Chúng ta thường cho rằng, hành khách trên máy bay là những khách VIP, lại thêm các nữ tiếp viên xinh đẹp, vậy nên, những hành động của họ cũng thuộc đẳng cấp VIP. Tuy nhiên, thực tế có
Văn hóa ứng xử trên các chuyến bay Chúng ta thường cho rằng, hành khách trên máy bay là những khách VIP, lại thêm các nữ tiếp viên xinh đẹp, vậy nên, những hành động của họ cũng thuộc đẳng cấp VIP. Tuy nhiên, thực tế có như chúng ta nghĩ không? Xuất hiện chữ “X” thứ 3 Đây là vấn đề rất riêng tư và tế nhị. Nhưng vẫn có những người cứ ngỡ máy bay như ở nhà mình. Rất nhiều người lựa chọn toilet làm nơi lý tưởng để “hành xử” ở độ cao hơn 10.000m. Họ kéo nhau vào và “đóng đô” trong đó một cách bất thường. Một hãng hàng không nổi tiếng ở Đông Nam Á cho biết, không chỉ có khách hàng mới “yêu” nhau trên máy bay, họ vừa kỷ luật một phi công và nữ tiếp viên vì đã “lơ là” bỏ vị trí vào toilet … “make love”. Sở dĩ người ta phát hiện vì nhận thấy, họ vào trong đó chẳng chịu ra, còn thân máy bay rung lên bần bật một cách bất thường . Trớ trêu thay, nhiều nữ tiếp viên cho biết, họ đã gặp không ít trường hợp “thân thiết quá mức” của những đôi hành khách trong toilet. Nhiều người xem đây như ở nhà mình! Đa số những người thích “make love” không đúng chỗ trên là những người trẻ tuổi, hoặc những đôi uyên ương mới cưới. Họ thường “hành động” trên những chuyến bay đêm. Ngoài ra, tại khoang hạng nhất, đôi khách ngả giường nằm, trùm chăn kín mít, những “tiếng động” chỉ có ở chốn riêng tư mới có này khiến tiếp viên phải bỏ đi vì ngượng. Ghế được ngả ra như giường nằm - (Ảnh mang tính chất minh họa). Không thể xử phạt những tình huống này vì cho đến nay vẫn chưa có những quy định cụ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những hành khách kiểu này sẽ có thể bị “sờ gáy” với tội danh “vi phạm trật tự nơi công cộng”. Vì máy bay chính là “bầu trời chung”của toàn bộ những hàng khách khác. Ngoài ra, một số hành khách còn xem phim tươi mát trên máy bay như đang ở chốn không người. Việc này khiến những hành khách cùng khoang phải “ngứa con mặt bên phải, đỏ con mắt bên trái(!)”. Như trên chuyến bay mang mã hiệu VN535 Hà Nội- Paris của Vietnam Airlines, hành khách là những vị chủ doanh nghiệp lớn nhưng có hành động không mấy lịch sự này. Họ say sưa xem phim tươi mát trước mặt nhiều người, bất chấp lới nhắc nhở của các tiếp viên. Đối với nhiều hành khách, biểu tượng này không tồn tại. Các hãng hàng không vô cùng đau đầu vì vấn đề này. Họ đã phải chi ra số tiền rất lớn để sửa chữa và nâng cấp toilet, vô tình nó lại trở thành nơi chốn riêng tư cho các cặp tình nhân. Họ phải thay bồn cầu thường xuyên vì hỏng liên tục. Hay cá biệt hơn, có một số hãng hàng không vì không thể cấm khách hàng “hành xử” trên máy bay, nên chọn biện pháp là cho lắp các loại bồn cầu có tính chịu lực cao! Theo ý kiến của một số Blog cá nhân, các bạn trẻ khi được hỏi: “Nên hay không nên làm tình trên máy bay?”. 23% cho rằng, điều đó rất thú vị nhưng ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục Việt Nam. 41% lại cho rằng, điều này sai trái và rất thiếu lịch sự. Số còn lại cho đây là một điều tuyệt vời mỗi khi bay. Khi thượng đế là “con Ngọc Hoàng” Chiều 23/1, bác sĩ Đ.D.A (ngụ tại thị xã Kon Tum) do uống quá nhiều bia rượu, đã xé một tờ cảnh báo về an ninh hàng không (tại sân bay Pleiku). Khi bị nhân viên an ninh sân bay mời vào phòng làm việc, vị hành khách này chẳng những không chấp hành mà còn có lời lẽ xúc phạm. Công an phường Thống Nhất, thành phố Pleiku đã phạt cảnh cáo hành chính đối với vị bác sĩ này. Trên chuyến bay BL-798 TP HCM - Hà Nội của hãng Jetstar cũng đã xảy ra trường hợp tương tự. Hành khách uống rượu say khướt, không làm chủ được mình đã có hành động khiếm nhã và thô tục đối với một nữ tiếp viên hàng không. Đầu tiên là trêu ghẹo, sau đó nắm tay, tiếp đến là những hành động thiếu lịch sự đới với nữ tiếp viên. Còn đối với Pacific Airlines (P.A) cũng không ngoại lệ. Hãng hàng không này đã lập biên bản hành khách N.A.M (sinh năm 1974) khi anh này có những lời lẽ và hành động khiếm nhã với một nữ tiếp viên. Hành khách này lên máy bay trong tình trạng “bồng bềnh” trong chuyến bay từ Tp. HCM ra Hà Nội (số hiệu BL-798 ). Sau khi lên máy bay, anh đề nghị tiếp viên phục vụ bia tại chỗ. Khi bị từ chối, ông “con Ngọc Hoàng” này đã có những hành động khiếm nhã cùng lời lẽ xúc phạm nữ tiếp viên cũng như hãng hàng không P.A. Sự việc đã được báo cáo và lập biên bản tại chỗ ngay sau đó. Sau khi máy bay hạ cánh, hành khách này lập tức được mời về Phòng Cảng vụ Nội Bài và CA sân bay để trình báo. Hãng PA tuyên bố từ chối phục vụ hành khách trên. Hàng hàng không Vietnam Airlines cũng không tránh khỏi những “hủ chìm di động” này. Ngày 13/2, trên chuyến bay số hiệu VN 2273, một nam hành khách tên Đ.X.H đã bị cơ trưởng chuyến bay này từ chối, vì có những biểu hiện của say rượu: không nhớ nổi số ghế ghi trên vé máy bay và có thái độ chống lại sự hướng dẫn của tiếp viên. Để bảo đảm an toàn cho hành khách và phi hành đoàn, anh ta sẽ được bay ở chuyến bay sau nếu tinh thần hoàn toàn tỉnh táo. Ngoài ra, những ông “con Ngọc Hoàng” này còn là những hành khách đến từ nhiều quốc gia khác. Điển hình là vụ náo loạn trên chuyến bay VN 9700 từ Tp.HCM đi Pusan (Hàn Quốc). Khi máy bay cất cánh được gần hai tiếng, một khách Hàn Quốc “chếnh choáng” đã làm loạn khiến phi hành đoàn khốn khổ. Đầu tiên, vị này đánh những người ngồi cạnh, sau đó đập bung lớp bên trong một cửa sổ tại ghế 26F. Cho đến khi được an ninh sân bay Pusan áp giải về trụ sở lập biên bản, vị khách này vẫn chưa “qua cơn mê”. Trước đó, ngày 4/1/2006, trên chuyến bay VN524, một hành khách Nga cũng uống rượu say rồi gây rối với các hành khách trên cùng chuyến bay. Cơ trưởng chuyến bay đã phải tiến hành lập biên bản vị hành khác say xỉn và tức tốc bàn giao cho An ninh sân bay Nội Bài xử lý ngay khi hạ cánh. Có trường hợp, một hành khách Nga phải bồi thường 40 USD khi vừa say rượu vừa có hành vi hành hung những hàng khách cùng khoang. Một hành khách say khướt bị lọt trong toilet. Số lượng hành khách say xỉn trên máy bay ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ gây phiền phức và ảnh hưởng đến uy tín của các hãng, mà còn ảnh hưởng đến những “thượng đế” trên cùng chuyến bay. Hiện nay, các hàng hàng không đã kiểm tra hành khách rất kỹ trước khi máy bay cất cánh. Các nhân viên của hãng hàng không và nhân viên an ninh sân bay phải chịu hoàn toàn trách nhiệm khi để lọt một hành khách say xỉn trong bất kì chuyến bay nào. Trường hợp đã làm thủ tục vào phòng chờ, nhân viên an ninh phát hiện thấy khách có nồng độ rượu cao hoặc có biểu hiện say rượu, có quyền từ chối vận chuyển hoặc phối hợp với hãng hàng không để có biện pháp xử lý kịp thời. Thực tế cho thấy, việc phát hiện hành khách đã uống rượu trước khi lên máy bay là rất khó. Nhân viên chỉ nhận biết bằng mắt, không đươc phép sử dụng các loại dụng cụ đo nồng độ. Vì làm vậy là xúc phạm khách hàng, ngay cả các hãng hàng không quốc tế cũng không được phép. Trừ những trường hợp hành khách quá say, đi lảo đảo mới phát hiện được. Có người tửu lượng rất cao, mặc dù đã làm “vài két”những vẫn có thể kiểm soát được hành vi của mình. Đây là vấn đề nan giải và gây áp lực rất lớn đối với các nhân viên an ninh sân bay. Phải nói thêm, quy định đo nồng độ cồn chỉ áp dụng được đối với phi công và phi hành đoàn. Một hãng hàng không cho biết, nếu lỡ để lọt một hành khách say lên máy bay, nếu hành khách say không quấy phá thì không sao. Nếu hành khách này có hành vi phá rối, sau khi hạ cánh, hành khách đó sẽ được mời đến cảng vụ để khai báo và làm các thủ tục cần thiết. Thậm chí, hành khách có thể bị khởi kiện nếu có lời lẽ xúc phạm và làm giảm uy tín hãng hàng không mà họ đang sử dụng. Trong chương trình an ninh hàng không mới mà Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt có ghi rằng: “Các hãng hàng không được quyền từ chối chuyên chở vĩnh viễn hoặc có thời hạn đối với những hành khách gây rối, tung tin có bom, vũ khí, say rượu, bia hoặc bị tác động của chất kích thích đến mức mất khả năng làm chủ hành vi”. Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu, các hãng hàng không lập danh sách những hành khách hành khách gây nguy hại cho chuyến bay. Đồng thời, áp dụng những biện pháp an ninh thích hợp đối với những hành khách này. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho chuyến bay, Bộ cũng đã cho phép nhân viên an ninh trên máy bay được phép mang vũ khí. Với những nước có hệ thống kiểm soát an ninh hàng không gắt gao như Mỹ, hành khách chỉ cần có biểu hiện bất thường như la hét trên máy bay đã có thể bị phạt tù và phạt tiền rất nặng. Những hành vi thiếu kiểm soát như “doạ đặt bom”, lực lượng an ninh đã có thể bắn hạ. Ở nước ta, hành khách có nồng độ cồn quá 0,2% sẽ không được lên máy bay. Việc kiểm tra an ninh và nồng độ cồn của hành khách do an ninh sân bay thực hiện. Tuy nhiên, khả năng hành khách say xỉn được lên máy bay hoàn toàn có thể xảy ra. Theo quy định, hành khách có thể xách tay rượu nếu đóng gói đúng quy cách (khoảng 2lít/người). Hoặc, ngay tại các quầy giải khát trong phòng đợi cũng bán các loại nước giải khát có gas. Thậm chí đã khi lên máy bay, nếu có nhu cầu, hành khách cũng có thể yêu cầu phục vụ rượu hoặc bia. Một phần ăn bao gồm cả rượu. Việc kiểm soát nồng độ cồn đối với khách đi máy bay hiện nay là rất nan giải. Vấn đề là hành khách phải biết tự kiềm chế để tránh những hành vi đáng tiếc có thể xảy ra. Bay cùng thú cưng Họ có thể là những người lần đầu đi máy bay, cứ ngỡ máy bay là xe khách. Hoặc biết nhưng vẫn cố tình vi phạm, gây nên những tình huống trớ trêu này. Theo lời nhân viên một hãng hàng không, khi sắp đến giờ bay có một vị khách ăn mặc bảnh bao nhưng tay xách theo mấy… con gà. Vị khách này giải thích, cứ ngỡ máy bay giống như xe khách nên mang gà theo để “bay” cùng máy bay. Hay như trường hợp của hành khách là một Việt kiều Pháp, đến phòng vé giờ chót của P.A mua vé. Theo quy định, nhân viên sẽ hỏi cặn kẽ thông tin để trợ giúp hành khách phòng khi họ có con nhỏ. Nghe xong, anh ta “thật thà” chìa ra tờ giấy khai sinh của “con” mình. 30 phút sau, hành khách ấy hớt hải chạy lại thắc mắc vì sao an ninh sân bay không cho “con” anh ấy lên máy bay. Nhân viên phòng vé lúc này mới tá hỏa, xem kỹ lại tờ giấy “khai sinh” bằng tiếp Pháp. Hóa ra, “con” anh ta là một chú chó nhỏ. Chó Tây phải có lý lịch khai sinh nhiều đời, anh ta vẫn thường gọi bằng chú là “con”. Nếu chuẩn bị trước, “con” anh ta mới có điều kiện hưởng dịch vụ đặc biệt. Tuy nhiên, trong trường hợp này, không biết số phận của đứa “con” này sẽ ra sao khi bị để chung với hàng hóa ký gởi. . Văn hóa ứng xử trên các chuyến bay Chúng ta thường cho rằng, hành khách trên máy bay là những khách VIP, lại thêm các nữ tiếp viên xinh. với các hành khách trên cùng chuyến bay. Cơ trưởng chuyến bay đã phải tiến hành lập biên bản vị hành khác say xỉn và tức tốc bàn giao cho An ninh sân bay