1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa MácLênin 2 về tư bản độc quyền

16 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 38,65 KB

Nội dung

Tiểu luận giữa kì Mác 2 ĐH Ngoại Thương Tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn cao hơn là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và sau đó là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Thực chất, đây là những nấc thang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động mới trong tình hình kinh tế chính trị thế giới từ cuối thế kỳ XIX và đầu thế kỷ XX cho đến nay

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

_

TIỂU LUẬN

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA

MÁC – LÊNIN II

ĐỀ TÀI: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ VIỆC ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH TẬP ĐOÀN APPLE

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Vân Thiên

Lớp: TRI103.12

MSV: 1717740082 SBD: 92

Giảng viên giảng dạy: TS Vũ Thị Quế Anh

Trang 2

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG 4

I NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHUYỂN BIẾN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN 4

II CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN 5

1 CÁC TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN 5

2 TƯ BẢN TÀI CHÍNH VÀ BỌN ĐẦU SỎ TÀI CHÍNH 5

3 XUẤT KHẨU TƯ BẢN 6

4 SỰ PHÂN CHIA THẾ GIỚI VỀ KINH TẾ GIỮA CÁCH TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN 6

III NGUỒN GỐC LỢI NHUẬN CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN 7

C VẬN DỤNG KIẾN THỨC NGHIÊN CỨU TẬP ĐOÀN APPLE 8

I GIỚI THIỆU 8

1 THƯƠNG HIỆU 8

2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 8

3 THỊ TRƯỜNG 9

II TẬP ĐOÀN APPLE VÀ VẤN ĐỀ TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN 9

1 CHIẾN LƯỢC 10

2 QUY LUẬT GẮN KẾT ƯU TIÊN (PREFERENTIAL ATTACHMENT) 12

3 BÓC LỘT CÔNG NHÂN, NHÀ CUNG CẤP VÀ VIỆC TRÁNH THUẾ 13

4 KẾT LUẬN 15

Trang 3

A LỜI MỞ ĐẦU

Tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn cao hơn là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và sau đó là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Thực chất, đây là những nấc thang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động mới trong tình hình kinh tế - chính trị thế giới từ cuối thế kỳ XIX và đầu thế kỷ XX cho đến nay

Bài tiểu luận này sẽ mang lại những cái nhìn cơ bản, khái quát nhất về các tổ chức độc quyền, cách vận hành và thu lợi nhuận Bên cạnh đó, vận dụng những kiến thức đã được đưa ra vào phân tích, nghiên cứu tập đoàn Apple

Bài này có sử dụng tài liệu cả tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh, do hạn chế về mặt kiến thức, ngôn ngữ, thời gian, cách tiếp cận vấn đề chưa được thật chuyên môn nên sai sót là không thể tránh khỏi Em rất mong được sự quan tâm, đánh giá, đóng góp từ phía cô để bài tiểu luận thêm hoàn chỉnh Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

B NỘI DUNG

I NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHUYỂN BIẾN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN

Theo Lênin “tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển đến một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”

Sự độc quyền hay sự thống trị của tư bản độc quyền là cơ sở của chủ nghĩa tư bản độc quyền Sự xuất hiện của tư bản độc quyền do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học - kỹ thuật, làm xuất hiện những ngành sản xuất mới mà ngay từ đầu đã là những ngày có trình độ tích tụ cao, đòi hỏi những hình thức tổ chức kinh tế mới

- Vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện; phát hiện ra hoá chất mới; máy móc mới ra đời… Những thành tựu khoa học kỹ thuật này, một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác, nó dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn

- Trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, sự tác động của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn

- Cạnh tranh tự do, một mặt, buộc các nhà tư bản phải cải tiến kĩ thuật, tăng quy

mô tích lũy, mặt khác, dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kĩ thuật kém hoặc bị các đối thủ mạnh hơn thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn

- Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản

Trang 5

- Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh

mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền

II CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN

1 CÁC TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN

Tổ chức độc quyền là liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay một phần lớn (thậm chí toàn bộ) sản phẩm của một ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh hưởng quyết định đến quá trình sản xuất và lưu thông của ngành đó Những liên minh độc quyền, thoạt đầu hình thành theo sự liên kết ngang, tức là sự liên kết những doanh nghiệp trong cùng ngành, dưới những hình thức cácten, xanhđica, tờrớt

Cácten là hình thức tổ chức độc quyền dựa trên sự ký kết hiệp định giữa các xí nghiệp thành viên để thoả thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán còn việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vẫn do bản thân mỗi thành viên thực hiện

Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền trong đó việc tiêu thụ sản phẩm do một ban quản trị chung đảm nhiệm, nhưng sản xuất vẫn là công việc độc lập của mỗi thành viên Cácten và xanhđica dễ bị phá vỡ khi tương quan lực lượng thay đổi Vì vậy, một hình thức độc quyền mới ra đời là tờrớt Tờrớt thống nhất cả việc sản xuất và tiêu thụ vào tay một ban quản trị chung, còn các thành viên trở thành các cổ đông

Tiếp đó, xuất hiện sự liên kết dọc, nghĩa là sự liên kết không chỉ những xí nghiệp lớn mà

cả những xanhđica, tờrớt thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên quan với nhau về kinh tế và kỹ thuật, hình thành các côngxoócxiom

Từ giữa thế kỷ XX phát triển một kiểu liên kết mới - liên kết đa ngành - hình thành những cônglômêrat (conglomerat) hay consơn (concern) khổng lồ thâu tóm nhiều công

ty, xí nghiệp thuộc những ngành công nghiệp rất khác nhau, đồng thời bao gồm cả vận tải, thương mại, ngân hàng và các dịch vụ khác, v.v

Trang 6

2 TƯ BẢN TÀI CHÍNH VÀ BỌN ĐẦU SỎ TÀI CHÍNH

Tư bản tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa tư bản độc quyền ngân hàng

và tư bản độc quyền trong công nghiệp

Bọn đầu sỏ tài chính (trùm tư bản tài chính) thiết lập sự thống trị của mình thông qua

“chế độ tham dự” Thực chất của chế độ tham dự là một nhà tư bản tài chính hoặc một tập đoàn tài chính, nhờ nắm được số cổ phiếu khống chế mà chi phối được công ty gốc hay “công ty mẹ”, rồi qua công ty mẹ chi phối các công ty phụ thuộc hay các “công ty con”, các công ty này lại chi phối các “công ty cháu” v.v… Bởi vậy, với một số tư bản nhất định, một trùm tư bản tài chính có thể chi phối được những lĩnh vực sản xuất lớn

3 XUẤT KHẨU TƯ BẢN

Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng

dư, còn xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản đó

Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu, vì trong những nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã tích luỹ được một khối lượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng "thừa tư bản" Tình trạng thừa này không phải là thừa tuyệt đối, mà là thừa tương đối, nghĩa là không tìm được nơi đầu tư có lợi nhuận cao ở trong nước Tiến bộ kỹ thuật ở các nước này đã dẫn đến tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản và hạ thấp tỷ suất lợi nhuận; trong khi đó, ở những nước kém phát triển về kinh tế, nhất là ở các nước thuộc địa, dồi dào nguyên liệu và nhân công giá

rẻ nhưng lại thiếu vốn và kỹ thuật

Do tập trung trong tay một khối lượng tư bản khổng lồ nên việc xuất khẩu tư bản ra nước ngoài trở thành một nhu cầu tất yếu của các tổ chức độc quyền

Xét về hình thức đầu tư, có thể phân chia xuất khẩu tư bản thành xuất khẩu tư bản trực tiếp và xuất khẩu tư bản gián tiếp Xuất khẩu tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nước ngoài

để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao Xuất khẩu tư bản gián tiếp là cho vay để thu lợi tức

Trang 7

4 SỰ PHÂN CHIA THẾ GIỚI VỀ KINH TẾ GIỮA CÁCH TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN

Việc xuất khẩu tư bản tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi tất yếu dẫn đến việc phân chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư tư bản, phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền Cuộc đấu tranh giành thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu và lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao ở nước ngoài trở nên gay gắt Những cuộc đụng đầu trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền có sức mạnh kinh

tế hùng hậu dẫn đến các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng, tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết hiệp định để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực

và những thị trường nhất định Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia…

III NGUỒN GỐC LỢI NHUẬN CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN

Nhờ nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ chức độc

quyền có khả năng định ra giá cả độc quyền Giá cả độc quyền là giá cả hàng hóa có sự

chênh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất Họ định ra giá cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mà họ bán ra và giá cả độc quyền thấp dưới giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mà họ mua, trước hết là nguyên liệu Qua đó họ thu được lợi nhuận độc quyền

Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao là lao động không công của công nhân ở các xí nghiệp độc quyền; một phần lao động không công của công nhân ở các xí nghiệp không độc quyền; một phần giá trị thặng dư của các nhà tư bản vừa và nhỏ bị mất đi do thua thiệt trong cuộc cạnh tranh; lao động thặng dư và đôi khi cả một phần lao động tất yếu của những người sản xuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa, phụ thuộc

Tuy nhiên, giá cả độc quyền không thủ tiêu được tác động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư Vì xét toàn bộ xã hội thì tổng giá cả vẫn bằng tổng số giá trị và tổng lợi nhuận vẫn bằng tổng giá trị thặng dư trong các nước tư bản chủ nghĩa Những thứ mà các

tổ chức độc quyền kếch xù thu được cũng là những thứ mà các tầng lớp tư sản vừa và nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa và nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc mất đi

Trang 8

C VẬN DỤNG KIẾN THỨC NGHIÊN CỨU TẬP ĐOÀN APPLE

I GIỚI THIỆU

1 THƯƠNG HIỆU

Apple Inc là một tập đoàn công nghệ máy tính của Mix có trụ sở hính đặt tại Silicone Valley (thung lũng Si-li-côn) ở San Francisco, tiểu bang California Apple được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên gọi Apple Computer Inc., và đổi tên thành Apple Inc vào đầu năm 2007 Với lượng sản phẩm bán ra hàng năm là 13,9 tỷ đô la Mỹ (2005), 74 triệu iPhone được bán ra chỉ trong vòng quý 4 năm 2014 và có hơn 98.000 nhân viên ở nhiều quốc gia, sản phẩm là máy tính cá nhân, phần mềm, phần cứng, thiết bị nghe nhạc

và nhiều thiết bị đa phương tiện khác Sản phẩm nổi tiếng nhất là máy tính Apple Macintosh, máy nghe nhạc iPod (2001), chương trình nghe nhạc Itunes, điện thoại iPhone (2007), máy tính bảng iPad (2010) và đồng hồ thông minh Apple Watch (2014-2015) hoạt động trên nhiêug quốc gia trên thế giới

2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Năm 1976, bắt đầu tại một gara nhỏ, Apple đã đặt nền tảng cho máy tính cá nhân ngày nay Từ một bộ sản phẩm nghiệp dư được yêu thích, Apple II đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất vào thời điểm đó Khi IBM cho ra mắt máy tính cá nhân đầu tiên, Apple cho ra mắt một chiến dịch quảng cáo với thông điệp: “Welcome, IBM.Seriously”

Năm 1984, Apple tạo ra một ảnh hưởng quan trọng khác đến sự phát triển của ngành công nghệ thông tin khi cho ra mắt Macintosh - máy tính cá nhân đầu tiên được điều khiển bằng chuột và hệ điều hành đồ họa Đây là một phát minh quan trọng vì vào thời điểm đó window vẫn chưa ra đời

Tuy nhiên, vào những thập niên những năm 90, Apple gặp phải khủng hoảng trầm trọng, các chuyên gia tại đây buộc phải nhìn lại tương lai phát triển của Apple Chính vào lúc này, Steve Jobs người đồng sáng lập Apple đã trở lại với công ty Người đàn ông có tầm nhìn chiến lược đã vạch ra những điểm nhấn cho sự phát triển của Apple trong tương lai

và thẳng tay gạt bỏ không thương xót các sản phẩm không có tiềm năng

Trang 9

Kết quả của một loạt cải cách là iMac, sản phẩm đã thay đổi nhận thức của con người về máy tính, với tính năng đơn giàn và dễ sử dụng Sau thành công này, Apple nổi lên như một con phượng hoàng lửa vụt lên từ đống cho tàn và lấy lại được những gì mình đã có: Một công ty tạo nên những khuynh hướng và luôn đi trước nhiều bước trong cạnh tranh Vào đầu thiên niên kỉ mới, Apple đã giới thiệu một phát minh khác: Máy nghe nhạc kĩ thuật số Ipod Cho dù thời điểm đầu gặp phải một vài phản đối, Apple tiếp tục phát triển Ipod cùng với hệ thống iTunes, kết quả là chúng thực sự đã trở thành một hiện tượng Nhờ Ipod, bạn có thể mang theo những bài hát ưa thích bên mình, lắng nghe chúng mọi lúc, mọi nơi

Năm 2005, thêm một bước ngoặt nữa đối với Apple, với việc người tiêu dùng không còn

ưu thích Macintosh truyền thống Bởi vậy, công ty đã ngưng sử dụng bộ xử lí Power PC

và chuyển sang sử dụng bộ vi sử lý Intel Sáu tháng sau khi iMac và Macbook xuất hiện trên thị trường, chúng được ủng hộ nhiệt tình nhờ kiểu dáng bắt mắt Nhờ việc kết hợp hệ thống Apple truyền thống Mac O X với hệ Windows, máy tính Mac đã trở thành thiết bị

đa năng nhất trên thị trường

Năm 2007, Apple giới thiệu iPhone mới tại Mac World Expo vào tháng 1 bởi Steve Jobs Sản phẩm iPhone là một điện thọa di động với một thiết kế hoàn toàn mới và được khách hàng đón nhận nồng nhiệt

3 THỊ TRƯỜNG

Apple là một trong những nhà sáng lập quan trọng và nổi bật trong lĩnh vực IT, gần đây nhất là những sản phẩm, giải trí và tiêu dùng Tại Cộng Hòa Séc cũng như các quốc gia trung Âu, đại diện cho Apple là công ty IMC (Independent Marketing Company) Czech Data system, s r, o

Trong thế giới máy tính, Apple tập trung vào những ngành nghề đầy sáng tạo (liên quan đến in ấn, âm nhạc, phim và video), giáo dục dành cho khách hàng trong nước, các văn phòng nhỏ, trong khi vẫn giới thiệu rộng rãi đến công chúng sản phẩm Ipod

Trang 10

II TẬP ĐOÀN APPLE VÀ VẤN ĐỀ TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN

1 CHIẾN LƯỢC

Tạo lập uy tín và luôn đi trước một bước – Trong kinh doanh có rất nhiều thách thức

và phải cạnh trạnh với các đối thủ lớn Tạo lập uy tín và luôn đi trước một bước là một chiến lược giúp các công ti trụ vững trên thương trường Để tạo được uy tín với khách hàng đòi hỏi một thời gian dài và khong phải là một quá trình dễ dàng Nhưng đây là điều thực sự quan trọng có ý nghĩa to lớn đối với sự thành công của một công ti Một trong những cách thức tốt nhất để các công ti có thể đạt được những nỗ lực marketing của mình

là luôn đi đầu trong các dòng sản phẩn bằng cách chiếm lĩnh thị trường lớn Và không có

sự lựa chọn nào khác đó là công ti đó phải thực sự nổi bật Nhận thấy điều này, Apple chinh phục được giới tiêu dùng bằng iPhone

Hiện ny, LG, Samsung, HTC và Nokia, tất cả đều có những tiện ích tương tự iPhone và giá còn thấp hơn Apple, và 3G hiện nay còn có những chức năng hơn hẳn iPhone Nhưng tại sao người tiêu dung vẫn lựa chọn sản phẩm của Apple và có lẽ sự đi đầu công nghệ của Apple cũng giải thích một phần nào đó câu hỏi này

Khác biệt hóa sản phẩm trong cạnh tranh – Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm hay

chiến lược định vị sản phẩm và dịch vụ là chiến lược làm khác biệt các sản phẩm và dịch

vụ của công ty so với đối thủ cạnh tranh, tạo ra điểm độc đáo riêng làm sao để nó chiếm được một chỗ đặc biệt và có giá trị trong tâm trí khách hang Khác biệt hóa sản phẩm nếu đạt được, sẽ là chiến lược tạo khả năng cho công ty thu được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân, bởi vì nó tạo nên một vị trí chắc chắn cho hãng trong việc đối phó với các lực lượng cạnh tranh Khác biệt hóa tạo ra sự cách biệt với những đối thủ cạnh tranh vì có niềm tin của khách hang vào nhãn hiệu sản phẩm, điều này sẽ dẫn đến khả năng ít biến động hơn của giá cả.Sau khi đã xác định được đối thủ cạnh tranh và chiến lược tiến công, công ty cần xây dựng chiến lược định vị nhằm xây dựng hình ảnh khác biệt của sản phẩm

so với đối thủ cạnh tranh khác.Vì xây dựng chiến lược định vị sản phẩm là sản phẩm có chất lượng cao nên chất lượng sản phẩm là yếu tố quan tâm hang đầu của công ty Khi đã

Ngày đăng: 23/03/2018, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w