Bất chấp đà sụt giảm của đồng Bolivar cũng như doanh thu dầu, chính phủ Venezuela vẫn tiếp tục thực thi các biện pháp kiểm soát giá chặt chẽ đối với các hàng hóa được bán trong các siêu
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
*****
NGOẠI GIAO KINH TẾ
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH KINH TẾ VENEZUELA NĂM
2017
VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2018
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.TS Nguyễn Văn Lịch
Hà Nội, 2017
Trang 2I Nhân tố tác động tới khủng hoảng kinh tế Venezuela năm 2017
1 Nhân tố bên trong
1.1 Khủng hoảng kinh tế: 4 năm suy thoái liên tiếp
Hiện Venezuela đang ở trong năm thứ 4 của giai đoạn suy thoái1 Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế quốc gia này sẽ thu hẹp 10% trong năm nay IMF2 còn cho biết suy thoái tại Venezuela sẽ kéo dài ít nhất cho đến năm 2019 Trong khi nền kinh tế trượt dốc nặng
nề, giá cả hàng hóa tại Venezuela lại leo thang Tỷ lệ lạm phát tại Venezuela đã tăng phi mã hơn 800% tính đến tháng 10/2017 và theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), con số này sẽ vượt 2.300% vào năm tới
Tính đến ngày 1/12/2017, đồng Bolivar của Venezuela được giao dịch với mức 103.024 Bs / USD ngoài thị trường chợ đen, tăng 100% so với tháng trước và cao hơn gấp 33 lần so với năm ngoái
1.2 Giá dầu – nguyên nhân chính khủng hoảng kinh tế Venezuela Khủng hoảng tại Venezuela bắt đầu khi giá dầu lao dốc giảm mạnh trong năm 2014 Mặc dù Venezuela được mệnh danh là quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới nhưng vấn đề ở đây là dầu lại là nguồn đem lại doanh thu duy nhất của quốc gia này Kim ngạch xuất khẩu từ dầu chiếm hơn 95% doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của Venezuela
1.3 Giá lương thực leo thang Tình trạng thiếu lương thực tại Venezuela đã trở nên rất trầm trọng trong năm nay Người dân Venezuela đã phải trải qua nhiều tuần, thậm
1 Vietstock (2017), Tại sao Venezuela lại rơi vào khủng hoảng?, https://vietstock.vn/
2 IMF (2017), World Economic and Financial Surveys World Economic Outlook Database, https://www.imf.org/
Trang 3chí là nhiều tháng, không có các vật phẩm thiết yếu như sữa, trứng, bột,
xà phòng và giấy vệ sinh
Bất chấp đà sụt giảm của đồng Bolivar cũng như doanh thu dầu, chính phủ Venezuela vẫn tiếp tục thực thi các biện pháp kiểm soát giá chặt chẽ đối với các hàng hóa được bán trong các siêu thị Điều này đã buộc các nhà nhập khẩu lương thực ngừng nhập hàng hóa về Venezuela vì
họ biết rằng họ sẽ bị lỗ nghiêm trọng nếu bán hàng hóa ở đây
1.4 Cạn tiền mặt và vàng Venezuela nợ 15 tỷ USD có kỳ hạn đến hết năm 2017, trong khi Ngân hàng Trung ương của quốc gia này chỉ còn 11.8 tỷ USD dự trữ Cùng lúc đó, nguồn thu tiền mặt còn lại và cũng là duy nhất của Venezuela là PDVSA thì đang phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ vì giá dầu giảm mạnh Phần lớn dự trữ của quốc gia này đều ở dưới dạng vàng Do
đó, để trả nợ trong năm nay, Venezuela đã vận chuyển vàng miếng sang Thụy Điển
2 Nhân tố bên ngoài
2.1 Lệnh trừng phạt từ Mỹ3
Petroleos de Venezuela SA (PDVSA), Tập đoàn dầu khí quốc gia kiểm soát trữ lượng dầu lớn nhất thế giới của Venezuela, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá dầu thấp và các lệnh trừng phạt của Mỹ đang làm tăng nguy cơ vỡ nợ của quốc gia này Mỹ chiếm tới 40% tổng lượng dầu xuất khẩu của Venezuela trong năm 2016 Nguồn thu dầu của PDVSA từ việc bán cho Mỹ đã giảm xuống 35% kể từ khi Tổng thống Trump áp đặt các lệnh trừng phạt vào tháng 8/2017
2.2 Venezuela nằm trong danh sách cấm vận của EU4
Các Ngoại trưởng EU đã thông qua các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Venezuela, trong đó có lệnh cấm vận vũ khí và cấm các công ty châu
Âu xuất khẩu các thiết bị điện tử có thể phục vụ việc giám sát và đàn áp phe đối lập tại Venezuela Quyết định này cũng tạo cơ sở pháp lý cho lệnh cấm đi lại và "đóng băng" tài sản một số chính trị gia Venezuela vì cáo buộc vi phạm nhân quyền
3 Stockbiz (2017), Venezuela cận kề vỡ nợ, https://www.stockbiz.vn/
4 BNews (2017), Venezuela phản đối lệnh trừng phạt của EU, http://bnews.vn/
Trang 4II Tình hình kinh tế của Venezuela năm 2017
1 Tình hình kinh tế chung - một số chỉ báo kinh tế
Đầu tháng 11/2017, một trong những dấu vết cuối cùng chứng tỏ
sự ổn định của Venezuela đã bị xóa sổ khi công ty xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor (S&P) cho biết nước này đã vỡ nợ Hiện tổng cộng Venezuela cần phải thanh toán các khoản nợ và lãi vay lên đến 150 tỷ USD Vào ngày 13/11 vừa qua, chính phủ Venezuela lỡ hạn trả lãi vay trị giá 200 triệu USD từ 2 khoản trái phiếu chính phủ, qua đó bị S&P tuyên
bố chính thức vỡ nợ với 2 khoản trái phiếu này Trước đó, nước này đã lỡ khoản thanh toán lãi vay 420 triệu USD từ khoản nợ của công ty dầu khí quốc doanh PDVSA
1.1 Chỉ số GDP và GDP đầu người5
GDP Venezuela - Nguồn: IMF
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP của Venezuela năm 2017 giảm 35% so với năm 2013, hay 40% tính theo đầu người (GDP per capita) Đó là sự sụt giảm đáng kể, lớn hơn cả cuộc đại suy thoái 1929–
5 Nghiên cứu quốc tế (2017), Sự sụp đổ chưa từng có của Venezuela,
http://nghiencuuquocte.org/
Trang 51933 ở Mỹ, khi GDP của Mỹ ước tính giảm 28% Thảm họa kinh tế tại Venezuela lớn hơn bất kỳ thảm họa nào trong lịch sử của Mỹ, Tây Âu, và phần còn lại của Mỹ Latinh
GDP per capita Venezuela - Nguồn: IMF
Nhưng một vài nhân tố khác đang làm cho tình trạng tại Venezuela
ảm đạm hơn Đầu tiên, dù sự sụt giảm GDP Venezuela (theo giá cố định)
từ năm 2013 đến năm 2017 bao gồm sự sụt giảm 17% sản lượng dầu mỏ,
nó lại không tính tới mức giảm giá dầu tới 55% trong giai đoạn đó Xuất khẩu dầu giảm 2.200 USD trên mỗi đầu người từ năm 2012 đến năm
2016, trong đó 1.500 USD là do giảm giá dầu Đó là những con số khổng
lồ, khi mà thu nhập bình quân đầu người của Venezuela năm 2017 chưa đến 4.000 USD Nói cách khác, trong khi GDP đầu người giảm 40%, thu nhập quốc gia, bao gồm ảnh hưởng của giá cả, giảm tới 51%
1.2 Chỉ số Global Competitiveness Report - Cạnh tranh toàn cầu6
Venezuela đã đạt 3,23 điểm trong số 7 trong Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu năm 2017-2018 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh ở Venezuela trung bình 3,44 điểm từ năm 2007 đến
6 TradingEconomics (2017), Venezuela Competitiveness Index,
https://tradingeconomics.com/
Trang 6năm 2018, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 3,78 điểm trong năm 2007 và mức thấp kỷ lục là 3,23 điểm vào năm 2018
Chỉ số Cạnh tranh toàn cầu Venezuela Nguồn: World Economic Forum
1.3 Chỉ số Transparency International - Minh bạch Quốc tế7
Chỉ số Minh bạch Quốc tế - Nguồn: Transparency International
Chỉ số đánh giá Venezuela chỉ đạt 17/100 điểm cho thấy nước này
có mức độ tham nhũng cao nhất thế giới
7 Transparency International (2017), Venezuela, https://www.transparency.org/
Trang 72 Một số ngành công nghiệp và cán cân thanh toán của Venezuela
2.1 Ngành dầu mỏ Với 96% kim ngạch xuất khẩu là từ dầu mỏ, Venezuela là một bằng chứng điển hình về sự thiệt hại do giá dầu mỏ thấp Sau khi giá dầu thế giới tụt dốc, nền kinh tế Nam Mỹ này đã đi từ tình trạng xấu đến càng tồi
tệ hơn Bên cạnh đó, hạn hán đã khiến nước này không thể sản xuất năng lượng thuỷ điện và rơi vào tình trạng thiếu điện nghiêm trọng Nguyên nhân thứ ba là nợ nước ngoài Venezuela có mức nợ nước ngoài đồ sộ là
120 tỉ USD và cần phải thanh toán gần 7 tỉ USD trong năm 2016 và đã chính thức vỡ nợ đầu tháng 11/2017 vừa qua8 Nước này tuyên bố sẽ cắt giảm nhập khẩu hơn nữa để có khả năng chi trả nợ nước ngoài
Giá dầu thô thế giới sụt giảm mạnh từ năm 2014 - Nguồn: DailyFx
Ngày 23/3/2017, ngành dầu khí Venezuela cho biết chính phủ nước này đã ra lệnh cắt giảm sản lượng dầu tại một số mỏ dầu nằm trong Vành đai dầu khí Orinoco, phía Đông quốc gia Nam Mỹ này để thực hiện theo đúng các thỏa thuận của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)
Biện pháp này có thể sẽ ảnh hưởng tới các công ty liên doanh mà Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) đang hợp tác, như Rosneft của Nga và ENI của Italy Ngoài ra, lệnh cắt giảm sản lượng này
8 Cafef (2017), Venezuela: Vì đâu nên nỗi?, http://cafef.vn/
Trang 8cũng sẽ là gánh nặng đối với Petrourica, công ty liên doanh giữa PDVSA
và công ty dầu khí CNPC của Trung Quốc
Venezuela là quốc gia trong OPEC ủng hộ mạnh mẽ việc cắt giảm sản lượng dầu nhằm tăng giá dầu thô, tuy nhiên theo một cuộc thăm dò của Reuters trong tháng Hai vừa qua cho thấy nước này mới chỉ giảm được 7% sản lượng (tương đương với 95.000 thùng/ngày) so với cam kết,
và việc không hoàn thành cam kết của Venezuela có thể gây căng thẳng trong nội bộ OPEC9
2.2 Ngành hàng không10
Số liệu do Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) công bố cho thấy số nợ mà Venezuela cần phải thanh toán cho các hãng hàng không nước ngoài (tính từ hơn 1 năm qua) đã lên tới 3,8 tỷ USD Nếu tình trạng kéo dài, quốc gia Nam Mỹ này sẽ đứng trước nguy cơ không có dịch vụ hàng không quốc tế Từ giữa năm 2016, nhiều hãng hàng không lớn như Lufthansa của Đức và Latam liên doanh giữa Chile và Brazil, đồng thời cũng là hãng hàng không lớn nhất Mỹ Latinh, cùng Aeromexico của Mexico đã quyết định dừng các chuyến bay tới Venezuela do không rút được vốn ra khỏi nước này
2.3 Ngành nông nghiệp11
Venezuela từ lâu đã dựa vào việc nhập khẩu một số thực phẩm nhất định, chẳng hạn như lúa mì, do khí hậu nhiệt đới ở nước này không thích hợp để trồng trên quy mô lớn Bên cạnh đó, chính phủ quốc hữu hóa các nhà máy khiến sản lượng lương thực của Venezuela giảm mạnh
Sản lượng công nghiệp sụt giảm là kết quả của việc quốc hữu hóa nông nghiệp, sự biến dạng tiền tệ và sự can thiệp của chính phủ đối với việc phân phối thực phẩm Nông dân Venezuela buộc phải nhập khẩu thức ăn, phân bón và phụ tùng, nhưng tình hình càng ngày càng khó khăn
vì họ không có tiền mặt Chính phủ đã phải tích trữ số tiền thu được từ xuất khẩu dầu để trả nợ cho các khoản vay lãi suất cao từ Phố Wall và các chủ nợ nước ngoài khác
9 Cafef (2017), Venezuela bắt đầu cắt giảm sản lượng dầu theo thỏa thuận OPEC,
http://cafef.vn/
10 Cafef (2017), Venezuela đứng trước nguy cơ khủng hoảng hàng không,
http://cafef.vn/
11 NDH (2017), Thảm cảnh nông nghiệp Venezuela, http://ndh.vn/
Trang 9Thêm nữa, trong khi hàng triệu người Venezuela không có đủ lương thực, nước này đã từ chối cho phép các nhóm cứu trợ quốc tế cung cấp thực phẩm
Những thống kê thương mại cho thấy chính sách về đất đai của chính phủ đã làm cho Venezuela ngày càng trở nên phụ thuộc nhiều vào thực phẩm nhập khẩu
2.4 Cán cân thanh toán12
Mỹ đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Venezuela, chặn thanh toán bằng đồng đô la cho dầu thô từ nước này
Các lệnh trừng phạt sẽ chặn hãng dầu quốc doanh Venezuela PDVSA thực hiện bất cứ giao dịch nào bằng USD Đây là một trong nhiều biện pháp gắt gao nhất liên quan đến vấn đề dầu thô đang được thảo luận tại Nhà Trắng Chính quyền Mỹ muốn gây áp lực lên Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phải hủy kế hoạch về quốc hội mới vốn
sẽ giúp củng cố quyền lực của ông
Nền kinh tế dựa vào dầu mỏ của Venezuela gặp khó vì đợt suy thoái kinh
tế và giá trị nội tệ sụt giảm Nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ cũng diễn ra ở nước này Các lệnh trừng phạt áp đặt lên những giao dịch thực hiện bằng USD sẽ khiến chính phủ Venezuela gặp khó trong việc thanh toán nợ và trả tiền cho hàng hóa nhập khẩu cơ bản
Lệnh cấm vận giao dịch thực hiện bằng đồng đô la có thể gây tác động lớn hơn lệnh cấm nhập khẩu vì nó có thể khiến bất kỳ hãng lọc dầu nào cũng gặp khó trong việc mua dầu Venezuela, không chỉ có các khách hàng ở Mỹ Lệnh cấm vận với PDVSA sẽ lan rộng thị trường dầu mỏ, buộc các nhà máy lọc dầu phải tiếp cận nguồn cung thay thế
3 Một số chính sách thực hiện
3.1 Phát hành đồng tiền ảo Petro13
Ngày 3/12, tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố phát hành một đồng tiền ảo của riêng nước này Đồng tiền ảo có tên Petro, được hậu thuẫn bằng dầu lửa, được xem là một biện pháp nhằm giảm bớt tác động lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ nhằm vào Venezuela, đồng thời
12 Thanh Niên (2017), Mỹ cân nhắc áp đặt lệnh trừng phạt tài chính lên Venezuela,
https://thanhnien.vn/
Trang 10vực dậy nền kinh tế đang sa sút của quốc gia Nam Mỹ này Đồng tiền chính thức của Venezuela hiện nay là đồng Bolivar đang mất giá mạnh
Siêu lạm phát và khan hiếm nghiêm trọng các mặt hàng cơ bản như thực phẩm và thuốc men đang khiến đời sống của người dân Venezuela gặp nhiều khó khăn Đồng Petro được kỳ vọng sẽ giúp Venezuela tăng cường chủ quyền tiền tệ, thúc đẩy các giao dịch tài chính, và vượt qua sự phong tỏa tài chính
3.2 Tăng lương tối thiểu14
Trong một nỗ lực mới nhất nhằm đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao và sự trì trệ của nền kinh tế, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã quyết định tăng lương tối thiểu thêm 30%, lên 15.000 Bolivar/tháng (khoảng 1.500 USD) Quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 2/5 Vào ngày 1/3/2016, chính phủ Venezuela cũng đã phải tăng 25% lương tối thiểu
3.3 Đổi múi giờ
Để tiết kiệm điện, nhiều biện pháp kỳ lạ đã được áp dụng tại nước này Mới đây nhất, Chính phủ Venezuela đổi múi giờ sớm lên 30 phút để kéo dài thời gian ban ngày và rút ngắn thời gian sử dụng điện ban đêm Giờ làm của người lao động cũng được Chính phủ rút ngắn xuống còn 2 ngày/tuần Học sinh được nghỉ học từ ngày thứ Sáu Việc cắt điện luân phiên được áp dụng trên toàn đất nước
3.4 Phúc lợi xã hội15
Nhằm giải quyết tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay, chính phủ Venezuela sẽ tập trung triển khai các chương trình xã hội như: Giáo dục,
y tế và trợ cấp lương thực tại hàng nghìn cộng đồng dân cư Các chương trình xã hội được triển khai từ cấp cơ sở là chủ trương mà chính phủ sẽ quan tâm nhiều hơn trong tương lai để thực hiện cuộc chiến chống đói nghèo Tại các cộng đồng có đông người nghèo sinh sống, việc tiếp cận
14 VTV (2017), Venezuela áp dụng nhiều biện pháp kỳ lạ đối phó khủng hoảng kinh
tế, http://vtv.vn/
15 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nỗ lực khắc phục khó khăn, khôi phục nền kinh tế của Venezuela, http://cpv.org.vn/
Trang 11trực tiếp với người dân sẽ giúp phát hiện những khó khăn và từ đó xác định những ưu tiên cần giải quyết
Chính phủ cũng đã tiến hành họp với các nhà sản xuất để xem xét những lĩnh vực sản xuất cần ưu tiên phát triển và lên kế hoạch canh tác hơn 2 triệu hécta để sản xuất 19 triệu tấn lương thực, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước
III Triển vọng kinh tế Venezuela năm 2018
Kinh tế Venezuela được dự đoán sẽ vẫn trong tình trạng khủng hoảng, tình hình khó mà thay đổi trong tương lai gần Sản xuất dầu đang giảm mạnh, và hiện không có giá trị nào được tạo ra trong nền kinh tế, vì việc Venezuela không thể nhập khẩu hàng hóa đã làm ngưng trệ hầu hết khâu sản xuất ở đất nước này Điều đó nghĩa là Venezela hiện không có nguồn lực nào để thanh toán nổi món nợ của mình
1 Dự báo lạm phát 16
Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Venezuela sẽ tăng lên 2.300% vào năm 2018 (IMF), mức cao nhất của bất kỳ quốc gia nào theo dõi bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Khủng hoảng chính trị gia tăng căng thẳng từ năm 2014 ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh tế Tổng sản phẩm quốc nội dự kiến sẽ giảm 6% trong năm tới, sau khi thu hẹp khoảng 12% vào năm cuối 2017 (IMF)
Trong khi ngân hàng trung ương Venezuela ngừng xuất bản số liệu lạm phát trong tháng 12 năm 2015, IMF cho rằng giá tiêu dùng của nước này ước đạt mức 2,349,3% trong năm 2018, mức cao nhất trong số ước tính của họ, tiếp theo là 44% của Cộng hòa Dân chủ Congo Do sản lượng dầu sụt giảm và không chắc chắn tăng lại, tỷ lệ thất nghiệp được dự báo
sẽ tăng lên khoảng 30% vào năm 2018, cũng là cao nhất và tiếp theo là 28% của Nam Phi và 21% của Hy Lạp
16 Bloomberg (2017), IMF Says Venezuela's Inflation Rate May Rise Beyond 2,300%