HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRỌNG LƯỢNG TRỨNG ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU ẤP NỞ CỦA TRỨNG GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GÀ XÃ PHƯỚC HỘI H
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRỌNG LƯỢNG TRỨNG ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU ẤP NỞ CỦA TRỨNG
GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI
GÀ XÃ PHƯỚC HỘI HUYỆN ĐẤT ĐỎ
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Khoa : CHĂN NUÔI THÚ Y Ngành: Công Nghệ Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi SVTH: Đinh Thị Trang
Khóa: 2008-2012
TP Hồ Chí Minh, tháng 08/2012
Trang 2KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRỌNG LƯỢNG TRỨNG ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU ẤP NỞ CỦA TRỨNG
GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI
GÀ XÃ PHƯỚC HỘI HUYỆN ĐẤT ĐỎ
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Tác giả
Đinh Thị Trang
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Thức Ăn Chăn Nuôi
Giáo viên hướng dẫn
ThS Bùi Thị Kim Phụng
Trang 3XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Đinh Thị Trang
Tên khóa luận tốt nghiệp: “ KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRỌNG LƯỢNG TRỨNG ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU ẤP NỞ CỦA TRỨNG GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GÀ XÃ PHƯỚC HỘI HUYỆN ĐẤT ĐỎ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU”
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y, ngày tháng năm
Giáo viên hướng dẫn
Th.S Bùi Thị Kim Phụng
Trang 4LỜI CẢM ƠN THÀNH KÍNH TRI ÂN
Cha, Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, luôn luôn động viên và nâng đỡ con lúc gặp khó khăn, luôn chỉ dạy con trên đường đời những điều nên và không nên để con vững bước đi lên và có ngày hôm nay
XIN GỞI LỜI BIẾT ƠN
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP HCM
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, Bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa Cùng toàn thể Quý Thầy Cô khoa Chăn Nuôi - Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP HCM
Đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho chúng em những tri thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường
THÀNH KÍNH GHI ƠN
Th.S Bùi Thị Kim Phụng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
Trung Tâm Khuyến Nông Khuyến Ngư Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Ban lãnh đạo Trại gà giống xã Phước Hội – Huyện Đất Đỏ - Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Toàn thể Cô, Chú, Anh, Chị công nhân viên tại trại gà đã nhiệt tình giúp đỡ , truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và nhất là tạo điều kiện thuân lợi cho em thực hiện đề tài trong suốt thời gian thực tập tại trại gà
CHÂN THÀNH CẢM ƠN ĐẾN
Toàn thể các bạn lớp DH08TA thân yêu và những người bạn yêu quý đã thương yêu, chia sẻ và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát sự ảnh hưởng của trọng lượng trứng đến các chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Lương Phượng tại trại chăn nuôi gà xã Phước Hội – huyện Đất Đỏ - tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được tiến hành tại trại gà giống xã Phước Hội, thời gian từ 01/02/2012 đến 01/06/2012
Số liệu được ghi nhận trên trứng của đàn gà Lương Phượng, đàn gà có nguồn gốc từ Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương thuộc Viện Chăn nuôi với số lượng 5600 con gà mái và 700 con gà giống
Kết quả một số chỉ tiêu ấp nở được ghi nhận như sau:
Chỉ số hình dạng tính chung cho cả 3 lô trứng là 0,77 đạt tiêu chuẩn trứng giống (0,74 – 0,85)
Tỷ lệ ấp nở cao nhất là ở những trứng có trọng lượng từ 55 – 60 g (93,9 %), thấp nhất ở những trứng có trọng lượng > 60 g (91,6 %)
Trọng lượng gà con trung bình: Lô 1(34,99 g), Lô 2(38,6 g), Lô 3(42,2 g) Giá gà con là: 5.735 đồng/ con
Tỷ lệ gà loại 2: lô 1(1,56 %), lô 2(1,74 %), lô 3(1,82 %)
Trang 6MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ii
TÓM TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH xii
Chương 1MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 2
1.2.1 Mục đích: 2
1.2.2 Yêu cầu: 2
Chương 2TỔNG QUAN 3
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI GÀ GIỐNG XÃ PHƯỚC HỘI 3
2.1.1 Giới thiệu tổng quát 3
2.1.2 Nguồn gốc con giống và chu chuyển đàn 4
2.1.3 Chuồng trại 5
2.1.4 Thức ăn 6
2.1.5 Chăm sóc và quản lý 8
2.1.6 Quy trình vệ sinh thú y 11
2.2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ SINH LÍ CỦA GIA CẦM MÁI SINH SẢN 14
2.2.1 Buồng trứng 15
2.2.2 Ống dẫn trứng 16
2.3 SƠ LƯỢC THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO TRỨNG GÀ 18
2.3.1 Thành phần hóa học 18
2.3.2 Cấu tạo 18
2.4 QUI TRÌNH ẤP TRỨNG 20
Trang 72.4.1 Nhận trứng 20
2.4.2 Sát trùng trứng 20
2.4.3 Bảo quản trứng 21
2.4.4 Đưa trứng vào máy ấp 21
2.4.5 Soi trứng 21
2.4.6 Gà nở 22
2.4.7 Nhiệt độ máy ấp qua từng giai đoạn 23
2.4.8 Đảo trứng 24
2.4.9 Sự thông thoáng 24
2.5 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI QUA CÁC NGÀY ẤP 25
2.6 NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ ẤP NỞ 30
2.6.1 Chất lượng đàn gà giống và trạng thái của quả trứng 30
2.6.2 Tỉ lệ trống mái 30
2.6.3 Ảnh hưởng của gia cầm trống 31
2.6.4 Chất lượng và tuổi của gia cầm mái 31
2.6.5 Ảnh hưởng của chuồng trại, thu nhặt vận chuyển và bảo quản trứng 31
2.6.6 Ảnh hưởng của chế độ ấp 31
2.7 MỘT SỐ BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG CỦA PHÔI DO ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ ẤP 31
2.7.1 Trường hợp nhiệt độ ấp quá cao 31
2.7.2 Trường hợp nhiệt độ thấp 32
2.7.3 Trường hợp ẩm độ cao 32
2.7.4 Trường hợp ẩm độ thấp 33
2.7.5 Ảnh hưởng do thiếu thông thoáng 33
2.7.6 Ảnh hưởng do thiếu đảo trứng 33
Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 35
3.1 NỘI DUNG THÍ NGHIỆM 35
3.1.1 Nội dung thí nghiệm 35
Trang 83.1.2 Thời gian và địa điểm 35
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 35
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm 35
3.2.2 Phương pháp bố trí 35
3.2.3 Điều kiện thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm 36
3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI 37
3.3.1 Chỉ số hình dạng 37
3.3.3 Tỷ lệ trứng có phôi (%) 37
3.3.4 Tỷ lệ trứng chết phôi (%) 38
3.3.5 Tỷ lệ trứng sát (%) 38
3.3.6 Tỷ lệ ấp nở (%) 38
3.3.7 Trọng lượng gà con (g) 38
3.3.8 Giá thành của 1 con gà giống 38
3.3.9 Mức độ hao hụt trọng lượng trứng sau khi ấp (%) 38
3.3.10 Tỷ lệ gà loại 2 (%) 38
3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 38
Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
4.1 CHỈ SỐ HÌNH DẠNG 39
4.2 TỶ LỆ ĐẺ VÀ TỶ LỆ CHỌN ẤP 40
4.3 TỶ LỆ TRỨNG CÓ PHÔI VÀ TỶ LỆ TRỨNG CHẾT PHÔI 42
4.3.1 Tỷ lệ trứng có phôi: 42
4.3.2 Tỷ lệ trứng chết phôi 44
4.4 TỶ LỆ TRỨNG SÁT 47
4.5 TỶ LỆ ẤP NỞ 48
4.6 TRỌNG LƯỢNG GÀ CON 50
4.7 GIÁ THÀNH GÀ CON 52
4.8 MỨC ĐỘ HAO HỤT TRỌNG LƯỢNG TRỨNG SAU KHI ẤP 54
4.9 TỶ LỆ GÀ LOẠI 2 55
Trang 9Chương 5 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58
5.1 KẾT LUẬN: 58
5.2 ĐỀ NGHỊ: 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 62
Trang 10TLG: Trọng lượng gà con 1 ngày tuổi
MĐHH: Mức độ hao hụt trọng lượng trứng sau khi ấp
TLGL2: Tỷ lệ gà loại 2
SD: Độ lệch chuẩn
CV: Hệ số biến dị
Trang 11DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng chu chuyển đàn 5
Bảng 2.2 Công thức thức ăn cho gà bố mẹ qua các tuần tuổi 6
Bảng 2.3 Khối lượng cơ thể và lượng thức ăn hàng ngày/ con (Gà hậu bị) 7
Bảng 2.4 Lượng thức ăn cho gà đẻ trứng 8
Bảng 2.5 Qui trình tiêm phòng 11
Bảng 2.6 Thành phần hóa học của trứng 18
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm 36
Bảng 4.1 Chỉ số hình dạng của trứng 39
Bảng 4.2 Tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trứng chọn ấp (%) 41
Bảng 4.3.1 Tỷ lệ trứng có phôi (%) 43
Bảng 4.3.2 Tỷ lệ trứng chết phôi (%) 45
Bảng 4.4 Tỷ lệ trứng sát (%) 47
Bảng 4.5 Tỷ lệ ấp nở (%) 49
Bảng 4.6 Trọng lượng gà con lúc 1 ngày tuổi (g) 51
Bảng 4.7.1 Tổng chi phí trong quá trình nuôi: 52
Bảng 4.7.2 Tổng doanh thu trong quá trình nuôi 53
Bảng 4.7.3 Tổng số gà con thu được trong quá trình khai thác: 53
Bảng 4.8 Mức độ hao hụt trọng lượng trứng sau khi ấp (%) 54
Bảng 4.8 Tỷ lệ gà loại 2 (%) 56
Trang 12DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Chỉ số hình dạng 40
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ đẻ 42
Biểu đồ 4.3.1 Tỷ lệ trứng có phôi 44
Biểu đồ 4.3.2 Tỷ lệ trứng chết phôi 46
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ trứng sát 48
Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ ấp nở 50
Biểu đồ 4.6 Trọng lượng gà con lúc 1 ngày tuổi 52
Biểu đồ 4.7 Mức độ hao hụt trọng lượng trứng sau khi ấp 55
Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ gà loại 2 57
Trang 13DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hệ thống làm mát 5
Hình 2.2 Hệ thống gom trứng tự động 6
Hình 2.3 Hệ thống xyclon chứa thức ăn 12
Hình 2.4 Chuồng gà đẻ trong thời gian để trống chuồng 13
Hình 2.5 Cơ quan sinh sản của gà mái 15
Hình 2.6 Đưa các xe trứng vào máy ấp 21
Hình 2.7 Soi trứng 22
Hình 2.8 Ra gà 23
Hình 2.9 Gà loại 1 23
Hình 2.10 Gà loại 2 23
Hình 2.11 Gà loại 2 23
Hình 2.12 Các xe trứng sau khi đảo nghiêng 24
Trang 14Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng có tốc độ tăng trưởng nhanh, với giá trị sản xuất lớn góp phần phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước về lương thực, thực phẩm, tạo ra nhiều việc làm, cải thiện đáng kể đời sống của người chăn nuôi, góp phần quan trọng làm ổn định tình hình kinh tế, tạo tiền đề cho đất nước phát triển đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hiện nay trong một số giống gà lông màu thả vườn được nuôi phổ biến nhất
là giống gà Lương Phượng Đây là giống gà có nguồn gốc từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam trong vài năm gần đây với ưu điểm là: tốc độ sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt tốt và phù hợp với điều kiện chăn nuôi nước ta
Sản xuất trứng thương phẩm hoặc trứng giống có đạt được hiệu quả kinh tế cao hay không phụ thuộc vào những biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ Với phương thức nuôi gà công nghiệp gắn liền với giống có năng suất cao, trong quá trình nuôi người ta phải áp dụng những biện pháp khoa học kĩ thuật để con giống có thể phát huy cao nhất tiềm năng năng suất của chúng, đạt sản lượng trứng cao với chất lượng trứng tốt và giá thành thấp
Với sự hỗ trợ của hệ thống máy ấp trứng đã góp phần làm tăng công suất ấp trứng cũng như tỷ lệ ấp nở của trứng gà Thế nhưng một khi chúng ta thực hiện các khâu như chọn lọc trứng để đưa vào máy ấp, vệ sinh sát trùng trứng không đúng yêu cầu kĩ thuật, nhiệt độ phòng bảo quản trứng không đảm bảo thì kết quả ấp nở sẽ không đạt yêu cầu Những vấn đề bức thiết được đặt ra như trọng lượng trứng đem
ấp bao nhiêu là hợp lý, nhiệt độ và thời gian bảo quản trứng như thế nào để phôi
Trang 15phát triển khỏe mạnh, làm thế nào để giảm thiểu tỷ lệ trứng sát và tỷ lệ gà loại 2
xuống thấp nhất …
Với những vấn đề đặt ra như vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của việc chọn lọc trứng ấp đối với khả năng ấp nở của trứng
Được sự phân công của Khoa Chăn Nuôi Thú Y và sự hướng dẫn của Thạc sĩ
Bùi Thị Kim Phụng chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của trọng
lượng trứng đến các chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Lương Phượng tại trại chăn nuôi gà xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ”
Trang 16Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI GÀ GIỐNG XÃ PHƯỚC HỘI
2.1.1 Giới thiệu tổng quát
2.1.1.1 Vị trí địa lí
Trại gà giống xã Phước Hội được xây dựng trên vùng đất tương đối bằng phẳng, nằm ở khu vực xa dân cư nên hạn chế việc lây lan dịch bệnh, rất thuận tiện cho việc chăn nuôi Nằm cách quốc lộ 56K khoảng 200m, thuộc địa phận xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.1.1.2 Lịch sử phát triển
Trước năm 2004, trại gà giống đặt tại Phước Cơ, phường 12, thành phố Vũng Tàu, thuộc về Công ty dịch vụ cây trồng của Sở nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gồm hai mảng gà siêu thịt và gà siêu trứng
Đến năm 2004 trại thuộc trung tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tách ra làm 2 mảng: gà đẻ trứng ở Phước Cơ và gà thịt ở Bà Rịa
Năm 2010 trại gà giống ở Phước Cơ chuyển về xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ Lấy tên là trại gà giống trung tâm Khuyến Nông- Khuyến Ngư
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lí nhân sự của trai gà
Trang 17 Công nhân chăn nuôi: 4 người Bao gồm:
- Chuồng úm: 1 người
- Chuồng gà hậu bị: 1 người
- Chuồng gà đẻ (2 dãy chuồng): 2 người
Công nhân máy ấp: 3 người
Công nhân thay thế: 1 người
Thủ kho-Thủ quỹ: 1 người
Lái xe: 1 người
2.1.1.4 Quy mô và phương thức hoạt động
Quy mô trại:
Với tổng diện tích là 3 hecta, kinh phí xây dựng 42 tỷ, trại gà giống xã Phước Hội được xem là một trong những trại gà có quy mô lớn và hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á Trại bao gồm bốn dãy chuồng:
2.1.2 Nguồn gốc con giống và chu chuyển đàn
2.1.2.1 Nguồn gốc con giống
Mỗi năm nhập 16.000 con gà bố mẹ ở Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương thuộc Viện Chăn nuôi, đây là nơi giữ giống gốc gà thả vườn có năng suất
và chất lượng cao đã được Nhà nước công nhận Gà bố mẹ thuộc dòng Lương Phượng gồm có 2 dòng là dòng bố và dòng mẹ và đã được công bố theo pháp lệnh
Trang 18Giống cây trồng vật nuôi Về chăm sóc và nuôi dưỡng, trại áp dụng theo quy trình nuôi dưỡng của Viện Chăn nuôi
2.1.2.2 Chu chuyển đàn
Chu chuyển đàn gà bố mẹ từ 2011-2015
Bảng 2.1 Bảng chu chuyển đàn LỌAI GÀ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Gà 1-10 tuần 16.000 con 16.000 con 16.000 con 16.000 con 16.000 con
Gà 11-23 tuần 12.800 con 12.800 con 12.800 con 12.800 con 12.800 con
Gà 24-64 tuần 12.000 con 12.000 con 12.000 con 12.000 con 12.000 con TỔNG ĐÀN 40.800 con 40.800 con 40.800 con 40.800 con 40.800 con
2.1.3 Chuồng trại
Chuồng trại của trại gà là hệ thống chuồng kín theo công nghệ cao của Âu Châu với hệ thống chuồng kín cách ly với môi trường bên ngoài, được làm mát bằng quạt và hơi nước do đó nhiệt độ trong chuồng được ổn định Đây là một kiểu chuồng thích nghi với an toàn dịch bệnh nhất là trong giai đọan dịch cúm gia cầm hiện nay
Hình 2.1 Hệ thống làm mát
Trang 19Ngoài ra trong các dãy chuồng nuôi có trang bị hệ thống máng ăn, máng uống tự động, hệ thống làm mát, pha thuốc thú y tự động, có trang bị các ổ đẻ có thể gom trứng tự động …
\
Hình 2.2 Hệ thống gom trứng tự động 2.1.4 Thức ăn
Bảng 2.2 Công thức thức ăn cho gà bố mẹ qua các tuần tuổi
15-15,5
2600-2700 4,5 1,1 0,7 0,35 0,78 0,30
14,5
2500-2600 5-6 1,1 0,7 0,35 0,75 0,30
16-17
2600-2650 3,5-4,5 1,8 0,7 0,35 1,1 0,4
16-17
2700-2750 3,5 3,5 0,7 0,35 1,19 0,44
Trang 20Trại sẽ tiến hành tự tổ hợp khẩu phần và đặt hàng tại các nhà máy sản xuất thức ăn có uy tín Thức ăn thích nghi phù hợp cho gà giống theo nhu cầu của lứa tuổi, giai đọan tăng trưởng sinh sản
Bảng 2.3 Khối lượng cơ thể và lượng thức ăn hàng ngày/ con (Gà hậu bị)
Tuần tuổi Lượng thức ăn
Trang 21Bảng 2.4 Lượng thức ăn cho gà đẻ trứng
g/ con/ ngày Thức ăn/ con/ tuần (g)
và sự đồng đều của gà Trong tuần thứ nhất nhiệt độ úm phải đạt 33-35 oC, sau mỗi tuần nhiệt độ giảm đi 2 0C Quan sát sự phân bố của gà con trong chuồng để đánh giá và điều chỉnh nhiệt cho phù hợp
Trang 22Ẩm độ trong chuồng úm gà con tốt nhất ở mức từ 60 – 75 %
Chế độ chiếu sáng: Trong tuần đầu chiếu sáng 23 giờ trong ngày, từ tuần thứ
2 giảm 2 giờ chiếu sáng trong ngày mỗi tuần cho đến khi thời gian chiếu sáng trong ngày còn 12 giờ ổn định suốt trong thời kì sinh trưởng
Sau khi nhận gà về cho gà nghỉ ngơi 20 - 30 phút mới bắt đầu cho uống nước Nên cho gà uống nước từ từ cách 15 phút cho uống một lần Ngày thay nước 2 lần vào sáng sớm và chiều tối
Trong ngày đầu nên cho gà uống nước có pha vitamin C và đường Glucose Ngày 2, 3, 4 phòng bệnh bạch lị bằng cách pha vào nước kháng sinh Coliterravet hoặc Enro với liều 1g/1 lít nước
Thức ăn cho gà con trong ngày đầu nên sử dụng bắp xay nhuyễn hoặc cám gạo Cho ăn trên khay hoặc trên giấy báo Cho gà ăn mỗi lần một ít và cho ăn nhiều lần khoảng 6 - 8 lần/ ngày Từ ngày thứ 2 trở đi cho gà ăn thức ăn hỗn hợp và cho
ăn tự do
Vào ngày thứ 8 – 10 tiến hành đốt mỏ cho gà mái
Gà ở chuồng úm trong thời gian 4 tuần sau đó được chuyển lên chuồng gà hậu
bị Trong giai đoạn này gà mái và gà trống được nuôi nhốt riêng
Chuyển gà qua chuồng hậu bị
Gà ở chuồng hậu bị trong thời gian 19 tuần sau đó được chuyển lên chuồng
gà đẻ
Trong giai đoạn này gà trống và gà mái vẫn được nuôi nhốt riêng
Gà được cho ăn 2 lần/ ngày vào sáng sớm và buổi chiều
Chế độ định mức ăn cho gà hậu bị phải hợp lý, tránh cho ăn dư thừa mập mỡ, tránh cho ăn thiếu quá mức không đủ tích lũy chất dinh dưỡng cho sản xuất trứng sau này Nhiều nghiên cứu chứng minh mối tương quan chặt chẽ giữa trọng lượng
cơ thể lúc 18 tuần tuổi và tuổi đẻ trứng đầu cũng như trọng lượng trứng
Chế độ chiếu sáng 12 giờ/ ngày
Trong thời gian nuôi hậu bị phải theo dõi trọng lượng gà hàng tuần để điều chỉnh lượng thức ăn và độ đồng đều của đàn
Trang 23 Chuyển gà qua chuồng đẻ
Khi chuyển gà lên chuồng đẻ tiến hành nhập chung đàn gà trống và đàn gà
mái lại với nhau
Sử dụng thức ăn hỗn hợp, cho gà ăn ngày 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều Các thông số kỹ thuật đối với gà đẻ:
Tỷ lệ trống mái: 1 trống/8 mái
Mật độ nuôi: 4,2 con – 4,3 con/ m2
Thể trọng gà mái lúc 22 tuần tuổi trung bình là 1,8 kg
Tỷ lệ chết bình quân/ tháng: 1 %
Tỷ lệ lọai thải/ tháng : 0,5 %
Trang 24Bảng 2.5 Qui trình tiêm phòng
Ava Pox
Nhỏ miệng Xuyên cánh
H5N1 ( ½ liều)
Nhỏ mắt hoặc mũi Chích bắp
Newcavac ( ½ liều)
Nhỏ mắt hoặc mũi Chích bắp
ND-IB-IBD-Reo
Nhỏ mắt hoặc mũi Chích bắp
2.1.6 Quy trình vệ sinh thú y
2.1.6.1 Vệ sinh chung
2.1.6.2 Vệ sinh nguồn nước
Nguồn nước dùng nuôi gà cần phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng
Trang 25Trại sử dung nguồn nước máy để cung cấp nước uống cho gà Có hệ thống gồm 4 bồn nước với dung tích chứa lên đến 3000 lít nước để dự trữ nước để tránh tình trạng mất nước, thiếu hụt nước trong mùa khô Nước được phân phối tới các dãy chuồng và đến từng núm uống tự động trong suốt ngày đêm
Cần định kỳ kiểm tra chất lượng nước, nhất là khi sức khỏe đàn gà đột nhiên không tốt, tình hình dịch bệnh gia tăng…
Hình 2.3 Hệ thống xyclo chứa thức ăn
Trang 26Các xyclon chứa thức ăn được định kỳ sát trùng tẩy uế tránh tình trạng tích đọng thức ăn cũ hư mốc
Cần định kỳ kiểm tra chất lượng thức ăn hỗn hợp đang sử dụng
2.1.6.3 Vệ sinh chuồng trại
Bố trí hố sát trùng và hố vôi bột ở đầu mỗi dãy chuồng nuôi để người ra vào dẫm lên sát trùng giày dép, tránh lây lan mần bệnh Nước sát trùng được thay mỗi ngày
Các xe cơ giới khi vào trại đều được bảo vệ phun thuốc sát trùng và chạy qua
hố sát trùng ở cổng trại và trước khi vào khu vực chăn nuôi để đảm bảo vệ sinh phòng dịch và hạn chế tối đa các mầm bệnh từ nơi khác đến
Bên trong và bên ngoài khu vực chuồng nuôi định kỳ phun thuốc sát trùng 2 lần/ 1 tuần
Sau mỗi đợt bán gà, chuyển gà, chuồng trại được vệ sinh bằng xà phòng và phun xịt kỹ bằng vòi nước áp lực Sau đó phun thuốc sát trùng Benkocid 1 lần/ ngày
và để trống chuồng 1 tháng trước khi nhập đàn gà mới Ngoài ra các dụng cụ trong chuồng cũng được rửa sạch, ngâm thuốc sát trùng và phơi khô
Hình 2.4 Chuồng gà đẻ trong thời gian để trống chuồng
Trang 27Quét dọn xung quanh, nạo vét cống rãnh, đường mương thoát nước Thường xuyên phát quang bụi rậm, cắt cỏ nhằm tạo sự thông thoáng và hạn chế mầm bệnh
Các loại thuốc sát trùng thông dụng: Farm Fluid, Benkocid, Biodine,Vôi bột…với nồng độ tùy thuộc vào hướng đẫn sử dụng của từng loại loại thuốc và có
sự luân phiên thay đổi thuốc thường xuyên để tránh sự đề kháng của mầm bệnh
2.1.6.2 Vệ sinh công nhân và khách tham quan
2.1.6.2.1 Vệ sinh công nhân
Các công nhân trong trại được khám sức khỏe định kỳ và được trang bị quần
áo, nón, ủng bảo hộ lao động Công nhân phải tắm rửa sạch sẽ trước khi xuống chuồng và sau khi rời khỏi chuồng Công nhân không được phép mặc quần áo bên ngoài vào trong khu vực chăn nuôi và ngược lại
2.1.6.2.1 Vệ sinh khách tham quan
Khách tham quan trước khi vào khu vực chăn nuôi phải được vệ sinh thân thể và thay quần áo của trại, đi ủng bảo hộ và đi qua hố sát trùng khi xuống các dãy chuồng dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên hay công nhân của trại
2.2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ SINH LÍ CỦA GIA CẦM MÁI SINH SẢN
Quá trình sinh sản của gia cầm có những nét đặc trưng như thụ tinh trong cơ thể, trứng được đẻ ra và phôi phát triển ngoài cơ thể mẹ bằng quá trình ấp trứng Cơ quan sinh dục của gà mái gồm nhiều bộ phận với những chức năng chuyên biệt, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành quả trứng
Trang 28Hình 2.5 Cơ quan sinh sản của gà mái
Buồng trứng của gia cầm mái có khoảng 3000 – 3500 noãn hoàng Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào trạng thái sinh lý và tuổi gia cầm Ở gia cầm con một ngày tuổi, buồng trứng có dạng phiến mỏng, kích thước 1 - 2mm
Trang 29với trọng lượng khoảng 0,3 – 0,5 g Trong 4 tháng đầu buồng trứng phát triển rất chậm, ở 4 tháng tuổi buồng trứng gà mái ở dạng phiến hình thoi nặng khoảng 2,4 – 2,7 g Thời kỳ bắt đầu đẻ trứng, buồng trứng phát triển lớn, hình dạng như chùm nho với noãn hoàng nhiều kích thước to nhỏ khác nhau Khi gà con được 2 tháng tuổi, noãn hoàng bắt đầu tích lũy khối lòng đỏ trong tương bào một cách chậm chạp, khối lượng lòng đỏ tích lũy nhanh khoảng 90 -95 % trong vòng 9 -13 ngày trước khi rụng để tạo trứng Khi chín và rụng noãn hoàng có đường kính 3,5 – 4 cm Sự rụng noãn hoàng xảy ra 1 lần trong ngày, thường 30 phút sau khi đẻ trứng Nếu trứng đẻ sau 16 giờ thì sự rụng noãn hoàng sẽ dời lại đến sáng hôm sau
2.2.2 Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng là một phần hình ống có nhiều khúc cuộn, là nơi trứng được thụ tinh, tích lũy lòng trắng, hình thành vỏ lụa và vỏ cứng của trứng Chỉ ở gia cầm mái đang đẻ trứng, ống dẫn trứng mới phát triển tối đa và có thể quan sát rõ các phần của nó gồm những phần sau:
Phần phễu
Là phần mở rộng phía đầu của ống dẫn trứng dài khoảng 4 – 7 cm, đường kính khoảng 8 – 9 cm, nằm dưới buồng trứng, niêm mạc phễu xếp nếp, miệng phễu loa rộng hứng trứng, trứng được thụ tinh và dừng lại ở đây không quá 20 – 30 phút Phần phễu được chia thành phần phễu riêng và cổ phễu, nó là phần chuyển tiếp Lớp lòng trắng đầu tiên được bao bọc xung quanh tế bào trứng ở cổ phễu Lòng trắng nhầy hoặc đặc được các tuyến hình ống tiết ra quấn quanh lòng đỏ Đi qua phần đầu của ống dẫn trứng, lòng đỏ quay chậm, khi có sợi nhầy quấn quanh, nó tạo nên dây chằng Chúng giữ cho lòng đỏ ở tâm quả trứng Phần loãng của lòng trắng trứng tiết ra quanh lòng đỏ tạo ra lớp trong cùng của lòng trắng trứng
Phần tạo lòng trắng
Là phần dài nhất của ống dẫn trứng Ở gà đẻ vào thời kỳ đẻ mạnh dài khoảng 30 – 50 cm, niêm mạc có những nếp gấp xếp dọc, trong đó có một lượng lớn tuyến hình ống, cấu tạo giống như tuyến ở giữa cổ phễu Chất tiết ra của tuyến xung
Trang 30quanh lòng đỏ đầu tiên đặc, còn sau đó là lớp loãng (ở ngoài) của lớp lòng trắng Thời gian trứng ở trong phần tạo lòng trắng không quá 3 giờ
Cổ ống dẫn trứng
Là phần hẹp của ống dẫn trứng, dài khoảng 8 cm Niêm mạc có những nếp gấp nhỏ, ở đó lớp ngoài của lòng trắng loãng được bổ sung và tạo màng vỏ lụa trứng Các tuyến ở eo tiết ra chất hạt giống như Keratin tạo nên lớp sợi chắc quấn lấy nhau
để hình thành màng chắc Các lỗ của màng dưới vỏ tạo cho dung dịch muối vào lòng trắng khi tăng khối lượng lòng trắng trứng Quá trình này xảy ra ở cổ tử cung Tại đây trứng nằm lại khoảng 1 giờ
Tử cung
Là đoạn tiếp giáp của eo và nó phình rộng hình túi dày, chiều dài khoảng 10 –
12 cm Các nếp nhăn của niêm mạc phát triển và xếp theo hướng ngang và xiên Tuyến của vách tử cung tiết ra dịch lỏng, chất dịch này thấm qua các màng dưới vỏ trứng và lòng trắng Trong thời gian trứng hình thành ở tử cung, khối lượng trứng tăng gần gấp đôi Vỏ cứng của trứng được hình thành cũng do dịch tiết của tuyến tử cung Như vậy tử cung có chức năng tạo vỏ trứng, ở đây cũng tạo sắc tố vỏ trứng Trứng lưu lại ở nơi này khoảng 18 – 20 giờ
Âm đạo
Là đoạn cuối của ống dẫn trứng mà sau khi đã hình thành trứng rơi vào đó Âm đạo dài khoảng 7 – 12 cm, niêm mạc nhăn, tuyến ống không có lớp biểu mô của âm đạo, Theo Tiến Sĩ Lâm Minh Thuận (2004), Giáo trình chăn nuôi gia cầm nó sản xuất ra dịch tiết, dịch tiết này tham gia hình thành màng trên vỏ Lớp cơ phát triển tốt nhất là lớp cơ vòng Nhờ sự co bóp của lớp cơ này mà quả trứng được đẩy ra ngoài lỗ huyệt để trứng ra dễ dàng và không nhiễm bẩn
Những sự thay đổi cấu tạo, hoạt động của ống dẫn trứng do nhiều tác động sẽ tạo ra những kỳ hình: trứng hai lòng, trứng không có lòng đỏ, trứng nằm trong trứng, trứng vỏ mềm, trứng không vỏ, trứng biến hình … làm ảnh hưởng đến phẩm chất trứng nhất là trứng giống
Trang 312.3 SƠ LƯỢC THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO TRỨNG GÀ
2.3.1 Thành phần hóa học
Trong trứng giàu chất đạm, nhiều chất dinh dưỡng và nhiều vitamin khác Theo tài liệu của công ty giống gia cầm và gà công nghiệp, thành phần của trứng như sau:
Bảng 2.6 Thành phần hóa học của trứng Lòng trắng (%) Lòng đỏ (%) Cả quả trứng (%)
2.3.2.1 Màng nhầy
Khi vừa đẻ ra trên bề mặt vỏ trứng có một lớp màng nhầy bảo vệ để tránh các vi khuẩn vào bên trong phá hoại và gây thối trứng Màng nhầy có cấu tạo protein ( sợi Muxin ) có những hạt mỡ nhỏ li ti Độ dày của màng nhầy khoảng 0,005 – 0,01mm
2.3.2.2 Vỏ cứng
Trong tử cung gia cầm có tuyến vôi tiết ra chất dịch nhờn và trắng, dịch này tạo ra từ carbonat calci và carbon protein Chất này nhanh chóng cứng lại tạo thành
Trang 32lớp vỏ bao quanh trứng Vỏ cứng tạo thành bởi 93,5 % muối calci ( carbonat calci ), 4,09 % protein, 0,14 % chất béo, 1,2 % nước và một số chất khác như: phosphor, natri, kali… chức năng của vỏ là bảo vệ các thành phần bên trong của trứng, đồng thời cung cấp calci cho phôi để tạo xương
Trên bề mặt vỏ có các lỗ khí có kích thước rất nhỏ Độ dày vỏ cứng của từng loại gia cầm khác nhau, vỏ trứng gà có độ dày 0,2 – 0,4 mm, vỏ trứng vịt xiêm có
độ dày 0,38 – 0,55 mm…
2.3.2.3 Màng vỏ
Có hai lớp, màng vỏ được cấu tạo từ sợi Keratin đan chéo vào nhau Một lớp dính sát vào lớp lòng trắng ngoài Độ dày của 2 lớp này khoảng 0,057 – 0,069 mm,
cả 2 lớp đều có lỗ cho không khí đi vào bên trong giúp cho phôi hô hấp, phát triển
Hai lớp màng dính sát vào nhau chỉ tách ra ở đầu túi của trứng gọi là buồng khí nơi cung cấp oxy cho phôi Khi trứng vừa mới đẻ ra chưa có buồng khí, chỉ sau
60 phút buồng khí mới được hình thành và rộng dần do bay hơi nước từ trứng
2.3.2.4 Lòng trắng
Lòng trắng chiếm 50 – 60 % trọng lượng trứng, lòng trắng chứa 85 – 89 % là nước, còn lại là các chất dinh dưỡng như: đường, vitamin B2 cung cấp cho nhu cầu phát triển của phôi Lòng trắng chia làm 4 lớp thứ tự từ ngoài vào trong gồm:
Lớp lòng trắng loãng ngoài: lớp này chiếm 23 % trọng lượng lòng trắng
Lớp lòng trắng đặc ngoài: chiếm 50 – 70 % trọng lượng lòng trắng
Lớp lòng trắng loãng trong: chiếm 16,8 % trọng lượng lòng trắng
Lớp lòng trắng đặc trong: chiếm 2,7 % trọng lượng lòng trắng, nó bao bọc lòng đỏ, bên trong lớp này có sợi dây giữ hai đầu lòng đỏ bằng trục ngang gọi là dây chằng giữ cho lòng đỏ khỏi bị ảnh hưởng do những tác động bên ngoài và giúp lòng đỏ cố định ở vị trí trung tâm của trứng
Lòng trắng trứng chủ yếu gồm Albumin hòa tan trong nước và trong muối trung tính, lòng trắng trứng chứa tác nhân chống vi khuẩn
Trang 332.3.2.5 Màng lòng đỏ
Màng lòng đỏ gồm 3 lớp, lớp bên trong và lớp bên ngoài cấu tạo từ Muxin Màng lòng đỏ là một lớp mỏng bao quanh toàn bộ lòng đỏ, có tính đàn hồi cao, nhờ vậy mà lòng đỏ và lòng trắng trứng không lẫn vào nhau, đồng thời giữ cho lòng đỏ dạng tròn, tính đàn hồi của màng lòng đỏ bị giảm dần theo thời gian
2.3.2.6 Lòng đỏ
Cấu tạo gồm các lớp đậm và nhạt màu xếp xen kẽ nhau, là nguồn dinh dưỡng dồi dào cung cấp cho phôi phát triển, trên bề mặt lòng đỏ có một vùng nhỏ màu nhạt hơn, đó là đĩa phôi có tỷ trọng nhỏ nên luôn có xu hướng nổi lên phía trên, chính vì thế nếu trứng không được đảo trong thời gian ấp, phôi sẽ bị dính vào vỏ không sử dụng được các chất dinh dưỡng rồi chết
Trứng được nhặt 4 lần/ ngày và vận chuyển đến phòng ấp, trứng được xếp ra
vỉ riêng của kho
Chọn lựa và loại bỏ những quả trứng không đủ tiêu chuẩn như trứng bị dập nứt, trứng bể, trứng quá to, quá nhỏ, trứng kỳ hình… Những quả trứng dính phân hoặc dính máu thì sử dụng oxy già để lau sạch Nên chọn những quả trứng có trọng lượng từ 52 – 65 g, chọn trứng không quá dài, quá tròn, không dị dạng méo mó, vỏ trứng quá dày, quá mỏng…
Trang 342.4.3 Bảo quản trứng
Xông trứng xong, ta chuyển ngay vào phòng bảo quản trứng có máy điều hòa không khí và giữ ở nhiệt độ 15 – 20 0C, ẩm độ 75 – 80 %
2.4.4 Đưa trứng vào máy ấp
Máy ấp phải được vệ sinh sạch sẽ, tiến hành phun thuốc sát trùng sau mỗi đợt ấp
Trứng được đưa ra khỏi phòng lạnh để ở nhiệt độ bình thường khoảng 2 – 3 giờ trước khi đưa vào máy ấp
Hình 2.6 Đưa các xe trứng vào máy ấp.
Cho máy hoạt động, điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ thích hợp
2.4.5 Soi trứng
Trứng ấp đến ngày thứ 10 thì đưa các khay trứng ra buồng tối, dùng đèn soi từng quả để loại bỏ những quả trứng không có trống, chết phôi, trứng thối.
Trang 35Hình 2.7 Soi trứng
Ngày thứ 18 chuyển trứng sang máy nở Trong các ngày 19, 20, 21 thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ của máy nở vì trong giai đoạn này nhiệt lượng do gà con tỏa ra là rất lớn
2.4.6 Gà nở
Đến cuối ngày thứ 21 chuẩn bị ra gà, phân loại gà
Gà loại 1: Gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, chân đứng vững, lông khô, bông, mỏ lành đều, không hở rốn, bụng thon mềm
Gà loại 2: Gà yếu, lông hơi dính, bụng to nặng, hở rốn, dị hình
Trang 37Độ thông thoáng trong máy ấp tùy thuộc vào số trứng, nhu cầu không khí khoảng 0,8 – 0,9 m3 /giờ /1000 trứng
Hệ thống thông thoáng gồm quạt và các lỗ thông hơi
Trang 382.5 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI QUA CÁC NGÀY ẤP
Trong 24 giờ đầu : các lớp mầm phôi dầy lên, tiếp tục phân chia và tạo thành
lớp giữa mesoderm, xuất hiện rãnh thần kinh với những nếp gấp đầu tiên Hoàn chỉnh 3 lớp lá phôi, tiền thân của các cơ quan bộ phận cơ thể sau này Lớp lá phôi ngoài sẽ phát triển thành da, lông, mỏ, móng, hệ thần kinh, võng mạc mắt, niêm mạc miệng và lỗ huyệt Lá phôi trong thành các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, các tuyến nội tiết Lớp lá phôi giữa phát triển thành cơ, xương, máu, cơ quan sinh dục, các tuyến ngoại tiết và các mô liên kết Sau 22 giờ ấp, hình thành đầu, sau 24 giờ ấp, ống ruột hình thành, đồng thời các tế bào máu đầu tiên xuất hiện và hệ thống mạch máu ngoài hình thành bao trùm phần vỏ trứng Sau 24 giờ ấp phôi phát triển có hình ovan với kích thước khoảng 5mm
Ngày ấp thứ 2: phôi phát triển
nhanh, tách khỏi lòng đỏ, uốn cong và
xoắn lại ở phía trái tạo thành các túi
allantois, amnion và túi lòng đỏ bắt đầu
hình thành Phôi có phần đầu lớn, mắt xuất
hiện, ống thần kinh nằm dọc theo cột sống,
tim hình thành và bắt đầu đập để hút và
đẩy máu vào hệ thống mạch máu trong cơ
thể phôi
Trang 39Ngày thứ 3: phôi có hình thù
rõ rệt: đầu to với mắt, mũi, mỏ, và cột sống, thấy rõ các túi màng phôi allantois và amnion, mầm cánh và chân xuất hiện tương đối rõ, ống ruột, tim và mạch máu khá rõ
Ngày thứ 4: phôi có hình thù
rõ nằm ở phía trái lòng đỏ, đầu và đuôi cong lại như hình chữ C Cuống túi lòng đỏ bắt đầu xuất hiện, túi allantois lớn ra bao bọc trong nước, tim to hơn, miệng và mũi rõ hơn Phôi đạt tới kích thước 8 mm
Ngày thứ 5: phôi lớn nhanh, dài
12 mm, màng ngoài mắt phát triển, túi lòng đỏ to ra và hoàn thiện cùng với các túi phôi khác, màng amnion chứa nước bao bọc quanh phôi Túi allantois
và hệ thống mạch máu của nó sát tới
vỏ trứng để thực hiện các chức năng trao đổi chất của phôi.
Trang 40Ngày thứ 6 và 7: phôi phát triển mạnh mang dáng gà con có kích thước 16
mm, mỏ bắt đầu sừng hóa, cổ dài ra chia rõ phần đầu và mình, tim hoàn chỉnh trong lồng ngực và đập mạnh Phần thân hình thành cánh và chân, phôi nằm trong môi trường nước dịch của túi amnion Kích thước lòng đỏ hầu như không đổi nhưng túi lòng đỏ tiếp tục phát triển
Ngày thứ 8: cánh và chân đã rõ
nét, phần thân đã phủ xuống đến ức, lông
đã nhú ở lưng, phôi dài 18 mm
Ngày thứ 9: các túi allantois,
amnion và túi lòng đỏ bao trùm toàn bộ
khối phôi, móng chân và mỏ bắt đầu
sừng hóa Lông mọc nhiều ở vùng lưng,
phía ngoài đùi và cánh Lòng trắng thu
nhỏ lại ở phía đầu nhọn của trứng