1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ma trận, đề kiểm tra bài viết số 5 Ngữ văn 12 và hướng dẫn chấm

5 1,2K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 22,42 KB

Nội dung

TRƯỜNG THPT SƠN MỸ MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 5 MÔN NGỮ VĂN 12 Người soạn: Võ Thị Quý Diệu Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng cộng I-Đọc hiểu : Ngữ liệu tự

Trang 1

TRƯỜNG THPT SƠN MỸ MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 5 MÔN NGỮ VĂN 12

Người soạn: Võ Thị Quý Diệu

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng

cộng

I-Đọc hiểu :

Ngữ liệu ( tự

do)

-Nhận diện phương thức biểu đạt chính của văn bản

-Xác định các biện pháp tu từ

- Nêu nội dung chính của văn bản

-Tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản

Số câu: 4

Số điểm: 3.0

Tỉ lệ: 30 %

2.0 câu 1.0 điểm 10%

2.0 câu 2.0 điểm 20%

4 câu 3.0 điểm 30%

II Làm văn:

1.Nghị luận

xã hội

Nhận biết kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Hiểu về vấn đề nghị luận về một

tư tưởng đạo lý

Vận dụng kiến thức kĩ năng để viết 1 đoạn văn nghị luận về một

tư tưởng đạo lý

Số câu: 1

Tỉ lệ: 20 %

1.0 điểm 10%

0.5 điểm 5%

0,5 điểm

5 %

2.0 điểm

20%

2.Nghị luận

văn học:

Cảm nhận về

một nhân vật

trong tác

phẩm:

- Vợ chồng

A Phủ

- Vợ nhặt

- Nhận biết đúng kiểu bài nghị luận

-Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Nắm được những nét chính

về nhân vật được nghị luận

- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

-Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận, mở bài có giới thiệu tác giả, tác phẩm; kết bài biết khái quát vấn đề

-Vận dụng tốt các thao tác lập luận, triển khai các luận điểm rõ ràng

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ

về vấn đề nghị luận

Số câu: 1

Tỉ lệ : 50%

1.0 điểm

10%

1.5 điểm 15%

1.5 điểm 15%

1.0 điểm 10%

5.0 điểm 50%

TC Số điểm:

Tỉ lệ:

3.0 điểm 30%

4.0 điểm 40%

2.0 điểm 20%

1.0 điểm 10%

10 điểm 100%

Trang 2

TRƯỜNG THPT SƠN MỸ ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 5 MÔN NGỮ VĂN 12

TỔ NGỮ VĂN Năm học: 2017-2018

(Thời gian làm bài : 90 phút)

I Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)

Câu 1:(0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn?

Câu 2:( 0.5 điểm) Xác định 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ

quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước."

Câu 3: (1.0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đã phát hiện ở trên

Câu 4: (1.0 điểm) Nội dung của đoạn văn trên là gì ?

II Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1:(2.0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại

Câu 2: (5.0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật thị trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.

***** Hết*****

Trang 3

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 5 NGỮ VĂN 12

Năm hoc: 2017-2018

Chủ

I Đọc

hiểu:

2

- HS cần trả lời 2 trong số các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Ẩn dụ; Điệp từ; Liệt kê; Lặp cấu trúc; Nhân hóa 0.5

3 - Tác dụng của biện pháp tu từ:

+ Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước.

+ Tạo nhịp điệu sôi nổi, mạnh mẽ cho câu văn.

+ Thể hiện niềm tự hào của Hồ Chí Minh về truyền thống quý báu của dân tộc ta.

0.25 0.25 0.5

4 - Nội dung:

+ Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

+ Chính tinh thần yêu nước đã giúp nhân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù.

0.5

II

Làm

văn

1.NLXH

Trình bày suy nghĩ của em về về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại

2.0

b Xác định đúng vấn đề nghị luận: lòng yêu nước của con người Việt

c Triển khai vấn đề nghị luận

- Giải thích khái niệm: Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước

- Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người VN

- Biểu hiện:

+ Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước: căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc…

+ Khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc

+ Trong thời hiện đại lòng yêu nước thể hiện: ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc; ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán,

- Bàn luận vấn đề:

+Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ

+ Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những

gì đang có

+ Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn

- Liên hệ bản thân: Học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai; giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ

1.0 0.25 0.25

0.25

Trang 4

d Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp

0.25

e Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẽ,thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn dề nghị luận 0.25 2.NLVH Cảm nhận về nhân vật thị trong truyện ngắn “Vợ nhặt” 5.0

a Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận văn học:

Bài viết trình bày đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài

0.5

b Xác định đúng vấn đề nghị luận: nhân vật thị trong truyện ngắn

“Vợ nhặt”

0.5

c Triển khai vấn đề nghị luận.

* Giới thiệu về tác giả Kim Lân, hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của “Vợ nhặt”,

nhân vật thị…

* Cảm nhận: Học sinh cần lưu ý một số điểm sau đây:

– Lai lịch – xuất thân: 5 không: không tên (thị, ả, người đàn bà), không

nhà, không gia đình, không quê hương, không của cải (nghèo đói): ngồi

vêu ở nhà kho nhặt hạt rơi, hạt vãi hay ai có việc gì thì gọi đến làm

– Ngoại hình: Gầy yếu, xanh xao “trên khuôn lưỡi cày mặt xám xịt chỉ còn

thấy hai con mắt”, quần áo thì “rách tả tơi như tổ đĩa”

– Phẩm chất, tính cách: hai mặt đối lập

+ Trơ trẽn, thiếu lòng tự trọng: Trong lần đầu tiên gặp Tràng, nghe câu hò

vu vơ của Tràng “Muốn ăn cơm trắng mấy giò này/Lại đây mà đẩy xe bò

với anh nì” thị cong cớn, vùng dậy, chạy theo Tràng Lần thứ hai gặp

Tràng, thị sưng sỉa Được Tràng gợi ý cho ăn, thị không hề ý tứ, ngượng

ngùng mà “đôi mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên rồi ngồi xà xuống

ăn thật”.

+ Khao khát hạnh phúc – mái ấm gia đình: Trên đường về nhà, trước sự

trêu ghẹo của mọi người, thị e thẹn, rón rén Khi về tới nhà, thị ngại ngùng

ngồi vào mép giường, tay vân vê tờ áo đã rách bợt và chào hỏi mẹ Tràng lễ

phép Sáng hôm sau, thị cùng mẹ chồng dọn dẹp nhà cửa và trong mắt

Tràng: nom thị chẳng còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như mấy hôm Tràng

gặp ngoài tỉnh mà rõ là một người đàn bà hiền lành đúng mực Thị biết

cảm thông chia sẻ cùng gia đình: trong bữa ăn ngày đói (ăn chè khoáng) và

khi nghe tiếng trống thúc thuế

– Đánh giá chung: Thị là nạn nhân của nạn đói, vì nạn đói đánh mất hết ý

thức, nhân phẩm của một người phụ nữ Nhưng khi được sống trong sự che

chở của gia đình, những phẩm chất tiêu biểu của một người phụ nữ Việt

được bộc lộ qua nhân vật này: đảm đang, cảm thông, chia sẻ,… Về nghệ

thuật, nhà văn Kim Lân khi khắc họa nhân vật, chủ yếu miêu tả nhân vật

không chú trọng khai thác tâm lý nhân vật mà khai thác nhân vật qua

những cử chỉ, hành động Nói một cách khác, qua cử chỉ, hành động tính

cách, phẩm chất của nhân vật được bộc lộ

0.5 0.5 0.5 0.5

0.5

1.0

d Chính tả, dùng từ, đặt câu: Chuẩn dùng từ, đặt câu, chữ viêt rõ

ràng, không sai chính tả

0.25

Trang 5

Có cách diễn đạt mới mẽ,thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

Tổng cộng : 10.0 điểm

Ngày đăng: 05/03/2018, 14:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w