1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TỔNG QUAN DƯỢC LIỆU HOÀI SƠN

22 1,2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 897,2 KB
File đính kèm HOÀI SƠN. A5K7.rar (876 KB)

Nội dung

Củ mài (Dioscorea persimilis) không đơn giản chỉ là món ăn dân dã quen thuộc với đồng bào miền núi, còn là vị thuốc quý của y học dân gian được sử dụng rất lâu đời với tên thuốc hoài sơn. Hoài sơn là rễ củ đã chế biến khô của cây củ mài, có giá trị dinh dưỡng cao. Theo Đông y hoài sơn có vị ngọt không mùi, tính bình không độc là thuốc bổ mát có tác dụng dưỡng vị sinh tân, ích phế bổ thận, chỉ khát chữa tỳ vị suy nhược, mạnh gân xương, gầy yếu, đi tiểu nhiều, ăn khó tiêu, đau dạ dày, viêm ruột, đái tháo đường, di tinh, bạch đới… Ngoài ra trong nhiều loại thuốc tễ như tễ bổ khí huyết, tễ bổ thận âm, tễ bổ thận tráng dương hoặc viên tròn lục vị hoàn, viên bổ trung ích khí, cũng có thành phần là hoài sơn.Để giúp các bạn hiểu hơn về vị thuốc này, tôi xin trình bày một số nét tổng quan về hoài sơn.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BỘ MÔN DƯỢC LIỆU

- 

-TIỂU LUẬN Chủ đề: TỔNG QUAN DƯỢC LIỆU HOÀI SƠN

Họ và tên: Trần Thanh Hoa

Tổ 1 – Lớp A5K67 MSV: 1201214

HÀ NỘI, NĂM 2014

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ……… 3

I, Tổng quan……… 4

1.1, Đặc điểm thực vật chi Bách bộ (stemona)……… 4

1.1.1 Vị trí phân loại……… 4

1.1.2, Tóm tắt đặc điểm họ Củ nâu (Dioscoreaceae)……… 4

1.1.3, Đặc điểm thực vật chi Bách bộ (stemona)……… 5

1.2, Đặc điểm thực vật, phân bố của cây Củ mài (Dioscorea persimilis)……… 5

1.2.1, Tên họ……… 5

1.2.2, Mô tả……… 5

1.2.3, Phân bố sinh thái, thu hái và chế biến……… 10

II Nghiên cứu thành phần hóa học……… 12

III Tác dụng dược lí………. 13

IV Công dụng và liều dùng……… 14

V Một số sản phẩm từ hoài sơn đang được ứng dụng trên thị trường ngày nay 16

KẾT LUẬN 19

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Củ mài (Dioscorea persimilis) không đơn giản chỉ là món ăn dân dã quen thuộcvới đồng bào miền núi, còn là vị thuốc quý của y học dân gian được sử dụng rất lâuđời với tên thuốc hoài sơn Hoài sơn là rễ củ đã chế biến khô của cây củ mài, có giá trị dinh dưỡng cao

Theo Đông y hoài sơn có vị ngọt không mùi, tính bình không độc là thuốc bổ mát có tác dụng dưỡng vị sinh tân, ích phế bổ thận, chỉ khát chữa tỳ vị suy nhược, mạnh gân xương, gầy yếu, đi tiểu nhiều, ăn khó tiêu, đau dạ dày, viêm ruột, đái tháo đường, di tinh, bạch đới… Ngoài ra trong nhiều loại thuốc tễ như tễ bổ khí huyết, tễ bổ thận âm, tễ bổ thận tráng dương hoặc viên tròn lục vị hoàn, viên bổ trung ích khí, cũng có thành phần là hoài sơn

Để giúp các bạn hiểu hơn về vị thuốc này, tôi xin trình bày một số nét tổngquan về hoài sơn

Trang 5

Giới thực vật (Plantae)

Ngành Ngọc lan (Liliopsida)

Phân lớp Cúc (Asteridae)

Bộ Khúc khắc (Smilacales) Chi Bách bộ (stemona)

Họ Củ nâu (Dioscoreaceae)

1.1.2, Tóm tắt đặc điểm họ Củ nâu (Dioscoreaceae)

Dây leo bằng thân quấn (theo chiều kim đồng hồ hay ngược lại) Có củ hoặc thân rễ sống nhiều năm ở dưới đất Lá đơn hay lá kép hình chân vịt, rộng như lá cây hai lá mầm, mọc so le nhưng những lá non trông như mọc đối, gân lá 3-9, tỏa

ra từ gốc Hoa nhỏ, đều, thường đơn tính khác gốc, thường mọc thành chùm hay bông dày đặc Bao hoa phần lớn dính thành ống ngắn, 3 cánh hoa hơi khác 3 lá đài.Hoa đực có 6 nhị, hoặc còn 3 nhị do 3 nhị vòng trong bị tiêu giảm Hoa cái có bộ nhụy gồm 3 lá noãn, bầu dưới, 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn Quả nang, ít khi là quả mọng, có 3 cánh chạy dọc quả Hạt nhỏ, thường có cánh

Công thức hoa:

P(3+3)A3-6G0

P(3+3)A0G(3)

Trang 6

Hoa đồ:

1.1.3, Đặc điểm thực vật chi Bách bộ (stemona)

Dây leo; lá mọc đối; hoa màu vàng, hồng Rễ củ rất nhiều Dùng làm thuốc trị

ho, trừ chấy

1.2, Đặc điểm thực vật, phân bố của cây Củ mài (Dioscorea persimilis)

Trang 7

Hình 1: Dioscorea persimilis

1.2.1, Tên họ

Tên khoa học: Dioscorea persimilis

Tên khác : Khoai mài, sơn dược, chính hoài, mèn chằn, mán dịn, co mằn kép (tiếng dân tộc Thái), mằn ôn (tiếng dân tộc Nùng), hìa dòi (tiếng dân tộc Dao), gờ lờn (tiếng dân tộc K’dong)

Họ: Củ nâu (Dioscoreaceae)

1.2.2, Mô tả

Đặc điểm thực vật: Dây leo quấn sang phải Thân khí sinh hằng năm, leo cao,

có khi tới hàng chục mét Thân rễ phình thành củ ăn sâu xuống đất khó đào, củhình chày dài có khi đến 1 m, có nhiều rễ con, mặt ngoài màu xám nâu bên trong

có bột màu trắng Phần trên mặt đất, ở kẽ lá thỉnh thoảng có những củ con nhỏ,những củ này có thể đem trồng được

Trang 8

Hình 2: Củ mài

Lá đơn mọc so le hay mọc đối, đầu lá nhọn phía cuống hình tim, nhẵn, dài 10cm, rộng 6-8cm, gân lá 5-7, toả ra từ gốc; cuống lá dài 1,5-3,5 cm

8-Hình 3: Lá cây củ mài

Trang 9

Hoa mọc thành bông khúc khuỷu mang nhiều hoa Hoa đực, hoa cái khác gốc.Bao hoa 6, dài bằng nhau, nhị 6, hoa cái mọc thành bông.

Hình 4: Hoa của cây củ mài

Quả nang có 3 cánh khi quả khô, cây không còn lá Hạt mỏng và nhẹ, cómào,phôi hạt nhỏ và mỏng thích nghi phát tán nhờ gió Hạt có màu vàng nhạt khicòn non và ngả màu nâu xỉn khi gìa Mùa hoa: tháng 7-8; mùa quả: tháng 9-11

Hình 5: Quả của cây củ mài

Trang 10

Đặc điểm vi phẫu:

Giải phẫu thân

Từ ngoài vào trong gồm có: biểu bì, mô dày, mô mềm vỏ, mô cứng, hệ thống

bó dẫn: libe, gỗ; mô mềm ruột

Hình 6: Một phần cấu tạo thân cây củ mài.

1.Biểu bì 2.Mô dày 3.Mô mềm 4.Mô cứng.

Ngoài cùng của thân là một lớp biểu bì có các tế bào xếp sít nhau Vách ngoàicủa biểu bì rất dày, sớm hóa gỗ Mô dày xếp thành vòng bao quanh thân Sự phân

bố của mô dày không đều, tập trung nhiều hơn ở các góc, giúp thân có khả năng dễuốn hơn và bám chắc vào giá thể leo, chịu được tác động của môi trường Thíchnghi với lối sống leo Mô mềm vỏ có kích thước và số lượng không bằng nhau Ởnhững góc lồi, mô mềm vỏ nhiều lớp tế bào to hơn nhưng không xếp sít nhau mà

để chừa lại nhiều khoảng gian bào

Hình 7: Cấu tạo thân cây củ mài.

Trang 11

Hệ thống dẫn mang đặc điểm đặc trưng của thực vật một lá mầm, gồm những

bó dẫn chồng chất kín, những bó nhỏ nằm ngoài xếp khít nhau vùi trong khối môcứng, những bó dẫn lớn nằm lùi dần vào trong, xắp xếp cách xa nhau Bó to hìnhelip, bó nhỏ hình tam giác có đỉnh quay vào trung tâm Các bó dẫn cấu tạo theokiểu bó dẫn kín, chỉ có gỗ và libe sơ cấp, không có tầng phát sinh

Đặc điểm bột dược liệu:

Hình 8: Bột dược liệu hoài sơn.

Bột màu trắng, mịn, vị hơi chua Soi trên kính hiển vi thấy: Mảnh mô mềmthường chứa tinh bột (1) Bó tinh thể calci oxalat hình kim (2) Tinh bột đa số hìnhchuông kích thước 30-80 µm, số ít hình trứng dài 0,03-0,06 mm, rộng 0,02- 0,05

mm (3) Các hạt tinh bột có vân đồng tâm, rốn hạt là một chấm hơi lệch về một đầuhạt Mảnh mạch (4)

1.2.3, Phân bố sinh thái, thu hái và chế biến.

Phân bố:

Cây mọc hoang ở khắp những vùng rừng núi nước ta Trước đây, giữa các vụthu hoạch, nhân dân vẫn đi đào củ mài để ăn chống đói Hiện nay được trồng ởnhiều nơi, nhân giống bằng củ, thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiềunhất tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh vàQuảng Bình

Cách trồng:

Củ mài có thể trông ở miền núi, trung du và đồng bằng Đất trồng cần màu mỡ,tầng canh tác 20-30cm trở lên, ẩm xốp Không nên trồng củ mài ở đất thịt nặng,úng nước Củ mài được nhân giống bằng rễ củ hoặc dái mài Khi thu hoạch, chon

Trang 12

những củ có kích thước trung bình, vỏ nhẵn, màu sáng, thảng, không sâu bệnh đểlàm giống

+ Nhân giống bằng rễ củ: Tốt nhất dùng đoạn đầu rễ, nhưng cũng có thể sửdụng cả phần dưới (toàn bộ rễ củ), cắt thành những đoạn dài 5-7cm, chấm tro ngayhoặc để trong râm mát cho se chỗ vết cắt Sau đó, trồng ngay hoặc ủ mầm trong cát

ẩm Nếu ủ mầm, rải cát dài 2-3 cm, xếp một lớp củ giống rồi phủ lên trên 1 lớp cát

Có thể xếp 2-3 lớp như vậy Sau 7-10 ngày, các đoạn rễ củ sẽ nảy mầm và đemtrồng Chú ý đoạn đầu rễ nảy mầm nhanh hơn, cần xếp riêng

+ Nhân giống bằng dái mài: Khi thu hoạch, chọn những dái mài có đườngkính 1,5-2 cm để làm giống Cách ủ mầm cũng tiến hành như trên Nhân giốngbằng dái mài cũng thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản và tận thu đượcnguyên liệu nhưng thường cho củ nhỏ hơn Mùa trồng củ mài tốt nhất vào tháng 2-

3 (sau tết âm lịch)

Đất trồng cần cầy bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 30-35cm, mặt luốngrộng 50-60 cm Bổ hốc 2 hàng so le với khoảng cách 30x35 cm và bón phân lóttheo hốc Trộn đều phân với đất rồi trồng mỗi hốc một hom giống ở độ sâu 5-7 cm.Nên phủ rơm rạ hoặc cỏ khô lên mặt luống để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại Cần tưới

ẩm ngay và thường xuyên trong thời gian đầu để giúp cây mọc nhanh Khi cây lênkhỏi mặt đất, cần cắm que cho kịp thời cho cây leo Giàn leo có thể làm theo kiểumái nhà hoặc giàn phẳng Cần giữ cho ruộng luôn sạch cỏ và tơi xốp Nếu khô hạn,chú ý tưới nước Từ tháng 5 đến tháng 9, dùng nước phân chuồng hoặc nước giảitưới thúc cho cây, mỗi tháng một lần Củ mài trồng ít có sâu bệnh Đề phòng thối

củ bằng cách giữ cho ruộng không quá ẩm và thoát nước kịp thời khi có mưa lớn

Củ mài trồng khoảng 10-12 tháng có thể thu hoạch Vào tháng 12 đến tháng 1 nămsau, khi cây tàn lụi, tiến hành thu dái mài làm giống, cắt bỏ phần thân lá và đào lấy

rễ củ Chú ý không làm sây sát rễ củ Cắt đầu rễ làm giống, phần còn lại đem chếbiến

Chế biến: Củ mài sau khi đào về phải chế biến ngay trong vòng 3 ngày nếu

không sẽ hỏng

+ Cách chế biến đơn giản: Củ mài đào về, rửa sạch đất, gọt vỏ rồi cho vào lòsấy diêm sinh trong 2 ngày 2 đêm, lấy ra phơi khô là được

+ Cách chế biến phức tạp hơn, cho hình dáng đẹp, gồm có 3 giai đoạn:

1 Sấy diêm sinh lần thứ nhất:

Sau khi gọt vỏ đem xông diêm sinh (110kg củ mài phải dùng 2kg diêm

Trang 13

Xếp hoài sơn vào lò như lần một rồi đốt diêm sinh trong 1 ngày 1 đêm(100kg củ mài phải dùng 1kg diêm sinh) Khi nào củ mài mềm như chuối làđược, nếu chưa thì cần sấy diêm sinh lại Sấy xong ủ trong vại, đậy bằngbao tải có nhúng nước Sau 1 ngày 1 đêm, đem ra đặt lên ván mà lăn tới khi

2 đầu củ lõm vào Đem phơi nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho hơi khô, sửa lại lẫnnữa cho dáng củ đẹp rồi lại lăn lần nữa cho nhẵn bóng và phơi thật khô.Nhúng nhanh vào nước và lấy ra dùng giấy giáp đánh cho bóng

3 Sấy diêm sinh lần thứ ba:

100kg củ mài thì dùng 200g diêm sinh, sấy trong 1 ngày 1 đêm Khi đónghòm cần phân loại ra thành nhiều loại:

* Loại 1: 4 khúc cho 500g trọng lượng

* Loại 2: 6 khúc cho 500g trọng lượng

* Loại 3: 8 khúc cho 500 g trọng lượng

* Loại 4: 10 khúc cho 500g trọng lượng

* Loại 5: 12 khúc cho 500g trọng lượng

* Loại 6: 14 khúc cho 500g trọng lượng

Hoài Sơn tốt phải có màu trắng bóng, không vàng, chất củ rắn chắc, khôngxốp, không có vết lỗ chỗ, không bị sâu mọt

Bảo quản:

mùa mưa cần kiểm tra thường xuyên, nếu thấy mốc phải đem ra phơi hoặc honglửa rồi chải những chỗ mốc, hoặc có thể dùng nước ấm rửa rồi sấy bằng lưu huỳnh,phơi khô rồi đóng gói lại

II, Nghiên cứu thành phần hóa học của hoài sơn.

Hoài sơn có chứa thành phần chủ yếu là tinh bột Tinh bột được cấu tạo bởi 2loại polysaccharid: amylose và amylopectin

+ Amylose: là một chuỗi hàng nghìn đơn vị α-D glucose nối với nhau theo dâynối (1-4) glycosid Đây là chuỗi thẳng không phân nhánh

Trang 14

+ Amylopectin: có phân tử lượng lớn hơn nhiều amylose, khoảng 106 – 107

gồm 5000 – 50.000 đơn vị glucose và phân nhánh nhiều Các đơn vị α-D glucosecũng nối với nhau theo dây nối (1-4) còn chỗ phân nhánh thì theo dây nối (1-6)

Ngoài ra, trong hoài sơn của Trung Quốc và Nhật Bản, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm ra chất muxin (là một loại protein nhớt), allantoin, acid amin,

Trang 15

III, Tác dụng dược lý

1 Tăng đồng hóa và hướng sinh dục:

Thí nghiệm trên chuột cống trắng còn non, có cân nặng 45-60g, gồm cả đực vàcái, cho ăn hoài sơn dưới dạng bột với liều 20g/kg dùng liên tiếp trong 28 ngày; lôđối chứng cho ăn bột gạo Các chỉ tiêu theo dõi gồm: thân trọng chuột,trọng lượng

tử cung, buồng trứng ở chuột cống cái, trọng lượng tinh hoàn, tuyến tiền liệt, túitinh, cơ nâng hậu môn ở chuột cống đực Sau lần dùng thuốc cuối cùng cân trọnglượng chuột, sau đó giết chuột bóc tách các cơ quan trên, cân ngay để xác địnhtrọng lượng tươi của chúng Tiến hành so sánh giữa lô dùng hoài sơn và lô chứng.Kết quả thí nghiệm cho thấy hoài sơn với liều dùng trên làm tăng có ý nghĩa thống

kê 5 chỉ tiêu theo dõi: trọng lượng tử cung, buồng trứng ở chuột cống cái, trọnglượng tinh hoàn, tuyến tiền liệt, túi tinh, cơ nâng hậu môn ở chuột cống đực Trongkhi đó, hoài sơn không có tác dụng với 3 chỉ tiêu: thân trọng chuột cống cái, thântrọng chuột cống đực và trọng lượng buồng trứng

2 Chất muxin hòa tan trong nước, trong điều kiện acid loãng và nhiệt độ, phângiải thành protid và hydrat cacbon Có tính chất bổ

rất cao

4 Nước sắc hoài sơn thí nghệm trên ruột thỏ cô lập, có tác dụng ức chế co thắtruột do adrennalin gây nên, phục hồi nhu động đều đặn của ruột Nước sắc hoàisơn bằng đường uống có tác dụng làm lành bệnh viêm loét miệng gia súc

IV, Công dụng và liều dùng

Hoài sơn có:

vinh vệ, khai thông tâm khiếu, yên thần, trị được đới hạ, nghịch khí

Công dụng: Trong y hoc cổ truyền, hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ, chữa

tỳ vị hư nhược, ăn uống kém tiêu, viêm ruột kinh niên, tiêu chảy kinh niên, tiêuchảy lâu ngày không khỏi, phế hư ho hen, bệnh tiểu đường, di tinh, di niệu, bạchđới Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác

Chỉ định và phối hợp:

Trang 16

- Tỳ và vị kém biểu hiện như kém ăn, ỉa chảy và mệt mỏi: Dùng hoài sơn phốihợp với nhân sâm, bạch truật và phục linh dưới dạng sâm linh bạch truật hoàn.

- Thấp nặng do tỳ kém biểu hiện như khí hư hơi đục (trắng) và loãng, mệtmỏi: Dùng phối hợp hoài sơn với bạch truật, phục linh và khiếm thực

- Do thận kém biểu hiện như khí hư và đau lưng dưới: Dùng phối hợp hoài sơnvới sơn thù du và thỏ ti tử

- Thấp nặng chuyển thành nhiệt biểu hiện như khí hư vàng: Dùng phối hợphoài sơn với hoàng bá và xa tiền tử

- Ðái tháo đường biểu hiện như rất khát, uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều vàmệt mỏi: Dùng phối hợp hoài sơn với hoàng kỳ, thiên hoa phấn, sinh địa hoàng vàcát căn

- Mộng tinh do thận suy: Dùng phối hợp hoài sơn với sơn thù du và sinh địahoàng dưới dạng lục vị địa hoàng hoàn

- Hay đi tiểu do thận suy: Dùng phối hợp hoài sơn với ích chí nhân và tangphiêu tiêu

- Ho mạn tính do phế suy: Dùng phối hợp hoài sơn với sa sâm, mạch đông vàngũ vị tử

Liều dùng: ngày uống 10 - 20g, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột

Đơn thuốc kinh nghiệm:

1 Chữ tỳ vị hư nhược, ăn ít, đái nhiều, tiêu chảy lâu không khỏi:

Hoài sơn, đảng sâm, bạch truật (sao), mỗi vị 10g Sắc nước uống hoặc dùng hoàisơn nấu cháo với gạo ăn vào mỗi buổi sáng

2 Chữa đau đầu, chóng mặt, chân tay lạnh, đau mình mẩy, ăn uống kém:

Hoài sơn 60g, ngũ vị tử 180g, nhục thung dung 120g, đỗ trọng (sao) 90g, thỏ ty tử90g, thần phục 30g, ba kích 30g, thục địa 30g, ngưu tất 30g, trạch tả 30g, xíchthạch chỉ 30g Tất cả nghiền thành bột, trộn với hồ làm thành viên bằng hạt đậuđen Mỗi lần uống 20-30 viên

3 Phì nhi hoàn (thuốc kiện tỳ tiêu thực, dùng cho trẻ em gầy yếu)

Hoài sơn (sao) 60g, phục linh 45g, bạch biển đậu (sao) 45g, sơn tra 45g, mạch nha45g, thần khúc 45g, đương quy 45g, bạch truật (sao) 30g, trần bì 30g, sử quân tử30g, hoàng liên 30g, cam thảo 20g Tán bột rây mịn, trộn với mật làm thành viênbằng hạt đậu xanh Mỗi lần uống 3g, ngày 2-3 lần

4 Chữa di mộng tinh

Hoài sơn, quả chốc xôi (sao vàng) sắc uống

5 Chữa bệnh tiểu đường: Hoài sơn 180g, liên tử 90g, phục linh 40g, ngũ vi tử

Trang 17

Hoài sơn 100g, phòng đảng sâm 50g (hoặc bố chính sâm 50g), ý dĩ 100g, bạchtruật 50g, mạch nha 100g, hạt cau 25g, vỏ quýt 25g Tất cả sao vàng, tán thành bộtmịn, trộn đều, mỗi ngày ăn 16-20g bột.

7 Chữa bệnh dương uỷ, lưng đau:

Hoài sơn 10 phần, ba kích 12 phần, đỗ trọng 12 phần, ngưu tất 12 phần, quế tâm 8phần, cẩu tích 8 phần, độc hoạt 8 phần, ngũ gia bì 10 phần, sơn thù du 10 phần,phòng phong 6 phần Nghiền thành bột mịn, trộn đều, thêm mật làm thành viên,uống vào lúc đói, với liều 10g

8 Chữa mụn nhọt: hoài sơn tươi giã nhỏ đắp lên chỗ mụn nhọt

9 Thuốc bổ dùng trong những bệnh về dạ dày và ruột:

Hoài sơn 10g, bạch truật 8g, phục linh 6g, trần bì 5g, nước 400ml Chia làm hai lầnuống trong ngày

10 Chữa viêm đại tràng:

Hoài sơn 60g, đậu ván 60g, gạo tẻ 50g Ninh thành cháo, chia ăn vài lần trongngày

11 Món ăn – vị thuốc có hoài sơn:

+ Thuốc bổ thận tinh, cố tràng vị: Hoài sơn nấu với gạo thành cháo, ăn

+ Chữa sỏi mật, kèm theo tiểu đường: Hoài sơn 60g, ý dĩ 120g, lách lợn 1cái Nấu cháo ăn trong ngày

Kiêng kỵ:

+ Người có chứng thấp nhiệt hay thực tà thì không nên dùng

+ Kỵ cam toại, kiêng đồ đồng sắt

V Một số sản phẩm từ Hoài sơn đang được ứng dụng trên thị trường hiện nay.

5.1, Thực phẩm chức năng Beauty slim

Ngày đăng: 23/03/2018, 08:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam II, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam II
Nhà XB: NXB Khoahọc và kỹ thuật Hà Nội
1. Bộ môn Dược liệu (2004), Bài giảng Dược liệu tập I, Trường Đại học Dược Hà Nội Khác
2. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học Khác
4. Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội (2007), Thực vật học, NXB Y học Hà Nội. Tài liệu từ internet Khác
4. www.thaythuoccuaban.com/ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w