Tin tức mới, Đọc báo Online Báo điện tử chính thống hàng đầu Việt Nam THỬ NGHIỆMFACEBOOKỨNG DỤNGTUYỂN DỤNGRSS Từ khóa Go TIN TUC 24H | TUANVIETNAM | TINTUCONLINE | 2SAO | GAMESAO | XE | ECHIP | VEF | ENGLISH Trang chủ Thời sựKinh doanhGiải tríThế giớiGiáo dụcĐời sốngPháp luậtThể thaoCông nghệSức khỏeBất động sảnBạn đọc Multimedia Blog Video Cộng đồng Thời gian 07032018 23:25:22 (GMT+7) 0923 457 788 (Hà Nội) | 0962 237 788 (TP.HCM) Sự kiện NÓNG Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 73 Vụ án ca sĩ Châu Việt Cường Giáo viên quỳ gối xin lỗi phụ huynh ở Long An Tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam Tai nạn giao thông mới nhất 53 Ngày Quốc tế Phụ nữ 83 Lễ hội đầu xuân 2018 Tình hình Triều Tiên mới nhất Toàn cảnh xét xử vụ Trịnh Xuân Thanh ◄ ► Giáo dục > Người thầy Chương trình môn Ngữ văn mới: Đổi mới nhưng không xa lạ 04052017 05:00 GMT+7 Môn Ngữ văn trong chương trình mới sẽ đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung, cách xây dựng chương trình cho tới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm hướng tới hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. LTS: Môn Ngữ văn là một trong những môn học quan trọng xuyên suốt 12 năm của Chương trình giáo dục phổ thông. Vì vậy, nội dung môn Ngữ văn sẽ được đổi mới như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. VietNamNet có cuộc trao đổi với PGS. TS Đỗ Ngọc Thống (Viện KHGD VN), tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn xoay quanh những điểm đổi mới của môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông đang biên soạn. Xuất phát từ các “chuẩn đầu ra” về năng lực Phóng viên:Xin ông cho biết, việc xây dựng chương trình môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có những điểm khác biệt nào chương trình hiện hành? PGS. TS Đỗ Ngọc Thống: Đầu tiên phải khẳng định đổi mới chương trình không có nghĩa là làm lại từ đầu mà phải kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình hiện hành. Tuy nhiên, chương trình mới cũng phải đổi mới nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong chương trình hiện nay, đáp ứng yêu cầu mới. Đối với môn Ngữ văn, chương trình lần này sẽ có đổi mới cả về mục tiêu, quy trình xây dựng cũng như nội dung chương trình cho tới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá. Về mục tiêu môn học, điểm khác biệt lớn nhất của chương trình lần này chính là coi trọng năng lực giao tiếp (với 4 kỹ năng chính là đọc, viết, nói và nghe). Thông qua việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp mà giáo dục tâm hồn, nhân cách và khả năng sáng tạo văn học của học sinh (HS), đồng thời góp phần phát triển các năng lực khác như năng lực thẩm mỹ, năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo… mà chương trình tổng thể đã đề ra. Trong đó, năng lực giao tiếp ngôn ngữ là trục tích hợp để xây dựng xuyên suốt cả 3 cấp học. chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Ngữ văn, đổi mới giáo dục PGS. TS Đỗ Ngọc Thống, tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn mới. Ảnh: Lê Văn. Để đạt được mục tiêu này, việc xây dựng chương trình được tiến hành theo một quy trình khác cách làm truyền thống. Đó là cách thiết kế giật lùi hay bản đồ ngược (back mapping) mà World Bank đã khuyến cáo. Để đạt mục tiêu này, trước hết cần xác định HS cần đạt hay cần có những phẩm chất và năng lực gì từ môn học này, năng lực đó ở mỗi cấp lớp yêu cầu đến đâu (mức độ chuẩn cần đạt). Từ các yêu cầu cần đạt này mới xác định những nội dung cần dạy, tức là dạy cái gì (kiến thức). Như thế chỉ có những kiến thức giúp cho việc phát triển năng lực có hiệu quả thì mới được lựa chọn vào chương trình Ngữ văn mới. Chương trình sẽ được xây dựng thống nhất từ lớp 1 cho tới lớp 12 chứ không tách làm 3 cấp như trước đây. Với mục tiêu và cách làm mới như vậy, nội dung chương trình môn Ngữ văn và phương pháp giảng dạy sẽ thay đổi như thế nào so với hiện nay, thưa ông? Về nội dung, theo mục tiêu và cách làm mới, chương trình sẽ không tổ chức theo trục lịch sử văn học hay kiểu văn bản như chương trình (THCS và THPT) hiện hành. Tất cả kiến thức được chọn đều nhằm hướng tới mục tiêu hình thành năng lực giao tiếp cho học sinh, trong đó đặc biệt chú trọng tới chủ thể người học và khả năng ứng dụng tri thức ngữ văn vào cuộc sống. Các kiến thức văn học, tiếng Việt sẽ tích hợp thông qua các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe và phục vụ cho các kỹ năng này. chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Ngữ văn, đổi mới giáo dục Chương trình môn Ngữ văn mới sẽ đổi mới toàn diện nhưng vẫn kế thừa chương hiện hành. Bên cạnh đó, chương trình cũng sẽ được xây dựng theo hướng mở, bảo đảm tính linh hoạt, mềm dẻo bằng cách chỉ quy định một số nội dung cốt lõi và một số tác phẩm bắt buộc, còn lại đưa ra một danh sách gợi ý để các tác giả sách giáo khoa (SGK) và giáo viên (GV) tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đối tượng người học, phát huy được sự sáng tạo. Như thế chương trình không quá khái quát dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất, nhưng cũng không quá cụ thể để chỉ làm theo được 01 cách, 01 kiểu (đồng phục). Về phương pháp giảng dạy, môn Ngữ văn sẽ chuyển từ việc GV giảng về tác phẩm là chính sang việc GV trở thành người tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm là chính để học sinh biết cách đọc và có thể tự đọc. Nói cách khác, thay vì giáo viên giảng cho HS về các tác phẩm thì với chương trình môn Ngữ văn mới, GV chỉ trang bị cho học sinh phương pháp tiếp cận tác phẩm thông qua ngữ liệu mẫu. Đây sẽ là một yêu cầu mới về phương pháp giảng dạy đối với môn Ngữ văn. Những tác phẩm sẽ được đưa vào nội dung bắt buộc của chương trình môn Ngữ văn mới, thưa ông? Việc quy định 6 tác phẩm bắt buộc trong nội dung chương trình môn Ngữ văn mới bao gồm bài thơ Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập là do 6 tác phẩm này đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà chương trình đề ra đối với việc lựa chọn tác phẩm đưa vào chương trình. Trong đó, quan trọng nhất là các tác phẩm này đều là thành tựu tiêu biểu về tư tưởng, văn học và văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, từ thực tiễn qua những lần đổi mới, 6 tác phẩm này đều luôn có mặt trong chương trình môn Ngữ văn. Việc giảng dạy các tác phẩm bắt buộc này cũng sẽ được phân bổ vào chương trình căn cứ theo độ khó văn bản tác phẩm. Hầu hết các tác phẩm sẽ được giảng dạy từ lớp cuối cấp THCS và cấp THPT với tư cách một tác phẩm hoàn chỉnh. PGS. TS Đỗ Ngọc Thống Với nguyên tắc chương trình được xây dựng theo hướng mở, chúng tôi chỉ nêu lên một số văn bản tác phẩm bắt buộc như bài thơ Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập. Còn lại chỉ nêu lên một danh sách các tác gia, tác phẩm để gợi ý, khuyến nghị các nhà biên soạn SGK và GV lựa chọn. Tuy nhiên để thống nhất và đáp ứng yêu cầu giáo dục của môn học, chương trình nêu lên các yêu cầu của việc lựa chọn văn bản tác phẩm, cụ thể là: Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực, trước hết là năng lực giao tiếp (đọc, viết, nghe và nói) của học sinh. Phù hợp với đối tượng học sinh ở từng lớp học, cấp học Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật Chú trọng các ngữ liệu phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hóa dân tộc và nhân loại. Xét trên tổng thể, chú ý bảo đảm sự cân đối tương đối giữa các thể loại , vùng miền, khu vực và các thời đại. Độ khó của các văn bản đọc tăng dần qua từng năm học. Số lượng văn bản, tác phẩm cần dạy không nhiều để dạy kỹ, sâu và giúp học sinh có cơ hội đọc trực tiếp và trọn vẹn những tác phẩm được chọn học. Đánh giá học sinh qua “sản phẩm” đọc, viết, nói và nghe Với điểm đổi mới như vừa nêu, phương pháp kiểm tra đánh giá của môn Ngữ văn sẽ được thay đổi như thế nào? Chúng tôi xác định kiểm tra đánh giá là một điểm nghẽn trong quá trình đổi mới môn Ngữ văn. Vì vậy, trong chương trình mới, phương pháp kiểm tra đánh giá đối với môn Ngữ văn sẽ thay đổi theo hướng đánh giá đúng được năng lực Ngữ văn của học sinh. Mục tiêu của việc đánh giá sẽ được điều chỉnh theo hướng trước hết là giúp giáo viên và nhà trường nắm được năng lực của từng học sinh, biết được học sinh của mình đang ở đâu và tiến bộ như thế nào qua từng giai đoạn, sau đó mới nhằm đến việc cho điểm để xếp loại, khích lệ, khen thưởng. Hình thức và nội dung đánh giá là tất cả những cách thức có thể phục vụ cho việc đánh giá năng lực đọc, viết, nói, nghe, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy của học sinh. Thậm chí, cách viết nhật ký, sổ tay văn học, facebook của học sinh cũng có thể là một “sản phẩm” để xem xét, đánh giá. Các câu hỏi đánh giá không kiểm tra trí nhớ của các em về những kiến thức hay nội dung cụ thể mà phải dựa vào hệ thống các yêu cầu cần đạt đối với đọc, viết, nói và nghe. Đề kiểm tra cũng sẽ hướng tới việc coi trọng sự sáng tạo từ ý tưởng đến cách thể hiện, chống sao chép (văn mẫu), không kiểm tra vào các văn bản, tác phẩm đã học (nhất là với các kỳ kiểm tra cuối lớp, cuối cấp) mà kiểm tra những văn bảntác phẩm tương tự nhưng chưa được học để khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh. chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Ngữ văn, đổi mới giáo dục Phổ điểm môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia 2016. Đồ họa: Lê Văn. Ông đánh giá về khả năng thực hiện những ý tưởng đổi mới nêu trên của đội ngũ GV hiện tại? Như tôi đã nói, đổi mới chương trình không có nghĩa là làm lại từ đầu mà phải kế thừa những ưu điểm của chương trình hiện hành. Vì thế với phần lớn GV, nội dung chương trình, những kiến thức văn học, tiếng Việt sẽ ít thay đổi, riêng hệ thống văn bản, tác phẩm sẽ có thay đổi nhưng không xa lạ mà theo tôi sẽ hấp dẫn hơn. Điều GV cần thay đổi nhất với môn học này vẫn là phương pháp dạy học và đổi mới cách kiểm tra, đánh giá. Cần chuyển từ phương pháp dạy học truyền thụ áp đặt một chiều sang phương pháp dạy học phát triển năng lực (ở môn Ngữ văn là năng lực giao tiếp, năng lực văn học), theo đó chuyển cách đánh giá ghi nhớ máy móc, dập khuôn sang cách đánh giá ưu tiên sáng tạo, tôn trọng ý tưởng mới và cách trình bày độc đáo… Đây là yêu cầu đòi hỏi phải có nỗ lực rất lớn không chỉ từ phía GV mà còn ở các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo dạy học, các tác giả chương trình, SGK và việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng GV theo chương mới nữa. Nếu thực hiện đồng bộ, tôi nghĩ phần lớn GV có thể đáp ứng được yêu cầu của chương trình Ngữ văn mới này. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ ở tất cả các khâu là một khó khăn, thách thức rất lớn trong bối cảnh hiện nay. Theo kế hoạch, đến tháng 9 chúng ta sẽ có chương trình mới và đến năm 2018 thì học sinh sẽ học bắt đầu học SGK mới theo chương trình mới. Vậy nhóm tác giả viết sách giáo khoa sẽ xoay xở ra sao để kịp viết sách, được thẩm định và được các nhà trường tuyển chọn vào dạy học? Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội thì năm học 20182019 sẽ triển khai 3 lớp đầu cấp: lớp 1, lớp 6 và lớp 10 (chứ không phải tất cả). Dù vậy đây vẫn là một thách thức rất lớn với các môn học. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến nhân dân, ban chỉ đạo cũng đã tính toán và đề xuất tiến độ cụ thể như sau: Trong năm học 2018 – 2019, cho triển khai đại trà chương trình mới ở lớp 1; thực nghiệm ở lớp 2, lớp 6 và lớp 10. Những năm học sau là các lớp tiếp theo. Đến năm học 20122 – 2023, chương trình mới sẽ được dạy ở tất cả các lớp theo đúng thời hạn Nghị quyết 88 của Quốc hội đề ra. Về cách làm thì có thể linh hoạt, chỉ cần có chương trình dự thảo là có thể hình thành đề cương SGK, trong quá trình thiết kế chương tình môn học, người ta cũng đã phải hình dung ra hình hài của SGK để bổ sung, điều chỉnh và giúp cho chương trình có tính khả thi. Như vậy hy vọng sớm có chương trình dự thảo của các môn học (dự định cuối tháng 52017) để các nhóm viết sách có thể cập nhật, triển khai sớm đề cương sách nhằm thực hiện được kế hoạch đúng tiến độ. Tuy nhiên bất luận trong trường hợp nào thì quan điểm của những người soạn thảo vẫn phải ưu tiên chú ý chất lượng của chương trình cũng như SGK. Đội ngũ tham gia gia biên soạn chương trình môn Ngữ văn cũng như các môn học khác, được tuyển theo yêu cầu, tiêu chí của Bộ GDĐT với quy trình đấu thầu của Dự án và có sự đồng ý của Ngân hàng thế giới. Sau đó Bộ trưởng sẽ ra quyết định. Theo quyết định của Bộ trưởng Ban xây dựng chương trình môn Ngữ văn có 7 người (2 người thuộc Trường ĐHSP Hà Nội, 2 người thuộc Viện KHGDVN, 02 người thuộc Trường ĐHSP TP.HCM và 1 người thuộc Trường ĐH Cần Thơ). Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi Lê Văn (thực hiện) BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ? Bình luận Chủ đề : môn Ngữ văn Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Đổi mới giáo dục chương trình giáo dục phổ thông mới TIN LIÊN QUAN Ai sẽ dạy học sinh trải nghiệm sáng tạo? Kéo dài thời gian lấy ý kiến Chương trình giáo dục phổ thông Kiến nghị dạy đại trà chương trình mới ở lớp 1 từ năm 2018 Facebook google Bình luận BÌNH LUẬN (0) Bình luận của bạn... Gửi bình luận Tin Khác Giám đốc mất ghế vì lễ đền Trần: Không vấn đề gì Giám đốc mất ghế vì lễ đền Trần: Không vấn đề gì Kinh doanh Quá khứ của Hoàng Thuỳ Linh có thực sự ngủ yên? Quá khứ của Hoàng Thuỳ Linh có thực sự ngủ yên? Giải trí Trạm vũ trụ hỏng của Trung Quốc sắp đâm xuống trái đất Trạm vũ trụ hỏng của Trung Quốc sắp đâm xuống trái đất Thế giới Hiệu trưởng: Phụ huynh nói cô quỳ thử xem có chịu nổi không Hiệu trưởng: Phụ huynh nói cô quỳ thử xem có chịu nổi không Giáo dục Bị nhà gái đòi tiền ngay trong đám cưới, chú rể tức giận hủy hôn Bị nhà gái đòi tiền ngay trong đám cưới, chú rể tức giận hủy hôn Đời sống Châu Việt Cường không phải là bạn trai của cô gái tử vong Châu Việt Cường không phải là bạn trai của cô gái tử vong Pháp luật MU chiêu mộ đồng hương Pogba, Fellaini về PSG trúng độc đắc MU chiêu mộ đồng hương Pogba, Fellaini về PSG trúng độc đắc Thể thao Công ty Anh dính nghi án rửa tiền Bitcoin Công ty Anh dính nghi án rửa tiền Bitcoin Công nghệ Món ăn ưa thích khiến 9 bệnh nhân nứt thịt, hoại tử da Món ăn ưa thích khiến 9 bệnh nhân nứt thịt, hoại tử da Sức khỏe Đừng để giáo sư là danh hão Đừng để giáo sư là danh hão Tin cùng chuyên mục Giám đốc Sở Giáo dục Kiên Giang bị đề nghị kiểm điểm Bộ GDĐT yêu cầu khắc phục bệnh thành tích trong toàn ngành “Đã đến lúc ngành sư phạm chấm dứt đào tạo ra không sử dụng” TP.HCM kiến nghị nhà giáo có chế độ đãi ngộ đặc biệt như quân đội, công an Giáo viên phản ánh bị ăn bớt tiền dạy 2 buổingày Chính phủ điều chỉnh đề án ngoại ngữ 2020 Cả nước còn gần 2 triệu người mù chữ Phạt học sinh ngồi dưới đất vì quên khăn quàng đỏ Chuyển làm phục vụ, cho nghỉ việc giảng viên không có bằng thạc sĩ Nỗi buồn sau câu nói Cô không cho em làm lớp trưởng nữa DU HỌC > Tuyển chọn ứng viên tiềm năng cho học bổng đại học Mỹ > Du học THPT Mỹ với học bổng lên đến 25.000 USDnăm > 5 trường ĐH New Zealand chấp nhận tuyển thẳng học sinh Việt Nam > Tìm hiểu các trường Anh, Mỹ và Canada tại Triển lãm du học KHOA HỌC > “Bóng hồng” Kovalevskaia: Từng khóc rất nhiều vì bị chuyển ngành > Tìm hiểu về chòm sao Song Tử trong 12 cung Hoàng đạo > Vì sao khi nguyệt thực toàn phần thì mặt trăng lại đỏ và lớn khác thường? > Sắp có quy định mới về chuẩn chính tả MỚI NÓNG Mẹ ca sĩ Châu Việt Cường: Nó nổi tiếng mà chẳng có đồng nào cho mẹ Cô giáo bị học sinh chửi, bóp cổ ngay tại lớp Châu Việt Cường không phải là bạn trai của cô gái tử vong Món ăn ưa thích khiến 9 bệnh nhân nứt thịt, hoại tử da Mời Federer, Nadal qua chơi tennis, Đà Nẵng thu hút du khách ngay Dương Cầm khoe con trai 20 tháng tuổi đánh trống cực siêu Tổng giám mục Tổng Giáo phận TP.HCM Bùi Văn Đọc qua đời ở Vatican Chàng trai chi 25 triệu mua bó hồng 99 bông tặng bạn gái Nguyên nhân người hàng xóm sát hại 2 bố con ở Lạng Sơn GÓC PHỤ HUYNH Cô giáo quỳ gối trước phụ huynh 40 phút do ở tình thế không có đường lui Cô giáo quỳ gối trước phụ huynh 40 phút do ở tình thế không có đường lui Xôn xao chuyện cô giáo túm tóc bé mầm non giật mạnh Phụ huynh được trả gần 1,5 tỷ đồng lạm thu GƯƠNG MẶT TRẺ Nhà trường tuyên dương nam sinh tự giác đăng ký bỏ game online Nhà trường tuyên dương nam sinh tự giác đăng ký bỏ game online Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dạy con gái 3 điều để thích ứng với thời cuộc Bác sĩ 9X ở Mường Nhé VietNamNet ĐỌC NHIỀU NHẤTPHẢN HỒI NHIỀU Cô giáo bị học sinh chửi, bóp cổ ngay tại lớp Hiệu trưởng: Phụ huynh nói cô quỳ thử xem có chịu nổi không Cô giáo quỳ gối trước phụ huynh 40 phút do ở tình thế không có đường lui Giáo viên quỳ gối: Nỗi lòng nặng trĩu của người thầy 30 năm tuổi nghề Buộc thôi việc thầy giáo bị tố có hành vi nhạy cảm với nữ sinh Phụ huynh trường Bình Chánh xác nhận cô giáo bị ép phải quỳ gối Vụ cô giáo quỳ xin lỗi phụ huynh: Tiếng nói của người trong cuộc Những bài văn điểm 10 của bé lớp 3 Giáo viên như “cá nằm trên thớt”? Bộ Giáo dục công bố đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2018 TRẮC NGHIỆM Ai là nữ quan đầu tiên trong sử Việt? Ai là nữ quan đầu tiên trong sử Việt? Ai là tác giả bộ sách toán học lớn nhất của nước ta thời phong kiến? Ai từng nói “ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”? GIÁ VÀNG Pháp luật Hồ sơ vụ án Ký sự pháp đình Tư vấn pháp luật Công nghệ Bảo mật Sản phẩm Ứng dụng Kinh doanh Đầu tư Tài chính Doanh nhân Giáo dục Tuyển sinh Du học Trắc nghiệm Thời sự Quân sự An toàn giao thông Clip nóng Giải trí Phim Tin tức sao việt Thời trang Sức khỏe Tư vấn sức khỏe Chuyện phòng the An toàn thực phẩm Thể thao Bóng đá Việt Nam Bóng đá quốc tế Trực tiếp Bóng đá Đời sống Gia đình Du lịch Tâm sự Tin thế giới Bình luận quốc tế Chuyện lạ thế giới Việt Nam và thế giới Bất động sản Dự án Nội thất Kinh nghiệm Tư vấn Bạn đọc Thơ Hồi âm Chia sẻ Multimedia 24h qua Giao diện Mobile Quay về đầu trang VietNamNet © 19972018 Báo VietNamNet. All rights reserved. Thành lập ngày 19121997 Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông Số giấy phép: 1285GP BTTTT, cấp ngày 2782008 Tổng Biên Tập: Phạm Anh Tuấn Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đường dây nóng: 0923 457 788 Điện thoại: (024) 37722729 , Fax: (024) 37722734 , Email: vietnamnetvietnamnet.vn Văn phòng đại diện tại TP.HCM: Lầu 5, tòa nhà TF, 408 Điện Biên Phủ, P.11, Q.10, TP.HCM. Đường dây nóng: 0962 237 788 , Điện thoại: 028 3818 1436 , Fax: 028 3818 1433 ® Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet. LIÊN HỆ QUẢNG CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIETNAMNET Hà Nội. Tel: 024 3772 7988 Hotline: 0919 405 885 Email:vietnamnetjsc.hnvietnamnet.vn Tp.HCM. Tel: 028 3930 9885 Hotline: 0919 435 885 Email: vietnamnetjsc.hcmvietnamnet.vn Hỗ trợ kỹ thuật: supporttech.vietnamnet.vn Tổng đài Tel: 024 3772 2729 Liên hệ Tòa soạn Đặt VietNamNet làm trang chủ
Trang 1TRƯỜNG THPT ……… PPCT LỚP 11
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ LỚP 11
Chương trình Chuẩn (Áp dụng từ năm học 2015 – 2016)
Cả năm: 35 tiết – 37 tuần
Học kỳ I: 18 tiết – 19 tuần
Học kỳ II: 17 tiết – 18 tuần
HỌC KỲ I
- Dạy mục 1, mục 2, mục 3
- Mục 1 Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868: chỉ giới thiệu những nét chính về tình hình Nhật Bản.
ẤN ĐỘ
- Dạy mục 1, mục 3
- Không dạy mục 2 Cuộc khởi nghĩa Xipay.
TRUNG QUỐC
- Đọc thêm mục 1 Trung Quốc bị các
nước đế quốc xâm lược
- Dạy mục 2, mục 3.
Bài 4:
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)
- Dạy: Quá trình xâm lược của chủ
nghĩa thực dân vào các nước ĐNA; Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á: Lào, CPC, Xiêm, Việt Nam, Mã Lai, Miến Điện
- Không dạy: phong trào đấu tranh
chống thực dân của nhân dân In-đô-nê-xi-a và ở Philippin
5 5 CHÂU PHI VÀ Bài 5:
KHU VỰC MĨ LATINH
- Dạy mục 1, mục 2.
Bài 6:
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)
(tiết 1)
- Dạy mục I Nguyên nhân của chiến
tranh
- Mục II Diễn biến chiến tranh.
+ Dạy mục 1 Giai đoạn thứ nhất (1914
- 1916)
Bài 6:
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)
(tiết 2)
- Mục 2 Diễn biến chiến tranh.
+ Dạy mục 2 Giai đoạn thứ hai (1917
-1918)
- Dạy mục 3: Kết cục của chiến tranh
Bài 7:
NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ THỜI CẬN ĐẠI
- Dạy mục 1, mục 2.
- Hướng dẫn học sinh đọc thêm mục
3 Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời,
phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học
từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX GV: ………… NĂM HỌC: 2017-2018
Trang 2TRƯỜNG THPT ……… PPCT LỚP 11
9 9 ÔN TẬP LSTG CẬN ĐẠIBài 8: - Dạy mục 1, mục 2.
10 10 KIỂM TRA 1 TIẾT
Bài 9:
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 - 1921)
- Dạy mục I, mục III
- Hướng dẫn học sinh đọc thêm mục
II Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ
chính quyền Xô Viết
Bài 10:
LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921 - 1941)
- Dạy mục I, mục II.
Bài 11:
TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
- Dạy mục 1, mục 3
- Không dạy:
+ Mục 2 Cao trào cách mạng 1918 –
1923 ở các nước tư bản QTCS
+ Mục 4 Phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Bài 12:
NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 – 1939)
- Hướng dẫn HS đọc thêm mục I Nước Đức trong những năm 1918 –
1929
- Dạy mục II.
Bài 13:
NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 – 1939)
- Hướng dẫn HS đọc thêm mục I Nước Mĩ trong những năm 1918 – 1929.
- Dạy mục II.
Bài 14:
NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 – 1939)
- Hướng dẫn HS đọc thêm mục I Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929.
- Dạy mục II.
HỌC KỲ II
Bài 15:
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ
(1918 – 1939)
- Dạy mục I.1 và mục II.1.
- Hướng dẫn HS đọc thêm:
+ Mục I.2 Chiến tranh Bắc phạt (1926
– 1927) và Nội chiến Quốc – Cộng
+ Mục II.2 Phong trào độc lập dân tộc
trong những năm 1929 – 1939)
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
- Dạy mục I.2 và mục III.
- Hướng dẫn HS đọc thêm:
+ Mục I.1 Tình hình kinh tế, chính trị,
xã hội
+ Mục II Phong trào độc lập dân tộc ở
In-đô-nê-xi-a
+ Mục IV Cuộc đấu tranh chống thực
GV: ………… NĂM HỌC: 2017-2018
Trang 3TRƯỜNG THPT ……… PPCT LỚP 11
dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện
+ Mục V Cuộc cách mạng năm 1932 ở
Xiêm
Bài 17:
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
HAI (1939 – 1945) (tiết 1)
- Dạy mục I Con đường dẫn đến chiến
tranh
- Dạy mục II Chiến tranh bùng nổ và
lan rộng ở Châu Âu (Từ tháng 9/1939
đến tháng 6/1941): Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt những nét chính diễn biến chiến tranh, không cần sa vào chi tiết.
Bài 17:
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
HAI (1939 – 1945) (tiết 2)
- Dạy mục III, mục IV: Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt những nét chính diễn biến chiến tranh, không cần sa vào chi tiết.
- Dạy mục V: Kết cục của chiến tranh
thế giới thứ hai
Bài 18:
ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI
HIỆN ĐẠI
(Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
- Dạy mục I và mục II.
Bài 19:
NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
(tiết 1)
- Dạy mục I và mục II.
- Đọc thêm mục I.2 Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam
- Không yêu cầu học sinh trả lời câu
hỏi ở trang 111 SGK: Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất
Bài 19:
NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
(tiết 2)
- Dạy mục III Cuộc kháng chiến của
nhân dân Nam kì sau Hiệp ước 1862
- Không yêu cầu học sinh trả lời câu
hỏi ở trang 113 SGK: Em có suy nghĩ gì
về hành động của Trương Định sau hiệp ước 1862?
Bài 20:
CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM
1873 ĐẾN NĂM 1884
NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG
(tiết 1)
- Dạy mục I Thực dân Pháp đánh
chiếm Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873 Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì
- Không dạy mục I.1 Tình hình Việt
Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất
Bài 20:
CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM
1873 ĐẾN NĂM 1884
NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG
(tiết 2)
- Dạy mục II và mục III.
- Đọc thêm mục III.1 Quân Pháp tấn
công cửa biển Thuận An
- Không yêu cầu học sinh trả lời câu
hỏi ở trang 123 SGK: Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước năm 1883
GV: ………… NĂM HỌC: 2017-2018
Trang 4TRƯỜNG THPT ……… PPCT LỚP 11
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI TK XIX
- Không dạy mục II.2 Khởi nghĩa Ba
Đình (1886 – 1887)
31 30 KIỂM TRA 1 TIẾT
Bài: 22
XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP
- Dạy mục 1 và mục 2.
Bài: 23
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CTTG THỨ NHẤT (1914)
- Dạy mục 1 và mục 2.
- Đọc thêm mục 3 Đông kinh nghĩa
thục Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội
và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế
Bài: 24
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
- Dạy mục I, mục II và mục III.
- Mục II Phong trào đấu tranh vũ tranh trong chiến tranh: Dạy 2 trong 5 phong trào đấu tranh ở SGK.
35 34 SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM(1858 – 1918) - Dạy mục 1, mục 2, mục 3 và mục 4.
36 35 KIỂM TRA HỌC KÌ II
………
DUYỆT CỦA BAN CHUYÊN MÔN DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO SỞ GD & ĐT
GV: ………… NĂM HỌC: 2017-2018