1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

các vấn đề liên quan đến quy định thuế gtgt và công tác kế toán thuế gtgt tại doanh nghiệp

21 187 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 225,91 KB

Nội dung

Căn cứ tính thuế GTGT = Giá tính thuếGTGT x Thuế suất thuếGTGT  Nguyên tắc: Giá tính thuế là giá chưa thuế GTGT  Đối với hàng nhập khẩu không chịu thuế TTĐB: Giá tính thuế GTGT = Giá

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN – BỘ MÔN KẾ TOÁN

 

CHỦ ĐỀ

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUY ĐỊNH THUẾ GTGT

VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT

TẠI DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: ThS Đỗ Ngọc Trâm

Trang 2

MỤC LỤC:

Chương 1: Tổng quan về thuế GTGT và KT thuế GTGT……….4

1.1 Tổng quan về thuế GTGT……… 4

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm……… 4

1.1.2 Đối tượng và phương pháp tính thuế GTGT……… 5

1.1.3 Khấu trừ thuế và hoàn thuế GTGT……….8

1.2 Kế toán thuế GTGT……….9

1.2.1 Phương pháp khấu trừ……….9

1.2.2 Phương pháp trực tiếp……… 10

1.2.3 Kế toán các trường hợp đặc thù………12

Chương 2: Thực tế công tác kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp……… 18

2.1 Ví dụ về mua bán hoá đơn khống……….18

2.2 Ví dụ về tình trạng trốn thuế……….19

2.3 Gian lận về tiền hoàn thuế GTGT……….20

Chương 3: Nhận xét và một số kiến nghị……… 21

Kết luận……….22

Trang 3

Chương 1: Tổng quan về thuế GTGT và KT thuế GTGT

1.1 Tổng quan về thuế GTGT

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế GTGT

 Khái niệm : Thuế GTGT là thuế gián thu tính trên phần giá trị tăng thêm của HH,

DV phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

 Đặc điểm :

 Có đầy đủ đặc điểm của thuế tiêu dùng (Thuế gián thu, Thuế lũy thoái so với thunhập, Thuế thực)

+ Thuộc thuế gián thu: là loại thuế được cộng vào giá, là một bộ phận cấu thành của giá

cả hàng hoá Thuế gián thu là hình thức thuế gián tiếp qua một đơn vị trung gian (thường

là các doanh nghiệp) để đánh vào người tiêu dùng Thuế gián thu là thuế mà người chịuthuế và người nộp thuế không cùng là một

Ví dụ:

Giá hàng hoá, dịch vụ chưa thuế là: 100 Thuế suất thuế GTGT là 10% => Thuế GTGT là

10 Giá người tiêu dùng phải trả là: 100 + 10 = 110 (giá bao gồm cả thuế GTGT)

Tính gián thu của thuế GTGT biểu hiện: người mua hàng hoá, dịch vụ là người phải trảkhoản thuế này thông qua giá mua của hàng hoá, dịch vụ Như vậy, người mua không trựctiếp nộp thuế GTGT vào NSNN mà trả thuế thông qua giá thanh toán hàng hoá và dịch vụcho người bán, trong đó bao gồm cả khoản thuế GTGT mà người mua trả Người bán thựchiện nộp khoản thuế GTGT phải nộp “đã được người mua trả” vào NSNN

+ Thuộc thuế lũy thoái so với thu nhập: Thuế GTGT đánh vào HH, DV, người tiêu dùng

HH, DV là người phải trải khoản thuế đó, không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phảitrả số thuế như nhau Như vậy, nếu so sánh giữa số thuế phải trả so với thu nhập thì ngườinào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này thấp hơn và ngược lại

+ Thuộc thuế thực: Đánh vào vật không dựa vào khả năng thu nhập của người nộp thuế.Khả năng nộp thuế của người nộp thuế có thể khác nhau nhưng khi chi tiêu cho cùng một

HH, DV thì mức thuế phải chịu là như nhau

 Là sắc thuế TD nhiều giai đoạn, không trùng lắp

Thuế GTGT đánh vào GTGT của HH, DV phát sinh ở các giai đoạn từ sản xuất, lưuthông, đến tiêu dùng HH, DV đó Tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽbằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng

 Có tính trung lập cao, tính trung lập biểu hiện ở hai khía cạnh:

Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, do ngườinộp thuế chỉ là người “thay mặt” người tiêu dùng nộp hộ khoản thuế này vào NSNN Dovậy thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí sản xuất mà chỉ đơn thuần là một khoảnthu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp HH, DV Thuế GTGT không bị ảnhhưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình SX, KD bởi tổng số thuế ở tất cả các

Trang 4

giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạnnhiều hay ít.

1.1.2 Đối tượng và phương pháp tính thuế GTGT

1.1.2.1 Đối tượng.

 Đối tượng chịu thuế (điều 2 TT 219) : HH, DV dùng cho SX, KD và TD ở ViệtNam (bao gồm cả HH, DV mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) trừ các đốitượng không chịu thuế theo quy định

 Đối tượng không chịu thuế (điều 4 TT 219): Những HH, DV hoạt động phục vụcông cộng, nhân đạo, xã hội, hàng hóa khó xác định lượng giá trị tăng thêm, HH,

DV nhằm khuyến khích phát triển, những hoạt động liên quan đến rủi ro…

Một số đối tượng không chịu thuế tiêu biểu như:

K1 Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sảnnuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thôngthường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu

Ví dụ : Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức Công ty B giao

cho Công ty A con giống, thức ăn, thuốc thú y, Công ty A giao, bán cho Công ty B sảnphẩm heo thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo Công ty A giao, báncho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Sản phẩm heo Công ty B nhận lại từ Công ty A: nếu Công ty B bán ra heo (nguyên con)hoặc thịt heo tươi sống thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nếuCông ty B đưa heo vào chế biến thành sản phẩm như xúc xích, thịt hun khói, giò hoặcthành các sản phẩm chế biến khác thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGTtheo quy định

K2 Sản phẩm là giống cây trồng vật nuôi

K4 Sản phẩm là muối

K8 Dịch vụ tài chính

K9 Dịch vụ y tế, thú y

K13 Hoạt động dạy học, dạy nghề

K14 Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn NSNN

 Người nộp thuế: (điều 3 TT 219)

-Là tổ chức, cá nhân SX, KD HH, DV chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệtngành nghề, hình thức, tổ chức KD

-Là tổ chức, cá nhân nhập khẩu HH, mua DV từ nước ngoài chịu thuế GTGT

1.1.2.2 Phương pháp tính thuế.

Trang 5

Căn cứ tính

thuế GTGT = Giá tính thuếGTGT x Thuế suất thuếGTGT

 Nguyên tắc: Giá tính thuế là giá chưa thuế GTGT

 Đối với hàng nhập khẩu không chịu thuế TTĐB:

Giá tính thuế

GTGT = Giá tínhthuế

Nhậpkhẩu

+ Thuế NK (Saukhi được Miễn,giảm)

+ ThuếTTĐB

+ Thuế BVMT(nếu có)

 Thuế suất:

0%: HHDV xuất khẩu và được coi như xuất khẩu

5%: HHDV thiết yếu phục vụ trực tiếp cho sản xuất và tiêu dùng (16 nhóm)

b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ

hộ, cá nhân kinh doanh

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấutrừ

i Số thuế GTGT đầu ra : được tính bằng tổng số thuế GTGT của HH, DV bán ra ghitrên hoá đơn GTGT

Trang 6

ii Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Thuế GTGT đầu vào bằng tổng thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua HH,DV (baogồm cả TSCĐ) dùng cho sản xuất, kinh doanh HH chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghitrên hoá đơn nộp thuế của HH nhập khẩu

Ví dụ: Tại Công ty kế toán Centax, trong tháng 6/2015 có các nghiệp vụ sau:

- Ngày 05/06: Mua một bộ 20 bộ máy tính, đơn giá chưa có thuế là 12.000.000đồng, thuế suất thuế GTGT: 10%

- Ngày 20/06: Xuất bán 10 bộ máy tính, đơn giá chưa có thuế là 16.500.000 đồng, và

06 tivi Samsung đơn giá chưa thuế là 15.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT là 10%Vậy: Số thuế GTGT đầu ra = 16.500.000 x 10 x 10% + 15.000.000 x 5 x 10% =25.500.000 đồng

Số thuế GTGT đầu vào = 12.000.000 x 20 x 10% = 24.000.000 đồng

Số thuế GTGT phải nộp = 25.500.000 – 24.000.000 = 1.500.000 đồng

b Phương pháp trực tiếp

 Đối tượng áp dụng

- Cơ sở kinh doanh mua bán, chế tác vàng bạc, đá quí

- Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷđồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

- Hộ, cá nhân kinh doanh;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng

có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, ctừ

- Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế

 Theo GTGT: Hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc đá quý

Trang 7

 Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị giatăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động nhưsau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vậtliệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%

1.1.3 Khấu trừ thuế và hoàn thuế GTGT

a Khấu trừ thuế.

 Điều kiện khấu trừ

- Điều kiện 1: Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanhhàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vàokhông được bồi thường của hàng hoá chịu thuế GTGT bị tổn thất

- Điều kiện 2: Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xácđịnh số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho

- Điều kiện 3: Chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào của các hóa đơn GTGT, chứng từ đầu vàohợp pháp, ghi chép đúng qui định

- Điều kiện 4: Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ muavào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng

 Nguyên tắc khấu trừ

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào khôngđược bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồngthời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thìchỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT

- Thuế GTGT đầu vào của hoạt động mua, đi thuê và những hoạt động khác liên quan đếnnhững tài sản, máy móc, thiết bị trong các trường hợp sau không được khấu trừ mà tính

Trang 8

vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuếTNDN.

- Khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong một số trường hợp cụ thế khác

b Hoàn thuế (điều 13 Luật thuế 106/2016)

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuếGTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào

- Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGTđầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên => được hoàn thuế theo tháng, quý.Tuy nhiên, việc hoàn thuế sẽ KHÔNG áp dụng trong trường hợp HH nhập khẩu để xuấtkhẩu, HH xuất khẩu mà KHÔNG thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hđộng hải quantheo quy định của Luật hải quan

VN và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại VN

+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

- Chứng từ “đầu ra”: hoá đơn GTGT ghi đủ - đúng các yếu tố trên hoá đơn Tách bạch rõràng giá bán chưa có thuế GTGT và thuế GTGT

a Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

 Đầu vào: Khi mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh

Nợ TK 156, 152,153, 211, 642, 142, 242 : giá chưa thuế

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331 : số tiền phải trả nhà cung cấp

Theo TT219/2013/TT-BTC: Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinhdoanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào

Trang 9

nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần

có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiềnmặt (theo TT219/2013/TT-BTC)

 Đầu ra: Khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Nợ các TK 111, 112, 131 Tổng giá thanh toán

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Có TK 511 - Doanh thu chưa có thuế

 Cuối kỳ: xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra và sốthuế GTGT phải nộp trong kỳ:

Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ được chuyển trừ vào số thuế GTGT đầu ra:

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Có TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ

+ Nếu 1331 > 3331: tức là đầu vào lớn hơn đầu ra nên kế toán được chuyển số dư của

1331 sang kỳ sau để khấu trừ tiếp

+ Nếu 1331 < 3331 : tức là đầu vào nhỏ hơn đầu ra nên kế toán phải nộp số tiền thuếchênh lệch này vào NSNN

 Khi nộp kế toán hạch toán:

Phương thức: nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

Thời hạn: chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

Với HH nhập khẩu: Cơ sở kinh doanh và người NK hàng hóa phải nộp thuếGTGT hàng hóa NK theo từng lần nhập khẩu cùng với thuế NK Có thể nộp ngayhoặc sau 30 ngày tính từ ngày mở tờ khai hải quan

Trang 10

b Hạch toán thuế GTGT đầu vào

 Những DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT đầu vào

sẽ không được phép khấu trừ ( Tức là không hạch toán 133 mà đưa vào nguyên giácủa hàng hóa, dịch vụ, vật tư, công cụ, TSCĐ mua vào hoặc được đưa vào chi phí

để tính thuế TNDN)- Điều 19 TT200 hoặc khảon 9 điều 14 TT219/2013

VD: DN A kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, đi mua hàng hóa dịch vụ của

DN B kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên có hóa đơn như sau: Giá trịhàng hóa: 10tr, Thuế VAT 10%: 1tr, Tổng tiền phải thanh toán: 11tr

Hạch toán: Nợ TK 156/152/153: 11tr

Có TK liên quan: 11tr

 Hạch toán thuế GTGT phải nộp

Khi xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ DN lập hóa đơn bán hàng, dựa vào hóa đơn bánhàng DN hạch toánh theo 2 phương pháp sau

Phương pháp 1: Nếu tách riêng ngay số thuế GTGTpn khi xuất hóa đơn:

- Ghi nhận doanh thu: Nợ TK 111/112/131… ( tổng giá trị thanh toán)

Có TK 511/515/711 ( Giá bao gồm VAT)

- Định kỳ khi xác định số thuế GTGT pn, kế toán ghi giảm DT, thu nhập tương tứng

Trang 11

+ Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế thời hạn nộp thuế là thờihạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

+ Đối với hộ nộp thuế khoán: nộp tiền thuế hàng tháng chậm nhất là ngày cuốicùng của tháng Nếu hộ nộp thuế khoán lựa chọn nộp thuế theo quý: thời hạn nộpthuế cho cả quý là ngày cuối cùng của tháng đầu quý

Đối với DN gửi hàng:

– Có 2 cách xuất hàng gửi đại lý:

1) Khi xuất hàng kèm hoá đơn GTGT ( Hai bên cùng không kê khai thuế GTGT)2) Khi xuất hàng lập Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, kèm theo Lệnh điều độngnội bộ ( không xuất hóa đơn GTGT)

Đối với đại lý:

– Khi bán hàng phải lập hoá đơn giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hànghoá bán ra để gửi cho DN gửi hàng Căn cứ vào Bảng kê hàng hóa bán ra của đại

lý, DN gửi hàng lập hoá đơn GTGT, kê khai thuế cho số hàng hoá thực tế tiêu thụgiao cho đại lý

2 Hạch toán kế toán

2.1 Trường hợp sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, kèm theo Lệnh điềuđộng nội bộ

i) Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý:

– Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá giao cho các đại lý phải lập Phiếu xuất khohàng gửi bán đại lý, ghi: Nợ TK 157 : Hàng gửi đi bán / Có các TK 155, 156.– Khi hàng hoá giao cho đại lý đã bán được, căn cứ vào Bảng kê hoá đơn bán racủa hàng hoá đã bán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về kế toánphản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanh toán) / Có TK 511 / Có TK 3331Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán / Có TK 157 – Hàng gửi đi bán

– Số tiền hoa hồng mà DN phải trả cho đại lý hưởng hoa hồng, ghi:

Nợ TK 641, 6421: (hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133.1

Có các TK 111, 112, 131, …

ii) Kế toán ở đơn vị nhận đại lý:

- Khi nhận hàng: Theo Thông tư 200 Bên đại lý theo dõi và ghi chép thông tin vềtoàn bộ giá trị hàng hoá nhận bán đại lý trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính

- Khi bán hàng nhận đại lý, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanhtoán) / Có TK 331: (giá giao bán đại lý + thuế) Không ghi nhận doanh thu đối vớihàng đại lý bán đúng giá)

Ngày đăng: 11/03/2018, 21:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w