1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Kế toán hoạt động thu chi tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh

84 1,1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 272,41 KB

Nội dung

được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng nguồn kinh phí, từng nội dung chi tiêutheo quy định, tiêu chuẩn và định mức của Nhà nước.Từ đó, ta có thể thấy rằng, đơn vị SNCL được xác định q

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các

số liệu, kết luận nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưađược công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hữu Hiệp

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và tiến hành nghiên cứu Luận văn, tôi đãnhận được sự giúp đỡ của các tập thể và cá nhân Tôi xin có lời cảm ơn chânthành đến tất cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành

đề tài nghiên cứu này

Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới TS ĐẶNG VĂNLƯƠNG, người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhtiến hành thực hiện đề tài này

Tôi chân thành cảm ơn Trường Đại học Thương Mại; Khoa Sau đại học;các thầy cô giáo đã trực tiếp tham gia giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quátrình học tập

Tôi xin chân thành cảm ơn đến Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điềukiện cho tôi trong việc thu thập số liệu và thông tin phục vụ cho đề tài

Mặc dù có nhiều cố gắng trong tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu nhưng với khảnăng còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết Kính mongnhận được sự thông cảm sâu sắc và đóng góp ý kiến từ Quý Thầy Cô cũng như từ cácđộc giả quan tâm để tôi có thể nâng cao hơn nữa kiến thức của mình sau này

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

2013 - 2015 46Bảng 2.3: Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của BVĐK Tỉnh Hà Tĩnh

từ năm 2014 đến 2015 49Bảng 2.4: Tổng hợp nguồn thu của BVĐK Tỉnh Hà Tĩnh năm 2013-2015 51Bảng 2.5: Tổng hợp kinh phí đã sử dụng của BVĐK Tỉnh Hà Tĩnh năm 2013 - 2015 52

Trong những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới

có nhiều biến động phức tạp và tác động trực tiếp đến tình hình trong nước nhưngViệt Nam vẫn đang tiếp tục nổ lực thực hiện những bước đi vững chắc trong quátrình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước cũng như tiến trình hợp tác quốc tếsâu rộng và đã đạt được nhiều thành quả tốt đẹp Cùng với sự phát triển của nền

Trang 4

kinh tế đất nước thì các đơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý của nhà nướccũng đã từng bước được kiện toàn, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mớikinh tế - xã hội Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩangày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế, các hoạt động

sự nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng, góp phần quan trọng vào sự phát triểnkinh tế - xã hội Tuy nhiên, để các hoạt động sự nghiệp thực sự vận hành theo cơchế thị trường thì phải có phương hướng và giải pháp phát triển phù hợp Mộttrong những biện pháp được quan tâm đó là hoàn thiện tổ chức công tác kế toánđặc biệt là công tác kế toán thu – chi tại các đơn vị hành chính sự nghiệp

Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh là một trong những đơn vị hành chính sựnghiệp có thu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Tỉnh Hà Tĩnh, nhất làtrong việc đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Sự lớn mạnh vềquy mô, chất lượng của Bệnh viện là một trong những điều kiện thuận lợi giúpTỉnh Hà Tĩnh cũng như đất nước thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ đề ratrong các giai đoạn Những năm qua, cùng với sự ra đời và đổi mới của nhiềuchính sách đặc biệt là các chính sách có liên quan trực tiếp đến ngành y tế đã tácđộng mạnh mẽ đến cơ chế quản lý tài chính và hoạt động kế toán của Bệnh viện đakhoa Tỉnh Hà Tĩnh Mặc dù đã có nhiều bước tiến và thay đổi nhưng hoạt động kếtoán và công tác kế toán thu chi tại đây vẫn còn nhiều bất cập và yêu cầu cần cónhững giải pháp để khắc phục Xuất phát từ những lí do đó cùng với việc nhậnthức được vai trò quan trọng của công tác kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp,tác giả đã lựa chọn đề tài “Kế toán hoạt động thu chi tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh

Hà Tĩnh” để làm luận văn tốt nghiệp

Tổng quan các công trình nghiên cứu

Để đảm bảo cho quá trình hoạt động thường xuyên, liên tục của các đơn vịhành chính sự nghiệp nói chung, đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) nói riêng thìcông tác kế toán hoạt động thu, chi đóng một vai trò hết sức quan trọng Chính vìvậy, đã có nhiều tác giả nghiên cứu để hoàn thiện kế toán hoạt động thu, chi tại cácđơn vị sự nghiệp có thu công lập Dù các đề tài đã đề cập được các nội dung cơbản liên quan đến kế toán hoạt động thu chi tại đơn vị hành chính sự nghiệp, tuynhiên, các nghiên cứu còn một số hạn chế Trong quá trình học tập, trước khi làmluận văn tác giả đã tham khảo một số đề tài, công trình nghiên cứu như sau:

Luận văn Thạc sĩ: “ Tổ chức công tác kế toán thu, chi với việc tăng cường tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc bộ y tế khu vực Hà Nội” của

tác giả Tô Thị Kim Thanh – Trường Đại Học Thương Mại đã làm rõ sự cần thiết

và yêu cầu hoàn thiện kế toán thu, chi tại các bệnh viện công lập thuộc bộ y tế khuvực Hà Nội Từ đó các đề xuất, các giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi với việc tăng

Trang 5

cường tự chủ tài chính tại các đơn vị này được tác giả trình bày cụ thể Tuy nhiên,phạm vi đề tài nghiên cứu khá rộng, không thể nghiên cứu được tất cả các bệnhviện công lập thuộc bộ y tế khu vực Hà Nội nên các vấn đề tác giả đưa ra chưa baohàm hết Bên cạnh đó, đề tài chủ yếu hướng về phần tự chủ tài chính tại các bệnhviện thuộc bộ y tế, chưa hướng vào các bệnh viện địa phương.

Luận văn thạc sĩ: “Tổ chức công tác kế toán trong các bệnh viện công lập trực thuộc bộ y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Vũ Thị Thu

Phượng – Trường đại học thương mại đã làm rõ sự cần thiết và hoàn thiện tổ chứccông tác kế toán trong các bệnh viện công lập trực thuộc bộ y tế trên địa bàn thànhphố Hà Nội Tuy nhiên đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu vào tổ chức công tác kếtoán chứ chưa đi sâu vào kế toán hoạt động thu, chi của các bệnh viện

Phần lớn các trường đại học công lập Việt Nam đặc biệt là các trường đạihọc có thương hiệu, bề dày lịch sử đã sẵn sàng tự chủ vì bản thân các trường đạihọc công lập đã bắt đầu tự chủ tài chính và tuyển sinh riêng theo quy định của Bộ

giáo dục và đào tạo Luận văn Thạc sĩ: “Hoàn thiện kế toán hoạt động thu – chi và kết quả hoạt động tài chính tại các trường Đại học công lập trong điều kiện thực hiện tự chủ tài chính” chuyên ngành kế toán của Đoàn Đức Dương do PGS.TS.Phạm Thu Thủy hướng dẫn – 2008; và luận văn Thạc sỹ “Kế toán hoạt động thu, chi tại các trường cao đẳng trực thuộc bộ xây dựng ở miền Bắc” của

Hoàng Ngọc Bé do PGS.TS Nguyễn Phú Giang – 2012 đã khá thành công khi đivào nghiên cứu một vấn đề đang rất được quan tâm Trên cơ sành công khi đi và,lun cơ sành công khi đi vào nghiên cứu một vấn đề đang rất được quan tâm ục vàđào tạo tài chínhày lịch sử đã sẵn sàng tự chủ vì bản thân các trường đại học cônglập đã bắt đầu tự chủ tài chính và tuyra những tồn tại và đưa ra đề xuất để hoànthiện chế độ tài chính Tuy nhiên, s công khi đi vào nghiên cứu một vấn đề đangrất được quan tâm ục và đào t, có nhiên, s công khi đi vào nghiên cứu một vấn đềđang rất được quan tâm ục và đào tạo tài chínhày l cũng như kết quả tài chính tạicác đơn vị hành chính sự nghiệp

Luận văn Thạc sĩ: “Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp co thu nghành thông tin thương mại” tác giả Trần Thị Quỳnh – Trường Đại Học

Thương Mại đã đưa ra được những lý luận, khái niệm cơ bản về đơn vị sự nghiệpcông lập thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin nói chung và thông tin thương mại nóiriêng Đối với thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp cóthu ngành thông tin thương mại, tác giả cũng đã đưa ra những quan điểm và giảipháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đó Mặc dù vậy, những vấn đề đượcnêu trong đề tài là toàn bộ hoạt động kế toán, tác giả không đi phân tích sâu về kế

Trang 6

toán hoạt động thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu ngành thông tin thươngmại Do đó, luận văn chưa cung cấp đầy đủ cơ sở lý luận và giải pháp hoàn thiện

kế toán hoạt động thu chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu khác

Các công trình khoa học đã nêu ở trên giúp góp phần cụ thể hóa những vấn

đề lý luận cơ bản, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán hoạt động thu chi ở từngđơn vị Không chỉ vậy, các tác giả cũng đã đưa ra những quan điểm, định hướng

và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi ở đơn vị Trên

cơ sở đó, các luận văn cũng đã đề ra một số giải pháp hoàn thiện chế độ kế toánNhà nước Việt Nam nói chung, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp nói riêng.Các công trình nghiên cứu đó là những tài liệu quý giá, giúp tác giả tìm hiểu đầy

đủ và có hệ thống hơn về vấn đề này Đồng thời qua đó, các tác giả cố gắng khắcphục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh của các tác giả để luận vănđược hoàn thiện hơn

Ngoài ra, công tác kế toán hoạt động thu chi tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh HàTĩnh còn có một số đặc thù riêng nên luận văn không trùng lắp với các công trìnhnghiên cứu trên và một số công trình khác được công bố gần đây

Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan kế toánhoạt động thu – chi tại các đơn vị SNCL

Thứ hai, khảo sát thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu –chi tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằmhoàn thiện hơn nữa công tác kế toán hoạt động thu – chi tại Bệnh viện đa khoaTỉnh Hà Tĩnh

Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kế toán thu, chi tạiBệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, tác giả đã sử dụng kết hợp đồng bộ các phươngpháp sau:

- Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp hữu hiệu giúp tác giả thuthập đầy đủ nguồn số liệu cũng như các thông tin liên quan Hệ thống chứng từ kếtoán, sổ sách kế toán chi tiết, tổng hợp trong năm 2015, các Báo cáo tài chính năm

2013, 2014, 2015 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cũng như các chính sách màđơn vị đang áp dụng tại giai đoạn nghiên cứu là nguồn dữ liệu chính, quan trọng, có

độ tin cậy cao trong luận văn Ngoài ra, các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hànhnhư Chế độ kế toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán; các công trình nghiên cứu, cácbài báo trên các tạp chí chuyên ngành và các nguồn tài liệu khác có ảnh hưởng đến

Trang 7

hoạt động của đơn vị nói chung cũng như hoạt động thu, chi và kế toán thu, chi tạiđơn vị nói riêng cũng được tác giả tập hợp nhằm bổ sung nguồn thông tin chính xác,đầy đủ

- Phương pháp so sánh: so sánh số liệu giữa các năm liên quan đến hoạtđộng thu, chi nhằm đánh giá được xu hướng biến động tăng, giảm trong các hoạtđộng này tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh Ngoài ra, so sánh theo chiều dọc đểxem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với mục tiêu tổng thể, so sánh theo chiềungang của nhiều kỳ để thấy sự biến đổi cả về số tương đối và tuyệt đối của chỉ tiêuqua các niên độ kế toán liên tiếp

- Phương pháp phân tích: được sử dụng trong việc luận giải, chứng minh,làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, đánh giá công tác kế toán thu, chi tại đơn vị trongkhoảng thời gian nghiên cứu, cũng như trong việc đánh giá các ưu, nhược điểm vàlựa chọn giải pháp phù hợp với đặc thù riêng của từng khoản mục và đơn vị cũngnhư đưa ra các điều kiện phù hợp để áp dụng giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiệnhoạt động kế toán thu, chi trong giai đoạn tới

- Phương pháp tổng hợp: được sử dụng trong việc hệ thống hóa các vấn đề

lý luận liên quan đến hoạt động kế toán thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập.Trên cơ sở đó, tác giả vận dụng trong việc đưa ra thực trạng cũng như phân tích,đánh giá cụ thể hoạt động kế toán thu, chi tại đơn vị được lựa chọn nghiên cứu, từ

đó chỉ ra rõ ưu điểm, hạn chế để đưa ra giải pháp, kiến nghị phù hợp lý luận vàthực tiễn

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu kế toán hoạt động thu – chi tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung : Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận, liên quan đến

kế toán hoạt động thu chi tại các đơn vị SNCL tự đảm bảo một phần chi phí hoạtđộng và nghiên cứu thực trạng về kế toán hoạt động thu – chi tại Bệnh viện đakhoa Tỉnh Hà Tĩnh

Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh

Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán hoạtđộng thu, chi tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh năm 2015

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Dựa trên kết quả nghiên cứu, về mặt khoa học, luận văn không chỉ góp phầnquan trọng trong việc hệ thống hóa mà còn làm rõ cơ sở lý luận về kế toán hoạtđộng thu – chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập Đồng thời, luận văn còn là tài

Trang 8

liệu tham khảo, phục vụ công tác học tập Ngoài ra, những đóng góp này của luậnvăn còn làm cơ sở để phát triển các công trình nghiên cứu có liên quan, hoạch địnhchính sách trong giai đoạn tới.

Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn, trên cơ sở phân tích thực trạng kế toán hoạtđộng thu – chi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, luận văn đã đưa ra những giảipháp, kiến nghị có thể áp dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh nói riêng vàcác đơn vị sự nghiệp công lập nói chung nhằm giải quyết, hạn chế tối đa nhữngkhó khăn, tồn đọng tại các đơn vị cũng như phát huy tốt lợi thế với mục đích nângcao chất lượng hoạt động của mỗi đơn vị

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán hoạt động thu, chi trong đơn vị

TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập là Tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhànước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của phápluật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước.Hoạt động của các đơn vị SNCL không nhằm mục đích lợi nhuận trực tiếp mànhằm cung cấp những sản phẩm mang lại lợi ích chung, lâu dài và bền vững cho xãhội Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởicác chương trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia Đơn vị SNCL có quyền chủđộng, tự quyết, tự chịu trách nhiệm, sử dụng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động, sắp xếp bộ máy tổ chức và lao động hợp lý góp phần tăng thu nhập, phúclợi cho người lao động

Tuy nhiên, việc quản lý chi tiêu, hạch toán kế toán của đơn vị SNCL phải tuânthủ các quy định theo đúng Luật pháp, đúng mục đích, trong phạm vi dự toán đã

Trang 9

được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng nguồn kinh phí, từng nội dung chi tiêutheo quy định, tiêu chuẩn và định mức của Nhà nước.

Từ đó, ta có thể thấy rằng, đơn vị SNCL được xác định qua các tiêu chuẩn sau:

- Có quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương hoặcđịa phương;

- Được Nhà nước cấp kinh phí và tài sản để hoạt động thực hiện nhiệm vụchính trị, chuyên môn và được phép thực hiện một số khoản thu theo chế độ hiệnhành của Nhà nước;

- Có bộ máy tổ chức được biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theoquy định của Nhà nước;

- Có mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng để phản ánh cáckhoản thu, chi tài chính theo quy định hiện hành

1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

Hiện nay, có nhiều cách phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo Luật, Nghịđịnh, Quyết định, Thông tư có hiệu lực thi hành Sau đây là các cách phân loại đơn

vị sự nghiệp công lập theo trình tự ban hành Luật của Quốc Hội, các nghị định củaChính phủ, các quyết định, thông tư của Chính phủ và Bộ có liên quan

* Theo thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ tài

chính về việc “hướng dẫn thực hiện nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6năm 2003 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sáchNhà nước” thì theo yêu cầu quản lý ngân sách đối với các đơn vị sự nghiệp trongcùng một ngành theo cùng một hệ thống dọc thì căn cứ vào cấp độ hoạt động cácđơn vị sự nghiệp được chia thành các đơn vị dự toán các cấp như sau:

- Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm

do Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân (UBND) giao Đơn vị dự toán cấp

I thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc; chịutrách nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyếttoán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán và quyết toán ngân sách củacác đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc theo quy định

- Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị

dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấpIII (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I), chịu trách nhiệm tổ chứcthực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kếtoán và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới theo quy định

- Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị

dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách, có trách nhiệm tổ chức, thực

Trang 10

hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị sử dụngngân sách trực thuộc (nếu có) theo quy định.

- Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiệnphần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toántheo quy định

* Theo khoản 2 điều 9 Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/10/2010 củaQuốc Hội thì Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiệnnhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (còn được gọi là đơn vị sự nghiệpcông lập được giao quyền tự chủ);

- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thựchiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (còn được gọi là đơn vị sựnghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ)

* Theo khoản 1 điều 4 Nghị định số 55/2012/NĐ-CP của Chính phủ : “Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập” thì Đơn vị sự nghiệp công lập được phân loại dựa vào những căn cứ sau:

- Ngành, lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Chức năng, nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước hoặc thực hiện nhiệm vụđược giao và cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập;

-Tính chất, đặc điểm về chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị sự nghiệp cônglập;

- Cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập

* Theo mục 3 điều 12, 13, 14, 15 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đãghi: Căn cứ khả năng tự đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên đượcphân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau:

- Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thườngxuyên và chi đầu tư: là đơn vị sự nghiệp có mức tự đảm bảo chi phí hoạt độngthường xuyên và chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn 100%

- Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thườngxuyên: là những đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thườngxuyên bằng hoặc lớn hơn 100% hoặc là những đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chiphí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan cóthẩm quyền của Nhà nước đặt hàng

- Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chithường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được

Trang 11

Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phíchưa tính đủ chi phí): là những đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạtđộng thường xuyên từ trên 10% đến dưới 100%.

- Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chithường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không cónguồn thu hoặc nguồn thu thấp): là những đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chiphí hoạt động thường xuyên từ 10% trở xuống và những đơn vị sự nghiệp không cónguồn thu

Việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định trên, được ổn địnhtrong thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập cóthay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xétđiều chỉnh phân loại lại cho phù hợp

* Nếu phân loại căn cứ vào lĩnh vực hoạt động thì đơn vị SNCL bao gồm :

- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo

- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực dạy nghề

- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế

- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực văn hóa thể thao và du lịch

- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền và báo chí

- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ

- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực kinh tế

- Đơn vị sự nghiệp khác

1.2 Hoạt động thu, chi và yêu cầu quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập

1.2.1 Nội dung thu chi trong đơn vị sự nghiệp công lập

1.2.1.1 Nội dung thu tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Tùy vào đặc điểm hoạt động của các đơn vị SNCL mà nguồn thu của các đơn

vị sự nghiệp được hình thành từ một hay nhiều nguồn khác nhau, các nguồn thu

đó có thể là:

* Nguồn ngân sách Nhà nước cấp

Kinh phí do Ngân sách nhà nước (NSNN) cấp là nguồn tài chính do NSNNthu từ thuế để chi cho các hoạt động của đơn vị SNCL Nguyên tắc phân bổ cáckhoản ngân sách này cho các đơn vị, đối tượng thụ hưởng ngân sách là theo địnhmức và theo tiêu chí phân bổ được cơ quan có thẩm quyền quyết định, bao gồm :

- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụđối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân

Trang 12

đối với nguồn thu sự nghiệp) được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trongphạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với các đơn vịkhông phải là tổ chức khoa học và công nghệ)

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với các đ

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặthàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, các nhiệm vụ khác)

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao

- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nướcquy định (nếu có)

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớntài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyềnphê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm

- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp cóthẩm quyền phê duyệt

- Kinh phí khác (nếu có)

Đối với các đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên,mức kinh phí ngân sách nhà nước cấp ổn định theo định kỳ 3 năm và hàng nămđược điều chỉnh theo tỉ lệ do thủ tướng chính phủ quy định Hết thời hạn 3 năm,mức kinh phí này sẽ được xác định lại cho phù hợp

* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị

Tùy theo từng lĩnh vực hoạt động của các đơn vị sự nghiệp mà các nguồn thuhoạt động sự nghiệp ở các đơn vị có quy mô lớn nhỏ khác nhau, bao gồm:

Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định củanhà nước (phần được để lại đơn vị theo quy định như các khoản thu về học phí,viện phí, lệ phí…) Mức thu phí, lệ phí, tỷ lệ với nguồn thu được để lại đơn vị sửdụng và nội dung chi thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền đối với từng loại phí và lệ phí

Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng củađơn vị, cụ thể:

- Sự nghiệp giáo dục và dào tạo thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chứctrong và ngoài nước, thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hànhthực tập, sản phẩm thí nghiệm, thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và côngnghệ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

- Sự nghiệp y tế, đảm bảo xã hội thu từ các hoạt động dịch vụ về khám, chữa

Trang 13

bệnh, phục hồi chức năng, y tế dự phòng, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các tổchức, cung cấp các chế phẩm từ máu, vắc xin, sinh phẩm, thu từ các hoạt độngcung ứng lao vụ (giặt là, ăn uống, phương tiện đưa đón bệnh nhân, khác) thu từcác dịch vụ pha chế thuốc, dịch truyền, sàng lọc máu và các khoản thu khác theoquy định của pháp luật.

- Sự nghiệp văn hóa, thông tin thu từ bán vé các buổi biểu diễn, vé xemphim, các hợp đồng biểu diễn với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cungứng dịch vụ in tráng lồng tiếng, phục hồi phim, thu từ các hoạt động đăng, phátquảng cáo trên báo, tạp chí, xuất bản, phát thanh truyền hình, thu phát hành báochí, thông tin cổ động và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

- Sự nghiệp thể dục, thể thao thu hoạt động dịch vụ sân bãi, quảng cáo, bảnquyền phát thanh truyền hình và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

- Sự nghiệp kinh tế thu tư vấn, thiết kế, quy hoạch, dịch vụ nông lâm, thuỷlợi, thuỷ sản, giao thông, công nghiệp, xây dựng, địa chính, địa chất và các ngànhkhác, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

* Nguồn thu từ nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng cho theo quy định của Pháp luật

Là nguồn kinh phí thuộc chương trình dự án do các nhà tài trợ nước ngoài bảo đảmtheo nội dung ghi trong cam kết giữa Chính phủ Việt Nam, UBND tỉnh, thành phốvới các nhà tài trợ nước ngoài hoặc là nguồn được các tổ chức cá nhân trong vàngoài nước biếu tặng, tài trợ Đây là nguồn vốn quan trọng trong việc thúc đẩy, nângcao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong các đơn vị SNCL

* Nguồn thu khác theo quy định của Pháp luật

- Nguồn vốn vay tín dụng, vay của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn

tham gia liên doanh, liên kết…

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nướctheo quy định của Pháp luật

Việc hạch toán nguồn kinh phí hoạt động được áp dụng ở mọi đơn vị sựnghiệp công lập tự chủ tài chính và phải đảm bảo nguyên tắc:

- Kinh phí được hình thành từ nguồn nào phải hạch toán đúng theo nguồn đó;

- Kế toán phải theo dõi chi tiết từng nguồn hình thành

1.2.1.2 Nội dung chi của các đơn vị sự nghiệp công lập

Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho, các đơn vịSNCL đều phát sinh các khoản chi liên quan đến đơn vị bao gồm:

Chi thường xuyên là khoản chi mang tính thường xuyên, ổn định để duy trì

bộ máy và thực hiện những nhiệm vụ trong kế hoạch, bao gồm:

Trang 14

- Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩmquyền giao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản tríchnộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành,dịch vụ công cộng, văn phòng phẩm, các khoản chi nghiệp vụ, sửa chữa thườngxuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định.

- Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí, gồmtiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số lao độngtrực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí, các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn,sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy địnhphục vụ cho công tác thu phí và lệ phí

- Chi cho các hoạt động dịch vụ gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụcấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT),kinh phí công đoàn (KPCĐ) theo quy định hiện hành, nguyên, nhiên, vật liệu, lao

vụ mua ngoài, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa tài sản cố định, chi trả lãi tiềnvay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức, chi các khoản thuếphải nộp theo quy định của pháp luật và các khoản chi khác (nếu có)

* Chi hoạt động không thường xuyên là những khoản chi không mang tính

thường xuyên, ổn định thường là những khoản chi liên quan đến các chức năng,nhiệm vụ được cấp trên giao cho bao gồm:

- Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, ngành

là các khoản chi để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia , thực hiện cácnhiệm vụ đặt hàng của nhà nước, chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn đầu

tư của nước ngoài theo quy định

- Chi thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do nhà nước quy định căn cứ

vào nghị định 132 ngày 8/8/2007 của chính phủ về chính sách tinh giảm biên chế

và thông tư số 02 ngày 24/9/2007 của Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thựchiện nghị định 132

- Chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ,viên chức

- Chi đầu tư phát triển là các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vậtchất, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản, chi thực hiện các dự án đầu

tư theo quy định

- Chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất do cấp có thẩm quyền giao

- Các khoản chi không thường xuyên khác

Trang 15

1.2.2 Hoạt động thu chi trong đơn vị sự nghiệp công lập

1.2.2.1 Hoạt động thu chi kinh phí ngân sách nhà nước cấp

Trong các đơn vị SNCL hoạt động thu chi kinh phí Ngân sách Nhà nướccấp là quá trình trực tiếp nhận nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp đểduy trì các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ mà Nhà nước giao và quá trình

sử dụng các nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động theo quy định của cơchế tài chính

Hoạt động thu chi kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp bao gồm hoạt động thuchi kinh phí thường xuyên và hoạt động thu chi không thường xuyên

Hoạt động thu chi kinh phí thường xuyên là quá trình tiếp nhận nguồn kinhphí thường xuyên theo dự toán được giao và quá trình sử dụng nguồn kinh phí đểthực hiện các nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ chính, bao gồm chi thanh toán cánhân (tiền lương, tiền công và các khoản phải nộp) chi hoạt động chuyên môn, chimua sắm, chi khác

Hoạt động thu chi kinh phí không thường xuyên và kinh phí dự án là quátrình tiếp nhận nguồn kinh phí không thường xuyên và kinh phí dự án để chi chocác nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng như chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia,đào tạo lại cán bộ viên chức, chi khoa học công nghệ, chi đầu tư phát triển, chitinh giảm biên chế, chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, chi dự án đặt hàng củanhà nước và chi khác

1.2.2.2 Hoạt động thu chi sự nghiệp

Hoạt động thu chi sự nghiệp là hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định và quátrình sử dụng nguồn thu sự nghiệp để thực hiện các hoạt động trong chức năngnhiệm vụ chính được giao

Đối với hoạt động sự nghiệp tại các đơn vị SNCL, do đặc thù các khoản thu

sự nghiệp là các khoản thu liên quan đến số phí, lệ phí mà đơn vị được phép giữlại, hay các khoản thu liên quan đến việc cho thuê địa điểm…Nên ở đơn vị sẽ phátsinh các khoản chi phí tương ứng liên quan đến các khoản thu sự nghiệp trên như:

- Thanh toán tiền công phục vụ cho công tác thu sự nghiệp

- Thanh toán tiền văn phòng phẩm, các chi phí phát sinh liên quan đến cácdịch vụ công cộng, chi phí liên quan đến nghiệp vụ thu sự nghiệp

Đối với đơn vị SNCL thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao,kinh tế…sau khi được sử dụng để chi các khoản liên quan trực tiếp đến hoạt độngthu thì nhà nước cho phép được dùng để bổ sung kinh phí thường xuyên và chiphục vụ cho các hoạt động trong chức năng nhiệm vụ chính được giao tương tựnhư nguồn kinh phí thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp

Trang 16

1.2.2.3 Hoạt động thu chi sản xuất kinh doanh

Ở đơn vị SNCL có hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), nguồn thu từhoạt động này chính từ việc bán sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp lao vụ, dịch vụtùy theo chức năng của đơn vị sự nghiệp Ngoài ra, đơn vị còn có thể thu được cáckhoản thu liên quan đến việc đầu tư tài từ nguồn tiền nhàn rỗi Nguồn thu từ hoạtđộng SXKD được sử dụng để trang trải các chi phí phát sinh liên quan đến hoạtđộng sản xuất, kinh doanh hay hoạt động đầu tư tài chính như:

- Chi tiền lương, tiền công, phụ cấp cán bộ công chức, viên chức và ngườilao động tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh

- Các khoản trích BHXH, BHYT (phân đơn vị sử dụng động đảm bảo) vàKPCĐ đoàn theo quy định

- Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho hoạtđộng SXKD

- Chi trả dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, nước, tiền thuê bao điện thoại sửdụng cho hoạt động SXKD

- Tiền thuế môn bài

- Các chi phí liên quan đến việc theo dõi đầu tư tài chính, hoa hồng…

- Chi phí khác bằng tiền

1.2.3 Yêu cầu quản lý hoạt động thu, chi trong đơn vị sự nghiệp công lập

Quản lý hoạt động thu, chi trong đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng các yêu cầusau:

- Thống nhất nguồn thu, tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp tăng thu đảmbảo trang trải kinh phí hoạt động

- Tổ chức điều hành NSNN và các nguồn huy động ngoài NSNN với phương

án tối ưu thông qua hoạt động tài chính: lập dự án, chấp hành dự án, kế toán, quyếttoán và giám đốc tài chính

- Quản lý theo từng hoạt động thúc đẩy, khuyến khích tăng thu hợp lý và sửdụng các nguồn thu có hiệu quả

- Đáp ứng theo yêu cầu của chính sách tài chính quốc gia, thích hợp cơ chếthị trường

Đối với các khoản chi:

- Phải đảm bảo thống nhất giữa công tác hạch toán với việc lập dự toán chi

cả về nội dung chi tiêu, phương pháp tính toán, cách thức xác định các khoản chitiêu

- Phải tổ chức hạch toán chi tiết từng loại theo từng hoạt động, từng nguồnkinh phí và từng năm cụ thể

Trang 17

• Phải tổng hợp toàn bộ các khoản chi trong toàn ngành vào cuối kỳ hạchtoán.

• Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với cáckhoản chi thường xuyên, thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chiquản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quanNhà nước có thẩm quyền quy định

Đối với các khoản thu:

• Phải hạch toàn chi tiết theo từng hoạt động, từng khoản thu một cách kịpthời đầy đủ

• Phải sử dụng chứng từ đầy đủ hợp lệ theo chế độ quy định khi thu tiền

• Phải theo dõi chi tiết cả về số lượng, giá vốn, giá bán và số tiền thu được từhoạt động SXKD theo từng thứ, từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, đểlàm căn cứ xác định hoạt động cuối kỳ

• Đơn vị sự nghiệp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệphí phải thực hiện đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quanNhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầuchi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết địnhmức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng nhưngkhông được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định

• Đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do cơ quan Nhà nước đặt hàng thì mứcthu do đơn giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, trường hợpsản phẩm chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định giá thìmức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chínhcùng cấp thẩm định chấp thuận

• Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức cá nhântrong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết đơn vị được quyếtđịnh các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí

và có tích lũy

1.3 Kế toán hoạt động thu, chi trong đơn vị sự nghiệp công lập

1.3.1 Cơ sở kế toán

1.3.1.1 Kế toán trên cơ sở tiền mặt

Từ nguyên gốc tiếng anh là Cash basis được dịch sang tiếng Việt là kế toántiền mặt, thực chất là phương pháp kế toán dựa trên cơ sở thực thu – thực chi tiền.Theo phương pháp này, thu nhập và chi phí được ghi nhận khi thực nhận tiền vàthực chi tiền

Cơ sở tiền mặt của kế toán sẽ tiến hành ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát

Trang 18

sinh trong các đơn vị và các sự kiện kinh tế chỉ khi tiền và các khoản tương đươngtiền được nhận hoặc đã chi ra bởi chính đơn vị đó BCTC được lập trên cơ sở tiềnmặt cần phải cung cấp cho người đọc những thông tin về nguồn tiền của đơn vị đãphát sinh trong kỳ kế toán, nguyên nhân và nội dung của những khoản tiền đã sửdụng trong kỳ cùng với số dư tiền vào thời điểm lập BCTC đó Trong này, người

sử dụng quan tâm đặc biệt đến số dư tiền và sự thay đổi liên quan đến khoản mụcnày Bên cạnh đó, thuyết minh BCTC cũng cung cấp các thông tin bổ sung về cáckhoản nợ phải trả (như khoản phải trả cho nhà cung cấp, các khoản đi vay…) vàcác khoản tài sản phi tiền tệ (như khoản phải thu khách hàng, đầu tư, bất động sản,nhà xưởng, thiết bị…)

Tại đơn vị thuộc khu vực công sẽ ghi nhận vào tài khoản tương đương tiềnnếu như trong đơn vị có những khoản nắm giữ nhằm mục tiêu đáp ứng tiền trongngắn hạn chứ không nhằm bất kỳ mục đích nào khác Do đó, nếu xem xét đối vớimột khoản đầu tư tại đơn vị thì sẽ được ghi nhận trong mục này nếu như thời gianđáo hạn của khoản này là ngắn (thông thường là từ 3 tháng trở xuống kể từ ngàymua)

Các đơn vị khi thực hiện theo cần phải lập, trình bày BCTC theo mục đíchchung và phải chứa đựng các thông tin sau:

- Báo cáo về các khoản tiền nhận vào và chi ra, gồm ghi nhận khoản tiền thuđược, tiền chi ra và số dư tiền được kiểm soát bởi đơn vị Đồng thời, báo cáo phảinêu rõ, tách biệt đối với các khoản chi cho bên thứ ba, các bên liên quan

- Chính sách kế toán sử dụng, các giải trình cho các vấn đề phát sinh trongkỳ

- Khi tiến hành thực hiện dự toán được duyệt thì cần phải có phần trình bày

so sánh giữa số sử dụng thực tế và dự toán Nội dung này cần thực hiện thành báocáo tách biệt hoặc cũng có thể thêm một cột trong BCTC trên để thể hiện đượctính so sánh

1.3.1.2 Kế toán theo cơ sở dồn tích

Theo nguyên gốc tiếng anh Accrual basis, được dịch sang tiếng Việt theochuẩn mực kế toán Việt nam là kế toán dồn tích

Kế toán theo cơ sở dồn tích được hiểu là một cơ sở ghi chép của kế toán,trong đó kế toán sẽ ghi nhận doanh thu hoặc thu nhập khi hàng hóa và dịch vụ đãđược cung cấp, hoặc sẽ ghi nhận là một khoản chi phí của đơn vị khi nguồn lực đãđược sử dụng Nói một cách khác thì kế toán sẽ ghi nhận doanh thu khi công việc

đã hoàn thành và ghi nhận chi phí khi bất kỳ nguồn lực nào của đơn vị đã đượctiêu thụ

Trang 19

Cơ sở kế toán này được trình bày qua một số nội dung cơ bản sau đây:

- Các tài sản vốn cần phải được trình bày trên báo cáo tài chính

- Các nghiệp vụ giao dịch phi tiền tệ, chẳng hạn khấu hao tài sản cố định hữuhình, phân bổ giá trị của tài sản cố định vô hình, lập dự phòng, các khoản phải trả,các khoản phải thu đều phải được ghi nhận trong kỳ nếu thỏa mãn các điều kiện

- Kế toán cũng cần ghi nhận các khoản có liên quan đến lợi ích của nhânviên (như khoản nghỉ việc, khoảng lương hưu, ngày nghỉ phép…)

- Các nội dung liên quan đến các khoản mục khác có tính chất gần tương tựnhư cách ghi nhận trong báo cáo tài chính của khu vực tư nhân

- Các báo cáo tài chính cần phải lập đối với một đơn vị công dưới sự kiểmsoát của chính phủ cùng với các giải trình ngân sách cần thiết của tổ chức đó Với việc lựa chọn kế toán theo cơ sở dồn tích sẽ thể hiện được đúng bản chấtcủa các khoản mục trong kế toán thu, chi ngân sách và cung cấp một bức tranh đầy

đủ và toàn diện hơn Hơn nữa, kế toán dồn tích sẽ yêu cầu tổ chức nghiêm túc hơntrong quá trình kinh doanh, hợp nhất được thông tin tài chính, hoạt động kinhdoanh và các chiến lược kinh doanh tương lai Kế toán dồn tích yêu cầu một trình

độ quản lý cao giữa bộ phận quản lý và nhân viên trong đơn vị Nếu một đơn vị cónhu cầu chuyển đổi sang kế toán dồn tích cũng như việc hoạch định ngân sáchtheo cơ sở này thì đây là một thay đổi lớn cho bất kỳ tổ chức nào và yêu cầu cũngthay đổi trong cách thức quản lý, đồng thời cần lựa chọn áp dụng một hệ thốngthông tin tài chính mới

Các đơn vị kế toán nhà nước đang áp dụng các cơ sở kế toán khác nhau.Đơn vị thu – chi ngân sách áp dụng cơ sở kế toán tiền mặt có điều chỉnh (đã theodõi tạm ứng,nợ phải thu, nợ phải trả) đơn vị HCSN áp dụng cơ sở kế toán dồn tích

có điều chỉnh (đã hạch toán đầy đủ nợ phải thu,nợ phải trả, tính hao mòn của tàisản cố định (TSCĐ) nhưng chưa tính vào chi phí hoạt động trong kỳ kế toán)

1.3.2 Chứng từ kế toán sử dụng

Chứng từ kế toán là nguồn thông tin ban đầu được xem như nguồn nguyênliệu mà kế toán sử dụng để qua đó tạo nên những thông tin có tính tổng hợp vàhữu ích để phục vụ nhiều đối tượng khác nhau Do vậy, việc vận dụng hệ thốngchứng từ kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin kế toán Hệthống chứng từ kế toán sử dụng được quy định trong quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và theo thông tư số185/2010/TT- BTC ngày 15/11/2010 Hướng dẫn sửa đổi bổ sung Chế độ kế toánhành chính sự nghiệp

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến thu chi ngân sách tại các đơn

Trang 20

vị hành chính sự nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán Theo quyết định số19/2006/QĐ- BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, chứng từ thu,chi sẽ bao gồm chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn Trong đó, chứng từ bắtbuộc là chứng từ đơn vị hành chính bắt buộc phải sử dụng và trong quá trình sửdụng không được thay đổi nội dung của chứng từ Ví dụ:

• Chứng từ bắt buộc:

Phiếu thu (mẫu số C30- BB);

Phiếu chi (mẫu số C30- BB);

Biên lai thu tiền (mẫu số C30- BB);

Giấy thanh toán tạm ứng (mẫu số C33- BB)…

• Chứng từ hướng dẫn:

Bảng chấm công (mẫu số C01 a-HD);

Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số C02 a-HD);

Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm (mẫu số C01 b-HD);

Bảng thanh toán công tác phí (mẫu số C02 b-HD);…

1.3.3 Tài khoản kế toán sử dụng

Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóacác nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tựthời gian Tài khoản kế toán phản ảnh và kiểm soát thường xuyên, liên tục, có hệthống tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nướccấp và các nguồn kinh phí khác cấp, thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và cáckhoản khác ở các đơn vị hành chính sự nghiệp Hệ thống tài khoản kế toán ápdụng cho các đơn vị SNCL được quy định trong quyết định 19/2006/QĐ- BTCngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và theo thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 Hướng dẫn sửa đổi bổ sung Chế độ kế toán hành chính sựnghiệp, đó là một mô hình phân loại đối tượng kế toán được nhà nước quy định cụthể để thực hiện việc xử lý thông tin liên quan đến kế toán thu chi ngân sách gắnliền với từng đối tượng kế toán nhằm phục vụ cho việc tổng hợp, kiểm tra, kiểmsoát

Kế toán hoạt động thu trong đơn vị SNCL sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:

- Tài khoản “Nguồn kinh phí hoạt động” dùng để phản ánh tình hình tiếpnhận, sử dụng nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước cấp, tình hình nộp lại kinhphí ngân sách nhà nước và việc kết chuyển số chi hoạt động đã được phê duyệt,quyết toán với nguồn kinh phí hoạt động

Để theo dõi, quản lý và quyết toán số kinh phí hoạt động, các đơn vị phải mở

sổ chi tiết nguồn kinh phí hoạt động theo chương, loại, khoản, nhóm mục, mục,

Trang 21

tiểu mục quy định trong mục lục ngân sách nhà nước để theo dõi việc tiếp nhận và

sử dụng theo từng nguồn hình thành nguồn kinh phí hoạt động Cuối kỳ, kế toánđơn vị phải làm thủ tục quyết toán tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phíhoạt động với cơ quan chủ quan và cơ quan tài chính theo chế độ tài chính quyđịnh

Để thuận lợi cho việc theo dõi và quyết toán nguồn kinh phí được cấp giữacác năm, cũng như theo dõi được về đặc điểm của nguồn kinh phí là thường xuyênhay không thường xuyên, mà tài khoản “Nguồn kinh phí hoạt động” có mở 3 tàikhoản cấp 2 để theo dõi chi tiết theo niên độ kế toán là “Năm trước”, “Năm nay”

và “Năm sau” Đồng thời mỗi tài khoản nguồn kinh phí hoạt động cấp 2 lại mở 2tài khoản cấp 3 để theo dõi theo “Nguồn kinh phí thường xuyên hay nguồn kinhphí không thường xuyên

- Ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động cho các đơn vị SNCL nói riênghay các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung theo hai cách, cách thứ nhất là cấptrực tiếp bằng tiền hoặc tài sản, cách thứ hai là cấp kinh phí hoạt động thông qua

dự toán Trường hợp các đơn vị SNCL tiếp nhận nguồn kinh phí hoạt động thôngqua dự toán, thì kế toán sử dụng tài khoản ngoài bảng “Dự toán chi hoạt động” đểtheo dõi tình hình tiếp nhận quyết định giao dự toán của cấp trên cũng như việc rútdần dự toán được giao để chi tiêu tại đơn vị

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tình hình tiếp nhận nguồn kinhphí hoạt động tại đơn vị sự nghiệp được thể hiện qua quy trình kế toán:

Khi nhận kinh phí do ngân sách nhà nước cấp căn cứ vào quyết định giao dựtoán ngân sách của các cấp có thẩm quyền nhập vào kho bạc với đơn vị giao dịch,

kế toán ghi tăng dự toán chi hoạt động từ tài khoản ngoài bảng theo từng loạinguồn kinh phí hoạt động

Khi rút dự toán ngân sách chi hoạt động sự nghiệp của đơn vị mua vật tư, ghităng trị giá nguyên liệu vật liệu nhập kho hoặc tài sản cố định và ghi tăng nguồnkinh phí hoạt động thường xuyên hoặc không thường xuyên (chi tiết theo mục lụcngân sách) đồng thời ghi giảm dự toán trên tài khoản dự toán chi hoạt động chi tiếttheo từng khoản kinh phí

Kết chuyển nguồn thu phí, lệ phí và các khoản thu khác để lại đơn vị bổ sungnguồn kinh phí thường xuyên ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động và ghi giảm cáckhoản thu (thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp khác)

Căn cứ báo cáo kế toán của đơn vị cấp dưới, căn cứ số hạn mức thực rút, sốviện trợ bổ sung kinh phí hoạt động ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động ghi giảmkinh phí cấp cho cấp dưới

Trang 22

Cuối kỳ kế toán căn cứ vào số dư hoạt động của đơn vị cấp dưới đã được cấptrên y duyệt, kế toán đơn vị cấp trên ghi giảm nguồn kinh phí hoạt động và ghităng kinh phí cho cấp dưới.

Cuối niên độ kế toán, theo chế độ tài chính quy định, nếu đơn vị phải nộp lại

số kinh phí hoạt động sử dụng không hết, kế toán ghi giảm nguồn kinh phí hoạtđộng đồng thời ghi giảm tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng kho bạc

Cuối niên độ kế toán, khi báo cáo quyết toán chưa được duyệt,tiến hành kếtchuyển nguồn kinh phí hoạt động năm nay sang nguồn kinh phí năm trước.Phương pháp hạch toán của tài khoản nêu trên được thể hiện ở phụ lục số 01

Kế toán sử dụng tài khoản “Chi hoạt động” dùng để phản ánh các khoản chimang tính chất hoạt động thường xuyên và không thường xuyên theo dự toán chingân sách đã được duyệt và việc kết chuyển số chi hoạt động đã được phê duyệtquyết toán với nguồn kinh phí hoạt động

Đơn vị phải hạch toán đầy đủ, rành mạch, rõ ràng và phải theo dõi chi tiếtkhoản chi hoạt động theo từng nguồn hình thành nguồn kinh phí và theo niên độ

kế toán

Để theo dõi, quản lý và quyết toán số kinh phí hoạt động, các đơn vị phải mở

sổ chi tiết chi hoạt hoạt động theo chương, loại, khoản, nhóm mục, mục, tiểu mụcquy định trong mục lục ngân sách nhà nước để theo dõi việc sử dụng theo từngnguồn hình thành nguồn kinh phí hoạt động Cuối kỳ, kế toán đơn vị phải làm thủtục quyết toán tình hình sử dụng nguồn kinh phí hoạt động với cơ quan chủ quan

và cơ quan tài chính theo chế độ tài chính quy định

Để thuận lợi cho việc theo dõi và quyết toán chi hoạt động giữa các năm,cũng như theo dõi được đặc điểm của các khoản chi là chi hoạt động thường xuyênhay không thường xuyên mà tài khoản “Chi hoạt động” được mở 3 tài khoản cấp 2

để theo dõi chi tiết theo niên độ kế toán là “Năm trước”, “Năm nay” và “Nămsau” Trong mỗi tài khoản chi hoạt động cấp 2 lại mở 2 tài khoản cấp 3 để theo dõichi kinh phí hoạt động là “Chi thường xuyên” hay “ Chi không thường xuyên”.Các đơn vị sự nghiệp căn cứ vào nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấptiến hành sử dụng để chi cho các hoạt động của đơn vị, được thể hiện qua quytrình kế toán:

Khi phát sinh chi hoạt động bằng tiền mặt, tiền gửi kế toán ghi tăng chi hoạtđộng và ghi giảm các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bac

Xuất nguyên vật liệu, dụng cụ sử dụng cho chi hoạt động kế toán ghi tăng chihoạt động và ghi giảm nguyên vật liệu dụng cụ

Kết chuyển các khoản thanh toán tạm ứng vào chi hoạt động, kế toán ghi

Trang 23

tăng chi hoạt động và ghi giảm các khoản tạm ứng.

Rút dự toán kinh phí hoạt động, thanh toán các dịch vụ mua ngoài kế toánphản ánh ghi tăng chi hoạt động và nguồn kinh phí hoạt động, đồng thời kế toánghi tăng dự toán kinh phí thường xuyên trên tài khoản ngoài bảng “ Dự toán chihoạt động”

Khi phản ánh các dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán tính vào chi hoạt động

kế toán ghi tăng chi hoạt động và ghi tăng các khoản phải trả

Phản ánh tiền lương (kể cả phần phụ thu nhập tăng thêm đối với chithường xuyên) và các khoản trích nộp theo lương tính vào chi hoạt động, kếtoán ghi tăng chi hoạt động và ghi tăng các khoản phải nộp theo lương, ghi tăngphải trả viên chức

Rút hạn mức kinh phí hoạt động để nhập quỹ để thanh toán tiền lương kếtoán ghi tăng tiền mặt và ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động đồng thời ghi tăng

“Dự toán chi hoạt động”

Rút hạn mức kinh phí chi hoạt động thanh toán tiền mua nguyên vật liệu,dụng cụ đưa vào sử dụng ngay, hay sửa chữa thường xuyên…bằng nguồn kinh phíhoạt động kế toán ghi tăng chi hoạt động và ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động.Đồng thời ghi giảm hạn mức kinh phí

Mua TSCĐ bằng kinh phí hoạt động thường xuyên hoặc không thườngxuyên, khi mua tài sản kế toán ghi tăng tài sản cố định hữu hình và ghi giảm tiềnmặt, tiền gửi ngân hàng, kho bac Đồng thời ghi tăng chi hoạt động và nguồn kinhphí hình thành TSCĐ

Phân bổ chi phí trả trước vào chi hoạt động thường xuyên kế toán ghi tăngchi hoạt động và giảm chi chi phí trả trước

Cuối năm, nếu báo cáo quyết toán chưa duyệt, kế toán chuyển chi hoạt độngnăm nay sang chi hoạt động năm trước, khi đó kế toán ghi tăng chi hoạt động nămtrước đồng thời ghi giảm chi hoạt động năm nay tương ứng

Khi báo cáo quyết toán năm trước được duyệt, kế toán kết chuyển, chi sựnghiệp năm trước vào nguồn kinh phí hoạt động năm trước để xác định chênhlệch, kế toán ghi giảm nguồn kinh phí hoạt động năm trước và ghi giảm chi hoạt

động năm trước Phương pháp hạch toán của tài khoản nêu trên được thể hiện ở

Phụ lục số 02

Kế toán hoạt động thu sự nghiệp trong đơn vị SNCL sử dụng tài khoản “Cáckhoản thu” chi tiết tiểu mục “Thu phí, lệ phí” Tài khoản này sử dụng cho các đơn

vị để phản ánh các khoản thu phí, lệ phí và việc sử dụng số thu đó

Các nghiệp vụ liên quan đến thu phí, lệ phí phát sinh tại đơn vị sự nghiệp

Trang 24

được thể hiện qua quy trình kế toán sau:

Khi phát sinh các khoản thu phí và lệ phí kế toán căn cứ vào các chứng từliên quan đến tiền ghi tăng tiền mặt hoặc tăng tiền gửi ngân hàng, đồng thời ghităng các khoản thu về phí, lệ phí

Xác định số thu phí và lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước kế toán ghigiảm các khoản thu và ghi tăng các khoản phải nộp nhà nước (chi tiết tiểu mụcphí và lệ phí)

Số thu nộp cấp trên, thành lập quỹ điều tiết của ngành, kế toán ghi giảm cáckhoản thu và ghi tăng khoản thanh toán nội bộ

Các khoản phí, lệ phí đã thu được, nhà nước cho phép để lại đơn vị để trangtrải chi phí cho việc thu phí, lệ phí hoặc sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ

được giao, kế toán ghi giảm các khoản thu và ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động.

Phương pháp hạch toán của tài khoản nêu trên được thể hiện ở Phụ lục số 03

Kế toán hoạt động thu chi khác trong đơn vị SNCL sử dụng tài khoản “Cáckhoản thu” chi tiết tiểu mục “Thu khác” phản ánh các khoản thu khác, chi khácnhư thu chi thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, nguyên liệu, vật liệu, công cụ,dụng cụ) các khoản thu về giá trị còn lại của TSCĐ thuộc nguồn NSNN và công

cụ, dụng cụ đang sử dụng phát hiện thiếu khi kiểm kê chờ xử lý, thu lãi tiền gửingân hàng và các khoản thu khác

Các nghiệp vụ liên quan đến các khoản thu chi khác phát sinh tại đơn vị sựnghiệp được thể hiện qua quy trình kế toán sau:

Khi phát sinh nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, căn cứ vàochứng từ, kế toán tiến hành ghi giảm TSCĐ đã thanh lý, tức ghi giảm nguồn kinhphí đã hình thành TSCĐ, ghi giảm hao mòn TSCĐ đồng thời ghi giảm nguyên giácủa TSCĐ

- Khi phát sinh số thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, căn cứ chứng từgốc, kế toán tiến hành ghi tăng tài khoản tiền mặt, tiền gửi kho bạc hoặc số tiềnphải thu khách hàng đồng thời ghi tăng khoản thu khác

- Khi phát sinh các chi phí liên quan đến việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ,căn cứ chứng từ gốc, kế toán tiến hành ghi giảm tài khoản tiền mặt, tiền gửi khobạc hoặc ghi nhận một khoản phải trả đồng thời ghi giảm khoản thu khác

- Khi xác định được chênh lệch thu lớn hơn chi do thanh lý, nhượng bánTSCĐ, tuỳ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền kế toán tiến hành hạch toánghi giảm tài koản thu khác, đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động hay tăngcác quỹ hoặc nộp trả lại ngân sách nhà nước

Khi phát sinh nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán vật tư không sử dụng đến ởđơn vị SNCL, kế toán phản ánh:

Trang 25

- Khi phát sinh số thu từ việc thanh lý, nhượng bán vật tư, căn cứ chứng từgốc, kế toán tiến hành ghi tăng tài khoản tiền mặt, tiền gửi kho bạc hoặc số tiềnphải thu khách hàng đồng thời ghi tăng khoản thu khác.

- Đồng thời phản ánh giá vốn của số vật tư xuất bán, kế toán tiến hành ghigiảm trị giá vật tư xuất bán đồng thời ghi giảm khoản thu khác

- Phản ánh số chênh lệch từ hoạt động bán vật tư, tuỳ theo quy định của cơquan có thẩm quyền kế toán tiến hành ghi giảm tài koản thu khác, đồng thời ghi tăngnguồn kinh phí hoạt động hay tăng các quỹ hoặc nộp trả lại ngân sách nhà nước.Khi phát sinh nghiệp vụ kiểm kê phát hiện thiếu tài sản cố định chưa rõnguyên nhân, căn cứ vào chứng từ, kế toán tiến hành ghi giảm TSCĐ thiếu, tức ghigiảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, ghi giảm hao mòn TSCĐ đồng thời ghigiảm nguyên giá của TSCĐ

- Đồng thời phản ánh giá trị còn lại của tài sản thiếu, kế toán tiến hành ghităng các khoản phải thu đồng thời ghi tăng khoản thu khác

- Khi xác nhận được nguyên nhân của tài sản thiếu, đã có quyết định xử lý:Trường hợp bắt bồi thường, căn cứ vào quyết định bắt bồi thường và quyếtđịnh xử lý của cấp trên liên quan đến giá trị thu được, kế toán tiến hành ghi giảmcác khoản khoản thu khác đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động hay tăngcác quỹ hoặc nộp trả lại ngân sách nhà nước

Trường hợp đơn vị quyết định xử lý xoá số phải thu của TSCĐ bị thiếu, kếtoán tiến hành ghi giảm các khoản thu khác đồng thời ghi giảm số phải thu khác.Phương pháp hạch toán của tài khoản nêu trên được thể hiện ở Phụ lục số 04

Để hạch toán giá trị các khoản thu liên quan đến hoạt động sản xuất, kinhdoanh, kế toán sử dụng tài khoản “Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh” Tàikhoản này dùng để phản ánh doanh thu các khoản giảm doanh thu và xác định kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh tại đơn vị SNCL

Tất cả các khoản thu hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị sự nghiệpphải được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào bên có của Tài khoản “Thu hoạt động sảnxuất kinh doanh” Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi số thu của từng loại hoạtđộng sản xuất kinh doanh, từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng yêucầu quản lý chi tiết của đơn vị Cuối kỳ, kế toán xác định số chênh lệch thu, chicủa từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh để kết chuyển sang tài khoản chênhlệch thu chi hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó cuối kỳ tài khoản này không có

số dư

Tại các đơn vị SNCL hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiệp vụ kế toán liênquan đến thu hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện như sau:

Trang 26

Khi phát sinh nghiệp vụ liên quan đến bán sản phẩm, hàng hoá, căn cứ vàohoá đơn bán hàng và các chứng từ thanh toán (nếu có) kế toán phản ánh ghi tăngdoanh thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, tăng thuế giá trị gia tăng phải nộp(nếu có), đồng thời kế toán ghi tăng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc hoặc cáckhoản phải thu (chi tiết theo khoản mục phải thu của khách hàng).

Nếu phát sinh thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt liên quan đến hàng tiêuthụ, Kế toán ghi tăng khoản thuế phải nộp NSNN và ghi giảm thu hoạt động sản

xuất, cung ứng dịch vụ.

Khi nhập kho trở lại số sản phẩm, hàng hóa đã đưa vào tiêu thụ hoặc phảnánh trị giá sản phẩm bị giảm giá do sản phẩm kém chất lượng kế toán ghi giảm thuhoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ và đồng thời ghi giảm tiền hoặc giảm sốphải thu khách hàng tương ứng

Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất, cung ứng dịch vụ vào doanh thu hoạtđộng sản xuất kinh doanh, kế toán ghi giảm thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch

vụ và ghi giảm chi hoạt động sản xuất kinh doanh

Phản ánh khoản thu được từ hoạt động đầu tư tài chính như số lãi nhận được;giá trị chênh lệnh lãi khi nhượng bán khoản đầu tư…Kế toán phản ánh ghi tăngthu hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời ghi tăng giá trị tiền hoặc giá trị phảithu tương ứng

Kết chuyển chênh lệch hoạt động sản xuất kinh doanh cuối kỳ, kế toán ghi ởbên giảm của thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ và ghi tăng chênh lệch thu,chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ trong trường hợp lãi Trường hợp kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh bị lỗ, kế toán ghi ở bên tăng của thu hoạt động sảnxuất, cung ứng dịch vụ và ghi giảm chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất, cung ứngdịch vụ Phương pháp hạch toán của tài khoản nêu trên được thể hiện ở Phụ lục số 05

Kế toán sử dụng tài khoản “Chi hoạt động sản xuất kinh doanh” để phản ánhcác khoản chi để phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ

Tài khoản này được mở chi tiết đến chi hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ,chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Hoạt động chi sản xuất kinh doanh tại đơn vị sự nghiệp được thể hiện quaquy trình kế toán sau:

Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

kế toán căn cứ vào chứng từ thanh toán ghi giảm khoản tiền mặt, tiền gửi ngânhàng đồng thời ghi tăng chi hoạt động sản xuất kinh doanh

Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ kếtoán ghi tăng chi hoạt động sản xuất kinh doanh và ghi tăng giá trị hao mòn TSCĐ

Trang 27

(Nếu tài sản thuộc nguồn vốn kinh doanh vốn vay), hoặc ghi tăng Quỹ phát triểnhoạt động sự nghiệp (nếu tài sản thuộc nguồn kinh phí do ngân sách mua nhưng sửdụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh).

Xuất nguyên vật liệu, dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất, cung ứngdịch vụ, kế toán căn cứ vào chứng từ xuất kho vật tư ghi tăng chi hoạt động sảnxuất kinh doanh và ghi giảm trị giá vật liệu, dụng cụ tương ứng

Thanh toán tạm ứng cho các hoạt động tại đơn vị liên quan đến hoạt độngsản xuất kinh doanh tính vào chi phí sản xuất, cung ứng dịch vụ, kế toán ghi tăngchi hoạt động và ghi giảm giá trị tạm ứng tương ứng

Các dịch vụ mua ngoài sử dụng cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụchưa thanh toán, kế toán ghi tăng chi hoạt động SXKD và ghi tăng các khoảnphải trả

Tiền lương, tiền công, các khoản trích nộp theo lương của ngườilao độngtrực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ kế toán ghi tăng chihoạt động SXKD và ghi tăng các khoản phải trả người lao động và các khoản phảinộp theo lương

Phân bổ chi phí trả trước vào chi sản xuất, cung ứng dịch vụ, kế toán ghi tăngchi hoạt động SXKD và ghi giảm chi phí trả trước tương ứng

Nhập kho sản phẩm hoàn thành kế toán ghi tăng sản phẩm hàng hóa và đồngthời ghi giảm chi hoạt động SXKD

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh vào doanh thu hoạt động sảnxuất kinh doanh để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kế toán ghi giảm

thu hoạt sản xuất cung ứng dịch vụ và đồng thời ghi giảm chi hoạt động SXKD.

Phương pháp hạch toán của tài khoản nêu trên được thể hiện ở Phụ lục số 06

1.3.4 Sổ kế toán sử dụng

SSổ kế toán sử dụnoán củaép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nhiệm vụ kinh

tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liênquan đến đơn vị hành chính, sự nghiệp

Các đơn ván sử dụnoán củaép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nhiệm vụkinh tế, tàin, lưu trữ sổ kế toán theo đúng quy định của luật kế toán, quyết định số19/2006/QĐ-BTC và thông tư số 185/2010/TT-BTC

Các sổ kế toán sử dụng đó là:

- Sổ quỹ tiền mặt, mẫu số S11- H: Sổ này dung cho thủ quỹ hoặc kế toán tiềnmặt để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt bằng tiền Việt Nam của đơnvị

- Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc, mẫu số S12- H: Sổ này dùng để theo dõi

Trang 28

chi tiết từng loại tiền gửi của đơn vị tại ngân hàng, kho bạc.

- Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí, mẫu số S42 – H: Sổ này dùng để theodõi riêng cho từng loại kinh phí, phản ánh tình hình tiếp nhận và sử dụng từng loạikinh phí

- Sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí, mẫu số S43- H: sổ này dùng để tổng hợptình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp theo loại, khoản mục,nhóm mục để cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo tài chính

- Sổ chi tiết các khoản thu, mẫu số S52 – H: Sổ này sử dụng để theo dõi cáckhoản thu sự nghiệp, thu phí, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh tạo đơn vịcũng như việc xử lý các khoản thu này

- Sổ chi tiết chi hoạt động, mẫu số S61- H: Sổ này tập hợp các khoản chi đã

sử dụng cho công tác nghiệp vụ, chuyên môn và bộ máy hoạt động của đơn vị theonguồn kinh phí đảm bảo và được thể hiện chi tiết theo Loại, khoản mục, nhóm,mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước nhằm cung cấp các thông tin chonhà quản lý kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí và cung cấp số liệu cho việc lậpbáo cáo số chi đề nghị quyết toán

- Sổ chi tiết dự án, mẫu số S62- H: Sổ này tập hợp toàn bộ các khoản chi đã

sử dụng cho từng dự án nhằm cung cấp các thông tin cho nhà quản lý kiểm tra tìnhhình sử dụng kinh phí dự án và cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo quyết toán sửdụng nguồn kinh phí dự án

1.3.5 Báo cáo kế toán sử dụng

Báo cáo thu ngân sách nhà nước cấp trong đơn vị SNCL được lập theo đúngquy định của chế độ kế toán hiện hành

Một số báo cáo thu thường dùng liên quan đến hoạt động thu ở đơn vị SNCLbao gồm bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại kho bố báo cáo t, báo cáothu- chi hoạt động sự nghiệp, báo cáo tổng hợp tình hình và quyết toán kinh phí.BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình về tài sản,tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước; tình hình thu, chi và kếtquả hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp trong kỳ kế toán, cung cấp thôngtin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình thực trạng của đơn vị, làcăn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điềuhành hoạt động của đơn vị

BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng theo mẫu biểu quy định,phản ánh đầy đủ các chi tiết đã quy định, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời gianđầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo

Hệ thống chỉ tiêu BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách phải phù hợp và

Trang 29

thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chính và Mục lục ngân sách nhà nước, đảmbảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toánvới nhau Trường hợp lập BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách có nội dung vàphương pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán hoặc khác với BCTC kỳ

kế toán năm trước thì phải giải trình trong phần thuyết minh BCTC

Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong BCTC, báo cáo quyếttoán ngân sách phải được thực hiện thống nhất ở các đơn vị hành chính sự nghiệp,tạo điều kiện cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện

dự toán ngân sách Nhà nước của cấp trên và các cơ quan quản lý nhà nước

Số liệu trên BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung thực,khách quan và phải được tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán

Một số BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách thường gặp:

- Bảng cân đối tài khoản (B01-H );

- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (B02-H);

- Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động (F02-1H )…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương thứ nhất, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về tổ chức

kế toán thu chi sự nghiệp đơn vị SNCL Những lý luận này xuất phát từ bản chất,đặc điểm, vai trò của công tác tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị SNCL, nộidung, nguyên tắc quản lý thu chi sự nghiệp, tiếp đó là nội dung của tổ chức kếtoán thu chi sự nghiệp tại các đơn vị SNCL gồm tổ chức chứng từ kế toán, tổ chứctài khoản kế toán, tổ chức sổ kế toán, tổ chức báo cáo kế toán, tổ chức kiểm tra kếtoán và tổ chức bộ máy kế toán Đây sẽ là nền tảng lý thuyết cho chương thứ haikhi tác giả đi vào phân tích thực trạng kế toán hoạt động thu chi tại Bệnh viện đakhoa Tỉnh Hà Tĩnh

Trang 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU,CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA

KHOA TỈNH HÀ TĨNH

2.1.Tổng quan về Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh Thông tin về đơn vị:

Tên đơn vị: Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh

Tên tiếng Anh: Ha Tinh General Hospital

Trụ sở: Số 75 – Đường Hải Thượng Lãn Ông – Thành phố Hà Tĩnh – Tỉnh Hà TĩnhĐiện thoại: 0393.855.569 Fax: 0393.856.216

Website: http://www.bvdkht.vn

Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh được thành lập năm 1926 với tên gọi làNhà thương Hà Tĩnh

Năm 1976, hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An sát nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh, lúcnày bệnh viện được mang tên Bệnh viện II Nghệ Tĩnh Năm 1990, chia táchtỉnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh và đến năm 1993, tên gọi Bệnh viện Đakhoa tỉnh Hà Tĩnh ra đời, đánh dấu bước ngoặt của quá trình phát triển mới

Từ cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị hạn chế và đội ngũ cán bộ y, bác

Trang 31

sỹ còn mỏng, đến nay Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh đã trở thành bệnh việnhạng I với cơ cấu mở rộng, chuyên sâu Với 35 khoa phòng ban, 500 giường bệnh,

695 cán bộ nhân viên, cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện Đa khoaTỉnh Hà Tĩnh đang khẳng định năng lực cao và là lá cờ đầu trong sự nghiệp chămsóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh nhà

Những năm qua, Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh được ghi nhận là đơn vịtiêu biểu trong phong trào phát huy sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật trongchuyên môn; cũng như có nhiều thành công trong điều trị cần chuyên môn kỹthuật cao như: Phẫu thuật thần kinh; Phẫu thuật nội soi; Phẫu thuật Tai, xươngchũm; Phẫu thuật Phaco; Phẫu thuật thay khớp háng; Cấp cứu nội; Cấp cứu Nhi;Mở dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu…

Ban giám đốc bệnh viện quán triệt và thực hiện phương châm “Lấy ngườibệnh là trung tâm” cho mọi hoạt động của bệnh viện Phát huy quy chế dân chủ,đoàn kết, từng bước cải thiện đời sống vật chất tinh thần của cán bộ viên chức vàbệnh nhân ngày càng được nâng cao hằng năm, đội ngũ ỹ, bác sỹ của bệnh việntrực tiếp tham gia đào tạo cán bộ cho tuyến dưới, thực hiện tốt Đề án 1816 của Bộ

Y tế, tham gia giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh và đẩy mạnh các côngtác xã hội Quá trình 89 năm nỗ lực không ngừng, BVĐK Tỉnh Hà Tĩnh đã vinh dựđược Đảng, Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì vào năm 1998cũng như nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ Y tế, UBND tỉnh và các ban ngànhliên quan Sau 89 năm xây dựng và phát triển, giá trị lớn nhất đối với BVĐK Tỉnh

Hà Tĩnh là niềm tin của cộng đồng về chuyên môn và y đức của người làm nghề y

Đó cũng là giá trị mà toàn thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên Bệnh viện phấn đấu,cũng cố và phát huy xứng đáng là trung tâm khám chữa bệnh đầu ngành của tỉnh

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh được thành lập có nhiệm vụ:

• Cấp cứu, khám chữa bệnh: Tiếp nhận tất cả các trường hợp bệnh từ ngoàivào hoặc các bệnh khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nộitrú và ngoại trú

• Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhànước Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đếncũng như tại địa phương nơi Bệnh viện đóng Tổ chức giám định sức khỏekhi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố, trưng cầu;Khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu

• Đào tạo cán bộ y tế: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tếbậc trên đại học, đại học, và trung học Đặc biệt là cho trường Cao đẳng Y

tế Hà Tĩnh

Trang 32

• Nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về

y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp bộ,cấp cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại

và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc – Kết hợp với các bệnhviện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của Bệnh viện Nghiêncứu dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu

• Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: Lập kế hoạch và tổ chức thựchiện chỉ đạo các Bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nângcao chất lượng chuẩn đoán và điều trị Kết hợp với các Bệnh viện tuyếndưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trongkhu vực

• Phòng bệnh: Tuyên truyền, giáo dục cho sức khỏe cộng đồng Phối hợp vớicác cơ sở y tế phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòngdịch

• Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theođúng quy định của Nhà nước

• Quản lý kinh tế trong bệnh viện: Bệnh viện có kế hoạch sử dụng hiệu quảcao ngân sách Nhà nước cấp; Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định củaNhà nước về thu, chi ngân sách của Bệnh viện; Từng bước hạch toán chiphí khám, chữa bệnh Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Việnphí, bảo hiểm, y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác

2.1.2.Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

Tính đến nay, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh có 35 khoa phòng ban, trong

đó có 9 phòng chức năng, 5 khoa cận lâm sàng và 17 khoa lâm sàng, với sốgiường bệnh là 500 giường Có 695 cán bộ nhân viên, cơ cấu như sau:

• Trình độ sau đại học là 72 cán bộ, chiếm tỷ lệ 10,4%, trong đó có 14 tiến sỹ

và chuyên khoa II, 58 thạc sỹ và chuyên khoa I

• Trình độ Đại học là 134 cán bộ, chiếm tỷ lệ 19,3%, trong đó 88 bác sỹ, 8dược sỹ, 38 đại học chuyên ngành khác

• Trình độ Cao đẳng là 34 cán bộ, chiếm tỷ lệ 4,9%

• Trình độ Trung học là 284 cán bộ, chiếm tỷ lệ là 40,8%

• Cán bộ sơ học là 22 cán bộ, chiếm tỷ lệ là 3,2%

• Nhân viên khác là 149 người, chiếm tỷ lệ 21,4%

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy

Nguồn: http/bvdkht.vn

Trang 33

2.1.3 Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán của Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hà

Tĩnh

Tổ chức bộ máy kế toán là việc sắp xếp, bố trí, phân công việc cho nhữngngười làm công tác kế toán trong đơn vị, sao cho bộ máy kế toán phải phù hợp vớiquy mô hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị

Tổ chức bộ máy kế toán trong Bệnh viện được coi là một trong nhữngnhiệm vụ trung tâm của Phòng Kế hoạch tài chính Việc tổ chức bộ máy kế toánkhoa học, hợp lý sẽ tạo điều kiện giảm nhẹ biên chế, nâng cao hiệu quả công tác

kế toán và cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho việc điều hành kinh phí phục

vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh Ở mỗi bệnh viện, xuấtphát từ tình hình thực tế để tổ chức bộ máy kế toán phù hợp Phương châm tổ chức

bộ máy kế toán phải đảm bảo gọn nhẹ và hiệu quả Đặc điểm cơ bản của kế toántrong bệnh viện là ngoài việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán cònthực hiện chức năng quản lý tài chính, lập dự toán và phân bổ kinh phí, kiểm tra,giám sát tình hình sử dụng tài sản, nguồn kinh phí Bệnh viện

Phòng Tài chính – Kế toán là bộ máy tham mưu cho Ban giám đốc về côngtác quản lý tài chính kế toán của bệnh viện từ đó xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ,xây dựng các định mức khoán…Phòng được ủy quyền của Giám đốc trong viện ramột số quyết định tài chính và thực hiện quản lý tài chính Bệnh viện dưới sự quản

lý, giám sát trực tiếp của Giám đốc BVĐK Tỉnh Hà Tĩnh Hiện nay, phòng đượcbiên chế 22 cán bộ, hầu hết có trình độ đại học chuyên ngành Cơ cấu bộ máy củaPhòng tài chính kế toán: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 3 kế toán viên và 17 nhânviên tài chính thực hiện các nhiệm vụ tiếp đón bệnh nhân, thanh toán viện phí vànhập liệu tờ phơi BHYT Trình tự lập dự toán được phân cấp như sau:

- Các kế toán viên theo dõi các khoản thu liệt kê chi tiết các khoản thu đãthực hiện của năm trước, dự báo các khoản thu có thể thực hiện trong năm tới như:Định mức ngân sách của giường bệnh, số thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh banđầu tại đơn vị…

- Các kế toán viên theo dõi lương, phụ cấp phải báo cáo tình hình tăng giảmnhân lực, tình hình tăng giảm lương và các khoản phụ cấp nhằm tính toán chínhxác số tiền chi cho con người; các khoản thanh toán thường xuyên phải dựa trênđịnh mức, đơn giá cũng như các quy định mới của Nhà nước (tiền điện, nước, vệsinh, danh mục trúng thầu thuốc, y cụ…) nhằm đưa ra các con số cụ thể, chính xáccho dự toán chi

Trang 34

- Trưởng phòng tổng hợp các báo cáo, điều chỉnh số liệu cho phù hợp vớithực tế báo cáo lên Ban giám đốc xem xét, ký duyệt

Hằng năm, trên cơ sở nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe nhândân, từ năng lực của bản thân, từ các văn bản chế độ chính sách thu chi tài chínhhiện hành của nhà nước, bệnh viện tổ chức xây dựng Dự toán thu – chi tài chính

2.2.Thực trạng kế toán hoạt động thu, chi tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh

2.2.1 Thực trạng hoạt động thu, chi tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh

Về cơ chế tự chủ tài chính: Theo khoản 2 điều 24 của nghị định sô16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của chính phủ “Quy định cơ chế tựchủ của đơn vị sự nghiệp công lập” thì cho đến nay chưa có văn bản pháp quy nàođược ban hành hoặc sửa đổi Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sựnghiệp công theo từng lĩnh vực cụ thể và ngành y tế vẫn áp dụng Nghị định số85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động,

cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnhchữa bệnh của các cơ sở khám bệnh chữa bệnh công lập Tuy nhiên, vì Nghị định85/2012/NĐ-CP chưa triển khai ở các bệnh viện thuộc tuyến tỉnh vậy Bệnh viện

đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh vẫn đang áp dụng Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Thông tư71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiệnnghị định và số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tàichính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Hiện nay, nguồn thu của bệnh viện có được từ 3 nguồn là: nguồn từ NSNNcấp; nguồn từ các khoản thu từ viện phí, BHYT và thu khác; nguồn thu từ sản xuấtkinh doanh dịch vụ Những năm gần đây thực hiện chủ trương xã hội hóa các nguồnvốn, bệnh viện đã và đang tiếp tục huy động vốn để thực hiện các hạng mục của đề

án xã hội hóa Bên cạnh việc xã hội hóa trang thiết bị, bên cạnh đó còn triển khaicác dịch vụ như khám chữa bệnh theo yêu cầu, phòng điều trị dịch vụ, phẫu thuậttheo yêu cầu ngoài giờ…nhờ đó mà những năm gần đây nguồn thu từ kinh doanhdịch vụ đang tăng lên đáng kể trong số các nguồn thu của Bệnh viện

Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp: có những khoản ngân sách Nhà nướccấp theo hình thức dự toán năm, có khoản cấp theo hình thức lệnh chi tiền Cácnguồn thu cụ thể như sau:

Kinh phí hoạt động thường xuyên là khoản kinh phí ngân sách nhà nước

Trang 35

cấp cho bệnh viện để thực hiện việc chi trả tiền lương, phụ cấp, các khoản đónggóp theo quy định hiện hành…

Kinh phí hoạt động không thường xuyên gồm: Kinh phí thực hiện cácnhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụphòng, chống dịch bệnh; Kinh phí triển khai nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, thực hiện đề

án bệnh viện vệ tinh, thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hànhnghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh; Kinh phí thực hiện các dự ánthuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia; Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, viên chức; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhànước có thẩm quyền giao (đặt hàng) không thường xuyên (điều tra, quy hoạch,khảo sát, ); Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhànước quy định; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác được cơ quan cóthẩm quyền giao

Bảng 2.1: NSNN cấp cho BVĐKT Hà Tĩnh từ năm 2013-2015

Đơn vị: Triệu đồng

Tốc độ tăng thu năm sau/ năm trước 33,42 32,60 5,74

Nguồn: Báo cáo kết quả quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài

chính Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2014,2015

Giai đoạn 2013-2015, nguồn kinh phí NSNN cấp cho Bệnh viện để thựchiện hoạt động sự nghiệp, chủ yếu là các khoản tiền lương, phụ cấp công việc,phụ cấp khác và các khoản đóng góp Toàn bộ số kinh phí do NSNN cấp đượcchuyển vào tài khoản của Bệnh viện mở tại Kho bạc nhà nước chi nhánh HàTĩnh Khoản kinh phí ngân sách cấp cho này đơn vị được thực hiện tự chủ chitheo Quy chế chi tiêu nội bộ Các khoản kinh phí ngân sách cấp cho Bệnh việnthay đổi qua các năm Theo số liệu bảng trên cho thấy, kinh phí ngân sách cấp tăngqua các năm: năm 2014 tăng 32,6% so với năm 2013; năm 2015 tăng 5,74% so vớinăm 2014 Nguyên nhân của việc tăng nguồn kinh phí thường xuyên Nhà nướccấp là do việc cấp kinh phí cho hoạt động của bệnh viện còn dựa vào số giườngbệnh kế hoạch Kinh phí tăng do giường bệnh kế hoạch tăng qua các năm và từnăm 2015 trở đi thì giường bệnh không gia tăng nên kinh phí ngân sách cấp vềtương đương năm 2014

Mặc dù nguồn NSNN cấp tăng qua các năm nhưng tỷ trọng nguồn này giảmdần trong tổng nguồn thu của Bệnh viện Đây cũng phù hợp với xu hướng trong

Trang 36

điều kiện NSNN còn hạn hẹp và xu thế nâng cao tự chủ về tài chính của các đơn vịSNCL.

Nhìn chung, việc phân bổ kinh phí ngân sách chỉ đảm bảo được khoản trảtiền lương, một phần phụ cấp, chi đào tạo, đào tạo lại bồi dưỡng nghiệp vụ choCBCNV và một phần cho các hoạt động mua sắm sửa chữa Bên cạnh đó, Bệnhviện là một đơn vị SNCL và phần thu từ hoạt động sự nghiệp là nguồn quan trọng

để đảm bảo các khoản chi hoạt động phát sinh và tăng thu nhập cho cán bộ, viênchức và người lao động của Bệnh viện

- Nguồn từ các khoản thu từ viện phí, BHYT và thu khác:

Nguồn thu này chủ yếu do bệnh viện tự khai thác và được phép thực hiệnhoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ và khả năng của bệnh viện

Đó là nguồn từ viện phí, BHYT Nguồn thu này chiếm một tỷ trọng lớn trongtổng số nguồn thu hàng năm của bệnh viện

Nguồn viện phí và BHYT

Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh tổ chức thu viện phí theo các quy định hiệnhành của Nhà nước Thực hiện theo mức giá thu viện phí theo các quy định hiệnhành của Nhà nước cụ thể như sau: Từ ngày 1/3/2016 thực hiện theo thông tư liêntịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh,chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc Còn trướcngày 1/3/2016 Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh thực hiện theo các quyết định sau:Quyết định Số 34/2015/QĐ-UBND ngày 4 tháng 8 năm 2015 về việc quyđịnh bổ sung giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh,chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định Số 56/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2014 về việc quy

định bổ sung giá dịch vụ khám, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnhcủa Nhà nước trên địa bàn Tỉnh

Quyết định Số 58/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2014 ban hành quy

định hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bànTỉnh

Quyết định Số 2758/QĐ-UBND ngày 2 tháng 10 năm 2008 Về việc bổ sung

danh mục và mức giá thu một phần viện phí Đo mật độ xương tại các cơ sở khámchữa bênh trên đia bàn tỉnh

Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 09 tháng8 năm2012 của Ủy ban

nhân dân tỉnh về việc quy định bổ sung, điều chỉnh mức thu giá dịch vụ khám,chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước; một số loại phí,

lệ phí khác áp dụng trên địa bàn tỉnh;

Trang 37

Nguồn thu viện phí và BHYT của Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh khôngngừng tăng trong những năm qua và trở thành nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạtđộng thường xuyên của bệnh viện Nhìn chung, nguồn thu từ viện trợ và thu khác

là nguồn tài chính không liên tục, không chủ động Nguồn tài trợ được hìnhthành thông qua quan hệ hợp tác quốc tế của bệnh viện, các tổ chức quốc tế cóthể tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật dưới dạng cấp máy móc, đào tạo nghiên cứu,sinh hoạt khoa học

Mặc dù nguồn vốn viện trợ cho Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh, tuy

nhiên nguồn vốn này không hoàn toàn được chi tại Bệnh viện mà Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh là đầu mối trung chuyển nguồn vốn viện trợ tới các địa bàn trong toàn Tỉnh với mười dự án mỗi năm với nhiều tổ chức tài trợ: Tổ chức y tế thế giới WHO, Hội chống phong Hà Lan, Đức Những năm gần đây, việc thu hút nguồn tài trợ này còn hạn chế Đây là hạn chế của bệnh viện trong việc khai thác nguồn tài chính này

Bảng 2.2: Nguồn thu viện phí, BHYT và thu khác của BVĐK Tỉnh Hà

Tĩnh năm 2013 - 2015

Đơn vị: Triệu đồng

trọng (%)

trọng (%)

trọng (%)

Trang 38

mới, tăng số giường bệnh, xây dựng lại khuôn viên bệnh viện, đưa nhiều máymóc công nghệ y học hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh làm tăng sựtin tưởng của người dân trên địa bàn Mặt khác, bệnh viện đã tăng thêm việckhám chữa bệnh cho Công an tỉnh và khám chữa bệnh cho trại giam Xuân Hà,thu khám từ các bệnh nhân từ bệnh viện Thành Phố chuyển sang.

Không chỉ vậy, có một số dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh đã bắt đầu đưavào sử dụng công nghệ hiện đại nên mức giá dịch vụ cao Đồng thời, Bệnh viện

đã tổ chức thu viện phí đồng bộ, sử dụng tin học trong việc quản lý viện phí tớitừng giường bệnh theo từng ngày điều trị và từng dịch vụ sử dụng Chính các yếu

tố này đã làm cho nguồn thu từ viện phí tăng đáng kể

Nguồn thu viện phí và BHYT đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiệnchất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đồng thờigóp phần nâng cao đời sống công nhân viên trong bệnh viện Bệnh viện cần duytrì tốc độ tăng thu như hiện nay Trên thực tế, trong thời gian qua, Bệnh việnkhông ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý thu viện phí theohướng thu đúng, thu đủ nhằm đảm bảo công bằng hiệu quả

- Nguệnh viện không ngừng củng cố, hoàn thiện

Nguồn thu này được tổng hợp từ nhiều dịch vụ thu khác nhau như là: Thu

từ hoạt động khám yêu cầu, thu từ hoạt động giường yêu cầu, hoạt động liên kếtmáy, cho thuê bãi gửi xe đạp, xe máy, hoạt động khoán căng tin, hoạt động khoánnhà thuốc bệnh viện

Nguồn thu này của bệnh viện có tiềm năng lớn tuy nhiên chỉ mới bước đầukhai thác Các hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu, liên kết đặt máy siêu âm,

CT, CR, MRI, máy đo loãng xương mới được đưa vào hoạt động từ năm 2013.Năm 2013 bệnh viện mới xây dựng hệ thống căng tin phục vụ cán bộ công nhânviên và bệnh nhân, hằng năm khoán và thu về một khoản thu đáng kể

Bảng 2.3: Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của BVĐK

Thu từ hoạt động khám 12.978.112.383 48,11 19.954.910.40 51,34

Trang 39

Thu từ hoạt động khoán

Thu từ hoạt động cho

thuê bãi giữ xe đạp, xe

Thu từ hoạt động cho

thuê bãi đỗ xe Mai Linh 56.000.000 0,21

Thu từ hoạt động thu xe

Xét tổng thể về nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện trong những năm qua sovới số kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động chi thường xuyên thì số thu từ hoạtđộng sự nghiệp lớn hơn nhiều Số thu từ hoạt động sự nghiệp tăng và tương đối ổn

Trang 40

định hàng năm; điều này cho thấy mức độ tự đảm bảo chi phí hoạt động thườngxuyên của đơn vị cũng sẽ tăng lên Với nguồn thu sự nghiệp cao đơn vị sẽ tự chủtrong việc đưa ra quyết định chi với mức cao hơn, góp phần giảm nhẹ được cáckhoản chi từ NSNN cho hoạt động chi thường xuyên và tăng thu nhập cho cán bộviên chức của Bệnh viện.

Bảng 2.4: Tổng hợp nguồn thu của BVĐK Tỉnh Hà Tĩnh năm 2013-2015

Đơn vị: Triệu đồng

trọng (%)

trọng (%)

trọng (%)

Nguồn: Bảng cân đối kế toán bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2013,2014, 2015

Trên cơ sở quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ, nội dung các khoản chicủa bệnh viện bao gồm: Chi hoạt động và chi hoạt động sản xuất kinh doanh; Chihoạt động bao gồm Chi hoạt động thường xuyên và chi hoạt động không thườngxuyên, những năm vừa qua tình hình chi hoạt động thường xuyên và khôngthường xuyên được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Tổng hợp kinh phí đã sử dụng của BVĐK Tỉnh Hà Tĩnh năm

(%)

Năm2014

Tỷtrọng

(%)

Năm2015

Tỷtrọng

(%)

Chi thường xuyên 189.610 98,79 225.434 98,73 242.946 90,61Chi không thường xuyên 2.318 1,21 2.904 1,27 25.164 9,39

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2014, 2015

Về chi hoạt động thường xuyên bao gồm có chi cho cán bộ, viên chức, hợp đồng

Ngày đăng: 20/03/2018, 11:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w