Chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Phú YênChất lượng chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Phú YênChất lượng chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Phú YênChất lượng chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Phú YênChất lượng chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Phú YênChất lượng chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Phú YênChất lượng chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Phú YênChất lượng chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Phú YênChất lượng chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Phú YênChất lượng chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Phú YênChất lượng chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Phú YênChất lượng chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Phú Yên
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ KIM CƯƠNG
CHẤT LƯỢNG CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TỈNH PHÚ YÊN
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS VÕ KIM SƠN
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Trang 31
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài luận văn
Tỉnh Phú Yên có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có
thành phố Tuy Hòa là đô thị loại 2, 01 thị xã (thị xã Sông Cầu) và 7 huyện (Phú Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Tuy An và
Đồng Xuân) Thời gian qua, tỉnh Phú Yên đã cụ thể hóa các chủ trương,
nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ để phù hợp với tình hình thực
tiễn của địa phương và đạt được nhiều kết quả quan trọng và được thể
hiện rõ nét trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVI,
nhiệm kỳ 2015 -2020
Tuy nhiên, chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện cũng còn có
những mặt hạn chế nhất định như: "một số cán bộ chủ chốt ở một số địa phương, đơn vị năng lực hạn chế nhưng thay thế chưa kịp thời, chưa có
cơ chế, chính sách thực sự phù hợp để phát hiện, sử dụng người tài công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ cán
bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở một số địa phương chưa chủ động; chưa
gắn với quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng; chậm thay thế một số cán bộ năng lực hạn chế, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ một
bộ phận cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu chưa nêu cao tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm Nhận thức, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao, chưa nổ lực, cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ ", trong đó có chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện
Để đáp ứng với với yêu cầu, nhiệm vụ mới, góp phần thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XVI của tỉnh Phú Yên và Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và những năm tiếp
theo, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cán bộ chủ chốt nói chung, nhất là chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện ở tỉnh Phú Yên nói riêng là cần thiết
Với lý do trên, bản thân chọn đề tài về "Chất lượng chủ tịch,
phó chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Phú Yên" để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý Công
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Chất lượng là một chủ đề không mới, vì đó là một trong những
tiêu chí đòi hỏi phải có vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ
quan nhằm đáp ứng những đòi hỏi nhất định Nghiên cứu liên quan đến chất lượng cán bộ nói chung, chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch UBND
cấp huyện nói riêng là một trong những nội dung quan trọng của công
tác quản lý và sử dụng cán bộ Nội dung nghiên cứu chất lượng người
Trang 42
làm việc cho tổ chức và chất lượng cán bộ (theo nghĩa của Việt Nam)
đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học trong nước và được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh, cấp độ khác nhau
Đề tài: “Chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện
tỉnh Phú Yên” là một hướng tiếp cận mới, không trùng lắp với các công trình, đề tài khoa học đã được công bố và mong muốn đưa ra được một vài điểm có thể để cụ thể hóa tiêu chuẩn chất lượng của nhóm chức danh này Và cũng có thể từ đó làm cơ sở cho xây dựng tiêu chuẩn chức danh cho các cấp khác
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích:
Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về chất
lượng chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện; phân tích thực trạng và
đề xuất những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Phú Yên trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ:
- Phân tích và làm rõ một số khái niệm công cụ liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng chức danh chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện: quan niệm, vai trò và đặc điểm của chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện; quan niệm về chất lượng và nâng cao chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện; tiêu chí đánh giá chất lượng và nâng cao chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện trong giai đoạn hiện nay
- Đánh giá thưc trạng chất lượng và nâng cao chất lượng chủ
tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Phú Yên từ năm 2011 cho đến nay, nêu nguyên nhân (ưu điểm, hạn chế)
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng cán bộ UBND cấp huyện của tỉnh Phú Yên trong thời gian đến
4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: chất lượng của chủ tịch,
phó chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Phú Yên
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khách thể: chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện;
- Phạm vi không gian: thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu và
7 huyện (Phú Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Tuy An
và Đồng Xuân);
Trang 53
- Phạm vi thời gian: Khảo sát thực trạng những người được bầu nắm giữ chức danh trong giai đoạn 2011- 2016 và mới được bầu giai đoạn 2016-2021 Đề xuất các tiêu chuẩn đến năm 2025
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận
văn
5.1 Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, về công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Những phương pháp mang tính truyền thống: phân tích, đánh giá
từ nguồn thống kê, tài liệu lưu trữ Tác giả sử dụng số liệu thống kê của
Sở Nội vụ và Ban Tổ chức các huyện
- Phương pháp điều tra Tác giả mong muốn áp dụng phương pháp này Tuy nhiên, để đánh giá mức độ hài lòng của người dân với các chức danh chủ chốt cấp huyện chưa có thể tiến hành, mặc dù đã thiết kế một
số phiếu điều tra nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao;
sự hài lòng của nhân dân với chức danh chủ tịch, phó chủ tịch UBND
cấp huyện tỉnh Phú Yên Nhưng chỉ làm được đối với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao
6- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đề xuất những giải pháp nâng cao tiêu chuẩn chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Phú Yên trong giai đoạn mới Đây cũng có thể là đóng góp chung về lý luận để xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt làm việc ở cấp huyện
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Là căn cứ để xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chính sách liên quan đến chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện phù hợp với yêu cầu thực tế của tỉnh
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện
Chương 2 Thực trạng về chất lượng của chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Phú Yên
Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện tỉnh Phú Yên
Trang 64
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CHỦ
TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH UBND CẤP HUYỆN
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm, vị trí và vai trò của cấp huyện
Cấp huyện gắn với cách thức tổ chức chính quyền địa phương
cấp dưới Cấp huyện là một cụm từ để chỉ đơn vị hành chính lãnh thổ
Thứ hai, cấp huyện ở tỉnh có vai trò quan trọng trong cụ thể hoá chủ trương, kế hoạch của tỉnh phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của huyện và lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, kế hoạch đó trên địa bàn
Thứ ba, cấp huyện có vai trò quan trọng trong lãnh đạo, quản lý cấp xã trực tiếp, toàn diện, sâu sát trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Thứ tư, cấp huyện ở tỉnh có vai trò quan trọng trong bảo đảm AN -
QP, TTATXH và xây dựng khu vực phòng thủ trên địa bàn
1.1.2 Chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện
Cụm từ chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện được sử dụng
mang ý nghĩa của Việt Nam Khi tiếp cận mang tính lý luận chung, nội hàm của cụm từ này được nhiều nước áp dụng tuy có thể bằng những tên gọi khác nhau Và tên chung thường sử dụng là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu bộ máy chấp hành của chính quyền địa phương cấp
2 (trong cách phân loại thông thường)
Việt Nam có cách thức riêng để lựa chọn chủ tịch, phó chủ tịch UBND các cấp Theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương Việt Nam
năm 2015, cấp huyện được phân thành ba loại Và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đã quy định cụ thể tiêu chuẩn để phân loại cấp huyện thành 3 loại[38] Chính phủ quy định số lượng phó chủ tịch UBND cấp huyện theo từng loại đơn vị cấp huyện[13] Theo quy định:
Trang 75
- Huyện loại I có không quá 03 phó chủ tịch UBND; huyện loại II,
loại III có không quá 02 phó chủ tịch UBND;
- Quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố
trực thuộc trung ương loại I có không quá 03 phó chủ tịch UBND; quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại II, loại III có không quá 02 phó chủ tịch UBND
Mỗi địa phương căn cứ vào quy định tiêu chuẩn của Nghị quyết
của Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội đề đối chiếu so sánh bầu số lượng phó chủ tịch UBND theo quy định của Chính phủ
Theo pháp luật của Việt Nam, chủ tịch UBND cấp huyện là người đứng đầu UBND cấp huyện và giới thiệu các phó chủ tịch để hội đồng nhân dân cấp huyện bầu[38]
Trên nguyên tắc chung, phó chủ tịch là người giúp chủ tịch UBND trên những lĩnh vực cụ thể do chủ tịch phân công Luật không
quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của phó chủ tịch Quy chế hoạt động của UBND cấp huyện, căn cứ vào hướng dẫn chung và quy định
của pháp luật cũng như thống nhất phân công nội bộ giữa các thành viên UBND để ra quyết định phân công nhiệm vụ và quyền hạn cho từng phó chủ tịch
Như trên đã nêu, cả nước có 713 cấp huyện; điều đó cũng có nghĩa có 713 chủ tịch Và trừ một số huyện loại 1 có 3 phó chủ tịch, thì
số lượng cả nước có khoảng 1.500 phó chủ tịch Và do tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật về cán bộ, nên khảo sát chất lượng cán
bộ của tỉnh Phú Yên dựa trên văn bản pháp luật chung đó, có thể làm tài liệu tham khảo chung cho cả nước
1.1.3 Chất lượng và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng
1.1.3.1 Khái niệm chất lượng
Chất lượng là một cụm từ được sử dụng rất phổ biến, ở mọi nơi, mọi lúc Và ai cũng có thể sử dụng từ chất lượng này để trình bày các
vấn đề mà họ muốn đề cập đến Tuy nhiên, hiểu chất lượng là gì lại là một vấn đề chưa rõ ràng Ngay cả trong lĩnh vực nghiên cứu, các tài liệu nghiên cứu cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau và giải thích không giống nhau về cụm từ này Có nhiều cách giải thích cụm từ chất lượng
Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản
phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”
Tuy nhiên, khi nghiên cứu con người, đặc biệt người làm việc trong một tổ chức nhất định, chất lượng có thể được xác định bởi chính những người sử dụng những con người đó Và tùy thuộc vào từng điều
Trang 86
kiện cụ thể, từng tổ chức cụ thể mà các tiêu chuẩn gắn với những tiêu chi
cụ thể sẽ quyết định chất lượng của người làm việc cho tổ chức
Và chất lượng phải gắn liền với “sự thỏa mãn của nhóm chủ thể
khác bên ngoài” và chính vì vậy chất lượng mang tính tương đối
1.1.3.2.Các tiêu chí phản ảnh chất lượng
Để mô tả những thuộc tính của sự vật, con người, hay một loại
sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được cung cấp trên thị trường, có thể có
rất nhiều tiêu chí khác nhau để thể hiện điều đó Số lượng tiêu chí này
không có chuẩn mực cụ thể Bao nhiêu tiêu chí và tiêu chí đó phản ảnh
những thuộc tính gì của sự vật, con người hay một hiện tượng không mang tính tuyệt đối Chính vì vậy, mỗi một sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ được cung cấp trên thị trường, có thể gắn với chúng, có những tiêu
chí rất đặc biệt, ngay cả người sử dụng chỉ đọc, nhưng có thể không hiểu tiêu chí đó phản ảnh điều gì thuộc về thuộc tính của sản phẩm hàng hóa
và dịch vụ Trong lĩnh vực con người, một loại sản phẩm rất đặc biệt, có
rất nhiều tiêu chí được các nhà quản lý lẫn các nhà nghiên cứu đưa ra để nghiên cứu, tìm hiểu chất lượng con người hay nguồn nhân lực của tổ
chức hay người làm việc cho tổ chức
1.3.1.3.Tiêu chuẩn chất lượng
Cụm từ “tiêu chuẩn” được hiểu theo nhiều cách khác nhau và cũng có nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau Tuy theo từng lĩnh vực, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có thể có những hệ thống tiêu chuẩn khác nhau Trong thực tế hiện nay, cụm từ “tiêu chuẩn” có thể được hiểu
“Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý
dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này”;
“Tiêu chuẩn là một tài liệu cung cấp các yêu cầu, chỉ dẫn kỹ thuật, hướng dẫn hoặc đặc điểm có thể sử dụng thống nhất để đảm bảo
nguyên vật liệu, sản phẩm, quá trình và dịch vụ phù hợp với mục đích sử dụng của chúng”;
“Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý
dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này”[37]
Nói tóm lại: chất lượng là một khái niệm để nói về những thuộc
tính vốn có của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cũng như con người Để
xem xét chất lượng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và con người có thể phải sử dụng hệ thống các tiêu chí khác Gắn liền với tiêu chí là tiêu
Trang 97
chuẩn Tiêu chuẩn là cách thức quy định chi tiết đo lường cụ thể những
“cân đong” được từng tiêu chí đó Ví dụ cần phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc đại học, đúng chuyên ngành Tiêu chuẩn thường gắn
liền với mức độ chính xác có thể đo lường được các thuộc tính (tiêu chí)
của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cung cấp hay con người Đó chính là
tiêu chuẩn chất lượng Chúng ta thường hay bỏ qua cụm từ tiêu chuẩn
khi nói về chất lượng làm cho khó xác định, cân đong đo đến để đánh giá xem có hay không có chất lượng tức đạt hay không đạt mức độ tiêu chuẩn (chất lượng) cần phải có
1.2 Chất lượng của chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp huyện
1.2.1 Tiêu chuẩn chất lượng người làm việc cho tổ chức
Tổ chức cần những người để làm việc cho tổ chức và do đó, tất
yếu khi tuyển dụng cũng sẽ tìm kiếm những con người đáp ứng những
tiêu chuẩn mà họ đề ra
Con người là một loại sản phẩm đặc biệt Và rất khó để đưa ra hệ
thống tiêu chuẩn chất lượng về họ Tùy theo công việc cụ thể được giao; tùy theo từng loại tổ chức mà họ là thành viên để xác định tiêu chuẩn để
có thể được tuyển vào thành viên của tổ chức
Mỗi tổ chức có thể đưa ra những hệ thống tiêu chuẩn chất lượng
khác nhau cho các vị trí khác nhau Và do đó sẽ không có khái niệm chất lượng người mà tổ chức muốn chọn chung chung
Nói tóm làm, chất lượng người làm việc cho tổ chức là hệ thống
các tiêu chuẩn chất lượng mà tổ chức đòi hỏi người được tuyển vào làm
việc cho tổ chức phải đáp ứng Mỗi tổ chức có những yêu cầu, đòi hỏi
khác nhau về người mà mình cần thông qua hệ thống tiêu chuẩn chất lượng khác nhau
Tiêu chuẩn chất lượng người làm việc cho tổ chức theo vị trí việc làm cũng được xác định trên những nguyên tắc tiêu chuẩn chất lượng người được đưa vào tổ chức đó khi đạt được những tiêu chuẩn chung Tuy nhiên, tiêu chuẩn chất lượng người đưa vào từng vị trí việc
làm thường được xác định bằng một tiêu chí rất cơ bản: tiêu chí năng
lực
Người làm việc cho nhà nước là một nguồn nhân lực đặc biệt,
khác với tất cả những người làm việc cho bất cứ tổ chức nào Tính đặc
biệt này sinh ra từ ngay chính bản thân của nhà nước và hệ thống các cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước Và mỗi một vị trí trong cơ quan nhà
nước đòi hỏi phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất để chọn người đưa
vào vị trí đó
Trang 108
1.2.2 Tiêu chuẩn chất lượng của chủ tịch, phó chủ tịch
UBND cấp huyện
Theo pháp luật quy định, chủ tịch, phó chủ tịch UBND các cấp
nói chung và UBND cấp huyện nói riêng là cán bộ, do được bầu cử theo nhiệm kỳ[27] Do đó, họ phải đáp ứng cả những tiêu chuẩn để được bầu vào Hội đồng nhân dân cấp huyện
Không có quy định riêng những tiêu chuẩn phải đáp ứng của chức danh chủ tịch, phó chủ tịch UBND nói chung cũng như UBND cấp
huyện nói riêng Tất cả cán bộ của Việt Nam đều dựa trên tiêu chuẩn được quy định trong văn bản của Đảng [2] Một số tiêu chuẩn chung gồm:
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước
- Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư Không tham nhũng và kiên
quyết đấu tranh chống tham nhũng Có ý thức tổ chức kỷ luật Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín
nhiệm
- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao
- Các tiêu chuẩn đó, có quan hệ mật thiết với nhau Coi trọng cả đức
và tài, đức là gốc
- Ngoài các tiêu chuẩn chung nói trên, cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, đoàn thể nhân dân còn phải:
+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Có năng lực dự báo và định hướng
sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật; thuyết phục và tổ chức nhân dân thực hiện Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước
+ Gương mẫu về đạo đức, lối sống Có tác phong dân chủ, khoa học,
có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ
+ Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý Đã học tập có hệ
thống ở các trường của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân; trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả
Trang 119
Các địa phương khi giới thiệu người đảm nhận chức danh chủ
tịch, phó chủ tịch UBND các cấp nói chung và UBND cấp huyện nói riêng căn cứ vào hệ thống các tiêu chuẩn đó để chọn người
Trong điều kiện thể chế chính trị Việt Nam, phân cấp quản lý
nhân sự làm việc trong cả hệ thống chính trị được quy định cụ thể: những đối tượng thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; các đối tượng
thuộc tỉnh ủy, thành ủy (cấp tỉnh); các đối tượng thuộc bộ ngành trung
ương quản lý,v.v.Dựa vào sự phân cấp đó, căn cứ vào tiêu chuẩn quy định chung, mỗi chủ thể được phân cấp quản lý sẽ ban hành các văn bản quy định tiêu chuẩn chức danh do cấp mình quản lý
Tỉnh ủy, thành ủy (cấp tỉnh) ban hành tiêu chuẩn chức danh cán
bộ lãnh đạo quản lý thuộc diện tỉnh ủy, thành ủy (cấp tỉnh) quản lý; UBND cấp tỉnh ban hành tiêu chuẩn chức danh quản lý các cấp (phòng
và tương đương) thuộc diện UBND cấp tỉnh quản lý; các bộ ngành, ban
hành tiêu chuẩn chức danh quản lý thuộc diện bộ, ngành quản lý (vụ, cục, giám đốc sở,v.v.)
Vấn đề cần phải làm chính là xây dựng một hệ thống các tiêu chí
và tiêu chuẩn cho các chức danh lãnh đạo quản lý đề làm cơ sở phát triển đội ngu này đáp ứng được đòi hỏi của Đảng và Nhà nước
Trang 1210
Tiểu kết Chương 1 Tiêu chuẩn chất lượng để được bầu vào chức danh chủ tịch,
phó chủ tịch UBND các cấp được xác định dựa vào tiêu chuẩn cán bộ được quy định trong văn kiện của Đảng từ 1997 Đến nay, những tiêu chuẩn đó vẫn chưa thay đổi Một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng mới
kể cả cho các chức danh quản lý khác đang trong quá trình xây dựng
Chất lượng là một khái niệm chưa thực sự rõ ràng Có nhiều
cách quan niệm, hiểu về chất lượng Tuy nhiên, quan trọng cần nghiên cứu chính là chất lượng con người làm việc trong tổ chức nói chung và tiêu chuẩn chất lượng để đưa người vào một vị trí việc làm,
kể cả vị trí chức danh quản lý, trong đó có chức danh chủ tịch, phó chủ tịch ở Việt Nam
Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng để đưa người vào tổ chức; để bổ nhiệm vào vị trí chức danh nhất định là một công việc rất khó khăn, phức tạp Để đưa người vào vị trí chức danh lãnh đạo quản lý trong bộ máy nhà nước cũng như chức danh chủ tịch, phó chủ tịch UBND các cấp là công việc phức tạp, vượt ra ngoài tầm của một luận văn cao học Vận dụng lý thuyết về hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chí năng lực có thể tạo cơ hội để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho vị trí chủ tịch, phó chủ tịch UBND
Trang 1311
Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CỦA CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ
TỊCH UBND CẤP HUYỆN TỈNH PHÚ YÊN
2.1 Tỉnh Phú Yên và cấp huyện của tỉnh Phú Yên
2.1.1 Tổng quan về tỉnh Phú Yên
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển
trong thời gian tới
2.1.2 Cấp huyện của tỉnh Phú Yên
2.1.2.1 Cấp huyện và đặc điểm cấp huyện trong hệ thống chính trị của tỉnh Phú Yên
Tỉnh Phú Yên là tỉnh loại II theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ[32]
Phú Yên có 7 huyện (Phú Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa, Sơn Hòa,
Sông Hinh, Tuy An và Đồng Xuân) 01 thị xã (Sông Cầu) và 01 thành
phố (Tuy Hòa), với tổng số 112 xã, phường, thị trấn Thành phố Tuy Hòa
là thành phố đô thị loại 2 trong xếp hạng đô thị
2.1.2.2 Phân loại đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Phú Yên
Cơ cấu đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Phú Yên gồm:
- Thành phố Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Yên;
- Thành phố Tuy Hòa: loại 1;
- Thị xã Sông Cầu và 7 huyện (Phú Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Tuy An và Đồng Xuân): loại 2
Theo Nghị định của Chính phủ, quy định số lượng phó chủ tịch
UBND cấp huyện :
- Huyện loại I có không quá 03 phó chủ tịch UBND; huyện loại II,
loại III có không quá 02 phó chủ tịch UBND;
- Quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại I có không quá 03 phó chủ tịch UBND; quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại II, loại III có không quá 02 phó chủ tịch UBND[13]