1.Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học. 2.Sự Cần Thiết Phải Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học. 3.Các Cơ Sở Của Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học. 4.Các Phương Thức Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học ( Trọng Tâm). 5.Các Khu Bảo Tồn Ở Việt Nam
Trang 2Danh Sách Nhóm:
1 Võ Lê Hoàng Khải MSSV: 13131341 - Điểm Đánh Giá: 9
2 Võ Thị Phương MSSV: 13131477 - Điểm Đánh Giá: 9
3 Võ Thị Minh Nguyệt MSSV: 13131432 - Điểm Đánh Giá: 9
4 Đặng Việt Ngữ MSSV: 13131094 - Điểm Đánh Giá: 9
5 Huỳnh Dương Quang MSSV: 13131486 - Điểm Đánh Giá: 9
Trang 3Những Nội Dung Chính
1.Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học.
2.Sự Cần Thiết Phải Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học.
3.Các Cơ Sở Của Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học.
4.Các Phương Thức Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học ( Trọng Tâm) 5.Các Khu Bảo Tồn Ở Việt Nam
Trang 41.Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học
Bảo tồn đa dạng sinh học (conservation of biodiversity) là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai (Từ điển Đa dạng sinh học và phát triển bền vững, 2001)
Trang 51.Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học
Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn
đa dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ
đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương lai
Trang 72.Sự Cần Thiết Phải Bảo Tồn
Trang 92.Sự Cần Thiết Phải Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
Nhìn chung có một số lí do khẳng định sự cần thiết phải bảo tồn
đa dạng sinh học là:
Lý do kinh tế: lý do này trước hết đề cập về góc độ kinh tế của
đa dạng sinh học, đó là những sản phẩm được con người trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng.
Lý do sinh thái: lý do này đề cập đến việc duy trì các quá trình sinh thái cơ bản của đa dạng sinh học Đa dạng sinh học đã tạo lập nên sự cân bằng sinh thái nhờ những mối liên hệ giữa các loài với nhau Cân bằng sinh thái là cơ sở để phát triển bền vững các quá trình trao đổi chất và năng lượng trong hệ sinh thái.
Trang 122 Sự Cần Thiết Phải Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
Lý do đạo đức: lý do này giúp chúng ta tôn trọng lẫn nhau trong quá trình cùng tồn tại Các sinh vật phải nương tựa vào nhau để sống, sinh vật này là chỗ dựa của sinh vật kia Chúng tạo thành một chuỗi liên hoàn tồn tại trong thiên nhiên và mỗi sinh vật chỉ là một mắc xích trong chuỗi liên hoàn đó
Lý do thẩm mỹ: đa dạng sinh học đã tạo ra những dịch
vụ tự nhiên để con người nghỉ ngơi, du lịch sinh thái, thưởng thức và giải trí… Nó góp phần cải thiện đời sống của con người
Trang 13Thế giới nước tại đảo Sentosa, Singapore – công viên dưới nước lớn nhất thế giới
Trang 14Vịnh Hạ Long
Trang 152.Sự Cần Thiết Phải Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
Lý do tiềm ẩn: không phải các loài sinh vật đều có những giá trị kinh tế, sinh thái, đạo đức, thẫm mỹ giống nhau và thực tế hiện nay chúng ta chưa xác định được hết các giá trị của chúng Một số loài hiện được coi là không có giá trị có thể trở thành loài hữu ích hoặc có một giá trị lớn nào đó trong tương lai, đó chính là giá trị tiềm ẩn của đa dạng sinh học
Trang 163.Các Cơ Sở Của Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
Theo nguyên tắc chung, một kế hoạch bảo tồn thích hợp cho một loài đòi hỏi càng nhiều cá thể được bảo tồn càng tốt trong một diện tích lớn nhất có thể được của nơi cư trú đang được bảo vệ
Qua kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đối với bảo tồn quần thể cho thấy cần có các quần thể lớn để bảo tồn hầu hết các loài vì những loài nào có quần thể nhỏ đều có nguy cơ bị tuyệt diêt
Trang 173.Các Cơ Sở Của Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
Các quần thể nhỏ dễ bị suy giảm nhanh về số lượng và
bị tuyệt chủng cục bộ và 3 nguyên nhân chính là:
Mất tính biến dị di truyền, giao phối hẹp và lạc dòng gen
Những dao động về số lượng quần thể do những biến động ngẫu nhiên giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết
Những nhiễu động môi trường do những biến đổi về
sự bắt mồi, cạnh tranh, dịch bệnh, nguồn thức ăn cũng như các rủi ro, thiên tai xảy ra bất thường như cháy, lũ lụt hay hạn hán
Trang 184.Các Phương Thức Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
4.1 Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
Phương thức bảo tồn nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục và quần thể các loài trong môi trường tự nhiên của chúng Đối với các loài được thuần hóa, bảo tồn in-situ chính là bảo tồn chúng trong môi trường sống nơi đã được hình thành và phát triển các đặc trưng của chúng Do vậy, bảo tồn in- situ cũng là hình thức lý tưởng trong bảo tồn nguồn gen.
Trang 194.Các Phương Thức Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
4.1 Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
Theo Roche (1975) ở những nơi có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ có hiệu quả thì bảo tồn in-situ cho cả hệ sinh thái là phương pháp lý tưởng
Chẳng hạn để bảo tồn nguồn gen cây rừng thì phương thức bảo tồn in-situ được thể hiện qua việc xây dựng các khu rừng cấm tự nhiên nghiêm ngặt (strict natural reserve
- SNR) xác lập tình trạng hợp pháp trong các đơn vị lớn hơn như các khu rừng cấm và các công viên quốc gia
Trang 204.Các Phương Thức Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
4.1 Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
Loại hình tồn tại in-situ hiện đang phát triển mạnh trên thế giới là việc xây dựng các khu bảo tồn (protected areas)
Khu bảo tồn là một vùng đất hay biển đặc biệt được dùng cho bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa và được quản lý bằng các hình thức hợp pháp hay các hình thức hữu hiệu khác
(International Union for Conservation of Nature and
Natural Resources - IUCN, 1994).
Trang 214.Các Phương Thức Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
4.1. Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
Loại hình và phân hạng các loại hình khu bảo vệ ở những quốc gia trên thế giới hiện có nhiều điểm khác nhau, IUCN (1994) đã đưa ra 6 loại hình khu bảo tồn như sau:
Khu bảo vệ nghiêm ngặt (strict protection): gồm hai
Trang 224.Các Phương Thức Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
4.1. Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
+Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt (strict nature reserve):
Định nghĩa: là vùng đất hoặc vùng biển chứa một số hệ
sinh thái nổi bật hoặc đại diện, có những đặc điểm sinh vật, địa lý hoặc những loài nguyên sinh phục vụ cho nguyên cứu khoa học, quan trắc môi trường, giáo dục và
để duy trì nguồn tài nguyên di truyền trong một trạng thái động và tiến hóa
Trang 23Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu ( Bà Rịa Vũng Tàu)
Trang 24- Duy trì các nguồn gen.
- Duy trì các quá trình sinh thái.
- Bảo vệ các đặc điểm về cấu trúc cảnh quan
- Bảo vệ các mẫu của môi trường tự nhiên cho các nghiên cứu khoa học, quan trắc và giáo dục môi trường.
Trang 254.Các Phương Thức Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
4.1. Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
+Vùng hoang dã (wilderness area):
Định nghĩa: là vùng đất rộng lớn chưa bị tác động hay
biến đổi đáng kể hoặc là vùng còn giữ nguyên lại được những đặc điểm tự nhiên của nó, không bị ảnh hưởng thường xuyên và là nơi sống đầy ý nghĩa mà việc bảo tồn nhằm để giữ được cái điều kiện tự nhiên của nó
Trang 26
Đồng bằng Serengeti thuộc vùng Đông Phi với diện tích 15.000 km2 được mệnh danh là “đồng bằng bất tận” Nơi đây có hàng triệu động vật hoang dã sinh sống, là một trong những vùng đồng bằng được viếng thăm nhiều
nhất trên thế giới.
Đồng bằng Serengeti còn nổi tiếng với cuộc di chuyển hàng năm của hàng ngàn loài động vật Vào mùa hè nắng
nóng, các loài động vật sống ở nơi đây phải di tản, vượt hơn 800 km để… tìm kiếm thức ăn.
Trang 274.Các Phương Thức Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
4.1. Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
Các mục tiêu quản lý:
- Bảo đảm cho các thế hệ tương lai có cơ hội am hiểu
và thưởng thức được một vùng diện tích rộng lớn không
bị xáo động bởi các hoạt động của con người trong thời gian dài
- Duy trì các thuộc tính thiên nhiên thiết yếu và đặc trưng môi trường qua thời gian dài
Trang 28- Có thể cho phép các cộng đồng bản địa sinh sống với mật độ thấp trong sự cân bằng về các nguồn tài nguyên hiện có để duy trì cuộc sống của họ
Trang 294.Các Phương Thức Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
4.1. Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
Vườn quốc gia (national park) hay khu bảo tồn hệ sinh thái và giải trí (ecosytem conservation and recreation) :
Là vùng đất hoặc biển tự nhiên được quy hoạch để:
- Bảo vệ sự toàn vẹn sinh thái của một hoặc nhiều hệ sinh thái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.
- Loại bỏ sự khai thác hoặc chiếm dụng không mang tính tự nhiên đối với mục đích của vùng đất.
- Tạo cơ sở nền móng cho tất cả các hoạt động tinh thần, khoa học, giáo dục, vui chơi giải trí và tham quan mà các hoạt động đó phải phù hợp với văn hóa và môi trường.
Trang 30Yellowstone được thành lập ngày 01/3/1872 và là vườn quốc gia tuyệt đẹp ở Hoa
Kỳ Yellowstone là vườn quốc gia đầu tiên và xưa nhất thế giới, nổi tiếng với các loài động vật hoang dã và các điểm địa nhiệt, đặc biệt là mạch nước phun Old
Faithful.
Trang 314.Các Phương Thức Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
4.1. Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
Vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn sinh thái và giải trí thể hiện một hình mẫu tiêu biểu cho trạng thái tự nhiên của một vùng địa lý, một quần xã sinh học sinh học và tài nguyên di truyền, những loại có nguy cơ bị tiệt chủng để tạo ra tính ổn định và đa dạng
Trang 334.Các Phương Thức Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
4.1. Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
Các mục tiêu quản lý:
- Duy trì hiện trạng càng thiên nhiên càng tốt các ví
dụ tiêu biểu về các vùng địa lý tự nhiên, các quần xã sinh học, các nguồn gen và các loài để tạo ra sự ổn định và đa dạng sinh thái
- Quản lý việc sử dụng của du khách đối với các mục tiêu tinh thần, giáo dục, văn hóa và giải trí trong mức độ vẫn duy trì hiện trạng tự nhiên hay gần tự nhiên
Trang 34- Cần tính đến các nhu cầu của dân bản xứ bao gồm việc
sử dụng tài nguyên, trong chừng mực các hoạt động này không có những tác động gây hại đối với các mục tiêu quản lý
Trang 354.Các Phương Thức Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
4.1. Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
đặc điểm tự nhiên (conservation of natural feature) :
Là vùng đất bao gồm một hoặc nhiều đặc điểm tự nhiên hoặc văn hóa nổi bật hoặc có giá trị độc đáo phục vụ cho mục đích thuyết minh, giáo dục và thưởng ngoạn của nhân dân
Trang 36"Đường hầm tình yêu" ở Ukraine Thực chất đây là đoạn đường sắt dài khoảng 3km, bao
phủ một màu xanh mướt vô cùng tươi mát của cây cối
Trang 37Công viên Hitachi gần bờ biển Ajigaura ở thành phố Hitachinaka, Nhật Bản với diện tích 3,5 ha là thiên đường của các loài hoa khoe sắc quanh năm Nơi đây được ví như “Thái Bình Dương” trên đất liền bởi phủ đầy những cánh
đồng hoa bất tận, trải dài tít tắp tới chân trời.
Trang 38Nhìn từ xa, Vịnh Hạ Long như một bức tranh thủy mặc sống động bao gồm hàng ngàn núi đá vôi và các hòn đảo đa dạng về kích thước và hình dạng, có bờ biển dài 120 km vối thảm động thực vực vô cùng phong phú Trong cuộc bình chọn 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới do tổ chức New7Wonders tổ chức và công bố vào đầu tháng 11 năm 2011 thì Vịnh Hạ Long đã chính thức ghi tên mình vào 1 trong 7 cảnh quan thiên nhiên
hùng vĩ nhất thế giới.
Trang 394.Các Phương Thức Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
4.1. Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
Các mục tiêu quản lý:
- Bảo vệ hay bảo tồn vĩnh viễn các đặc điểm nổi bật về thiên nhiên
do tầm quan trọng về thiên nhiên, tính độc nhất hay có ý nghĩa đại diện về tinh thần.
- Theo các mục tiêu đề ra, tạo cơ hội cho nghiên cứu khoa học, giáo dục, nhận thức và giá trị cộng đồng.
- Giảm thiểu và sau đó ngăn ngừa việc khai thác hay chiếm cứ trái ngược với mục tiêu đề ra.
- Phân chia đến mọi cộng đồng các lợi ích phù hợp với mục tiêu quản lý.
Trang 404.Các Phương Thức Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
4.1. Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
Khu dữ trữ thiên nhiên có quản lý (conservation through active management)/ khu bảo tồn sinh cảnh/ bảo tồn loài (habitat/ species management area):
Là một vùng đất hay biển bắt buộc phải can thiệp tích cực cho mục tiêu quản lý để đảm bảo những điều kiện cần thiết cho việc bảo vệ những loài có tầm quan trọng trong quốc gia, những nhóm loài, quần
xã sinh học hoặc các đặc điểm tự nhiên của môi trường mà chúng cần
có sự quản lý đặc biệt để tồn tại lâu dài Nghiên cứu khoa học, quan trắc môi trường và phục vụ giáo dục là những hoạt động thích hợp với loại hình này.
Trang 41Khu bảo tồn thiên nhiên Ngoạ Long: Đây là khu bảo tồn lớn nhất Trung Quốc cũng là nơi du lịch Trung Quốc lý tưởng, nơi đây đang bảo tồn hàng nghìn động vật hoang dã có tên trong sách đỏ, và đặc biệt là loài Gấu Trúc lớn,
báo tuyết và báo gấm.
Trang 42- Nghiên cứu khoa học & quản lý môi trường là các hoạt động chủ yếu liên kết với quản lý tài nguyên bền vững; phát triển khu vực cho giáo dục; giảm thiểu và sau đó ngăn chặn việc khai thác quá mức; phân chia lợi ích cho người dân sống trong khu vực phù hợp với các mục tiêu khác của việc quản lý.
Trang 434.Các Phương Thức Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
4.1. Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/ cảnh quan biển (protected landscape/ seascape):
Là vùng đất hay biển lân cận, nơi tác động giữa con người với
tự nhiên được diễn ra thường xuyên Mục tiêu quản lý và duy trì những cảnh quan có tầm quan trọng quốc gia thể hiện tính chất tác động qua lại giữa người với đất hoặc biển Những khu này mang tính chất kết hợp giữa cảnh quan và tự nhiên có giá trị thẩm mỹ cao và đó cũng là nơi phục vụ mục đích đa dạng sinh thái, khoa học, văn hóa và giáo dục.
Trang 44Hình ảnh vệ tinh của Công Viên Hải Dương Great Barrier Reef, Úc
Trang 45xã hội.
- Hỗ trợ các hoạt động kinh tế và lối sống hài hòa với thiên nhiên và bảo tồn cơ cấu văn hóa xã hội của cộng đồng liên quan…
Trang 464.Các Phương Thức Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
4.1. Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
Sử dụng bền vững các hệ sinh thái tự nhiên (sustainable use of natural ecosytem) hay khu quản lý tài nguyên (managed resource protected area):
Một vùng chứa các hệ thống tự nhiên chưa hoặc ít bị biến đổi được quản lí bảo vệ một cách chắc chắn dài hạn
và duy trì tính đa dạng sinh học đồng thời với việc cung cấp bền vững các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của con người
Trang 484.Các Phương Thức Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
4.2. Bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation):
Bảo tồn chuyển chỗ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tổng hợp nhằm bảo vệ các loài đang có nguy
cơ tuyệt diệt (Falk, 1991)
Đây là phương thức bảo tồn các hợp phần của đa dạng sinh học bên ngoài sinh cảnh tự nhiên của chúng Thực tế, bảo tồn chuyển chỗ hay bảo tồn nơi khác là phương thức bảo tồn các cá thể trong những điều kiện nhân tạo dưới sự giám sát của con người
Trang 494.Các Phương Thức Bảo Tồn
Đa Dạng Sinh Học
4.2. Bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation):
Đối với nhiều loài hiếm thì bảo tồn tại chỗ chưa phải là giải pháp khả thi trong những điều kiện bất lực của con người ngày càng gia tăng Nếu quần thể còn lại là quá nhỏ
để tiếp tục tồn tại, hoặc nếu như tất cả những cá thể còn lại được tìm thấy ở ngoài khu bảo vệ thì bảo vệ tại chỗ sẽ không có hiệu quả Trong trường hợp này, giải pháp duy nhất để ngăn cho loài khỏi bị tuyệt chủng là bảo tồn chuyển chỗ