1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG một số GIỐNG HOA HỒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH có xử lý CHẤT KÍCH THÍCH αNAA ở ĐỒNG hới, QUẢNG BÌNH (tt)

7 667 20

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 318,38 KB

Nội dung

THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG MỘT SỐ GIỐNG HOA HỒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH CÓ XỬ LÝ CHẤT KÍCH THÍCH αNAA Ở ĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH Đinh Thị Thanh Trà Trường Đại học Quảng Bình Tóm tắt: Yêu

Trang 1

THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG MỘT SỐ GIỐNG HOA HỒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH CÓ XỬ LÝ CHẤT KÍCH THÍCH αNAA Ở

ĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH

Đinh Thị Thanh Trà

Trường Đại học Quảng Bình

Tóm tắt: Yêu cầu về việc phục hồi lại một số giống hoa hồng bản địa mang dấu ấn của Đồng Hới

- thành phố Hoa Hồng và đa dạng hóa các giống hồng, xây dựng và phát triển các vườn hồng làm đẹp cảnh quan đô thị, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân, đó là một yêu cầu chính đáng

và cấp thiết Nhân giống hoa hồng là một kỹ thuật khó, công tác nhân giống hoa hồng có ý nghĩa rất quan trọng Chúng tôi đã thử nghiệm nhân giống 5 giống hoa hồng bằng phương pháp giâm cành có xử

lý αNAA ở các nồng độ khác nhau Kết quả bước đầu đã xác định được nồng độ thích hợp cho từng giống Từ kết quả nghiên cứu này có thể ứng dụng nhân giống hoa hồng, xây dựng các vườn hồng ở Đồng

Hới

1 MỞ ĐẦU

Hoa hồng (Rosa chinensis Jacq.) là một loài hoa đẹp, quý phái, được mệnh danh là "nữ

hoàng của các loài hoa" Hoa hồng được trồng khắp các nước trên thế giới, với nhiều hình dạng, màu sắc, kích thước khác nhau Hiện nay có trên 1000 giống hoa hồng khác nhau được lai tạo Với giá trị cao về thẩm mỹ và kinh tế, hoa hồng thực sự được tôn vinh Tuy nhiên, để trồng được hoa hồng và cho kết quả như mong muốn không phải là dễ dàng, hoa hồng đòi hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc, cắt tỉa công phu và đặc biệt không phải nơi nào cũng trồng được hoa hồng

Thành phố Đồng Hới còn được mệnh danh là thành phố Hoa Hồng Tuy nhiên hoa hồng

ở Đồng Hới đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân, cần có giải pháp phục hồi và phát triển các vườn hoa hồng

Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi chỉ đề cập đến hiện trạng hoa hồng ở Đồng Hới hiện nay và kết quả thử nghiệm nhân giống hoa hồng bằng phương pháp giâm cành có xử lý αNAA; từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển, xây dựng các vườn hoa hồng ở địa phương

2 NỘI DUNG

2.1 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Vật liệu bao gồm 5 mẫu giống trong đó: 3 giống được thu thập từ Huế và 2 giống ở Quảng Bình (xem bảng 1)

Trang 2

Bảng 1: Tên các giống hoa hồng trồng thực nghiệm

Mỗi giống tiến hành giâm theo 3 công thức:

Đối chứng (ĐC): Giâm cành không sử dụng chất kích thích ra rễ α NAA

Công thức 1 (CT1): Giâm cành có sử dụng α NAA ở nồng độ 2000ppm

Công thức 2 (CT2): Giâm cành có sử dụng α NAA ở nồng độ 2500ppm

- Mỗi công thức tiến hành giâm 20 cành Các bước tiến hành như sau:

Cắt cành hoa hồng dài khoảng 10cm, trên cành có mắt, ít lá chét Vát nghiêng cành một góc 300 bằng dao sắc, tránh làm dập nát mô Sau khi cành cắt xong đem ngâm vào chất diệt khuẩn 5-10 phút, sau đó lấy ra và nhúng nhanh vào dung dịch α NAA đã pha sẵn trong khoảng thời gian 5 giây rồi cắm vào bầu Giá thể giâm cành là: 2/3 trấu hun + 1/3 đất Tưới phun sương giữ ẩm cho cành giâm, cứ 30 phút tưới 1 lần trong 2 ngày đầu Những ngày sau cứ 1-2 giờ tưới giữ ẩm 1 lần

Thí nghiệm được tiến hành vào vụ xuân (tháng 2) và vụ thu (tháng 8) Bầu cành giâm được bố trí trong nhà lưới của Đội vườn ươm, Trung tâm cây xanh đô thị Đồng Hới (Phường Bắc Nghĩa, Đồng Hới, Quảng Bình).Số liệu được tổng hợp trung bình của 2 lần giâm

- So sánh kết quả nhân giống giữa các giống và giữa các công thức bằng phương pháp giâm cành, dựa trên các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống, ngày nảy chồi, kích thước chồi sau 2 tuần, số lượng

rễ, chiều dài rễ

- Các chỉ tiêu theo dõi số liệu lấy trung bình của các cây thí nghiệm

Số liệu thu thập được, được tính toán giá trị trung bình, số liệu được xử lý thống kê bằng chương trình Statistix để so sánh các giá trị trung bình ở mức sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất LSD (α= 0.05) giá trị trung bình của các giống được phân nhóm theo phương pháp phân nhóm của Duncan

2.2 Kết quả nghiên cứu

2.2.1 Diện tích và phân bố hoa hồng hiện có ở Đồng Hới

Người dân Đồng Hới ngày nay không còn chú ý trồng và phát triển hoa hồng nữa Nếu có nhu cầu về hoa hồng như trang trí, tặng hoa người ta thường mua sẵn những cành hoa nhập về

Trang 3

từ Đà Lạt hay Hà Nội Các giống hoa này vừa đẹp, màu sắc phong phú, lâu tàn và được ưa chuộng

Trước đây người Đồng Hới, đặc biệt là khu vực phường Đồng Mỹ, Đồng Phú, Lý Ninh (gồm Bắc Lý và Nam Lý) và Hải Đình, người dân rất thích chơi hoa cảnh, nhà nào cũng có một mảnh vườn nhỏ để trồng hoa, nhiều nhất là hoa hồng, có thể trồng ở vườn, trồng trong chậu, trên ban công Có những gia đình phát triển thành những vườn hồng làm kinh tế, cùng với những loài hoa khác như hoa Cúc, hoa Đồng Tiền Tuy nhiên, sau những năm 1960, người dân không chú ý phát triển hoa hồng, nguyên nhân chính là do không có đất và phần lớn các giống hồng địa phương không cạnh tranh được so với các giống hồng ngoại nhập có bán trên thị trường cả về kinh

tế lẫn giá trị thẩm mỹ

Chính vì thế, diện tích và thành phần loài của các giống hồng bị thu hẹp, suy giảm Sự phân bố các giống hoa hồng không đồng đều ở các địa phương Các giống hoa Hường, Hồng Đỏ tươi, Tỷ muội phân bố chủ yếu ở các vùng ven trung tâm thành phố như Đức Ninh, Bắc Lý và Nam Lý Các giống hoa Hồng Nhung, Hồng Trắng phân bố ở tất cả các phường, xã Đây là giống hoa hồng có hoa đẹp, lâu tàn, được trồng để làm cảnh, chơi hoa Một số giống còn lại như Hồng Gạch, Hồng Vàng có số lượng cá thể ít hơn, phân bố rải rác

Chúng tôi điều tra và tổng hợp sự phân bố hoa hồng ở Đồng Hới trong bảng 2

Bảng 2 Sự phân bố một số giống hoa hồng chủ yếu ở Đồng Hới

Xã, phường Đồng Phú Nam Lý Hải Đình Bắc Lý Đồng Mỹ Đức Ninh

Hồng Nhung

Hồng Nhung

2.2.2 Kết quả thực nghiệm nhân giống

Qua quá trình thực nghiệm nhân giống bằng phương pháp giâm cành chúng tôi thu được kết quả về tỷ lệ sống và các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống như sau:

Trang 4

* Hồng Đỏ Pháp:

Bảng 3: So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng của Hồng Đỏ Pháp giữa các công thức:

CT Tỷ lệ sống

(%)

Ngày nảy chồi (ngày)

Kích thước chồi (cm) Số lượng rễ Chiều dài rễ

(cm)

ĐP - ĐC 10 17.50a ± 0.50 2.20a ± 0.20 2.00a ±0.00 0.93a ± 0.13

ĐP - G1 65 11.85b ± 0.77 3.00a ± 0.20 2.85a ±0.22 1.33b ± 0.08

ĐP - G2 75 11.40b ± 0.68 3.19a ± 0.24 2.93a ±0.18 1.65b± 0.08

(Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa ở mức tin cậy xác suất P=95 %)

Từ số liệu ở bảng 3 chúng tôi thấy rằng:

- Tỷ lệ sống của Hồng Đỏ Pháp khác biệt nhau ở từng công thức, ở công thức đối chứng

tỷ lệ sống thấp nhất (10%), vì Hồng Đỏ Pháp là một trong những giống hồng ngoại nhập rất khó nhân giống bằng phương pháp giâm cành mà không xử lý chất kích thích ra rễ Ở CT1 (65%) và CT2 (75%), tỷ lệ sống của cành giâm cao hơn nhiều so với ĐC, chứng tỏ khi giâm cành có xử lý chất kích thích sẽ cho kết quả cao hơn Cùng với các chỉ tiêu về sinh trưởng đều cho thấy CT1 và CT2 có sự khác biệt so với ĐC (theo kết quả xử lý thống kê sinh học)

* Hồng Trắng:

Bảng 4: So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng của Hồng Trắng giữa các công thức:

CT Tỷ lệ sống

(%)

Ngày nảy chồi (ngày)

Kích thước chồi (cm) Số lượng rễ Chiều dài rễ

(cm)

HT - ĐC 10 17.50a± 0.50 2.35a±0.15 2.00a± 0.00 1.58b±0.13

HT - G1 80 11.94b± 0.50 2.66a±0.14 2.69a± 0.19 1.72a±0.11

HT - G2 40 12.13b± 0.92 2.71a±0.22 2.63a±0.32 1.53ab±0.16

(Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa ở mức tin cậy xác suất P=95 %)

Từ số liệu ở bảng 4, chúng tôi thấy rằng:

- Tỷ lệ sống của cành giâm ở các CT rất khác nhau, cao nhất là CT1 (80%), CT2 (40%), thấp nhất là ĐC (10%) Cũng giống như Hồng Đỏ Pháp, Hồng Trắng rất khó ra rễ khi giâm mà không xử lý chất kích thích Cùng với các chỉ tiêu về sinh trưởng đều cho thấy khi xử lý αNAA có

sự khác biệt so với ĐC (theo kết quả xử lý thống kê sinh học)

* Hồng Phấn:

Trang 5

Bảng 5: So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng của Hồng Phấn giữa các công thức:

CT Tỷ lệ sống

(%)

Ngày nảy chồi (ngày)

Kích thước chồi (cm) Số lượng rễ Chiều dài rễ

(cm)

HP - ĐC 5 18.00a ± 0.00 1.70a ± 0.00 1.00a ±0.00 0.90b ± 0.00

HP - G1 50 14.10b ± 0.53 2.10a ± 0.11 2.40a ±0.22 1.44a ± 0.08

HP - G2 35 16.14a ± 0.63 1.83a ± 0.13 2.00a ±0.22 1.26ab ±0.08

(Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa ở mức tin cậy xác suất P=95 %)

Từ số liệu bảng 5 chúng tôi thấy rằng:

- Tỷ lệ sống của Hồng Phấn khi giâm cành ở các CT không cao bằng các giống khác, ở

ĐC là 5%, CT1 là 50%, CT2 là 35% Thời gian nảy chồi cũng dài hơn Trong 3 CT thì ở CT1 có

sự khác biệt có ý nghĩa, với ngày nảy chồi trung bình là 14,10 ngày Kích thước chồi cũng không khác nhau giữa các CT, nhìn chung chồi của cành giâm Hồng Phấn ở mức trung bình, sau 2 tuần

kể từ khi nảy chồi đạt từ 1,7 cm đến 2,10 cm

* Hồng Đỏ Quảng Bình:

Bảng 6: So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng của Hồng Đỏ QB giữa các công thức:

CT Tỷ lệ sống

(%)

Ngày nảy chồi (ngày)

Kích thước chồi (cm) Số lượng rễ Chiều dài rễ

(cm)

ĐQ - ĐC 40 20.00a ± 0.76 1.89b ± 0.13 2.88b ±0.23 2.00b ± 0.14

ĐQ - G1 70 11.21b ± 0.64 2.43ab ± 0.15 3.07ab±0.20 2.49a ± 0.06

ĐQ - G2 85 8.53c ± 0.44 2.80a ± 0.24 3.47a ±0.15 2.49a ± 0.06

(Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa ở mức tin cậy xác suất P=95 %)

Từ số liệu ở bảng 6 chúng tôi thấy rằng:

- Tỷ lệ sống của Hồng Đỏ QB khi giâm cành rất cao Ở công thức ĐC, mặc dù không xử

lý chất kích thích khi giâm cành, nhưng tỷ lệ sống của cành giâm đạt 40% Do Hồng Đỏ QB có sức sống mạnh, thích nghi với khí hậu địa phương Người dân cũng thường giâm cành Hồng Đỏ

QB để nhân giống Tuy nhiên, nhân giống bằng phương pháp giâm cành có khuyết điểm là rất dễ thoái hóa giống Ở CT1 tỷ lệ sống đạt 70%, CT2 đạt 85%

Trang 6

- Về các chỉ tiêu sinh trưởng ta thấy rõ có sự khác biệt giữa các CT, ngày nảy chồi của

ĐC trung bình là 20 ngày, CT1 là 11,21 ngày, thấp nhất là CT2 với 8,53 ngày (sự sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy xác suất 95%) Kích thước chồi và số lượng rễ cũng có sự khác biệt, đặc biệt giữa ĐC và CT2, còn giữa CT1 và CT2 không có sự sai khác đáng kể Về chiều dài rễ, có sự sai khác rõ rệt giữa ĐC và 2 CT còn lại Điều đó chứng tỏ, khi xử lý αNAA đã ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cành giâm

* Hồng Tỷ muội QB:

Bảng 7: So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng của Hồng Tỷ muội giữa các công thức:

CT Tỷ lệ sống

(%)

Ngày nảy chồi (ngày)

Kích thước chồi (cm) Số lượng rễ Chiều dài rễ

(cm)

MQ - ĐC 30 21.83a ± 0.70 1.97b ± 0.15 2.33b ±0.21 1.67a ± 0.07

MQ - G1 50 15.00b ± 0.68 2.22ab ± 0.16 2.60ab±0.16 1.97a ± 0.09

MQ - G2 65 13.62b ± 0.61 2.52a ± 0.17 2.85a±0.15 1.80a ± 0.11

(Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa ở mức tin cậy xác suất P=95 %)

Từ số liệu ở bảng 7 chúng tôi thấy rằng:

- Tỷ lệ sống của cành giâm Hồng Tỷ muội khá cao, ĐC là 30%, CT1 là 50%, CT2 là 65% Hồng Tỷ muội có sức sống mạnh, có thể nhân giống bằng giâm cành không xử lý kích thích Tuy nhiên, khi xử lý chất kích thích sẽ tăng hiệu quả của việc giâm cành, tăng tỷ lệ sống

và các chỉ tiêu sinh trưởng khác Ngày nảy chồi, kích thước chồi, số lượng rễ đều cho thấy CT1

và CT2 có hiệu quả cao hơn ĐC Tuy nhiên, với Hồng Tỷ muội thì chiều dài rễ không có sự sai khác ý nghĩa giữa các CT

Từ kết quả thực nghiệm, chúng tôi rút ra kết luận: giâm cành hoa hồng có xử lý chất kích thích sinh trưởng αNAA làm tăng hiệu quả nhân giống Xử lý cho từng giống như sau: Hồng Đỏ Pháp có thể sử dụng cả 2 nồng độ 2000ppm và 2500ppm, tuy nhiên ở nồng độ 2500ppm cho kết quả tốt nhất; Hồng Trắng và Hồng Phấn sử dụng ở nồng độ 2000ppm Với Hồng Đỏ tươi và Hồng Tỷ muội, qua kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy rằng cả 2 nồng độ xử lý αNAA đều

có tác động tốt đến việc giâm cành, nồng độ xử lý cho kết quả cao nhất là 2500ppm

2.2.3 Một số biện pháp phát triển và xây dựng vườn hoa hồng ở Đồng Hới

Từ kết quả nghiên cứu về hiện trạng hoa hồng ở Đồng Hới, chúng tôi đề nghị:

- Lãnh đạo thành phố, các ban ngành liên quan, Sở NN&PTNT, Công ty Cây xanh công trình đô thị thành phố cần đầu tư thích đáng vào việc mở rộng diện tích trồng hoa hồng Chúng tôi thấy rằng, người dân có mong muốn mở rộng diện tích trồng hoa hồng nhưng không có điều kiện Vì vậy, nên quan tâm thành lập khu vườn trồng hoa hồng riêng, có biện pháp quản lý chăm sóc một cách phù hợp, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, học tập cho người dân

Trang 7

thành phố Có thể học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình vườn hoa hồng ở các nước như Mỹ,

Hà Lan, Pháp…và vườn hoa ở Đà Lạt (Việt Nam) Phải chọn giống hoa hồng phù hợp với điều kiện khí hậu ở địa phương, có hoa đẹp Ngoài ra cần trồng hoa hồng ở các công viên, dọc theo các tuyến đường trong thành phố

- Có chính sách hỗ trợ vốn, giống cho các hộ sản xuất để khuyến khích người dân tham gia trồng hoa hồng

- Nâng cao nhận thức, phát huy lòng tự hào và niềm yêu thích về lịch sử của Thành phố cho người dân Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình… Đồng thời cần nâng cao nhận thức cho người dân về việc bảo vệ, chăm sóc các vườn hoa hồng công cộng, không tự ý chặt cây, bẻ cành, hái hoa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Việt Chương, Lâm Thị Mỹ Hương (2008), Kỹ thuật trồng, chiết, ghép, giâm cành hoa hồng, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh

[2] Dương Công Kiên (2002), Giáo trình kỹ thuật nhân giống vô tính thực vật (tập1), NXB Đại học quốc gia TP Hồ

Chí Minh, TP Hồ Chí Minh

[3] Lương Ngọc Toản, Võ Văn Chi, Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên Hồng (1987), Phân loại học thực vật, tập 2, NXB

Giáo dục, Hà Nội

[4] Nguyễn Tú (2000), Địa chí Đồng Hới - Quảng Bình, NXB Trung tâm nghiên cứu Văn hóa thông tin Đồng Hới [5] Ortho (1983) - All about Roses- Chevron chemical Company First printing in August, 1983

[6] Vũ Đình Xuân (2005), Thử nghiệm trồng và nhân giống một số giống hoa hồng có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Hải

Dương, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương, Hải Dương

PROPAGATION TRIALS OF SOME ROSES BY MEANS OF BRANCH

CUTTING WITH TREATMENT αNAA STIMULANTS

IN DONG HOI, QUANG BINH

Dinh Thi Thanh Tra

Quang Binh University

Abstract: Dong Hoi also have been called “The city of roses”, since 1962 But today, roses in

Dong Hoi are decreasing about benquet and component In this article, we find solution to restore and build roses gadern in this city

Ngày đăng: 19/03/2018, 10:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w