MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU 1 NỘI DUNG 2Chương 1: Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại:1.1 Quan điểm biện chứng về chất và lượng 3 1.1.1 Quan điểm về lượng và chất của các nhà triết học cổ đại 31.1.2 Quan điểm biện chứng về chất và lượng 51.1.2.1 Quan điểm biện chứng về chất 6 1.1.2.2 Quan điểm biện chứng về lượng 71.2 Mối quan hệ giữa những thay đổi về chất và những thay đổi về lượngChương 2: Nhận thức và vận dụng quy luật vào trong thực tiễn, ý nghĩa của việc nghiên cứu2.1 Về con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của đất nước ta 92.2 Việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta 112.3 Vận dụng vào quá trình học tập của học sinh, sinh viên 122.4 ý nghĩa của việc nghiên cứu 13Kết luận 14Mục lục 15LỜI NÓI ĐẦUSau những năm cảI cách, chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp thì đã có những thay đổi trong nhận thức, đánh giá được sự quan trọng trong việc vận dụng những quy luật của triết học đối với công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển. Quy luật “ Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại” là một trong những quy luật quan trọng của triết học. Quy luật này, được rất nhiều nhà triết học trên thế giới nghiên cứu nhưng chỉ đến lượt Mác và Lênin nhận mới thức đầy đủ và phát triển nó trở thành hoàn thiện. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rất đúng đắn được tầm quan trọng của những lý luận mà các nhà triết học nỗi lạc trên thế giới đã nghiên cứu, để vận dụng thành công những quy luật này vào trong sự nghiệp đổi mới đất nước đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phảI nắm vững nguyên lý, quy luật, định luật và phảI tính đến tính thực tiễn và bối cảnh áp dụng. Không thể cứ có sẵn quy luật và chỉ việc vận dụng là cách hiểu sai hoàn toàn, các quy luật chỉ phát huy tác dụng khi nó nằm trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể. Việc nghiên cứu những sự thay đổi trong lý luận là rất cần thiết bởi một lẽ những lý luận thường chỉ đúng ở mọt thời điểm nhưng có những lý luận thành quy luật và chỉ biến đổi khi có sự thay đổi lớn trong xã hội. Nhận thức được điều này em mạnh dạn chọn đề tàI này làm tiểu luận, do hạn chế về kiến thức cũng như tính thực tiễn, do đó trong đề tàI em trình bầy không thể tránh khỏi những sai sót, em mong các thầy cô hướng dẫn em để em có cơ hội hiểu biết thêm về đề tàI này. Qua đây em cũng xin bầy tỏ long cảm ơn đến các thầy cô giáo đã hướng dẫn em làm đề tàI này.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
Chương 1: Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại: 1.1 Quan điểm biện chứng về chất và lượng 3
1.1.1 Quan điểm về lượng và chất của các nhà triết học cổ đại 3
1.1.2 Quan điểm biện chứng về chất và lượng 5
1.1.2.1 Quan điểm biện chứng về chất 6
1.1.2.2 Quan điểm biện chứng về lượng 7
1.2 Mối quan hệ giữa những thay đổi về chất và những thay đổi về lượng Chương 2: Nhận thức và vận dụng quy luật vào trong thực tiễn, ý nghĩa của việc nghiên cứu 2.1 Về con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của đất nước ta 9
2.2 Việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta 11
2.3 Vận dụng vào quá trình học tập của học sinh, sinh viên 12
2.4 ý nghĩa của việc nghiên cứu 13
Kết luận 14
Mục lục 15
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Sau những năm cảI cách, chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp thì đã
có những thay đổi trong nhận thức, đánh giá được sự quan trọng trong việc vận dụng những quy luật của triết học đối với công cuộc công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển Quy luật “ Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại” là một trong những quy luật quan trọng của triết học Quy luật này, được rất nhiều nhà triết học trên thế giới nghiên cứu nhưng chỉ đến lượt Mác và Lênin nhận mới thức đầy đủ và phát triển nó trở thành hoàn thiện Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rất đúng đắn được tầm quan trọng của những lý luận mà các nhà triết học nỗi lạc trên thế giới đã nghiên cứu, để vận dụng thành công những quy luật này vào trong sự nghiệp đổi mới đất nước đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phảI nắm vững nguyên lý, quy luật, định luật và phảI tính đến tính thực tiễn và bối cảnh áp dụng Không thể
cứ có sẵn quy luật và chỉ việc vận dụng là cách hiểu sai hoàn toàn, các quy luật chỉ phát huy tác dụng khi nó nằm trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể Việc nghiên cứu những sự thay đổi trong lý luận là rất cần thiết bởi một lẽ những lý luận thường chỉ đúng ở mọt thời điểm nhưng có những lý luận thành quy luật và chỉ biến đổi khi có sự thay đổi lớn trong xã hội Nhận thức được điều này em mạnh dạn chọn đề tàI này làm tiểu luận, do hạn chế về kiến thức cũng như tính thực tiễn, do đó trong đề tàI em trình bầy không thể tránh khỏi những sai sót, em mong các thầy cô hướng dẫn em để em có cơ hội hiểu biết thêm về đề tàI này Qua đây em cũng xin bầy tỏ long cảm ơn đến các thầy cô giáo đã hướng dẫn em làm đề tàI này
Trang 3NÔI DUNG Chương 1:Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng
dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại 1.1 Quan niệm biện chứng về chất và lượng:
1.1.1 Quan niệm về chất và lượng của các nhà triết học cổ :
Trong quá trình phát triển ,tư tưởng triết học của triết học nhân loại cũng đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm về lượng và chât cũng như quan hệ giữa chúng Chỉ khi phép biện chứng duy vật ra đời mới đem lại quan điểm đúng đắn về khái niệm chất và lượng và quan hệ qua lại giữa chúng Lần đầu tiên trong lịch sử triết học , chất và lượng có ý nghĩa với tư cách là những phạm trù trong triết học của AIXTOT Ông xem chất là tất cả những cái gì làm cho sự vật nào đó Còn lượng là tất cả những cái gì
có thể phân ra thành những bộ phận cấu thành Ông phân lượng thành hai loại số lượng và đại lượng Ông cũng là người đầu tiên tiến tới giải quyết một vấn đề quan trọng của qui luật : vấn đề tính nhiều chất của sự vật Từ
đó, ông phân biệt sự khác nhau về hình thức với chất căn bản của sự vật – cái sẽ xuất hiện hay mất đi cùng với sự xuất hiện hay mất đi của bản thân sự vật ; ông cúng đạt được buớc tiến đáng kể trong sự nghiên cứu phạm trù độ , xem độ là cái thống nhất, cái không thẻ phân chia giữa chất và lượng
Henghen đã phân tích một cách tỉ mỉ sự thống nhất biện chứng , mối quan hệ qua lại , sự chuyển hoá lẫn nhau giữa chất và lượng , xem xét chất
và lượng nằm trong quá trình vận động và phát triển không ngừng
Trang 4Trong sự việc xem xét mối quan hệ giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất , Hêghen đặc biệt chú ý đến phạm trù bước nhảy Chính dựa trên tư tưởng của Hêghen , Lênin đã rút ra một kết luận quang trọng là : việc thừa nhận bước nhảy hay không là tiêu chí cơ bản để xem đó là theo quan điểm biện chứng hay siêu hình
Tất nhiên với tư cách là nhà triết học duy tâm , Hêghen đã xem xét các phạm trù chất , lượng , độ chỉ như những nấc thang tự phát triển của tinh thần , của “ ý niệm tuỵệt đối “ chứ không phải là nấc thang nhận thức của con người đối với thế giới bên ngoài
1.1 2 Quan niệm biện chứng duy vật về lượng và chất :
1.1.2.1Quan niệm biện chứng duy vật về chất :
Trước hết chúng ta làm rõ khái niệm về chất Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định của các sự vật và hiện tượng , là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác
Mỗi sự vật , hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có , làm lên chính chúng Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật , hiện tượng khác; nhờ đó mà con người mới có thể phân biệt sự vật , hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác Con người khác với động vật chính là nhờ những tính quy định vốn có của con người có khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động , có khả năng tư duy
Trang 5Thuộc tính là biểu hiện một khía cạnh nào đó về chất của một sự vật trong mối quan hệ qua laị với sự vật khác VD: khi muối vào nước ta thấy muối có tính tan , khi nếm ta biết muối có vị mặn Tất cả những thuộc tính của muối là những cái vốn có của muối , nhưng chúng chỉ bộc lộ ra trong quan hệ của muôI với nước hay trong quan hệ của muối với vị giác của con người Chúng ta chỉ có thể biết nhiệt độ cao hay thấp của không khí thông qua sự tác động qua lại của nó với cơ quan xúc giác của chúng ta Để nhận thức được những thuộc tính chúng ta cần nhận thức nó trong mối quan hệ giữa các sự vật Trong mối quan hệ cụ thể thường bộc lộ ra một thuộc tính ( một khía cạnh về chất ) của sự vật Do vậy, để nhận thức được nhận thức được chật với tư cách là sự tổng hợp của tất cả các thuộc tính vốn có của sự vật đó , chúng ta phải nhận thức sự vật trong tổng hoà các mối quan hệ có thể có giữa sự vật đó với các sự vật khác
Mỗi sự vật có vô vàn thuộc tính , mỗi thuộc tính của sự vật lại có một tổng hợp những đặc trưng về chất của mình , nên khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành một chất Điều đó cũng có nghĩa , mỗi sự vật có vô vàn chất Cho nên khi diễn đạt tính không thể tách rời giữa chất và sự vật cũng nhưng tính nhiều chất của nó , Ăngghen đã viết :” những chất lượng không tồn tại ,
mà những sự vật có chất lượnh hơn nữa , những sự vật có vô vàn chất lượng mới tồn tại
Với tư cách là nhưng khía canh của chất được bộc lộ ra trong các mối quan hệ , các thuộc tính của sự vật cũng có những vị trí khác nhau tạo thành thuộctính cơ bản và thuộc tính không cơ bản Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật Ơ mỗi sự vật chỉ có một chất cơ bản ,
đó là tổng hợp những thuộc tính đặc trưng cho sự vật trong toàn bộ quá trình tồn tại của sự vật ; đó là loại chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó quy định
Trang 6sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật VD: trên cơ sở chiếm hữu tư nhân
tư liệu sản xuất , chất cơ bản của nền kinh tế tư bản tư nhân là sản xuất chay theo giá trị thặng dư khi đặc trưng đó mất đi , nền kinh tế cũng không còn là kinh tế tư bản chủ nghĩa
Chất của sự vật không nhưng được xác định bởi chất các yếu tố cấu thành mà còn bởi phương thuức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó
Trong tự nhiên và cả trong xã hội , chúng ta thấy không ít sự vật mà xét riêng về các yếu tố cấu thành , chúng hoàn toàn đồng nhất , nhưng các sự vật
đó lại khác nhau về chất VD: kim cương và than chì là nhưng sự vật đều do cácbon tao thành Những kim cương là vật cứng ,có thể cắt được hầu hết mọi kim loại ,có giá trị kinh tế cao,còn than chì không có được những đặc trưng tương tự Sự khác nhau đó được quyết định bởi phương thức liên kết khác nhau của các nguyên tử cacbon
Chất của sự vật không chỉ thay đổi những yếu tố cấu thành mà nó còn phụng thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố đó.Do vậy,để làm biến đổi chất của sử vật ,chúng ta có thể cảI tạo các yếu tố cấu thành, hoặc biến đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố đó
1.1.2.2 Quan niệm biên chứng duy vật về lượng
Chúng ta đi làm rõ khái niệm về lượng theo quan niệm biện chứng duy vật Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự
Trang 7vật về mặt số lượng , quy mô , trình độ , nhịp điệu của sự vận động và sự phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật
Lượng là cáI vốn có của sự vật quy định sự vật ấy là nó Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí , ý thức của con người Đồng thời lượng tồn tại cùng với chất của sự vật Do đó , lượng của sự vật cũng có tính khách quan như chất của sự vật
Những đặc trưng về lượng cũng được biểu hiện trong những mối quan
hệ nhất định Nhưng khác với những mối quan hệ là phương thức bộc lộ các thuộc tính về chất , những mối quan hệ nhờ đó những thuộc tính về lượng bộc lọ ra , mang tính xác định , chặt chẽ , nghiêm ngặt hơn rất nhiều Tuy nhiên , trong thực tế có những thuộc tính về lượng của sự vật không thể biểu thị một cách chính xác bằng số lượng hay đại lượng
VD: trình độ giác ngộ cách mạng ,phẩm chất , tư cách , đạo đức của một con người …
Không chỉ chất ,mà cả các thuộc tính về chất cũng có tính quy định về lượng Do vậy , một sự vật có vô vàn lượng Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối Điều nay phụ thuộc vào từng mối quan hệ cụ thể xác đinh Có những tính quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật , song trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và ngược lại Chẳng hạn số lượng sinh viên học giỏi nhất định của một lớp sẽ nói lên chất lượng học tập của lớp đó Đều này cũng có nghĩa là dù số lượng cụ thể quy định thuần tuý vè lượng , xong số lượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự vật
Trang 8
Chất và lượng là hai mặt không thể tách rời nhau trong sự vật Trong quá trình vận động và phát triển , chất và lượng của sự vật không dứng im Chúng luôn vận động không phảI biệt lập với nhau mà luôn có quan hệ qua lại theo một quy luật nhất định
1.1.2Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất :
Bất cứ sự vật hay hiện tương nào cung là sự thống nhất giữa mặt chất
và mặt lượng Chúng tác động qua lại lẫ nhau Trong sự vật ,quy định về lượng không bao giờ tồn tại ,nếu không có tính quy định về chấy va ngược lại Sự thay đổi về lượng va về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động
và phát triển của sự vật Nhưng sự thay đổi đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau chứ không tách rời nhau Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng tới sự thay đổi về chất của nó và ngược lại , sự thay đổi về chất của
sự vật tương ứng với thay đổi về lượng của nó Sự thay đổi về lượng có thể làm thay đổi ngay lập tức sự thay đổi về chất của sự vật
VD: khi xét trạng thái khác của nước trong khoảng nhiệt độ từ 0 độ C đến
100 độ C , bản chất của nước vẫn không thay đổi ( xét về cấu tạo chất) Như vậy , không phải bất kì một sự thay đổi về lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản về chất của sự vật
Khuôn khổ , mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật , được gọi là độ
Trang 9
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy
Độ là mối liên hệgiữa lượng và chất của sự vật ,ở đó thể hiện sự thống nhất giữa lượng và chất của sự vật , trong độ , sự vật vãn còn là nó chứ chưa biến thành cái khác VD: dưới áp suất bình thường của không khí sự tăng hoặc giảm nhiệt độ trong khoảng tư 0 độ C đến 100 độ C, nước nguyên chất vẫn mang trạng thái lỏng Nêu nhiệt độ của nước đó giảm xuống 0 độ C nước thế lỏng chuyển sang thể rắn và duy trì nhiệt độ đó , tư 100 độ C trở lên , nước nguyên chất thể lỏng chuyển dần sang thể hơi Nước nguyên chất cũng thay đổi về chất Những giới hạn mà lượng đạt tới đó sẽ làm thay đổi
về chất của sự vật được gọi là điểm nút Trong ví dụ trên , nếu coi trạng tháI của nước là chất thì 0 độ C và 100 độ C là điểm nút
Sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút sẽ ra đời chất mới với lượng mới tương ứng của nó Sự thống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới với những nút mới Sự vận động và phát triển là không cùng Do đó ,
sự vận động , biến đổi của sự vật sẽ hình thành một đường nút của những quan hệ về độ Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây
ra được gọi là bước nhảy
Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời kỳ chuyển hoá chất của sự vật do những sự thay đổi về lượng gây ra , là quá trình trực tiếp chuyển tư chất nay sang chất khác một cách căn bản
Thế giới là muôn hình muôm vẻ ,nên sự thay đổi về chất cũng hết sức
đa dạng với nhiều hình thức khác nhau Tính chất của các bước nhảy được
Trang 10quyết định trước hết bởi tính chất của bả nhảy khác nhau Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của giai đoạn phát triển mới
Tính đa dạng trong hình thức thay đổi về chất còn được quy định bởi điều kiện trong đó diễn ra sự thay đổi về chất Chẳng hạn ,cũng là vấn đề thay đổi quyền lực chính trị trong quá trình phát triển xã hội ,nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử –cụ thể mà sự thay đổi đó có thể diễn ra bằng con đường hoà bình hoặc bạo lực cách mạng Khi diễn ra trên con đường thứ hai ,bước nhảy được thực hiện trong khoảng thời gian tương đối ngắn,”một ngày bằng hai mươi năm “.n thân sự vật, bởi những mâu thuẫn vốn có Với những mâu thuẫn khác nhau sẽ có những bước
Trong thực tế ,sự thay đổi về chất thông qua các bước nhảy hết sức đa dạng và phong phú.Nhìn chung,các bước nhảy thể hiện qua một số cách cơ bản sau:
Bước nhảy đột biến và bước nhảy diễn ra một cách dần dần :
Sự phân chia như vậy dựa trên không chỉ thời gian của sự thay đổi về chất, mà còn dựa trên cả tính chất của bản thân sự thay đổi đó Những bước nhảy đột biến ,khi chất của sự vật được biến đổi một cách nhanh chóng Chẳng hạn quá trình chuyển hoá từ vượn người thành người…như vậy, sự khác nhau giữa hai loại bước nhảy vừa nêu không chỉ ở thời gian diễn ra sự thay đổi về chất ,và cả ở cơ chế của sự thay đổi đó.Khi nói về bước nhảy dần dần , ngoài nhân tồ tốc đọ chúng ta còn nói đến cơ chếcủa
Trang 11việc tạo ra chất mới.Ơ đây chất mới được tạo thành không phải ngay lập tức
mà được tạo thành từng phần
Mặt khác , cũng cần phân biệt bước nhảy dần dần với sự thay đổi dần dần về chất Nhưng sự thay đổi dần dần về lượng diễn ra một cách liên tục trong khuân khổ của chất đang có ;còn bước nhảy dần dần là sự chuyển hoá chất này sang chất khác ,là sự đứt đoạn của tính liên tục ,là bước ngoặt quyết định cho sự phát triển
Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ
Bược nhảy toàn là loại bước nhảy làm thay đổi về chất và tất cả các mặt, các bộ phân , các nhân tố cấc thành sự vât Bước nhảy cục bộ là loại bước nhảy làn thay đổi một số mặt ,một số nhân tố ,một số bộ phận của sự vật đó Đối với các sự vật phức tạp về tính chất ,về những nhân tố cấu trúc ,về những bộ phận cấu thành…bước nhảy thường diễn ra bằng con đường từ những thay đổi về chất cục bộ đến thay đổi về chất toàn bộ Quá trình cách mạng giảI phóng dân tộc thủ tiêu chế độ thực dân (kiểucũ)trên thế giới cĩng như qúa trình cách mạng xã hội chủ nghĩa…đã diễn ra theo con đường như vậy
Khi xem xét sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất trong xã hội điều quan trọng là phảI chú ý tới độ sâu sắc và ý nghĩa của chúng Xuất phát từ cách tiếp nhận đó ,cả sự thay đổi về lượng lẫn sự thay đổi về chất có thể phân ra thành những thay đổi mang tính cách mạng hay tính biến hoá