Thông tin về tai nạn giao thông của hai vị giáo sư đầu ngành vừa qua
Văn hóa ứng xử khi tham gia giao thong Thông tin về tai nạn giao thông của hai vị giáo sư đầu ngành vừa qua không chỉ là nỗi đau về sự mất mát quá lớn, mà ở một khía cạnh khác, lòng tự trọng của chúng ta cũng bị tổn thương. Một tai nạn do xe máy lạng lách trên đường Nếu như sự ra đi đột ngột do chấn thương quá nặng của giáo sư – viện sĩ Nguyễn Văn Đạo, nhà cơ học hàng đầu của VN là sự tổn thất nặng nề cho chúng ta, thì sự việc GS Seymour Papert thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ) cũng bị tai nạn khi đi bộ trên đường phố Hà Nội làm cho trong mỗi chúng ta vừa tiếc nuối vừa day dứt, hổ thẹn. Sự day dứt đó xuất phát từ mục đích tốt đẹp của vị GS này mong muốn đưa ra một giải pháp có hiệu quả nhằm cải thiện mạng lưới giao thông hết sức phức tạp và hỗn độn ở VN. Ước muốn tốt đẹp đó chưa được thực hiện thì ông đã bị ngay cái mà ông muốn cải thiện đó giáng xuống đầu. Chúng ta cảm thấy xấu hổ vì một đất nước thanh bình, vừa nổi tiếng trong việc bảo đảm an toàn cho các nguyên thủ quốc gia tham dự Hội nghị APEC, vậy mà số người chết do tai nạn giao thông còn nhiều hơn cả tình trạng một đất nước đang có chiến tranh. Tính từ đầu năm đến nay có gần 11.000 người chết, bị thương 10.000 người do tai nạn giao thông. Thật là một con số khủng khiếp! Ngoài những lý do về chuyên môn mà các cơ quan chức năng sẽ phân tích, thì bên cạnh đó phải tính đến nguyên nhân về nhận thức và văn hóa ứng xử của người tham gia giao thông ở xứ ta có phần kém cỏi. Ứng xử kém do thiếu hiểu biết về luật Không ít người tham gia giao thông vẫn có quan niệm rằng: Khi có va chạm hoặc xảy ra tai nạn trên đường thì xe ô tô có lỗi so với xe gắn máy; Xe gắn máy có lỗi so với xe thô sơ; người đi xe có lỗi so với người đi bộ. Nếu phương tiện cùng loại thì xe nào hiện đại hơn xe đó có lỗi. Chính vì quan niệm sai lầm này mà những người sử dụng phương tiện thô sơ tự cho mình cái quyền được giành đường lấn tuyến, bất chấp luật lệ giao thông đã có những qui định rõ ràng cho từng tuyến đối với từng loại phương tiện. Nhiều khách nước ngoài đến VN đã tỏ ra thất vọng vì không thể hiểu nổi khi họ đi đúng luật nhưng lúc xảy ra tai nạn vẫn bị người vi phạm sửng cồ. Người viết bài này đã từng chứng kiến cảnh người điều khiển xe gắn máy chạy lấn sang đường xe ô tô. Khi chiếc xe 4 bánh phía trước đột ngột thắng gấp do có sự cố, thì người đi xe gắn máy do không làm chủ được tốc độ đã tông vào sau xe đó. Hậu quả là đằng sau chiếc xe du lịch đời mới bị móp méo, do lỗi của người đi xe gắn máy gây ra. Vậy mà anh thanh niên điều khiển xe gắn máy đã không nhận lỗi còn gây gổ với lái xe và bắt lỗi người ta. Lái xe ô tô là người nước ngoài một phần do bất đồng ngôn ngữ, một phần do nhận thấy ánh mắt và cử chỉ của những người xung quanh cho thấy có vẻ đồng tình với người thanh niên sai luật kia, nên anh ta cũng đành chào thua. Hoặc chúng ta thấy tại những ngã tư đường, mặc dù đã có đèn đỏ, nhưng nhiều xe gắn máy vẫn vô tư quẹo phải, trong khi không hề có biển báo cho phép quẹo phải khi đèn đỏ. Điều này diễn ra hằng Giáo sư- Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo ngày và gần như được mọi người chấp nhận. Nó chỉ khổ cho những người nước ngoài khi đi bộ qua những đoạn đường đó không biết xử lý như thế nào. Bởi thế nên ở một số con đường trung tâm thành phố phát sinh một công việc mới cho Thanh niên xung phong là dẫn đường cho khách nước ngoài băng qua các giao lộ, mặc dù đèn ưu tiên đang thuộc về họ. Đó chỉ là một vài ví dụ điển hình khi khách nước ngoài sẽ phải khổ sở khi đến VN và tham gia giao thông. Đó là chưa tính đến tình trạng người đi xe muốn tạt ngang tạt ngửa tùy thích, mà không cần ra hiệu trước, hoặc người đi bộ cứ thích diễu hành xuống lòng đường dù cho lề đường rất thoáng. Ý thức chấp hành kém Ở đây phải nói một cách chính xác là một bộ phận người dân tuy đã có kiến thức nhất định về Luật giao thông nhưng ý thức tự giác chấp hành chưa cao. Nếu đã nói là luật thì dù trong trường hợp nào cũng cần phải thực hiện nghiêm túc. Điều này đã không được tôn trọng và duy trì thường xuyên. Chúng ta vẫn thấy ở các giao lộ tình trạng trật tự chỉ được chấp hành khi có bóng dáng cảnh sát giao thông. Hoặc các xe ngang nhiên vượt đèn đỏ khi lái xe thấy giao lộ vắng người. Cái cách “linh động” lách luật này tạo ra một ý thức thiếu tự giác cho người tham gia giao thông. Điều này thấy rất rõ trên các xa lộ. Nếu ai đó thấy các lái xe giữ đúng tốc độ, “ngoan ngoãn” thứ tự đi đúng tuyến qui định thì có thể khẳng định rằng đằng trước đang có cảnh sát giao thông, bằng không thì ngược lại. Một tình trạng cũng cần lên án đó là xu thế quá lạm dụng quyền ưu tiên. Thí dụ việc sử dụng kèn xe quá lố tạo âm thanh náo loạn không cần thiết của người sử dụng xe cơ giới lưu thông trên đường. Tất cả những vấn đề trên đã vẽ nên một bức tranh hỗn độn, mất trật tự trên đường phố. Điều đó đập vào mắt khách nước ngoài một hình ảnh không đẹp về người VN. Nếu không muốn nói rằng họ sẽ đánh giá chúng ta kém văn hóa. Một dân tộc đã có truyền thống văn hóa ứng xử rất văn minh. Đã gây không ít ngạc nhiên và khâm phục cho bạn bè bốn phương. Chính cách ứng xử đó đã chinh phục được cả những nguyên thủ quốc gia trước đây đã từng là thù địch thời chiến tranh lạnh. Mà minh chứng rõ ràng nhất là việc tiếp đón rất trọng thị và tình cảm mà nhân dân ta đã dành cho các vị khách quí tham dự hội nghị APEC. Trong xu thế hội nhập thì việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là điều rất cần thiết, nhưng cần thiết hơn chính là phải loại trừ ngay những nét văn hóa lạc hậu gây phản cảm cho bạn bè bốn phương khi viếng thăm VN. Đã đến lúc phải giáo dục ý thức giao tiếp, ứng xử cho có văn hóa khi tham gia giao thông đối với mọi công dân kể cả trong nhà trường phổ thông và ngoài xã hội. Đừng để những vị khách quí như GS Seymour Papert thiệt thòi và bạn bè năm châu sợ giao thông VN như sợ khủng bố. TUẤN ANH . thức và văn hóa ứng xử của người tham gia giao thông ở xứ ta có phần kém cỏi. Ứng xử kém do thiếu hiểu biết về luật Không ít người tham gia giao thông. nét văn hóa lạc hậu gây phản cảm cho bạn bè bốn phương khi viếng thăm VN. Đã đến lúc phải giáo dục ý thức giao tiếp, ứng xử cho có văn hóa khi tham gia giao