1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (agribank) chi nhánh đông sài gòn

102 677 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 323,33 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tín dụng và rủi ro tín dụng 1.1.1 Tín dụng và tín dụng ngân hàng 1.1.1.1 Tín dụng Tín dụng là thu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

BÙI TUẤN ANH

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK) - CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH KINH TẾ

HẢI PHÒNG – 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

BÙI TUẤN ANH

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK) - CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH KINH TẾ

NGÀNH: KINH TẾ; MÃ SỐ: 60340410

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Xuân Lực

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong Luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của Luận văn chưađược công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Nếu phát hiện cóbất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng về kếtquả Luận văn của mình

Hải Phòng, tháng 3 năm 2016

Tác giả

Bùi Tuấn Anh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

LỜI MỞ ĐẦU viii

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1 Tín dụng và rủi ro tín dụng 1

1.1.1 Tín dụng và tín dụng ngân hàng 1

1.1.1.1 Tín dụng 1

1.1.1.2 Tín dụng ngân hàng (TDNH) 1

1.1.2 Rủi ro tín dụng 2

1.1.2.1 Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng 2

1.1.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng 4

1.1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 5

1.1.2.4 Căn cứ chủ yếu xác định mức độ rủi ro tín dụng 8

1.1.2.5 Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và các loại rủi ro khác trong hệ thống ngân hàng 9

1.2 Quản trị rủi ro tín dụng 10

1.2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng 10

1.2.2 Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng 10

1.2.3 Các nguyên tắc chung của uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel về quản trị rủi ro tín dụng 11

1.2.4 Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng 12

1.2.5 Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng 16

1.2.5.1 Nhận diện rủi ro tín dụng 16

1.2.5.2 Đo lường rủi ro tín dụng 16

1.2.5.3 Xử lý rủi ro tín dụng: 18

Trang 6

1.2.5.4 Giám sát, ngăn chặn rủi ro tín dụng 18

1.2.6 Những tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng 20

1.2.6.1 Hệ số an toàn vốn 20

1.2.6.2 Tỷ lệ nợ quá hạn 21

1.2.6.3 Tỷ lệ nợ xấu 21

1.2.6.4 Hệ số rủi ro tín dụng 21

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng 22

1.3.1 Các yếu tố chủ quan 22

1.3.2 Các yếu tố khách quan 22

1.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam 23

1.4.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam 23

1.4.1.1 Ngân hàng TNHH MTV HSBC (Việt Nam): 23

1.4.1.2 Ngân hàng United Overseas Bank (UOB): 24

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong công tác quản trị rủi ro tín dụng 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK) -CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN 27

2.1 Giới thiệu tổng quan về Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn 27

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Agribank 27

2.1.2 Giới thiệu tổng quan ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn 28

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn 28

2.1.2.2 Mô hình tổ chức 29

2.1.2.3 Các chức năng chủ yếu 30

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn trong những năm gần đây 31

Trang 7

2.1.3.2 Hoạt động huy động vốn 31

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng 34

2.1.3.3 Hoạt động Kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế 39

2.1.3.4 Hoạt động dịch vụ thẻ, máy POS: 40

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn 41

2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn 41

2.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn 43

2.2.2.1 Quy định về quy trình cho vay 43

2.2.2.2 Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng 45

2.2.2.3 Quy định phân loại nhóm nợ 47

2.2.2.4 Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn 47

2.2.2.5 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn 48

2.2.2.6 Quy định chính sách cho vay và chính sách quản trị rủi ro tín dụng 49

2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn 53

2.3.1 Những kết quả đạt được 53

2.3.2 Những hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng 57

2.3.2.1 Góc độ từ phía Ngân hàng 57

2.3.2.2 Góc độ từ phía khách hàng 59

2.3.2.3 Góc độ từ phía môi trường kinh doanh 59

2.3.3 Nguyên nhân 60

2.3.3.1 Góc độ từ phía Ngân hàng 60

2.3.3.2 Góc độ từ phía khách hàng 63

2.3.3.3 Góc độ từ phía môi trường kinh doanh 63

Trang 8

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN 66

3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn 66

3.1.1 Định hướng tái cơ cấu và phát triển các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 66 3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn đến năm 2020 67

3.1.3 Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn 68

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn 68

3.2.1 Hoàn thiện mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng 69

3.2.2 Tích cực xử lý nợ xấu và nợ quá hạn 69

3.2.3 Tách bạch các khâu trong hoạt động tín dụng 70

3.2.4 Nâng cao chất lượng thẩm định và hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát khoản vay 70

3.2.5 Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của ngân hàng Nhà nước 71

3.2.6 Chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 71

3.2.7 Thu thập, khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng 72

3.2.8 Không quá lệ thuộc vào tài sản đảm bảo 74

3.2.9 Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng 75

3.2.10 Cần đưa ra các giải pháp để đối phó với các yếu tố từ bên ngoài 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

LỜI KẾT 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor 15 Bảng 2.1: Phân tích nguồn vốn theo tính chất huy động của Agribank Đông Sài

Gòn giai đoạn năm 2013-2015 31

Bảng 2.2: Phân tích dư nợ theo thời hạn vay của Agribank Đông Sài Gòn giai đoạn

năm 2013-2015 37

Bảng 2.3: Dư nợ Agribank Đông Sài Gòn theo thành phần kinh tế giai đoạn năm

2013-2015 38

Bảng 2.4: Hoạt động Kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế của Agribank

Đông Sài Gòn giai đoạn 2013-2015 39

Bảng 2.5: Hoạt động dịch vụ thẻ, máy POS của Agribank Đông Sài Gòn giai đoạn

2013-2015 40

Bảng 2.6: Tình hình phân loại nợ, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu tại Agribank chi nhánh

Đông Sài Gòn giai đoạn 2012-2015 41

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Ngân hàng là trung gian tài chính có chức năng nhận tiền gửi của dân cư, tàichính kinh tế, tài chính tín dụng và cho vay lại các thành phần kinh tế với lãi suất thíchhợp Ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thanh khoản trong nền kinh

tế Hiện nay, công tác quản trị rủi ro tín dụng có vài trò cực kỳ quan trọng đối với cácngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung Việc đánh giá, thẩm định vàquản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tíndụng mà ngân hàng sẽ gặp phải và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàng Việc xâydựng hệ thống quản trị nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng là cần thiết nhằmđảm bảo an toàn vốn cũng như ổn định hoạt động ngân hàng trong dài hạn

Sau nhiều sự kiện rủi ro xảy ra đối với hệ thống ngân hàng trong thời gian gầnđây càng cho thấy khi Việt Nam càng hội nhập, hệ thống ngân hàng càng phát triển đã

mở ra những cơ hội phát triển mới cho thị trường tài chính nói chung cũng như hệthống ngân hàng nói riêng thì bên cạnh đó công tác quản trị rủi ro tín dụng ngân hàngcàng gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro cơbản, mang đến tổn thất to lớn cho không chỉ riêng ngân hàng mà cả nền kinh tế Việcnghiên cứu rủi ro tín dụng ngân hàng và đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm quản trịrủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại là một điều vô cùng cấp thiết

Xuất phát từ những lý do trên, tôi xin chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) - chi nhánh Đông Sài Gòn” để làm luận văn tốt nghiệp Qua đó đem

đến một số nét tổng quát về rủi ro tín dụng cũng như đưa ra một số giải pháp, kiến nghịnhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn (Agribank) - chi nhánh Đông Sài Gòn

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục đích nghiên cứu của luậnvăn về đề tài này là trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, những hạnchết và tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra những giải pháp

Trang 12

nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank Chi nhánhĐông Sài Gòn.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là rủi ro tín dụng và thực trạng quản trị rủi rotín dụng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những rủi ro tín dụng, thực trạng và các biện phápnhằm quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank-Chi nhánh Đông Sài Gòn trên cơ sở dữ liệu

từ năm 2013 đến năm 2015

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phương pháp luận Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử vàPhương pháp toàn diện, kết hợp với phương pháp định tính là Thống kê mô tả, So sánh

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã hệ thống hóa, phân tích nhằm làm sáng tỏnhững vấn đề lý luận căn bản về các khái niệm, nguyên nhân, các nguyên tắc và quytrình cơ bản để quản trị rủi ro tín dụng

- Ý nghĩa thực tiễn: Điểm nổi bật về ý nghĩa thực tiễn của luận văn về đề tài nàychính là chỉ ra những ưu điểm, mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, từ đóđưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chinhánh Đông Sài Gòn

6 Kết cấu chung của luận văn

Luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàngthương mại Việt Nam;

Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribankchi nhánh Đông Sài Gòn;

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánhĐông Sài Gòn và một số kiến nghị

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tín dụng và rủi ro tín dụng

1.1.1 Tín dụng và tín dụng ngân hàng

1.1.1.1 Tín dụng

Tín dụng là thuật ngữ chỉ mối quan hệ kinh tế giữa hai chủ thể bao gồm: bên đivay và bên cho vay, trong đó, giữa hai bên có mối liên hệ với nhau thông qua sự vậnđộng của dòng vốn tín dụng, được biểu hiện dưới hình thức giá trị hàng hóa hoặc tiền

tệ Sự vận động này trải qua các giai đoạn: trước hết là chuyển dịch tín dụng từ bên chovay sang bên đi vay, sau đó đưa dòng vốn vào quá trình sản xuất và cuối cùng là hoàntrả tín dụng Cụ thể:

 Giai đoạn thứ nhất: tín dụng được phân phối thông qua hình thức cho vay.Trong đó, có sự dịch chuyển của dòng vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng từbên cho vay sang chủ thể đi vay Như vậy có thể hiểu giá trị dòng vốn tíndụng được dịch chuyển từ người cho vay sang người đi vay, đây là điểmkhác biệt cơ bản so với giao dịch mua bán hàng hóa thông thường

 Giai đoạn thứ hai: đưa dòng vốn tín dụng vào quá trình sản xuất Bên đi vaysau khi nhận được dòng vốn tín dụng, được quyền tạm thời sử dụng để phụcvụ hoạt động của mình trong một khoản thời gian nhất định, lúc này, bên đivay chỉ được sử dụng giá trị tín dụng đó nhưng không có quyền sở hữu

 Giai đoạn thứ ba: là hoàn trả của tín dụng Đây là giai đoạn kết thúc vòngtuần hoàn của tín dụng Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sảnxuất để trở về hình thái tiền tệ, thì người đi vay hoàn trả lại cho người vay.Như vậy, bản chất của sự vận động tín dụng là sự hoàn trả tín dụng, đó là điểm cơbản khác biệt giữa phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác

1.1.1.2 Tín dụng ngân hàng (TDNH)

Tín dụng ngân hàng phản ánh quan hệ vay mượn vốn tiền tệ giữa các ngân hàngvới các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế theo nguyên tắc cho vay có hoàn trả

Trang 14

Theo đó, việc hoàn trả nợ gốc trong tín dụng đến từ việc thực hiện được giá trị hànghoá trên thị trường, trong khi việc hoàn trả lãi vay đến từ việc thực hiện được giá trịthặng dư trên thị trường Cho nên, rủi ro tín dụng có thể được xem như là rủi ro tronghoạt động sản xuất kinh doanh được quan sát từ góc độ ngân hàng cho vay

Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội.TDNH huy động vốn dưới các hình thức: tiền gửi (có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền tiếtkiệm), vay từ ngân hàng Trung ương, phát hành tín phiếu

Chủ thể tham gia vào hoạt động TDNH bao gồm:

- Ngân hàng: là những tổ chức trung gian tài chính, nhận tiền gửi từ các cánhân và tổ chức, sau đó cho vay

- Các chủ thể kinh tế khác bao gồm: doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, các cơquan Nhà nước, các tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư

TDNH có ưu điểm là: có khả năng cung ứng những khoản vốn lớn đáp ứng đầy

đủ nhu cầu vay của khách hàng; có thể đi vay ngắn hạn để cho vay dài hạn; có phạm vihuy động vốn cũng như cho vay rất lớn, liên quan đến các chủ thể và các lĩnh vực khácnhau trong nền kinh tế

Tuy nhiên, TDNH có một hạn chế cơ bản nhất là độ rủi ro cao Hạn chế nàycũng gắn liền với chính những ưu điểm của TDNH, do việc Ngân hàng có thể cho vay

số tiền lớn hơn nhiều so với số vốn tự có hoặc có sự chuyển hóa thời hạn và phạm vi tíndụng rất rộng

1.1.2 Rủi ro tín dụng

1.1.2.1 Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng

a Khái niệm rủi ro tín dụng

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, ở các quốc gia phát triển thì lợi nhuậncho hoạt động ngân hàng đa phần lấy từ hoạt động cung cấp dịch vụ phi tín dụng, còntại Việt Nam, khi thị trường tài chính còn chưa phát triển đầy đủ thì hoạt động tín dụngvẫn đang mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu, tuy nhiên đây cũng là hoạt động tiềm ẩnrủi ro lớn nhất Kinh doanh ngân hàng chính là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuậnvới rủi ro chấp nhận được là bản chất ngân hàng Và rủi ro tín dụng là một trong những

Trang 15

nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinhdoanh ngân hàng

Theo uỷ ban Basel (thuộc Ngân hàng Thanh toán quốc tế) thì: “Rủi ro tín dụng làkhả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ củamình theo những điều khoản đã cam kết Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự

vỡ nợ của người giao ước trong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự

vi phạm nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả nợ và lãi”

b Phân loại rủi ro tín dụng

- Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được chiathành: rủi ro danh mục và rủi ro giao dịch

+ Rủi ro danh mục: là loại hình rủi ro tín dụng phát sinh trong việc quản lý

danh mục cho vay của ngân hàng Đây là loại rủi ro vừa mang tính chủ quan, lại vừatác động của các nhân tố khách quan, bao gồm: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung

 Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tínhriêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuấtphát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố bên trong của mỗi khách hàng vay vốn, ngànhnghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động

 Rủi ro tập trung: Rủi ro tập trung là rủi ro phát sinh trong trường hợp ngânhàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quánhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trongcùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao

+ Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân

phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánhgiá khách hàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảođảm và rủi ro nghiệp vụ

 Rủi ro lựa chọn: rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phântích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng);

 Rủi ro bảo đảm: rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như mức

Trang 16

cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo…

 Rủi ro nghiệp vụ: rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay vàhoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật

xử lý các khoản vay có vấn đề

- Nếu căn cứ vào tính chất tác động, rủi ro tín dụng được chia thành: rủi rokhách quan và rủi ro chủ quan

+ Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai,

địch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thấtthoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách

+ Rủi ro chủ quan là rủi ro do nguyên nhân chủ quan thuộc về người vay

và người cho vay vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủquan khác

1.1.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng

Việc nhận biết các đặc điểm của từng loại rủi ro tín dụng là rất cần thiết và hữuích nhằm có biện pháp phòng ngừa chủ động rủi ro tín dụng, đảm bảo hệ thống vậnhành an toàn và ổn định lâu dài Rủi ro tín dụng có những đặc điểm cơ bản sau:

- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng

chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng Rủi ro tín dụng xảy ra khi kháchhàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn không thể hoàn trảđúng và đầy đủ vốn cho ngân hàng đúng hạn

- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: đây là đặc điểm tất yếu

của rủi ro tín dụng do đặc trưng ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ.Đặc điểm này cũng là hệ quả của đặc điểm thứ nhất vì mối liên hệ gián tiếp với rủi

ro tín dụng khiến sự đa dạng và phức tạp của rủi ro tín dụng ngân hàng càng thể hiện

rõ Do đó khi phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phải áp dụng đồng bộ nhiều biệnpháp, không chủ quan với bất cứ dấu hiệu rủi ro nào để đưa ra biện pháp phù hợp

- Rủi ro tín dụng có tính tất yếu vì rủi ro luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại: nguyên nhân phát sinh loại rủi ro này

xuất phát từ tình trạng thông tin bất cân xứng, đã làm các ngân hàng chưa thể nắm

Trang 17

bắt kịp thời được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ Có thể nói kinhdoanh ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp và đạt được lợinhuận tương ứng.

1.1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

a Nguyên nhân khách quan

Do môi trường kinh tế có tính ổn định chưa cao.

- Nền kinh tế VN vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp vàcông nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm,…), đặc thùnhững lĩnh vực này thường rất nhạy cảm với rủi ro bất ổn của thời tiết và giá cảthường xuyên biến động trên thị trường thế giới, nên thường bị tổn thương khi thị

trường thế giới có nhiều thay đổi theo diễn biến xấu

- Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế có thể là nguyênnhân dẫn đến nợ xấu gia tăng tại các ngân hàng thương mại khi các doanh nghiệpphải đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt, và quy luật đào thải gắt gao của thịtrường, dẫn đến nguy cơ thua lỗ phá sản luôn hiện diện Bên cạnh đó, sự cạnhtranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hộinhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý cònchưa theo kịp chuẩn mực quốc tế buộc phải chạy theo tăng trưởng, thu hút kháchhàng bằng cách hạ tiêu chuẩn, điều kiện cho vay… dẫn đến việc gia tăng nguy cơrủi ro nợ xấu, bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn, ổn định và lànhmạnh sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút với các chính sách lãi suất thấp và ưuđãi dịch vụ với nguồn vốn lớn sẵn có

Do môi trường pháp lý còn nhiều bất cập.

- Hiệu quả của công tác triển khai thực thi pháp luật còn chưa cao: vài nămtrở lại đây, Cơ quan chức năng có thẩm quyền như Quốc hội, Ủy ban thường vụquốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan liên quan đãbắt đầu quan tâm, ban hành nhiều văn bản luật và hướng dẫn thi hành liên quanđến hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại Tuy nhiên, việc triển khai và thựcthi pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng chưa được tiến hành

Trang 18

đồng bộ, còn chậm chạp và gặp phải nhiều vướng mắc Đặc biệt là trong công tác

xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay Trong các văn bản luật đều có quy định:trường hợp khách hàng không trả được nợ, ngân hàng thương mại có quyền xử lýtài sản đảm bảo nợ vay Tuy nhiên, điều này là rất khó, bởi bản thân ngân hàngkhông thể tự đơn phương xử lý tài sản của khách hàng mà phải trả qua trình tự thủtục kéo dài, trường hợp khách hàng không hợp tác, chống đối thì việc xử lý một tàisản thông qua con đường khiếu kiện phải mất vài năm Điều này dẫn đến tình trạng

nợ tồn đọng, nợ xấu kéo dài và gia tăng ở các ngân hàng thương mại, dẫn đến anninh tiền tệ trong hệ thống ngân hàng thiếu ổn định

- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước(NHNN) Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và bảođảm an toàn hệ thống vẫn chưa có sự cải thiện đồng bộ về chất lượng, năng lực cán

bộ thanh tra giám sát vẫn chưa đáp ứng hết được yêu cầu Nội dung và phương phápthanh tra, giám sát vẫn còn thiếu khoa học, mô hình tổ chức còn nhiều bất cập

b Nguyên nhân chủ quan

Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay

- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: cácdoanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng thông thường đều có phương án sản xuất kinhdoanh cụ thể, với tính khả thi được ngân hàng thẩm định đánh giá tốt thì mới đượcngân hàng đồng ý cấp tín dụng Tuy nhiên, trong đó vẫn còn một số doanh nghiệp

sử dụng vốn không đúng mục đích đề nghị vay, dùng nhiều thủ đoạn để cố tình lừađảo ngân hàng, hiện nay, tình trạng này cũng đang có dấu hiệu gia tăng và có mức

độ phức tạp khá cao, để lại nhiều hậu quả nặng nề

- Khả năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước còn nhiềuyếu kém: mục đích vay vốn của các doanh nghiệp chủ yếu là để mở rộng quy môsản xuất kinh doanh, tập trung vào việc đầu tư tài sản cố định hữu hình, hơn là đổimới nâng cao cách thức quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính

và hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực Dẫn đến quy mô sản xuất kinh doanhphình ra quá to trong khi tư duy và cách thức quản lý còn hạn chế, chưa theo kịp

Trang 19

mức tăng của quy mô sản xuất kinh doanh, đó chính là nguyên nhân dẫn đến sựsụp đổ của các phương án kinh doanh ban đầu được đánh giá là khả thi.

- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: các doanhnghiệp Việt Nam thường có quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ vay và chiếmdụng so với vốn tự có cao Bên cạnh đó, việc hạch toán kế toán chỉ được thực hiệnbài bản ở những đơn vị có quy mô lớn, còn đối với các công ty nhỏ thì việc hạchtoán kế toán vẫn chưa được tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực Cho nên, thôngtin cung cấp cho ngân hàng nhiều khi nặng về phần hình thức, chưa phản ảnh toàndiện được tình hình sản xuất kinh doanh và trạng thái tài chính của khách hàng

Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay

- Công tác kiểm tra nội bộ ngân hàng còn hạn chế: kiểm tra nội bộ có điểmmạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khivừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra đượcthực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh Nhưng trong thời giantrước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trênhình thức Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như một công cụ hữu hiệu trong vấn

đề phát hiện, phòng ngừa rủi ro tín dụng

- Do nhân viên có tính chuyên nghiệp chưa cao (thiếu kĩ năng và trình độchuyên môn nghiệp vụ), vi phạm đạo đức nghề nghiệp: điển hình được thể hiệnqua vài vụ án trọng điểm về kinh tế lớn vừa qua, có sự tiếp tay của một vài nhânviên ngân hàng, khi trực tiếp cùng với khách hàng lập hồ sơ vay giả, nâng khốnggiá trị tài sản bảo đảm để vay tiền ngân hàng Khi xảy ra rủi ro thì giá trị tài sảnbảo đảm không đủ bù đắp tổn thất của ngân hàng Do vậy, bên cạnh công tác bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ thì việc đào tạo không ngừng về nhận thức và đạođức nghề nghiệp đối với nhân viên là rất cần thiết

- Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay: trong quá trình cho vay, ngânhàng thường chủ yếu tập trung vào việc thẩm định trước khi cho vay mà xem nhẹquá trình kiểm tra, kiểm soát vốn sau khi cho vay Điều này tiềm ẩn rủi ro kháchhàng sử dụng vốn không đúng mục đích, dẫn đến nguồn tiền không về đúng thời

Trang 20

Tóm lại, rủi ro tín dụng luôn hiện diện và phát sinh do rất nhiều lý do ở cả khía

cạnh chủ quan lẫn khách quan Hiện nay, hầu hết các NHTM đều đang quan tâm đếnviệc thiết lập các công cụ, biện pháp phòng vệ để phòng ngừa rủi ro hoạt động nhằmđảm bảo tính ổn định của hệ thống trong dài hạn Việc nhận thức và phân loại các loạirủi ro đồng thời xác định nguyên nhân của từng loại rủi ro để xác định biện pháp phòngngừa là rất cần thiết nhằm hạn chế tổn thất Trong đó, việc đào tạo con người về kỹnăng, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức là một trong những biện pháp quan trọng nhất

1.1.2.4 Căn cứ chủ yếu xác định mức độ rủi ro tín dụng

Thông thường để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM người ta thường dùngchỉ tiêu nợ quá hạn và kết quả phân loại nợ

a Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không đượcphép và không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ

Quy định hiện nay của NHNN cho phép dư nợ quá hạn của các NHTM khôngđược vượt quá 5% Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các NHTM thường chia nợ quá hạn

Trang 21

thành các nhóm sau:

- Nợ quá hạn dưới 90 ngày (Nợ cần chú ý)

- Nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày (Nợ dưới tiêu chuẩn)

- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày (Nợ nghi ngờ)

- Nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên (Nợ có khả năng mất vốn)

b Phân loại nợ

Theo quy định của NHNN thì nợ được phân loại thành 5 nhóm như sau:

Trang 22

Hiện nay, rủi ro tín dụng vẫn là rủi ro chính của các ngân hàng thương mại, sau

đó là đến rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính Các loại rủi ro này luôn tương tác vớinhau, có mối quan hệ đan xen phức tạp, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập và tái cơ cấu

hệ thống ngân hàng như hiện nay

1.2 Quản trị rủi ro tín dụng

1.2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng

Khi rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh sẽ kéo theo nó những ảnh hưởng vàhậu quả không dễ dàng khắc phục, với rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng vậy Chính

vì thế, quản trị rủi ro được coi là hoạt động trọng tâm trong các tổ chức tài chính – ngânhàng, bởi kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng một cách cóhiệu quả nguồn vốn huy động Mặt khác, nền kinh tế thị trường nếu không chấp nhậnrủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới Vậy quản trị rủi ro làmột nhu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của NHTM

Quản trị rủi ro tín dụng là hoạt động trong đó những nghĩa vụ, biện pháp,phương pháp quản trị có quan hệ lẫn nhau được thực hiện nhằm đảm bảo rủi ro tíndụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chính sách và biệnpháp quản lý tín dụng nhằm đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, tuynhiên đó cũng là công việc rất khó khăn và phức tạp

Mục đích chung nhất của quản trị rủi ro tín dụng là đảm bảo rủi ro tín dụng trongphạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được thông qua các chính sách, biện pháp quản lý,giám sát hoạt động tín dụng hiệu quả, khoa học

1.2.2 Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng

Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro Trong giaiđoạn hội nhập của nền kinh tế quốc tế, những rủi ro trong sản xuất, kinh doanh của nềnkinh tế thị trường trực tiếp hay gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của cácNHTM Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là huy động vốn và cho vay nênbao gồm nhiều loại rủi ro Do đó ngân hàng cần đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên

Trang 23

mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro có thểchấp nhận được.

Hiệu quả kinh doanh của các NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro, đến từ cácyếu tố khách quan và chủ quan và những loại rủi ro này thông thường thì không thểtránh khỏi Vì vậy theo nguyên tắc đó, các NHTM được phép và cần phải trích lập quỹ

bù đắp rủi ro, để đảm bảo có nguồn sẵn sàng đối phó khi có tổn thất xảy ra, các khoảntrích lập dự phòng rủi ro này được hạch toán vào chi phí Quy mô của quỹ bù đắp nàyđược căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro Cho nên có thể nói rằng, hiệu quả kinhdoanh của NHTM tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro của doanh nghiệp vay vốn, hay nóicách khác hiệu quả kinh doanh của NHTM chỉ có thể tăng cao trong trường hợp cácdoanh nghiệp vay vốn có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định lành mạnh, ít rủi ro

Quản lý rủi ro tín dụng tốt là yếu tố then chốt trong việc nâng cao chất lượngkinh doanh của các NHTM Do vậy, để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, các nhàquản lý cần: trang bị kiến thức về quản trị rủi ro tín dụng, xây dựng đội ngũ nhânlực chuyên nghiệp, thiết lập bộ máy kiểm soát hiệu quả Trong bối cảnh rủi ro củacác NHTM tăng rất cao trong thời gian gần đây, thì việc xây dựng một hệ thốngquản trị rủi ro tín dụng hiệu quả đang được xem là một nghiệp vụ chủ đạo, là thước

đo năng lực của NHTM

1.2.3 Các nguyên tắc chung của uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel về quản trị rủi ro tín dụng

Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp:

- Phê duyệt và xem xét chiến lược rủi ro tín dụng theo định kỳ, xem xétnhững vấn đề như: mức độ rủi ro chấp nhận được, mức độ khả năng sinh lời

- Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng Xây các chính sách tín dụng,xây dựng các quy trình tín dụng cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ danh mụctín dụng nhằm xác định, đánh giá, kiểm soát rủi ro tín dụng

- Xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sản phẩm và hoạt độngmới đều trải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình đã được phê duyệt

Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý:

Trang 24

- Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm: những biểu hiện của người vay, mụctiêu, cơ cấu tín dụng.

- Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng khách hàng, từng nhómkhách hàng

- Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tíndụng mới

- Việc cấp tín dụng cần dựa trên cơ sở quản lý chặt chẽ các khoản vay, làmgiảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan

Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng có hiệu quả:

- Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danhmục tín dụng

- Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng

- Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ

- Hệ thống thông tin kỹ thuật phân tích giúp ban quản lý đánh giá rủi ro tíndụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán

- Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể của danh mục tíndụng, chất lượng danh mục tín dụng

- Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ratrong tương lai

Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng:

- Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, cần thông báo kếtquả cho HĐQT và ban quản lý cấp cao

- Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể

- Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề

1.2.4 Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng

Để quản trị rủi ro tín dụng, mỗi ngân hàng đều cần nghiên cứu và đưa ra cáccông cụ quản lý phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của ngân hàng đó Sau đây

Trang 25

là một số công cụ chính được sử dụng để quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng củamột NHTM.

Chính sách tín dụng: nội dung của chính sách tín dụng bao gồm:

Quy định về những ngành,lĩnh vực chính cho hoạt động tín dụng

Quy định về danh mục tín dụng và quản lư chất lượng danh mục tín dụng

Quy định về các giới hạn tín dụng và chính sách tín dụng đối với từng ngành,từng nhóm đối tượng khách hàng

Quy định về tiếp nhận, chỉ dẫn, kiểm tra, thẩm định và ra phán quyết đối vớitừng hồ sơ vay vốn

Quy định về quy trình xác định mức lãi suất tín dụng và các điều kiện hoàn trả

Quy định về việc sử dụng và xử lý tài sản đảm bảo cho khoản tín dụng

Quy định về nội dung xử phạt hay khuyến khích đối với cán bộ tín dụng trongviệc cấp tín dụng

Quy định về việc áp dụng các biện pháp phân tán rủi ro như đa dạng hoá danhmục tín dụng, cho vay đồng tài trợ, bảo hiểm tiền gửi

Quy trình tín dụng: về phương diện quản trị, một quy trình tín dụng được

xây dựng hợp lý mang nhiều ý nghĩa:

Nó là cơ sở xây dựng các phòng ban, bố trí cán bộ, phối hợp hoạt động cácphòng ban, các cán bộ; đánh giá việc thực hiện nguyên tắc, quy định và đánh giá hiệuquả hoạt động các phòng ban, các cán bộ

Nó là cơ sở các cán bộ ngân hàng ý thức được vị trí, trách nhiệm của mình cũngnhư các mối quan hệ với những đồng nghiệp khác, từ đó nâng cao hiệu quả làm việccủa cá nhân và hiệu quả làm việc chung

Trang 26

Nó giúp cho việc kiểm soát tiến trình cấp tín dụng Mặt khác, thông qua thực tiễncấp tín dụng ngân hàng có thể phát hiện và điều chỉnh những điểm không phù hợp củachính sách tín dụng và cả quy trình tín dụng.

Nó giúp cho việc thiết lập các thủ tục hành chính cho phù hợp với các hoạt độngcủa ngân hàng, với quy định của cơ quan quản lý ngân hàng, với pháp luật

Quá trình quản trị rủi ro tín dụng gắn chặt với quá trình cấp tín dụng, do vậy quytrình tín dụng còn là cơ sở để tiến hành phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng

Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng: các ngân hàng áp dụng một số mô hình

trong việc xác định mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng trên cơ sở xử lý nhữngthông tin thu thập được hay còn gọi là phân tích rủi ro tín dụng cụ thể như sau:

- Mô hình định tính:

Có rất nhiều cách tiếp cận trong phân tích định tính thường được các ngân hàng

sử dụng như: SWOT, 6C Dưới đây là 6C – phân tích dựa trên 6 nhóm tiêu chí cơ bảncủa người vay

+ Tư cách người vay (Character): nhân viên tín dụng phải chắc chắn rằngngười vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khiđến hạn

+ Năng lực của người vay (Capacity): Người đi vay phải có năng lực pháp luật

và năng lực hành vi dân sự, người vay có phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp

+ Thu nhập của người vay (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của kháchhàng vay

+ Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợvay cho ngân hàng

+ Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theochính sách tín dụng từng thời kỳ

+ Kiểm soát (Control): đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp,quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng

Trang 27

Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là

nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báocũng như trình độ phân tích, đánh giá của nhân viên tín dụng

Trang 28

Đối với Moody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor thìcao nhất là AAA Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody) và AA (Standard &Poor) phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao Trong đó, chứng khoản cho vaytrong 4 loại đầu được xem như khoản cho vay mà ngân hàng nên đầu tư, còn cáckhoản cho vay bên dưới thì ngân hàng không cho vay Nhưng thực tế vì phải xemxét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những khoản cho vay tuyđược xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng có lợi nhuận cao nên đôilúc ngân hàng vẫn chấp nhận cho vay

Bảng 1.1 Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor

Moody Aaa Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất*

Aa Chất lượng cao*

A Chất lượng trên trung bình*

Baa Chất lượng trung bình*

Ba Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ

B Chất lượng dưới trung bìnhCaa Chất lượng kém

Ca Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ

C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấuStandard & Poor AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất*

AA Chất lượng cao*

Trang 29

A Chất lượng trên trung bình*

BBB Chất lượng trung bình*

BB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ

B Chất lượng dưới trung bìnhCCC Chất lượng kém

CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ

C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấuTóm lại, các công cụ tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tín dụngcủa NHTM, giúp tăng tính an toàn, giảm thiểu rủi ro, nâng cao khả năng sinh lờicủa ngân hàng

1.2.5 Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng

1.2.5.1 Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện rủi ro bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trườnghoạt động và quy trình cho vay, từ đó thống kê các dạng rủi ro tín dụng, nguyên nhântừng thời kỳ và dự báo được nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng

Để nhận diện rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro

đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu,tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồ sơ đã

có vấn đề Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân rủi ro tíndụng, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống rủi ro

1.2.5.2 Đo lường rủi ro tín dụng

(1) Theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước, các tổ chức tín dụng thực hiệnphân loại nợ theo 5 nhóm như sau: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn,

nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn

(2) Xếp hạng rủi ro tín dụng:

Ngân hàng cần thiết lập một hệ thống xếp hạng rủi ro đối với các danh mục tíndụng của mình Hệ thống xếp hạng giúp ngân hàng nhận định chung về danh mục cho

Trang 30

vay, phát hiện sớm các khoản cho vay có khả năng gây tổn thất cho ngân hàng, và là cơ

sở xác định mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro Các mức rủi ro có thể khác nhau giữacác ngân hàng

(3) Xếp hạng chất lượng tài sản đảm bảo:

Với vai trò là nguồn thứ hai, cùng với việc xác định cấp độ rủi ro của từng kháchhàng, ngân hàng đánh giá chất lượng của các tài sản đảm bảo khoản vay để có được cáinhìn hoàn chỉnh về khoản vay và các quyết định sau này

(4) Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Một số chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi trong việc đo lường rủi ro tín dụng:

- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Hai chỉ tiêu trên có quan hệ mật thiết và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụngkhác nhau Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàngchưa tốt Còn tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ hi vọng thu lại tiền của ngân hàng rất mongmanh, cần có biện pháp giải quyết kịp thời

- Các khoản tín dụng có vấn đề: các khoản vay chưa đến hạn, chưa xếp vàoloại nợ quá hạn nhưng trong quá trình theo dõi, ngân hàng phát hiện thấy kháchhàng có những dấu hiệu không trả được nợ vay

Ngoài ra người ta còn sử dụng một số các chỉ tiêu khác như:

Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi: cho biết bao nhiêu phần trăm trong tổng

dư nợ có khả năng thu hồi và bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn có khả năng thu hồi / Nợ quá hạn có khả năngthu hồi

Tỷ lệ tổn thất cho vay/ tổng số cho vay: cho biết mức độ tổn thất trong hoạt độngtín dụng là bao nhiêu phần trăm so với tổng số cho vay

Tỷ lệ dự trữ tổn thất/ tổng số cho vay: cho biết tình hình dự trữ tổn thất tín dụngchiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số cho vay

1.2.5.3 Xử lý rủi ro tín dụng:

Trang 31

Việc xử lý rủi ro tín dụng phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất định và xửdụng những biện pháp phù hợp.

Xử lý rủi ro phải tuân thủ các nguyên tắc như: thực hiện theo quy định của phápluật, mỗi khoản vay được sử dụng nhiều biện pháp xử lý rủi ro tín dụng, đảm bảo hiệuquả, nhanh chóng thu hồi tiền vốn, lãi và các tài sản Khi cần thiết thì cần phải xử lý rủi

ro thông qua cơ quan pháp luật Ngoài ra cần xây dựng bộ phận xử lý, thẩm quyền xử

lý, chế độ làm việc của bộ phận xử lý rủi ro tín dụng đảm bảo tính công khai, minhbạch, hiệu quả

Một số biện pháp xử lý rủi ro tín dụng:

- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đảo nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quáhạn, xóa nợ theo quy định của pháp luật

- Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, nhận tài sản đảm bảo tiền vay để thay thếcho nghĩa vụ trả nợ, tự thanh lý tài sản hay bán nợ cho tổ chức khác

- Trích lập các khoản dự phòng rủi ro tín dụng, sử dụng quỹ dự phòng tàichính để bù đắp tiền, tài sản

- Khởi kiện vụ án kinh tế, dân sự, lao động và hành chính tại Tòa án để thuhồi nợ và tài sản

1.2.5.4 Giám sát, ngăn chặn rủi ro tín dụng

Giám sát rủi ro tín dụng:

Giám sát rủi ro bao gồm các công việc như: giám sát thực tiễn sản xuất kinhdoanh cuả khách hàng và việc thực hiện các điều khoản đã có trong hợp đồng tín dụng

ký với khách hàng Việc giám sát nhằm phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro thực tiễn,những biến động xấu trong sản xuất kinh doanh của khách hàng để từ đó xác định rủi rotiềm tàng và có các biện pháp sử lý kịp thời Phương pháp giám sát rất đa dạng, sau đây

là một số phương pháp thường dùng trong ngân hàng

- Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng: sự thay đổi số dư,

số phát sinh trong tài khoản tiền gửi và tiền vay của khách hàng phản ánh tình hình tiêuthụ sản phẩm, lưu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trả nợ Sự biến đổi bất thường

Trang 32

trong tài khoản phản ánh những khó khăn trong quản trị tài chính của khách hàng, dẫntới khó khăn trong chi trả của khách hàng.

- Phân tích báo cáo tài chính định kỳ: kết quả phân tích sẽ cho thấy những biểuhiện làm giảm khả năng hoàn trả nợ hay biểu hiện vi phạm hợp đồng của khách hàng

- Kiểm tra các bảo đảm tiền vay: thông qua các báo cáo thường kỳ về tình trạngtài sản đảm bảo hoặc kiểm tra trực tiếp tại chỗ của khách hàng Đối với tài sản thế chấpngân hàng còn cần xem xét việc sử dụng tài sản có hợp lý đúng như cam kết haykhông Còn với đảm bảo bằng bảo lãnh cần xem xét nội dung giám sát người bảo lãnhcũng như đối với khách hàng đi vay

- Giám sát những thông tin khác: ngoài ra cần kiểm tra địa điểm cư trú, nơi sảnxuất kinh doanh, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng

Ngăn chặn rủi ro tín dụng:

Nhận thấy nếu khoản tín dụng bị xếp hạng thấp thì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro Nhưvậy việc ngăn ngừa cần tiến hành sớm và thường xuyên bởi một bộ phận chuyên trách,bởi sẽ tận dụng được kỹ năng chuyên môn, tập trung vào giải quyết vấn đề tránh phântán tư tưởng Tiến trình công việc được hoạch định như sau:

Nếu phương án khắc phục thành công mức độ rủi ro trở nên bình thường thìchuyển sang cho nhân viên tín dụng phụ trách tiếp còn nếu việc thực thi biện pháp khắc

Trang 33

phục gặp trở ngại thì ngân hàng chuyển khoản tín dụng sang bộ phận chuyên trách về

xử lý rủi ro tín dụng

Bên cạnh đó, bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập sẽ giúp các cán bộ lãnhđạo điều hành hoạt động một cách thông suốt và hiệu quả Trong ngân hàng các bộphận chuyên môn hoá phát huy hiệu quả của mình thì những rủi ro thì các quá trìnhnghiệp vụ đó cũng cần phải được kiểm soát độc lập Tại các ngân hàng, nội dung cụ thểcủa hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập cần phải xây dựng, phổ biến và thốngnhất đến mọi phòng ban và mọi cán bộ

Ngoài ra, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, các quy định bảo đảm an toàn tronghoạt động của ngân hàng, hoạt động thanh tra của các cơ quan chức năng, thiết lập vàphát triển hệ thống thông tin tín dụng cũng là những yếu tố giúp ngân hàng tránh đượcnhững rủi ro trong hoạt động tín dụng

Thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất nếu rủi ro tín dụng xảy ra:

(1) Quỹ dự phòng rủi ro là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản tín dụng bịtổn thất Quỹ thường được trích ra từ lợi nhuận sau thuế Với việc lập quỹ dự phòng rủi

ro khi rủi ro xảy ra việc mất vốn cho vay sẽ không gây nhiều tác động tới ngân hàng

(2) Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng có thể làm việc tiếp với khách hàng tới khikhoản vay được hoàn trả một phần hoặc tất cả mà không sử dụng tới luật pháp.Hoặc ngân hàng có thể buộc khách hàng phải tuân thủ các điều khoản xử lý củahợp đồng tín dụng

(3) Ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng, nếu rủi ro xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽchịu trách nhiệm bồi thường cho ngân hàng theo quy định Ngoài ra ngân hàng còn cóthể tham gia cho vay đồng tài trợ giúp san sẻ rủi ro chủ yếu giữa các ngân hàng, giúpgiảm thiểu rủi ro nếu xảy ra

1.2.6 Những tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng 1.2.6.1 Hệ số an toàn vốn

Hệ số an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng Nóđược tính như sau: CAR= [(Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2)/Tài sản đã điều chỉnh rủiro]*100%

Trang 34

Tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro củangân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính Bằng tỷ lệnày người ta có thể xác định khả năng của ngân hàng thanh toàn các khoản nợ có thờihạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.

Chính vì lý ở trên các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ vàgiám sát các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt Nam tỷ lệhiện đang là 8%, giống như chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới

áp dụng phổ biến

1.2.6.2 Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn(%) = (Dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ quá hạn)*100%

Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép

và không đủ điều kiện gia hạn nợ

1.2.6.3 Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu(%) = (Dư nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay)*100%

1.2.6.4 Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro tín dụng = (Dư nợ cho vay/Tổng tài sản có)*100%

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoảnmục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tíndụng cũng rất cao Thông thường tổng dư nợ cho vay được chia thành ba nhóm:

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản chovay có mức độ rủi ro lớn nhưng mang lại thu nhập cao cho ngân hàng

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản cho vay

có mức độ rủi ro thấp nhưng mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là nhữngkhoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được mang lại thu nhập vừaphải cho ngân hàng

Trang 35

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng

1.3.1 Các yếu tố chủ quan

Trình độ và nhận thức của các cán bộ quản trị rủi ro tín dụng: Các cán bộ chưanhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng, chưa có nhữngđánh giá chính xác về khách hàng và khả năng trả nợ của họ Cán bộ chưa có nhữngđánh giá chính xác về phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, đối tác tham giabảo lãnh, không dự báo được những vấn đề phát sinh từ phía khách hàng có thể gây bấtlợi cho ngân hàng

Hệ thống thông tin đánh giá khách hàng và quản trị rủi ro tín dụng của ngânhàng chưa đạt được yêu cầu về sự tổng hợp và thống nhất: hệ thống thông tin chưa đầy

đủ và thiếu cập nhật đã khiến cho quá trình đánh giá rủi ro gặp nhiều khó khăn

Chiến lược khách hàng của ngân hàng: Tuỳ theo chiến lược kinh doanh cụ thể

mà mỗi ngân hàng đưa ra các mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau

Mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng: Các hoạt động kinh doanh củangân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đem lại lợi nhuận ngày càng lớn tuy nhiênmức độ rủi ro cũng ngày càng cao hơn

Trang 36

1.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

1.4.1.1 Ngân hàng TNHH MTV HSBC (Việt Nam):

Theo báo cáo thường niên, hoạt động của ngân hàng cực kỳ đa dạng với rấtnhiều sản phẩm cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, các sản phẩm tín dụng củaHSBC hiện vẫn đang là các sản phẩm mang lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng HSBCluôn đảm bảo nguyên tắc tách bạch, phân công rõ ràng chức năng giữa các bộ phậntrong quá trình giải quyết và giảm sát các khoản tín dụng nhằm quản lý độc lập các rủi

ro riêng biệt

HSBC đang có hoạt động cấp tín dụng trong việc luôn cố gắng xác định các nơi,điểm phát sinh rủi ro, đo lường chính xác mức độ rủi ro của các khoản, nhóm hạn mứctín dụng để có thể quản lý tốt nhất, đưa ra chiến lược kinh doanh và mức giá (lãi suất)thích hợp

Việc áp dụng thành công cơ chế quản trị rủi ro tín dụng toàn cầu của HSBC dựavào nền tảng của hệ thống cơ sở dữ liệu quá khứ và có phân tích tốt Ngoài ra, HSBC

đã và đang áp dụng các phương thức xử lý dữ liệu hiện đại trên nền tảng toán kinh tế và

hệ thống công nghệ thông tin cao cấp Bên cạnh đó, sự tuân thủ cao độ của toàn hệthống đối với các chính sách tín dụng của HSBC là một trong những yếu tố quan trongcông tác quản trị rủi ro tín dụng

Vai trò của kiểm tra nội bộ trong việc rà soát tính chặt chẽ, hiệu quả, thườngxuyên của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng đã giúp cho HSBC luôn nâng cao được chấtlượng và trình độ quản trị rủi ro tín dụng của mình

Xét về bản chất, từ trước đến nay, khối ngân hàng ngoại vốn rất chặt chẽtrong việc phát triển tín dụng nên việc nợ xấu tại khối ngân hàng ngoại tăng chủyếu do hoạt động sản xuất kinh doanh chậm chạp trong vài năm trở lại đây, sứckhỏe của doanh nghiệp chưa thực sự được cải thiện Trong nền kinh tế khó khăn,nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán dẫn đến tình trạng nợ quá hạn

Trang 37

tại ngân hàng tăng cao, thậm chí một vài khách hàng lảng tránh, tìm mọi cách giahạn thời gian trả nợ ngân hàng

1.4.1.2 Ngân hàng United Overseas Bank (UOB):

Với trên 70 năm kinh nghiệm, UOB đã thiết lập cho mình một hệ thống quản trịrủi ro tương đối mạnh để đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, đặc biệt trong giai đoạnUOB đang thực hiện chiến lược mua lại một số ngân hàng ở các nước châu Á khác.Mặc dù không lớn mạnh như HSBC, nhưng UOB cũng là một trong những ngân hànghàng đầu trong khu vực châu Á

Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của UOB được xây dựng dựa trên sự tuân thủcác nguyên tắc cơ bản của công tác quản trị rủi ro Sự thành công trong công tác quảntrị rủi ro của UOB được dựa trên các điểm sau:

- Xác định được đầy đủ các điểm có thể phát sinh rủi ro trong hoạt động tín dụng

để có các quy trình xử lý phù hợp đảm bảo tính hiệu quả và an toàn

- Các chính sách và quy trình của UOB được trình bày rất dễ hiểu, tập hợp thànhcẩm nang và được truyền đạt liên tục cho tất cả các thành viên liên quan của hệ thống

- Đặc biệt đề cao công tác đào tạo trình độ nhân viên

- Tính tuân thủ rất cao của các thành viên của UOB đối với các quy định, chínhsách tín dụng của ngân hàng và ngân hàng trung ương

- Hệ thống thông tin khách hàng được tập trung hóa tối đa và được chia sẻ chotoàn hệ thống Đây cũng là nguồn thông tin cho việc định lượng mức độ rủi ro của danhmục tín dụng

- Việc phân chia cán bộ quản lý theo nhóm khách hàng, nhóm ngành nghề đạtđến trình độ chuyên môn cao, giảm thiểu tối đa rủi ro do hạn chế về kiến thức ngànhnghề của cán bộ kinh doanh sản phẩm tín dụng

- Việc phân quyền phê duyệt cho cán bộ được xem xét rất kỹ lưỡng và thủ tục ủyquyền đều mang tính pháp lý rất cao để đảm bảo người được ủy quyền nhận thức đượcquyên hạn và trách nhiệm của mình

- Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của các khoản tín dụng được vậndụng mạnh mẽ để có thể có những biện pháp khắc phục kịp thời tránh tổn thất xảy ra

Trang 38

- Hoạt động kiểm tra thử khủng hoảng được thực hiện tại những thời điểm nềnkinh tế có dấu hiệu bất ổn để lượng hóa rủi ro chính xác trong từng thời kỳ có biện phápphòng chống, dự phòng rủi ro, chính sách giá phù hợp.

- Hoạt động kiểm tra nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ đang được duy trìmột cách rất hiệu quả đảm bảo tính tuân thủ tuyệt đối trong hệ thống

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

- Nên tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trongquy trình giải quyết các khoản vay Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắctrong hoạt động tín dụng và thẩm quyền phán quyền phán quyết tín dụng

- Xây dựng và ứng dụng hiệu quả các mô hình quản trị rủi ro tín dụng với bộmáy quản trị điều hành thông suốt, thông tin phòng ngừa rủi ro chất lượng

- Hoàn thiện hệ thống thông tin về các mô hình chấm điểm xếp hạng khách hàng

hỗ trợ cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro

- Tuân thủ đúng các qui định về phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro, các quiđịnh về an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Đây là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho các NHTM Việt Namtrong việc xây dựng và hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng giúp hạn chế rủi rotín dụng, góp phần làm lành mạnh hoạt động của hệ thông ngân hàng và ngày cànghướng tới thông lệ quốc tế

Trang 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong kinh doanh ngân hàng việc đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thểtránh khỏi được Vì vậy, việc các ngân hàng thừa nhận một tỷ lệ rủi ro nhất định trongkinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý Nhưng vấn đề là làm thế nào đểhạn chế rủi ro này ở một mức thấp nhất có thể chấp nhận được lại là một câu hỏi khó đốivới các ngân hàng thương mại trong thời điểm hiện nay

Chương 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản về tín dụng, rủi ro tín dụng,quản trị rủi ro tín dụng cũng như đề cập đến các kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụngcủa một số ngân hàng nước ngoài và bài học kinh nghiệm đối với NHTM Việt Namnhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng và làm cơ sở cho các chương tiếp theo của luận văn

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(AGRIBANK) - CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN 2.1 Giới thiệu tổng quan về Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đượcthành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đếnnay, Agribank được đánh giá là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo vàchủ lực trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư phát triển nông nghiệp,nông dân, nông thôn

Hiện nay, Agribank là Ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam về: quy mô nguồn vốn,tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động rộng lớn nhất và số lượng kháchhàng đông đảo nhất Tính đến 31/12/2015, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn đượckhẳng định với trên nhiều phương diện:

- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên

Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khaicác dự án nước ngoài Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn đượccác tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á(ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) tín nhiệm,

ủy thác triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD.Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngânhàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II, Dự án tài chính nông thôn III (WB), Dự ánBiogas (ADB), Dự án JIBIC (Nhật Bản), Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD)

Ngày đăng: 08/03/2018, 13:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w