải được quán triệt ngay trong việc xác định mục tiêu từng môn học, đặc biệt trong khâu thể hiện ngay trong cấu trúc nội dung và phương pháp trong SGK; trong quá trình soạn bài và đạy học ở trên lớp, cũng như trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
Đổi mới PPGD được thể hiện đậm nét ở chỗ:
- Tập trung vào dạy cách học, đặc biệt là giúp HS biết cách và có nhu cầu tự học
Để dạy cách học cần coi trọng đổi mới cấu trúc và cách thể hiện nội dung
trong chương trình từng môn học, đặc biệt trong sách giáo khoa và sách giáo viên
Khuyến khích dạy học cá nhân và dạy học hợp tác để phát triển năng lực theo tốc
độ học, khả năng của từng HS, tận dụng môi trường giáo dục, tạo ra mối quan hệ tương tác giữa giáo viên, HS và môi trường giáo dục
- Coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; giúp HS tự phát hiện và tự giải quyết các vấn đề của bài học, do đó HS có thể tự chiếm lĩnh các kiến thức và biết vận dụng chúng với sự
hỗ trợ hợp lí của giáo viên và môi trường giáo dục
Một trong những dấu hiện của đổi mới PPDH là HS phải hoạt động và hoạt
động đó phải hướng tới sự phát triển năng lực cá nhân HS Để có thể tổ chức các
Trang 16hoạt đệng nhu vay, noi dung day học phải rất tĩnh giản và được xây dựng theo các tình huống đòi hỏi người học phải tự tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh và vận dụng Cách dạy học mới sẽ xóa dần cách dạy học “áp đặt” cái có sẵn, dạy học theo kiểu
“bình quân”, “đồng loạt”
- Khuyến khích giáo viên sử dụng đúng mức, đúng lúc, đúng chỗ các phương
pháp dạy học truyền thống cũng như các phương pháp dạy học hiện đại để phát
huy tối đa các mặt mạnh của từng phương pháp và của sự phối hợp các PPDH
- Đổi mới phương pháp chỉ có hiệu quả khi đặt nó trong sự đổi mới đồng bộ
noi dung, đánh giá kết quả học tập và đặc biệt là cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Để đáp ứng được định hướng đổi mới phương pháp phải đổi mới thiết bị đạy học
theo hướng thiết bị dạy học không chỉ là phương tiện để minh họa mà chủ yếu là nguồn cung cấp kiến thức và phương tiện rèn luyện kỹ năng cho HS Tiến tới xây dựng các phòng học bộ môn
4 Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học học tập của học sinh
- Kết quả đánh giá không chỉ dựa vào kết quả bài kiểm tra định kỳ mà kết hợp
với đánh giá cả quá trình
- Đánh giá toàn diện, không chỉ kiểm tra lý thuyết, học thuộc lòng mà kiểm
tra cả thực hành và sự vận dụng kiến thức, nhất là vận đụng vào cuộc sống
- Kế thừa ưu điểm của các hình thức đánh giá truyền thống, đặt đánh giá bằng
trắc nghiệm khách quan, đúng với vị trí của nó, phối hợp các hình thức đánh giá
bằng viết, bằng vấn đáp
II Một số chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục dân tộc
1 - Giáo đục DT cần phải ải vào từng vùng, từng DT Cần phải có cách làm giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, trình độ dân trí của cộng đồng do có sự
khác nhau của đặc điểm cư trú, kinh tế, văn hoá, xã hội cũng như sự phát triển không đều giữa các vùng, các DT Quan điểm này đã từng bước được khẳng định
trong các kì Hội nghị GDDT và đã thực sự chi phối cho các hoạt động giáo dục DT của Bộ Theo đó, một loạt các Hội nghị Giáo dục, các Hội thảo khoa học cho các
vùng, cho các DT đã được tổ chức
Trang 17Trên thực tế, giáo dục DT nhiều năm qua đã tiến hành theo các bước đi, hình thức phù hợp với hai vùng lớn: vùng có điều kiện phát triển giáo đục và vùng phát triển giáo đục gặp nhiều khó khăn Trong các chương trình dạy học, sự phù hợp không phải chỉ trên kế hoạch dạy học mà còn ở sự phù hợp về nội dung và phương pháp dạy học
2- Giáo dục ở vùng dân tộc vừa đảm bảo tạo nguôn đào tạo cán bộ vừa tạo điều kiện từng bước nâng cao trình độ văn hoá cho cộng đồng Việc tạo nguôn đào tạo cần bộ cho vùng DT không thể tiến hành bình thường như các vùng khác Hệ thống trường PTDTNT đã được hình thành và trở nguồn đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao cho các DT Cho tới nay, loại trường này đã trở thành hệ thống hoàn chỉnh từ trung ương đến huyện xã Bên cạnh loại trường PTDTNT còn hệ thống trường Dự bị đại học cũng nhằm tạo nguồn đào tạo cán bộ cho vùng DT
Trong một xã hội chưa có nhu cầu học tập như vùng DT cần thiết phải nghiên cứu để xây dựng một màng lưới trường lớp thích hợp, thiết kế những hình thức trường lớp linh hoạt cùng với chương trình dạy học có tính tới khả năng tiếp thu
của HSDT đã tạo điều kiện để các em thực hiện được trình độ phổ cập tiểu học
3- Quan tâm đến dạy tHếng Việt và tiếng mẹ để (TDT) cho HSDT không chỉ
nhằm tạo điều kiện cho HSDT tiếp nhận tri thức chung của cấp học mà việc day
TV và TDT còn là để thực hiện chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước TDT vừa là vốn văn hoá quý báu của DT vừa là một phương tiện để nhà trường tiến hành giáo dục HSDT, nếu sử dụng TDT đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích thì hiệu quả dạy học ở vùng DT được nâng cao Quyết định 53/CP ngày 22/ 2/ 1980 là định hướng quan trọng trong việc thực hiện giáo dục ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng DT) trong trường học vùng DT Việc quan tâm tới dạy TV và TDT cho HSDT bao gồm
cả xây đựng chương trình dạy, hình thức dạy và phương pháp dạy phù hợp Trên thực tế, việc dạy TV và TDT đã được cải thiện
Trang 18IV Kinh nghiệm một số nước về xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình
ï Chương trình giáo dục phổ thông
Bất cứ nước nào cũng phải giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa tính quốc gia và tính vùng miền của chương trình giáo dục phổ thông Khảo sát CT, SGK và
tổ chức thực hiện CT, SGK của 18 nước, nhóm nghiên cứu đề tài nhận thấy xu
hướng giải quyết vấn đề này như sau:
Thông thường, cơ quan phát triển chương trình của Nhà nước sẽ thiết kế chương trình quốc gia (National Curriculum) để Nhà nước ban hành và áp dụng thống nhất trong cả nước Đó là tính thống nhất của chương trình quốc gia Nhưng khi sử dụng chương trình này, giáo viên phải vận dụng theo điều kiện cụ thể của địa phương, của HS Khi đó, chương trình quốc gia được vận dụng thành chương trình của địa phương, của từng nhà trường (School-based Curriculum) Đó là tính
địa phương của chương trình quốc gia Để tạo sự thống nhất trong sự đa dạng (về
điều kiện) của chương trình, khi soạn thảo chương trình chỉ tiết (syllabus) một số nước viết thành trình độ chuẩn và coi đây là trình độ học tập tối thiểu của mọi HS ở các vùng khác nhau Như thế, có thể khuyến khích vận dụng chương trình quốc gia vào các vùng, các đối tượng HS nhưng không vi phạm tính thống nhất của CT SGK cần được biên soạn theo trình độ chuẩn của CT Những người sử dụng SGK được linh hoạt về phương pháp (dạy, học) Vì vậy, SGK cũng có tính thống nhất
(theo chuẩn) và tính địa phương (theo người sử dụng) Quan niệm như vậy thì có một hoặc nhiều bộ SGK cho cùng một CT tùy thuộc vào truyền thống, vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia
Từ thực tế trên, có thể rút ra ba bài học sau:
- Có một chương trình quốc gia thống nhất Để làm cơ sở cho sự thống nhất
đó, chương trình quốc gia đưa ra chuẩn chương trình
- Trên cơ sở chương trình quốc gia và chuẩn chương trình, các địa phương,
nhà trường căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm của từng vùng miền để
vận dụng chương trình quốc gia vào địa phương, trường mình
- Nhìn chung các nước đều có nhiều bộ SGK biên soạn theo chuẩn chương
trình Các địa phương, nhà trường được phép chọn bộ SGK phù hợp với địa phương, nhà trường
Trang 19Ở nước ta, Nhà nước ban hành một chương trình thống nhất cho toàn quốc
Trong chương trình này, có bộ chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ Bộ chuẩn này là yêu cầu tối thiểu, cơ bản mà tất cả HS bình thường trong cả nước đều
phải và có thể đạt được Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành tài liệu vận dụng chương trình vào các vùng miền khó khăn, song các tài liệu này còn rất chung chung SGK cũng được qui định dùng chung cho HS trong toàn quốc Qui định này
khó có thể phù hợp với tất cả các vùng miền, bởi lẽ sự phát triển không đều giữa
các vùng miền ở nước ta còn rất sâu sắc Do đó, rất cần phải có những chỉ dẫn cụ thể việc vận dụng CT, SGK vào các vùng miền nói chung, vùng DTTS và miễn núi nói riêng, nêu không nói là cần biên soạn SGK riêng cho vùng DTTS và miền núi
2 Dạy tiếng Nga trong các trường dân tộc
Một trong những khó khăn cơ bản của HS DTTS và miền núi khi bước vào
học TH là vốn TV rất yếu Nhóm nghiên cứu đề tài đã tìm hiểu kinh nghiệm của
một số nước và nhận thấy kinh nghiệm của Liên xô (cũ) dạy tiếng Nga cho những
dân tộc không phải dân tộc Nga rất đáng học tập
2.1 Để dạy HS không phải DT Nga bằng tiếng Nga có kết quả, người ta đã xây đựng CT và SGK Tiếng Nga chuyên biệt cho các lớp đầu cấp trường phổ thông
DT thuộc Cộng hoà LB Nga Trong chương trình này, người ta dành một thời gian nhất định để dạy HS nói tiếng Nga trước khi dạy chữ cho các em
Chương trình dạy bằng tiếng Nga cho các trường vùng DT Abaz, Ađưgây, Kabar và Trerkec là một ví dụ Chương trình này được xây dựng từ Lớp Dự bị tới
lớp 3 Chương trình được xây dựng trên cơ sở tính đến đặc điểm hệ thống ngữ âm,
cấu trúc ngữ pháp của nhóm ngôn ngữ Abkhaz - Ađưgây (so sánh với tiếng Nga) Ngay cả sự giống nhau, gần gũi nhau cũng như sự khác nhau về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp giữa các ngôn ngữ thuộc nhóm này cũng được tính đến trong thiết kế chương trình
Nhiệm vụ chính của chương trình này là hình thành và củng cố kĩ năng sử dụng Tiếng Nga như một công cụ giao tiếp và để học tiếp những giai đoạn sau 2.2 Tiếng Nga được đạy tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:
" Nguyên tắc giao tiếp;
" Nguyên tắc tính đến mối liên hệ giữa các hình thức hoạt động lời nói;
Trang 20"_ Nguyên tắc tiếp cận có hệ thống đối với tri thức ngôn ngữ thông qua con đường thực hành;
“_ Nguyên tắc tính đến ảnh hưởng có lợi và có hại của TMĐ đến quá trình
hình thành kĩ năng sử dụng Tiếng Nga;
" Nguyên tắc ưu tiên phát triển ngôn ngữ nói hơn so với ngôn ngữ viết;
s Nguyên tắc phát triển có hệ thống tính độc lập, tự duy tích cực và trí lực
cua HS;
" Nguyên tắc thống nhất dạy học, giáo dục và phát triển vào một quá trình 2.3 Nội dung chương trình được lựa chọn đáp ứng mục tiêu dạy học Để hình thành ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cho HS, các em được nắm đồng thời các tri thức ở cấp độ ngữ âm, từ vựng, hình thái học và cú pháp Nội dung của các tài liệu
dạy học được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc hệ thống chủ đề
Để nắm được lời nói chương trình yêu cầu HS phải có kĩ năng nghe và phát
âm tất cả các âm và tập hợp âm trong chuỗi lời nói; biết phát âm các từ trong vốn
từ vựng tối thiểu đúng trọng âm, đúng ngữ điệu câu; biết đọc và kể diễn cảm
2.4 Trong chương trình đã xác định tỉ lệ từ mới cần cung cấp cho mỗi lớp
xuất phát từ vốn từ tối thiểu nhằm giúp HS có khả năng giao tiếp trong những trường hợp cần thiết Số lượng từ mới cần cung cấp trong mỗi năm được quy định
như sau:
Số lượng từ cân cung cấp trong mỗi năm Vốn từ tích cực
Trang 21có thể thực hiện được bằng những phương pháp dạy học khác nhau HS phải được
nói nhiều trên các giờ học Ngoài yếu tố ngữ pháp, văn hoá nói và những lỗi về văn
hoá nói cũng được chú ý nhằm tránh làm giảm độ chính xác, rõ ràng, tính biểu cảm của lời nói hoặc làm sai lệch nghĩa của lời nói
2.6 Trẻ 6 tuổi bắt đầu học ở lớp dự bị Lớp dự bị gồm 2 giai đoạn với 286 tiết học Thời gian đầu được dành cho việc tập nói tiếng Nga Khoá tập nói này kéo đài 96 tiết
Trong khoá này, HS được cung cấp 400 từ và các mẫu câu, quá trình phát
triển lời nói thông qua 23 chủ dé Đó là các chủ để: Lớp học, đồ dùng học tập, nhà
trường, trò chơi, các bộ phận của con người, trang phục, rau, thực phẩm, động vật, thực vật, sông suối, phương tiện giao thông, buổi sáng ở trường, gia đình, nhà cửa, mùa đông
Sau khoá tập nói là giai đoạn học chữ (vần), gồm 190 tiết Trong giai đoạn
này, ngoài các yêu cầu về đọc, viết, nắm các hình thức ngữ pháp qua thực hành,
các hình thức hoạt động lời nói cũng được đặt ra
Lớp 1 được dạy trong 248 tiết Thời gian dành cho ôn tập lại lớp dự bị gồm
30 tiết; đọc và phát triển lời nói: 90 tiết; ngữ pháp, chính tả, tập làm văn và phát
triển lời nói: 128 tiết
Lớp 2: 350 tiết Lớp 3: 315 tiết Tương tự như lớp 1, phát triển lời nói được
duy trì thông qua toàn bộ các họat động học tiếng
V, Thực trạng giáo dục- những thuận lợi và khó khăn khi triển khai chương
trình, sách giáo khoa vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi
1, Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
Vùng DTTS và miền núi có nhiều đặc điểm đặc thù về các điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội Nhóm nghiên cứu đề tài chỉ xem xét những đặc điểm liên
quan tới giáo dục Trong những đặc điểm đó cũng chỉ xem xét và phân tích những nội dung có liên quan tới việc thực hiện CT và SGK mới ở TH và THCS
1.1 Đặc điểm tự nhiên
Trang 221.1.1 Địa hình, địa bàn cư trú
Ở Việt Nam, vùng DTTS và miền núi thường có địa hình phức tạp bị chia cắt bởi nhiều núi cao, suối sâu, giao thông đi lại khó khăn Do đặc điểm địa hình, dân
cư phân bố không đồng đều, địa bàn cư trú rộng lớn, phân tán, có nơi từ điểm xa nhất về trung tâm xã phải mất 5 tiếng đồng hồ đi bộ, từ xã về huyện phải mất 7
tiếng đồng hồ đi bộ mới tới nơi có thể đi được xe về huyện lị (huyện Văn Chấn)
Có xã diện tích bằng một tỉnh vùng đồng bằng (xã Đăk Rung - Dak Lak bằng cả
tỉnh Hà Nam) Vào mùa mưa, vào ngày trời rét thì đi lại vô cùng khó khăn, vất vả (đặc biệt vào mùa mưa ở Tây Nguyên)
Sự cách biệt về địa lý là một trở ngại lớn cho việc đến trường của HS
1.1.2 Khí hậu, thời tiết
Do địa hình phức tạp, khí hậu, thời tiết ở vùng DTTS và miền núi rất khác nhau và khá khắc nghiệt Có nơi một năm có bốn mùa, có nơi một năm chỉ có hai
mùa Có nơi mùa đông nhiệt độ xuống dưới ŒC, sương muối, tuyết phủ Có nơi
mùa mưa suối tràn, lũ cuốn
Những khác nghiệt do khí hậu, thời tiết mang lại là một cản trở việc tới trường của HS, đặc biệt là HS TH
1.1.3 Điều kiện di lại
Việc đi lại của người dân ở vùng DTTS và miền núi chủ yếu là đôi chân Đối với các thôn, bản vùng sâu, vùng xa xôi, hẻo lánh, núi đá thì chỉ có cách đuy nhất
là đi bộ, hãn hữu có nơi, có gia đình có ngựa nhưng cũng chỉ để vận chuyển hàng hoá chứ không sử dụng làm phương tiện đi lại
HS đi bộ đến trường, nhiều em phải đi hơn 5km (huyện Điện Biên Đông tỉnh
Lai Châu, huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái, huyện
Quản Ba tinh Hà Giang) Học buổi sáng thì phải đi từ rất sớm', học buổi chiều thì
1 Trường TH Dân Tiến, Võ Nhai, Thái Nguyên, có điểm lẻ cách trường chính khoảng 10km (chỉ đi bộ), qua 6 con
suối, trời mưa đốc trơn như đổ mỡ Mùa đông, nếu phải học sáng, HS phải đốt đuốc di từ 4 giờ sáng, GD&ĐT số 20 8/3/03
Trang 23phải chạy về nhà nếu không thì giữa đường trời tối” Đường qua núi cao, suối sâu,
trời mưa, nước lũ thì không thể tới lớp được” Nhiều hôm trời mưa, không có HS nào tới lớp” Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới thời lượng học, độ chuyên cần của
HS
1.2 Đặc điểm kinh tế
Hoạt động sản xuất chính ở hầu hết các vùng DTTS và miền núi là nông nghiệp và lâm nghiệp với phương thức canh tác truyền thống, các giống cây, con truyền thống Sản xuất còn mang tính tự cấp, tự túc Ở một vài thị trấn, thị xã hoặc thành phố (như Buôn Mê Thuột) thì có thêm hình thức buôn bán và sản xuất sản phẩm công nghiệp Nhìn chung, đời sống người dân nghèo, nhiều khó khăn Vào kì
giáp vụ, nhiều gia đình thiếu đói Chẳng hạn như một số xã thuộc huyện Văn
Chấn tỉnh Yên Bái, huyện Chư Sé, Chu Pah® tinh Gia Rai, huyén Dak Riấp tỉnh Dak Lak Cac xã đặc biệt khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội nằm ở những khu vực này Các chương trình xoá đói, giảm nghèo của chính phủ cũng tập trung
ưu tiên ở đây
Vào kì giáp hạt, HS đói, hiện tượng nghỉ học khá phổ biến Sau khi thu
hoạch, được ăn uống đầy đủ, các em mới lại tiếp tục tới lớp học
1.3 Đặc điểm xã hội
Cư trú ở vùng DTTS và miền núi chủ yếu là đồng bào các DTTS thuộc nhiều
DT nhu: H’méng, Dao, Tay, Thai, Jrai, Bahnar, E pe, M’ nông”
Cuộc sống khó khăn về kinh tế làm cho đời sống văn hoá của đồng bào cũng
nghèo nàn Trình độ dân trí thấp Nhiều tập tục trong đời sống xã hội, ảnh hưởng
? Hiện tượng này có thể thấy ở Như Thanh, Thanh Hoá
Nhóm nghiên cứu đề tài đã chứng kiến khi tới dự một lớp vùng 2 người Dao vào một ngày trời mưa Đường trơn
như đổ mỡ, đốc cao cực kỳ khó đi Vào một lớp 5 sĩ số 24HS nhưng chỉ có 10 em nhà gần đó là tới học được
*BGD&ĐT số 29 8/3/03 Những khó khăn dai dẳng, nhìn lại một kì đầu tiên thay sách
5 Trong đợt nhóm đề tài đi điền dã, cán bộ địa phương cho biết xã Suối Bu (người Hmông) thuộc huyện Văn Chấn, vào đợt giáp vụ có 30% số hộ đói, cá biệt có hộ thiếu đói 8 tháng trong năm
6 Vào vụ giáp hạt năm học 2001-2002 tại làng Típ có điểm trường lẻ thuộc trường PTCS la Mnông cách trường chính hơn 30 km, khi GV về trường chính họp, một số người dân vào phòng ở “vay” gạo, đậu xanh của thầy để nấu
ăn chống đói
7 Tại 3 tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu của dé tài có số lượng các DTTS cư trú như sau: Dak Lak c6 42 DT: Gia Lai
có 39 DT: Yên Bái có 30 DT
Trang 24tiêu cực đến công tác giáo dục Chẳng hạn, tục kiêng kị của đồng bào người DaoŸ
xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có thể coi là một ví dụ Mỗi năm có hàng chục ngày kiêng: ngày 20 tháng 1 kiêng gió; tháng giêng, kiêng ngày đần đầu
tiên; ngày 1 tháng 3 kiêng sấm; kiêng ngày thanh minh, ngày khúc vũ, những ngày này, người lớn không đi làm (ở nhà cúng), trẻ em không tới trường Cũng có nơi hoạt động tôn giáo ảnh hưởng đáng kể đến đời sống, sinh hoạt của đồng bào (huyén Chu Sé - Gia Lai)
1.4 Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp
Ở hầu hết các vùng DTTS và miền núi, do đặc điểm sống đan xen lẫn nhau giữa các DTTS nên môi trường ngôn ngữ ở đây không đơn nhất mà là môi trường
đa ngữ Trong môi trường này, mọợi người giao tiếp với nhau bằng tiếng của DT mình Giao tiếp với người khác thì sử dụng ngôn ngữ chung có thể là tiếng DT
mình, có thể là tiếng DT của người đối thoại Có nơi hai người thuộc hai DTTS
khác nhau lại giao tiếp theo kiểu người nói sử dụng tiếng nói của DT mình, người
nghe hiểu đến đâu thì hiểu'? Trong hoàn cảnh như thế, người nói cố gắng sử dụng
từ đơn giản, câu cộc để người nghe có thể hiểu được Điều này cũng có ảnh hưởng
không nhỏ tới việc sử dụng ngôn ngữ của HS Đặc biệt với HS bất đầu vào lớp 1 Trả lời câu cộc, nhát gừng, không chỉ trong giao tiếp với GV mà ngay cả với các bạn hiện tượng này cũng khá phổ biến Ở những vùng DTTS và miền núi phát triển, người ta quen giao lưu với nhau thông qua ngôn ngữ chung là TV thì những
hiện tượng trả lời câu cộc, nhát gừng ít hơn HS ở những vùng này khi vào lớp I
gặp ít khó khăn về ngôn ngữ hơn Đối với một số khu vực DT thuần nhất (buôn,
làng chỉ có một DT), tiếng DT đó được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng
* Thông tin do anh Triệu Văn Toán cán bộ xã Nậm Lành cung cấp
` Khi đi thực tế tại Yên Bái, chúng tôi thấy, trong một bản có xen kẽ người Dao, H°mông, nếu người Dao đông thì
tiếng đao thường được chọn làm ngôn ngữ chung khi hai người Dao và Hˆmông nói chuyện với nhau và ngược lại nếu người H°mông đông
'' Hiện tượng này được quan sát tại một trường TH thuộc huyện Ja Grai khi HS Bahnar va Jrai nói chuyện với nhau
Trang 25ngày HS thuộc những khu vực này khi vào lớp 1 cũng thường gặp khó khăn đáng
diéu đó chứng tỏ mặc dù là các tỉnh cao nguyên có nhiều đồng bao DT ít người
sinh sống, nhưng nhờ có chủ trương đúng và sự giúp đỡ nhiều mặt của Đảng và
Nhà nước cùng với sự cố gắng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đồng bào Tây Nguyên đã từng bước nhận thức đầy đủ hơn về lợi ích của vấn đề nâng cao dân trí
đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, vì thế số người trong độ tuổi đi học được huy động đến trường ngày càng cao Tình hình xã hội hoá giáo dục ở Tây Nguyên
cũng phát triển khá mạnh: Số HS ngoài công lập tăng đáng kể, Nhà trẻ chiếm 53%,
MG chiếm 29%, TH chiếm 0,6%, THCS chiếm 9%
Điều này thể hiện đã có sự chuyển biến về nhận thức của đồng bào mong
muốn con em mình được học đến nơi, đến chốn
Tình hình một số tỉnh Tây Bắc cũng phản ánh điều đó Ở cấp TH, đến năm
2003 -2004, mang lưới trường lớp TH đã phủ kín đến tận thôn bản, thu hút hầu hết
trẻ em trong độ tuổi (6-14 tuổi) vào lớp học Ngay từ năm 2002, vùng Tây Bắc đã
xoá được các “điểm trắng” về giáo dục Năm 2005, trong 589 xã có 592 trường
TH, thu hút 304.655 em trong độ tuổi 6 - 14 vào học đạt 98%, riêng HS là người DTTS là 26.512 em đạt 92% Kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục TH vẫn
Trang 26được giữ vững Việc xây dựng trường TH hoàn chỉnh đến lớp 5 đã được thực hiện ở hầu hết các xã vùng cao, vùng sâu Tuy số HS TH trong 3 năm gân đây không tăng, nhưng số trường học vẫn tăng, điều này cũng thể hiện nhận thức của đồng
bào về vấn đề giáo dục đã nâng cao rõ rệt, nhu cầu cho con em đi học cũng tăng
Son La 136.649 118.300 86,57 82,7
Nguồn: Báo cáo của các cơ sở giáo dục và đào tạo năm học 2003 - 2004
Qua số liệu trên cho thấy giáo dục ở bậc TH khá phát triển, hầu hết các tỉnh đều có tỷ lệ HS cao hơn tỷ lệ dân số là người DT Ví dụ, Lào Cai có tỷ lệ HS là người DT chiếm 75,62%, tỷ lệ đân số là người DTTS là 64,1% Xã Lầu Thí Ngài (Lào Cai) có 91, 36% DT Mông, tỷ lệ huy động trẻ đến lớp hơn 98%, HS chuyên
cân 86% - 94% Xã Mường So ( Lai Châu) có 75% DT Thái đã huy động được 100% trẻ vào lớp 1 Tại xã Chiểng Cơi (70% dân tôc Thái) và xã Chiểng Sung
(56% DT Thái) của tỉnh Sơn La, giáo dục ở đây khá phát triển, tỷ lệ huy động trẻ
em ởi học đạt 98% Tại những xã vùng cao, tỷ lệ HS chuyên cần tại các trường có
tổ chức nội trú dân nuôi đạt khoảng 90 - 95%, trong khi những nơi chưa có điều kiện để tổ chức loại hình này tỷ lệ HS chuyên cần chỉ đạt khoảng 80 - 85%
Ở cấp THCS: Nhìn chung quy mô HS DTTS tăng khá nhanh khoảng 10 - 15%/năm, nhưng không đồng đều ở các tỉnh Thực hiện chỉ thị 61 - CT/ TW về phổ cập THCS, các tỉnh đang cố gắng tập trung chỉ đạo công tác phổ cập ở những xã đặc biệt khó khăn, tuy đạt được một số kết quả nhưng vẫn còn ở mức độ khiêm tốn
Trang 27Hâu hết các xã có đông đồng bào Thái ở tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đều có trường THCS hoặc phổ thông cơ sở, nhờ đó đã tạo điều kiện thuận lợi huy động HS tốt nghiệp TH được vào học THCS
Nguồn: báo cáo của các sở giáo dục năm học 2003 — 2004
Qua số liệu trên đây cho thấy, tỷ lệ HS THCS là người DTTS ở các tỉnh vẫn thấp hơn tỷ lệ dân số là người DTTS, Điều này cho thấy cần đẩy mạnh việc huy
động những người trong độ tuổi tích cực đi học các lớp phổ cập
Như vậy, trong 10 năm trở lại đây, trên các địa bàn trong cả nước, giáo dục
TH cũng như THCS được chú trọng, hướng tới mục tiêu phổ cập giáo dục
Trường học được phát triển trên quy mô rộng, phủ tới tận các thôn, bản theo phương châm đưa giáo dục tới cho trẻ em, tạo điều kiện đưa trẻ em tới trường
Điều này kéo theo một hiện tượng mới là: một trường có nhiều điểm lẻ, phân tán
theo địa bàn cư trú của HS Trong phạm vi toàn quốc, hệ thống trường có từ 1 đến
3 điểm lẻ là: 7233 trường (chiếm tỷ lệ 49% tổng số trường) Trong đó, số HS DTTS
chiếm 40% Số trường có trên 3 điểm lẻ là 3014 trường (chiếm tỷ lệ 21% tổng số
trường) Trong đó, số HS DTTS chiếm 53%
Khi tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động của các điểm lẻ ở 17 huyện,
nhóm để tài nhận thấy: Theo thống kê về tình hình các điểm lẻ có thể thấy như sau:
7/17 trường có hơn 10 điểm lẻ (chiếm 41,17%) Trong đó trường nhiều nhất có tới
Trang 2815 điểm (huyện Lộc Bình - Lạng Sơn; Điện Biên Đông - Lai Châu); ít nhất trong số
này cũng là trường có 5 điểm lẻ (Phú Vang - Thừa Thiên Huế ; Cầu Ngang - Trà
Vinh; Chu Pah - Gia Lai) Huyén Văn Chấn - Yên Bái có 41 trường thì có tới 179
điểm lẻ, trường nhiều nhất có tới 11 điểm
Từ điểm lẻ tới trường chính thường xa từ vài km đến vài chục km Điểm lẻ cách xa trường chính từ 10 km trở lên có tới 10/ 17 huyện (chiếm 58,82%) Điểm
lẻ xa nhất cách trường chính tới 50 km (Lộc Bình - Lạng Sơn) và điểm gần nhất trong số 17 huyện được thống kê cũng cách trường chính 2km (Phú Vang - Thừa Thiên Huế)
Ở điểm trường lẻ hoạt động dạy học của GV và HS thường rơi vào thế biệt lập HS, GV ở đây ít có cơ hội tham gia các hoạt động chung trong nhà trường, ít
có cơ hội trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp Thậm chí trong một số trường hợp, sự xa cách, biệt lập của các điểm lẻ còn gây ra những khó khăn nhất định trong việc giảng dạy và học tập một số nôi dung có liên quan đến các hoạt động chung của nhà trường Chẳng hạn, HS phải tả quang cảnh nhà trường trong giờ ra
chơi; tả cảnh chào cờ buổi sáng
Các điểm trường lẻ thường ở các khu vực biệt lập, vùng sâu, vùng khó khăn Đây cũng là những vùng có tỷ lệ HSDTTS cao nhất Hiếm gặp GV có kinh nghiệm
và trình độ cao, Theo một thống kê của dự án Giáo dục TH thì gần 78% GV ở các
điểm trường lẻ có trình độ thấp, dưới chuẩn 59% GV ở điểm trường lẻ có tuổi đời
đưới 30 Trong khi những GV này lại phải dạy lớp ghép, do kinh nghiệm còn thấp nên kết quả dạy học thường rất thấp
Trong điều kiện thực tế hiện nay, trường có nhiều điểm lẻ là một khó khăn
cho công tác quản lý Đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên
sự chênh lệch về chất lượng dạy - học giữa các lớp trong một trường Đây cũng là một trong những trở ngại cho việc triển khai CT, SGK mới ở vùng DTTS và miền núi nói chung
Trang 29Bậc học Cả nước | Tây Bắc Các tỉnh Tây Bác
Lai Châu Sơn La Hoà Bình
TH
1999 - 2000 98,18 97,69 96,33 97,21 99,48
2000 - 2001 99,26 98,78 98,20 98,09 99,78
2001 - 2002 99,42 99,05 99,35 98,30 99,75 THCS
học tập của HS vùng DTTS và miền núi cồn khá thấp Hiện tượng “ngồi nhầm lớp”
không hiếm Tình trạng HS viết chữ xấu, sai chính tả khá phổ biến Có những HS
lớp 5 đọc còn phải đánh vần, tốc độ đọc chỉ đạt hơn 40 từ mỗi phút Trong số
HSDT Dao lớp 5 (Nậm Lành - Văn Chấn) được đề tài khảo sát, không em nào đạt tốc độ đọc theo quy định chung là 140 - 150 tiếng/ phút Có những HS lớp 3 không đọc được nội dung bài toán có lời văn, không biết đọc chữ số đến hàng nghìn Nhiều HS diễn đạt không thành câu Tình trạng đọc được chữ mà không hiểu nghĩa
khá phổ biến ở lớp 2 đối với HS Dao, Mông Nhiều HS lớp 2,3 không biết cách ghi
nội dung bài học vào vở Kỹ năng nghe, hiểu TV còn kém, đặc biệt với các HS lớp
đầu cấp, nhiều em trả lời không đúng nội dung câu hỏi đặt ra
Trang 30Rất nhiều HSDTTS phát âm không chính xác, và cũng theo đó, các em viết
Toan quéc 4,76 8,51 3,67 7,30 4,38 8,01
DB song Héng 0,93 4,56 0,72 3,55 0,81 3,76 Dong Bac 3,49 6,08 3,49 5,13 4,33 6,18 Tay Bac 10,45 11,89 5,53 4,82 7,42 6,50 Bắc Trung Bộ 2,16 5,68 1,08 500 2,00 5,52 DHNTB 2,41 9,31 1,69 7,25 1,62 7,44 Tay Nguyén 7,31 11,24 5,89 11,44 7,60 11,05 DNB 3,59 10,14 3,47 958 3,76 10,24 DBSCL 10,14 15,22 7,62 13,50 7,54 13,37
Bảng trên cho thấy tỷ lệ bỏ học của HSDTTS và miền núi còn cao so với mặt
bằng chung của cả nước
Thực tế cho thấy đến năm 2002 chất lượng giáo dục ở TH và THCS vùng
DTTS và miền núi có phần tăng lên, tuy nhiên thực chất không tăng lên đáng kể
Đây chính là một trong những khó khăn khi CT, SGK mới triển khai vào vùng này 2.2 Tình hình HS
2.2.1 Một số nét tâm lý liên quan tới hoạt động học tập của học sinh dân tộc Hoàn cảnh sinh sống tác động không nhỏ tới quá trình học tập và trưởng thành của trẻ Những đứa trẻ DTTS ngoài những đặc điểm chung giống như những
Trang 31trẻ em cùng lứa tuổi, còn có những đặc điểm tâm lí riêng, vốn kinh nghiệm riêng Khi triển khai công tác giáo dục ở vùng DT cần thiết tính tới
a) Do vốn gắn bó thường xuyên với môi trường gia đình, môi trường cộng
đồng DT và làng bản trước khi đi học chịu ảnh hưởng của tâm lí cộng đồng, các em
không tránh khỏi tâm lí mặc cảm, khép kín
b) Khả năng giao tiếp của các em có hạn Tuy vậy, do sống từ nhỏ trong không gian rộng, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên nên nhận thức cảm tính của các em
tương đối tốt Tuy nhiên trí nhớ của đa số HS không bên vững Khả năng liên tưởng
và tưởng tượng chậm, thiếu lôgic, bởi những hiện thực được phản ánh trong ngữ liệu hoặc xa lạ với vốn sống và thực tế cuộc sống nơi các em cư trú, hoặc sự hiểu biết không đầy đủ của các em do các em thiếu những thông tin cần thiết Khả năng ghi nhớ, tái hiện kiến thức còn hạn chế
c) Năng lực chủ động sáng tạo trong các hoạt động học tâp của phần lớn
HSDT còn hạn chế Nhiều HS sau giờ học không thể tóm tắt hoặc trình bày lại được
nội dung chính của bài học Hầu hết các em phụ thuộc vào cách hiểu, cách cảm, cách diễn đạt của tài liệu, của GV
HSDT chưa có nhu cầu tự thân bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, nếu phải nói và viết các em sẽ cảm thấy khó khăn, đễ làm theo những khuôn mẫu có sắn Khi GV giao nhiệm vụ vẫn còn lúng túng, chưa thể độc lập giải quyết vấn đề; nhiều khi đề kiểm tra chỉ hơi khác so với bài mẫu là các em có thể bị lạc hướng
HSDT vốn quen với lối nghe giảng thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ và tái hiện lại những gì GV nói Sự thay đổi theo phương pháp dạy học mới trong CT
THCS không dễ thực hiện trong một thời gian ngắn
Những mặt tiêu cực ở HS thể hiện thường không rõ Nếu nhận thức được điều
này, các nhà sư phạm hoàn toàn có thể chế ngự được, có các biện pháp phòng ngừa, hạn chế được nó thông qua các nội dung và hình thức giáo dục Những đặc điểm
này chỉ phối việc triển khai CT mới vào vùng DT
Trang 322.2.2 Sự chuẩn bị năng lực học đường - tâm thế và những kỹ năng ban đầu của hoạt động học tập
Có thể coi việc tổ chức cho trẻ học mẫu giáo là một cách chuẩn bị tốt năng
lực học đường cho HS Việc chuẩn bị này được làm rất tốt ở các khu vực thành phố,
thị trấn, thị xã và những vùng nông thôn có điều kiện kinh tế phát triển Những nơi
có điều kiện kinh tế phát triển thấp hơn thì kém hơn
Ở vùng DTTS và miền núi, tỷ lệ HS được học mẫu giáo rất khác nhau Trong
khi có tỉnh đạt khá cao !' như Tuyên Quang '2: 91% thì có tỉnh lại rất thấp như Lai
Châu chỉ đạt 18% Trong phạm vi huyện cũng tương tự như vậy, huyện Chiêm Hóa : 92% trong khi huyện Điện Biên Đông chỉ đạt 2% Nhìn chung trong các tỉnh, các huyện vùng DTTS và miền núi thì tỷ lệ này khá thấp
Do không đủ điều kiện để xác định cụ thể, chi tiết thành phan DT của HS
trong các lớp mẫu giáo nên không đủ cơ sở khoa học để kết luận, nhưng bằng kinh nghiệm thực tế, những người làm dé tài tin rằng số 18% của Lai Châu; số 2% của
Điện Biên Đông (trong thống kê tỷ lệ HS mẫu giáo nêu trên) cũng tập trung chủ
yếu ở thị xã, thị trấn chứ không phải ở vùng cao, vùng khó khăn Có thể nói HSDTTS vùng cao, vòng khó khăn không được chuẩn bị tâm thế và kỹ năng học tập
trước khi vào lớp 1
Vì HS thiếu sự chuẩn bị '? nên thời kỳ đầu lớp 1, GV mất khá nhiều thời gian
‘t 14
để xây dựng các nền nếp cẩn thiết '* Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian
giảng dạy trên lớp và đương nhiên kéo theo nó là chất lượng đạy - học
!! Tổng hợp báo cáo của các đơn vị cuối năm 2001 (số làm tròn)
'2 Tuyên Quang là tỉnh miền núi đầu tiên hoàn thành PCGDTH từ 1996, hiện nay Tuyên Quang đã được công nhận hoàn thành PCDGTHCS
' Ở một số nơi HSDTTS có được học mẫu giáo GV lớp 1 có thể vẫn phải mất thời gian xây dựng nên nếp vì điều
kiện này còn thùy thuộc ở nội dung và chất lượng chuẩn bị trong lớp mẫu giáo
'* Vào giai đoạn đầu ở lớp 1 trường la M'nông huyện Chu Pah Trong lớp có 35 em thì có tới 20 em (chiếm 57%)
không biết cách giở cuốn sách (các em dùng móng tay cấu vào giữa tờ giấy, tờ giấy thì nát mà không thấy được trang cần tìm); 25 em (chiếm 71%) lau bảng không đúng cách Có em cúi người lên mặt bàn, tì ngực vào bảng rồi
đi, có em dùng vai, có em dùng cánh tay, có em dùng bàn tay lau bảng, nhiều em nhổ nước bọt vào bảng rồi dùng
tay Xoa Thậm chí, trong giờ học, có em bĩnh ra quần mà không dám nói gì vì sợ GV phải tự giải quyết tất cả các sự
cố này và mất khá nhiều thời gian của tiết học
Trang 332.2.3 Chuẩn bị tiếng Việt
Ở thời kỳ tiền học đường, HSDTTS thường không được chuẩn bị về TV Khi vào lớp 1, HSDTTS (đặc biệt ở vùng 2, vùng 3) hầu như không biết TV, có biết
cũng ở tình trạng rất yếu Xuất phát điểm của HS (20% biết TV, 30% có vẻ biết, 50% không biết gì) Do đó, sau khi học xong cuốn “Tập nói TV” các em cũng chỉ
có chừng 800 từ, trong khi HS bản ngữ khi vào lớp 1 đã có 4.000 đến 4.500 đơn vị
từ
Dưới đây là trình độ TV của HS khi vào lớp 1 ở Yên Bái :
- _ Tỷ lệ HS trước khi vào lớp 1 có học mẫu giáo : 65%
Tổng hợp báo cáo thu được từ các phiếu tìm hiểu cán bộ quản lý giáo dục, các chuyên viên chỉ đạo bậc THỶ” tại 19 huyện thuộc vùng DT tiểu số và miền núi cho
thấy: Trên 50% HSDTTS phải làm việc gia đình Nhiều huyện tỷ lệ này lên tới 90%
!5 Thời điểm thu nhận thông tin : cuối năm 2003
Trang 34như: Quản Bạ, Bắc Hà Trong một lớp lẻ ở bản người Thái của trường Phúc Sơn - Văn Chấn, Yên Bái, khi đề tài khảo sát thì 100% HS trả lời là có phải làm việc ở nhà vào buổi chiều Khảo sát tại Trường TH anh hing Nip - Chu Sé, Gia Lai, chúng tôi được biết, ngay đối với HS lớp 1, 2 vào kỳ chuẩn bị thu hoạch mùa (tháng
4 và tháng 10), HS các gia đình có lúa chín sớm thường phải nghỉ học, ra ruộng để đuổi chim Đến khi lúa cả vùng chín rộ thì thôi Thời gian nghỉ chừng độ 1 tuần Như vậy, trong khi ở các vùng thuận lợi khác HSTH có hai hoạt động chủ yếu
là học và chơi, các em có nhiều thời gian đành cho học tập, rèn luyện và phát triển, thì HSDTTS ở vùng DTTS và miền núi thiếu hẳn những điều kiện này
- Nhìn chung, HS vùng DTTS và miền núi chưa có thói quen học bài, làm bài
ở nhà
Tổng hợp phiếu thăm dò cán bộ quản lý, chỉ đạo, GV 13 huyện thuộc vùng DTTS và miền núi cho thấy tỷ lệ HS không học bài ở nhà chiếm tỷ lệ khá cao Tỷ lệ
từ 80% trở lên có: Quản Ba (Ha Giang), Tram Taéu(Yén Bai), Chu Sé, Chu Pah (Gia
Lai); từ 50% đến dưới 80% có: Mộc Châu (Sơn La), Văn Chấn (Yên Bái), Điện Biên Đông (Điện Biên), Bắc Hà (Lào Cai), Đăk Riấp (Đăk Lăk) Dưới 50% chỉ có 3
huyện là: Chiêm Hóa (Tuyên Quang), Yên Bình (Yên Bái) và TP Buôn Mê Thuột
(Dak Lak)
Chiêm Hóa, Buôn Mê Thuột, Yên Bình là những vùng DTTS và miền núi tương đối thuận lợi, có sự phát triển giáo dục, chất lượng giáo dục khá tối
- Thời gian học tập ở trường của trẻ em DT vùng DTTS và miền núi, đặc biệt
ở vùng cao, xa xôi hẻo lánh chỉ là một buổi trong vòng từ 2 đến 3 giờ tại trường
Nhiều em không thể tham gia học tập nếu buổi học kéo dài tới quá 10h30 sáng (vì
còn phải về làm việc gia đình16) Bảng theo dõi sĩ số HS ở một số trường thuộc
'É Báo GD&TĐ ngày 15/5/2002 đưa tin: ở huyện Quần Ba tinh Hà Giang trong tháng 4 và 5/2001 có 64 HS bỏ học, hầu hết là để phụ giúp gia đình trông nhà, cắt cỏ, chăn nuôi gia súc
Trang 35huyện Văn Chấn cho thấy, tỷ lệ HS đi học chuyên cần chỉ đạt 75%, HS thường bỏ
học rải rác từ lớp 3, 4, 5 1”
Do nghỉ mùa, do kiêng kị, do thời tiết nên thời gian thực học chỉ đạt 80%
thời lượng quy định 'Š
Thời gian học tập trong nhà trường của trẻ em vùng DTTS và miền núi thường ngắn Các em thường bỏ học sớm vì các lý do như : Sớm trở thành trụ cột, lực lượng sản xuất chính trong gia đình, lấy vợ, lấy chồng '?
CT TH và THCS mới hướng tới việc Học 2 buổi mỗi ngày” Qua thăm dò ý
kiến các nhà lãnh đạo giáo dục, các cán bộ chỉ đạo TH, THCS Sở, Phòng GD&ĐT
thuộc 18 huyện, 9 tỉnh nhận định về tỷ lệ HS có thể học 2 buổi/ngày so với tổng số
HS ở địa bàn như sau :
Tỷ lệ HS có thể học 2 buổi / ngày ở mức dưới 10% là : 11 / 18 huyện (chiếm
61% số trả lời) trong đó có 2 huyện chỉ có 1% HS có thể học 2 buổi/ ngày
Huyện Anh Sơn - Nghệ An và TP Buôn Mê Thuột - Đăk Lãk có 50% HS trở
lên có thể học 2 buổi / ngày
Có thể thấy, ở vùng DTTS và miền núi, chỉ có những nơi thuận lợi như vùng
1 và một số vùng 2, HSDTTS có thể tham gia học tăng buổi Do đó, nếu muốn
nâng cao chất lượng học tập của HSDTTS bằng cách tổ chức phụ đạo, tăng cường
số buổi học trong ngày chỉ có thể áp dụng được cho HS ở vùng I, khu vực thị trấn,
thị xã (như TP Buôn Mê Thuột) Ở những vùng 2 (như trường Hán Đà, huyện Yên
!” Báo cáo đợt công tác điều tra, khảo sát điều kiện thực hiện CT tiểu học 2000 tại Yên Bái, Lê Nguyên Quang, Hoàng Văn Sán, Nguyễn Quý Vinh thực hiện cuối 2001
'* Báo cáo của Sở GD&ĐT Yên Bái 2/12/2001 Thực tế, khi khảo sát tại Trường tiểu học Suối Bu (HS chủ yếu là
người Hˆmông) huyện Văn Chấn, tới 10 giờ sáng, chúng tôi đã thấy phụ huynh HS tới lớp gợi con về đi chăn bò
Các GV trong trường cho biết là không thể kéo dài thời gian buổi học hơn nữa vì nếu có kéo dài thêm, HS cũng bỏ
vẻ, không học Một phần là HS còn làm việc giúp gia đình, phần khác là các em đói, phải về ăn sáng rồi còn đi làm
'® Trường Suối Giàng huyện Văn Chấn, Yên Bái có hiện tượng HS lớp 3 đi lấy vợ Trong năm học 2001 - 2002 có 3
HS tiểu học đi lấy chồng
?® Trong CTTH chính thức không đặt vấn đề học 2 buổi/ngày nhưng khi dự thảo, CT có đặt ra Trong một số môn
học cũng đặt vấn đề HS sẽ hoàn thành nhiệm vụ học tập nếu học 2 buổi/ngày Vì thế nhóm nghiên cứu đề tài vẫn
quyết định tìm hiểu khả năng học 2 buổi/ngày ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tuy nhiên, không coi đây là yếu
tố tiên quyết cho việc đảm bảo sự phù hợp của CT
Trang 36Bình) cũng còn có thể nhưng tỷ lệ HS tham gia học 2 buổi thấp hơn so với HS ở trung tâm thị trấn HS vùng 3 (như Quản Bạ, Điện Biên Đông) rất khó tham gia
học hai buổi một ngày cho dù có đủ những điều kiện về trường, lớp, GV
Như thế, đối với HS vùng DTTS và miền núi, trước mất không thể tăng
cường chất lượng dạy học bằng cách kéo dài thời gian học trong ngày Cần phải
tìm biện pháp khác, chẳng hạn kéo dài thời lượng học tập trong năm
b) Sách vở, đồ dùng học tập
Nhìn chung, gia đình các em HSDTTS vùng DTTS và miền núi ít có khả năng về kinh tế để mua sắm, cung cấp cho các em sách vở, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập ?! Nơi có các dự án, các tổ chức xã hội cung cấp thì HSDTTS có
đủ hoặc tạm đủ những sách vở, đồ dùng học tập Các nơi khác HS thường thiếu 22
Tập hợp nhận định của GV, các nhà quản lý GD địa phương ở l6 huyện và
11 tỉnh về tình hình sử dụng SGK, đồ dùng học tập của HS, chúng tôi thấy :
Đối với các huyện vùng cao nhiều khó khăn thì tỷ lệ HS có SGK khá cao như: Quản Bạ (98%); Điện Biên Đông (100%); Trạm Tấu (90%) Nhưng cũng chính trong những huyện này thì tỷ lệ HSDTTS có đủ đồ dùng học tập (ĐDHT) lại rất thấp, cụ thể: Quản Bạ (10%); Điện Biên Đông (20%); Trạm Tấu (15%) Tương
tự, trong phạm vi tỉnh cũng vậy
Tình hình này có thể giải thích như sau: Sở dĩ tỷ lệ HS ở vùng DTTS và miền
núi có đủ SGK khá cao”? bởi ở các khu vực khó khăn, nhà nước có CT hé tro cho
việc phát triển kinh tế - xã hội (CT 135) Trong nguồn vốn hỗ trợ có mục chỉ tiền mua SGK cho HS mượn
?! Trường tiểu học xã Liên Sơn, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn, một lớp học có 40 HS chỉ có 3, 4 em có SGK Giờ HS ra chơi, GV phải chép bài vào vở cho HS Tg Kim Dung, CT đổi mới GD liệu có thích hợp với HS miền núi ?, Phụ nữ
Vn số 22 ngày 28/5/2001
? Nhóm nghiên cứu đề tài tới thăm một lớp năm ở trường tiểu học Xã Nậm lành huyện Văn Chấn thì thấy : có 24
HS nhưng chỉ có 3 cuốn SGK toán, 7 cuốn Tiếng Việt Không HS nào có đồ dùng học tập (thời điểm nhóm tới là
cuối năm)
?3 Điều tra này được tiến hành vào địp đầu năm học, tính thao cách lấy tổng số SGK các phòng GD được cấp chia
cho tổng số HS TH do vậy số liệu chỉ phản ánh tình hình chung của cả huyện hoặc tỉnh chứ không phản ánh tỷ lệ ở một trường cụ thể
Trang 37Tuy nhiên, thực tế cho thấy HS DTTS chưa có ý thức giữ gìn sách để dùng
nhiều lần, nên tuổi thọ của sách rất thấp Và càng về cuối năm thì tỷ lệ HS có SGK
càng giảm Theo chủ trương, mỗi cuốn SGK cần được sử dụng quay vòng nhiều năm nhưng ngay sau khi nhận sách các em đã vẽ, viết ngay vào những ô trống, tô
màu hình vẽ ” thậm chí vào ngay cả những bài chưa học nên thực tế chỉ sau một,
hai năm cuốn sách đã nát không thể dùng được nữa trong khi nguồn kinh phí bổ sung cho việc mua thêm sách bù vào chỗ mất, hỏng luôn thấp hơn so với nhu cầu
thực tế Lượng sách cho HS mượn thường giảm dần
CT 135 của Nhà nước không chủ trương cấp toàn bộ đồ ding hoc tập (chỉ cấp vở, bút) cho HS Những ĐDHT khác cha mẹ HS phải mua sắm cho con em họ nên tỷ lệ HS có đủ ĐDHT thấp hơn nhiều Trong thống kê này, những ĐDHT tự làm cũng được tính ĐDHT nhìn chung có chất lượng thấp, cộng thêm việc sử dụng, bảo quản của HS không tốt nên hư hỏng, thất lạc rất nhiều
Trang 38Bảng 5- Quy mô giáo viên vùng Tây Bắc
Nguồn : Tổng hợp từ niên giám Thống kê 2001 - 2002: NXB Thống Ké
Điều này cho thấy Nhà nước và chính quyền địa phương đã quan tâm tới việc bảo đảm đội ngũ GV cho khu vực miền núi
Trong cơ cấu đội ngũ, số giáo viên là người DTTS” chiếm một tỷ lệ đáng kể
so với tổng số GV Số GV này chủ yếu giảng dạy tại vùng cao, vùng sâu, xa xôi hẻo lánh Những nơi nhiều khó khăn thì tỷ lệ GV là người DTTS cao Huyện Quản
Bạ (Hà Giang) có 92,4%; Lộc Bình (Lạng Sơn) có 80,6% Tỉnh Lạng Sơn 83,2%;
Yên Bái 34,9%
Thông tin do nhóm đề tài thu được cho thấy: tỉnh Gia Lai có 5.230 GV TH, trong đó nữ là 3.894 người thì GV là người DTTS là 1.233 người (chiếm tỷ lệ 23,58%), trong đó nữ DT là 381 (chiếm tỷ lệ 30,9% so với số nam DTTS và tỷ lệ 9,8% so với GV nữ) Tỉnh Đăk Lăk có 10.726 GVTH, trong đó nữ là 9.179 thì GV
là người DTTS là 1.497 người (chiếm tỷ lệ 13,96% trong tổng số)
GV là người DTITS thường cũng gặp một số khó khăn nhất định trong giảng dạy một số môn học, đặc biệt là môn TV Đề tài tiến hành khảo sát tại Trường TH
anh hùng Núp nhận thấy có tới 50% GV là người DTTS (Jrai) phát âm TV sai dau
* Theo nguồn Trung tâm thông tin - Bộ GD&ĐT - Thống kê giáo dục 1998 - 1999, cả nước có 11,5% GV TH là
người DTTS
Trang 39thanh đo ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ không dấu thanh Khi trò chuyện cùng với các GV người DTTS ở đây, chúng tôi cũng nhận thấy chừng 50% không hiểu nói theo tốc độ bình thường Muốn các GV này hiểu, phải nói chậm rãi với cách điễn đạt đơn giản
2.3.2 Chất lượng
Do nhu cầu cần nhanh và nhiều giáo viên phục vụ mục tiêu phổ cập giáo dục (TH năm 2000, THCS 2010) nên nhiều giáo viên được đào tạo cấp tốc Ở TH, bên
cạnh các hệ đào tạo chuẩn12 + 2 còn có hàng loạt các hệ đào tạo đưới chuẩn cho
các GV cắm bản Có thể thấy các hệ đào tạo sau 5 + 3; 7 + 1; 7 +2: 7+ 3; 9+ 1; 12 + 6 tháng Thậm chí có nơi, có lúc cứ đưa người vào giảng dạy rồi bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm sau trong các kỳ nghỉ hè Nghĩa là có những giáo viên đứng lớp
mà chưa hề được đào tạo Trong những năm qua, đội ngũ GV này đã có những đóng góp đáng kể trong việc hoàn thành nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học ở vùng DTTS và miền núi đúng thời hạn
Có thể thấy một phần sự đa dạng trong trình độ dao tao cha GV TH tinh Cao
Bằng qua bảng sau:
Bảng 6- Trình độ đào tạo GV TH tỉnh Cao Bằng
Trang 40
Ở Gia Lai, để khắc phục tình trạng thiếu GV TH giảng dạy trong các làng
DT, thực hiện chủ trương xóa làng trắng giáo đục, trong những năm 1990 - 1991 tỉnh Gia Lai đã đào tạo cấp tốc 2.445 GV TH trình độ 9 + 1 năm và 12 + 6 tháng
(phần lớn là người DT thiểu số) thậm chí có người chỉ trình độ văn hóa lớp 5, sau
khóa đào tạo cấp tốc nghiệp vụ 6 tháng đã trở thành GV đứng lớp
Cho đến nay, khi thực tế đòi hỏi phải nâng cao trình độ của GV, các vùng
DTTS và miền núi đã và đang khẩn trương tiến hành đào tạo lại, chuẩn hóa đội
ngũ giáo viên Tuy nhiên về số lượng cũng như chất lượng chuẩn hóa còn hạn chế Theo báo cáo (4/ 2004) của các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Sơn La,
Lai Châu, Hòa Bình tỷ lệ GV đạt chuẩn như sau :
chuẩn hóa còn chưa cao