Muốn lập dàn ý cho bài văn ta cần xác định: luận đề, luận điểm, luận cứ... Ví dụ : Lập dàn ý cho đề văn nghị luận dưới đây “bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh
Trang 1Tiết 81 Lập dàn ý bài văn nghị luận
Trang 2I Tác dụng của việc lập dàn ý
1 Khái niệm
Là việc lựa chọn, sắp xếp những nội dung
cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của bài văn.
Thế nào là công việc lập
dàn ý ?
Trang 32 Tác dụng
- Giúp người viết bao quát được những nội dung chủ yếu cần triển khai,
- Bao quát được phạm vi, mức độ nghị luận.
Chúng ta lập dàn ý để làm gì ?
Trang 4Điều gì sẽ xảy ra nêu chúng ta không lập dàn ý trước ?
- Tránh được tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý, bỏ sót hoặc ý không cân xứng.
- Phân phối thời gian hợp lí khi làm bài.
Trang 5Vai trò của việc lập dàn
ý ?
Có vai trò quan trọng, không thể thiếu khi viết bài văn nghị
luận.
Trang 6II Cách lập dàn ý bài văn nghị luận
Em có thường lập dàn ý trước khi
viết văn không ?
Trang 7Công việc đầu tiên trước khi lập dàn ý là
gì ?
1 Tìm ý cho bài văn
Dựa vào sự hiểu biết của em thì tìm ý là công việc như thế nào ?
Trang 8Để tìm được hệ thống luận điểm luận cứ
ta cần phải xác định gì ?
Trang 9Vậy em hiểu thế nào về luận đề, luận
điểm, luận cứ ?
Luận đề: vấn đề trung tâm được đưa ra để bàn luận
Luận điểm: ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng
Luận cứ: lí lẽ vận dụng để làm sáng tỏ luận điểm
Trang 10Tóm lại muốn lập dàn ý cho bài văn ta cần xác
định những gì ?
Muốn lập dàn ý cho bài văn ta cần xác định: luận đề, luận điểm, luận cứ
Trang 11Ví dụ : Lập dàn ý cho đề văn nghị luận dưới đây
“bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M Go-rơ-ki có viết:
“sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”
Trang 12dựa vào SGK em hãy xác định các luận điểm cho bài văn: có bao nhiêu
luận điểm?
b Xác định luận điểm:
Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người
Sách mở rộng những chân trời mới
Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách
Trang 13c Tìm luận cứ cho luận điểm:
Luận điểm 1: 3 luận cứ
+ Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người
+ Sách là kho tàng tri thức
+ Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian(biết được qua khứ, hiện tại, biết được nhiều nơi trên thế giới…)
Trang 14Luận điểm 2 : 2 luận cứ
+ Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội
+ Sách là người bạn, người thầy, sách tốt giúp ta hoàn thiện nhân cách
Luận điểm 3 : 2 luận cứ
+ Đọc và học theo sách tốt, phê phán sách xấu Học những điều hay trong sách và học trong thực tế cuộc sống
+ Tạo thói quen lựa chọn, đọc và học theo sách tốt
Trang 152 Lập dàn ý
hãy cho cô biết dàn ý của một bài văn thường có mấy phần là những
phần nào?
Trang 16Trong phần mở bài, thân bài, và kết bài chúng ta thường làm gì?
Mở bài: giới thiệu vấn đề
Thân bài: triển khai vấn đề
Kết bài: kết thúc vấn đề và đề ra phương hướng mới
Trang 17Sắp xếp các luận điểm luận cứ sau sao cho nó thành một dàn ý hoàn
chỉnh
- Sách mở rộng những chân trời mới
- Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian(biết được qua khứ, hiện tại, biết được nhiều nơi trên thế giới…)
- Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội
-Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách
- Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người
- Sách là người bạn, người thầy, sách tốt giúp ta hoàn thiện nhân cách
- Đọc và học theo sách tốt, phê phán sách xấu Học những điều hay trong sách và học trong thực tế cuộc sống
- Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách
- Sách là kho tàng tri thức
- Tạo thói quen lựa chọn, đọc và học theo sách tốt
Trang 18Vậy để lập dàn ý cho bài văn nghị luận ta phải làm gì?
xác định luận đề, tìm luận điểm, tìm luận cứ, sắp xếp luận điểm, luận cứ, triển khai luận điểm luận
cứ vào ba phần mở bài, thân bài và kết bài
Trang 19III Luyện tập:
1.Bài tập 1
Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : “ Có tài mà không có đức là người vô dụng,
có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ”
Theo anh chị, nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào ?
- Hãy bổ sung các ý còn thiếu
- Lập dàn ý cho bài văn
Trang 202 Bài tập về nhà:
Lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài sau
Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ “ Cái khó bó cái khôn ” để tự biện hộ Theo anh ( chị ), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào ?
Trang 21Dặn dò - hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
Học thuộc bài
Soạn bài: Truyện Kiều phần tác giả NGUYỄN DU