Tài liệu về môn kinh tế phát triển, đề tài của cá nhân làm thay cho bài kiểm tra lấy điểm 15% của học phần. Chủ đề về CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG THỜI KÌ HẬU KHỦNG HOẢNG (thời kỳ sau năm 2007 2008) tại Việt Nam
Trang 1CHỦ ĐỀ: CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG THỜI KÌ
HẬU KHỦNG HOẢNG
Trang 2Cuối năm 2007 đầu năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan rộng sang các nước trên thế giới Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng Đến năm
2010 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới về cơ bản đã được khống chế và các nước bước vào giai đoạn khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng Việt Nam cũng bắt đầu công cuộc khôi phục kinh tế với nhiều chính sách trên mọi mặt Trong đó có
“chính sách đào tạo và sử dụng lao động”
I/ LAO ĐỘNG ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG VIỆT NAM
1 Khái niệm
Lao động , trong kinh tế học , được hiểu là một yếu tố sản xuất do
con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất, còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động
Thực tế, khi nghiên cứu về lao động người ta sẽ nghiên cứu về nguồn lao
động (lực lượng lao động) Vậy, nguồn lao động là một bộ phận của dân số, trong
độ tuổi lao động theo quy định của luật pháp, có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động thực tế đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân
Theo ILO (tổ chức lao động quốc tế ) nguồn lao động là một bộ phận dân số
trong độ tuổi lao động theo quy định của luật pháp đang tham gia lao động hoặc đang tìm việc làm
Khi nghiên cứu về nguồn lao động cần chú ý một số điểm sau:
Những người tính theo lao động:
- 3 người vị thành niên tính bằng 1 lao động
- 2 người ngoài độ tuổi lao động tính bằng 1 lao động
Những người trong độ tuổi lao động nhưng không tính vào nguồn lao động:
- Người không có nhu cầu lao động
- Người làm nội trợ tại gia đình mình
- Người không có khả năng lao động
- Người không có điều kiện lao động
Trang 3- Người đang đi học
2 Đặc điểm của lao động Việt Nam
a Quy mô lớn và tăng nhanh
Việt Nam có nguồn lao động khá dồi dào so với các nước trong khu vực và trên thế giới và tăng nhanh hàng năm Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định của luật lao động thì tuổi lao động đối với nam: 15-60 tuổi và tuổi lao động đối với nữ là 15-55 tuổi Theo tổng cục thống kê, tính đến năm 2012 Việt Nam có 88.773 triệu người trong đó có 51.69 triệu người trong độ tuổi lao động chiếm 58.23%
b Phân bố không đều
Nguồn lao động được phân bố ở các vùng miền không đều nhau, chủ yếu
tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu long Trong các vùng thì lao động sống chủ yếu ở nông thôn Theo miền thì lao động tập trung chủ yếu ở miền bắc và miền nam, miền trung chỉ chiếm một lượng nhỏ
Phân bố nguồn lao động giữa các ngành kinh tế không đều nhau Lao động tập trung chủ yếu trong khu vực nông nghiệp
c Sức khỏe
Thể lực của người Việt Nam còn kém không đủ điều kiện để chịu được áp lực cũng như cường độ công việc của xã hội công nghiệp hiện đại và các yêu cầu
chuẩn quốc tế
d Trình độ văn hóa giáo dục, chuyên môn nghiệp vụ
Trình độ giáo dục của nguồn lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nguồn lao động, nó phản ánh khả năng tiếp thu và vận dụng các thành tựu khoa học
kĩ thuật vào quá trình sản xuất Tuy nhiên trình độ giáo dục của lao động Việt Nam chưa đáp ứng được những đòi hỏi hỏi phát triển trong giai đoạn hiện nay
Chất lượng của nguồn lao động còn được biểu hiện qua trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của lao động; số lượng lao động đã qua đào tạo Trong thờ gian gần đây
tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của nước ta có xu hướng tăng lên nhưng vẫn thấp so với nhiều nước chiếm đa số vẫn là lao động phổ thông
e Thói quen, tác phong làm việc
Trang 4Mang thói quen làm việc của nền kinh tế nhỏ, tính tổ chức kỉ luật còn yếu, không tuân thủ giờ giấc phản ứng chậm với những biến động trên thị trường lao động
f Giá cả lao động
Giá cả lao động còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới
II/ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM THỜI KÌ KHÔI PHỤC KINH TẾ
1 Đào tạo lao động
a Nâng cao trình độ văn hóa giáo dục, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động
Từ chính sách phổ cập giáo dục tiểu học tiến tới phổ cập giáo dục trung học cơ
sở Miễn học phí cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở Đẩy mạnh công tác bổ túc văn hóa cho người lao động Có chế độ hợp lý cho giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy
bổ túc văn hóa: chế độ lương, quyết định tuyên dương khen thưởng…
Trình độ văn hóa của người lao động được nâng cao rõ rệt trình độ, chất lượng nguồn lao động, khả năng tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ công nghệ vào sản xuất
b Chính sách đào tạo hợp lý cân đối giữa các ngành
Khuyến khích đào tạo các ngành đang thiếu nhân lực như sư phạm, nông lâm nghiệp Miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm Hỗ trợ cho sinh viên ngành nông lâm ngư nghiệp có điều kiện học tập, nghiên cứu tốt nhất có thể
c Chính sách khuyến khích người học
● Ưu tiên cho các đối tượng khi tham gia thi tuyển sinh
Cộng điểm cho các đối tượng chính sách con thương binh, liệt sĩ, con em dân tộc… Cộng điểm cho các đối tượng thuộc các khu vực: khu vực I, khu vực II, khu vực II nông thôn, khu vực III
● Các chính sách khuyến khích khi tham gia đào tạo tại các trường nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học
- Miễn học phí: đối tượng chính sách được miễn hoàn toàn tiền học phí
- Giảm học phí: đối tượng đươc giảm 50% học phí
- Trợ cấp xã hội: đối tượng ngoài được miễn, giảm học phí còn được hưởng chế độ trợ cấp xã hội
Trang 5- Học bổng: đối tượng là những người có thành tích tốt trong học tập (loại giỏi)
- Hỗ trợ vay vốn để học tập:hỗ trợ đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập
d Nâng cao chất lượng đào tạo
Yêu cầu điểm đầu vào, đầu ra tại các trường: khi tuyển sinh ngoài điểm sàn các trường có đưa ra điểm chuẩn để lọc được đối tượng phù hợp với yêu cầu đặc điểm chất lượng của ngành học, trường học
Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng: các kì thi, kiểm tra đánh giá chất lượng được tổ chức thường xuyên Nếu các đối tượng không đạt yêu cầu sẽ phải đào tạo lại đến khi đạt chất lượng
Yêu cầu về chất lượng của cán bộ, giảng viên giảng dạy: đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ, kiến thức chuyên môn
2 Sử dụng lao động
Chuyển dịch cơ cấu lao động
Chuyển dịch cơ cấu lao động làm việc tại khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ Trước đây, người lao động tập trung chủ yếu trong khu vực nông nghiệp chiếm khoảng 64% Hiện nay tỷ lệ người lao động trong khu vực nông nghiệp đã giảm đáng kể còn khoảng 47% và chuyển sang khu vực công
nghiệp và dịch vụ
Chuyển dịch lao động từ nông thôn về thành thị Người lao động tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn chiếm đến 70% nguồn lao động và đang có xu hướng chuyển về vùng thành thị vào các khu công nghiệp, khu chế xuất
III/ ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
1 Tồn tại của các chính sách
a Các chuyên ngành đào tạo không đều
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động nhiều trường cao đẳng đại học mới được thành lập với nhiều ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động nhưng tồn tại tình trạng mất cơ cấu các ngành đào tạo Những năm gần đây một số lượng lớn lao động ngành kinh tế được đào tạo nhưng thị trường không đáp ứng hết được nguồn cung đó nên tình trạng sinh viên tốt ngiệp ra trường không tìm được việc làm oặc làm trái ngành đào tạo nhiều Trong khi đó lao động đã qua đào tạo của
Trang 6ngành nông nghiệp hoặc ngành kĩ thuật lại thiếu Không tận dụng hết được nguồn lực về lao động
b Chất lượng đầu ra của nguồn lao động chưa cao
- Do nhiều trường cao đẳng đại học mới được thành lập mà chưa đáp ứng đủ điều kiện cần thiêt nên dẫn đến chất lượng đào tạo của trường kém
- Do đội ngũ cán bộ giảng dạy tại các trường Bên cạnh những giảng viên tốt có trình độ chuyên môn vẫn tồn tại một bộ phận giảng viên trình độ chưa cao cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường
- Do nền kinh tế phát triển nên xuất hiện nhiều ngành mới nhu cầu về cán bộ giảng viên tăng lên Trên thực tế nước ta đang thiếu trầm trọng đội ngũ giảng viên, đặc biệt là những ngành mới
- Người lao động có ít kinh nghiệm về nghề nghiệp Sau khi được đào tạo tại các trường đại đa số sinh viên không có hoặc ít có kinh nghiệm thực tiễn về nghề
nghiệp, thiếu các kĩ năng trong môi trường việc làm có mức độ cạnh tranh cao
c Nguồn kinh phí cho việc đào tạo ngồn lao động còn hạn hẹp
Đề thực hiện các chính sách đào tạo lao động thì cần phải có kinh phí để thực hiện Hiện nay nguồn kinh phí này được huy động từ nguồn ngân sách do nhà nước cấp hàng năm, học phí do học sinh và gia đình học sinh đóng góp Mà nguồn kinh phí này rất lớn, ngân sách và học phí vẫn không đủ kinh phí cho đào tạo Dẫn đến tình trạng không có nguồn chi cho học tập, thực nghiệm và trả lương để thu hút giảng viên giảng dạy chất lượng
2 Biện pháp khắc phục
a Xây dựng cơ cấu ngành đào tạo hợp lý
Cần điều chỉnh quản lý thành lập các trường cao đẳng đại học với cơ cấu ngành hợp lý, phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay Tăng đào tạo các ngành kĩ thuật, công nghệ cao giảm đào tạo các ngành kinh tế tài chính Tăng đào tạo lao động có chuyên môn ngành nông, lâm, ngư nghiệp
b Nâng cao chất lượng nguồn lao động
- Các chính sách tăng lương để thu hút giảng viên chất lượng
- Bộ giáo dục cần có sự điều chỉnh về chính sách chỉ tiêu giảng viên tại các trường để đáp ứng đủ số lượng giảng viên giảng dạy cho chất lượng tốt nhất
- Chính sách tạo điều kiện cho giảng viên trẻ được đi học tập, nghiên cứu, tham gia hội thảo ở nước ngoài
Trang 7- Tạo mạng lưới liên kết giữa doanh nghiệp với các trường để sinh viên có thể
có cơ hội thực hành các kiến thức vào thực tiễn Đồng thời giảm được kinh phí xây dựng các cơ sở thực hành cho nhà trường
c Xây dựng mức học phí
- Nhà nước tăng nguồn ngân sách, đổi mới phương pháp cấp phát ngân sách cho các trường
- Điều chỉnh mức học phí phù hợp để tạo điều kiện cho người học có cơ hội học tập với chất lượng tốt nhất với chi phí hợp lý