1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HỘI AN

34 457 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 169,17 KB

Nội dung

Đề án Module Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch tại Hội An

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN

Trang 2

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU 2

II PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 4

1.1 Những điều kiện đặc trưng cho phát triển du lịch 4

1.1.1 Điều kiện về tài nguyên du lịch 4

1.1.2 Điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp : 6

1.2 Những điều kiện ảnh hưởng đến phát triển du lịch 9

1.2.1 Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước 10

1.2.2 Các điều kiện an toàn đối với du khách 10

1.2.3 Một số tình hình và sự kiện đặc biệt: 10

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HỘI AN 12

2.1 Điều kiện chung cho phát triển du lịch của Hội An 12

2.2 Điều kiện đặc trưng cho phát triển du lịch tại Hội An 12

2.2.1 Điều kiện về tài nguyên du lịch 12

2.2.2 Điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp : 16

2.3 Một số tình hình và sự kiện đặc biệt khác: 22

2.4 Đánh giá chung về điều kiện phát triển du lịch tại Hội An: 22

2.4.1 Điểm mạnh 22

2.4.2 Điểm yếu: 23

2.4.3 Cơ hội: 24

2.4.4 Thách thức 25

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐIỀU KIỆN DU LỊCH TẠI HỘI AN 27

3.1 Đối với các cơ quan du lịch cấp Nhà nước: 27

3.2 Đối với các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh du lịch: 28

III KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 30

Trang 3

I PHẦN MỞ ĐẦU

1, Lý do chọn đề tài

Du lịch đang được định hướng phát triển để trở thành một trong nhữngngành mũi nhọn của đất nước ta hiện nay Theo Báo điện tử Đài truyền hình ViệtNam (2016), Việt Nam đứng thứ 16 trên tổng số 40 quốc gia có tiềm năng du lịchtrên thế giới Du lịch Việt Nam hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên văn hóa đa dạng

và ẩm thực phong phú Đứng đầu Đông Nam Á với 22 di sản văn hóa thế giới gồm

có văn hóa, tư liệu và thiên nhiên Năm năm gần đây,Việt Nam liên tục được xướngtên ở các giải thưởng Du lịch của thế giới, lọt vào danh sách bình chọn của cácchuyên trang du lịch uy tín quốc tế (Báo điện tử Vietnamnet, 2016) Theo Tổng cục

Du lịch (2017), từ năm 2000 đến năm 2016, tổng thu từ khách du lịch đã tăng từ17,4 nghìn tỉ đồng lên 400 nghìn tỉ đồng Bên cạnh đó lượng khách quốc tế đến ViệtNam trong tháng 01/2017 ước đạt 1.007.238 lượt, tăng 12,3% so với tháng 12/2016

và tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2016 Có thể nói đây là một con số không nhỏcho một quốc gia đang phát triển Không chỉ vậy, Việt Nam được đánh giá là xếpthứ 2 châu Á về tiềm năng phát triển du lịch, chỉ sau Trung Quốc Đây là một trongnhững kết quả của cuộc khảo sát lấy ý kiến 1.200 nhà quản lý du lịch trên toàn thếgiới về xu hướng du lịch toàn cầu được công bố tại Hội chợ Du lịch thế giới diễn ratại Thủ đô London (Tổng cục du lịch, 2013)

Hội An - một trong những thành phố đẹp nhất Việt Nam - là mảnh đất giàutruyền thống lịch sử cánh mạng và văn hóa, được kết tinh qua nhiều thời đại Với vẻđẹp truyền thống, Hội An đã và đang đón hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm.Tuy nhiên, những điều kiện phát triển du lịch của Hội An nói riêng và Việt Nam nóichung chưa thật sự khai thác có hiệu quả Thực tại, thách thức du lịch Hội An còn là

sự phát triển chưa đồng đều ở một số địa bàn, là vấn đề môi trường du lịch đangxuất hiện nhiều yếu tố bất ổn về trật tự an toàn, cảnh quan tự nhiên bị xâm hại , đòihỏi phải có sự đổi thay căn bản và đúng đắn để duy trì đà tăng trưởng bền vững Dovậy, đề tài nghiên cứu này sẽ giúp tìm hiểu lý do của những hạn chế trên và đánhgiá điều kiện phát triển du lịch của Hội An Từ việc nghiên cứu rõ ràng, tỉ mỉ tác giảmong muốn đề xuất các giải pháp giúp cho ngành du lịch Hội An và cả du lịch Việt

Trang 4

Nam có hướng đi đúng đắn hơn trong việc khai thác và phát triển.

2, Mục tiêu nghiên cứu

- Nắm được hệ thống cơ sở lý luận về điều kiện phát triển du lịch

- Đánh giá về điều kiện phát triển du lịch tại Hội An

- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp phát triển điều kiện du lịchcủa Hội An

3, Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, lấy dữliệu thứ cấp thông qua TV, sách báo, Internet… Ngoài ra còn kết hợp với phươngpháp xử lý dữ liệu, tiến hành xử lý các dữ liệu đã thu thập được để có những kếtluận cần thiết nhất cho việc nghiên cứu đề tài

4, Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu điều kiện phát triển du lịchHội An

- Thời gian: Giai đoạn 2011 – 2016

5, Kết cấu của đề tài:

- CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận của điều kiện phát triển du lịch

- CHƯƠNG 2: Điều kiện phát triển du lịch của Hội An

- CHƯƠNG 3: Một số giải pháp để phát triển điều kiện du lịch tại Hội An.

Trang 5

II PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN

DU LỊCH

Theo Luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7,Khóa XI năm 2005), Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của conngười ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định Để 1 quốc giahay một điểm đến có khả năng phát triển du lịch thì cần có những điều kiện đặctrưng như điều kiện về tài nguyên du lịch và điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp Nếuđiều kiện về tài nguyên du lịch được coi là điều kiện cần thì điều kiện về sự sẵnsàng đón tiếp được coi là điều kiện đủ

1.1 Những điều kiện đặc trưng cho phát triển du lịch

1.1.1 Điều kiện về tài nguyên du lịch

Có thể nói các điều kiện về tài nguyên du lịch chính là các điều kiện “cần” đểphát triển ngành du lịch tại một quốc gia Cho dù quốc gia đó có nền kinh tế, chínhtrị văn hóa và xã hội cao nhưng không có điều kiện tài nguyên du lịch thì khó có thểphát triển “ngành công nghiệp không khói” này được Đặc biệt hơn khi tài nguyên

du lịch lại có hạn, nhất là tài nguyên thiên nhiên Theo giáo trình Kinh tế du lịchĐại học Kinh tế Quốc dân, điều kiện về tài nguyên du lịch được chia thành 2 nhóm:Tài nguyên thiên nhiên và Tài nguyên nhân văn

1.1.1.1 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là những điều kiện có sẵn trong tự nhiên và đượckhai thác vào mục đích phát triển du lịch Tài nguyên thiên nhiên bao gồm vị trí địa

lý, địa hình, khí hậu, động vật, thực vật và tài nguyên nước

Vị trí địa lý: điểm du lịch cần nằm trong vùng phát triển du lịch, thuận tiệncho khách di chuyển, rút ngắn thời gian vận chuyển Tuy nhiên với sự phát triển củamạng lưới cùng phương tiện giao thông vận tải tiên tiến, vấn đề về khoảng cáchdường như đã được khắc phục Bên cạnh đó, những địa điểm du lịch có vị trí địa lýthuận lợi hơn thì có khả năng phát triển du lịch tốt hơn

Trang 6

Địa hình: Vùng du lịch có địa hình đa dạng (rừng, biển, sông, hồ…) là mộtđiều kiện quan trọng để phát triển du lịch bởi nó sẽ tạo sự hấp dẫn và thu hút đượcnhiều du khách Điều này xuất phát từ thực tế là khách du lịch có xu hướng khôngthích đến vùng du lịch có cảnh sắc đơn điệu, tẻ nhạt Ví dụ như địa hình bờ bãi biển

là nơi tiếp xúc giữa đất liền và biển Do quá trình bồi tụ sông ngòi, hoạt động củathủy triều v.v… đã tạo ra nhiều bãi tắm đẹp, thích hợp với loại hình du lịch nghỉdưỡng biển

Khí hậu: Vùng du lịch có khí hậu ôn hòa thường thu hút khách du lịch hơn

Họ không thích những vùng khí hậu quá khắc nghiệt (quá nóng, quá lạnh, quákhô…) Tuy nhiên, tùy vào mỗi loại hình du lịch lại đòi hỏi những điều kiện về dulịch khác nhau Ví dụ như khách du lịch nghỉ biển yêu cầu những điều kiện khí hậu:

Số ngày mưa ít vào thời vụ du lịch; Số giờ nắng trung bình trong ngày cao; Nhiệt độtrung bình của không khí ban ngày và ban đêm không cao lắm; Nhiệt độ nước biển

ôn hòa; Ban ngày không có gió

Động vật và thực vật: Thế giới động, thực vất đóng vai trò quan trọng đối với

sự phát triển du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng,tính đặc hữu Bên cạnh các loại hình

du lịch văn hóa,du lịch về với thiên nhiên đang trở thành xu thế và nhu cầu phổbiến Nếu như tại địa điểm du lịch có loại động vật hoặc thực vật quý hiếm sẽ thuhút du khách mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu, tham quan

Tài nguyên nước: nguồn tài nguyên nước góp phần phát triển mạng lưới giaothông và điều hòa không khí Không chỉ vậy, rất nhiều loại hình du lịch cũng đượcphát triển tại các loại địa hình như sông, ao, hồ, đầm… Đặc biệt là tài nguyên nướckhoáng – vai trò quyết định phát triển du lịch chữa bệnh

1.1.1.2 Tài nguyên nhân văn

Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử, chính trị của tàinguyên nhân văn cũng góp phần không nhỏ cho sự phát triển ngành du lịch tại mộtquốc gia Đặc biệt đối với Việt Nam thì đây lại là một nguồn tài nguyên phong phú

và mang một nét cổ truyền đặc sắc Tài nguyên nhân văn được chia thành 2 loại: Tàinguyên nhân văn vật thể và tài nguyên nhân văn phi vật thể

Tài nguyên nhân văn vật thể bao gồm các di tích khảo cổ, di tích kiến trúc

Trang 7

nghệ thuật, di tích lịch sử, di tích khảo cổ, các công trình đương đại, chùa chiền,đình đền, nhà thờ miếu mạo, lăng tẩm cung điện giữ nhiều giá trị lịch sử, kiến trúcnghệ thuật văn hoá có giá trị, là những điểm tham quan, nghiên cứu hấp dẫn dukhách Đồng thời, tài nguyên nhân văn vật thể là sự kết tinh văn hóa trình độ caocủa mỗi văn hóa Đây là nhân tố đóng góp một giá trị lớn lao vào ngành du lịch, đầutiên là mang đậm bản sắc văn hóa và tính dân tộc của quốc gia sở hữu, bên cạnh đó

là nguồn tài nguyên quý giá, có sức hút với khách du lịch trong và ngoài nước, đặcbiệt còn là nguồn tài nguyên có thể phục vụ cho mục đích nghiên cứu, thám hiểm

Tài nguyên nhân văn phi vật thể bao gồm các di sản văn hóa truyền miệng

và phi vật thể của nhân loại, các lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống,văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, thơ ca và văn học, văn hóa ứng xử và nhữngphong tục tập quán tốt đẹp, tài nguyên du lịch gắn với văn hóa các dân tộc…Những giá trị lớn lao mà tài nguyên nhân văn phi vật thể đóng góp cho du lịch cóthể xuất phát từ những phong tục tập quán và những nét đặc sắc của tộc người địaphương nơi lưu giữ tài nguyên đó, gây hứng thú và nhận được sự quan tâm đặcbiệt từ du khách Bên cạnh đó, vì là tài nguyên nhân văn mang tính chất tinh thần

là chủ yếu nên tài nguyên nhân văn phi vật thể cũng đóng góp phục vụ cho mụcđích nghiên cứu hay khám phá nền văn hóa sở tại, đóng góp cho ngành du lịchmột nguồn lợi rất lớn

1.1.2 Điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp :

1.1.2.1: Điều kiện về tổ chức:

Các điều kiện về tổ chức chính là sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước

về du lịch và sự có mặt của các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch Sự cómặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch (bộ máy quản lý vĩ mô về du lịch) thểhiện ở:

a Sự có mặt chủ thể quản lý: Là bộ máy quản lý nhà nước từ cấp trung ươngđến cấp địa phương, đại diện cho Nhà nước và chính quyền địa phương Nhiệm vụcủa chủ thể quản lý là soạn thảo và thực hiện các phương sách của chính sách kinh

tế trong lĩnh vực du lịch từ vĩ mô cho tới vi mô, bên cạnh đó là chăm lo bảo tồn các

di tích văn hóa và lịch sử, giữ gìn các giá trị thiên nhiên.Vai trò của chủ thể quản lý

Trang 8

trong việc lãnh đạo trực tiếp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, tổ chứctuyên truyền quảng cáo trong và ngoài nước, thúc đẩy các mối quan hệ tour du lịchquốc tế, mở và chấp thuận các dự án về nghiên cứu thiên nhiên và bảo tồn thiênnhiên cũng hết sức quan trọng.

b Hệ thống các thể chế quản lý: Bao gồm các đạo luật và các văn bản phápquy dưới luật Hệ thống bao gồm các đạo luật quy định cụ thể về các hạng mụctrong ngành du lịch, các phương sách của chính sách kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ

du lịch và quy chuẩn các doanh nghiệp thực hiện tốt các điều khoản đảm bảo tối đalợi ích cho khách du lịch

c Các chính sách và cơ chế quản lý: Bao gồm các chính sách và cơ chế quản

lý các hạng mục trong ngành du lịch, về cả quản lý kinh tế và xã hội, các công trìnhxây dựng, văn minh đô thị và vệ sinh môi trường Soạn thảo và áp dụng nhữngchính sách và cơ chế quản lý để quy chuẩn hệ thống pháp luật và giải quyết các vấn

đề của xã hội, hạn chế các trường hợp ăn xin, cò mồi, cướp giật, lừa đảo…

Bên cạnh đó, để du lịch phát triển cũng rất cần sự có mặt của các tổ chức vàdoanh nghiệp chuyên về du lịch, gồm:

Thứ nhất, Kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành: Là các đơn vị, tổ chứckinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch về khách sạn, nơi cư trú nghỉ dưỡng vàcác dịch vụ lữ hành, tour tham quan khám phá hay du lịch nghỉ dưỡng Đây là cácđơn vị trực tiếp phân phối sản phẩm dịch vụ và chịu trách nhiệm đảm bảo chấtlượng của dịch vụ, an toàn của sản phẩm cung cấp với khách du lịch tới tham quannghỉ dưỡng Đơn vị kinh doanh khách sạn, lữ hành đóng góp một vai trò tối quantrọng trong ngành du lịch, đóng góp một tiềm lực giá trị về kinh tế và truyền bá hìnhảnh cho ngành du lịch

Thứ hai, Kinh doanh vận chuyển khách du lịch: Là các đơn vị, tổ chức kinhdoanh trong lĩnh vực vận tải, vận chuyển khách du lịch Đây là đơn vị đảm nhiệmnhiệm vụ chuyên chở và chịu trách nhiệm về sự an toàn của khách du lịch trong quátrình di chuyển giữa các địa điểm tham quan du lịch của Ngành kinh doanh vận tải,vận chuyển khách du lịch là một ngành mũi nhọn, góp phần tạo nên tiềm lực vữngmạnh cho điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách du lịch và quảng bá hình ảnh của quốc

Trang 9

gia đến với du khách.

Thứ ba, Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác ví dụ như Kinh doanh dịch vụthương mại, đặc biệt là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ đặc biệt như quà lưuniệm, hàng hóa quý hiếm hay đặc sản địa phương Các loại hình kinh doanh này cònbao gồm cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ tham quan triển lãm, nghiên cứu hay

tổ chức các lễ hội, trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa địa phương để thu hútkhách du lịch trong và ngoài nước Ngoài ra, Kinh doanh dịch vụ ăn uống là đơn vịchuyên cung cấp các sản phẩm dịch vụ từ nhà hàng, quán ăn, các địa điểm ẩm thựcnổi tiếng và đặc trưng Đối tượng phục vụ của ngành kinh doanh dịch vụ ăn uốngkhông chỉ dành riêng cho khách du lịch thuần túy mà còn thu hút khách vãng laiđồng thời cả người dân địa phương Đây là một hoạt động kinh doanh quan trọngbậc nhất của các địa điểm du lịch và đặc biệt là doanh thu từ ngành kinh doanh dịch

vụ ăn uống chỉ đứng sau ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú

1.1.2.2: Điều kiện về kỹ thuật:

Cơ sở vật chất kĩ thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục vụ nhucầu du lịch của khách cũng như là quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịchcủa địa phương hay khu vực đó

Thứ nhất là cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch bao gồm nhà cửa và phương tiện

kĩ thuật phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch (phương tiện giao thông, nhà hàng,khu vui chơi, hệ thống điện và nước trong khu vực du lịch…)

Thứ hai là cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng xã hội, bao gồm các phương tiệnvật chất của xã hội (hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt…).Giao thông vận tải có thể được coi là huyết mạch của một đất nước Chiều dài trongmạng lưới giao thông vận tải góp phần cho thấy mức độ dễ dàng trong việc tiếp cậntới các điểm du lịch Bên cạnh đó, số lượng phương tiện giao thông vận tải của 1quốc gia chứng tỏ cho khả năng vận chuyển khách du lịch, số lượng loại hìnhphương tiện vận chuyển làm cho hoạt động du lịch trở nên dễ dàng, có khả năngđáp ứng nhu cầu của khách du lịch hơn Đường sá cũng là một yếu tố quan trọngảnh hưởng tới chất lượng phục vụ khách du lịch, đường thông thoáng rộng rãi sẽkhiến tốc độ di chuyển khách nhanh hơn, đặc biệt là tạo ấn tượng trong mắt khách

Trang 10

du lịch nếu mỹ quan đô thị rộng rãi sạch sẽ Sân ga bến bãi được quy hoạch đồng bộ

và hợp lý cũng là một phần yếu tố giúp cho phục vụ khách du lịch được tốt hơn

Có thể coi đây chính là cơ sở để khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chấtlượng sản phẩm du lịch tại một địa phương hay khu vực

1.1.2.3: Điều kiện về kinh tế:

Nền kinh tế của đất nước có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịchhay nói cách khác là khả năng phát triển du lịch của một nước phụ thuộc vào nềnkinh tế của nước đó Một đất nước có du lịch phát triển nếu đủ khả năng tự sản xuấtphần lớn của cải vật chất phục vụ lợi ích của du lịch Việc đảm bảo nguồn vốn đểduy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch là một điều thiết yếu, bởi lẽphải có vốn đầu tư để xây dựng các dự án du lịch, đầu tư vào cơ sở hạ tầng đường

xá, cơ sở vật chất kỹ thuật và các ngành, các nguồn cung cấp cho dịch vụ du lịchnhư may dệt, nông nghiệp thực phẩm… Nếu nền kinh tế phát triển, nguồn vốn đượcduy trì và ổn định thì đời sống dân cư được cải thiện sẽ thúc đẩy nhu cầu đi du lịchnhiều hơn Nếu xét trên tổng thể toàn nền kinh tế, thì đây là 2 phạm trù tương hỗ lẫnnhau cùng phát triển

1.2 Những điều kiện ảnh hưởng đến phát triển du lịch

Tất cả các ngành trong mọi lĩnh vực muốn phát triển đều chịu ảnh hưởng bởicác điều kiện, hoàn cảnh riêng, tức là phải có tiềm năng thúc đẩy sự phát triển Dulịch không nằm ngoài quy luật đó Nhưng, là một ngành đặc trưng, du lịch chỉ cóthể phát triển trong những điều kiện đáp ứng cho phép Điều kiện ảnh hưởng tới dulịch là những yếu tố tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tham quan, nghỉdưỡng của khách du lịch khi đặt chân đến địa điểm du lịch Những yếu tố ảnhhưởng trực tiếp như đường xá, giao thông, kinh tế hay cơ sở vật chất kỳ quan ở địađiểm du lịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của khách du lịch Trên thực tế,mỗi điều kiện này đều giữ một vai trò và trách nhiệm riêng, tác động qua lại lẫnnhau tạo nên nền tảng phát triển du lịch và được phân chia thành 2 nhóm: Tìnhhình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước và Các điều kiện an toàn đối vớikhách du lịch

Trang 11

1.2.1 Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước

Sự phát triển của công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và công nghiệp chế biếnthực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch Đây chính là

cơ sở cung ứng nhiều hàng hóa nhất cho ngành du lịch Ngoài ra còn có một sốngành công nghiệp nhẹ cung ứng vật tư cho du lịch như công nghiệp dệt, côngnghiệp sành sứ hay đồ gốm Không chỉ vậy, sự phát triển của giao thông vận tảicũng đóng một vai trò quan trọng Với sự phát triển cả về số lượng và chất lượng,mạng lưới giao thông rộng rãi, giao thông vận tải là một nhân tố chính giúp pháttriển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế Và cuối cùng, sự tiến bộ của khoa học kĩthuật đã giúp cải thiện điều kiện sống của người dân Thói quen đi du lịch cũng dần

mở rộng, đặc biệt là ở các nước phát triển Hiện nay có xu hướng khách du lịch từcác nước phát triển đến các nước đang phát triển để tham quan Đó là vì mức giá ởcác nước đang phát triển phù hợp với nhiều tầng lớp người dân ở các nước pháttriển

1.2.2 Các điều kiện an toàn đối với du khách

Tình hình chính trị, hòa bình ổn định của đất nước: Đối với một quốc gia,phải đảm bảo tình hình chính trị và sự hòa bình của đất nước thì mới có thể pháttriển kinh tế, văn hóa và xã hội Đối với một quốc gia giàu tiềm năng du lịch nhưngbất ổn trong chính trị và hòa bình thì rất khó có thể thu hút được khách du lịch, đặcbiệt là khách du lịch quốc tế

Các điều kiện an toàn đối với du khách: ảnh hưởng đến sự an toàn của khách

du lịch trực tiếp hoặc gián tiếp theo các hướng: Trật tự an toàn, an ninh xã hội; Lònghận thù của dân bản xứ với một dân tộc nào đó (xuất phát từ nguyên nhân tôn giáo,lịch sử…) hay Các loại dịch bệnh (sốt xuất huyết, tay chân miệng, Zika, …)

1.2.3 Một số tình hình và sự kiện đặc biệt:

Hiện tại và sắp tới thế giới có một số tình hình và sự kiện đặc biệt có khảnăng ảnh hưởng rất nhiều tới khách du lịch trong thời gian sắp tới Ví dụ như: Anhkích hoạt điều 50 của Hiệp ước Lisbon vào cuối tháng 3 để cùng EU chính thứcngồi vào bàn đàm phán những điều khoản của Brexit, Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệpđịnh Đối tác Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Tổng thống

Trang 12

Donald Trump nhậm chức…

Tất cả các sự kiện đó chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhưng lại đóngmột vai trò đặc biệt và mang ý nghĩa to lớn trong việc phát triển du lịch trên thếgiới, đặc biệt tại các trung tâm du lịch trọng điểm ở các nước trong vùng ảnh hưởng

to lớn vấn đề Toàn cầu hóa

Trang 13

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HỘI AN

2.1 Điều kiện chung cho phát triển du lịch của Hội An

Về kinh tế, 2016 là năm có nhiều khó khăn, thách thức, khác biệt hoàn toàn

so với những năm trước, nhưng với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, với sựvào cuộc của cả hệ thống chính trị, năm 2016 đã đạt được nhiều kết quả toàn diện

về Kinh tế đối với cả nước nói chung và thành phố Hội An nói riêng

Cụ thể, GO - giá trị sản xuất của thành phố Hội An năm 2016 đạt 7.423,129

tỷ đồng Cùng năm, thành phố đón 2.624.000 lượt khách du lịch ghé thăm Trong đókhách du lịch mua vé tham quan phố cổ đạt 1.573.739 lượt, tăng 34,14% Doanh thuđạt 172,5 tỷ đồng, tăng hơn 36% Hoạt động thương mại phát triển ổn định, doanhthu toàn ngành đạt 630 tỷ đồng, tăng 6,1% Thu nhập bình quân đầu người đạt 36,78triệu đồng Trong đó khu vực thành thị đạt 39,24 triệu đồng, khu vực nông thôn đạt28,88 triệu đồng Nhóm ngành Du lịch – Dịch vụ - Thương mại tăng trưởng mạnhvới GO đạt 5.182,659 tỷ đồng, đạt 105,36% so với kế hoạch đề ra Nhóm ngànhCông nghiệp – TTCN và Xây dựng có mức tăng trưởng khá GO đạt 1.632,595 tỷđồng, đạt 96,67% kế hoạch đề ra Còn nhóm Nông – Lâm – Ngư Nghiệp duy trìđược sự ổn định, GO đạt 607,875 tỷ đồng (Trung tâm Văn hóa – Thể thao Thànhphố Hội An, 2017)

Về chính trị, trong nhiều năm, tình hình an ninh và trật tự an toàn xã hội ở

Hội An vẫn được đảm bảo tốt, không có sự cố nào đáng tiếc xảy ra

2.2 Điều kiện đặc trưng cho phát triển du lịch tại Hội An

2.2.1 Điều kiện về tài nguyên du lịch

2.2.1.1 Tài nguyên thiên nhiên

Có thể nói Hội An là thành phố có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên và tàinguyên Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóanơi đây

Vị trí địa lý: Thành phố Hội An, với diện tích tự nhiên 60km2, nằm ở vùngcửa sông - ven biển, thuộc hạ lưu, tả ngạn sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng28km về phía Đông Nam Hội An được bao bọc bởi môi trường tự nhiên sông - biển

Trang 14

và sự chở che, gắn bó của các huyện láng giềng: Phía Đông nối với biển Đông quacửa Đại, phía Tây giáp hai huyện Điện Bàn và Duy Xuyên, phía Nam giáp huyệnDuy Xuyên, phía Bắc giáp huyện Điện Bàn, đều thuộc tỉnh Quảng Nam

Địa hình: Hội An có địa hình đa dạng và phức tạp, có nhiều sông ngòi,mương lạch, cồn nổi, rừng dừa nước ngập mặn, cửa sông, cửa biển, biển đảo, núirừng Hội An có 7km bờ biển, với bãi cát thoai thoải, trải dài, trắng phau Nướcbiển trong xanh, tạo nên những bãi tắm tuyệt vời Đất đai phù sa ven sông màu mỡthích hợp cho nhiều loại cây trồng Môi trường thuận lợi đó đã tạo nên nguồn tàinguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú Đồng thời nó cũng tác động mạnh mẽđến hoạt động sản xuất kinh tế và sinh hoạt văn hóa của cộng đồng cư dân Hội Antrong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển

Khí hậu: Hội An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng NamHải Vân, mang tính chất khí hậu ven biển Miền Trung, nóng ẩm, có hai mùa rõ rệt:mùa mưa bão và mùa nắng nóng; mưa nhiều và mưa theo mùa, có nền nhiệt độ cao,nắng nhiều, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông Hội An không có mùa đông lạnh.Mùa khô từ khoảng tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến thángGiêng năm sau Tổng lượng mưa bình quân 2.504,57 mm/năm, lượng mưa cao nhấtvào tháng 10, 11 (550-1.000 mm/tháng), thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4 (23-40mm/tháng) Bão ở Hội An thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11 hằng năm; cáccơn bão thường kéo theo những trận mưa lớn gây lũ lụt toàn khu vực

Động vật và thực vật: Môi trường tự nhiên đã ưu đãi cho Hội An các nguồntài nguyên như: các loại hải sản như tôm, cá tươi ngon nổi tiếng từ biển Cửa Đại.Cách đất liền 15 km và trung tâm Khu phố cổ 18 km về phía Đông là quần đảo CùLao Chàm - vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới có rừng và biển là tài nguyênsinh thái đa dạng, phong phú Có trên 300 loài san hô, hải quỳ, hải sâm trên diệntích 311 ha thềm biển và nằm dọc theo bờ biển Hơn 500 loại cá sinh sôi trên cácrạn san hô, nhiều loài nhuyễn thể, cua đá với số lượng rất phong phú Đặc biệt, hàng

đá, vách đá là nơi là tổ, trú ngụ của loài chim yến Tổ yến là một sản vật có giá trịdinh dưỡng cao và quý hiếm 70% diện tích che phủ trên đảo là rừng đặc dụng, vớinhiều loại gỗ quý và nhiều loài động vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao

Trang 15

Chàm Hội An còn có khu rừng ngập mặn cửa sông ven biển khá đặc trưng và chủyếu là hệ dừa nước ven sông, ven biển và các loài đước, mắm, cùng nhiều loàinhuyễn thể sinh sống vùng nước lợ.

2.2.1.2 Tài nguyên nhân văn

Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử, chính trị của tàinguyên nhân văn cũng góp phần không nhỏ cho sự phát triển ngành du lịch tại mộtquốc gia Đặc biệt đối với Hội An thì đây lại là một nguồn tài nguyên phong phú vàmang một nét cổ truyền đặc sắc Qua bao biến động của lịch sử, tác động bởi thờigian nhưng Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng quần thể kiến trúc đô thị cổquý báu cùng những giá trị văn hóa tinh thần vô giá

Về tài nguyên nhân văn vật thể: Theo kết quả điều tra của Hiệp hội Du lịchQuảng Nam năm 2015, Di sản thế giới Hội An có 1360 di tích gồm 1068 nhà cổ, 11giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổloại đặc biệt và 1 cây cầu Khoảng hơn 1100 di tích trong số này nằm trong khu vực

đô thị cổ Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng và đều gópphần tăng thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của đô thị cổ Hội An Kiến trúcphố cổ có sự kết hợp hài hoà giữa không gian, bố cục kiến trúc và sự đan quyệngiữa các phong cách kiến trúc Việt – Hoa – Nhật – Phương Tây

Ví dụ như : Chùa Cầu là hình ảnh nổi tiếng, được mệnh danh là viên ngọcgiữa lòng Hội An Cây cầu được xây dựng vào cuối thế kỷ 16 bởi thương nhân Nhậtnên đôi khi còn được gọi là cầu Nhật Bản Ở giữa cầu có một ngôi miếu nhỏ thờHuyền Thiên Đại Đế Trải qua gần 400 năm, Chùa Cầu đã mất đi những yếu tố kiếntrúc xứ Phù Tang nhưng vẫn giữ nguyên giá trị nhân văn xưa kia Năm 1990, ChùaCầu được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia

Ngoài ra, Nhà cổ Tấn Ký là ngôi nhà mang lối kiến trúc nhà phố của Hội Anvới nội thất chia làm nhiều gian Mặt tiền là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sauthông với bến sông làm nơi xuất nhập hàng hóa Với tuổi đời đã hơn 200 năm, năm

1990 nhà cổ Tân Ký cũng đã được cấp bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc Gia

Ngoài những giá trị văn hoá qua các di sản kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưugiữ một nền tảng văn hoá phi vật thể độc đáo

Trang 16

Ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch Nhiềumón ăn Việt Nam đã được báo chí nước ngoài xếp vào danh sách những món ănngon nhất thế giới “Ngày 26/03/2017, Hội An được ông Tomas Andeas Gugler Chủtịch Hiệp hội đầu bếp quốc tế, trao giấy chứng nhận là “ Thủ phủ ẩm thực của ViệtNam” Ngày nay tại Hội An vẫn lưu truyền một số thói quen, tập quán ẩm thực củamột số gia đình người Hoa, những người Hoa đã góp phần đáng kể làm nên sựphong phú của ẩm thực Hội An Bên cạnh những món đặc sản mang tính phố thịnhư Thanh Cao Lầu, hoành thánh Vạn Lộc, bánh vạc Hoa Hồng Trắng Hội An còn

có nhiều món ăn dân dã hấp dẫn như Bánh mỳ Phượng, Bánh xèo quán Giếng Bá

Lễ, Bánh đập hến xào quán Bà Già, hay mì Quảng Không chỉ có những món ănngon, phong phú, các hàng quán ở Hội An còn có cách bài trí, phục vụ mang nhữngnét riêng Những nhà hàng trong khu phố cổ thường treo một vài bức tranh xưa,xung quanh trang trí chậu hoa, cây cảnh hoặc đồ mỹ nghệ Tất cả những điều trên

đã tạo nên một không gian văn hóa ẩm thực phong phú, hấp dẫn làm nức lòng thựckhách khi đặt chân đến với thành phố cổ kính, hoa lệ này

Đồng thời, với những giá trị độc đáo của một đô thị cổ từ di sản mà các thế

hệ trước đã để lại, cư dân Hội An ngày nay đã xây dựng nên cơ cấu kinh tế đangành nghề và đã biết tận dụng thế mạnh của một di sản văn hoá thế giới để pháttriển các ngành dịch vụ để phục vụ cho du lịch Dưới tác động của hoạt động dulịch, các làng nghề cổ truyền ở Hội An như Gốm Thanh Hà, Mộc Kim Bồng, RauTrà Quế, Đèn lồng Phố Hội, lại được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ Thực tếtrong vài năm gần đây, du lịch làng nghề đang trở thành một trong những loại hình

du lịch hấp dẫn, thu hút khá nhiều sự quan tâm của du khách tại mỗi điểm đến.Muốn làm tốt điều này, không có con đường nào khác là phải không ngừng cải tiến,

đa dạng mẫu mã sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu của làng nghề Hội An đã

và đang làm rất tốt công tác này

Cộng đồng cư dân Hội An có sự đan xen, hòa quyện giữa các yếu tố văn hóaViệt – Hoa, Chăm – Việt Hàng năm, tại Hội An diễn ra rất nhiều các lễ hội phongphú, đặc sắc như lễ hội cầu ngư ,tế cá ông, lễ hội vía Thiên Hậu Thánh Mẫu, tếtNguyên Đán, tết Nguyên Tiêu, Các lễ hội này đã được hình thành từ lâu đời, nay

Trang 17

lại được khôi phục Bên cạnh đó, kho tàng văn hóa dân gian với các thể loại phongphú như truyền thuyết, huyền thoại, cổ tích, cùng với những lời hát ru dạt dào,điệu hò khoan trữ tình, những câu dân ca bài chòi nồng thắm… đã truyền vào lòngngười những tình cảm sâu lắng, bình dị.

Quan trọng hơn cả, con người nơi đây là một “di sản”, níu giữ chân người

Dù là một người tri thức hay một người buôn gánh bán bưng, cũng đều là nhữngngười truyền cảm hứng về thành phố cổ kính này Đồng thời qua giao lưu, tiếp xúc,

cư dân Hội An cũng thể hiện sắc thái, cốt cách của riêng mình Chính sự hồn hậu,chân chất của những con người nơi đây đã góp phần khiến tạo thiện cảm cho dukhách khi nhắc hay nghĩ về Hội An

2.2.2 Điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp :

2.2.2.1: Điều kiện về tổ chức:

Các điều kiện về tổ chức chính là sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về

du lịch và sự có mặt của các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch (bộ máy quản lý vĩ mô về

du lịch) thể hiện ở:

a Sự có mặt chủ thể quản lý: Chủ thể quản lý ở Hội An bao gồm một số cơquan chính liên quan trực tiếp đến du lịch, cụ thể là: Hội đồng nhân dân; Ủy bannhân dân; Các phòng ban (Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế, PhòngQuản lý Đô thị, Phòng Tài chính – Kế hoạch, ); UBND các xã, phường; Các cơquan thuộc tỉnh (Chi cục thuế, chi cục thống kê); Khối nội chính (Công an Thànhphố Hội An, ); Các đơn vị sự nghiệp (Ban quản lý khu bảo tồn biển - Cù LaoChàm, Trung Tâm Quản Lý Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa, Ban quan lý Dự án Đầu tư

và xây dựng Thành phố Hội An, );

Nhiệm vụ của chủ thể quản lý là soạn thảo và thực hiện các phương sách củachính sách kinh tế trong lĩnh vực du lịch từ vĩ mô cho tới vi mô phù hợp với điềukiện phát triển kinh tế và xã hội của đô thị cổ (tổ chức các sự kiện như: “Đêm phốcổ”, “Phố không có tiếng động cơ xe máy”; “Phố đi bộ”, “Sông xưa thuyền cổ”,

“Đêm Cù Lao Chàm” cùng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, thu hútđông đảo sự chú ý của du khách), bên cạnh đó là chăm lo bảo tồn các di tích văn

Ngày đăng: 04/03/2018, 20:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w