PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Giáo dục đào tạo và hướng nghiệp ở Việt Nam luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà Nước và của toàn xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Gần đây lĩnh vực đào tạo nghề đã có những chuyển biến rõ rệt cả về số lượng lẫn chất lượng đào tạo, tuy nhiên so với mặt bằng chung của thế giới và yêu cầu đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế thì chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Để nâng cao được chất lượng đào tạo nghề, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị giảng dạy, đội ngũ giáo viên có trình độ, tâm huyết cùng với chương trình đào tạo khoa học tiên tiến phù hợp với quy luật phát triển. Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng có rất nhiều cơ sở đào tạo nghề đang thực hiện các chương trình đào tạo nghề với quy mô lớn và cơ cấu nghành nghề khá đa dạng, trong đó có lĩnh vực đào tạo nghề lái xe ô tô. Để tồn tại và phát triển, đảm bảo được khả năng cạnh tranh của mình, các cơ sở đào tạo nghề lái xe ô tô phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người học, khẳng định được vị thế, uy tín và trách nhiệm của mình đối với xã hội. Việc đào tạo lái xe chạy theo số lượng, theo lợi nhuận mà quên đi chất lượng là nguy cơ tiềm ẩn báo động sự nguy hiểm về tai nạn giao thông không chỉ đối với người học mà cả toàn xã hội, làm thiệt hại lớn tài sản của nhà nước và nhân dân. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông thì có nhiều, tuy nhiên tựu chung vẫn là: Cơ sở hạ tầng giao thông, tính chất kỹ thuật của phương tiên, đạo đức và ý thức của người tham gia giao thông, đặc biệt là chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo và trình độ tay nghề của người lái xe. Ý thức được những vấn đề trên, trong những năm vừa qua Trường Trung học giao thông vận tải Huế (TH-GTVTH) đã có nhiều nỗ lực để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu nào về chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô nói chung và lái xe ô tô hạng B2 nói riêng của cơ sở đào tạo này. Nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô tại Trường Trung học Giao Thông vận tải Huế” làm luận văn Thạc sỹ cho mình, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự nghiệp đổi mới giáo dục nghề lái xe của nhà trường. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung: Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như đánh giá chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô hiện nay, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo lái xe ô tô hạng B2 của Trường Trung học giao thông vận tải Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô làm cơ sở khoa học cho đề tài; - Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo lái xe ô tô hiện nay và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô; - Đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô hạng B2 tại Trường Trung học giao thông vận tải Huế trong giai đoạn phát triển mới. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HOÀNG HÙNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ô TÔ TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTHS Công tác học sinh
ĐT Đào tạo
ĐNGV Đội ngũ giáo viên
GD-ĐT Giáo dục và đào tạo
GTĐB Giao thông đường bộ
GTVT Giao thông vận tải
GPLX Giấy phép lái xe
GVLT Giáo viên lý thuyết
GVTH Giáo viên thực hành
LĐ TBXH Lao động Thương binh và Xã hội
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
TCN Trung cấp nghề
TH GTVT Trung học giao thông vận tải
TTSH Trung tâm sát hạch
UBND Uỷ ban nhân dân
SPSS Phần mềm phân tích và xử lý số liệu thống kê
Trang 3Sơ đồ 1.1 Quá trình đào tạo nghề 16
Sơ đồ 1.2 Ba mức độ của kết quả đào tạo trong các tổ chức, các cơ sở đào tạo .17 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Trường Trung học GTVT Huế 32
Biểu đồ 2.1 Trình độ học vấn của giáo viên và cán bộ quản lý được điều tra 48
Biểu đồ 2.2 Chất lượng tay nghề của học viên mới tốt nghiệp 53
Biểu đồ 2.3 Trình độ học vấn của học viên được điều tra 56
Biểu đồ 2.4 Sự cần thiết của việc bổ túc tay lái trước khi hành nghề lái xe 59
Trang 4Bảng 1.1 Quy định chương trình và thời gian đào tạo lái xe ô tô hạng B2 13
Bảng 1.2 Số lượng học viên đạt kết quả sát hạch, được cấp GPLX từ 2007 và 6 tháng đầu năm 2009 27
Bảng 1.3 Số lượng học viên học lái xe ô tô được đào tạo qua các năm tại các địa phương 28
Bảng 2.1 Kết quả đào tạo các hệ qua 5 năm từ 2006 - 2010 34
Bảng 2.2 Số lượng học viên học lái xe ô tô hạng B2 tốt nghiệp từ 2006 - 2010 35
Bảng 2.3 Hệ thống phòng học dành cho đào tạo 36
Bảng 2.4 Danh mục mua sắm trang thiết bị dành cho đào tạo năm 2010 37
Bảng 2.5 Nguồn thu - chi tài chính của Trường qua 5 năm 2006 - 2010 38
Bảng 2.6 Tỷ trọng đào tạo lái xe ô tô hạng B2 qua 5 năm 2006 - 2010 39
Bảng 2.7 Thời gian học thực hành lái xe ô tô hạng B2 42
Bảng 2.8 Số lượng và trình độ của cán bộ giáo viên từ 2006 - 2010 43
Bảng 2.9 Cơ cấu giáo viên phân bố cho các Khoa, Ban 44
Bảng 2.10 Kết quả điều tra phỏng vấn theo thang đo 61
Bảng 2.11 Kiểm định phân phối chuẩn Komogorov – Smirnov của các biến phân tích ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo lái xe ô tô hạng B2 63
Bảng 2.12 Phân tích nhân tố các biến điều tra đánh giá về chất lượng đào tạo lái xe ô tô hạng B2 tại Trường Trung học GTVT Huế 76
Bảng 2.13 Kiểm định phân phối chuẩn của các biến số trong hồi quy theo bước81 Bảng 2.14 Phân tích hồi quy theo bước (Step wise) đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến chất lượng đào tạo lái xe ô tô hạng B2 tại Trường Trung học GTVT Huế 82
Bảng 2.15 Phân tích ANOVA hồi quy theo bước về chất lượng đào tạo lái xe ô tô hạng B2 tại Trường Trung học GTVT Huế 84
Trang 5Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ v
Danh mục các bảng biểu vi
Mục lục vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ô TÔ 5
1.1 VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE 5
1.1.1 Đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế xã hội 5
1.1.1.1 Khái niệm đào tạo nghề 5
1.1.1.2 Vai trò của đào tạo nghề 5
1.1.1.3 Đặc điểm của đào tạo nghề 6
1.1.1.4 Mục tiêu của đào tạo nghề 7
1.1.2 Đào tạo nghề lái xe 7
1.1.2.1 Khái niệm đào tạo nghề lái xe 7
1.1.2.2 Vai trò đào tạo nghề lái xe 7
1.1.2.3 Tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn của cơ sở đào tạo nghề lái xe 8
1.1.2.4 Nội dung chương trình, mục tiêu và phương pháp đào tạo nghề lái xe 12
1.2 CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE 13
1.2.1 Khái niệm chất lượng và chất lượng đào tạo 13
1.2.1.1 Khái niệm về chất lượng 13
1.2.1.2 Khái niệm về đào tạo và chất lượng đào tạo 14
Trang 61.2.2.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng nghề lái xe [4] 18
1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề lái xe [4] 22
1.2.2.4 Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo nghề lái xe 23
1.3 KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 25
1.3.1 Kinh nghiệm trên thế giới 25
1.3.1.1 Kinh nghiệm tại Mỹ [25] 25
1.3.1.2 Kinh nghiệm tại Nhật [24] 26
1.3.2 Kinh nghiệm ở Việt Nam 26
1.3.2.1 Quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe [2] 26
1.3.2.2 Công tác quản lý và đào tạo lái xe [2] 27
1.3.2.3 Mục tiêu, nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2 TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HUẾ 30
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG TRUNG HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HUẾ 30
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Trung học GTVT Huế 30
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trường Trung học GTVT Huế 30
2.1.2.1 Chức năng 30
2.1.2.2 Nhiệm vụ 31
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 32
2.1.4 Các hệ và ngành nghề đào tạo 33
2.2 CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2 34
2.2.1 Đánh giá theo kết quả của quá trình đào tạo 34
2.2.1.1 Đánh giá thông qua các yếu tố cơ bản của công tác đào tạo 34
2.2.1.2 Đánh giá qua kết quả đào tạo thông qua các tiêu chí đánh giá 40
Trang 72.2.2.1 Đặc điểm các đối tượng được điều tra phỏng vấn 47
2.2.2.2 Kết quả điều tra phỏng vấn của các đối tượng 60
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG (KẾT LUẬN CHƯƠNG 2) 86
2.3.1 Nhận xét chung về chất lượng đào tạo lái xe ô tô hạng B2 tại trường 86
2.3.2 Những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo lái xe ô tô hạng B2 tại Trường Trung học GTVT Huế 87
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2 TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC GTVT HUẾ 89
3.1 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NHÀ TRƯỜNG 89
3.1.1 Những cơ hội 89
3.1.2 Những thách thức 89
3.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 90
3.2.1 Giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 90
3.2.2 Giải pháp về điều chỉnh chương trình, giáo trình 92
3.2.3 Giải pháp về thư viên của nhà trường 93
3.2.4 Giải pháp về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 93
3.2.5 Giải pháp về quản lý tài chính 95
3.2.6 Giải pháp về dịch vụ cho người học nghề 96
3.2.7 Giải pháp về hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo 96
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
1 KẾT LUẬN 98
2 KIẾN NGHỊ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Giáo dục đào tạo và hướng nghiệp ở Việt Nam luôn là mối quan tâm hàngđầu của Đảng, Nhà Nước và của toàn xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay Gầnđây lĩnh vực đào tạo nghề đã có những chuyển biến rõ rệt cả về số lượng lẫn chấtlượng đào tạo, tuy nhiên so với mặt bằng chung của thế giới và yêu cầu đối vớicông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế thìchất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam còn nhiều hạn chế Để nâng cao được chấtlượng đào tạo nghề, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật,trang thiết bị giảng dạy, đội ngũ giáo viên có trình độ, tâm huyết cùng với chươngtrình đào tạo khoa học tiên tiến phù hợp với quy luật phát triển
Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng có rất nhiều
cơ sở đào tạo nghề đang thực hiện các chương trình đào tạo nghề với quy mô lớn và
cơ cấu nghành nghề khá đa dạng, trong đó có lĩnh vực đào tạo nghề lái xe ô tô Đểtồn tại và phát triển, đảm bảo được khả năng cạnh tranh của mình, các cơ sở đào tạonghề lái xe ô tô phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được nhucầu ngày càng cao của người học, khẳng định được vị thế, uy tín và trách nhiệm củamình đối với xã hội
Việc đào tạo lái xe chạy theo số lượng, theo lợi nhuận mà quên đi chất lượnglà nguy cơ tiềm ẩn báo động sự nguy hiểm về tai nạn giao thông không chỉ đối vớingười học mà cả toàn xã hội, làm thiệt hại lớn tài sản của nhà nước và nhân dân.Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông thì có nhiều, tuy nhiên tựu chung vẫn là:
Cơ sở hạ tầng giao thông, tính chất kỹ thuật của phương tiên, đạo đức và ý thức củangười tham gia giao thông, đặc biệt là chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo vàtrình độ tay nghề của người lái xe
Ý thức được những vấn đề trên, trong những năm vừa qua Trường Trung họcgiao thông vận tải Huế (TH-GTVTH) đã có nhiều nỗ lực để đảm bảo và nâng cao chấtlượng đào tạo Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu nào về chất
Trang 9lượng đào tạo nghề lái xe ô tô nói chung và lái xe ô tô hạng B2 nói riêng của cơ sởđào tạo này Nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi
đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô tại Trường Trung học
Giao Thông vận tải Huế” làm luận văn Thạc sỹ cho mình, với mong muốn đóng góp
một phần nhỏ vào sự nghiệp đổi mới giáo dục nghề lái xe của nhà trường
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Những người đã và đang học lái xe ô tô hạng B2; đội
ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, khungchương trình đào tạo của Trường trung học giao thông vận tải Huế; các tổ chức, đơn
vị sử dụng lao động lái xe ô tô
3.2 Nội dung nghiên cứu: Thực trạng, giải pháp và các yếu tố nâng cao chất lượng
đào tạo nghề lái xe ô tô hạng B2
3.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập trong thời kỳ 2006
- 2010 và nguồn số liệu sơ cấp được điều tra thu thập năm 2010; hệ thống các giảipháp đề xuất đến năm 2015
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 104 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp chung
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng xuyên suốttrong toàn bộ luận văn như là cơ sở phương pháp luận của đề tài; xem đối tượng vànội dung nghiên cứu theo quan điểm toàn diện và phát triển
4.2 Phương pháp cụ thể
4.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu
- Số liệu thứ cấp: Các số liệu và thông tin về hoạt động đào tạo được thu
thập từ các báo cáo qua các năm của Trường trung học giao thông vận tải Huế như:Báo cáo tổng kết cuối năm; Báo cáo kết quả của hoạt động đào tạo; các thông tin, sốliệu đã được công bố đăng tải trên sách báo, tạp chí và nguồn thông tin phong phútrên mạng Internet
- Số liệu sơ cấp: Trên cơ sở khảo sát thực tế, điều tra thu thập ý kiến của các
đối tượng liên quan đến chất lượng đào tạo lái xe ô tô hạng B2 của Trường Trunghọc giao thông vận tải Huế
- Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
- Đối tượng tiến hành khảo sát: Tiến hành khảo sát 250 người, Bao gồm
những người làm công tác quản lý, những học viên đã và đang học lái xe ô tô hạngB2 của trường, cán bộ giáo viên, đuợc phỏng vấn hoặc điền vào bảng câu hỏi thôngqua quá trình tiếp xúc trực tiếp
Thang đo Likert có 5 mức độ được sử dụng trong bảng câu hỏi Từ mức độ 1là “Rất kém”; 2 là “Kém”; 3 là “khá tốt”; 4 là “tốt” và 5 là “rất tốt” , với mức độ
“Rất kém” thể hiện chất lượng kém nhất, bất hợp lý nhất và “rất tốt”, thể hiện mứcđộ chất lượng tốt nhất, hợp lý nhất Từ đó tập trung tìm hiểu, đánh giá cảm nhận củacác đối tượng phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo nghề lái xe
ô tô hạng B2 tại Trường Trung học Giao Thông vận tải Huế
4.2.2 Tổng hợp và sử lý số liệu điều tra
- Dùng phương pháp phân tổ để hệ thống hóa tài liệu điều tra theo các tiêuthức phù hợp với yêu cầu nghiên cứu
Trang 11- Số liệu được sử lý, tính toán theo các phần mềm thống kê thông dụng trênmáy tính.
4.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Phân tích thống kê
Được sử dụng đánh giá chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô hạng B2 thôngqua biểu hiện về lượng bởi hệ thống các chỉ tiêu và các công cụ phân tích địnhlượng Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tíchthống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, lượng tăng (giảm) tuyệt đối,tốc độ tăng (giảm) tương đối để phân tích kết quả về chất lượng đào tạo qua các nămnhằm đáp ứng được mục đích nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp toán kinh tế
Việc xử lý số liệu thống kê để tính toán và so sánh được thực hiện bằng chươngtrình Excel, sử dụng những kỹ thuật phân tích thống kê mô tả trong phần mềm SPSS10.0 Trong đó, sử dụng chủ yếu công cụ thống kê mô tả: tần suất (frequency), giá trịtrung bình, độ lệch tiêu chuẩn; các phương pháp kiểm định tính phù hợp của các mục
đo bằng cách sử dụng hệ số Cronbach's Alpha; ngoài ra còn sử dụng phương pháp phântích phương sai ANOVA để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm điều tra
4.2.4 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
- Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia: là một giai đoạn của phương phápchuyên gia, tùy theo đặc điểm thu nhận và xử lý thông tin để chọn những phươngpháp trưng cầu cơ bản như: trưng cầu ý kiến theo nhóm và cá nhân; trưng cầu vắngmặt và có mặt; trưng cầu trực tiếp hay gián tiếp
- Xử lý ý kiến chuyên gia: sau khi thu thập ý kiến của các chuyên gia, cầnphải tiến hành một loạt các biện pháp xử lý các ý kiến này Đây là bước quan trọngđể đưa ra kết quả
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ô TÔ
1.1 VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE
1.1.1 Đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế xã hội
1.1.1.1 Khái niệm đào tạo nghề
Đào tạo nghề là tổng hợp những hoạt động cần thiết cho phép người lao động
có được những kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành nhất định để tiến hành mộtnghề cụ thể trong xã hội.[19]
Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và tháiđộ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tựtạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học.[19]
Nghề là một dạng của hoạt động lao động trong hệ thống phân công lao động
xã hội Nó là sự tổng hợp của sự hiểu biết và thói quen trong lao động mà con ngườitiếp thu được do kết quả đào tạo chuyên môn và tích lũy trong quá trình làm việc Ởmỗi nghề đòi hỏi phải có một kiến thức lý thuyết và một kỹ năng thực hành nhấtđịnh để hoàn thành một công việc xác định trong xã hội (nghề lái xe, nghề may,nghề mộc, nghề cơ khí, nghề xây dựng, nghề giáo viên )[19]
1.1.1.2 Vai trò của đào tạo nghề
Hiện nay, phải khẳng định rằng “phát triển đào tạo nghề có vai trò hết sức to lớnvà quan trọng, là vấn đề sống còn của toàn xã hội”.[26] Mục đích của việc đào tạo vàphát triển nghề là sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nhân lực hiện có, nhằm không ngừngnâng cao hiệu quả của tổ chức Việc đào tạo nghề sẽ mang lại lợi ích như:
- Đối với các đơn vị đào tạo, các doanh nghiệp:
Trong các đơn vị đào tạo hay các doanh nghiệp, nguồn lực là một tài nguyênquý giá nhất Bên cạnh đó, nền kinh tế có tính chất toàn cầu đã làm cho các tổ chức,các đơn vị đào tạo, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải thích ứngvới môi trường kinh doanh quốc tế, phải thay đổi cách thức tư duy và hành động
Trang 13trong một điều kiện cạnh tranh gay gắt hết sức khốc liệt Việc đào tạo, bồi dưỡng,phát triển kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng của nguồn nhân lực trong tổ chức vàdoanh nghiệp, sẽ giúp mọi người phấn khởi vì được phát triển bản thân, có nhậnthức tốt hơn về mục tiêu của tổ chức, có khả năng thực hiện tốt công việc, nâng caochất lượng sản phẩm dịch vụ, không ngừng tăng năng suất lao động, giảm được chiphí sản xuất và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.[23]
- Đối với bản thân những người lao động
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão, vớicác công nghệ tiên tiến và hiện đại, người lao động phải luôn luôn nâng cao trình độvăn hóa và nghiệp vụ chuyên môn để không bị tụt hậu Nhờ được đào tạo và khôngngừng nâng cao trình độ mà mỗi lao động sẽ tự tin hơn, có thái độ tích cực hơn, biếtthích ứng với kỹ thuật mới, bớt đi sự lo lắng khi đảm nhận các công việc mới, biết
ra các quyết định tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, sáng tạo hơn đồng thời chính họ sẽtăng sự thõa mãn trong công việc, tăng động lực làm việc cũng như nâng cao niềm
tự hào nghề nghiệp của bản thân và gắn bó hơn với tổ chức.[23]
- Đối với nền kinh tế - xã hội
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ
cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, nên đã tạo ra những biến đổisâu sắc trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội Trong cơ chế thị trường, nhất là trongnền kinh tế tri thức tương lai, sức lao động cũng là một thứ hàng hóa Giá trị của thứhàng hóa sức lao động này phụ thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặtcủa người lao động Xã hội đón nhận thứ hàng hóa này như thế nào là do “hàmlượng chất xám” và “chất lượng sức lao động” quyết định Khái niệm phân côngcông tác sẽ mất dần trong quá trình vận hành của cơ chế thị trường Con người phảichủ động chuẩn bị tiềm lực, trau dồi bản lĩnh, nắm vững một nghề, biết nhiều nghềđể rồi tự tìm việc làm, tự tạo việc làm [23]
1.1.1.3 Đặc điểm của đào tạo nghề
Trước hết, giáo dục đào tạo nghề cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội Khiđề cập tới nguồn lực quyết định lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội, người ta
Trang 14thường cho rằng đó là vốn con người, là nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có chấtlượng cao về trí tuệ và kỹ năng đã trở thành lợi thế quyết định đối với mỗi quốc gia.Đào tạo và phát triển nghề đáp ứng những đòi hỏi mới này trở thành quốc sách hàngđầu của nhiều quốc gia trên thế giới.[23]
- Chương trình khung quy định về cơ cấu nội dung, số lượng, thời lượng cácmô-đun, môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu chotừng ngành nghề đào tạo.[19]
- Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quy định về mức độ thực hiện và yêu cầu kiếnthức, kỹ năng, thái độ cần có để thực hiện các công việc của một nghề.[19]
1.1.1.4 Mục tiêu của đào tạo nghề
Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch
vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lươngtâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điềukiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việclàm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.[19]
1.1.2 Đào tạo nghề lái xe
1.1.2.1 Khái niệm đào tạo nghề lái xe
- Theo nghĩa rộng: Đào tạo nghề là việc dạy các kỹ năng thực hành, nghềnghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội vànắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bịcho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việcnhất định.[28]
- Theo nghĩa hẹp: Đào tạo nghề lái xe là việc dạy các kỹ năng thực hành,nghề hay kiến thức liên quan đến lĩnh vực lái xe, để người học lĩnh hội và nắm vữngnhững tri thức, kĩ năng nghề lái xe một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đóthích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định
1.1.2.2 Vai trò đào tạo nghề lái xe
Thu hút nguồn nhân lực tiềm năng, nâng cao đời sống xã hội, là yếu tố thúcđẩy sự phát triển và tiến bộ của mỗi quốc gia
Trang 15Nâng cao nguồn nhân lực hiện có, bù đắp sự thiếu hụt về nhân lực, tạo ra lớpngười lao động có tay nghề cao, có đạo đức và trí tuệ đáp ứng yêu cầu của sự pháttriển, đặc biệt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Là môi trường để phát triển và bồi dưỡng nguồn lao động cho đất nước Bêncạnh đó, khi phân tích năng suất lao động, vai trò của đào tạo nghề lái xe là mộtnhân tố chủ yếu để tăng năng suất lao động
1.1.2.3 Tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn của cơ sở đào tạo nghề lái xe
a Hệ thống phòng học chuyên môn [1]
- Phòng học chuyên môn bảo đảm diện tích tối thiểu 50m2 cho lớp học khôngquá 35 học viên; đủ ánh sáng, không ảnh hưởng bởi tiếng ồn, bảo đảm môi trường
sư phạm;
- Cơ sở đào tạo lái xe ô tô và các hạng A3, A4 phải có đủ các phòng họcchuyên môn: Luật Giao thông đường bộ, Cấu tạo và sửa chữa thông thường, Kỹ thuậtlái xe, Nghiệp vụ vận tải, Đạo đức người lái xe (có thể xếp chung với phòng họcNghiệp vụ vận tải) được bố trí tập trung và phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa;
- Cơ sở đào tạo lái xe mô tô hai bánh các hạng A1, A2 phải có 01 phòng học
chung Luật Giao thông đường bộ và Kỹ thuật lái xe
b Phòng học Luật Giao thông đường bộ [1]
- Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, đèn chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báohiệu đường bộ, sa hình;
- Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng 500 học viên trở lên phải có thêmphòng học lý thuyết đủ chỗ ngồi cho ít nhất 100 học viên; phòng học lý thuyết phải
có ít nhất 20 máy tính để học viên ôn luyện phần lý thuyết
c Phòng học Cấu tạo và sửa chữa thông thường [1]
- Có mô hình cắt bổ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện;
- Có hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động
cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái;
- Có các cụm chi tiết tháo rời của ô tô
d Phòng học Kỹ thuật lái xe [1]
Trang 16- Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (như băng đĩa, đèn chiếu, )
- Có hình hoặc tranh vẽ mô tả các động tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái,
tư thế ngồi lái, vị trí giữ vô lăng, );
- Có ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bốtrí ở nơi riêng biệt)
e Phòng học Nghiệp vụ vận tải [1]
- Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tảihàng hoá, hành khách;
- Có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng
f Phòng học thực tập bảo dưỡng sửa chữa [1]
- Có hệ thống thông gió và chiếu sáng bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệsinh lao động;
- Nền nhà đủ cứng vững, phẳng, không gây bụi, không bị rạn nứt, khôngtrơn trượt;
- Bảo đảm cho lớp học không quá 18 học viên, được trang bị đồ nghề chuyêndùng với mức tối thiểu là 8 - 10 người /bộ và có tủ riêng đựng đồ nghề;
- Có các hệ thống, tổng thành chủ yếu của ô tô như: động cơ tổng thành hoạtđộng tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện;
- Có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập
g Phòng điều hành giảng dạy [1]
Có bảng ghi chương trình đào tạo, tiến độ đào tạo năm học, bàn ghế và cáctrang thiết bị cần thiết cho cán bộ quản lý đào tạo
h Phòng chuẩn bị giảng dạy của giáo viên [1]
Có đủ bàn, ghế, bảng, tủ đựng tài liệu, đồ dùng dạy học cần thiết
i Tiêu chuẩn chung giáo viên dạy lái xe [1]
- Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt;
- Có đủ sức khoẻ theo quy định;
- Trình độ văn hoá: Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
- Có chứng chỉ sư phạm
Trang 17k Tiêu chuẩn giáo viên dạy lý thuyết [1]
Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 9 Điều này, còn phải bảo đảmcác tiêu chuẩn sau:
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên và hiểu biết về môn học đượcphân công giảng dạy;
- Giáo viên dạy môn Luật Giao thông đường bộ và Kỹ thuật lái xe phải cógiấy phép lái xe hạng tương ứng hạng xe đào tạo trở lên
m Tiêu chuẩn giáo viên dạy thực hành [1]
Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 9 Điều này, còn phải bảo đảmcác tiêu chuẩn sau:
- Có giấy phép lái xe (GPLX) hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo.Giáo viên dạy lái xe ô tô phải có giấy phép lái xe không thấp hơn hạng B2; thâmniên lái xe của giáo viên dạy các hạng B1, B2 từ 03 năm trở lên; thâm niên lái xecủa giáo viên dạy các hạng C, D, E và Ftừ 05 năm trở lên;
- Thuộc biên chế hoặc hợp đồng dài hạn ít nhất 02 năm với cơ sở đào tạo lái xe;
- Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo hướng dẫn của Cục
Đường bộ Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe
theo mẫu quy định
l Xe tập lái [1]
- Có đủ xe tập lái các hạng tương ứng với lưu lượng đào tạo ghi trong giấyphép đào tạo lái xe;
- Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn
từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 30% số xe cùng hạng tương ứng của
cơ sở đào tạo;
- Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trườngphương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
- Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái
xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình
sử dụng và được ghi vào Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môitrường phương tiện cơ giới đường bộ;
Trang 18- Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho người học;
- Hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe, kể cả xe hợp đồng phải kẻ tên cơ
sở đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp và điện thoại liên lạc theo mẫu quy định;
- Ô tô phải có 02 biển xe “TẬP LÁI” theo mẫu quy định, được làm bằng kimloại nền xanh, chữ màu trắng, lắp cố định ở trước và sau xe: Biển trước kích thước10cm x 25cm lắp cố định trên thanh cản trước bên trái đối với các hạng xe; Biểnsau kích thước 10cm x 25cm đối với xe hạng B, kích thước 35cm x 35cm đối với xecác hạng C, D, E, F lắp ở vị trí giữa thành sau không trùng với vị trí lắp đặt biển sốđăng ký và không được dán lên kính sau xe;
- Có giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định do Cục Đường bộ Việt Namhoặc Sở Giao thông vận tải cấp khi đủ điều kiện quy định, thời hạn tương ứng thờigian được phép lưu hành của xe tập lái
- Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng đào tạo 1000 học viên trở lên phải có
ít nhất 02 sân tập lái xe;
- Sân tập lái ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huốngcác bài học theo nội dung chương trình đào tạo Kích thước các hình tập lái phù hợptiêu chuẩn Trung tâm sát hạch lái xe đối với từng hạng xe tương ứng;
- Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bềmặt các làn đường và hình tập lái trong sân được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng,
có đầy đủ vạch sơn kẻ đường;
- Có diện tích dành cho cây xanh, có nhà chờ cho học viên học thực hành
p Diện tích tối thiểu của sân tập lái [1]
- Đào tạo các hạng B1 và B2 : 8.000m2;
- Đào tạo đến hạng C : 10.000m2;
- Đào tạo đến các hạng D, E và F : 14.000m2
Trang 19q Đường tập lái xe [1]
Đường giao thông công cộng được chọn để dạy lái xe phải có đủ các tìnhhuống giao thông (giao cắt đồng mức, chỗ rộng, chỗ hẹp; có đoạn lên dốc, xuốngdốc; mặt đường có đoạn tốt, xấu; mật độ giao thông vừa phải) phù hợp với nội dungchương trình đào tạo; tuyến đường tập lái phải được ghi rõ trong giấy phép xe tập lái
r Lưu lượng đào tạo lái xe ô tô [1]
- Lưu lượng đào tạo lái xe ô tô là số lượng học viên đào tạo lớn nhất tại mỗithời điểm, được xác định bằng tổng lưu lượng học viên đào tạo các hạng giấy phéplái xe (bao gồm cả học lý thuyết và thực hành);
- Trên cơ sở bảo đảm các điều kiện về phòng học, sân tập lái, đội ngũ giáoviên và bộ máy quản lý, lưu lượng đào tạo mỗi hạng giấy phép lái xe được xác địnhbằng số lượng xe tập lái hạng đó nhân với số lượng học viên quy định trên một xevà nhân với hệ số 2
1.1.2.4 Nội dung chương trình, mục tiêu và phương pháp đào tạo nghề lái xe
a Những vấn đề chung đào tạo nghề lái xe ô tô [1]
* Thời gian đào tạo:
- Hạng B1: 536 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 400);
- Hạng B2: 568 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 400);
- Hạng C : 888 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 720);
* Các môn kiểm tra:
- Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học;
- Kiểm tra cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận tốt nghiệp khi kết thúckhóa học gồm:
+ Môn Luật Giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết
Trang 20Bảng 1.1 Quy định chương trình và thời gian đào tạo lái xe ô tô hạng B2
1 Luật Giao thông đường bộ giờ 80
2 Cấu tạo và sửa chữa thông thường giờ 24
3 Nghiệp vụ vận tải giờ 24
4 Đạo đức người lái xe giờ 16
5 Kỹ thuật lái xe giờ 24
6 Tổng số giờ học thực hành lái xe/1 xe tập
lái
- Số giờ thực hành lái xe/học viên
- Số km thực hành lái xe/học viên
- Số học viên/1 xe tập lái
giờ
giờkmhọc viên
400
80 960 5
7 Số giờ học/học viên/khoá đào tạo giờ 248
8 Tổng số giờ một khoá đào tạo giờ 568
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1 Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học ngày 4
2 Số ngày thực học ngày 71
3 Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng ngày 15
4 Cộng số ngày/khoá đào tạo ngày 90
(Nguồn: Thông tư 07/2009/Bộ GTVT - Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy
phép lái xe cơ giới đường bộ,[1])
1.2 CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE
1.2.1 Khái niệm chất lượng và chất lượng đào tạo
1.2.1.1 Khái niệm về chất lượng
Đã có rất nhiều định nghĩa về chất lượng, tuy nhiên một số chuyên gia nổitiếng về quản lý chất lượng đã định nghĩa chất lượng như sau:
- “Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng”(W.Edwards Deming), [21]
- “Thích hợp để sử dụng”(J.M.Juran), [21]
-“Làm đúng theo yêu cầu”(Philip B Crosby), [21]
Trang 21-“Thỏa mãn hoặc đáp ứng nhiều hơn mong muốn của khách hàng”, [21].-“Mức độ mà một sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn yêu cầu của kháchhàng”, [22].
Một định nghĩa được đề cập trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO9000:2000 như sau: Chất lượng là “Mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn cóđáp ứng các yêu cầu”, [22]
1.2.1.2 Khái niệm về đào tạo và chất lượng đào tạo
a Đào tạo
Có rất nhiều khái niệm liên quan đến lĩnh vực đào tạo:
- Đào tạo là tập hợp những hoạt động nhằm nâng cao trình độ học vấn, trìnhđộ nghề nghiệp và chuyên môn cho người lao động, [19]
- Đào tạo là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hìnhthành quá trình có hệ thống các tri thức, kỹ năng, thái độ để hoàn thiện nhân cáchcho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề, có năng suất và hiệuquả, [19]
b Chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặctrưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hànhnghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo cácngành nghề cụ thể.[23]
Vì vậy, chất lượng đào tạo tốt sẽ tạo dựng được hình ảnh, danh tiếng, uy tíncho một đơn vị đồng thời cũng xây dựng được thương hiệu đơn vị đó Để tiến hànhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển và hội nhập thì cần có một nguồnnhân lực, một lực lượng lao động có chất lượng tay nghề cao Muốn vậy, để tồn tạivà phát triển trong thời kỳ hội nhập mà đặc biệt trong giai đoạn xã hội hóa giáo dụchiện nay đòi hỏi các trường dạy nghề, các cơ sở đào tạo nghề không ngừng nângcao chất lượng đào tạo, đảm bảo người học sau khi tốt nghiệp có được tay nghề caovới chất lượng tốt, có việc làm ổn định đảm bảo được sự tồn tại và phát triển củacác cơ sở đào tạo nghề cũng như đảm bảo cuộc sống cho người lao động
Trang 22Chất lượng đào tạo là một yếu tố quan trọng hàng đầu, nó không chỉ mangtính quyết định đối với sự phát triển của mỗi nhà trường, của sự nghiệp giáo dụcđào tạo, mà cao hơn nữa, nó quyết định đến sự phát triển của một nền kinh tế - xãhội một đất nước Vì vậy, chú trọng đến vấn đề chất lượng và nâng cao chất lượngđào tạo đã được coi là ‘‘Kim chỉ nam cho mọi hành động” và bản thân mỗi nhàtrường đang là nơi trực tiếp thực hiện hoạt động đào tạo cũng không thể nằm ngoàiquy luật đó, lấy chất lượng đào tạo làm nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đào tạocủa mình.
Từ đó, có thể thấy rằng chất lượng đào tạo bao gồm 2 khía cạnh:
Thứ nhất: Đạt được mục tiêu (phù hợp với tiêu chuẩn) do nhà trường đề ra.
Khía cạnh này chất lượng được xem là "chất lượng bên trong",[23]
Thứ hai: Chất lượng được xem là sự thoả mãn tốt nhất những đòi hỏi của
người sử dụng, ở khía cạnh này chất lượng được xem là "chất lượng bên ngoài".[23]
Như vậy, để hoạt động đào tạo đạt chất lượng cao, trước hết phải đạt đượcchất lượng bên trong, đó sẽ là nền tảng để đạt được chất lượng bên ngoài, [23]
Trong lĩnh vực giáo dục, chất lượng đào tạo với đặc trưng sản phẩm là"conngười" và được thể hiện ở phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động haynăng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu đào tạo của từngngành đào tạo trong hệ thống đào tạo Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thịtrường lao động, quan niệm về chất lượng đào tạo trong nhà trường không chỉ gắnvới những điều kiện đảm bảo từ bên trong như: cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,chương trình đào tạo mà còn phải được kiểm chứng qua quá trình sử dụng laođộng của các doanh nghiệp trong thực tiễn, sản phẩm lao động được nhà trường đàotạo đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường sức lao động đến mức độ nào
c Đánh giá chất lượng đào tạo
Đánh giá chất lượng đào tạo trong giáo dục là một quá trình hoạt động đượctiến hành có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt được của đối tượng quản lý vềmục tiêu đã định, nó bao gồm sự mô tả định tính và định lượng kết quả đạt đượcthông qua những nhận xét, so sánh với những mục tiêu
Trang 23Có rất nhiều nội dung đánh giá:
- Đánh giá quá trình;
- Đánh giá đầu vào, đầu ra;
- Đánh giá kết quả đào tạo
Sơ đồ 1.1 Quá trình đào tạo nghề
(Nguồn: Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo nghề - Nguyễn Minh Đường, [7])
Để đánh giá được một cách chính xác và khách quan chất lượng đào tạo, cần sửdụng đồng thời nhiều phương pháp đánh giá phù hợp với các nội dung đó Đánh giáchất lượng đào tạo là một khâu quan trọng trong công tác quản lý đào tạo nghề Kết quảđánh giá đào tạo là cơ sở để các nhà quản lý nhận dạng điểm mạnh, điểm yếu, tìm racác biện pháp để phát huy điểm mạnh, khắc phụ điểm yếu, xác định các mục tiêu ưutiên, xây dựng kế hoạch phát triển phân bổ nguồn lực và hoạch định chính sách đào tạocho phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan trong từng thời kỳ,[9]
Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng đào tạo là “kết quả củachương trình đó có đáp ứng được mục tiêu đào tạo đã đề ra hay không?”, nghĩa là
sự nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp và hiệu quả công việc của các học viên sau khiđược đào tạo có đạt được các mục tiêu đã đề ra hay không và đạt đến mức độ nào?Thông thường, chất lượng đào tạo được đánh giá một cách toàn diện như sau: [9]
Quá trình đào tạo Đầu vào Kết quả đào tạo trong Kết quả đào tạo ngoài
cơ sở ĐT)
Hs tốt nghiệp
ĐT nghề
Công nhân kỹ thuật
Chất lượng bên trong
Chất lượng bên ngoài
Hiệu quả trong Hiệu quả ngoài
Trang 24- Các kết quả đã tiếp nhận được của học viên;
- Công tác tổ chức của chương trình đào tạo;
- Sự phản ứng của học viên với công tác đào tạo
Tổ chức cần đánh giá thái độ của người học đối với một chương trình đào tạothông qua thái độ của học viên Các học viên sẽ chỉ rõ sự thích thú hay không thíchthú, thỏa mãn hay không thỏa mãn với chương trình sau quá trình đào tạo
d Kết quả đào tạo
Kết quả đào tạo của học viên thường được thể hiện qua ba mức độ: từ thayđổi về nhận thức lý thuyết đến sự thay đổi về hành vi công việc và dẫn đến sự thayđổi về kết quả, hiệu suất công tác,[23]
Sơ đồ 1.2 Ba mức độ của kết quả đào tạo trong các tổ chức, các cơ sở đào tạo
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Tấn Thịnh - Giáo trình quản lý nguồn nhân
lực trong tổ chức,[23])
e Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
Có thể khẳng định rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đàotạo, tuy nhiên có thể chia những nhân tố đó thành 3 nhóm sau :
* Chất lượng hoạt động của nhà trường
- Chất lượng của quá trình dạy học
+ Mục đích, nội dung, phương dạy học;
+ Hình thức tổ chức dạy học;
+ Phương tiện, cơ sở vật chất cho dạy học;
+ Công tác kiểm tra, đánh giá (thi và sát hạch);
Đầu vào Mức 1 Mức 2 Mức 3 Đầu ra
Thực hiện
đào tạo
Kết quả về
mặt nhận thức sư phạm
Thay đổi về
các hành vi tay nghề
Thay đổi hiệu suất công tác
Hiệu quả khi thực hiện công việc
Trang 25+ Học phí và các khoản lệ phí khác.
- Chất lượng của đội ngũ giáo viên
- Chất lượng của công tác quản lý
- Truyền thống và bầu không khí đạo đức trong nhà trường
* Môi trường xã hội : bao gồm môi trường kinh tế - xã hội, truyền thống vănhóa của dân tộc, mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội
Các nhân tố trên có thể có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với chất lượngđào tạo, nó có thể nâng cao chất lượng đào tạo nếu thật sự chúng ta hiểu rõ và biếtvận dụng nó vào quá trình dạy học và ngược lại Bên cạnh đó bản thân các nhân tố
đó cũng có thể vừa đối lập hoặc vừa cộng hưởng tác động lên chất lượng đào tạo
1.2.2 Chất lượng đào tạo nghề lái xe
1.2.2.1 Khái niệm
Khái niệm “chất lượng đào tạo nghề” là chất lượng các học viên được đàotạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo mục tiêu và chương trình đào tạo xácđịnh trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu hiện một cách tổng hợp nhất ởmức độ chấp nhận của thị trường lao động, của xã hội đối với kết quả đào tạo,[28]
Khái niệm “chất lượng đào tạo” đã trừu tượng và phức tạp thì khái niệm về
“chất lượng đào tạo nghề lái xe ” càng phức tạp hơn bởi liên quan đến sản phẩm làgiá trị của con người Như vậy có thể hiểu theo nghĩa hẹp chất lượng đào tạo nghềlái xe là chỉ sự hoàn hảo, phù hợp, tốt đẹp và năng lực thực hiện, phản ánh trạngthái đào tạo nghề nhất định và trạng thái đó thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố tácđộng đến nó,[28]
1.2.2.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng nghề lái xe [4]
Theo Thông tư số 19/2010/Bộ Lao động Thương Binh Xã Hội, quy định hệthống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định và đánh giá chất lượng các cơ sở dạy nghề có 9tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Mục tiêu nhiệm vụ - gồm 2 tiêu chuẩn
1 Mục tiêu của Trường trung học được xác định, được công bố công khai,
có nội dung rõ ràng; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, với các nguồn lực và định
Trang 26hướng phát triển của nhà trường; phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của địaphương và của ngành
2 Nhiệm vụ Trường trung học phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ trungcấp nghề và sơ cấp nghề được quy định tại Luật Giáo dục và luật dạy nghề; được ràsoát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện
Tiêu chí 2 : Tổ chức và quản lý - gồm 3 tiêu chuẩn
1 Cơ cấu tổ chức của trường trung học được thực hiện theo quy định củaĐiều lệ trường trung học và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt độngcủa nhà trường
2 Tổ chức Đảng trong trường phát huy được vai trò lãnh đạo và hoạt độngtrong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trườnggóp phần thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục và hoạt động theo quy định củapháp luật
3 Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyênmôn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao
Tiêu chí 3 : Hoạt động dạy và học - gồm 5 tiêu chuẩn
1 Tổ chức đào tạo theo mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục của trườngđáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội Công khai số liệu thống kê hằng nămvề người tốt nghiệp và có việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo
2 Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực tự học,
tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học
3 Đổi mới phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập củangười học; đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp vớihình thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù môn học, đảm bảo mặt bằng chấtlượng giữa các hình thức đào tạo
4 Kết quả học tập của người học được thông báo kịp thời Văn bằng tốtnghiệp và chứng chỉ học tập được cấp theo quy định và được công bố trên trangthông tin điện tử của nhà trường
5 Có kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra
Trang 27trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Tiêu chí 4 : Giáo viên và cán bộ quản lý - gồm 6 tiêu chuẩn
1 Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên thực hiện các nghĩa vụ và đượcđảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường trung học
2 Có chủ trương, kế hoạch và biện pháp tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡngnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ và nhân viên, tạođiều kiện cho họ tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước và ởngoài nước; chú trọng đào tạo và phát triển các giảng viên trẻ
3 Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục và nghiêncứu khoa học; đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục nhằm giảm tỷ lệtrung bình học viên / giáo viên
4 Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáotheo quy định Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo cơ cấu chuyênmôn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu vềnhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học
5 Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên môn vàđược định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả cho việcgiảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học
6 Tổ chức đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên; chú trọng việctriển khai đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tậpcủa người học
Tiêu chí 5 : Chương trình, Giáo trình - gồm 6 tiêu chuẩn
1 Chương trình giáo dục của trường trung học được xây dựng trên cơ sởchương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục đượcxây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức,hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định
2 Chương trình giáo dục có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, đượcthiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạotrình độ cao đẳng và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động
Trang 283 Các học phần, mô đun, môn học trong chương trình giáo dục có đủ đềcương chi tiết, tập bài giảng hoặc giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng mục tiêucủa học phần, môn học.
4 Chương trình giáo dục được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sởtham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyểndụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đápứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành
5 Chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông vớicác trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác
6 Chương trình giáo dục được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chấtlượng dựa trên kết quả đánh giá
Tiêu chí 6 : Thư viện - gồm 2 tiêu chuẩn
1 Thư viện có đủ tài liệu, sách, báo, tạp chí để tham khảo và học tập theoyêu cầu của chương trình giáo dục theo quy định Tổ chức phục vụ đáp ứng yêu cầuhọc tập của người học
2 Có phòng máy tính được nối mạng đáp ứng nhu cầu học tập của ngườihọc; có biện pháp hỗ trợ người học tiếp cận với công nghệ thông tin
Tiêu chí 7 : Cơ sở vật chất, đồ dùng và thiết bị dạy học - gồm 5 tiêu chuẩn
1 Có đủ các phòng học và diện tích lớp học cho việc dạy và học; có đủ cácphòng thực hành, thí nghiệm và trang thiết bị theo yêu cầu của chương trình giáo dục
2 Có phòng máy tính được nối mạng đáp ứng nhu cầu học tập của ngườihọc; có biện pháp hỗ trợ người học tiếp cận với công nghệ thông tin
3 Có ký túc xá, đảm bảo đủ diện tích nhà ở và sinh hoạt cho sinh viên nội trúvà có các dịch vụ phục vụ người học theo quy định
4 Có trang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dụcthể thao, đảm bảo diện tích khu thể dục thể thao theo quy định
5 Có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất của trường
Tiêu chí 8 : Quản lý tài chính - gồm 3 tiêu chuẩn
1 Có quy chế chi tiêu nội bộ; thực hiện quản lý tài chính theo quy định vềchế độ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu
Trang 292 Có các nguồn tài chính ổn định, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiêncứu khoa học và các hoạt động hợp pháp khác của trường.
3 Thực hiện công khai tài chính để giảng viên, cán bộ, công nhân viên biếtvà tham gia kiểm tra, giám sát
Tiêu chí 9 : Các dịch vụ cho người học gồm 2 tiêu chuẩn
1 Có đầy đủ các dịch vụ, đáp ứng được yêu cầu của người học
2 Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đảm bảo phục vụ tốtcác nhu cầu của người học
Dựa trên Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn đnáh giá chất lượng các cơ sở dạynghề có thể tự kiểm định, đánh giá và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chấtlượng, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy nghề của đơn vị mình, đồngthời hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn này cũng là cơ sở giúp các cơ quan quản lý nhànước về dạy nghề thực hiện việc kiểm định, công nhận hoặc không công nhậncác cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng theo quy định
1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề lái xe [4]
Có thể khẳng định rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượngđào tạo nghề lái xe ô tô Tuy nhiên có thể chia những nhân tố đó thành cácnhóm sau:
- Mục tiêu và nhiệm vụ
+ Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác đào tạo lái xe;
+ Đáp ứng nhu cầu học và thi GPLX của xã hội
- Công tác tổ chức và quản lý
+ Thực hiện hợp đồng đào tạo;
+ Kiểm tra đánh giá kết quả học tập (thi và sát hạch)
- Hoạt động dạy và học lái xe ô tô
+ Sự tận tâm nhiệt tình của giáo viên;
+ Đảm bảo kế hoạch giảng dạy của học viên;
+ Thái độ và cách thức tổ chức lớp học của giáo viên
Trang 30- Giáo viên và cán bộ quản lý
+ Tình độ học vấn của giáo viên;
+ Nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
- Chương trình đào tạo
+ Kế hoạch học tập;
+ Nội dung, phương pháp dạy học;
+ Sự tương quan giữa lý thuyết và thực hành
- Cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học
+ Các thiết bị dùng trong giảng dạy lý thuyết;
+ Phương tiện, cơ sở vật chất cho dạy học;
+ Sân bãi tập lái xe ô tô
- Quản lý tài chính
+ Học phí và các khoản lệ phí khác
- Các dịch vụ cho người học nghề lái xe
Các nhân tố trên có mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng khác nhau đối vớichất lượng đào tạo lai xe ô tô Bên cạnh đó, bản thân các nhân tố này cũng có thểvừa đối lập hoặc vừa cộng hưởng tác động lên chất lượng đào tạo Muốn chất lượngđào tạo được nâng cao thì cần phải biết vận dụng và giải quyết tốt các nhân tố đóvào quá trình dạy học Nếu không, thì nó tác động ngược lại [9]
1.2.2.4 Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo nghề lái xe
a Đánh giá chất lượng đào tạo qua kết quả thi cử [9]
* Ưu điểm: dễ dàng biểu diễn sự đánh giá dưới dạng định lượng, về mức độchất lượng đạt được và hạn chế được yếu tố chủ quan của người đánh giá
Trang 31+ Phương pháp này đã giả thiết rằng mục tiêu, nội dung đào tạo là chính xác,nhưng trên thực tế đó cũng là những yếu tố phải kiểm tra khi đánh giá chất lượngđào tạo.
b Đánh giá chất lượng đào tạo thông qua các yếu tố cơ bản của công tác đào tạo [9]
- Đánh giá mục tiêu đào tạo;
- Đánh giá hoạt động dạy và học: Thi cử, xét tốt nghiệp;
- Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng dạy và phục vụ giảng dạy;
- Đánh giá chương trình, giáo trình;
- Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của công tác đào tạo
* Ưu điểm: đánh giá toàn diện chất lượng đào tạo, tìm được nguyên nhân vàbản chất của những điểm được và chưa được trong chất lượng đào tạo
* Nhược điểm:
+ Rất khó khăn trong lượng hoá, phần lớn dừng lại ở mức định tính;
+ Việc đánh giá từng yếu tố riêng đi đến tổng hợp để có một sự đánh giáchung về chất lượng thường là khó khăn khi tác động của các yếu tố này ngượcchiều nhau;
+ Phương pháp này chỉ cho ta một nhận định chung về chất lượng đào tạo,chứ không cho biết về tình hình chất lượng đối với từng người học
c Đánh giá chất lượng đào tạo qua người sử dụng lao động [9]
Nội dung phương pháp này là lập phiếu thăm dò chất lượng từ phía người sửdụng lao động, các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp và các tổ chức khác Sau khi cáchọc viên đã ra trường được sử dụng đúng mục tiêu đào tạo tại các doanh nghiệp,xem số học viên này hoàn thành nhiệm vụ được giao như thế nào làm căn cứ đểđánh giá chất lượng đào tạo
* Ưu điểm: đánh giá ngay bản thân mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạocũng như mức độ người học tiếp thu mục tiêu, tức là đánh giá được thực chất chấtlượng đào tạo thể hiện qua công việc mà người học có thể đảm nhận được
Trang 32* Nhược điểm:
+ Việc thiết kế mẫu điều tra phải tổng hợp;
+ Phải phân tích để chỉ ra phần nào là do người học, phần nào là do người sửdụng, phần nào là do đào tạo;
+ Trong phần thuộc về sử dụng lao động, có rất nhiều yếu tố khác nhau ởnhững nơi công tác khác nhau, rất khó so sánh để rút ra những kết luận chung chomọi nơi Để có thể đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường thì cần phải kết hợp
cả ba phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo trên, từ đó tìm ra các định hướng,biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
1.3 KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1.3.1 Kinh nghiệm trên thế giới
1.3.1.1 Kinh nghiệm tại Mỹ [28]
Trên thực tế, việc đào tạo và thi lấy GPLX ở Mỹ đơn giản và rất tiện lợi Họcviên học lái xe ô tô không cần trường lớp, không bắt buộc phải học tập trung, chỉcần tự học là được Tuy nhiên, khi tập lái xe trên đường thì luôn phải có người đã cóGPLX kèm Mặt khác, cũng không phải chờ đợi đến "khóa" mà cứ lúc nào sẵn sàng,
tự tin thì đăng ký đi thi Tóm tắt quá trình đào tạo như sau: học viên tự tham khảoluật GTĐB ở nhà, bao giờ thấy có thể thì đi đăng ký thi lý thuyết Khi đăng ký, họcviên được nhận mẫu đơn để điền các thông tin cá nhân; được kiểm tra thị lực; chụpảnh; lấy vân tay ngay tại quầy; trả 31USD lệ phí và nhận một phiếu đề thi gồm 36câu hỏi; trả lời xong thì nộp lại Sát hạch viên kiểm tra bài thi, nếu trả lời đúng 30câu hỏi trở lên thì được cấp một "Giấy phép tập lái" Với giấy phép này, người tậplái có thể lái xe trên đường, tham gia giao thông với điều kiện luôn có một người đã
có GPLX ngồi bên cạnh hướng dẫn và giúp xử lý các tình huống khi cần thiết Đếnbao giờ tự tin, học viên có thể một mình lái xe đi thi thực hành (xe số sàn hay số tựđộng đều được) miễn là xe đảm bảo an toàn và có bảo hiểm Đạt được vòng này là
có giấy phép lái xe
Trang 331.3.1.2 Kinh nghiệm tại Nhật [28]
Để có được GPLX, học viên phải tham gia 26 bài giảng, mỗi bài kéo dài 50phút, và 34 giờ học thực hành lái xe trước khi sát hạch cấp GPLX Chương trìnhđào tạo bao gồm 03 giờ đào tạo sơ cứu, và một loại bài kiểm tra về nhân cách trongngày đầu tiên Không có việc trượt hay đỗ trong bài kiểm tra đó nhưng qua nhữngcâu hỏi trắc nghiệm về tâm lý, người hướng dẫn sẽ phân tích tình hình, đưa ra nhậnđịnh và đánh giá; để đảm bảo chắc chắn những khía cạnh tiêu cực không ảnh hưởngđến việc lái xe an toàn của học viên Học phí cho một khóa học giá khoảng 2.500USD Các bài giảng trong tuần đầu tiên bao gồm những kiến thức cơ bản về đạođức, nhân cách và sự hiểu biết về luật GTĐB của học viên, những điều này học viêncần phải biết để có thể tham gia kiểm tra viết và lái xe để lấy GPLX, sau khi thixong phần viết, học viên có thể bắt đầu thi thực hành lái trên đường để thực hiệnmột vòng kiểm tra tay lái
1.3.2 Kinh nghiệm ở Việt Nam
1.3.2.1 Quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe [2]
Sát hạch lái xe là một khâu hết sức quan trọng, quản lý tốt lĩnh vực này sẽ cótác động không nhỏ đến đảm bảo chất lượng công tác đào tạo nghề cũng như taynghề của người lái xe Việc tổ chức sát hạch và cấp giấy phép lái xe được tổ chứctại các trung tâm đạt tiêu chuẩn do Cục Đường Bộ Việt Nam quy định Học viên đủđiều kiện để sát hạch cấp giấy phép lái xe phải thi các phần như lý thuyết và thựchành Điểm tối thiểu đối với lý thuyết 26/30, đối với thực hành tối thiểu 80/100 Cácphần thi lý thuyết và thực hành lái xe ô tô được thực hiện trên máy tính và trên sânsát hạch lái xe cơ gới đường bộ có trang bị hệ thống chấm điểm tự động, đây là mộtbước cải tiến mới nhằm hiện đại hóa giáo dục, hạn chế được gian lận trong thi cử,mang lại sự công bằng cho người học đồng thời hạn chế phát sinh tiêu cực Từ ngày01/01/2008 đến ngày 30/9/2009, cả nước đã cấp được 3.456.657 GPLX mô tô,486.458 GPLX ô tô; nâng tổng số GPLX đã cấp trên toàn quốc lên 24.553.256GPLX mô tô và 2.139.471 GPLX ô tô
Trang 34Bảng 1.2 Số lượng học viên đạt kết quả sát hạch, được cấp GPLX từ 2007 và
6 tháng đầu năm 2009
Hạng B1, B2
1.3.2.2 Công tác quản lý và đào tạo lái xe [2]
Bên cạnh việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dụcnhằm thu hút nhiều nguồn lực trong xã hội, các sở đào tạo nghề lái xe đã phát triểnmạnh cả về số lượng, chất lượng và quy mô đào tạo Đến nay số lượng cơ sở đàotạo nghề lái xe ô tô mới đã tăng thêm 51 cơ sở đào tạo, nâng tổng số cơ sở đào tạonghề lái xe ô tô trên toàn quốc lên con số 219 với tổng lưu lượng trên 100.000 học
Trang 35viên Trong tổng số 219 cơ sở đào tạo lái xe ô tô có 152 cơ sở công lập, 67 cơ sởngoài công lập do các Bộ, ngành, địa phương quản lý.
Bảng 1.3 Số lượng học viên học lái xe ô tô được đào tạo qua các năm tại các
Trang 36Nhiệm vụ: theo định hướng phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới, sốlượng ô tô các loại trên cả nước từ 2,8 đến 3 triệu xe, tương ứng với số lượngphương tiện gia tăng thì nhu cầu học lái xe ô tô cũng tăng theo, đến năm 2020 sẽ cókhoảng 6 triệu người có giấy phép lái xe ô tô, cộng thêm nhu cầu bù đắp 4% sốlượng người hết độ tuổi lao động, thì trong 10 năm tới cả nước cần đào tạo, sát hạchvà cấp GPLX cho khoảng 4,8 triệu người, trung bình mỗi năm là 430.000 người.[2]
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề mà đặc biệt là nghề lái xe ô tô
đã từng bước được đổi mới và phát triển, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu nhânlực trực tiếp phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đất nước
Các cơ sở dạy nghề lái xe ô tô được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trêntoàn quốc Việc xã hội hóa đào tạo lái xe ô tô đã góp phần làm đa dạng về hình thức
sở hữu, đáp ứng được nhu cầu của người học Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấnđề trong công tác đào tạo đặc biệt là chất lượng tay nghề của học viên Đây chính làvấn đề mà xã hội đặc biệt quan tâm
Để đánh giá được chất lượng đào tạo nghề đặc biệt là đào tạo nghề lái xe ô tôhạng B2, các cơ sở đào tạo nghề cần áp dụng và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc cáctiêu chí về chất lượng đào tạo mà Bộ Lao động Thương binh xã hội ban hành cũngnhư các tiêu chuẩn đánh giá đặc biệt là công tác quản lý đào tạo và cấp giấy phép láixe
Trang 37CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2 TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC GIAO THÔNG
UB của UBND tỉnh TT-Huế Trong xu thế phát triển về kinh tế - xã hội của cảnước nói chung và tỉnh TT-Huế nói riêng, nhu cầu đòi hỏi về lao động có trìnhđộ kỹ thuật và tay nghề cao là điều tất yếu Đáp ứng yêu cầu đó, tháng 4 năm
2005 với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên(ĐNGV), Trường đã được nâng cấp thành Trường TH GTVT Huế theo quyếtđịnh số 1476/2005/QĐ-UB ngày 25 tháng 4 năm 2005 của UBND tỉnh TT- Huế
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trường Trung học GTVT Huế
2.1.2.1 Chức năng
Do đặc điểm hình thành, xuất phát từ Trường Đào tạo công nhân kỹ thuật,đào tạo một số nghề thuộc hệ sơ cấp, sau khi đã được nâng lên thành trườngTrung cấp chuyên nghiệp (TCCN), ngoài các ngành nghề đào tạo ở hệ trung cấp,Trường vẫn duy trì đào tạo các nghề thuộc hệ sơ cấp đã có Vì vậy, chức năng,nhiệm vụ của trường rất đa dạng Vừa thực hiện theo chức năng nhiệm vụ củamột trường TCCN theo quy định của Bộ giáo dục đào tạo (GD- ĐT), vừa thựchiện theo chức năng nhiệm vụ của một trường dạy nghề theo quy định của Bộ
Trang 38Lao động Thương Binh xã hội (L ĐTBXH) Trường Trung học GTVT Huế cóchức năng đào tạo theo 2 cấp trình độ (TCCN - TCN và sơ cấp nghề theo quyđịnh); bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêucầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh dich vụ và người lao động; nghiên cứu, ứngdụng kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, tổ chức sảnxuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy chế về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp,cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định và chịu sự kiểm định chất lượng của Nhà nước;
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách đào tạo hàng năm trình cơquan chủ quản phê duyệt;
- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính của nhà trường theo quyđịnh của pháp luật;
- Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ sởnghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xây dựng môi trường đàotạo lành mạnh, gắn đào tạo với sản xuất và với đời sống xã hội;
- Quản lý và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhânviên và học sinh, tạo điều kiện để họ góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị củanhà trường;
- Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường Tổ chức xây dựng nội dung,chương trình để đăng ký mở rộng ngành nghề đào tạo khi có đủ điều kiện về nhânlực và cơ xở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, đáp ứng được nhu cầu đòihỏi về nguồn lao động xã hội;
Trang 39- Tự chủ và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức nhân sự của trường Tuyểndụng cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng quy trình và tiêu chuẩn quy định củaNhà nước
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Để giúp cho Hiệu trưởng chỉ đạo, điều hành, thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ của mình, Trường thành lập các phòng, ban, khoa và trung tâm như sau: PhòngĐào tạo-công tác học sinh; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Tài chính - kếtoán; Ban Giáo viên thực hành; Khoa Cơ khí giao thông; Khoa Xây dựng côngtrình; Khoa Kinh tế; Xưởng thực hành cơ khí ô tô; Trung tâm Sát hạch lái xe c ơgiới đường bộ Giúp việc cho Hiệu trưởng có 2 Phó Hiệu trưởng
Các đoàn thể BAN GIÁM HIỆU Các hội đồngtư vấn
Phòng Đào tạo - CTHS Ban Giáo viên thựchành
Các lớp học hệ trung cấp Các khóa học hệ sơcấp
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Trường Trung học GTVT Huế
(Nguồn: Phòng KHCN&ĐS Trường trung học GTVT Huế,[13])
Trang 40- Ban giám hiệu: Bao gồm Hiệu trưởng và hai phó Hiệu trưởng.
- Các tổ chức đoàn thể: Tổ chức Đảng, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên,hội phụ nữ hoạt động dưới hình thức kiêm nhiệm
- Các hội đồng tư vấn: Gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó, các Trưởng, phó cácphòng ban và Giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm
Các phòng chức năng: Phòng đào tạo Công tác học sinh, Phòng tổ chức Hành chính, Phòng tài chính - Kế toán, Tổ quản trị đời sống và KHCN
Ban Giáo viên thực hành;
- Các khoa, Bộ môn: Khoa cơ khí giao thông, Khoa kinh tế, Khoa xâydựng, Bộ môn giáo dục cơ bản, Bộ môn công nghệ tin học, Bộ môn điện
- Trung tâm Sát hạch lái xe cơ giới đường bộ;
- Các xưởng thực hành: Xưởng thực hành cơ khí giao thông, Xưởng thựchành điện, Xưởng thực hành xây dựng dân dụng - Công nghiệp, Phòng thực hànhcông nghệ tin học
2.1.4 Các hệ và ngành nghề đào tạo
Hệ sơ cấp nghề: Lái xe mô tô; Lái xe ô tô các hạng; Công nhân vận hànhmáy thi công cơ giới; Công nhân kỹ thuật xây dựng dân dụng - Công nghiệp; Tinhọc; Bồi dưỡng thi nâng bậc thợ; Lái tàu sông các hạng Lưu lượng bình quânkhoảng 1.000 học viên (HV) Hàng năm, trung bình Nhà trường đào tạo được hơn3.500 HV/năm
Hệ Trung cấp nghề: Kinh tế vận tải; Quản trị mạng máy tính; Điện dân dụng;Điện công nghiệp; Xây dựng công nghiệp - Dân dụng
Hệ Trung cấp (TC) chuyên nghiệp: TC xây dựng công nghiêp - dân dụng; TCxây dựng cầu đường bộ; TC Hạch toán - Kế toán; TC Tài chính ngân hàng; TCQuản trị mạng máy tính; TC Cơ khí ô tô - Máy xây dựng Hàng n ăm Nhà trườngtuyển sinh được từ 500-600 HS Lưu lượng bình quân học sinh học tại trườngkhoảng 1000-1100 HS
Tất cả các đối tượng thuộc các hệ đào tạo của Trường hiện nay đều tuyểnsinh dưới hình thức xét tuyển Tuỳ theo từng hệ đào tạo có các tiêu chuẩn tuyểnsinh khác nhau