Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ./ ./
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
DƯƠNG THỊ HOÀI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN MINH HÓA,
TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
Trang 2
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HOÀNG HIỂN
Phản biện 1: TS Nguyễn Ngọc Thảo
Phản biện 2: TS Nguyễn Phú Thái
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp 201, Nhà B - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 201- Đường Phan Bội Châu – Phường - TP Huế Thời gian: vào hồi 18 giờ 30 phút tháng 12 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài luận văn
Đối với huyện miền núi Minh Hóa của tỉnh Quảng Bình, là một trong 62 huyện nghèo của cả nước đang thụ hưởng chương trình 30a của chính phủ, chủ trương xây dựng nông thôn mới đem lại nhiều sự kỳ vọng để phát triển, hiện đại hóa nền nông nghiệp, nông thôn và thay đổi cuộc sống của người nông dân trên địa bàn huyện
Vì thế chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới hết sức quan trọng tác động đến sự thành bại của chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện nhà Chương trình nông thôn mới được triển khai rộng rãi trên địa bàn 15 xã của huyện Minh Hóa từ năm 2011 Tuy nhiên cho đến nay, những kết quả đạt được của chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện còn hết sức khiêm tốn, cả huyện đến cuối năm 2016 thì chỉ có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới đó là xã Quy Hóa Quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, như một số xã chưa thực sự tập trung thực hiện chương trình, công tác chỉ đạo thực hiện chương trình còn chưa quyết liệt, phần đa các xã số tiêu chí đạt được còn thấp, công tác quản lý nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện còn nhiều tồn tại hạn chế, chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của hệ thống chính quyền cấp xã
Với những lý do trên tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước
về xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình” để
làm đề tài luận văn nghiên cứu của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Ở Việt Nam chủ đề nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, nông thôn không còn mới mẻ Tuy nhiên cụm từ “xây dựng nông thôn mới” chỉ được quan tâm và nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông kể từ khi Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm
2008 đã nêu một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới ra đời Có thể kể đến chuyên đề “ Quản lý nhà nước
về nông thôn” của PGS TS Phạm Kim Giao GS TS Hoàng Ngọc
Hòa có tác phẩm“ nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta” của, nhà
xuất bản chính trị quốc gia Hà Nôi, 2008 Chủ đề xây dựng nông thôn mới cũng được rất nhiều học viên, sinh viên chọn làm chủ đề nghiên cứu khóa luận, luận văn thạc sỹ Điển hình như công trình nghiên cứu của: Huỳnh Trần Huy (2010), Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới – Từ thực tiễn huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sỹ học viện hành chính; Luận văn của Ngô
Trang 4Thị Vân Anh cao học quản lý công khóa 17 làm về chủ đề “ Vai trò của Chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới”; Đinh Viêt Dũng có luận văn “ Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình; hay luận văn của tác giả Lê Thị Bích Thuận làm về chủ đề “ Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng;
Ở huyện Minh Hóa chưa có công trình luận văn nào phản ánh được thực trạng của công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở địa bàn, vì thế qua luận văn lần này tác giả muốn có một công trình nghiên cứu tổng quan đánh giá về thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình và qua đó đưa ra được những giải pháp để hoàn thiện năng lực quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cho hệ thống chính quyền cơ sở trên địa bàn huyện
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Luận văn này được viết nhằm các mục đích sau:
Đánh giá thực trạng năng lực quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
Từ đó, phân tích những mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 5 năm (2011 -2016)
Đề xuất các giải pháp khả thi phù hợp với yêu cầu thực tiễn địa phương nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các xã trên địa bàn huyện trong công tác quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn huyện
Nhiệm vụ: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý
nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới Phân tích, đánh giá đúng thực trạng năng lực quản lý nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình Đề xuất các giải pháp khả thi phù hợp với khả năng và điều kiện, đặc thù của huyện Minh Hóa, nhằm hoàn thiện năng lực quản lý nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Là các hoạt động quản lý nhà nước
về chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
Trang 5- Phạm vi nghiên cứu:
- Giới hạn về thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước
về chương trình xây dựng nông thôn mới của các xã bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình và kết quả mới nhất về chương trình xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 – 2016
- Giới hạn về không gian: Tác giả chỉ nghiên cứu thực trạng công
tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của 15 xã trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
- Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu về
thực trạng, năng lực công tác quản lý nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2016 ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nông thôn mới, vận dụng lý thuyết khoa học quản lý nhà nước về các chương trình mục tiêu quốc gia để nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu dựa
trên phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh…)
để làm rõ vấn đề
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về lý luận Luận văn khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý
luận về quản lý nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới,
đưa ra một số đánh giá về năng lực quản lý nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới của chính quyền huyện Minh Hóa
- Về thực tiễn Dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng kết
quả về xây dựng nông thôn mới trong những năm vừa qua của các xã
ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình Qua đó chỉ rõ những mặt tồn tại hạn chế và mặt ưu điểm trong quản lý nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới Hướng tới đề xuất những giải pháp có tính khả thi, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới cho hệ thống chính
quyền cấp xã trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo
Các giải pháp của luận văn sẽ góp phần giúp các xã trên địa bàn huyện Minh Hóa hoàn thiện năng lực quản lý nhà nước của mình về chương nông thôn mới Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về chương trình xây
Trang 6dựng nông thôn mới Góp phần đẩy nhanh tốc độ hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới đúng hạn
Làm tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên Học viện Hành chính những khóa sau và những ai quan tâm đến đề tài này
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về chương trình
xây dựng nông thôn mới
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chương
trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện
chức năng quản lý nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI 1.1.Tổng quan về chương trình xây dựng nông thôn mới
1.1.1 Khái niệm nông thôn mới
1.1.2 Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới
1.1.3 Mục đích của xây dựng nông thôn mới:
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng nông thôn mới
+ Đặc điểm tâm lý văn hóa:
+ Chất lượng đội ngũ cán bộ ở cơ sở
1.2.4 Tiêu chí xác định chuẩn về nông thôn mới
1.2.5 Vai trò của chương trình xây dựng nông thôn mới đối với sự phát triển kinh tế xã hội
1.2 Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là một trong những bộ phận của hoạt động quản lý nhà nước, là tổng hợp các hoạt động quản lý và điều hành của cơ quan nhà nước, bằng công cụ chính sách, pháp luật, thông qua bộ máy nhà nước tác động vào nông
Trang 7nghiệp, nông dân và nông thôn nhằm mục đích hướng đến phát triển nông thôn theo hướng hiện đại hóa, kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững và đảm bảo cho cuộc sống vật chất và tinh thần của người nông dân ngày càng được nâng cao, ấm no, hạnh phúc Từ đó tạo ra
sự phát triển ổn định, giàu mạnh của đất nước
1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
1.2.2.1 Xây dựng chính sách, đề án, đồ án quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới
1.2.2.2 Tổ chức bộ máy phụ trách và công táclãnh chị đạo xây dựng nông thôn mới
1.2.2.3 Chuẩn bị, huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
1.2.2.4 Tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới
1.2.2.5 Thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương
1.3.1 Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở các xã thuộc huyện Bố trạch
Toàn huyện Bố Trạch có 10/28 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016 (đạt tỷ lệ 35,7%); Số xã đạt 19/19 tiêu chí: Gồm 7 xã:
1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở các xã thuộc huyện Quảng Ninh
Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt huyện Quảng Ninh đã có nhiều khởi sắc Đến nay toàn huyện đạt kết quả xây dựng nông thôn mới như sau: Xã đạt 19 tiêu chí: có 5 xã
Xã đạt 16 tiêu chí : có 1 xã ; Xã đạt 15 tiêu chí : có 1 xã; Xã đạt 13 tiêu chí : có 3 xã; Xã đạt 11 tiêu chí : có 2 xã; Xã đạt 10 tiêu chí : có
2 xã; Xã đạt 7 tiêu chí: có 1 xã Từ lúc bắt đầu triển khai huyện Quảng Ninh có tổng cộng 58 tiêu chí, trung bình được 4,14 tiêu chí/xã Qua hơn 5 năm triển khai Chương trình, Đến nay tổng số tiêu
Trang 8chí của 14 xã là 203 tiêu chí, tăng 145 tiêu chí, trung bình đạt 14,5 tiêu chí/xã
Những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới trên của huyện Quảng Ninh là sự nỗ lực không nhỏ của cả hệ thống chính trị ở cơ sở Trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn của huyện lại thường xuyên phải đối mặt với thiên tai hạn hán, bão lũ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng nông thôn mới Tuy nhiên nhờ cách làm sáng tạo và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản
lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới nên trong 5 năm qua huyện Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ như trên
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Minh Hóa:
Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản
lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cho huyện Minh Hóa như sau:
Công tác tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước về xây dựng nông thôn mới phải thống nhất, đồng bộ, ít thay đổi, cụ thể, rõ ràng, phù hợp với điều kiện, thực tiễn tại địa phương.Bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới phải hoạt động hiệu quả, trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng, thống nhất từ trung ương đến địa phương
Coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản
lý xây dựng nông thôn mới ở cấp xã, cấp huyện nơi trực tiếp triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới đến với nhân dân Công tác chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn thực hiện xây dựng nông thôn mới phải có sự thống nhất trong tổ chức và hành động từ trung ương đến tỉnh, huyện đến xã
Công tác tuyên truyền, vận động phải được quan tâm đầu tư, triển khai đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẻ giữa chính quyền với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, tiếp tục phát huy để đạt được một số kết quả thiết thực Phát huy tối đa các lợi thế về các nguồn lực của địa phương để xây dựng nông thôn mới đặc biệt tập trung thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế xã hội, tạo đà cho xây dựng nông thôn mới Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy hiệu quả của sự đoàn kết nhân dân trong xây dựng nông thôn mới
Công tác kiểm tra, giám sát phải được tăng cường thường xuyên, sâu sát thực tiễn; Tập trung vào công tác chỉ đạo các xã điểm,
có phương án huy động và lồng ghép các nguồn vốn để nâng cấp, xây dựng mới các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất, dân sinh tại các
Trang 9địa bàn xã, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho dân cư tạo đà cho xây dựng nông thôn mới bền vững
Chương 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN MINH HÓA, TỈNH
QUẢNG BÌNH 2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tác động đến xây dựng nông thôn mới ở Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
*Công tác tổ chức bộ máy triển khai chương trình:
Bộ máy Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Minh Hóa được tổ chức cơ bản hoàn thiện ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới được thành lập từ cấp huyện tới cấp xã Văn phòng điều phối của huyện là cơ quan chuyên môn phục trách tham mưu tổ chức thực hiện và báo cáo công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện do phòng nông nghiệp kiêm nhiệm
Ở 15 xã trên địa bàn huyện thành lập ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp xã, do Bí thư Đảng
ủy làm Trưởng ban chỉ đạo; ban quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp xã do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban Các trưởng ban ngành, tổ chức đoàn thể cấp xã là thành viên; Ban Phát triển thôn, bản do Bí thư chi bộ hoặc Trưởng thôn làm trưởng ban, chi hội trưởng các tổ chức đoàn thể là thành viên
* Kết quả phê duyệt và triển khai đồ án, đề án xây dựng nông thôn mới: Đến 31/12/2012 tất cả 15/15 xã trên địa bàn huyện đã được
phê duyệt xong đồ án quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới
* Kết quả phát triển kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa giai đoạn 2010 - 2015: Giai đoạn 2010- 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân của huyện đạt 9,57%/năm Trong năm 2016, cơ cấu kinh tế
của huyện có tỷ trọng như sau: Nông nghiệp- lâm nghiệp- thủy sản
chiếm 43,05%; Giá trị sản xuất nông – Lâm – Thủy sản năm 2015
của huyện là 360.822 triệu đồng; Công nghiệp- tiểu thủ công
Trang 10nghiệp- xây dựng chiếm 24,64%; Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp năm 2015 của huyện là 55.757 triệu đồng; Thương
mại- dịch vụ- du lịch chiếm 32,31% Giá trị sản xuất thương mại –
dịch vụ - Du lịch năm 2015 của huyện là 539.739 triệu đồng Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 13 triệu đồng/năm Tổng thu
ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2015 đạt 578.397 triệu đồng
Lao động: Theo thống kê, đến cuối năm 2015 huyện Minh Hóa có 31.499 người trong độ tuổi lao động (chiếm 63,30% dân số)
Việc làm: Trong năm 2015, có 1.900 lao động được giải quyết
việc làm (ngoài việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp) Có 08 lao động được xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài tại thị trường Hàn Quốc, thu nhập bình quân trên 25 triệu đồng/tháng
Y tế - Giáo dục: Đến nay, huyện đã đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 1 Đến năm
2015 toàn huyện có 17 trường đạt chuẩn Quốc gia, chiếm 32%, tăng 26,4% so với năm 2010 và đạt 100% chỉ tiêu đề ra Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được chú trọng, đã có 1.181 lao động nông thôn được đào tạo nghề bằng chính sách ưu đãi của Chính phủ, tỷ lệ người lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 15,2% Y tế: Năm 2016 100% xã, thị trấn có trạm y tế 2 tầng là nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, có 9/16 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế
Văn hóa xã hội: Toàn huyện có 85% khu dân cư thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” Đến nay, toàn huyện có 65/135 làng văn hóa, đạt tỷ lệ 48,14%; số gia đình văn hóa toàn huyện chiếm tỷ lệ 70,1%, có 15 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu đơn vị văn hóa Công tác giảm nghèo được quan tâm thực hiện Tuy nhiên tiến độ còn chậm đến năm 2015
có 01 xã là xã Quy Hóa đạt chuẩn nông thôn mới về tiêu chí hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 của toàn huyện là 21,74%, giảm 6,83% so với năm 2014;
* Kết quả xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa theo
19 tiêu chí Phân theo nhóm về kết quả xây dựng nông thôn mới của
các xã trên địa bàn huyện theo 19 tiêu chí: Số xã đạt từ 15 - 19 tiêu
chí: 1 xã; chiếm 6,67%; Số xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí: 5 xã; chiếm 33,33%; Số xã đạt từ 5- 9 tiêu chí: 9 xã; chiếm 60% Số xã đạt dưới 5 tiêu chí: 0 xã; chiếm 0%; Bình quân đạt 9,06 tiêu chí/xã Số xã đạt tiêu chí cơ bản: Thu nhập: 01 xã; tỷ lệ lao động việc làm thường xuyên: 04 xã; tổ chức sản xuất: 04 xã; hộ nghèo: 1 xã, môi trường: 01
Trang 11xã
2.2.2 Những thành tựu đạt được
Giai đoạn 2011 - 2016 triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, mặc dù chưa đạt được kết quả như mong muốn nhưng có thể khẳng định bộ mặt nông thôn của huyện Minh Hóa đã có nhiều thay đổi Kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện phát triển toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh mẽ, các công trình đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả… giai đoạn 2011 - 2016, toàn huyện đã cứng hóa 201 km đường trục xã, trục thôn, ngõ xóm và 14,6 km kênh mương; xây mới 02 Nhà văn hóa thôn, 03 sân vận động xã; xây mới, nâng cấp và sửa chữa 11 trạm y tế xã, 05 công trình nước sạch, 09 Nhà văn hóa thôn và khu thể thao thôn, xã; quy hoạch 30 nghĩa trang Đến nay, toàn huyện đã có 05 xã đạt tiêu chí giao thông, 10 xã đạt tiêu chí thủy lợi, 12 xã đạt tiêu chí điện nông thôn, 04 xã đạt tiêu chí
cơ sở vật chất văn hóa, 08 xã đạt tiêu chí chợ nông thôn, 15 xã đạt tiêu chí bưu điện, 05 xã đạt tiêu chí nhà ở nông thôn
Phong trào xây dựng “Làng văn hóa”, “Gia đình văn hóa” được quan tâm đẩy mạnh Hiện nay, huyện có 65/135 thôn, bản; 43/124 cơ quan, đơn vị và 60,06% gia đình được công nhận danh hiệu văn hóa Tỷ lệ chuẩn phổ cập mầm non đạt 93,8%; giáo dục tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 100%; 12/15 xã đạt tiêu chuẩn giáo dục Chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng cao, cơ sở vật chất các bệnh viện, trạm y tế tiếp tục được đầu tư nâng cấp
Về đóng góp các nguồn lực xây dựng nông thôn mới:
Giai đoạn 2011 – 2016 công tác huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Minh Hóa đã đạt được nhiều kết quả khá tích cực Theo báo cáo tổng kết 5 năm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Minh Hóa giai đoạn 2011 -2016 Nguồn vốn đóng góp của cộng đồng: 28.123 triệu đồng; Công tác huy động các nguồn lực khác ngoài ngân sách nhà nước bước đầu đạt được những kết quả tích cực Về công tác hiến đất, hiến tài sản giải phóng mặt bằng: Toàn huyện có 753 hộ, tổng diện tích 66.818 m2
đất các loại Trong đó: Đất ở: 4.176m2 Đất vườn: 31.693m2 Đất ruộng: 3.387m2 Đất khác: 27.568m2 Tổng giá trị ước tính tiền mặt là: 9.883 triệu đồng Hiến tài sản, vật kiến trúc các loại tổng giá trị ước tính 18.241 triệu đồng
Trong những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đồng sức,
Trang 12đồng lòng của quần chúng nhân dân Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã đạt được những thành tựu tích cực
2.2.3 Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới
- Về công tác xây dựng Đồ án quy hoạch, lập Đề án xây dựng NTM: Các xã còn phụ thuộc quá nhiều vào các đơn vị tư vấn Đồ án
quy hoạch, lập Đề án xây dựng nông thôn mới các xã còn nặng về xây dựng cơ bản mà chưa chú trọng phát triển các mô hình sản xuất, đặc biệt là các mô hình trang trại có hiệu quả để nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn còn hạn chế
- Về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: Công tác tổ chức thực hiện
nguồn kinh phí xây dựng nông thôn mới hàng năm còn chậm Các hạng mục công trình triển khai thực hiện kéo dài Nhiều công trình chất lượng không đảm bảo, một số công trình dở dang kéo dài do bị thất thoát vốn chờ xử lý
- Về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân:
Các xã chưa rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất theo Thông tư 07/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; chưa có quyết sách mang tính đột phá, chưa định hướng chiến lược lâu dài về phát triển kinh tế… Việc phát triển và nhân rộng mô hình phát triển chưa mạnh Nhìn chung kết quả thực hiện Chương trình về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho nông dân nông thôn chưa đạt kết quả như mong đợi
- Về hệ thống tổ chức chính trị: Đội ngũ cán bộ thực thi chưa
ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã thực hiện chế độ báo cáo định kỳ không nghiêm túc Công tác tổ chức phát triển sản xuất còn trì trệ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn Các Hội đoàn thể trong hệ thống chính trị thể hiện vai trò vận động nông dân phát huy nội lực trong xây dựng nông thôn mới chưa được thường xuyên Các phòng, ban chuyên môn cấp huyện chưa có phương án cụ thể, sát thực để chỉ đạo các xã thực hiện các tiêu chí thuộc lĩnh vực quản lý
*Nguyên nhân tồn tại hạn chế:
- Các đơn vị tư vấn quy hoạch đảm nhiệm quá nhiều xã, năng lực quá yếu Do đó chất lượng đồ án chưa cao, phải chỉnh sửa nhiều lần, dẫn tới tiến độ quy hoạch chậm Công tác triển khai tổ chức thực hiện quy hoạch chi tiết khu trung tâm các xã chưa tạo ra diện mạo theo yêu cầu của nông thôn mới
Trang 13- Đề án xây dựng nông thôn mới các xã đã được UBND huyện phê duyệt nhưng các xã chưa xây dựng Dự án chi tiết các hạng mục
để thực hiện theo lộ trình
- Chưa triển khai rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất theo Thông tư Số: 07/2010/TT-BNNPTNT của Bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn
- Công tác khuyến nông còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa được triển khai mạnh mẽ và sâu rộng, chưa hình thành các trang trại theo tiêu chí mới của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp diễn ra chậm Công tác tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của cán bộ cấp
xã còn thiếu kinh nghiệm Công tác rà soát, đánh giá của các xã còn qua loa, hời hợt, chưa sát theo nội dung của tiêu chí
- Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã thực hiện chế độ báo cáo định kỳ không nghiêm túc Gây khó khăn trong công tác cập nhật tiến độ xây dựng nông thôn mới ở huyện
- Công tác phát động toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới đang ở bề nổi, chưa có chiều sâu Các phòng, ban chuyên môn cấp huyện chưa có phương án cụ thể, sát thực để chỉ đạo các xã thực hiện các tiêu chí thuộc lĩnh vực quản lý
- Kinh phí dành cho công tác tuyên truyền còn hạn chế, công tác tuyên truyền ở một số cơ sở chưa duy trì thường xuyên, thời điểm phát thanh bản tin chưa thích hợp trong ngày; nội dung tuyên truyền lồng ghép vào các hội nghị, các cuộc họp còn ít
- Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình một số địa phương trong huyện thực hiện còn qua loa, hời hợt Dẫn đến một
số công trình do UBND xã làm chủ đầu tư bị thất thoát vốn, thi công
dở dang
- Các thành viên ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện đã được phân theo lĩnh vực chuyên môn và địa bàn chỉ đạo nhưng chưa đầu tư đúng mức công sức và thời gian cho công tác chỉ đạo cơ sở, không có báo cáo định kỳ cho Thường trực ban chỉ đạo huyện
- Một bộ phận nông dân nhận thức về xây dựng nông thôn mới chưa cao Xem chương trình xây dựng nông thôn mới là một dự án,
do đó trong giải phóng mặt bằng còn đòi hỏi đền bù bồi thường gây khó khăn cho thực hiện xây dựng nông thôn mới
- Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình chưa quyết liệt; vai trò phối hợp của các tổ chức chính trị, xã hội giữa cấp xã với cấp huyện và các ban, ngành chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, chỉ đạo còn