1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củacông ty cổ phần vilaco

77 214 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 770,1 KB

Nội dung

Có rất nhiều phương pháp quản lý tiên tiến đã được áp dụng tại các quốcgia phát triển giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao chấtlượng sản phẩm, trong đó quản lý tinh

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Vũ Minh Hà, tác giả Luận văn: “Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Vilaco” Tôi xin cam đoan

đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng lặp với bất kỳ côngtrình nghiên cứu nào đã được công bố trước đây, các số liệu, kết quả nêutrong luận văn là trung thực

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đượcchỉ rõ nguồn gốc

Hải Phòng, tháng 3 năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Minh Hà

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu với sự nỗ lực và nghiêm túc của

bản thân, tôi đã hoàn thành đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Vilaco”.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo đã tận tìnhgiảng dạy tôi trong suốt thời gian học cao học khóa 2014 - 2016 chuyênngành Quản lý kinh tế, trường Đại học Hàng Hải và các cán bộ, nhân viênViện Đào tạo sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốtthời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã có những chỉ dẫn, góp ýtận tình suốt quá trình làm luận văn, đặc biệt là PGS TS Vũ Trụ Phi đã nhiệttình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên của Công ty cổphần Vilaco đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu

Trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Vũ Minh Hà

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

Tình hình thực hiện chỉ tiêu thời gian lao động và năng suất

lao động của Công ty cổ phần Vilaco từ năm 2010 đến năm

2014

49

2.15 Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty cổ phần Vilaco từnăm 2010 đến năm 2014 502.16 Tình hình thanh toán của Công ty cổ phần Vilaco từ năm2010 đến năm 2014 52

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Vilaco 192.2 Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần Vilaco 242.3 Tình hình tài sản của Công ty cổ phần Vilaco 272.4 Cơ cấu lao động phân theo giới tính 292.5 Cơ cấu lao động phân theo hình thức làm việc 292.6 Tình hình nhân lực theo chức năng lao động 312.7 Tình hình nhân lực theo trình độ lao động 332.8 Tình hình lao động trực tiếp theo trình độ tay nghề 34

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Để đứng vững trên thị trường trong nền kinh tế mở cửa hiện nay là mộtđiều hết sức khó khăn, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hộinhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đổimới và hoàn thiện mình Để đáp ứng được những yêu cầu trên và tạo lợi thế cạnhtranh với đối thủ, nâng cao uy tín với khách hàng, doanh nghiệp muốn tồn tại vàphát triển phải xác định các tiềm lực của bản thân đơn vị Vì vậy, doanh nghiệp cầnđặc biệt chú trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, để làm sao sử dụng có hiệuquả các nguồn lực hiện có của công ty cho phù hợp nhất, tránh tình trạng lãng phí,thất thoát

Có rất nhiều phương pháp quản lý tiên tiến đã được áp dụng tại các quốcgia phát triển giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao chấtlượng sản phẩm, trong đó quản lý tinh gọn là một phương pháp rất hữu ích, giúpcác doanh nghiệp loại bỏ lãng phí, giảm thất thoát từ đó nâng cao năng lực cạnhtranh của mình

Nhận thức rõ vai trò và vị trí quan trọng của vấn đề đó, trong thời gian tìmhiểu, làm việc với Công ty cổ phần Vilaco - một doanh nghiệp hoạt động sản xuất

kinh doanh trên lĩnh vực chất tẩy rửa, em quyết định lựa chọn đề tài “Giải pháp

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Vilaco”

Mục đích của đề tài là phân tích được thực trạng hiệu quả sản xuất kinhdoanh, hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nhận dạng đượckhó khăn, thuận lợi và phát hiện những yếu kém, tồn tại trong công tác quản lý sảnxuất kinh doanh để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục và cải thiệnnhững yếu kém đó

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 7

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh như:khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sảnxuất kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp;

- Tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh

và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Vilaco từ năm 2010đến năm 2014

- Đưa ra các đề xuất, kiến nghị và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian là giai đoạn 2010- 2014; về không giannghiên cứu là toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Vilaco

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở các số liệu từ nhiều nguồn, sử dụng phương pháp thống kê, sosánh đối chiếu và phân tích tổng hợp để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:

Luận văn hệ thống hóa lý luận cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh.Luận văn phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinhdoanh tại công ty cổ phần Vilaco giai đoạn 2010-1014, đề xuất một số biện phápthúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp

Luận văn cũng sẽ là luận cứ cho các doanh nghiệp tham khảo, đối chiếu,vận dụng trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Trang 8

Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, kết cấu của luậnvăn gồm 3 phần:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh.Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuấtkinh doanh của Công ty cổ phần Vilaco

Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củaCông ty cổ phần Vilaco

Trang 9

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ VÀ HIỆU

QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

Dù sản xuất kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào, dù quy mô sản xuất kinhdoanh lớn hay nhỏ thì để tồn tại và phát triển, mọi doanh nghiệp đều phải hoạtđộng có hiệu quả Việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh mang một ý nghĩađặc biệt quan trọng để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của doanh nghiệp Dựatrên các kết quả phân tích đánh giá đó, nhà quản lý doanh nghiệp có cái nhìn tổngquát để đưa ra quyết định đúng đắn đưa doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệuquả hơn

1.1 Tổng quan về hiệu quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trong cơ chế kinh tế thị trường, tối đa hóa lợi nhuận luôn là mục tiêu baotrùm và lâu dài của mọi doanh nghiệp kinh doanh Để đạt được mục tiêu này, thíchứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh, trong từng giai đoạn cụ thể,doanh nghiệp phải xác định chính xác định hướng kinh doanh, phải phân bổ vàquản trị hiệu quả các nguồn lực và luôn quan tâm tới hiệu quả sản xuất kinh doanh

mà doanh nghiệp đạt được

1.1.1 Khái niệm hiệu quả

- Hiệu quả là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện nhữngmục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đótrong các điều kiện nhất định

- Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích và đánh giá, lựa chọn cácphương án hành động [1]

Trang 10

1.1.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh

a Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh

Việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh sẽquyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố trongquá trình sản xuất kinh doanh bao gồm: lao động, vốn, máy móc, nguyên vậtliệu

Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, doanh nghiệp cần đặc biệtchú ý đến các điều kiện nội tại của doanh nghiệp, phát huy các thế mạnh trong sảnxuất, sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào và tiết kiệm tối đa các chi phí

Các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau vềhiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp như:

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sảnxuất ra nghĩa là giá trị sử dụng của nó (hoặc là doanh thu, lợi nhuận thu đượcsau quá trình sản xuất kinh doanh) Khái niệm này lẫn lộn giữa kết quả sản xuấtkinh doanh với hiệu quả sản xuất kinh doanh, giữa mục tiêu kinh doanh với hiệuquả kinh doanh

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng kinh doanh và đượcphản ánh qua nhịp độ tăng của các chỉ tiêu kinh tế Cách hiểu này là phiếndiện, nó chỉ đứng trên giác độ biến động theo thời gian[4]

Do đó

, từ các khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh ở trên ta đưa

ra một khái niệm bao quát hơn: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trùkinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động thiết bị máy móc,nguyên nhiên liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu, mong muốn mà doanhnghiệp đề ra

b

Bản chất

Để rõ hơn bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh ta cần phân biệt

Trang 11

ranh giới giữa hai phạm trù kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh dùng để phản ánh trình độ tổ chức, chỉ tiêunày được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí phải bỏ ra để đạtđược kết quả đó Đây là thước do ngày càng quan trọng của tăng trưởng kinh tế, là

cơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của một doanhnghiệp trong từng thời kỳ nhất định Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất,đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhânviên, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước

Ngoài ra chúng ta cần phân biệt mối quan hệ và sự khác nhau giữa kết quảkinh và doanh hiệu quả kinh doanh

Chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số tuyệt đối, chỉ tiêu nàyphản ánh sau mỗi kỳ kinh doanh, doanh nghiệp có quy mô đầu ra của hoạt độngsản xuất kinh doanh như thế nào Kết quả cần đạt được trong quá trình sản xuấtkinh doanh bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp Kết quả có thểđược phản ánh bằng chỉ tiêu định lượng như doanh thu, lợi nhuận, số lượng sảnphẩm tiêu thụ và cũng có thể được phản ánh bằng các chỉ tiêu định tính như chấtlượng sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp[5]

Xét về bản chất thì hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinhdoanh khác hẳn nhau Hiệu quả phản ánh sự so sánh giữa các khoản bỏ ra và cáckhoản thu về còn kết quả chỉ phản ánh quy mô Kết quả chỉ cho ta thấy quy môdoanh nghiệp đạt được là lớn hay nhỏ và nó không phản ánh chất lượng của hoạtđộng sản xuất kinh doanh Có kết quả sản xuất kinh doanh mới tính đến hiệu quảsản xuất kinh doanh Kết quả sản xuất kinh doanh dùng để tính toán và phân tíchhiệu quả sản xuất kinh doanh trong từng kỳ kinh doanh Do đó kết quả sản xuấtkinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh là hai khái niệm khác nhau nhưng lại

có mối liên hệ mật thiết với nhau

Trang 12

c Các quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trong cơ chế thị trường hiện nay, mục tiêu kinh doanh bao trùm và lâu dàicủa mọi doanh nghiệp đều là tối đa hoá lợi nhuận và ta có thể đứng trên các góc

độ khác nhau để xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh phản ánh chất lượng các hoạt động sản xuất kinhdoanh, p h ả n á n h trình độ lợi dụng những nguồn lực sản xuất trong quátrình kinh doanh của doanh nghiệp trong sự vận động không ngừng của cácquá trình sản xuất kinh doanh, nó không phụ thuộc vào quy mô, tốc độ biếnđộng của mỗi nhân tố [2]

Hiệu quả sản xuất đạt được trực tiếp sau quá trình sản xuất nghĩa là vớimột lượng chi phí đầu vào để sản xuất trực tiếp sẽ tạo ra được một giá trị đầu ranhư thế nào Sau một chu kỳ sản xuất được thể hiện thông qua giá trị tổng sảnlượng, doanh thu hay lợi nhuận [6]

Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu chất lượng tổng hợpdùng để phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh,đồng thời đây cũng là một phạm trù kinh tế gắn với nền sản xuất hàng hoá Hiệuquả đạt được cao hay thấp quyết định việc sản xuất hàng hóa có phát triển haykhông

Dựa theo phạm vi kết quả đạt được và chi phí doanh nghiệp bỏ ra mà taxét tới các hiệu quả khác nhau như hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả kinh doanh,hiệu quả sử dụng từng loại yếu tố sản xuất của quá trình kinh doanh…

Trong nền kinh tế hàng hoá, hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả trực tiếpcủa các doanh nghiệp, c ò n hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của ngành hoặchiệu quả của nền kinh tế quốc dân

Như vậy việc đánh giá hiệu quả về mặt xã hội hay kinh tế chỉ mangtính chất tương đối do ngay trong một chỉ tiêu cũng phản ánh hiệu quả của cả hai

Trang 13

mặt kinh tế và xã hội Hiệu quả kinh tế tăng sẽ kéo theo mức tăng của hiệu quả

xã hội và ngược lại [6]

1.1.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

a Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trong xu thế chung hiện nay của nền kinh tế các nước là mở cửa và hộinhập, các doanh nghiệp được thành lập nhiều hơn và cùng chung một mục đíchkinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận, giảm hao phí đến mức tối thiểu, tránh nhữngrủi ro có thể gặp phải để tồn tại và ngày càng phát triển Vì vậy, doanh nghiệpcần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh do:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì việc nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh là điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp gia tăng khả năngcạnh tranh và củng cố vị trí của doanh nghiệp trên thị trường Ngoài ra, bất kỳdoanh nghiệp nào tham gia thị trường cũng hướng đến mục tiêu cuối cùng làlợi nhuận Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là đòi hỏikhách quan giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận củamình [2]

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là góp phần giải quyết mối quan

hệ giữa người lao động và tập thể Nhà nước Nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh sẽ làm quỹ phúc lợi tập thể được nâng lên, đời sống của người lao độngđược cải thiện từng bước, tăng nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước [6]

b Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có một ý nghĩa quan trọngđối với bản thân các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung:

Trang 14

Đối với nền kinh tế quốc dân: Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh sẽ giúp tận dụng và tiết kiệm được nguồn lực của đất nước Bên cạnh

đó, khi hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao sẽ t h úc đẩy tiến bộ khoa học

và công nghệ, đưa công nghiệp hoá, hiện đại hóa phát triển với tốc độ nhanh

Đối với doanh nghiệp: Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhluôn là mục tiêu cơ bản của tất cả các doanh nghiệp trong kinh tế thị trường Vìhiệu quả sản xuất kinh doanh chính là nhân tố đưa doanh nghiệp đến thành cônghay thất bại, có bảo toàn được vốn không, có đạt được mục tiêu kinh doanhkhông H a y n ói một cách khác, hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là nhân tốquyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Mặt khác, hiệu quảsản xuất kinh doanh là cơ sở để tái sản xuất mở rộng và nâng cao đời sống vậtchất cũng như đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp [4]

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trọng tâm là việc nâng cao hiệuquả tất cả các hoạt động của doanh nghiệp Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đếnhiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần nắm rõ những nhân tố đó mangtính tích cực hay tiêu cực để từ đó có thể xây dựng những chiến lược sản xuất kinhdoanh phù hợp nhằm tận dụng những thuận lợi và có biện pháp khắc phục nhữngkhó khăn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.2.1 Nhân tố khách quan

1.2.1.1 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là một trong những nhân tố khách quan tác động lớnđến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường kinh tế bao gồmcác chính sách phát triển kinh tế, chính sách đầu tư, chính sách cơ cấu…của Nhànước Có thể chỉ là một thay đổi nhỏ trong chính sách cũng có thể tác động rất lớn

Trang 15

đến các doanh nghiệp, nó có thể là các tác động tích cực hoặc các tác động tiêucực Do đó, việc tạo ta môi trường kinh doanh lành mạnh, các ngành, vùng kinh tếphát triển cân đối cung cầu, các mối quan hệ kinh tế đối ngoại được xử lý tốt, tỷgiá hối đoái, các chính sách thuế đảm bảo tính công bằng, phù hợp với trình độkinh tế… là những vấn đề quan trọng, có tác động lớn đến kết quả và hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp [2].

1.2.1.2 Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm Luật và các văn bản dưới luật Nếu các quyđịnh pháp luật được quy định đầy đủ, rõ ràng và nhất quán sẽ tạo điều kiện thuậnlợi cho hoạt động của doanh nghiệp Trong môi trường kinh doanh, sự nghiêmminh của pháp luật có tác động mạnh đến kết quả cũng như hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp[2]

1.2.1.3 Môi trường công nghệ

Công nghệ là tập hợp tác yếu tố hữu hình (là các phần cứng như máy mócthiết bị) và các yếu tố vô hình (là các phần mềm như kỹ năng, quy trình, phươngpháp, bí quyết)

Ngày nay, cùng với nguồn nhân lực, xu hướng phát triển khoa học kỹthuật công nghệ và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong nước cũng nhưtrên thế giới có ảnh hưởng trực tiếp v à s â u s ắ c đến năng suất lao động, chấtlượng sản phẩm, có nghĩa là nó có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh tạidoanh nghiệp Năng lực ứng dụng công nghệ kỹ thuật càng ngày càng trở thànhyếu tố có tính chất quyết định đến khả năng cạnh tranh của trên thị trường doanhnghiệp Nếu doanh nghiệp quan tâm đến việc áp dụng các công nghệ mới vào sảnphẩm, dịch vụ sẽ làm kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ đó, đây cũng làyếu tố tác động giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tóm lại, môi trường công nghệ tác động tới trình độ áp dụng kỹ thuật

Trang 16

suất và chất lượng sản phẩm, nghĩa là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp[7].

kỹ năng vận hành thì không những không làm tăng thêm hiệu quả sản xuất kinhdoanh mà còn gây lãng phí do phát sinh thêm chi phí khắc phục sản phẩm lỗi,hỏng, chi phí sửa chữa thiết bị do sai sót trong vận hành thiết bị

Điều này chứng tỏ, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cần vai tròrất lớn của lực lượng lao động đối với việc[2]

1.2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một yếu tố quan trọng tạo ra cơ sở cho việcnăng tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm cótính chuyên biệt cao so với thị trường dẫn đến tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh[2]

1.2.1.3 Nhân tố quản trị doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trường ngày nay, nhân tố quản trị càng ngày càng giữ vịtrí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, nhân tốnày tác động trực tiếp đến việc một doanh nghiệp thành công hay thất bại Mộtdoanh nghiệp muốn chiến thắng doanh nghiệp khác trong cạnh tranh thị

Trang 17

trường thì phải tạo ra ưu thế về chất lượng, giá thành sản phẩm, thờigian giao hàng và các điều khoản tạo ưu thế cho khách hành trong hợpđồng hợp tác.Tuy nhiên để làm tốt các yêu cầu này cần nhà quản trị có nhãnquan tốt, có khả năng quản lý điều hành tốt.

Bên cạnh đó, một bộ máy quản trị tốt sẽ biết cách kết hợp các nguồn lựcđầu vào tối ưu nhất giúp cho quá trình sản xuất trôi chảy qua đó nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh

1.3 Các phương pháp và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1 Các phương pháp xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tùy từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp mà có cácphương pháp khác nhau để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh Sau đây là một

số phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh chủ yếu:

1.3.1.1 Phương pháp chi tiết

Tất cả các kết quả kinh doanh có thể chi tiết theo những hướng khácnhau và đều cần thiết Phương pháp chi tiết là phương pháp dùng để đánhgiá chính xác kết quả đạt được Ta có thể chi tiết số liệu phân tích theo các hướngnhư chi tiết theo địa điểm, chi tiết theo thời gian, chi tiết theo các bộ phận cấuthành chỉ tiêu [3]

1.3.1.2 Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp thường được sử dụng để xác định vị trí, xu hướngbiến động, hiệu quả của chỉ tiêu phân tích Các chỉ tiêu phân tích có mối liên hệchặt chẽ với nhau trong quá trình phân tích Để phục vụ cho từng mục đích phântích cụ thể, người ta có thể so sánh bằng số tương đối hoặc so sánh bằng số tuyệt

Trang 18

+ Nội dung kinh tế của chỉ tiêu

1.3.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp

+ Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh:

+ Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí:

Công thức:

Trang 19

Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêuđồng lợi nhuận[2].

1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh lĩnh vực hoạt động:

+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định: có hai chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu này cho thấy năng suất của vốn cố định, cứ một đồng vốn cố định

bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định bỏ ra thì thu được baonhiêu đồng lợi nhuận[2]

+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: có hai chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định một đồng vốn lưu độngtham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu[2]

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ tạo được baonhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng vốn lưu động càngcao[2]

Trang 20

b Hiệu quả sử dụng lao động: có các chỉ tiêu sau:

+ Năng suất lao động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất kinh doanh của lao động trong kỳ[2].+ Sức sinh lời của lao động bình quân:

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một lao động thì tạo ra được bao nhiêu đồnglợi nhuận[2]

1.3.2.3 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

+ Tỷ suất tài trợ:

Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính củadoanh nghiệp càng cao và ngược lại [3]

+ Tỷ suất thanh toán hiện hành (ngắn hạn):

Chỉ tiêu này cho biết khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanhnghiệp là cao hay thấp Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ là 1 thì doanh nghiệp có đủ khảnăng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanhnghiệp là khả quan [3]

+ Tỷ suất thanh toán tức thời:

Chỉ tiêu này > 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, nếu < 0,5thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ [3]

+ Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu độngnếu chỉ tiêu này tính ra > 0,5 hoặc < 0,1 đều không tốt[3]

Trang 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN VILACO2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần Vilaco 2.1.1 Tên, địa chỉ của doanh nghiệp

“Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN VILACO

Hiện nay công ty đang hoạt động với số vốn kinh doanh, quy mô sản xuất

và lợi nhuận thu được hàng năm còn khiêm tốn Trong những năm qua công ty đã

nỗ lực phát huy hiệu quả tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước cảithiện đời sống cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với nhà nước.Tuy nhiên hiện tại công ty phải đối mặt với nhiều áp lực từ thị trường, sự xuất hiệncủa rất nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ kinh doanh cùng ngành nghề.” [9]

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp

“Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động theo Luật doanh nghiệpViệt Nam Công ty hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoảnngân hàng và con dấu riêng

Sản phẩm chủ yếu của Vilaco là bột giặt, nước rửa chén và các chất tẩy rửakhác như nước rửa tay, nước lau sàn, nước tẩy bồn cầu…

Trang 23

Sản phẩm của công ty được sản xuất theo công nghệ hiện đại trên dâychuyền tự động hoàn toàn và được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-

2008, theo hệ thống quản lý chất lượng của P&G, quản lý môi trường theo tiêuchuẩn ISO 14000, thường xuyên cập nhật các công nghệ mới từ các đối tác lớn như

Mỹ, Nhật Ngoài ra công ty cũng cập nhật các xu hướng mới từ các nhà cung cấplớn ở Châu Á, Châu Âu

Hệ thống sản xuất bột giặt được sản xuất theo công nghệ hiện đại trong dâychuyền bán tự động với công suất thiết kế 2000 tấn/năm; Hệ thống sản xuất nướcrửa chén và các chất tẩy rửa lỏng khác là 1000 tấn/năm, tuy nhiên công suất chạythực tế tối đa của hệ thống bột giặt chỉ đạt khoảng 80%, công suất chạy thực tế tối

đa của hệ thống nước tảy rửa chỉ đạt khoảng 60%.” [9]

Trang 24

2.1.4 Cơ cấu tổ chức

Biểu đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Vilaco

2.1.5 Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Tại Công ty cổ phần Vilaco hiện nay, bộ máy quản lý của công ty baogồm Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, 7 phòngban chức năng và 2 xí nghiệp sản xuất sản phẩm

Trang 25

- Cơ quan quyền lực cao nhất tại Vilaco là Hội đồng cổ đông thực thi quyềnlực của mình tại các cuộc họp thường niên và họp bất thường như quy định trongđiều lệ khi thành lập Hội đồng quản trị thay mặt hội đồng cổ đông thực hiện việcquản trị giữa hai kỳ họp của hội đồng cổ đông, thực hiện họp một lần cho một quýnhư quy định trong điều lệ công ty

- Ban giám đốc công ty gồm có Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc.Tổng giám đốc: Là người trực tiếp điều khiển việc quản lý công ty, sắpxếp, bố trí nhân sự, quyết định cơ cấu tổ chức của công ty Tổng giám đốc công

ty là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty và có quyền quyết địnhcao nhất

Công ty cổ phần Vilaco hiện nay có 3 Phó Tổng giám đốc, bao gồm phóTổng Giám đốc phụ trách kinh doanh, phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật,phó Tổng giám đốc phụ trách các vấn đề nội bộ Các phó Tổng giám đốc trực tiếplãnh đạo các phòng ban và có trách nhiêm báo cáo lên tổng giám đốc

- Các phòng ban chức năng:

+ Phòng KCS (Phòng Kiểm soát chất lượng):

Phòng KCS có chức năng kiểm soát quá trình sản xuất, chất lượngnguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và lưu mẫu thành phẩm Phòng KCScũng có chức năng nghiên cứu phân tích tổng hợp đánh giá chất lượng và kiểmsoát thiết bị kiểm nghiệm

Trang 26

+ Phòng kỹ thuật cơ điện:

Phòng Kỹ thuật cơ điện có trách nhiệm quản lý hồ sơ kỹ thuật về toàn bộmáy móc như lý lịch máy, bản vẽ thiết kế; Lên Kế hoạch và triển khai thực hiện

kế hoạch thiết Đảm bảo vật tư phụ tùng, máy móc thiết bị Nghiên cứu, pháttriển ứng dụng khoa học kỹ thuật

+ Phòng marketing và bán hàng:

Phòng marketing và bán hàng có trách nhiệm tìm đối tác để tiêu thụ sảnphẩm, xây dựng chính sách hỗ trợ cho từng kênh phân phối; theo dõi tiến độ bánhàng, thu thập thông tin thị trường; Xây dựng chiến lược phân phối sản phẩmphù hợp với mục tiêu phát triển của công ty; nghiên cứu các chương trình quảngcáo, tài trợ, tuyên truyền, tham gia các hội chợ, triển lãm

+ Phòng Tài chính kế toán:

Phòng Tài chính kế toán có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp kết quả sảnxuất kinh doanh bằng nghiệp vụ kế toán; cùng tham gia phân tích kết quả sảnxuất kinh doanh của công và đề xuất giải pháp kinh tế phù hợp với chiến lượckinh doanh của Công ty Tham gia vào hợp đồng mua vật tư, bán sản phẩm củacông ty; Có trách nhiệm tính toán trích nộp đúng quy định những khoản phảinộp vào ngân sách Nhà nước như thuế, các loại bảo hiểm cho người lao động,v.v

+ Phòng nghiên cứu và phát triển:

Phòng nghiên cứu và phát triển có nhiệm vụ nghiên cứu và biên soạn cáctài liệu về chất lượng s ả n p h ẩ m và kiểm soát quá trình sản xuất tại các dâychuyền

+ Phòng Tổ chức hành chính:

Gồm các bộ phận: Tổ chức nhân sự, hành chính, văn thư, y tế, bảo vệ

Bộ phận tổ chức nhân sự có nhiệm vụ nghiên cứu, hoàn thiện cơ cấunhân sự phù hợp với hoạt động của công ty trong từng giai đoạn Phân tích và xâydựng nhu cầu đào tạo tuyển dụng và bố trí cán bộ công nhân viên, đưa ra các tiêu

Trang 27

chí và phương pháp tuyển dụng phù hợp Giải quyết chế độ chính sách đối vớingười lao động Quản lý toàn bộ hồ sơ cán bộ công nhân viên công ty, liên tụccập nhật bổ sung.

Bộ phận hành chính công ty có nhiệm vụ thực hiện các công tác hànhchính phục vụ hội đồng quản trị và tổng giám đốc; Cấp phát văn phòng phẩmcho toàn Công ty; thực hiện các thủ tục như văn thư, lưu trữ, bảo mật; Thực hiệncông tác chăm sóc sức khỏe người lao động và công tác y tế dự phòng

+ Các xí nghiệp sản xuất

Giám đốc các xí nghiệp là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt độngcủa xí nghiệp; xây dựng phương án sản xuất bao gồm vật tư, thành phẩm, trangthiết bị, lao động, an toàn lao động, tiền lương… theo các quy định của côngty

2.2 Một số đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Vilaco

2.2.1 Những đặc điểm về vốn:

Trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì vốn giữ một vị trítrọng yếu, vốn là phương tiện, là chìa khóa để biến các ý tưởng trong kinh doanhcủa doanh nghiệp thành hiện thực Việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hay không

sẽ góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp

Trong thực tế hiện nay có không ít doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thất thoátvốn phải tiến hành phá sản Dưới đây là bảng tình hình nguồn vốn của công ty cổphần Vilaco trong 5 năm 2010 - 2014:

Trang 28

Nhìn vào bảng 2.1 chúng ta có thể thấy Công ty cổ phần Vilaco trong 5năm vừa qua làm ăn có hiệu quả, vốn chủ sở hữu của công ty hàng năm đều có sự

Trang 29

tăng trưởng tuy mức tăng còn thấp, năm 2010 là 16.400 triệu đồng, năm 2011 là16.490 triệu đồng và đến năm 2014 đạt 16.830 triệu đồng, tăng 2,6% so với năm2010.

Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn chủ sở hữu thì nợ phải trả củaVilaco lại có xu hướng giảm dần, tốc độ giảm chậm nhưng cho thấy công ty đã tựchủ hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Năm 2010 là 21.262 triệu đồng, năm

2011 là 21.152 triệu đồng, năm 2014 giảm còn 20.545 triệu đồng, giảm 3,37% sovới năm 2010

Sở dĩ Vilaco có được sự tăng trưởng kể trên do hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp dần đi vào ổn định, năng lực lãnh đạo, quản lý của độingũ ban lãnh đạo công ty ngày càng được nâng cao Doanh nghiệp đã biết nắm bắt,tìm hiểu thị trường để phát triển sản phẩm phù hợp, sản phẩm của Vilaco ngàycàng được nhiều người biết đến hơn, thị phần của doanh nghiệp được mở rộng

Biểu đồ cơ cấu vốn của công ty cổ phần Vilaco qua các năm:

Với sự tăng trưởng này, công ty có điều kiện để mở rộng sản xuất kinhdoanh, nâng cao hơn nữa thị phần của doanh nghiệp trên thị trường

Trang 30

2.2.2 Những đặc điểm về tài sản:

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh đều cần phải có các tài sản nhất định Vấn đề sử dụng tài sản và hiệu quả sửdụng tài sản luôn là đối tượng được quan tâm hàng đầu, trước hết là các nhà lãnhđạo doanh nghiệp, sau đó là các tổ chức có liên quan đến hoạt động của doanhnghiệp Sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản là vấn đề then chốt gắn liền với

sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Vì thế doanh nghiệp muốn tồn tại vàphát triển phải tìm mọi các để kinh doanh có hiệu quả những tài sản mà mình đã bỏ

ra để thu lại lợi nhuận cao nhất

Dưới đây là bảng tình hình tài sản của công ty cổ phần Vilaco trong 5 năm

2010 - 2014:

Trang 31

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy tổng tài sản của Công ty cổ phần Vilaco tăng dầnhàng năm Tổng tài sản năm 2010 đạt 39.342 triệu đồng tăng lên 40.120 triệu đồngvào năm 2014, tức là tăng 2% Mức tăng tuy nhỏ nhưng cho thấy quy mô tài sảncủa công ty tăng lên, nguyên nhân của việc này là do sự gia tăng tài sản dài hạncủa doanh nghiệp (từ 20.782 triệu đồng năm 2010 lên 26.570 triệu đồng năm 2014,tương đương mức tăng 27,9%) và sự sụt giảm của tài sản ngắn hạn, tuy nhiên tốc

Trang 32

độ giảm của tài sản ngắn hạn thấp hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn (từ 18.560triệu đồng năm 2010 xuống còn 13.550 năm 2014, tương đương mức giảm 26%).

Sự gia tăng kết cấu tài sản dài hạn tại Vilaco là phù hợp với đặc thù doanh nghiệpsản xuất cần nhiều máy móc thiết bị, nhà xưởng; Tài sản dài hạn của doanh nghiệptăng mạnh trong mấy năm qua là do Vilaco tiến hành nâng cấp dàn máy trộnnguyên liệu và hệ thống lấy mẫu trong dây chuyền sản xuất sản phẩm chất tẩy rửa.Tài sản ngắn hạn giảm là do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và hàng tồn khogiảm, tuy nhiên tỷ trọng hàng tồn kho vẫn còn khá cao trong kết cấu tài sản ngắnhạn (năm 2014, tỷ trọng hàng tồn kho chiếm 24,5%), hàng tồn kho của Vilaco chủyếu tập trung ở nguyên vật liệu đầu vào, do đó công ty cần có biện pháp hiệu quảhơn trong việc lên kế hoạch sản xuất cũng như nhập vật tư nguyên liệu để đảm bảohoạt động sản xuất liên tục nhưng không làm ứ đọng vốn kinh doanh, giúp công ty

sử dụng có hiệu quả nguốn vốn của mình

2.2.2 Đặc điểm về lao động

Trong phạm vi doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng lao động được xem là vấn

đề quan trọng hàng đầu vì yếu tố lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của hoạtđộng sản xuất kinh doanh

Trang 33

Với đặc điểm sản xuất của Vilaco là sản xuất theo dây chuyền, đòi hỏi sựkhéo léo và bền bỉ của người lao động, do đó lực lượng lao động của Vilaco cũng

có những đặc điểm phù hợp với đặc thù sản xuất của doanh nghiệp

Qua bảng 2.3 ta thấy số lượng lao động của Vilaco tăng dần qua các năm

Cụ thể năm 2010 tổng số lao động là 345 người, năm 2011 là 352 người, tươngđương tăng 2% so với năm 2010; sang đến năm 2012 tổng số lao động tăng lên 360người, năm 2012 là 378 người và năm 2014 là 395 người, tức là tăng 14,5% so vớinăm 2010 Nguyên nhân số lao động tăng thêm là do doanh nghiệp tăng công suấtchạy máy, tăng ca và giảm giờ làm cho người lao động nên cần tuyển thêm ngườilao động

Cơ cấu lao động thay đổi qua các năm do tổng số lao động toàn công tythay đổi nhưng nhìn chung lực lượng lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sốlao động của Vilaco Lao động nam tập trung ở một số công đoạn nặng như thay

Trang 34

bình bơm, vận hành máy, bốc xếp hàng Lao động nữ tập trung ở các công đoạnđóng chai, dán nhãn, dập nắp…

Xét về cơ cấu lao động, Công ty cổ phần Vilaco có tỷ lệ cán bộ quản lýkinh doanh và lao động trực tiếp khá hợp lý, chiếm khoảng 3% - 4% lực lượng laođộng toàn công ty

Qua 5 năm lao động trực tiếp của Vilaco luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng

số lao động Năm 2014 số lao động trực tiếp là 355 người, tăng 48 người so với

Trang 35

năm 2010, tương ứng với tỷ lệ tăng 15,6% Lao động gián tiếp năm 2014 là 27người, tăng 2 người so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ tăng 8% Như vậy tốc độtăng của lao động gián tiếp chậm hơn tốc độ tăng của lao động trực tiếp.

Xét theo chức năng lao động, cơ cấu lao động của Vilaco không có nhiềubiến động trong 5 năm qua:

Qua bảng 2.4 cho ta thấy Ban lãnh đạo có số người không thay đổi, baogồm 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc, bộ phận nhân viên quản lý kinh tế, quản lý

kỹ thuật chỉ tăng 01 người năm 2012; số lượng nhân viên hành chính là 7 người,không thay đổi trong 5 năm, lực lượng lao động gia tăng mạnh nhất ở bộ phậncông nhân kỹ thuật, từ 299 người năm 2010 lên 346 người năm 2014, tương đươngmức tăng 15,7% Sở dĩ cơ cấu lao động theo chức năng của Vilaco biến động tậptrung chủ yếu ở bộ phận công nhân kỹ thuật mà các bộ phận khác không biến động

Trang 36

tế này vẫn chưa đạt đến công suất thiết kế ban đầu, do vậy không có nhu cầu caotrong việc tuyển thêm nhân viên quản lý Mặt khác, ban lãnh đạo công ty có chủtrương tinh gọn tối đa bộ phận gián tiếp để tiết kiệm chi phí, do đó lực lượng nhânviên quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật, nhân viên hành chính không được tuyểndụng thêm nhiều.

Xét theo trình độ lao động thì chất lượng lao động của Vilaco có sự thay đổitheo chiều hướng tăng lên qua 5 năm Cụ thể như sau:

Trang 37

Năm 2010, tổng số lao động của Vilaco là 345 người, trong đó số lao động

có trình độ trên đại học, đại học là 24 người, chiếm tỷ trọng 7% Đến năm 2014,công ty có số lao động là 395 người, số lao động có trình độ trên đại học, đại học là

32 người, chiếm tỷ trọng 8,1%, tăng 8 người so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệtăng 33% Tỷ lệ tăng này là rất cao và đáng khích lệ, điều này chứng tỏ công ty đãchú trọng đến việc nâng cao kiến thức, trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viêncủa mình, có được đội ngũ lao động tốt, chất lượng cao sẽ là một lợi thế rất lớn chodoanh nghiệp

Về lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp: Năm 2010 có 14 lao động cótrình độ cao đẳng, trung cấp; đến năm 2014 số lao động này chỉ còn 8 người domột bộ phận đã được công ty cho đi học tập nâng cao trình độ lên bậc đại học

Lực lượng công nhân kỹ thuật vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sốlao động toàn công ty do đặc thù là doanh nghiệp sản xuất nên lao động khi đượctuyển dụng vào Vilaco đều đã trải qua những lớp học nghề cơ bản, năm 2010 tổng

số công nhân kỹ thuật là 299 người, đến năm 2014 lực lượng này là 346 người,tăng 47 người so với năm 2010

Trang 38

Trình độ tay nghề của lực lượng công nhân kỹ thuật cũng được Vilaco đặcbiệt quan tâm Dưới đây là bảng chi tiết về tình hình lao động trực tiếp theo trình

độ tay nghề của Công ty cổ phần Vilaco từ năm 2010 đến năm 2014:

Ngày đăng: 08/03/2018, 10:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mai Văn Bưu (2001). Giáo trình Hiệu quả và Quản lý dự án Nhà nước. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hiệu quả và Quản lý dự án Nhànước
Tác giả: Mai Văn Bưu
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
Năm: 2001
2. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2004). Giáo trình Quản trị kinh doanh. NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trịkinh doanh
Tác giả: Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2004
3. Phạm Thị Gái (2004). Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh.NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: Phạm Thị Gái
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
4. Phạm Ngọc Kiểm (1996). Giáo trình Thống kê. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thống kê
Tác giả: Phạm Ngọc Kiểm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
5. Nguyễn Năng Phúc (1998). Giáo trình Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tích hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Năng Phúc
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1998
6. Nguyễn Trần Quế (1995). Giáo trình Xác định hiệu quả nền sản xuất xã hội, doanh nghiệp và đầu tư. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Xác định hiệu quả nền sản xuấtxã hội, doanh nghiệp và đầu tư
Tác giả: Nguyễn Trần Quế
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
Năm: 1995
7. Trương Đoàn Thể (2004), Giáo trình Quản trị sản xuất và Tác nghiệp. NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị sản xuất và Tácnghiệp
Tác giả: Trương Đoàn Thể
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2004
8. Phan Chí Anh (2008), Thực hành 5S - Nền tảng cải tiến năng suất. NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành 5S - Nền tảng cải tiến năng suất
Tác giả: Phan Chí Anh
Nhà XB: NXBLao động
Năm: 2008
9. Các bản báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2010 - 2014 của Công ty cổ phần Vilaco Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w