1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu và xây dựng quy chế Văn hóa công sở và một số giải pháp triển khai quy chế văn hóa công sở

29 800 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 71,75 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu: 2 3. Phương pháp nghiên cứu 2 4. Cấu trúc của đề tài: 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ 4 I. Khái quát chung về văn hóa công sở 4 1. Văn hóa là gì? 4 2. Văn hóa công sở là gì? 4 3. Vai trò của Văn hóa công sở 5 4. Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở. 6 5. Sự cần thiết phải xây dựng văn hóa công sở tại các cơ quan 8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN 9 2.1. Vài nét về UBND thành phố Vĩnh Yên 9 2.2. Tình hình triển khai và thực hiện các quy định của Nhà nước về văn hóa công sở tại ủy ban nhân dânThành phố Vĩnh Yên 9 2.2.1. Về thẻ cán bộ, công chức, viên chức 10 2.2.2. Về trang phục 10 2.2.3. Treo Quốc kỳ, nghi thức chào cờ 10 2.2.4. Về giao tiếp ứng xử của cán bộ công chức, viên chức 10 2.2.5. Phòng làm việc 11 2.2.6. Về bài trí, thiết kế công sở 11 2.3. Nhận xét đánh giá tình hình triển khai và thực hiện văn hóa công sở tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên 11 2.2. Xây dựng và áp dụng quy chế văn hóa công sở tại UBND thành phố Vĩnh Yên. 13 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI QUY CHẾ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN 21 KẾT LUẬN 24  

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhậnđược rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô và bạn bè Với lòng biết ơnsâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Quản trị Văn phòng – TrườngĐại học Nội vụ hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạtvốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Vàđặc biệt, trong học kì này, nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo nhiệt tình, tâmhuyết của cô Đinh Thị Hải Yến, em đã hoàn thành được bài tiểu luận này Emxin chân thành cảm ơn cô! Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễncòn hạn chế nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để em có thểtích lũy thêm nhiều kinh nghiệm Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận của riêng em và được sự hướng dẫn

khoa học của Ths.Đinh Thị Hải Yến dựa trên tinh thần cá nhân tích cực học hỏi

em đã nghiên cứu, tìm tòi, khảo sát thực tế tham khảo thông tin trên các phươngtiện thông tin đại chúng cũng như qua quá trình quan sát để làm ra bài tiểu luậnnày Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

về nội dung bài tiểu luận của mình

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2017

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu: 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Cấu trúc của đề tài: 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ 4

I Khái quát chung về văn hóa công sở 4

1 Văn hóa là gì? 4

2 Văn hóa công sở là gì? 4

3 Vai trò của Văn hóa công sở 5

4 Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở 6

5 Sự cần thiết phải xây dựng văn hóa công sở tại các cơ quan 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN 9

2.1 Vài nét về UBND thành phố Vĩnh Yên 9

2.2 Tình hình triển khai và thực hiện các quy định của Nhà nước về văn hóa công sở tại ủy ban nhân dânThành phố Vĩnh Yên 9

2.2.1 Về thẻ cán bộ, công chức, viên chức 10

2.2.2 Về trang phục 10

2.2.3 Treo Quốc kỳ, nghi thức chào cờ 10

2.2.4 Về giao tiếp ứng xử của cán bộ công chức, viên chức 10

2.2.5 Phòng làm việc 11

2.2.6 Về bài trí, thiết kế công sở 11

2.3 Nhận xét đánh giá tình hình triển khai và thực hiện văn hóa công sở tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên 11

Trang 4

2.2 Xây dựng và áp dụng quy chế văn hóa công sở tại UBND thành phố Vĩnh Yên 13

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI QUY CHẾ VĂN HÓA CÔNG

SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN 21 KẾT LUẬN 24

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

3 CB,CC,VC Cán bộ, công chức, viên chức

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực vừa là mục tiêu

để thúc đẩy sự phát triển của xã hội Môi trường văn hóa tốt đẹp sẽ tạo đượcniềm tin của cán bộ công chức với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng caohiệu quả của công sở Tính tự giác của các cán bộ công chức trong công việc sẽđưa công sở này phát triển vượt hơn với công sở khác

Văn hóa nơi công sở không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của cán bộcông nhân viên chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ vănhóa của mỗi người Để đảm bảo tình trạng nghiêm va hiệu quả hoạt động củacác cơ quan hành chính nha nước, thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số129/2007/QĐ-TTg ban hanh quy chế văn hóa công sở Điều này đã khẳng địnhmạnh mẽ rằng văn hóa công sở có vai trò to lớn trong việc xây dựng một nề nếplàm việc khoa học, kỷ cương và dân chủ Bên cạnh đó yếu tố văn hóa còn giúpcho mỗi thành viên trong công sở phải tôn trọng kỷ luật, danh dự của công sở,quan hệ thân ái đoàn kết, hợp tác vì sự nghiệp chung của công sở Giúp khơi dậyphát huy năng lực, sáng tạo của từng cá nhân, tạo bầu không khí làm việc thân

thiện, văn minh cải thiện hình ảnh công chức va công sở hành chính trong mắt

công dân

Tuy nhiên, tình hình thực hiện văn hóa nơi công sở có lúc, có nơi vẫnchưa được các công sở hành chính nhà nước nghiêm túc thực hiện Qua cácphương tiện thông tin đại chúng những kênh thông tin khác nhau chúng ta vẫnthấy có hiện tượng cán bộ, công chức còn cửa quyền hách dịch làm việc thiếutrách nhiệm, không khoa học và thâm chí nói năng thiếu văn hóa trong cơ quahành chính nhà nước

Nhận thấy vai trò, tầm quan trọng của văn hóa công sở trong xây dựngnền hành chính quy, hiện đại và chuyên nghiệp ở nước ta là đặc biệt to lớn, nên

em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu và xây dựng quy chế Văn hóa công sở và một số giải pháp triển khai quy chế văn hóa công sở”

Trang 7

+Tìm hiểu, đánh giá, nhận xét về thực trạng văn hóa công sở và tình hìnhtriển khai và thực hiện các quy định của Nhà nước về văn hóa công sở tại ủy bannhân dân thành phố Vĩnh Yên

+ Đề xuất một số giải pháp triển khai và thực hiện văn hóa công sở tại ủyban nhân dân thành phố Vĩnh Yên

Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Với đề tài: “Nghiên cứu và xây dựng quy chế Văn hóa công sở và một

số giải pháp triển khai quy chế văn hóa công sở ”

Đối tượng : Tình hình triển khai và thực hiện các quy định của Nhà nước

về văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên

Phạm vi nghiên cứu : ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên

3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện bài tiểu luận này, ngoài các phương pháp chung được ápdụng như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, bài tiểu luận còn sửdụng các phương pháp cụ thể như:

- Phương pháp điều tra, khảo sát: Được áp dụng trong khảo sát tình

hình triển khai và thực hiện các quy định của Nhà nước về văn hóa công sở tại

ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên

- Phương pháp phỏng vấn đối tượng: Được áp dụng để phỏng vấn Cán

bộ, nhân viên thuộc Văn phòng ủy ban nhan dân thành phố và các phòng ban

khác trong cơ quan

- Phương pháp nghiên cứu và phân tích tư liệu có liên quan: Được áp

dụng để tìm hiểu và phân tích các tư liệu trong cơ quan và ngoài cơ quan để có

Trang 8

thể đưa ra những lập luận mang tính khoa học cao, từ đó đưa ra sự đánh giá,nhìn nhận một cách khách quan về tình hình triển khai và thực hiện các quy định

về văn hóa công sở tại Cơ quan từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao văn hóacông sở tại ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên

4 Cấu trúc của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận, Đề tài gồm

có 3 chương:

Chương I: cơ sở lý luận về văn hóa công sở

Chương II: tình hình thực hiện các quy chế văn hóa công sở tại ủy bannhân dân thành phố Vĩnh Yên

Chương III: Một số giải pháp triển khai và thực hiện quy chế văn hóacông sở tại ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ

I Khái quát chung về văn hóa công sở

1 Văn hóa là gì?

Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội

Văn hóa là một hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mực, mục tiêu mà conngười cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tcas và hoạt dộng sángtạo Nó được bảo tồn và chuyển hóa cho những thê hệ nối tiêp theo sau

Văn hoá là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và giá trị của nhân dân mộtnước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựngnước và giữ nước Văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dântộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tụctập quán, lối sống và lao động

2 Văn hóa công sở là gì?

Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiếnhành một công việc chuyên ngành của nhà nước Công sở là một tổ chức thựchiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản

để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhànước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao Lànơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của công dân Do đó, công sở là một

bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước Là tổ chứccủa hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được Nhà nước công nhận,bao gồm cán bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế công chứchoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhà nước Công sở có vị trí,chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức do pháp luật quy định,được sử dụng công quyền để tổ chức công việc Nhà nước hoặc dịch vụ công vìlợi ích chung của xã hội, của cộng đồng

Văn hóa công sở là tổng hòa những giá trị hữu hình và vô hình bao gồm:Trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lý, môi trường cảnh quan,những phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp, phong cách giao tiếp ứng xửcủa cán bộ công chức, viên chức, lao động và sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các

Trang 10

yếu tố đó để xây dựng một môi trường công sở văn minh, lịch sự, hoạt độngđúng pháp luật, hiệu quả cao Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng lề lối, nềnếp làm việc khoa học, có trật tự kỷ cương, tuân theo những nội quy, quy địnhchung nhưng không mất đi tính dân chủ Nó đòi hỏi nhà lãnh đạo, quản lý cũngnhư các thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hoạt động chung của cơ quanmình Muốn như thế CBCC,VC phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, phải chú ý đếndanh dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên nhữngnguyên tắc chung.

Có thể nói "Văn hóa công sở" là hệ thống những giá trị niềm tin, sự mongđợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các cơ cấu chính thức

và tạo nên những chuẩn mực hành động như những giả thiết không bị chất vấn

về truyền thống và cách thức là việc của tổ chức mà mọi người trong đó đềutuân theo khi làm việc Văn hoá tổ chức công sở là một hệ thống được hìnhthành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độcủa các nhân viên làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trongcông sở và hiệu quả hoạt động của nó

Như vậy văn hóa công sở là một đang đặc thù của văn hóa xã hội, là sựpha trộn riêng biệt các giá trị, niềm tin, chuẩn mực, vẻ đẹp và cách hành xử hoạtđộng trong công sở mà các thành viên trong công sở cũng tiếp nhận để ứng xửvới nhau trong nội bộ công sở và phục vụ cộng đồng với sự hợp tác, tác độngcủa hệ thống quan hệ thứ bậc mang tính quyền lực và tính xã hội, tạo nên mộtdấu ấn riêng biệt, giúp phân biệt công sở này với công sở khác Văn hóa công sởảnh hưởng đến các thành viên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua cácquy định chính thức như quy chế làm việc

3 Vai trò của Văn hóa công sở

Thứ nhất, văn hóa công sở góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có

kỷ cương, dân chủ Tạo được tình đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửaquyền Môi trường văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của cán bộ côngchức với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của côngsở;

Trang 11

Thứ hai, tính tự giác của cán bộ công chức trong công việc sẽ đưa công sởnày phát triển vượt hơn lên so với công sở khác;

Thứ ba, văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc nhữngtính văn hóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai chonên trong một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phátính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên Việc hướng các cán bộcông chức đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩnmực văn hóa của công sở, đó chính là làm cho cán bộ công chức hoàn thiệnmình;

Thứ tư, mỗi kiểu văn hóa có vai trò khác nhau đối với tiến trình phát triểncủa công sở Kiểu văn hóa quyền lực giúp công sở có khả năng vận động nhanh,tạo nên tính bền vững trong khi theo đuổi mục tiêu của mình Kiểu văn hóa vaitrò giúp công sở phát huy hết năng lực của cán bộ công chức, khuyến khích họhăng say với công việc từ đó nhanh chóng đạt được mục tiêu của công sở

4 Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở.

Thứ nhất, các yếu tố hình thành hệ thống giá trị văn hóa công sở Đó là

các yếu tố truyền thống, hiện đại, trình độ học vấn, trình độ văn minh, giá trị cấutrúc, giá trị chức năng và giá trị vật chất Các giá trị này có thể được bộc lộchính thức hay không chính thức như: mọi thành viên trong công sở đều phảibiết cư xử với nhau, đi làm đúng giờ, tôn trọng nhân cách và đời tư của đồngnghiệp, … đem lại hiệu quả giao tiếp hành chính cao Có thể nói văn hóa là nềntảng tinh thần của hoạt động công sở, nó biểu hiện sức mạnh tiềm tàng và bảnlĩnh của các thành viên trong công sở

Thứ hai, giá trị truyền thống và hiện đại Tất cả những hoạt động lưu

truyền từ trong lịch sử của công sở và được lưu giữ tồn tại đến ngày nay đã tạo

ra những giá trị văn hóa mang tính truyền thống Tuy nhiên văn hóa công sởkhông phải là bất biến, nó được phát triển và thích ứng với hoàn cảnh và môitrường, vì vậy nó mang các giá trị hiện đại

Thứ ba, trình độ học vấn và trình độ văn minh Trình độ học vấn là một

yếu tố cần và đủ cấu thành nên văn hóa công sở Trình độ học vấn là chìa khóa

Trang 12

để con người bước vào nền văn hóa tiên tiến hơn Không ngừng nâng cao trình

độ học vấn giúp cho con người vươn tới đỉnh cao của sự sáng tạo, góp phần nuôidưỡng con người phát triển toàn diện hơn Còn trình độ văn minh là sự đánh dấumỗi thời kỳ phát triển của lịch sử Thế giới đã trải qua ba giai đoạn lớn của nềnvăn minh nhân loại: nền văn minh nông nghiệp, nền văn minh công nghiệp vànền văn minh trí tuệ Nền văn minh nông nghiệp xuất hiện cùng với sự xuất hiệncủa nền văn minh lúa nước; nền văn minh công nghiệp xuất hiện khi có sự ra đờicủa máy hơi nước của James Watl; nền văn minh trí tuệ xuất hiện khi các “côngnhân cổ cồn” xuất hiện, lúc này các chú robot được thay cho sức lao động củacon người Con người được giải phóng sức lao động chân tay, bước vào đỉnhcao của khoa học và công nghệ, chiếm lĩnh tri thức, làm chủ tri thức, lấy tri thứccải tạo điều kiện tự nhiên, xã hội và con người Vai trò của văn hóa càng đượcphát huy nếu như nó được gắn liền với văn minh ngay trong hoạt động của cáccông sở

Thứ tư, giá trị của Chân - Thiện - Mỹ.

Một trong những yếu tố cấu thành cơ bản của văn hóa công sở được thểhiện là nền tảng mang tính nhân bản - giá trị của “Chân”, nó được biểu hiện ở

ba khía cạnh là: giá trị của cái đúng, của chân lý; giá trị của nền tảng quy phạmđạo đức, quy phạm pháp luật; giá trị của tri thức khoa học

Vai trò của văn hóa còn thể hiện nền tảng mang tính nhân ái (cái Thiện),giá trị của “Thiện” biểu hiện ở các khía cạnh: giá trị của lương tâm; giá trị củađạo đức; giá trị của của cái tốt Sự vô cảm, thiếu “cái tâm” trong hoạt động công

vụ sẽ mất đi giá trị “cái thiện” trong mỗi con người

“Cái Mỹ” thường gắn với các giá trị vật chất và hành động cụ thể trongthực tiễn hoạt động công sở Văn hóa thẩm mỹ công sở là vấn đề đem đến hiệulực và hiệu quả cao trong hoạt động công sở Cái đẹp thể hiện qua phong thái,

cử chỉ, hành vi, sắc thái tình cảm của người thừa hành công vụ, đồng thời cáiđẹp còn thể hiện văn hóa công sở minh bạch, lịch sự, trang trọng

Chân - Thiện - Mỹ qua thời gian luôn sàng lọc, nâng niu những giá trị tốtđẹp còn đọng lại ở mỗi thời đại, mỗi nền văn minh, mỗi quốc gia, dân tộc và đặc

Trang 13

biệt ở mỗi con người, đem lại những giá trị tốt đẹp nhất cho con người.

5 Sự cần thiết phải xây dựng văn hóa công sở tại các cơ quan

Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay,bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp là việc nhanh hơn và đạthiệu quả cao hơn thì có một cách tốt để xây dựng giá trị bản thân đó là hìnhthành những thói quen , lễ lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hàng vi vănminh, lịch sự chốn công sở

Xây dựng VHCS là xây dựng lề lối, nề nếp làm việc khoa học, có trật tự

kỷ cương, tuân theo những nội quy quy định chung nhưng không mất đi tính dânchủ

Xây dựng VHCS văn minh, tiến bộ, hiện đại là vô cùng quan trọng Tuynhiên VHCS đã thực sự được các cấp các ngành chú trọng CB, CC tự giác tuânthủ và không ngừng xây dựng hay chưa? Thiết nghĩ nếu vấn đề này được cácnhà lãnh đạo thực sự đầu tư và gương mẫu thực hiện, CBCC tự quản, tự giác và

có ý thức xây dựng, giữ gìn thì hiệu quả hoạt động của cơ quan đơn vị sẽ thực sựlớn

Đối với công sở, xây dựng được văn hóa công sở tiến bộ, văn minh, hiệnđại sẽ góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương dân chủ; tạođược tinh thần đoàn kết và khắc phục bệnh quan liêu, cửa quyền Môi trườngVHCS tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của CB,CC,VC với cơ quan, với nhân dângóp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở

Thưc hiện tốt VHCS chính là làm cho CB,CC,VC hoàn thiện mình

Trang 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN

DÂN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN 2.1 Vài nét về UBND thành phố Vĩnh Yên

Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, có lịch sử

đô thị 115 năm (29/12/1899 - 29/12/2014) Với diện tích trên 50km2, có 09 đơn

vị hành chính gồm 07 phường, 02 xã; dân số trên 15 vạn người

Thành phố Vĩnh Yên là nơi trung chuyển, kết nối giao thoa giữa các vùngmiền kinh tế khu vực, nằm trong chùm các đô thị đang phát triển; tuyến đườngsắt Hà Nội – Lào Cai và Quốc lộ 2, liền kề với đường cao tốc Nội Bài – Lào Caichạy qua nối liền giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, là cầu nối giữa vùngTrung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) với thủ đô Hà Nội tạo điều kiệncho thành phố Vĩnh Yên phát triển công nghiệp, thương mại, giao lưu hàng hóa

và tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hóa thông tin trong côngcuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thành phố Vĩnh Yên giữ vai trò là hạt nhân quan trọng trong tiến trìnhquy hoạch xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm

nhìn đến năm 2050 Theo phê duyệt quy hoạch của Chính phủ cũng như tỉnh

Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Vĩnh Yên sẽ là hạtnhân của đô thị Vĩnh Phúc, là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng

2.2 Tình hình triển khai và thực hiện các quy định của Nhà nước về văn hóa công sở tại ủy ban nhân dânThành phố Vĩnh Yên

Trong thời kì mở cửa cùng với hội nhập và phát triển kinh tế, các luồngvăn hóa nước ngoài cũng theo đó mà vào Làm sao điều chỉnh những hành viứng xử để bảo tồn văn hóa mà vẫn du nhập được văn minh tiến bộ nhân loại.Điều này hết sức khó nó đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội phải tự mình điềuchỉnh quan điểm hành vi ứng xử sao cho phù hợp

Việc thực hiện văn hóa công sở nhằm mục đích: đảm bảo tính trangnghiêm và hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước Xây dựngphong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt,hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Ngày đăng: 22/03/2018, 10:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w