Tuy nhiên xây dựng hình tượng thẩm mỹ đôi bàn tay như là vẻ đẹp của sự sống, như sức mạnh của niềm tin thì thường xuất hiện nhiều hơn trong thơ nữ thời chống Mỹ.. Bài viết của ch
Trang 1CẢM NHẬN VỀ ĐÔI BÀN TAY TRONG THƠ NỮ CHỐNG MỸ
Nguyễn Thị Nga
Trường Đại học Quảng Bình
Tóm tắt: Đôi bàn tay là gia tài quý giá của con người Bằng cái nhìn đầy nữ tính, trong thơ nữ
thời chống Mỹ đã biểu hiện vẻ đẹp đôi bàn tay vừa chắt chiu, vun vén xây tổ ấm, xây hạnh phúc vừa góp phần mình cho sự nghiệp thiêng liêng của dân tộc Men theo dòng cảm xúc của các tác giả nữ, chúng ta nhận được những thông điệp về giá trị, ý nghĩa cao đẹp từ đôi bàn tay con người qua từng dòng thơ ngọt ngào, yêu thương, đầy trân trọng
Từ khóa: Giá trị, vẻ đẹp, đôi bàn tay, chắt chiu, vun vén, thơ nữ chống Mỹ
Bản thân cái đẹp của tạo hóa là một giá trị Tạo hóa ban tặng cho con người đôi bàn tay để làm mọi việc Trong nghệ thuật, đôi bàn tay vừa là đối tượng vừa là nội dung và đã có nhiều tác giả thành công về phương diện này Tuy nhiên xây dựng hình tượng thẩm mỹ đôi bàn tay như là
vẻ đẹp của sự sống, như sức mạnh của niềm tin thì thường xuất hiện nhiều hơn trong thơ nữ thời chống Mỹ Từ đôi bàn tay người phụ nữ trong đời thường, bằng những trải nghiệm ở chính bản ngã của mình, các chị đã thăng hoa để thành hình tượng thơ Đây là một trong những hình tượng độc đáo, hấp dẫn bạn đọc khi bước vào thế giới nghệ thuật thơ nữ Bài viết của chúng tôi chỉ là những cảm nhận bước đầu về vấn đề đôi bàn tay được các tác giả nữ tập trung biểu hiện như một hình tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt, cả dân tộc ra trận, sự sống và cái chết tưởng như treo trên đầu sợi tóc, con người cần xây dựng một niềm tin, một sự hy vọng vào ngày thắng lợi Đó là đòn bẩy của động lực, của sức mạnh tinh thần, là điều kiện không thể thiếu để tồn tại một dân tộc, một đất nước Nhận thức được giá trị, ý nghĩa của niềm tin trong quan hệ với sự sống còn của dân tộc, thơ nữ đặt hy vọng vào hành động của đôi bàn tay con người Trong thơ các chị, đôi bàn tay trở thành biểu tượng thiêng liêng tượng trưng cho sức sống mãnh liệt không gì dập tắt nổi Sức sống ấy được neo niềm tin yêu vào hình tượng đôi bàn tay diệu kỳ:
“Trong cuộc chiến đấu này
Chúng tôi tin ở hai bàn tay”
Chuyển ý chí, niềm tin thành hành động, đôi bàn tay trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ toát lên toàn bộ cái đẹp với tinh thần chịu khó, siêng năng, chắt chiu thông qua hình tượng thơ Hãy
nghe lời khẳng định rạch ròi, dứt khoát của nhà thơ "có hai bàn tay việc chi làm cũng được"!
Trên rừng, dưới biển, từ Bắc vào Nam, việc lớn, việc nhỏ, đánh giặc, nuôi con, tăng gia sản xuất, cầm súng, cầm cày, vá may kim chỉ…tất cả đều từ hoạt động của đôi bàn tay - một biểu hiện của nghị lực và ý chí con người
Trước hết, đôi bàn tay là biểu tượng của giá trị cái đẹp mang ý nghĩa và dáng vóc một dân tộc anh hùng Kẻ thù rắp tâm xâm lược đất nước này, mang hàng tấn vũ khí tối tân trút
Trang 2xuống mảnh đất hiền hòa cong cong hình chữ S, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, khi chiến trường cần, đôi bàn tay người phụ nữ (vốn mềm yếu, mảnh mai) cũng biết làm quân thù run sợ (Anh Thơ), chúng phải bạt vía kinh hồn Bản chất của người phụ nữ bất kể thời đại nào, đều tha
thiết yêu hòa bình Thiên chức của họ là sản sinh và nuôi dưỡng những con người của các thế hệ
nối tiếp nhau Hơn ai hết họ đều có chung một nguyện ước: hòa bình Chiến tranh đã đem đến
cho người phụ nữ những bất hạnh khôn lường Khi buộc phải cầm vũ khí thì cũng chính là lúc người phụ nữ tham gia bảo vệ hòa bình, chống lại những thế lực phi nhân tính, hủy hoại sự sống
và hơn lúc nào hết lúc này cuộc chiến đấu đó càng có ý nghĩa sâu sắc
Đi đầu trong cuộc đấu tranh chính trị trên mặt trận ngoại giao, bàn tay ấy biết chỉ rõ cái chân, cái thiện, vạch mặt tội ác kẻ thù cho bạn bè năm châu cùng lên án, tố cáo Với phong thái ung dung, bản chất dịu dàng, tình cảm hữu nghị, lý lẽ sắc bén cùng cái bắt tay hợp tác, các chị đã thuyết phục có hiệu quả nhân dân trên thế giới ủng hộ Việt Nam Trước họng súng quân thù, lúc
trực diện, sống mái với giặc, bàn tay ấy lại “giơ cao lẫm liệt, oai hùng” (Cẩm Lai) chỉ đường
cho quân ta tiến đánh địch Dũng cảm, kiên cường, cứng cáp đôi bàn tay ấy còn biết ôm súng và
lưỡi lê “nả đạn súng trường/ Bắt bọn giặc trời biệt kích” (Lâm Thị Mỹ Dạ) Thơ ca còn ghi mãi
hình ảnh:
"O du kích nhỏ giương cao súng Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế to gan hơn béo bụng Anh hùng đâu cứ phải mày râu"
Có đôi bàn tay của nữ chiến sỹ chĩa mũi súng vào quân thù Lại có bàn tay của nữ dân công, nữ thanh niên xung phong, nữ giao liên vừa biết nấu nướng, cấp dưỡng, nuôi quân, tiếp tế đạn dược và lương thực, tải thương, dẫn bộ đội đến tiền tiêu, xây dựng công sự chuẩn bị chiến
trường vừa cầm cuốc, thuổng đào đá, gánh đất đắp mở những con đường Tay cuốc giỏi giang, tay súng chăm (Trần Thị Mỹ Hạnh) và còn biết phá kíp nổ vô hiệu hóa trái bom giặc thông đường cho xe chạy (Lâm Thị Mỹ Dạ) Mười ngón tay của người phụ nữ hiện lên trong thơ tuy
gầy guộc mà sao cứng cáp, dẻo dai đến thế:
Bàn tay mười ngón phá bom
Em đây tay ngón ngón đây Ngón thương ngón nhớ, ngón gầy đếm bom
Dưới làn mưa bom bão đạn kẻ thù, bàn tay người mẹ “siết mái chèo” (Ý Nhi) đưa bộ đội
sang sông Trong lòng địch, bị càn quét, truy bắt dữ dội, có bàn tay đào hầm bí mật che dấu nuôi dưỡng cán bộ bảo vệ nguồn nhân lực cho cách mạng Nhà thơ Dương Hương Ly từng tạc vào lòng độc giả hình tượng người mẹ Việt Nam anh hùng với đôi bàn tay bền bỉ, kiên gan đào hầm nuôi dấu cán bộ ngay trong lòng địch:
Trang 3Mẹ đào hầm từ lúc tóc còn xanh
Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác
Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh
Bàn tay mẹ hay chính là lòng mẹ, trái tim mênh mông của mẹ thương con, lo cho con - người lính? Hay chính là lòng yêu nước đằm sâu, là đôi tay chất chứa sức mạnh Việt Nam Để
giữ gìn mạng sống cho chính mình và mọi người trước nanh vuốt kẻ thù, đôi bàn tay ấy lại đào hầm (Lâm Thị Mỹ Dạ), đào hào giao thông chi chít dọc ngang, đưa con người vào sống trong
lòng đất Khi kẻ thù mang hàng tấn bom dội xuống, hầm sập, lửa cháy, mặt đất lại bị đào lên, thơ
nữ cảm nhận được đôi bàn tay biết nghe:
Sau những loạt B52 mặt đất lặng im
Chỉ có tiếng bàn tay là rõ nhất
Tiếng xẻng cứu người thân, hầm sập
Tiếng mười đầu ngón tay buốt nhức
Bới tìm người đã chết
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Linh giác đã dồn vào đôi tay xót xa, đau buồn và buốt nhức của con người, hơn ai hết chủ
thể trữ tình nữ đã cảm nhận được những thông điệp của trái tim Khi chứng kiến chết chóc hy
sinh, bàn tay đau thương gạt giọt nước mắt lăn tròn trên má và áp lên ngực nghe trái tim nhoi nhói từng cơn, nén nỗi đau để vuốt mắt đồng đội, xót xa lấp cát lên khuôn mặt người thân yêu, rồi úp mặt trên bàn tay khóc mẹ (Xuân Quỳnh)
Trong chiến tranh khi người con trai ra trận, người con gái trở thành lực lượng chủ chốt
để sản xuất ở hậu phương, làm tròn công việc đồng áng đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm vừa nuôi gia đình, vừa đóng góp cho cách mạng Các chị vừa lo việc nước vừa gánh vác việc nhà thay chồng nuôi con, làm tròn thiên chức người mẹ với con cái, thủy chung với chồng đánh giặc Họ hiện lên trong thơ thật đẹp vừa kiên cường, gan dạ, phi thường vừa thân thương,
trìu mến, đời thường Hiện lên trong thơ còn là đôi bàn tay chăm chỉ, tháo vát, “Biết lặng lẽ, vun trồng, gìn giữ/ Trời mưa lạnh tay em khép cửa/ Em phơi mền, vá áo cho anh/ Tay cắm hoa, tay
để treo tranh/ Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc” (Xuân Quỳnh) Câu thơ thể hiện bản tính
muôn đời mà tạo hóa đã đặt thiên chức lên đôi tay người phụ nữ đảm đang, tháo vát âm thầm, lặng lẽ mà chẳng bao giờ ồn ào to tiếng Đó là nét đẹp toát lên từ sức mạnh dựng xây của đôi tay:
Mười bốn tuổi biết cầm liềm, cầm cuốc Mười sáu tuổi biết đẵn cây dựng nhà
Bàn tay quen lửa không sợ nóng
Trang 4Quen cầm cày, bàn tay không sợ bỏng
Có thể nói một loạt các động từ: cầm, đẵn, dựng kết hợp với cụm từ không sợ lặp đi lặp
lại trong đoạn thơ đã khẳng định giá trị đích thực của đôi tay người phụ nữ Đâu phải sắt đá, đó
là da thịt, bàn tay con người khi phải nhọc nhằn vất vả cũng bị sưng phồng, đau buốt nhưng họ biết kiên nhẫn chịu khó để góp phần đem giá trị thực đến với cuộc sống:
Bàn tay em phồng chai đêm ngày đập đá Gánh đất đắp đường nặng đôi vai
(Ý Nhi)
Bàn tay đó đã từng thức thâu đêm suốt sáng với tiếng chổi vun vén hạnh phúc, mang hương nồng cuộc sống, đem hơi ấm cho đời
Bàn tay chọn than Năm ngón hơi thô như chuối mắn Năm cánh mặt trời mang hơi lửa ấm
Hơi lửa nồng từ lòng đất bạn ơi
(Trần Thị Mỹ Hạnh)
Ý nghĩa cuộc sống hiện lên trên đôi bàn tay thô ráp, đen nhèm, đầy vết sẹo Đó còn là lời khẳng định vẻ đẹp ý nghĩa của đôi tay người phụ nữ trong công cuộc lao động, chiến đấu của dân tộc
Cánh tay thô trần đen đúa
Tay em thô, bàn tay cuốc đất đồi
Cũng đôi bàn tay ấy, các chị nắm giữ cuộc đời, vun vén hạnh phúc, thoăn thoắt với bộn
bề công việc của thiên chức giới như: cấy lúa, tát nước gầu giai, bếp núc, canh cửi, thêu thùa…Sự lam lũ, nhọc nhằn hiện rõ nét trong từng dòng thơ:
Hái rau dền, rau rệu nấu canh, Tập vá may, tập tết tóc cho mình
(Xuân Quỳnh)
Từ đôi bàn tay khi vá áo nhặt rau Bạn thấy niềm vui rất đậm rất sâu (Trần Thị Mỹ Hạnh)
Hạnh phúc của người phụ nữ là biết “góp nhặt niềm vui từ mọi nẻo” ở thế mạnh đôi bàn
tay ấm áp, dịu dàng, chắt chiu, vun vén Đâu chỉ nuôi con với tiếng ầu ơ ru ru bên cánh võng,
khẽ đưa nôi bàn tay thành gió mát (Lâm Thị Mỹ Dạ), mà còn làm lụng siêng năng: khép cửa, phơi mền, thắp sáng ngọn đèn đêm (Xuân Quỳnh), đỡ đần công việc chăm chút, nâng khăn sửa gối cho chồng Khi xa nhau bàn tay ấy biết nhớ để lấy thời gian đan thành áo mong chờ (Xuân
Trang 5Quỳnh) và cầm kim xâu những nỗi đợi chờ (Lê Thị Mây) trên chiếc gối hình trái tim chung thủy,
may áo trẻ con trong ước mong, hy vọng ngọt ngào Trên đường đời với biết bao âu lo nghiệt
ngã, bàn tay ấy lại biết đắn đo, nghĩ suy “nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau/ Góp nhặt niềm vui từ mọi nẻo” (Xuân Quỳnh) để vực người thân đứng dậy
Đôi bàn tay người phụ nữ trong thơ dù “ngón chẳng thon dài” và đầy “viết chai cũ đường gân xanh vất vả” (Xuân Quỳnh) nhưng cũng rất khéo léo, tài hoa nhấn nốt bổng trầm “nâng cái đàn vuốt thành bản nhạc” (Lâm Thị Mỹ Dạ), thổi bay tiếng sáo diều ngân nga và biết “cắm hoa”, “treo tranh”, viết những “dòng thơ ca ngợi anh hùng”, “ca ngợi đảm đang”, “ca ngợi tình yêu chờ đợi” (Xuân Quỳnh)
Cảm nhận được ý nghĩa đôi bàn tay diệu kỳ, thơ nữ đã bộc lộ cảm xúc trân trọng yêu
thương và “lặng người trong hơi ấm bàn tay”(Ý Nhi) Hiện lên trong thơ các chị là hình tượng
người phụ nữ với đôi tay chăm chỉ, ấm áp, đầy yêu thương, biết sẻ chia và thông cảm, đầy nhân văn Thật lạ lùng, bàn tay trong thơ nữ chống Mỹ chẳng hề có những ngón thon dài, mảnh dẻ, búp măng mềm mại hình ngòi bút như thường thấy khi miêu tả người con gái mà luôn hiện lên bàn tay chai sạn, đầy vết xước, phồng rộp trước hoàn cảnh chiến tranh Hạnh phúc ngọt ngào của cuộc đời, của gia đình được gom góp, chắt chiu từ những đôi bàn tay ấy Điều đáng nói khi
chúng ta đã tìm được sự nồng ấm, bao dung là trào lên một niềm tin yêu mãnh liệt với “hai bàn tay gạn đục khơi trong” (Việt Anh) Đơn sơ và giản dị, đôi bàn tay trở thành cả gia tài vật chất
và tinh thần lớn nhất của người phụ nữ trong đời cũng như trong nghệ thuật “Gia tài em chỉ có bàn tay” (Xuân Quỳnh) Người phụ nữ Việt Nam "Biết góp nhặt niềm vui từ mọi nẻo" để xây tòa
lâu đài hạnh phúc cho gia đình, cho đời, cho thơ Họ thật xứng đáng với tám chữ vàng: "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang", tự hào với danh hiệu giỏi việc nước, đảm việc nhà Chúng tôi xin được tạm kết bài viết bằng hai câu thơ hôi hổi nồng nàn của tấm lòng người phụ nữ:
Bàn tay em, gia tài bé nhỏ
Em trao anh và cả cuộc đời em
Họ đã trao tặng, hiến dâng cho đời tất cả tuổi xuân với đôi bàn tay cần mẫn và vô cùng dịu dàng ấy!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Kim Anh, Trần Thị Thắng, Trần Thị Mỹ Hạnh, Phan Thị Thanh Nhàn (giới thiệu và tuyển chọn) (2001),
Nhà thơ nữ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội
[2] Nhiều tác giả (1998), Anh Thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ, Vân Đài, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Nxb Văn nghệ
thành phố Hồ Chí Minh
FEELING ON THE HANDS OF ANTI-AMERICAN FEMALE POET
Nguyen Thi Nga
Quang Binh University
Trang 6Abstract: Hands are very important for people With the feminine outlook, in poems against
American army reflected the beauty of hands They not only nurse, bring up the families but also contribute on the sacred cause of our country We get many messages about the value, the noble meaning from the hands through lovely and respectful poems
Keywords: Value, beauty, hands, nurse, foster, poems against American Army